Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Luận văn thạc sĩ chính trị học quản lý nhà nước đối với môi trường ở các làng nghề trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.36 KB, 99 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI
TRƯỜNG Ở CÁC LÀNG NGHỀ..................................................................9
1.1. KHÁI NIỆM VAI TRỊ QUẢN LÝ VỀ MƠI TRƯỜNG Ở CÁC
LÀNG NGHỀ..........................................................................................9
1.2. NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP, NỘI DUNG QUẢN LÝ CỦA
NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC LÀNG NGHỀ:...............21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI
TRƯỜNG Ở CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM
GIÀNG, TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY.................................................33
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI, HIỆN TRẠNG
MÔI TRƯỜNG Ở CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY.............................33
2.2. KẾT QUẢ, HẠN CHẾ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI
TRƯỜNG Ở CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM
GIÀNG, TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY.......................................53
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC LÀNG NGHỀ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN
NAY................................................................................................................67
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM
GIÀNG, TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY.......................................67


3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI
TRƯỜNG Ở CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM
GIÀNG, TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY.......................................70
3.3. KIẾN NGHỊ..................................................................................83
KẾT LUẬN....................................................................................................86


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................88


DANH MỤC BẢNG
BẢNG 1.1. ĐẶC TRƯNG Ô NHIỄM TỪ SẢN XUẤT CỦA CÁC NHÓM LÀNG NGHỀ 18
BẢNG 2.1. BỆNH PHỔ BIẾN TẠI CÁC NHÓM LÀNG NGHỀ.................................45
BẢNG 2.2. THIỆT HẠI KINH TẾ VỀ Y TẾ DO TÁC ĐỘNG PHÁT
SINH CHẤT THẢI TẠI MỘT SỐ LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CẨM GIÀNG.................................................................................49
Bảng 2.3. Thiệt hại kinh tế về sửa chữa, thay thế và chi phí BVMT đối với
chất thải ở làng nghề chế biến nông sản..........................................................51
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ 1.1: TỶ LỆ XÃ CÓ LÀNG NGHỀ PHÂN THEO VÙNG.......13
BIỂU ĐỒ 2.1. HÀM LƯỢNG COD TRONG NƯỚC NGẦM Ở CÁC VỊ
TRÍ KHÁC NHAU.............................................................................43
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ mắc bệnh của các làng nghề và các làng không làm nghề
tại Cẩm Giàng.................................................................................................46
DANH MỤC HỘP
HỘP 2.1. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN VỀ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
MẶT VÀ NƯỚC NGẦM ẢNH HƯỞNG TỚI CUỘC SỐNG
NGƯỜI DÂN.......................................................................................44
HỘP 2.2. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN VỀ Ô NHIỄM GÂY TỔN HẠI TỚI
SỨC KHỎE CON NGƯỜI................................................................47
HỘP 2.3. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN VỀ Ô NHIỄM LÀM ẢNH HƯỞNG TỚI
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP.................................................................50
HỘP 2.4. BIẾT LÀ LÀNG NGHỀ GÂY Ơ NHIỄM THÌ CĨ HẠI, NHƯNG MỌI NGƯỜI ĐỀU CHẤP
NHẬN......................................................................................................61


Hộp 2.5. Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong công tác quản lý môi trường

tại các làng nghề ở các huyện được khảo sát......................................................64


DANH MỤC VIẾT TẮT
BVMT LN

: Bảo vệ môi trường làng nghề

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CNH

: Công nghiệp hóa

CNH, HĐH

: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

LN

: Làng nghề

QLNN


: Quản lý nhà nước

UBND

: Ủy ban nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Ở Việt Nam hiện nay đang
bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, đa dạng hóa các thành phần
kinh tế. Do đó, các làng nghề ngày càng có xu hướng tăng và tham gia vào
phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, góp phần giải quyết việc làm trong
vùng và nhiều lao động từ các vùng khác. Phát triển kinh tế làng nghề đã góp
phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, giảm đói - nghèo,
bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn, đem lại luồng sinh khí mới, từng bước thay đổi bộ mặt
nơng thơn. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy hầu hết các làng nghề sản xuất, kinh
doanh chỉ quan tâm nhiều đến lợi nhuận kinh tế mà ít quan tâm đến yếu tố
bảo vệ mơi trường, giữ gìn mơi trường trong lành cho cộng đồng. Điều này đã
tạo ra sức ép không nhỏ đến chất lượng mơi trường sống của chính làng nghề
và cộng đồng xung quanh. Tình hình ơ nhiễm làng nghề đang rất nghiêm
trọng. Theo báo cáo Môi trường quốc gia năm giai đoạn 2011-2015 của Bộ
TN & MT cũng cho thấy, “các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề hiện nay

đã và đang gây ơ nhiễm và làm suy thối mơi trường trầm trọng. Ơ nhiễm mơi
trường khơng khí, nước, đất, chất thải rắn,…tại các làng nghề đã và đang gây ra
những tác động xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe
người dân, đời sống sinh vật, gây thiệt hại về kinh tế - xã hội và làm gia tăng
những xung đột môi trường, làm ảnh hưởng không nhỏ không chỉ tới sự phát
triển sản xuất bền vững ở làng nghề mà của cả nền kinh tế đất nước”[11; tr.54].
Việc quản lý, kiểm sốt tình trạng này đang là một thách thức lớn. Hơn nữa,
cùng với quá trình CNH, HĐH thì việc phát triển các ngành nghề sẽ diễn ra
trên phạm vi rộng và tốc độ nhanh. Các vấn đề môi trường và quản lý môi
trường đã và đang càng trở nên gay gắt, trầm trọng hơn nếu khơng có các giải
pháp ngăn chặn kịp thời thì tổn thất đối với tồn xã hội sẽ ngày càng lớn, vượt
xa giá trị kinh tế mà các làng nghề đem lại.


2

Trong những năm qua tốc độ phát triển đô thị cũng như cơng nghiệp
hóa trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương diễn ra rất nhanh chóng,
trong khi đó các cơng trình hạ tầng kỹ thuật như giao thơng, cấp điện, cấp
thoát nước, xử lý nước thải, thu gom và xử lý rác thải… không đủ khả năng
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và sự gia tăng dân số. Vì vậy, mơi trường
và mỹ quan đơ thị huyện Cẩm Giàng ngày càng xuống cấp trầm trọng, đặc
biệt là vấn đề cấp thốt nước, rác thải có khắp mọi nơi đã ảnh hưởng rất lớn
đến cuộc sống và sức khỏe của người dân trên địa bàn huyện Cẩm Giàng.
Theo thống kê hiện nay, tỉnh Hải Dương có 66 làng nghề, thì có gần 55%
số làng ảnh hưởng đến môi trường. Nhiều làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng. Hiện chưa có làng nghề nào sử
dụng hệ thống xử lý nước thải, kể cả các làng nghề chế biến nông sản thực
phẩm. Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến thực phẩm như bún, bánh đa
chưa triển khai thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn theo đúng quy định mà

thải ngay ra ao, hồ, kênh mương, các khu đất trống trong làng… Nhiều làng
nghề có các thông số môi trường như: TSS, COD, BOD5, N-NH3... đều vượt
quy chuẩn cho phép. Vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề tồn tại từ rất
lâu nhưng chưa có biện pháp khắc phục và giải quyết hiệu quả. Có nhiều lý do
của tình trạng này mà một lý do quan trọng là quản lý nhà nước về môi trường ở
huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương chưa được thực hiện tốt.
Nghiên cứu sự quản lý của Nhà nước về mơi trường làng nghề là vấn
đề mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề
tài: “Quản lý nhà nước đối với môi trường ở các làng nghề trên địa bàn
huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương hiện nay” để làm luận văn thạc sỹ chuyên
ngành Quản lý xã hội của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về các làng nghề trải qua nhiều thời kỳ,
với những khía cạnh và mục đích khác nhau.


3

* Trên khía cạnh kinh tế - văn hóa - xã hội có nhiều nghiên cứu về
làng nghề.
Một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận văn như:
Cuốn sách “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong q trình cơng
nghiệp hóa” của Dương Bá Phượng do Nxb Khoa học xã hội, 2001. Cuốn
sách cung cấp khá đầy đủ từ lý luận tới thực trạng về LN: Từ khái niệm,
đặc điểm và điều kiện hình thành các làng nghề; Vai trò tác động và các
nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển làng nghề đến thực trạng phát triển,
tiềm năng các mặt hạn chế và xu hướng vận động của các làng nghề; Quan
điểm, phương hướng và các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển các làng
nghề trong q trình CNH , HĐH nơng thơn Việt Nam. Cùng với hướng
nghiên cứu này cịn có cuốn sách của Mai Thế Hởn “Phát triển làng nghề

truyền thống trong q trình CNH – HĐH” Nxb, Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2003 đã phân tích được thực trạng của việc phát triển làng nghề
truyền thống, trong đó tác giả tập trung các vấn đề về chủ trương, chính
sách, pháp luật, vốn đầu tư, thị trường,…
Cuốn sách “Làng nghề và vai trò của làng nghề đối với phát triển kinh
tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay” của Đỗ Thị Thạch, Nxb Lý
luận chính trị, Hà Nội, 2006;
Cuốn sách “Bảo tồn và phát triển làng nghề trong sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước”, thông tin chuyên đề, số tháng 3/2009, Trung tâm Thông tin
tư liệu, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương;
Cuốn sách “Làng nghề trong công cuộc phát triển đất nước” của tác
giả Vũ Quốc Tuấn, Nxb Tri thức, Hà Nội, 2011. Các cơng trình nghiên cứu
này chủ yếu đề cập đến vị trí, vai trị của làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thực trạng phát triển các làng nghề với công cuộc xây
dựng nông thôn mới ở Việt Nam, chỉ rõ cơ hội và thách thức cùng những vấn


4

đề mới này sinh. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát
triển làng nghề.
* Trên khía cạnh mơi trường
Trong các nghiên cứu về làng nghề gần đây, vấn đề môi trường đang
được nhiều tác giả quan tâm, thực tế vấn đề này đang gây nhiều bức xúc và
nan giải đối với kinh tế xã hội nói chung.
Cơng trình “Các biện pháp nâng cao hiệu lực QLNN đối với BVMT LN
nông thôn đồng bằng sông Hồng”, Đề tài khoa học của Viện Kinh tế học,
Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, 2002 do TS Phan Sĩ Mẫn
làm chủ nhiệm. Đề tài nghiên cứu các vấn đề về thực trạng phát triển làng
nghề và vấn đề môi trường trong các làng nghề nơng thơn đồng bằng sơng
Hồng; Nội dung các chính sách, pháp luật và công cụ quản lý nhà nước, hệ

thống tổ chức và bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và môi
trường làng nghề đồng bằng sông Hồng; Tác động và hiệu lực của quản lý
nhà nước đối với bảo vệ môi trường các làng nghề từ đó đưa ra những biện
pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với bảo vệ
môi trường ở các làng nghề nông thôn đồng bằng sơng Hồng.
Cơng trình “Làng nghề Việt Nam và môi trường”, do PGS.TS Đặng Kim
Chi chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội, 2005. Đây là đề tài
khoa học cấp Nhà nước nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng
các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề mơi trường tại các làng nghề Việt
Nam. Đề tài đã phân tích, đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội các làng nghề Việt
Nam; Hiện trạng môi trường các làng nghề; Các tồn tại ảnh hưởng đối với sự phát
triển kinh tế và BVMT LN Việt Nam; Trên cơ sở đánh giá thực trạng, cơng trình
nghiên cứu đã dự báo xu hướng phát triển và mức độ ô nhiễm môi trường do hoạt
động của các làng nghề; Nghiên cứu xây dựng một số chính sách bảo đảm phát
triển và cải thiện môi trường cho làng nghề.


5

Cơng trình “Tác động xã hội và mơi trường của việc phát triển làng
nghề”, Đề tài khoa học cấp Viện, Viện Kinh tế Việt Nam của Vũ Tuấn Anh
và Nguyễn Thu Hịa, 2005. Đề tài trình bày tổng quan những xu hướng phát
triển các nghề phi nông nghiệp và các làng nghề ở nơng thơn Việt Nam, phân
tích đặc điểm và tác động của sự phát triển nghề phi nông nghiệp và các làng
nghề đối với những thay đổi về kinh tế, xã hội và môi trường ở Việt Nam, từ
đó đề xuất những kiến nghị về việc phát triển và quản lý các nghề phi nông
nghiệp và các làng nghề nhằm giảm nghèo và đảm bảo phát triển bền vững ở
nơng thơn Việt Nam.
Cơng trình “Tính cộng và xung đột môi trường tại khu vực LN ở đồng
bằng sông Hồng – thực trạng và xu hướng biến đổi”, Chương trình nghiên

cứu Việt Nam – Hà Lan, Đặng Đình Long chủ biên, Nxb Nơng nghiệp, 2005.
Cuốn sách trình bày cơ sở lý luận của nghiên cứu mối quan hệ giữa tính cộng
đồng và xung đột mơi trường tại khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng;
Nghiên cứu làm rõ thực trạng, nguyên nhân xung đột môi trường trong các
làng nghề với các cộng đồng lân cận; Phân tích mối quan hệ giữa tính cộng
đồng và xung đột mơi trường; Tìm hiểu sự khác biệt về mơ hình hành vi ứng
xử với mơi trường của các nhóm xã hội và các cộng cồng thuộc phạm vi khảo
sát. Đề xuất giải pháp nhằm tận dụng, phát huy ưu điểm của tính cộng đồng đối
với sự phát triển bền vững tại các làng nghề.
*Các bài viết đăng trên các tạp chí của các cơ quan Trung ương và ngành
Phan Thị Song Thương (2013), “Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường
LN đến đời sống cư dân làng nghề”, Tạp chí phát triển bền vững vùng, số 4,
2013. Bài viết làm rõ khái niệm LN và ô nhiễm môi trường LN, từ thực trạng
ô nhiễm môi trường LN ở Việt Nam hiện nay, bài viết phân tích những ảnh
hưởng của ơ nhiễm mơi trường LN tới sức khỏe, sản xuất kinh tế và quan hệ
xã hội ở các LN hiện nay.


6

Tác giả Trường Hồng Quang (2012), “Bảo vệ môi trường trong các
làng nghề: Những bất cập trong thực thi pháp luật”, Tạp chí Kinh tế và dự
báo, số 21, 2012. Bài viết chỉ rõ vấn nạn ô nhiễm môi trường ngày càng trầm
trọng tại các làng nghề của Việt Nam hiện nay, đã và đang trở thành vấn đề
nan giải. Nguyên nhân cơ bản xuất phát từ những bất cập trong hệ thống
chính sách, pháp luật và hoạt động quản lý mơi trường. Từ đó đề xuất giải
pháp từ khía cạnh nâng cao chất lượng thực thi pháp luật.
Chu Thái Thành (2009), “Làng nghề và bảo vệ môi trường làng nghề
theo hướng phát triển bền vững”, Tạp chí Cộng sản, số 11, 2009. Bài viết đề
cập đến vai trò và những đóng góp của làng nghề trong sự phát triển đất nước,

thực trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ở Việt Nam, chỉ rõ những
vấn đề cần tập trung các giải quyết để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các
làng nghề và để làng nghề thực sự phát triển bền vững.
Tóm lại, có thể nói cho đến nay chưa có cơng trình nghiên cứu nào về
mơi trường làng nghề trên địa bàn huyện Cẩm Giàng dưới góc độ quản lý của
nhà nước. Vì vậy, đây là đề tài độc lập, không trùng tên và nội dung với các
cơng trình khoa học đã cơng bố trong và ngồi nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng khung lý thuyết về quản lý nhà nước đối với mơi trường
làng nghề của chính quyền cấp huyện.
- Phân tích thực trạng quản lý của chính quyền huyện Cẩm Giàng đối
với môi trường làng nghề giai đoạn 2012 - 2018.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp hồn thiện quản lý của chính
quyền huyện Cẩm Giàng đối với mơi trường làng nghề đến năm 2020, tầm
nhìn 2025.


7

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường làng nghề ở huyện
Cẩm Giàng.
- Đưa ra các giải pháp cơ bản nâng cao công tác quản lý Nhà nước về
môi trường làng nghề.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu QLNN đối với môi trường làng nghề
của chính quyền cấp huyện.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu trên phạm vi địa bàn huyện Cẩm
Giàng, tỉnh Hải Dương.
- Phạm vi thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng từ năm
2012 - 2018, giải pháp đến năm 2020.
- Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước
của chính quyền cấp huyện đối với mơi trường làng nghề theo quy trình quản
lý, gồm: xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách về mơi trường làng nghề; tổ
chức thực hiện chính sách và quy định pháp luật về mơi trường làng nghề;
kiểm sốt việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường làng nghề.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được xây dựng dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản
Việt Nam về môi trường làng nghề.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; ngồi ra tác giả cịn


8

sử dụng phương pháp logic, lịch sử, phân tích, thống kê, so sánh, điều tra xã hội
học và phương pháp chuyên gia... trong nghiên cứu thể hiện nội dung luận văn.
6. Đóng góp mới về khoa học của đề tài:
- Hệ thống hóa về mặt lý luận quản lý nhà nước về môi trường ở các
làng nghề trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
- Đánh giá thực trạng và rút ra kinh nghiệm bước đầu trong quản lý nhà
nước về môi trường ở các làng nghề trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải
Dương hiện nay

- Phân tích quan điểm và đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm
tăng cường quản lý nhà nước về môi trường ở các làng nghề trên địa bàn
huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận
- Dựa trên lý thuyết về khoa học quản lý, luận văn đưa ra nội dung của
quản lý nhà nước về mơi trường làng nghề theo quy trình quản lý, bao gồm:
Chiến lược, quy hoạch, chính sách đối với bảo vệ mơi trường làng nghề; Tổ
chức thực hiện chính sách và quy định pháp luật đối với bảo vệ môi trường
làng nghề; Kiểm soát việc thực hiện BVMT.
- Khái quát và phân định rõ nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà
nước về môi trường làng nghề: Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý; các yếu
tố thuộc về đối tượng quản lý.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho địa phương trong quản lý
của nhà nước về môi trường làng nghề.
8. Kết cấu của luận văn
Luận văn với đề tài: “Quản lý nhà nước về môi trường ở các làng nghề
trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương hiện nay” gồm: Phần mở đầu và
3 chương, 7 tiết.


9

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MƠI TRƯỜNG
Ở CÁC LÀNG NGHỀ
1.1. Khái niệm vai trị quản lý về môi trường ở các làng nghề
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1.


Khái niệm làng nghề

Trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như hiện
nay đều cho thấy, làng, xã ở Việt Nam có vị trí hết sức quan trọng trong sản
xuất, cũng như đời sống dân cư ở nông thôn. Qua thử thách của những biến
động thăng trầm, những lệ làng, phép nước và phong tục tập qn ở nơng
thơn vẫn được duy trì, phát triển đến ngày nay.
Làng, xã Việt Nam được phát triển rất lâu đời, nó thường được gắn
chặt với nơng nghiệp và kinh tế nông thôn. Từ buổi ban đầu, ngay trong một
làng, phần lớn người dân đều làm nông nghiệp, cùng với sự phát triển, xuất
hiện những bộ phận dân cư sống bằng nghề khác, họ liên kết chặt chẽ với
nhau, hình thành thêm một số tổ chức theo nghề nghiệp tạo thành các làng
nghề, phường nghề, xã nghề gắn liền với địa danh của địa phương, từ đó các
nghề được lan truyền và phát triển thành làng nghề. Bên cạnh những người
chuyên làm nghề, thì đa phần vừa sản xuất nông nghiệp, vừa làm nghề (nghề
phụ). Nhưng do nhu cầu trao đổi hàng hóa, các nghề mang tính chất chuyên
môn sâu hơn và thường được giới hạn trong quy mô nhỏ (làng, xã) dần dần
tách khỏi nông nghiệp để chuyển sang nghề thủ công. Càng về sau xu thế
người lao động tách khỏi đồng ruộng, chuyển sang làm nghề thủ cơng và sống
bằng nghề đó ngày càng nhiều.
Như vậy, làng, xã Việt Nam là nơi sản sinh ra nghề thủ công truyền
thống và các sản phẩm mang nặng dấu ấn tinh hoa của nền văn hóa, văn minh


10

dân tộc. Quá trình phát triển của làng nghề là q trình phát triển tiểu thủ
cơng nghiệp ở nơng thơn. Thông qua lệ làng mà làng nghề định ra những quy
ước như: không truyền nghề cho người khác làng, không truyền nghề cho con

gái, hoặc uống rượu ăn thề không để lộ bí quyết nghề nghiệp… Trải qua một
thời gian dài của lịch sử, lúc thịnh, lúc suy, có những nghề được lưu giữ, có
những nghề bị mai một hoặc mất hẳn và có những nghề mới ra đời, trong đó
có những nghề đạt tới trình độ cơng nghệ tinh xảo với kỹ thuật điêu luyện và
phân công lao động khá cao.
Trong những năm đổi mới, làng nghề có nhiều cơ hội để phát triển
mạnh mẽ, đồng thời cũng là lĩnh vực được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn.
Cho đến nay, vẫn chưa có khái niệm chính thức về làng nghề, vẫn còn nhiều
quan niệm khác nhau về làng nghề.
- Theo Mai Thế Hởn “Làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong
làng đều hoạt động cho nghề ấy và lấy đó làm nghề sống chủ yếu”[41; tr.11] .
Nhưng với khái niệm như vậy thì làng nghề đó hiện nay khơng cịn nhiều. Ví
dụ như nghề gốm chỉ có ở Đông Triều (Quảng Ninh), Phù Lãng (Bắc Ninh),
Bát Tràng (Hà Nội),…Đó là những làng thuần nhất khơng làm ruộng còn đại
đa số là vừa làm ruộng vừa làm nghề và thủ công chỉ là nghề phụ để tăng thu
nhập.
- Theo Đặng Kim Chi “Làng nghề là làng nông thôn Việt Nam có
ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp, phi nơng nghiệp chiếm ưu thế về số lao
động và thu nhập so với nghề nơng”’ [22; tr.18].
Theo quan điểm của Chính phủ và một số Bộ, ngành liên quan, khái
niệm về làng nghề và các loại hình làng nghề như sau:
“Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư thôn, ấp, bản,
làng, bn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa
bàn một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có


11

các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất tiểu thủ công
nghiệp sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”.

* Tiêu chí xác định làng nghề
Theo Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn thì làng nghề được cơng
nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động
ngành nghề nông thôn;
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị cơng nhận;
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
1.1.1.2. Phân loại và đặc điểm làng nghề
* Phân loại làng nghề
Dựa trên các tiêu chí khác nhau, có thể phân loại làng nghề theo một số
dạng như: Theo làng nghề truyền thống và làng nghề mới; Theo quy mơ sản
xuất, theo quy trình cơng nghệ; Theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm;…Mỗi cách
phân loại đều có những đặc thù riêng và tùy theo mục đích mà có thể lựa chọn
cách phân loại phù hợp. Trên cơ sở tiếp cận vấn đề môi trường làng nghề, cách
phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản phẩm là phù hợp hơn cả, vì thực
tế cho thấy mỗi ngành nghề, mỗi sản phẩm có những yêu cầu khác nhau về
nguyên nhiên liệu, quy trình sản xuất khác nhau. theo đó nguồn và dạng chất thải
khác nhau. Vì vậy, có những tác động khác nhau đối với mơi trường
Dựa trên tiêu chí ngành sản xuất và loại hình sản xuất, làng nghề Việt
Nam phân thành tám nhóm ngành nghề khác nhau: Thủ công mỹ nghệ; chế biến
lương thực, thực phẩm; dệt, nhuộm, thuộc da; gia công cơ khí; sản xuất vật liệu
xây dựng; chăn ni, giết mổ gia súc; tái chế chất thải; các loại hình khác.
* Phân loại các cơ sở trong làng nghề


12

Theo Điều 4 thông tư số 46/2011/TT-BTNMT của Bộ TN&MT, các cơ
sở trong làng nghề được phân loại theo loại hình sản xuất và tiềm năng gây ơ

nhiễm mơi trường thành ba nhóm:
(1) Nhóm A: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có tiềm năng gây ơ
nhiễm mơi trường thấp, được phép hoạt động trong khu vực dân cư.
(2) Nhóm B: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có một hoặc một số
cơng đoạn sản xuất có tiềm năng gây ơ nhiễm mơi trường cao, khơng được
phép thành lập mới những công đoạn này trong khu dân cư; nếu đang hoạt
động thì phải xử lý thì phải xử lý theo quy định pháp luật.
(3) Nhóm C: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có tiềm năng gây ô
nhiễm môi trường cao, không được phép thành lập mới trong khu dân cư; nếu
đang hoạt động thì phải xử lý theo quy định pháp luật.
Đặc điểm làng nghề
Thứ nhất: Làng nghề Việt Nam có lịch sử lâu đời, mang đậm bản sắc
văn hóa, phong tục tập quán.
Các làng nghề truyền thống ở nước ta đã có lịch sử hình thành, tồn tại
và phát triển từ rất lâu đời. Từ thời Lý – Trần (thế kỷ X – XIV), đã xuất hiện
một số nghề rất phát triển như dệt lụa tơ tằm, nghề làm giấy, nghề đúc đồng,
nghề gốm… tại kinh thành Thăng Long, Hà Tây, Hải Dương, Nam Định. Đến
ngày nay, đã có những làng nghề có tuổi đời hàng nghìn năm như: Làng gốm
Bát Tràng, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, các làng nghề truyền thống khác đều
có lịch sử hàng trăm năm.
Tính lịch sử lâu đời này đã tạo ra cho các làng nghề truyền thống ở nước
ta những thuận lợi quan trọng trong q trình phát triển, đó là: Làng nghề truyền
thống đã tạo ra đội ngũ lớn những nghệ nhân, thợ lành nghề. Sản phẩm thủ cơng
có giá trị và tính nghệ thuật cao, đồng thời nó cịn tạo nên nét văn hóa riêng làm
phong phú nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc nước ta. Bên cạnh đó, do đã hình
thành và tồn tại lâu đời nên các làng nghề cũng đã xây dựng được một mạng lưới


13


khách hàng rộng lớn, sản phẩm của làng nghề đã trở nên phổ biến trong sinh
hoạt hàng ngày của người dân. Những nhân tố thuận lợi này không chỉ giúp cho
làng nghề tồn tại, duy trì mà cịn thúc đẩy sự phát triển của làng nghề trong nền
kinh tế thị trường hiện nay. Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi trên, tính lịch sử
lâu đời của làng nghề cũng tạo ra những rào cản như sự bảo thủ và trì trệ trong
sản xuất, sự tiếp nhận đổi mới khó khăn.
Thứ hai: Làng nghề nơng thơn có sự phát triển đa dạng,
phân bố rộng khắp ở các địa phương, quy mô sản xuất kinh
doanh của làng nghề ngày càng mở rộng.
Số làng nghề tiếp tục gia tăng và có sự phân bố tương đối rộng khắp,
không đồng đều giữa các vùng. Nếu như năm 2005, tổng số làng nghề và làng
có nghề là 1.450 làng [22; tr.56] theo số liệu thống kê, đến hết năm 2015, con
số này tăng lên là 5.096 làng [11; tr.19]. Như vậy, theo các tài liệu báo cáo và
tài liệu điều tra thực tế cho thấy hàng năm số làng nghề của các tỉnh trong cả
nước vẫn tiếp tục tăng thêm hàng chục làng. Theo kết quả điều tra của Tổng
cục thống kế, số xã có làng nghề tập trung chủ yếu ở vùng ĐBSH (50%), tại
các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Nam
Định…Tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung chiếm
khoảng 25% số xã có làng nghề của cả nước. Số xã có làng nghề cịn lại là ở
ĐBSCL và các vùng khác chiếm tỷ lên nhỏ.


14

Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ xã có làng nghề phân theo vùng
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015
Nhiều làng nghề, ngành nghề truyền thống được phục hồi và phát
triển, tạo ra sự phát triển lan tỏa ngành nghề ở các vùng nông thôn. Song ,
bên cạnh các làng nghề truyền thống, trong vùng nông thôn ngày càng xuất
hiện nhiều ngành nghề, làng nghề mới với mơ hình sản xuất kinh doanh đa

dạng, năng động. Nhiều ngành nghề, làng nghề mới đang phát triển như tái
chế nguyên liệu phế liệu, gia công cơ khí, gia cơng may mặc, hàng thủ cơng
mỹ nghệ xuất khẩu,…
Quy mô sản xuất kinh doanh của các làng nghề ngày càng mở rộng.
Nhiều làng nghề có quy mơ tồn xã, với hàng nghìn hộ, cơ sở, doanh nghiệp
sản xuất ngành nghề, thu hút 60-70% lao động. Sản lượng sản phẩm của
nhiều làng tương đương với sản lượng của các nhà máy công nghiệp, với tổng
số vốn đầu tư và giá trị sản xuất lên tới hàng trăm tỉ đồng/năm.
Thứ ba: Quy mơ và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong các
làng nghề chủ yếu là hộ gia đình và các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, công
nghệ sản xuất lạc hậu.
Hầu hết các làng nghề có quy mơ nhỏ và vừa. Các làng nghề có quy mơ
nhỏ chiếm 60%, số lượng làng nghề có quy mơ vừa chiếm 36%, cịn lại số


15

làng nghề có quy mơ lớn chiếm khoảng 4% trong tổng số làng nghề của Việt
Nam [2; tr.75]. Trong các cơ sở sản xuất kinh doanh của làng nghề, chiếm
phần lớn là các hộ gia đình (khoảng 80%), 16% là các tổ sản xuất và hợp tác
xã, 4% là số công ty và doanh nghiệp tư nhân. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, hầu
hết cơ sở có quy mơ dưới 50 lao động, mặt bằng chật hẹp xen kẽ với khu vực
sinh hoạt. Sản xuất càng phát triển thì nguy cơ lấn chiếm khu vực sinh hoạt,
chất thải ô nhiễm tới khu dân cư càng lớn dẫn đến chất lượng môi trường khu
vực càng xấu đi.
Hầu hết các cơ sở sản xuất nghề nông thôn, nhất là ở khu vực hộ gia
đình tư nhân vẫn cịn sử dụng các loại cơng cụ thủ cơng truyền thống hoặc có
cải tiến một phần. Nhìn chung, phần lớn cơng nghệ và kỹ thuật áp dụng cho
sản xuất trong các làng nghề còn lạc hậu, trình độ cơ khí hóa cịn thấp, thiết bị
phần lớn đã cũ, chắp vá, do xí nghiệp cơng nghiệp thanh lý, thải loại hoặc

nhập thiết bị cũ từ Trung Quốc khơng đảm bảo u cầu kỹ thuật, an tồn và
vệ sinh môi trường.
Nguyên nhiên liệu của các làng nghề ngày càng lệ thuộc nhiều hơn vào
nguồn nguyên liệu từ bên ngoài hơn là nguyên liệu tại chỗ. Ngoài các làng
làm nghề sản xuất gạch ngói, vật liệu xây dựng, làm gốm, sành sứ…sử dụng
nguyên liệu tại chỗ là chính thì cịn lại đa số các làng nghề cơ khí, kim khí,
nhơm, giấy, đúc đồng, gia cơng may mặc,…sử dụng nguyên liệu chủ yếu từ
bên ngoài, chủ yếu là các loại phế thải công nghiệp và phế thải sinh hoạt được
mua gom từ khắp nơi chuyển về.
Thứ tư: Sự phát triển của các làng nghề mang tính tự phát, thiếu quy
hoạch phát triển và quy hoạch BVMT
Mặc dù chính quyền cấp địa phương, cơ sở đều có những định hướng
và giải pháp nhất định cho sự phát triển ngành nghề, làng nghề. Song việc lựa
chọn ngành nghề bố trí mặt bằng sản xuất, đầu tư công nghệ và tổ chức sản
xuất kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của các hộ, cơ sở ngành



×