Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU CHỌN CÁC DÒNG KEO VÀ BẠCH ĐÀN CHỐNG CHỊU BỆNH CÓ NĂNG SUẤT CAO " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.34 KB, 13 trang )


55

NGHIÊN CỨU CHỌN CÁC DÒNG KEO VÀ BẠCH ĐÀN
CHỐNG CHỊU BỆNH CÓ NĂNG SUẤT CAO

Nguyễn Hoàng Nghĩa, Phạm Quang Thu, Nguyễn Văn Chiến
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT
Các cây trội có sinh trưởng tốt nhất và không bị bệnh trong các rừng trồng bị bệnh đã được tuyển chọn
và nhân hom và đưa vào các khảo nghiệm dòng vô tính để chọn ra các dòng kháng bệnh tốt nhất đưa vào
trồng rừng. Khảo nghiệm đầu tiên được xây dựng vào năm 1998 với 49 dòng vô tính của 3 loài Bạch đàn (E.
brassiana, E. camaldulensis và E. tereticornis) cùng đối chứng là hạt giống E. brassiana. Với mật độ cuối
cùng của rừng là 1000 cây/ha (mật độ ban đầu là 1650 cây/ha) thì tăng trưởng bình quân sau 6,2 năm của
dòng SM16 là 40 m
3
/ha/năm và dòng SM23 đạt 35,2 m
3
/ha/năm. Năm 2005, Bộ Nông nghiệp &PTNT đã
công nhận hai dòng SM16 và SM23 là giống tiến bộ kỹ thuật cho vùng Đông Nam Bộ.
Khảo nghiệm với 70 dòng (64 tháng tuổi) có 3 dòng EF24, EF39 và EF55 có mức độ bị bệnh với chỉ số
bệnh rất thấp, nhỏ hơn 0,5, hình thân đẹp, tăng trưởng bình quân đạt trên 27 m
3
/ha/năm. Trên cơ sở hàng
chục khảo nghiệm bạch đàn đã được triển khai thực hiện trên khắp cả nước, năm 2007, Bộ Nông nghiệp
&PTNT đã công nhận bốn dòng vô tính bạch đàn là SM7, EF24, EF39 và EF55 là giống tiến bộ kỹ thuật sinh
trưởng nhanh và kháng bệnh cho vùng Đông Nam Bộ.
Khảo nghiệm gồm 24 dòng Keo lai được trồng năm 2002, tại Bầu Bàng, Bình Dương trong đó có 8 dòng
của do đề tài mới chọn, 14 dòng đã được công nhận và 2 dòng đối chứng cho thấy hai dòng Keo lai là AH7
và AH1 có khả năng sinh trưởng tốt, đạt năng suất trung bình 34,9m


3
/ha/năm và 30,0m
3
/ha/năm và không bị
bệnh phấn hồng. Sinh trưởng của hai dòng Keo lai AH7 và AH1 tương đương với dòng BV10 và dòng KL14.
Khảo nghiệm gồm 26 dòng keo lai được trồng năm 2002, tại Sông Mây, Đồng Nai cũng cho thấy hai dòng
Keo lai AH7 và AH1 có khả năng sinh trưởng đạt năng suất trung bình 24,4m
3
/ha/năm và 23,0m
3
/ha/năm.
Năm 2007, Bộ Nông nghiệp &PTNT đã công nhận hai dòng Keo lai là AH1 và AH7 là giống tiến bộ kỹ thuật
cho vùng Đông Nam Bộ.
Khảo nghiệm gồm 9 dòng Keo lá tràm được trồng năm 2001 tại Sông Mây, Đồng Nai cho thấy sinh
trưởng của tất cả các dòng Keo lá tràm sau hơn 5 năm tuổi đều đạt ở mức cao trên 20m
3
/ha/năm và không
bị bệnh phấn hồng, trong đó hai dòng đạt năng suất cao nhất là AA15 và AA9 có sức sinh trưởng đạt
33,6m
3
/ha/năm và 32,7m
3
/ha/năm. Khảo nghiệm gồm 13 dòng Keo lá tràm trên lập địa phù sa cổ ở Minh
Đức, Bình Phước, cho thấy hai dòng Keo lá tràm sinh trưởng nhanh, thân thẳng, đẹp, không bị bệnh là AA1
và AA9 đạt 25,7m
3
/ha/năm và 25,3m
3
/ha/năm. Năm 2007, Bộ Nông nghiệp &PTNT đã công nhận hai dòng
Keo lai là AA1, AA9 và AA15 là giống tiến bộ kỹ thuật cho vùng Đông Nam Bộ.

Từ khóa: Keo, bạch đàn, bệnh

I. MỞ ĐẦU
Giống là bước đột phá trong việc tăng năng suất cây trồng, đặc biệt cho cây lâm nghiệp.
Trong giai đoạn 1980-2000, đã có tới 150 xuất xứ của 15 loài bạch đàn được thử nghiệm gây trồng ở
Việt Nam. Trong vòng 20 năm (1980- 2000) đã có trên 20 khảo nghiệm được triển khai, trải dài suốt từ Bắc
tới Nam, tại nhiều vùng sinh thái và trên nhiều dạng lập địa khác nhau đã là cơ sở tốt để chọn được các loài
và xuất xứ có triển vọng trong toàn quốc và cho từng vùng. Hàng chục loài và gần 100 xuất xứ Keo Acacia
vùng thấp đã được quan tâm khảo nghiệm từ những năm 1980. Trong số nhiều loài keo được đưa vào khảo
nghiệm thì 3 loài là Keo lá liềm, Keo lá tràm và Keo tai tượng đã chứng tỏ có nhiều xuất xứ đáp ứng được
yêu cầu trồng rừng trên diện rộng do có sinh trưởng nhanh và khả năng thích nghi cao. Gần đây Keo lai tự
nhiên và nhân tạo cũng đã trở thành cây trồng rừng chủ lực ở nhiều vùng.

56

Từ cuối những năm 1980, đầu những năm 1990, dịch bệnh cháy lá, chết ngọn đã xuất hiện trên diện
rộng đối với một số loài Bạch đàn và một số loài Keo đã là mối đe dọa lớn cho các nhà trồng rừng trên cả
nước, đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ và miền Trung (gồm các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và Thừa Thiên
Huế). Kết quả điều tra, đánh giá của các tác giả như Nguyễn Hoàng Nghĩa (1992), Sharma (1994) và Old và
Yuan (1995) cho thấy diện tích rừng bạch đàn bị bệnh lên tới 50% tổng diện tích (khoảng 174.000ha) với
các mức độ hại khác nhau và đều cảnh báo nguy cơ gây hại lớn đối với rừng trồng tập trung. Một vài năm
gần đây khi diện tích gây trồng keo đã tăng lên đáng kể (gần 230.000ha vào cuối năm 1999) thì cũng đã
xuất hiện bệnh ở rừng trồng. Do vậy đề tài "Chọn giống kháng bệnh có năng suất cao cho bạch đàn và
keo" đã được Bộ Nông nghiệp &PTNT cho phép triển khai thực hiện giai đoạn 2001-2005 và đề tài "Nghiên
cứu chọn các dòng keo và bạch đàn chống chịu bệnh có năng suất cao phục vụ trồng rừng kinh tế"
cho giai đoạn 2006-2010 .

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá và phân cấp bệnh hại
Để xác định các giống chịu bệnh, tiến hành phân cấp bệnh hại cho tất cả các cây của từng dòng/gia đình

trên các khu khảo nghiệm. Việc phân cấp bệnh hại được thực hiện theo phương pháp của Nguyễn Hoàng
Nghĩa và Ken Old, 1997. Phân cấp bị bệnh đối cho bạch đàn với các tiêu chí như sau:

Chỉ số bệnh Biểu hiện bên ngoài
0
1
2
3
4
Lá không bị nhiễm bệnh và cành không bị chết do bệnh.
Tới 25% hệ lá bị bệnh và tới 25% số cành bị chết do bệnh.
25-50% hệ lá bị bệnh và tới 50% số cành bị chết do bệnh.
50-75% hệ lá bị bệnh và tới 75% số cành bị chết do bệnh.
>75% hệ lá bị bệnh và >75% số cành bị chết do bệnh.

2. Tuyển chọn cây trội
Chọn cây trội theo các phương pháp truyền thống đã được mô tả trong Quy phạm kỹ thuật xây dựng
rừng giống và vườn giống (QPN 15-93) và Quy phạm xây dựng rừng giống chuyển hoá (QPN 16-93) của Bộ
Lâm nghiệp ban hành năm 1994 cũng như Tiêu chuẩn công nhận giống cây lâm nghiệp do Bộ NN và PTNT
ban hành năm 1998 và 2003 (04TCN-64-2003). Các cây trội bạch đàn đã được chọn theo nguyên tắc chung
phổ biến, song vì là giống chống chịu bệnh nên chúng đã được ưu tiên chọn trong các rừng trồng, rừng
khảo nghiệm tại vùng có bệnh gây hại để hy vọng chọn được các dòng chống chịu bệnh. Các cây vừa
chống chịu bệnh vừa sinh trưởng nhanh đã được chọn để nhân giống hom phục vụ khảo nghiệm dòng vô
tính.
3. Khảo nghiệm dòng vô tính
Xây dựng các khu khảo nghiệm giống theo các phương pháp được mô tả theo Burley and Wood (1976)
cũng như của William and Matheson (1994). Khảo nghiệm dòng vô tính: các dòng vô tính được bố trí theo
khối ngẫu nhiên từ 6 - 8 lần lặp, mỗi lặp có từ 4 - 6 cây (theo thứ tự). Khảo nghiệm diện rộng: các dòng
được trồng tập trung theo đám từ 100 cây đến 200 cây, có thể có lặp hoặc không; cự ly trồng: 2,0 x 3,0 m.


III.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Sinh vật gây bệnh hại bạch đàn và keo ở các tỉnh Đông Nam Bộ
1.1. Sinh vật gây bệnh hại bạch đàn ở Đông Nam Bộ
Bảng 1. Danh mục các sinh vật gây bệnh hại bạch đàn ở các tỉnh Đông Nam Bộ

57

TT Tên sinh vật gây bệnh Cây chủ Tên bệnh
Giai đoạn cây
chủ bị hại
Mức độ
nguy
hiểm
1
Cylindrocladium
quinqueseptatum Boediji
& Reisma, tên mới
Cylindrocladium reteaudii
(Bugn) Boesew
E. camaldulensis, E.
pellita, E. tereticornis,
E. urophylla dòng
PN2, dòng U6
Cháy lá bạch
đàn
Rừng trồng và
vườn ươm
+++
2
Cryptosporiopsis

eucalypti Sankaran & B.
Sutton
E. camaldulensis, E.
pellita, E. tereticornis,
E. urophylla dòng
PN2, dòng U6
Đốm lá, khô
cành, ngọn
Rừng trồng và
vườn ươm
+++
3
Phaeophleospora
destructans (M.J. Wingf.
& Crous) Crous, Ferreira
& Sutton
E. camaldulensis E.
urophylla dòng PN2,
dòng U6
Đốm đen lá Rừng trồng và
vườn ươm
++
4
Phaeophleospora
epicocoides (Cooke &
Massee) Walker, Sutton
& Pascoe
E. camaldulensis, E.
urophylla PN2, dòng
U6 và W5

Đốm tím lá Rừng trồng và
vườn ươm
+
5
Mycosphaerella marksii
Carnegie & Keane
E. camaldulensis
Xoăn mép lá Rừng trồng +
6
Coniella australiensis
Petr.
E. camaldulensis,
Đốm lá Rừng trồng +
7
Coniella fragariae
(Oudemans) B. Sutton
E. camaldulensis
Đốm lá Rừng trồng +
8
Pseudocercospora
eucalyptorum Crous,
M.J. Wingf., Marasas &
Sutton
E. camaldulensis
Đốm vàng lá Rừng trồng +
9
Lasiodiplodia
theobromae (Pat) Griff &
Maubl
E. camaldulensis

Loét thân cành Rừng trồng +
10
Cryphonectria cubensis
(Bruner) Hodges
E. urophylla
Loét thân cành Rừng trồng +
11
Cryphonectria gyrosa
(Berk & Br.) Sacc.
E. camaldulensis
Loét thân cành Rừng trồng +

Khu vực Đông Nam Bộ, loài bạch đàn được gây trồng chủ yếu là Bạch đàn trắng E. camaldulensis xuất
xứ Petford. Dịch bệnh phát triển mạnh, nhiều khu rừng trồng bị nhiễm bệnh nặng cây sinh trưởng kém, bị
rụng lá, chết ngọn. Sinh vật gây bệnh cho bạch đàn ở vùng này rất phong phú, có 3 loài nấm gây bệnh nguy
hiểm và có khả năng gây thành dịch là: Cylindrocladium quinqueseptatum, Cryptosporiopsis eucalypti và
Phaeophleospora destructans. Các loài bạch đàn khác như E. tereticornis và E. pellita mức độ bị nhiễm
bệnh nhẹ hơn. Một số dòng bạch đàn U6 và W5 được gây trồng thử nghiệm ở Bầu Bàng, Bình Dương bị
bệnh nặng do nấm Cylindrocladium quinqueseptatum. Các loài nấm gây bệnh khác như: Pseudocercospora
eucalyptorum, Coniella fragariae, Mycosphaerella marksii, Phaeophleospora epicocoides và một nấm gây
bệnh hại thân khác gây bệnh cho bạch đàn nhưng ở mức độ nhẹ, ít ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây
trồng.
Như vậy đối với miền Nam, công tác chọn giống kháng bệnh cho bạch đàn là chọn các dòng có khả năng
chống chịu bệnh hại lá do nấm Cylindrocladium quinqueseptatum, Cryptosporiopsis eucalypti và
Phaeophleospora destructans.
1.2. Sinh vật gây bệnh hại keo ở Đông Nam Bộ

58

Bảng 2. Danh mục các sinh vật gây bệnh hại keo ở các tỉnh Đông Nam Bộ

TT Tên sinh vật gây bệnh Cây chủ Tên bệnh Giai đoạn
cây chủ bị
hại
Mức độ
nguy
hiểm
1
Corticium salmonicolor Berk. &
Br.
Keo lai, Keo tai
tượng
Phấn hồng Rừng trồng +++
2
Lasiodiplodia theobromae
(Pat.) Grif. & Maubl
Keo lai, Keo tai
tượng.
Loét thân cành Rừng trồng +
3
Colletotrichum gloeosporioides
(Penz) Sacc.
Keo lai, Keo tai
tượng, Keo lá
tràm
Đốm lá, loét thân,
cành keo
Rừng trồng +
4
Cephaleuros virescens Kunze
Keo lai, Keo tai

tượng
Gỉ sắt đỏ Rừng trồng +
5
Phomopsis sp.
Keo lai, Keo tai
tượng
Đốm lá keo Rừng trồng +
6
Pestalotiopsis neglecta
Keo lai, Keo tai
tượng, Keo lá
tràm
Đốm lá keo Rừng trồng +
7
Ganoderma tropicum
Keo lai, Keo tai
tượng
Rỗng ruột Rừng trồng +
8
Phellinus pachyphloeus
Keo lai, Keo tai
tượng
Rỗng ruột Rừng trồng +
9
Cytospora sp.
Keo tai tượng
và keo lá tràm
Loét thân Rừng trồng +
10
Macrovalsaria megalospra

(Mont.)
Keo lá tràm và
keo tai tượng
Loét thân Rừng trồng +
11
Nattrassia mangiferea (H. & P.
Syd) Sutton & Dyko
Keo lá tràm và
Keo tai tượng
Loét thân Rừng trồng +
12
Fusarium oxysporum Schlecht.
Keo lai, Keo tai
tượng, Keo lá
tràm
Thối cổ rễ hom Vườn giâm
hom
+
13
Rhizoctonia solani Kuhn
Keo lai Thối cổ rễ hom Vườn giâm
hom
+
14
Oidium spp.
Keo lai, Keo tai
tượng, Keo lá
tràm
Phấn trắng Vườn ươm
và rừng trồng

non
+
15
Meliola spp.
Keo lai, Keo tai
tượng, Keo lá
tràm
Bồ hóng Rừng trồng
và vườn vật
liệu
+
Kết quả điều tra cho thấy ở khu vực Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước) các loài keo
ở giai đoạn vườn ươm và rừng trồng đều bị bệnh ở mức độ rất khác nhau. Các loài Keo tai tượng, Keo lá
tràm và keo lai chỉ bị bệnh phấn hồng do nấm Corticium salmonicolor gây hại ở mức độ nặng khi rừng trồng
khép tán, thường sau 4 năm tuổi. Còn các loại khác như: Lasiodiplodia theobromae, Phomopsis sp.,
Colletotrichum gloeosporioides, Pestalotiopsis neglecta, Ganoderma tropicum, Phellinus pachyphloeus,
Meliola spp, Cytospora sp. và tảo lam Cephaleuros virescens gây bệnh cho các loài keo nhưng ở mức độ
nhẹ, ít ảnh hưởng về sinh trưởng của cây. Các loài nấm khác cũng gặp khá phổ biến ở các vườn ươm các
loại keo như: Fusarium oxysporum, Rhizoctonia solani và Oidium spp. nhưng mức độ ảnh hưởng không lớn
và có thể kiểm soát được bằng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ thông thường.
Như vậy đối với khu vực Đông Nam Bộ công tác chọn giống kháng bệnh cho các loài keo là chọn các
dòng keo có khả năng chống chịu bệnh phấn hồng do nấm Corticium salmonicolor gây hại.
2. Chọn giống bạch đàn sinh trưởng nhanh và kháng bệnh
Các cây trội có sinh trưởng tốt nhất và không bị bệnh trong các rừng trồng bị bệnh đã được tuyển chọn
và nhân hom và đưa vào các khảo nghiệm dòng vô tính để chọn ra các dòng kháng bệnh tốt nhất đưa vào

59

trồng rừng. Sinh trưởng của một số dòng được chọn cùng với 2 dòng kém nhất (dòng 2 và 18) được thể
hiện ở bảng 1. Với mật độ cuối cùng của rừng là 1000 cây/ha (mật độ ban đầu là 1650 cây/ha) thì tăng

trưởng bình quân sau 6,2 năm của dòng SM16 là 40m
3
/ha/năm và dòng SM23 đạt 35,2m
3
/ha/năm. Năm
2005, Bộ Nông nghiệp &PTNT đã công nhận hai dòng SM16 và SM23 là giống tiến bộ kỹ thuật sinh trưởng
nhanh và kháng bệnh cho vùng Đông Nam Bộ.
Bảng 3. Các dòng bạch đàn được chọn theo sinh trưởng và kháng bệnh
(khảo nghiệm 74 tháng tuổi trồng ở Sông Mây, Đồng Nai)
Thể tích
TT
Ký hiệu
dòng
Chỉ số
bệnh
Tỷ lệ
bị
bệnh
(%)
Htb Dtb

Vtb (dm3)

V*%
Tỷ lệ
sống
(%)
Năng
suất
m

3
/ha/n
1 SM16 0,76 54,2 20,0 20,6 333,1 3,5 75,0 40,0
2 SM23 0,07 7,1 20,8 19,6 313,6 3,5 75,0 37,6
3 SM7 0,03 2,0 20,2 19,0 286,2 4,0 58,3 34,3
4 SM3 1,50 95,2 19,3 18,3 253,7 3,9 81,2 30,4
5 SM36 1,38 97,6 17,2 16,3 179,4 4,6 83,3 21,5
48 SM22 3,96 100,0 13,7 9,0 43,6 14,0 52,1 5,2
49 SM2 3,93 100,0 11,6 8,6 33,7 11,4 56,2 4,0
50 SM18 3,94 100,0 10,0 7,4 21,5 13,4 33,3 2,6
Fpr <0.001 <0.001 <0.001
V*: Hệ số biến động thể tích

Bảng 4. Sinh trưởng và chỉ số bệnh của dòng bạch đàn SM7 tại khu khảo nghiệm diện rộng 10 dòng
tại Sông Mây, Đồng Nai (64 tháng tuổi)
TT Ký hiệu
dòng
D1.3
(cm)
Hvn
(m)
Vtb
(dm
3
/cây)

Chỉ số
bệnh
TB
Tỷ lệ bị

bệnh
(%)
Tỷ lệ
sống
(%)*
Năng
suất
m
3
/ha/n
1 W5 14,3 16,0 128,9 0 0 58,8 24,2
2
SM7 13,8 17,0 126,2 0 0 84,6 23,7
3 SM36 14,0 15,6 120,7 1,4 100 60,0 22,6
4 U6 14,2 15,0 118,2 1,5 100 67.5 22,2
5 SM16 13,5 16,4 117,3 1,0 100 80,0 22,0
6 SM23 13,5 16,2 115,9 0,2 16,1 83,3 21,7
7 SM3 13,1 15,1 102,0 1,0 100 66,1 19,1
8 SM42 11,6 15,6 82,2 0,7 62,3 75,0 15,4
9 SM28 11,2 14,9 73,9 1,9 100 83,8 13,9
10 SM33 10,9 14,4 67,8 0,8 79,6 52,5 12,7
* Một số dòng có tỷ lệ sống thấp do bị thỏ rừng cắn, không còn cây trồng dặm


60

Bảng 5. Sinh trưởng và chỉ số bệnh của 70 dòng bạch đàn FORTIP, trong đó có 3 dòng cao sản EF24,
EF39 và EF55 tại khu khảo nghiệm Sông Mây, Đồng Nai (64 tháng tuổi)
Thể tích V


TT Ký hiệu
dòng
D1.3
(cm)
Hvn
(m)
Vtb
(dm
3
/cây)
V*
%
Chỉ số
bệnh
TB
Tỷ lệ bị
bệnh
(%)
Tỷ lệ
sống
(%)
Năng
suất
(m
3
/ha/n
ăm)
1 EF24 16,0 17,7 181,4 7,2 0,1 12,0 78,1 34,5
2 EF39 15,5 16,8 171,5 7,1 0,2 20,0 78,1 32,2
3 EF55 14,6 16,3 147,1 7,8 0,3 29,2 75,0 27,6

4 EF9 14,2 15,4 141,1 8,7 0.4 33,3 81,2 26.5
5 EF32 14,1 15,3 137,8 7,8 0,6 62,5 75,0 25,8
6 EF72 14,3 16,2 136,3 6,9 1,1 91,7 75,0 25,6
7 EF56 13,6 16,2 125,8 7,4 1,1 100 78,1 23,6
8 EF16 13,5 15,6 121,2 7,5 1,2 100 84,4 22.7
9 EF15 13,3 15,5 114,2 6,9 1,3 87,0 71,9 21.4
10 EF8 12,7 15,2 108,9 8,2 1.5 100 71,9 20,4
11 EF4 12,6 15,6 107,8 6,8 1,0 78,6 87,5 20,2
12 EF61 12,9 16,0 107,8 6,7 1,3 100 81,2 20,2
13 EF79 12,6 15,8 106,2 7,5 1,5 100 68,7 19,9
14 EF10 12,9 15,7 105,6 6,9 1,9 100 93,7 19,8
15 EF21 12,6 15,1 102,1 6,8 1,3 100 84,4 19,1
60 EF58 8,5 12,1 42,4 6,4 3,1 100 71,9 8,0
61 EF54 8,6 13,5 41,8 5,3 1,9 100 68,7 7,8
62 EF49 9,2 11,0 39,7 5,4 3,9 100 71,9 7,4
63 EF6 8,6 12,1 39,5 5,5 2,4 100 43,7 7,4
64 EF51 8,2 12,2 35,0 4,8 3,1 100 90,6 6,6
65 EF18 8,2 10,9 32,1 4,9 3,5 100 75,0 6,0
66 EF136 7,7 9,0 25,5 5,9 2,4 100 28,1 4,8
67 EF48 6,6 9,6 19,9 2,7 3,9 100 37,5 3,7
68 EF28 6,1 8,5 18,2 2,7 3,9 100 9,4 3,4
69 EF111 6,2 7,7 13,9 2,9 4,0 100 12,5 2,6
70 EF87 5,4 7,3 8,2 2,5 4,0 100 15,6 1,5
TB 10,8 13,4 74,6
Fpr <0,001 <0,001 <0,001
V*: Hệ số biến động thể tích

61

Sinh trưởng đường kính, chiều cao, thể tích thân cây và cấp bệnh của các dòng bạch đàn trong khu khảo

nghiệm có sự khác biệt rõ rệt. Dòng EF24 chống chịu bệnh tốt, đạt tốc độ sinh trưởng nhanh nhất là
34,5m
3
/ha/năm, trong khi dòng EF87 bị bệnh rất nặng, sinh trưởng chỉ đạt 1,5m
3
/ha/năm. Trong tổng số 70
dòng có 12 dòng có tốc độ tăng trưởng trên 20m
3
/ha/năm. Có 3 dòng có mức độ bị bệnh với chỉ số bệnh rất
thấp, nhỏ hơn 0,5, hình thân đẹp, đó là các dòng: EF24, EF39 và EF55, tăng trưởng bình quân đạt trên
27m
3
/ha/năm nên được đề nghị công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật.
Trên cơ sở hàng chục khảo nghiệm bạch đàn đã được triển khai thực hiện trên khắp cả nước với các kết
quả khả quan, năm 2007, Bộ Nông nghiệp &PTNT đã công nhận bốn dòng vô tính bạch đàn là SM7, EF24,
EF39 và EF55 là giống tiến bộ kỹ thuật sinh trưởng nhanh và kháng bệnh cho vùng Đông Nam Bộ.
3. Chọn giống Keo lai kháng bệnh, sinh trưởng nhanh
Mô hình khảo nghiệm gồm 24 dòng Keo lai được trồng năm 2002, tại Bầu Bàng, Bình Dương trong đó có
8 dòng của do đề tài mới chọn, 14 dòng đã được công nhận và 2 dòng đối chứng Keo tai tượng và Keo lá
tràm. Hai dòng Keo lai là AH7 và AH1 có khả năng sinh trưởng tốt, đạt năng suất trung bình 34,9m
3
/ha/năm
và 30,0m
3
/ha/năm (theo thứ tự). Hai dòng này không bị bệnh phấn hồng. Sinh trưởng của hai dòng Keo lai
AH7 và AH1 tương đương với dòng BV10 và dòng KL14. Dòng AH4 về sinh trưởng đạt tốc độ khá cao, đạt
30,9m
3
/ha/năm, tương đương với dòng AH1 nhưng có hình thân không thẳng.


Bảng 6. Sinh trưởng và chỉ số bệnh của các dòng keo lai AH7 và AH1
tại khu khảo nghiệm Bầu Bàng, Bình Dương (52 tháng tuổi)

V

TT Ký hiệu
dòng
D1.3
(cm)
Hvn
(m)
Vtb
dm
3
/cây
V
%
Chỉ số
bệnh
trung
bình
Tỷ lệ
bị
bệnh
(%)
Tỷ lệ
sống
(%)
Năng
suất

m
3
/ha/
năm
1 AH7 13,3 20,7 151,2 7,5 0 0 90,0 34,9
2 KL14 13,3 18,9 141,1 8,5 0,1 9,0 93,3 32,6
3 AH4 12,8 20,1 133,7 7,4 0,1 9,0 88,3 30,9
4 BV10 12,9 19,9 133,0 7,1 0 0 78,3 30,7
5 AH1 12,6 19,9 130.0 7,6 0 0 65,0 30,0
6 TB11 12,8 18,9 127,8 7,5 0 3,4 91,7 29,5
7 AH5 12,7 18,5 125,1 7,6 0,1 6,3 78,3 28,9
8 TB6 12,6 18,5 123,6 7,4 0,1 8,6 93,3 28,5
9 TB12 12,7 19,0 122,8 7,4 0,1 5,3 93,3 28,3
10 L1 12,7 18,6 122,1 7,2 0,2 16,9 90,0 28,2
11 PV11 12,7 17,8 119,8 7,7 0 5,4 86,7 27,6
12 TB3 12,4 19,3 119,7 7,0 0,1 7,1 88,3 27,6
13 KL2 12,2 18,4 115,0 7,2 0,1 8,6 88,3 26,5
14 AH2 11,9 19,0 111,6 7,3 0,2 20,0 100,0 25,8

62

15 AH3 12,9 18,9 110,1 6,2 0 0 78,3 25,4
16 PV9 12,1 18,0 110,1 7,4 0,1 8,9 93,3 25,4
17 BV33 11,8 18,9 105,5 7,5 0,1 6,5 66,7 24,3
18 BV32 11,8 18,9 105,5 6,6 0 2,2 70,0 24,3
19 TB5 11,7 18,7 104,9 6,9 0,1 8,5 75,0 24,2
20 AH6 11,6 18,7 103,4 6,9 0,1 8,7 68,3 23,9
21 BV16 11,5 18,2 100,3 6,8 0,2 15,6 71,7 23,1
22 AH8 11,7 17,1 96,8 7,1 0,1 13,6 95,0 22,3
23 Amhạt 10,2 15,4 71,1 7,2 0,3 22,5 78,3 16,4

24 Aa hạt 9,1 17,2 60,2 6,2 0,4 42,3 83,3 13,9
T. bình 12,2 18,6 114,9
Fpr <0,001 <0,001 <0,001
Mô hình khảo nghiệm gồm 26 dòng Keo lai được trồng năm 2002, tại Sông Mây, Đồng Nai trong đó có 8
dòng của do đề tài mới chọn, 5 dòng của Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Đông Nam Bộ (TB11,
TB6, TB12, TB3 và TB5), 6 dòng của Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng (BV33, BV10, BV29, BV5 và
BV32), 2 dòng của Phân Viện Lâm nghiệp Nam Bộ (PV9 và PV11), 3 dòng của Công ty nguyên liệu giấy
Đồng Nai (KL14, KL1 và KL2) và 2 dòng đối chứng Keo tai tượng và Keo lá tràm.
Bảng 7. Sinh trưởng và chỉ số bệnh của các dòng keo lai AH7 và AH1 tại khu khảo nghiệm Sông Mây,
Đồng Nai (52 tháng tuổi)
V

TT Ký hiệu
dòng
D1.3
(cm)
Hvn
(m)
Vtb
dm
3
/cây
V
(%)
Chỉ số
bệnh
TB
Tỷ lệ
bị
bệnh

(%)
Tỷ lệ
sống
(%)
Năng
suất
m
3
/ha/
năm
1 KL14 12,4 16,6 105,1 7,3 0 0 90,6 24,3
2 AH7 12,1 16,7 99,6 6,5 0 0 81,3 23,0
3 AH1 11,9 16,1 93,8 7,0 0 0 73,4 21,6
4 PV9 11,9 16,0 93,2 6,9 0 0 95,3 21,5
5 BV33 11,8 16,3 91,6 6,0 0 0 93,7 21,1
6 AH4 11,8 16,7 91,4 6,7 0 5,2 89,1 21,1
7 TB11 11,7 16,2 90,0 6,7 0 0 87,5 20,8
8 TB6 11,6 16,1 87,5 6,4 0 4,6 96,9 20,2
9 TB12 11,4 16,0 87,0 6,5 0 2,0 84,4 20,1
10 AH3 11,6 16,0 86,6 6,3 0 0 89,1 20,0
11 BV10 11,3 16,6 85,2 6,2 0 3,8 81,3 19,7
12 PV11 13,1 15,9 83,9 6,9 0 0 89,1 19,4
13 BV29 11,3 16,0 82,4 6,1 0 0 84,4 19,0
14 L1 11,2 16,0 82,0 6,8 0 1,7 95,3 18,9
15 AH6 11,2 16,4 82,0 5,3 0 0 98,4 18,9

63

16 AH2 11,2 16,0 80.6 6,3 0 0 95,3 18,6
17 AH8 11,0 15,8 79,1 6,6 0 0 96,9 18,3

18 AH5 10,9 15,3 76,3 7,0 0 1,7 93,8 17,6
19 KL2 10,7 16,0 74,9 6,4 0 1,7 93,8 17,3
20 BV5 10,7 15,8 73,3 6,3 0,1 3,6 84,4 16,9
21 BV32 10,5 16,1 71,2 6,0 0 3,3 93,8 16,4
22 BV16 10,3 15,8 67,3 5,9 0 0 89,1 15,5
23 TB5 10,2 15,2 66,9 6,8 0,1 7,7 79,7 15,4
24 TB3 10,1 15,3 65,9 6,3 0,1 3,6 87,5 15,2
25 Am hạt 10,0 14,8 62,9 6,6 0,1 12,3 89,1 14,5
26 Aa hạt 9,0 14,6 48,7 5,6 0,1 4,9 95,3 11,2
TB 11,1 15,9 81.1
Fpr <0,001 <0,001 <0,001

Kết quả cho thấy sinh trưởng về chiều cao, đường kính và thể tích thân cây của các dòng trong khu khảo
nghiệm có sự khác biệt rõ rệt. Hai dòng Keo lai do đề tài tuyển chọn và khảo nghiệm là AH7 và AH1 có khả
năng sinh trưởng đạt năng suất trung bình 24,4m
3
/ha/năm và 23,0m
3
/ha/năm (theo thứ tự). Dòng AH7 và
AH1 với mức sinh trưởng chỉ đạt như ở trên, so với mặt bằng chung thì chưa đạt nhưng mô hình này được
khảo nghiệm trên lập địa có tầng đất rất mỏng, sỏi đá nhiều trên bề mặt, đất nghèo chất dinh dưỡng sau hai
chu kỳ kinh doanh bạch đàn liên tiếp nên sức sinh trưởng của tất cả các dòng keo lai ở mô hình này đều
thấp. Tuy vậy, sinh trưởng của hai dòng AH7 và AH1 vẫn cao hơn nhiều so với các dòng Keo lai đã được
công nhận giống tiến bộ kỹ thuật và giống quốc gia như các dòng BV và các dòng TB. Năm 2007, Bộ Nông
nghiệp &PTNT đã công nhận hai dòng Keo lai là AH1 và AH7 là giống tiến bộ kỹ thuật cho vùng Đông Nam
Bộ.
4. Chọn giống Keo lá tràm kháng bệnh, sinh trưởng nhanh
Mô hình khảo nghiệm gồm 9 dòng Keo lá tràm diện tích 0,5ha, khảo nghiệm được trồng năm 2001 tại
Sông Mây, Đồng Nai. Kết quả cho thấy sinh trưởng của tất cả các dòng Keo lá tràm sau hơn 5 năm tuổi đều
đạt ở mức cao trên 20m

3
/ha/năm và không bị bệnh phấn hồng. Hai dòng đạt năng suất cao nhất là AA15 và
AA9 có sức sinh trưởng đạt 33,6m
3
/ha/năm và 32,7m
3
/ha/năm (theo thứ tự). Hai dòng này đã được công
nhận là giống tiến bộ kỹ thuật. Hai dòng AA5 và AA7 đều có sinh trưởng nhanh song dạng thân không đẹp,
nhiều cành nhánh nên đã không được lựa chọn.
Bảng 8. Sinh trưởng và chỉ số bệnh của các dòng Keo lá tràm khảo nghiệm
tại Sông Mây, Đồng Nai (64 tháng tuổi)
V

TT Ký hiệu
dòng
D1.3
(cm)
Hvn
(m)
Vtb
(dm
3
/cây)
V
(%)
Chỉ số
bệnh
TB
Tỷ lệ
bị

bệnh
(%)
Tỷ lệ
sống
(%)
Năng
suất
m
3
/ha/
năm
1 AA5 15,5 17,1 191,4 7,8 0 0 65,6 35,9
2 AA15 16,0 17,8 179,4 6,2 0 0 75,0 33,6
3 AA7 15,9 17,6 178,0 10,5 0 3,8 43,7 33,4
4 AA9 15,6 17,8 174,2 7,2 0 0 81,2 32,7
5 AA10 14,7 17,0 148,9 7,2 0,1 10,5 56,2 27,9

64

6 AA11 14,4 16,5 138,3 6,9 0,1 9,5 59,4 25,9
7 AA12 13,4 17,1 121,7 6,0 0,2 14,8 62,5 22,8
8 AA3 13,2 17,0 120,9 6,5 0,2 14,8 84,4 22,7
9 AA4 13,1 16,1 114,9 7,1 0 4,8 84,4 21,5
T. bình 14,7 17,1 152,0
Fpr <0,001 <0,001 <0,001
Mô hình khảo nghiệm gồm 13 dòng Keo lá tràm mới được tuyển chọn, 3 dòng Keo lai, 1 dòng Keo tai
tượng từ hạt và 1 dòng Keo lá tràm từ hạt làm đối chứng. Kết quả cho thấy sinh trưởng đường kính, chiều
cao và thể tích thân cây của các dòng Keo lá tràm trong khu khảo nghiệm có sự khác biệt rõ rệt. Sau hơn ba
năm khảo nghiệm, trên lập địa phù sa cổ ở Minh Đức, Bình Phước, hai dòng Keo lá tràm sinh trưởng nhanh,
thân thẳng, đẹp, không bị bệnh là AA1 và AA9 đạt 25,7m

3
/ha/năm và 25,3m
3
/ha/năm (theo thứ tự). Như vậy
dòng Keo lá tràm AA9 đều sinh trưởng tốt trên lập địa nghèo chất dinh dưỡng, đồi gò vùng Sông Mây, Đồng Nai
và trên lập địa phù sa cổ, bạc màu.

Bảng 9. Sinh trưởng và chỉ số bệnh của các dòng Keo lá tràm khảo nghiệm tại Minh Đức,
Bình Phước (40 tháng tuổi)
V

TT Ký hiệu
dòng
D1.3
(cm)
Hvn
(m)
Vtb
(dm
3
/c)
V
(%)
Chỉ số
bệnh
trung
bình
Tỷ lệ
bị
bệnh

(%)
Tỷ lệ
sống
(%)
Năng
suất
m
3
/ha/
năm
1 AH7 13,0 15,0 102,9 6,7 0 0 55,0 30,9
2 AH6 13,1 14,2 97,6 5,0 0,01 2,74 78,7 29,3
3 TB12 12,9 13,7 93,5 6,9 0,01 1,41 77,5 28,1
4 A.m hạt 12,9 12,7 91,4 7,3 0,02 1,37 80,0 27,4
5 AA1 12,0 14,9 85,7 5,5 0,01 2,82 73,7 25,7
6 AA9 11,9 14,8 84,2 5,6 0,01 1,37 82,5 25,3
7 AA5 11,7 13,0 74,4 6,5 0,01 1,32 78,7 22,3
8 AA7 10,9 13,1 63,8 5,9 0,03 2,67 63,7 19,1
9 AA8 10,9 12,5 61,1 5,9 0,07 5,48 80,0 18,3
10 AA12 10,2 13,5 58,2 6,0 0,03 2,74 68,7 17,5
11 AA11 10,5 12,9 57,9 5,7 0,03 2,67 72,5 17,4
12 AA4 10,5 12,4 55,2 5,4 0,02 2,82 67,5 16,6
13 AA2 10,2 12,5 52,8 5,7 0,01 1,49 77,5 15,8
14 AA10 10,3 11,5 51,7 5,8 0,02 1,30 80,0 15,5
15 AA14 10,2 11,8 51,4 5,5 0,05 4,23 72,5 15,4
16 AA3 9,9 11,4 47,9 5,6 0,04 3,90 87,5 14,4
17 AA6 9,4 9,9 36,9 5,0 0,05 4,00 78,7 11,1
18 Aa hạt 7,7 9,2 23,8 4,6 0,02 1,41 68,7 7,1
T.Bình 11,0 12,7 66,1
Fpr <0,001 <0,001 <0,001


65


IV. KẾT LUẬN
Bốn dòng vô tính Bạch đàn (SM7, EF24, EF39 và EF55), hai dòng Keo lai (AH1 và AH7) và 3 dòng Keo
lá tràm (AA1, AA9 và AA15) đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật với những đặc điểm sau:
Dòng Bạch đàn SM7: Thuộc loài Bạch đàn E. brassiana, xuất xứ Jackey (13874); sinh trưởng nhanh
trên lập địa thoái hóa, nghèo chất dinh dưỡng của vùng đồi gò Sông Mây, Đồng Nai. Sau 100 tháng tuổi,
sinh trưởng của dòng SM7 đạt năng suất 36,6 m
3
/ha/năm ở mô hình khảo nghiệm. Khi trồng diện rộng, sau
64 tháng tuổi đạt năng suất 23,7 m
3
/ha/năm. Khi trồng ở mô hình khảo nghiệm và trồng trên diện rộng dòng
bạch đàn SM7 không bị bệnh. So sánh khả năng sinh trưởng của dòng SM7 tương đương với các dòng đã
được công nhận giống như U6, W5, SM16 và SM23. Nguồn giống để trồng rừng được sản xuất bằng giâm
hom.
Dòng Bạch đàn EF24: Thuộc loài Bạch đàn trắng E. camaldulensis được dẫn dòng từ gia đình có ký
hiệu lô hạt 15827, xuất xứ Kennedy Creek. Dòng có khả năng sinh trưởng nhanh, bị bệnh rất nhẹ, bị hại một
số lá già ở phần dưới của tán lá, không bị các loài nấm nguy hiểm như: Cylindrocladium quinqueseptatum,
Cryptosporiopsis eucalypti và Phaeophleospora destructans gây hại. Trong mô hình khảo nghiệm dòng tại
Sông Mây, Đồng Nai, dòng EF24 đạt năng suất 34,5 m
3
/ha/năm sau 64 tháng khảo nghiệm. Nguồn giống để
trồng rừng được sản xuất bằng giâm hom.
Dòng Bạch đàn EF39: Thuộc loài Bạch đàn trắng E. camaldulensis được dẫn dòng từ gia đình có ký
hiệu lô hạt 18276, xuất xứ Laura River. Dòng có khả năng sinh trưởng nhanh, bị bệnh rất nhẹ, bị hại một số
lá già ở phần dưới của tán lá, không bị các loài nấm nguy hiểm như: Cylindrocladium quinqueseptatum,
Cryptosporiopsis eucalypti và Phaeophleospora destructans gây hại. Trong mô hình khảo nghiệm dòng tại

Sông Mây, Đồng Nai, dòng EF39 đạt năng suất 32,2 m
3
/ha/năm sau 64 tháng khảo nghiệm. Nguồn giống để
trồng rừng được sản xuất bằng giâm hom.
Dòng Bạch đàn EF55: Thuộc loài Bạch đàn trắng E. camaldulensis được dẫn dòng từ gia đình có ký
hiệu lô hạt 18242, xuất xứ Kennedy River. Dòng EF55 có khả năng sinh trưởng nhanh, bị bệnh rất nhẹ, bị
hại một số lá già ở phần dưới của tán lá, không bị các loài nấm nguy hiểm như: Cylindrocladium
quinqueseptatum, Cryptosporiopsis eucalypti và Phaeophleospora destructans gây hại. Trong mô hình khảo
nghiệm dòng tại Sông Mây, Đồng Nai, dòng EF55 đạt năng suất 27,6 m
3
/ha/năm sau 64 tháng khảo nghiệm.
Nguồn giống để trồng rừng được sản xuất bằng giâm hom.
Dòng Keo lai AH1: Có dáng thân thẳng, chiều cao dưới cành lớn, có lá nhỏ và thưa vì vậy nên ít bị ảnh
hưởng của gió. Do tán lá thưa nên điều kiện thông gió được đảm bảo và không tích lũy độ ẩm nên dễ dàng
tránh được xự xâm nhiễm của nấm Corticium salmonicolor gây bệnh phấn hồng rất nguy hiểm cho Keo tai
tượng và Keo lai. Sinh trưởng của dòng keo này tại khu khảo nghiệm Bình Dương nhỏ hơn một chút so với
dòng BV10 những vẫn cao hơn các dòng BV khác và các dòng TB, đạt 30,0 m
3
/ha/năm. Khi khảo nghiệm
trên lập địa có tầng đất mỏng, nghèo chất dinh dưỡng và sau chu kỳ kinh doanh Bạch đàn như ở Đồng Nai,
dòng AH1 sinh trưởng chậm hơn so với mô hình ở Bình Dương nhưng vẫn cao hơn các dòng BV và các
dòng TB; sinh trưởng của dòng AH1 trên lập địa này cũng đạt 21,6 m
3
/ha/năm. Nguồn giống để trồng rừng
được sản xuất bằng giâm hom.
Dòng Keo lai AH7: Có dáng thân thẳng, chiều cao dưới cành lớn, có lá nhỏ và thưa vì vậy nên ít bị ảnh
hưởng của gió. Do tán lá thưa nên điều kiện thông gió được đảm bảo và không tích lũy độ ẩm, dễ dàng
tránh được sự xâm nhiễm của nấm Corticium salmonicolor gây bệnh phấn hồng rất nguy hiểm cho Keo tai
tượng và Keo lai. Sinh trưởng tại Bình Dương vượt trội các dòng BV và TB, đạt 34,9 m
3

/ha/năm. Khi khảo
nghiệm trên lập địa có tầng đất mỏng, nghèo chất dinh dưỡng và sau nhiều chu kỳ kinh doanh bạch đàn tại
Sông Mây, Đồng Nai dòng AH7 sinh trưởng chậm hơn nhưng cũng vẫn vượt trội hơn các dòng BV và các
dòng TB, sinh trưởng của dòng AH7 trên lập địa này cũng đạt 23,0 m
3
/ha/năm. Nguồn giống để trồng rừng
được sản xuất bằng giâm hom.
Dòng Keo lá tràm AA1: Được khảo nghiệm ở Minh Đức, Bình Phước, sau hơn 3 năm tuổi, sinh trưởng
của dòng Keo lá tràm AA1 đạt 25,7m
3
/ha/năm. Dòng Keo lá tràm AA1 có thân thẳng, chiều cao dưới cành
lớn và không bị bệnh phấn hồng. Nguồn giống để trồng rừng được sản xuất bằng giâm hom.
Dòng Keo lá tràm AA9: Được khảo nghiệm trên hai địa điểm Sông Mây, Đồng Nai và Minh Đức, Bình
Phước. Tốc độ sinh trưởng của dòng AA9 đạt 32,7m
3
/ha/năm sau hơn 5 năm tuổi tại Sông Mây và đạt
25,3m
3
/ha/năm sau hơn 3 năm tuổi tại Minh Đức, Bình Phước. Dòng Keo lá tràm AA9 không bị bệnh phấn
hồng. Nguồn giống để trồng rừng được sản xuất bằng giâm hom.

66

Dòng Keo lá tràm AA15: Dòng Keo lá tràm AA15 được khảo nghiệm ở Sông Mây, Đồng Nai, sau hơn 5
năm tuổi, sinh trưởng của dòng Keo lá tràm AA15 đạt 33,6 m
3
/ha/năm. Dòng AA15 có thân thẳng, chiều cao
dưới cành lớn và không bị bệnh phấn hồng. Nguồn giống để trồng rừng được sản xuất bằng giâm hom.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Burley, J. and P.J. Wood, 1976. A Manual on Species and Provernance Research with Particular
Referrence to the Tropic. Oxford Commonwealth Forestry Institute.
Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1992. Cơ cấu giống Bạch đàn và tình hình nấm bệnh hiện nay. Tạp chí Lâm
nghiệp, 5/1992, 24-26.
Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2000. Chọn giống Bạch đàn Eucalyptus theo sinh trưởng và kháng bệnh ở Việt
Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 112 trang.
Nguyễn Hoàng Nghĩa, K.M. Old, 1997. Variation in Growth and Disease Resistance of Eucalyptus
Species and Provenances Tested in Vietnam. Proceedings of the IUFRO Conference on Silviculture and
Improvement of Eucalypts. Brazil, 1997, 416-422.
Old, K.M. et al 2000. A Manual of Diseases of Tropical Acacias in Australia, South-East Asia and India.
CFOR, Indonesia.
Sharma, J.K., 1994. Pathological Investigations in Forest Nurseries and Plantations in Vietnam. FAO
VIE/92/022. Hanoi, Vietnam. 46p.
Phạm Quang Thu, 2002. Bệnh cây bạch đàn và quản lý dịch bệnh. Tạp chí nông nghiệp và phát triển
nông thôn, 4: 330-331.
William, E.R. and A.C. Matheson 1994. Experimental Design and Analysis for Use in Tree Improvement.
CSIRO, Melbourn and ACIAR 174pp
SELECTION OF DISEASE RESISTANT EUCALYPT AND ACACIA CLONES WITH HIGH
PRODUCTIVITY

Nguyen Hoang Nghia, Pham Quang Thu, Nguyen Van Chien
Forest Science Institute of Vietnam

SUMMARY
“Plus trees” with the best growth and without disease damage have been selected from plantations and
propagated by cuttings, then put into clonal tests in order to choose the best disease resistant clones for
plantations. The first clonal trial was established in 1998 with 49 clones of 3 eucalypt species (E. brassiana,
E. camaldulensis and E. tereticornis) with E. brassiana seed as control. With suggested final density 1000
stem/ha (initial density was 1650 stem/ha) after 6.2 year the clone SM16 gave the mean annual increment
for volume of 40 m

3
/ha/yr and clone SM23 gave 35,2 m
3
/ha/yr. In 2005, MARD approved two eucalypt clones
SM16 and SM23 as technical achievements for Southeast Vietnam. The 64 month old trial included 70
clones showed 3 clones EF24, EF39 and EF55 have very low disease damage (damage index less than 0.5)
and good stem form, with mean annual increment more than 27 m
3
/ha/yr. In 2007, four clones: SM7, EF24,
EF39 and EF55 were approved by the MARD as technical achievements for Southeast Vietnam.
The trial including 24 acacia hybrid clones (8 new clones and 14 clones approved by MARD, 2 control),
established in Bau Bang (Binh Duong province) in 2002 showed that the two clones AH7 and AH1 reached
high growth with annual increment of 34,9 m
3
/ha/yr and 30,0 m
3
/ha/yr without any pink disease. Growth of
AH1 and AH7 clones are similar to BV10 and KL14 (clones approved by MARD). The trial with 26 acacia
hybrid clones, established in 2002 in Song may (Dong Nai province) also showed high growth of AH7 and
AH1 clones, with 24,4 m
3
/ha/yr and 23,0 m
3
/ha/yr respectively. In 2007, the two clones AH1 and AH7 were
approved by MARD as technical achievements (disease resistant and fast growing breeds) for Southeast
Vietnam.
The trial including 9 A. auriculiformis clones has been established in 2001 in Song May (Dong Nai). After
5 years all clones showed mean annual increment more than 20 m
3
/ha/yr and not attacked by pink disease,

of which the best two clones AA15 and AA9 showed mean annual increment of 33,6 m
3
/ha/yr and 32,7

67

m
3
/ha/yr. The trial established with 13 clones on old alluvium site at Minh Duc (Binh Phuoc province) showed
that the best two clones are AA1 and AA9 with mean annual increment of 25,7 m
3
/ha/yr and 25,3 m
3
/ha/yr. In
2007, the two clones AA1 and AA9 were approved by MARD as technical achievements (disease resistant
and fast growing breeds) for Southeast Vietnam.
Key words: Acacia, eucalypt, disease,

×