Tải bản đầy đủ (.docx) (419 trang)

Ky yeu hoi thao chu tich hcm với sự nghiệp giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 419 trang )

KỶ YẾU
HỘI THẢO KHOA HỌC
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC
KỶ NIỆM 130 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
(19/5/1890 - 19/5/2020)


MỤC LỤC
T
T
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

Nội dung


Tran
g

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và sự vận dụng trong điều kiện hiện
nay
PGS,TS. Trần Minh Trưởng
Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh với những vấn đề của giáo dục Việt Nam hiện
nay
PGS,TS. Trần Đình Huỳnh
Nguyên Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng,
Viện Mác – Lênin
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục với sự nghiệp giáo dục hiện nay
PGS,TS. Bùi Đình Phong
Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và sự quán triệt, vận dụng của Đảng
ta trong giai đoạn hiện nay
PGS,TS. Nguyễn Quốc Bảo
Nguyên Trưởng Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh,
Học viện Báo chí và Tun truyền
Tầm nhìn vượt thời đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và sự
vận dụng của Đảng trong thời kỳ đổi mới
PGS,TS. Nguyễn Xuân Trung
Trưởng khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Khu vực I
Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục của dân tộc Việt Nam
PGS,TS. Doãn Thị Chín
Trưởng Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tun truyền
Tầm nhìn thời đại trong một số quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục

PGS,TS. Trần Thị Minh Tuyết
Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Hồ Chí Minh một người thầy vĩ đại trong việc truyền bá học thuyết MácLênin vào điều kiện Việt Nam
PGS,TS. Nguyễn Xuân Phong
Trưởng Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học Bác Hồ làm báo chuyên nghiệp
PGS,TS. Hà Huy Phượng

i

1

10

24

32

39

47

58

71
77


10.


11.

12.

13.

14.

15.

16.

17.

18.

Trưởng Ban Tổ chức Cán bộ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng - giá trị mang tính nhân
loại của thời đại
PGS,TS. Bùi Thị Kim Hậu
Trưởng Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phát huy vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp trồng người theo tư tưởng
Hồ Chí Minh
PGS,TS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa
Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo,
Học viện Báo chí và Tun truyền
Đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ
Chí Minh
PGS,TS. Nguyễn Đức Luận

Trưởng Ban Quản lý khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tư tưởng Hồ Chí Minh với giáo dục đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp
ứng nhu cầu hội nhập và phát triển
PGS,TS. Nguyễn Thị Tố Quyên
Phó trưởng Khoa Xã hội học và Phát triển,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hiện nay theo tư
tưởng Hồ Chí Minh
TS. Đinh Quang Thành
Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục, đào tạo ở nước ta hiện nay theo tư
tưởng Hồ Chí Minh
TS. Lê Đình Năm
Phó trưởng Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thanh niên Việt Nam theo tư
tưởng Hồ Chí Minh
TS. Nguyễn Thúy Hà
Phó trưởng Ban Quản lý khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Giá trị của triết lý “trồng người” trong tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh
TS. Phan Thị Thanh Hải
Phó trưởng Khoa Giáo dục đại cương và Nghiệp vụ sư phạm,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nền giáo dục nhân dân, dân tộc và

ii

83


91

109

116

125

133

144

151
160


khoa học

19.

20.

21.

22.

23.

24.


25.

26.

27.

28.

TS. Vũ Thùy Dương
Phó trưởng Khoa Xuất bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền giáo dục toàn diện
TS. Vũ Quang Ánh
Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà giáo và vận dụng vào xây dựng đội ngũ
giáo viên Việt Nam hiện nay
TS. Trần Thị Bình
Khoa Xây dựng Đảng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Hồ Chí Minh và chính sách giáo dục của nhà nước Việt Nam giai đoạn
1945 – 1959
TS. Huỳnh Thị Chuyên
Khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đoàn viên thanh niên và vận dụng vào
công tác giáo dục, đào tạo thanh niên Việt Nam hiện nay
TS. Vũ Tuấn Hà
Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Một số quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục thiếu niên, nhi đồng
TS. Nguyễn Thị Hảo
Khoa Lịch sử Đảng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục đích, phương châm giáo dục lý luận chính

trị và vận dụng vào nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo, đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ tuyên giáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
TS. Phạm Thị Hoa
Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tun truyền
Cơng tác đào tạo cán bộ của Bác Hồ ở Trung Quốc
TS. Lê Đức Hồng
Khoa Tun truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục
TS. Nguyễn Thị Hồng
Khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bác Hồ với sự nghiệp giáo dục qua bức thư Bác gửi cho ngành giáo dục
ngày 15/10/1968
TS. Lê Văn Hội
Khoa Xây dựng Đảng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Quá trình hoạt động giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh
TS. Nguyễn Thanh Nga
Khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

iii

169

176

185

191

202


211

219

232

243

251


29. Về chất lượng công tác giáo dục – đào tạo lý luận chính trị theo tư tưởng
Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
TS. Bùi Thị Như Ngọc
Khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
30. Một số luận điểm cơ bản trong phương pháp luận Hồ Chí Minh về sử học
TS. Phạm Thị Kim Oanh
Giảng viên Khoa Lịch sử Đảng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
31. Giá trị thời đại diễn ngôn “lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu” của chủ tịch
Hồ Chí Minh – nhìn từ góc độ giáo dục trách nhiệm và ý thức cơng dân
trong cơng tác bầu cử
TS. Vũ Hồi Phương
Khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
32. Tấm gương tự học, học suốt đời của chủ tịch Hồ Chí Minh và ý nghĩa đối
với cán bộ, giảng viên hiện nay
TS. Lê Thị Thảo
Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
33. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao chất lượng giáo dục lý luận
chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay
TS. Phan Sỹ Thanh

Giảng viên Cao cấp Khoa Xây dựng Đảng,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
34. Giáo dục đào tạo cán bộ đảng viên theo quan điểm Hồ Chí Minh
ThS. Nguyễn Thị Mai Lan
Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
35.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về “học phải đi đơi với hành, lý luận
phải gắn với thực tiễn” ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
ThS. Vũ Thị Hồng Nhung
Khoa Triết học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
36. Học tập và vận dụng phương pháp giáo dục lý luận chính trị của chủ tịch
Hồ Chí Minh ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
ThS. Nguyễn Thị Hà Thu - ThS. Lê Cẩm Nhung
Khoa Giáo dục đại cương và Nghiệp vụ sư phạm,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
37. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ
giáo viên
ThS.Trần Thị Quỳnh Trang - ThS. Nguyễn xuân Hiển
Ban Quản lý khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
38. Nhà giáo dục trong tư tưởng của người
ThS. Nguyễn Văn Việt – ThS. Quản Văn Sỹ
Khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
39. Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo và phát

iv

262

271


282

289

298

310

316

326

336

346
354


triển con người ở Việt Nam

40.

41.

42.

43.

TS. Lê Thị Thúy
Trưởng Khoa Kinh tế chính trị, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Nâng cao dân trí – nét đặc sắc trong văn hóa giáo dục Hồ Chí Minh
TS. Lê Thị Thúy Bình
Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục – từ quan điểm của
Lênin đến tư tưởng Hồ Chí Minh
TS. Nguyễn Thị Minh Thùy
Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
ThS. Nguyễn Đức Minh
Ban Quản lý đào tạo, Học viện Báo chí và Tun truyền
Phương pháp cảm hóa thơng qua tình cảm của Hồ Chí Minh và sự vận
dụng trong giáo dục lý luận chính trị trong trường đại học hiện nay
NCS. Bùi Lệ Quyên
Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong văn kiện Đại hội XII
ThS. Lê Thị Thùy Linh
Giảng viên Học viện kỹ thuật quân sự

366

376

386

392

44. Tư tưởng giáo dục của chủ tịch hồ chí minh và đổi mới phương

pháp dạy học ở nước ta hiện nay
TS. Lý Thị Minh Hằng

Phó trưởng khoa Giáo dục đại cương và Nghiệp vụ sư phạm
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

v

405


vi


TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ SỰ VẬN DỤNG
TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY
PGS,TS. Trần Minh Trưởng*
Tóm tắt: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là một hệ thống tồn diện, bao
gồm các vấn đề: vị trí, vai trị, mục đích, nội dung, đối tượng, mơi trường, ngun tắc,
phương châm, phương pháp …và có tính kế thừa, phát triển từ truyền thống đến hiện
đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đến nay vẫn cịn ngun giá trị lý luận và thực
tiễn sâu sắc, nhất là đối với hoạt động quản lý giáo dục nước ta.
Từ khóa: tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục, vận dụng
Summary: Ho Chi Minh's thought on education is a comprehensive system,
covering issues: position, role, purpose, content, object, environment, principles,
motto, method. ... and inherited from the tradition to the modern. Ho Chi Minh's
thought on education up to now still has profound th`eoretical and practical values,
especially for educational management of our country.
Key words: Ho Chi Minh thought, education, application
Năm 1987, Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc
(UNESCO) đã tơn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà
văn hố kiệt xuất của Việt Nam. Người đã tạo lập ra nền giáo dục mới Việt Nam. Tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là một hệ thống toàn diện, bao gồm các vấn đề: vị trí,

vai trị, mục đích, nội dung, đối tượng, mơi trường, ngun tắc, phương châm, phương
pháp …và có tính kế thừa, phát triển từ truyền thống đến hiện đại. Tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục đến nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, nhất là
đối với hoạt động quản lý giáo dục nước ta.
Về vị trí, vai trị của giáo dục, Hồ Chí Minh cho rằng, giáo dục có vai trị vơ
cùng quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia, dân tộc. “Một dân tộc dốt, là
một dân tộc yếu”1. Cho nên ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám thành cơng, trong
phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (3-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị
**
1

Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh: tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t.4, tr.7

1


Chính phủ tập trung chỉ đạo giải quyết 3 nhiệm vụ cấp bách, trong đó nhiệm vụ cấp
bách thứ 2 là “diệt giặc dốt” bằng phong trào “bình dân học vụ” trên phạm vi cả nước.
Chỉ sau thời gian chưa đầy nửa năm, hơn 90% dân số Việt Nam từ mù chữ, đã cơ bản
biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, Người căn dặn các em học sinh: “Trong cơng cuộc kiến thiết đó, nước
nhà trơng mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp
hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường
quốc năm châu được hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các
em”1. Đánh giá cao vị trí, vai trị, tầm quan trọng của giáo dục trong việc phổ biến tri
thức, đào tạo kỹ năng sống và hình thành nhân cách, tư chất của mỗi con người, Hồ Chí
Minh đồng thời cho rằng, giáo dục là nền tảng của sự phát triển đất nước, giáo dục phải
đi trước một bước. “Khơng có giáo dục, khơng có cán bộ thì cũng khơng nói gì đến
kinh tế văn hoá. Trong việc đào tạo cán bộ, giáo dục là bước đầu”2.

Về mục đích giáo dục, Hồ Chí Minh phê phán mục đích của nền giáo dục phong
kiến, nhằm tạo ra đội ngũ quan lại phục vụ bộ máy chính quyền quân chủ, “học để làm
quan”, “để chăn dắt con dân”; “quan phụ mẫu” làm cha mẹ dân; đồng thời Người phê
phán tính chất phản động của nền giáo dục thực dân. Đó là nền giáo dục đào tạo ra
những “trí thức nơ lệ để hầu hạ chúng”, đào tạo ra đội ngũ những người phục vụ cho
chính quyền thực dân với mục tiêu cai trị áp bức, bóc lột nhân dân lao động, nhất là
nhân dân thuộc địa.
Xây dựng nền giáo dục mới, Hồ Chí Minh chủ trương nhằm: “đào tạo những
công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà” 3. Người nêu rõ:
“Một nền giáo dục của một nước độc lập... sẽ đào tạo các em nên những người công
dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hồn tồn những
năng lực sẵn có của các em”4.
Hồ Chí Minh xác định nội dung giáo dục phải mang tính tồn diện: “Trong việc
giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội
Hồ Chí Minh, tồn tập, sđd, t.4, tr.35
Hồ Chí Minh, tồn tập, sđd, t10, tr345
3
Hồ Chí Minh, tồn tập, sđd, t10, tr185
4
Hồ Chí Minh, tồn tập, sđd, t4, tr34
1
2

2


chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất” 1. Theo Người: “Học bây giờ với
học dưới chế độ thực dân, phong kiến khác hẳn nhau. Bây giờ phải học để: yêu Tổ
quốc..., yêu nhân dân..., yêu lao động..., yêu khoa học..., yêu đạo đức... Học để phụng
sự ai? Để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh”2.

Tháng 9-1949, trên trang đầu cuốn sổ vàng Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương, Hồ
Chí Minh viết: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể,
giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt mục đích thì phải cần, kiệm,
liêm, chính, chí cơng, vơ tư”3.
Về phương châm giáo dục, theo Hồ Chí Minh học đi đơi với hành, lý luận phải
gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường phải gắn liền với giáo dục gia đình và xã
hội. Người khẳng định: “Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục
trong gia đình và ngồi xã hội thì kết quả cũng khơng hồn tồn4”.“Tơi cũng mong các
gia đình liên lạc chặt chẽ với nhà trường, giúp nhà trường giáo dục và khuyến khích
con em chăm chỉ học tập, sinh hoạt lành mạnh và hăng hái giúp ích nhân dân”3.
Về phương pháp giáo dục, theo Hồ Chí Minh giáo viên phải tìm tịi vận dụng
các phương pháp giáo dục để thực hiện tốt công tác giáo dục của mình, phải truyền đạt
làm sao cho người học dễ hiểu, dễ nhớ những tri thức khoa học trừu tượng, để có thể áp
dụng trong thực tiễn. Bên cạnh những phương pháp giảng dạy hiệu quả của giáo viên,
người học cũng phải tự tìm cho mình phương pháp học tập đúng đắn, phù hợp để lĩnh
hội được những tri thức mà giáo viên cung cấp. Hồ Chí Minh thường nhắc tới một số
phương pháp như: phát huy tính chủ động sáng tạo của người học, phương pháp tự học,
tự tìm tịi khám phá kiến thức, phương pháp nêu gương, phương pháp kết hợp học tập
với vui chơi, phương pháp giáo dục gắn với thi đua... Song, điều quan trọng trong tư
tưởng Hồ Chí Minh là người giáo viên không chỉ biết sử dụng một hay vài phương
pháp cụ thể mà phải sử dụng thành thạo nhiều phương pháp; đồng thời phải biết kết
hợp linh hoạt nhiều phương pháp để giảng dạy đạt hiệu quả. Đối với người giáo viên,
việc sử dụng các phương pháp trong giáo dục vừa phải khoa học, vừa phải khéo léo, tế
Hồ Chí Minh, tồn tập, sđd, t12, tr647
Hồ Chí Minh, tồn tập, sđd, t9, tr178,179
3
Hồ Chí Minh, tồn tập, sđd, t6, tr208
4
Hồ Chí Minh, tồn tập, sđd, t10, tr591
1

2

3


nhị, phù hợp với đối tượng người học, nhằm xây dựng ý thức tự giác, tinh thần nỗ lực
học tập, đề ra và phát huy sáng kiến nhằm phát triển khả năng toàn diện ở mỗi người.
Về xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, theo Hồ Chí Minh, vấn đề
then chốt quyết định chất lượng giáo dục là xây dựng đội ngũ những người thầy giáo và
cán bộ quản lý giáo dục, vì “nếu khơng có thầy giáo thì khơng có giáo dục”1. Do đó,
phải xây dựng đội ngũ những người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo những người yêu nghề, u trường, hết lịng thương u, chăm sóc, giáo dục học sinh,
khơng ngừng trau dồi đạo đức cách mạng, “khó khăn thì phải chịu trước thiên hạ, sung
sướng thì hưởng sau thiên hạ”. Giáo viên phải là những người “dạy không biết mỏi”,
đem hết sự hiểu biết, năng lực và phẩm chất của mình để truyền đạt cho người học,
hướng dẫn, dìu dắt các thế hệ học trị chiếm lĩnh tri thức, làm cho người học phát huy
được năng lực vốn có; phát triển các mặt đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục để trở thành
người lao động chân chính, những cơng dân biết làm chủ, góp phần tích cực vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Với ý nghĩa đó, Hồ Chí Minh xác định giáo viên
cũng là người chiến sĩ trên một mặt trận đặc biệt - mặt trận văn hóa giáo dục và đó
khơng đơn thuần là những người lao động làm công ăn lương bình thường như trong
chế độ cũ. Ngồi ra, Hồ Chí Minh cịn cho rằng: “Giáo dục là sự nghiệp của quần
chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt,
đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa
cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó” 2.
Đó là tư tưởng về một nhà trường dân chủ, nền tảng cho định hướng dân chủ hóa giáo
dục: “Trong trường, cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo
luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thơng suốt, thì hỏi, bàn cho
thơng suốt. Dân chủ, nhưng trị phải kính thầy, thầy phải q trị, chứ khơng phải là “cá
đối bằng đầu””3.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nhằm bồi dưỡng con người Việt

Nam yêu nước, có ý thức tự lực tự cường, kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng của
Hồ Chí Minh, tồn tập, sđd, t10, tr345
Hồ Chí Minh, tồn tập, sđd, t15, tr508
3
Hồ Chí Minh, tồn tập, sđd, t9, tr266
1
2

4


Đảng và của dân tộc. Tư tưởng đó đã trở thành kim chỉ nam cho việc xây dựng một nền
giáo dục Việt Nam tiên tiến, hiện đại ngày nay
Đối chiếu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục với tư duy và tư tưởng giáo dục thế
kỷ XXI, có thể thấy Hồ Chí Minh có tầm nhìn rất xa, đi trước thời đại, đặc biệt là
những quan niệm của Người về vai trò trung tâm của giáo dục trong phát triển kinh tế xã hội, về yêu cầu giáo dục phải là bước đầu tiên trong xây dựng đất nước, về vai trò
của người thầy trong phát triển giáo dục, về phát triển năng lực cá nhân của người học,
về yêu cầu đổi mới cách dạy, cách học, về học tập suốt đời.
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã có nhiều quyết sách cho giáo
dục, liên quan đến giáo dục; trong đó, xác định rõ: “Giáo dục trở thành quốc sách hàng
đầu”; thực hiện “nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương
pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục”; triển khai “giáo
dục cho mọi người”, “cả nước thành một xã hội học tập”, v.v... Vì vậy, giáo dục và đào
tạo đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới đất nước. Tuy
nhiên, trải qua một thời gian khá dài, giáo dục và đào tạo ở nước ta đang bộc lộ nhiều
yếu kém và bất cập về nhận thức, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục
chậm đổi mới, chưa phát huy cao được năng lực sáng tạo của người học, chất lượng
giáo dục và đào tạo thấp, thể chế, cơ chế quản lý phát triển giáo dục còn nhiều bất cập,
tiêu cực. Tất cả những khuyết điểm trong giáo dục và đào tạo đã được chỉ rõ, nhưng

chậm được khắc phục, đã dẫn đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực thấp kém, không
đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Giáo dục ở nước ta lại đang phải đối mặt với
những thách thức, đòi hỏi của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, yêu
cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sự phát triển và năng lực cạnh tranh của mỗi
quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nguồn nhân lực, nhất là khi chất lượng
nguồn nhân lực Việt Nam đang mất dần khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động
thế giới.
Thực trạng đó đã đặt ra yêu cầu phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào
tạo như Đại hội XI, XII của Đảng đã nêu. Theo đó, phải coi “giáo dục là quốc sách
5


hàng đầu”, “chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát
triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn liền
với thực tế”, “giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất
tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân”1, nhằm “xây dựng con gười Việt Nam
phát triển toàn diện”2.
Trong bối cảnh cả thế giới đang bước vào thời kỳ cách mạng công nghiệp lần
thứ tư (cách mạng 4.0), bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, sự nghiệp đổi mới và hội
nhập quốc tế của đất nước cũng phải đối diện với khơng ít khó khăn, thách thức. Hơn
bao giờ hết, chúng ta nhận thức sâu sắc rằng, khoảng cách giữa giàu nghèo trong thời
đại ngày nay chính là khoảng cách về tri thức và phát triển giáo dục là con đường đúng
đắn nhất để rút ngắn khoảng cách đó. Từ thực trạng của nền giáo dục nước nhà, Nghị
quyết số 29-NQ/TW khóa XI của Đảng3 đã nêu rõ 7 quan điểm chỉ đạo và 9 nhóm giải
pháp nhằm thực hiện mục tiêu: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và
phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ
quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực
học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt... gắn với xây dựng xã hội học tập… xã
hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội
chủ nghĩa và bản sắc dân tộc”.

Nghị quyết còn nêu một số nhiệm vụ trọng tâm: “Đổi mới chương trình nhằm
phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hịa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy
chữ và dạy nghề”; “giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức
công dân”; “tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người
học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”… Đó cũng chính là
trở về với triết lý, tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh nhằm thực hiện thành công chiến
lược trồng người như Hồ Chủ tịch mong muốn.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII, Văn phịng Trung ương, H, 2016,
tr.114-115, 126
2
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phịng Trung ương, H, 2016,
tr. 126
3
Nghị quyết số 29-NQ/TW khóa XI ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương về “Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
1

6


Xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí Minh và theo tinh thần chỉ đạo của Đảng, cấp ủy,
hiện nay chính quyền, các ban, ngành chức năng của ngành Giáo dục cần tập trung thực
hiện một số giải pháp cơ bản sau:
Một là, tiếp tục triển khai sâu rộng những nhiệm vụ quan trọng và cần thiết được
ghi rõ trong Nghị quyết 29. Theo đó, chú trọng việc đổi mới căn bản, tồn diện nội
dung chương trình, phương thức đào tạo ở các cấp học theo hướng “đa dạng hóa nội
dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào
tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người”…
Hai là, đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý giáo dục theo hướng: Xây dựng và

hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ làm cơ sở triển khai thực hiện
đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục; đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện thống
nhất đầu mối quản lý và hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục. Thực
hiện đồng bộ phân cấp quản lý, hoàn thiện và triển khai cơ chế phối hợp giữa các bộ,
ngành và địa phương trong quản lý nhà nước về giáo dục theo hướng phân định rõ
chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền gắn với trách nhiệm và tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đi đơi
với hồn thiện cơ chế công khai, minh bạch, đảm bảo sự giám sát của cơ quan nhà
nước, của các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân; bảo đảm dân chủ hóa trong giáo
dục. Thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá người dạy, giáo viên và giảng
viên tham gia đánh giá cán bộ quản lý, cán bộ quản lý cấp dưới tham gia đánh giá cán
bộ quản lý cấp trên, cơ sở giáo dục tham gia đánh giá cơ quan quản lý nhà nước về
giáo dục.
Ba là, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu
cầu của tình hình và nhiệm vụ. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý theo từng cấp học và trình độ đào tạo có lịng u nghề, tâm huyết với sự nghiệp
trồng người; giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, cao đẹp về nhân cách đạo đức để
không chỉ giảng - dạy cho học trò kiến thức mà còn chăm lo, giáo dục để học sinh phát
triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, có tài và có đức, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội.
7


Bốn là, “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện
đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của
người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc”. Trong giảng
dạy, “các thầy cơ phải tìm cách dạy. Dạy cái gì, dạy thế nào để trị hiểu chóng, nhớ lâu,
tiến bộ nhanh. Thầy dạy tốt, trò học tốt” trên tinh thần lấy người học làm trung tâm. Khi
giảng dạy, phải “tránh lối dạy nhồi sọ”, “phải gắn lý luận với công tác thực tế”, “theo
nguyên tắc tự nguyện tự giác, giải thích, bàn bạc, thuyết phục, chứ khơng gị bó”. Phải

chuyển từ “thầy đọc, trò chép” sang cách học trò “phải lấy tự học làm cốt”, theo hướng
coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.
Năm là, thực hiện hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội
học tập, làm cho “ai cũng được học hành” nhưng “cốt thiết thực, chu đáo, hơn tham
nhiều” và “phải làm đúng nhu cầu” đất nước đang cần. Theo đó, mỗi bậc học từ mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học và trên đại học,v.v.. được
học và hành theo chương trình, nội dung phù hợp với từng đối tượng, “gắn với nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đồng thời, tăng cường hội
nhập quốc tế trong giáo dục, đào tạo gắn với tiến bộ khoa học - công nghệ thời kỳ cách
mạng công nghiệp 4.0 và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh.
Sáu là, tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Tiếp tục đổi
mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn các
nguồn lực của nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục; giữ tỷ lệ chi cho giáo dục trong
tổng ngân sách nhà nước từ 20% trở lên, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và quản
lý sử dụng có hiệu quả; đầu tư ngân sách nhà nước có trọng điểm, khơng bình qn dàn
trải cho các cơ sở giáo dục công lập, đầu tư đến đâu đạt chuẩn đến đó. Chủ động phịng,
chống tham nhũng, thất thốt, lãng phí trong đầu tư cơng.
Có thể khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vẫn nguyên vẹn tính thời
sự, vẫn là nền tảng tư tưởng cho xây dựng và phát triển giáo dục Việt Nam đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế và
8


cách mạng 4.0. Việc vận dụng cần quán triệt chỉ dẫn của Người:“Giáo dục cũng phải
theo hoàn cảnh, điều kiện. Phải ra sức làm, khơng được vội... Làm phải có kế hoạch, có
từng bước. Việc gì cũng phải từ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần
dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hành được hẳn hoi, hơn là một trăm
chương trình to tát mà làm khơng được”1.


1

Hồ Chí Minh, tồn tập, sđd, t10, tr345

9


TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ
CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY
PGS,TS. Trần Đình Huỳnh1
Trong lễ mít tinh tại Đại sứ quán Việt Nam ở Pháp tối 14/5/2010, để kỷ
niệm lần thứ 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 19/5/2010) và 20 năm ngày Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc
(UNESCO) công nhận Người là “Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hố kiệt
xuất của Việt Nam, ông Phó Tổng giám đốc UNESCO Hans D’Orville trong bài
tham luận của mình, đã mở đầu rằng:
“Trước hết, cho phép tôi được đặt một câu hỏi hơi đặc biệt “Hồ Chí Minh
của năm 2010 này là ai?”. Đối với những người thuộc thế hệ của tôi, ông là một
gương mặt mang tính thời sự, là tâm điểm của rất nhiều cuộc tuần hành mà sinh
viên trên toàn thế giới tổ chức để ủng hộ Việt Nam, đối với những thế hệ kế tiếp,
ông là một gương mặt của lịch sử. Những đối với tất cả chúng ta, ông luôn là biểu
tượng mà cho đến nay ta vẫn còn phải suy ngẫm.
Thay mặt cho UNESCO, tôi không thể không nhắc lại rằng mục tiêu hồ bình
này, vị lãnh tụ giải phóng Việt Nam đã từng là thầy giáo và sự nghiệp giải phóng dân
tộc đối với Người chính là “cuộc đấu tranh chống lại 3 kẻ thù: giặc đói, giặc dốt và
giặc ngoại xâm”. Người thầy thực sự phải là người giải phóng và nhà giải phóng thực
thụ cũng chính là người thầy. Tư tưởng của Hồ Chí Minh cũng hồn tồn phù hợp
với vai trị của UNESCO, ln hoạt động theo phương châm “thúc đẩy mạnh mẽ sự
nghiệp giáo dục tồn dân và truyền bá văn hố…..Vậy để trả lời câu hỏi “Hồ Chí
Minh của năm 2010 này là ai?”, tơi có thể kết luận rằng bản tính của Người là luôn lo

lắng phấn đấu cho một tương lai được xây dựng trên nền tảng của sự cơng bằng, bình
đẳng, biết truyền thụ và chia sẻ sự đa dạng văn hố và được các nền văn hố xích lại
gần nhau. Chính vì tầm vóc vĩ đại của con người Hồ Chí Minh mà chúng ta đã vinh
danh Người ở UNESCO và trên thế giới. » ( Nguồn Bảo tàng Hồ Chí Minh.)
1

Nguyên Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Viện Mác-Lênin

10


Đúng như ơng Phó tổng giám đốc UNESCO đã nói, tư tưởng Hồ Chí Minh
về văn hóa-giáo dục vẫn đang hoàn toàn phù hợp với thế giới đương đại và ln
địi hỏi chúng ta phải suy nghĩ’
Suy nghĩ về nhiều vấn đề trọng đại của đất nước, ở đây chúng ta chỉ bàn về
một vấn đề: Suy nghĩ vận dụng tư tưởng HồChíMinh để giải quyết các vấn đề
của giáo dục Việt Nam hiện nay
Như mọi người đều biết trong sự biến đổi của sản xuất do cuộc CN4.0
mang lại thì tất yếu cơ sở kinh tế-xã hội, nền tảng xã hội sẽ không thể là một kết
cấu như cũ, cùng với nó là tồn bộ kiến trúc thượng tầng cũng tất yếu thay đổi.Mối
liên kết và tác động qua lại giữa các hình thái của kiến trúc thượng xã gội đồng
thời cũng biến đổi theo.Trong sự biến đổi ấy thì một trong những vấn đề quan
trọng nhất là quan hệ giữa giáo dục và phát triển kinh tế.
Tổ chức giáo dục-văn hóa-khoa học (UNESCO) của Liên hiệp quốc đã nêu
ra Thông điệp gắn sự phát triển giáo dục vào sự phát triển của kinh tế-xã hội,
Thông điêp tổ chức giáo dục cho mọi người (Educcation for ALL-EFA)và huy
động sức mạnh của toàn xã hội cho việc thực hiện các mục dích giáo dục
(Educcation for ALL-EFA), Thơng điệp học tập của cải nội sinh đặt trên bốn trụ
cột: Học để nhận thức/ Học để hành động/ Học để khẳng định bản thân /Học để
biết chung sống với mọi người ; Thông điệp về học tập suốt đời, mỗi con người

phải biết tự học, tự hoạt động, đạo đức mới của nền giáo dục là mỗi con người phải
phấn đấu trở thành nhà giáo dục cho chính mình và cho cộng đồng.
Nhiều ý tưởng mà UNESCO nêu ra như trên cho thế giới ngày nay trên thực
tế nền giáo dục của chúng ta đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra và vũ trang
ngay từ khi đất nước mới giành được độc lập (1945).Nền giáo dục mới trong suốt
24 năm Người trực tiếp lãnh đạo đất nược đã thực sự gắn bó với q trình bảo vệ
Tổ quốc và xây dựng phát triển văn hóa mới, kinh tế xã hội mới.Từ bấy đến nay
nền giáo dục nước nhà nhà bên cạnh sự phát triển vượt bậc với những thành tựu rất
đáng tự hào thì nay chúng ta lại dường như đang lúng túng, quẩn quanh, đang loay
hoay với những vấn đề mới của thời cuộc.
11


Để giải quyết vấn đề thiết nghĩ chúng ta cần trở lại với những triết lý giáo
dục , quan điểm, mục tiêu, phương pháp giáo dục của Hồ Chí Minh, bởi như ơng
phó Tổng giám đốc UNESCO Hans D’Orville đã nói, Tư tưởng Hồ Chí Minh là
của ngày hơm nay .Tư tưởng của Hồ Chí Minh đang là sự giải phóng, đổi mới tư
duy cho chúng ta giải quyết những vân đề của giáo dục trên con đường phát triển
Vậy tư tưởng của Hồ Chí Minh với những vấn đề của giáo dục Việt Nam
hiện nay là gì?
1- Phải làm cho dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc thơng thái.
Hồ Chí Minh đã từng nói một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.Do đó để tiên
lên hiện đại văn minh, hùng cường thì nhất thiết phải làm cho dân tộc Việt Nam trở
thành một dân tộc thông thái.Tư tưởng trên chính là Cương lĩnh giáo dục hay triết
lý của giáo dục Việt Nam đã được Hồ Chí Minh nói rõ trong bức thư gửi học sinh
tháng 9-1945 là “Một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn
có của học sinh Việt Nam”.Trên tinh thần đó tháng 10-1945 theo Chỉ thị của Chủ
tịch Hồ Chí Minh Bộ giáo dục đã ra tuyên bố khẳng định mục đích cao cả ; “Tơn
trọng nhân phẩm, rèn luyện chí khí, phát triển tài năng của mọi người để phụng sự
đồn thể và góp phần vào sự tiến hóa chung của nhân loại.

Dân tộc thơng thái" trong tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất biện chứng
giữa "dân tộc" và "tri thức khoa học", giữa "dân tộc" và "chủ nghĩa xã hội", vì
chính chủ nghĩa xã hội là hiện thân của khoa học, là sự thống nhất giữa cách mạng
khoa học và cách mạng xã hội.
Vì thế, để đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa, phải thực hiện tri thức hóa Ðảng, tri thức hóa dân tộc, tri thức hóa giai
cấp cơng nhân và nhân dân lao động, tri thức hóa kinh tế và xã hội, xây dựng nước
ta thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dân ta
thành những con người thông thái, độc lập, tự do, hạnh phúc, "độc lập, tự chủ,
năng động, sáng tạo" (Lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Thư gửi Ðại hội
Khuyến học Việt Nam, 2005-2010).
Tuy nhiên, nhìn lại chặng đường mấy chục năm qua, điều thật đáng cho ta
12


suy ngẫm là, với những điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hòa ngang ngửa với ta,
nhưng các nước quanh ta đã có những bước phát triển nhanh, mạnh hơn ta: Trong
cùng một thời gian, ta vươn tới phổ cập tiểu học thì Hàn Quốc nhảy vọt đến đại
học phổ cập, Thái-lan, Xin-ga-po, Phi-li-pin đã vươn tới đại học đại chúng. Ðội
ngũ giáo sư, tiến sĩ của ta hơn họ về số lượng nhưng lại kém về hiệu quả và chất
lượng nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ.
Hơn bao giờ hết, sự giàu mạnh của đất nước phụ thuộc vào hàm lượng chất
xám trong các nhân tố phát triển kinh tế - xã hội. Mơ hình nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền XHCN… chưa từng có
trong thực tiễn đang địi hỏi phải có nhiều tài năng lý luận và thực hành sáng tạo
trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, ta vốn quen sao chép quá nhiều,
tầm chương trích cú quá nặng, trong một thời gian q dài. Có tri thức mà khơng
dám hoặc khơng thể sử dụng linh hoạt, sáng tạo, chỉ có trích dẫn ngun xi, bắt
chước máy móc, rập khn, nói theo, làm theo, thì đó là tri thức chết, tư duy xơ
cứng, khn sáo, giáo điều, bóp chẹt mọi tài năng sáng tạo . Đó là nguyên nhân cơ

bản làm cho ta tụt hậu và có thể vẫn đứng trước nguy cơ tiếp tục tụt hậu.
Ðiều thật đáng suy ngẫm hơn nữa là tư duy xơ cứng lại bắt nguồn từ hệ
thống nhà trường - một nhà trường khoa cử, khép kín, với các phương pháp dạy
học truyền đạt - tiếp thu một chiều, thầy giảng - trị ghi nhớ, nói theo, làm theo
cùng với hệ thống đánh giá thi cử nặng nề, lạc hậu, đào tạo ra những con người
nặng về thừa hành, phục tùng, rập khuôn, ngược hẳn với mục tiêu "con người
thông thái, độc lập, tự do, hạnh phúc", "độc lập, tự chủ, năng động, sáng tạo".
Con người thông thái biết và dám độc lập suy nghĩ, sống văn minh; có lịng
nhân ái, vị tha, biết cách tự chăm sóc và rèn luyện nâng cao sức khỏe, biết cách tự
học hành sáng tạo suốt đời; dám nghĩ, dám làm, dáng sáng tạo, dám nhận trách
nhiệm biết tự trọng và xấu hổ, biết và dám tự mình đi tìm chân lý, sống và làm
việc theo chân lý.
Ngay từ bậc tiểu học, cần hướng dẫn và khuyến khích trẻ em độc lập suy
nghĩ, tự do sáng tạo, tự mình tìm lấy kiến thức, tự mình khám phá ra chân lý: Sách
13



×