Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

nghiên cứu chọn lọc lai tạo giống bạch đàn có năng xuất gỗ cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 37 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU CÂY NGUYÊN LIỆU GIẤY

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2010
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC, LAI TẠO GIỐNG BẠCH ĐÀN
NĂNG SUẤT GỖ CAO
Cơ quan chủ quản: BỘ CÔNG THƯƠNG
Cơ quan chủ trì: VIỆN NC CÂY NL GIẤY
Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Đức Thế
8681
Phú Thọ, 2009
BỘ CÔNG THƯƠNG
TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU CÂY NGUYÊN LIỆU GIẤY








BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2010


Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC, LAI TẠO GIỐNG
BẠCH ĐÀN NĂNG SUẤT GỖ CAO










Cơ quan chủ quản:
Cơ quan chủ trì:
Chủ nhiệm:
BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NC CÂY NGUYÊN LIỆU GI
ẤY
ThS. Nguyễn Đức Thế








PHÚ THỌ, 2010




MỤC LỤC


TÓM TẮT BÁO CÁO i
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ii
PHẦN I. TỔNG QUAN 1
1.1. Cơ sở pháp lý 1
1.2. Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu 1
1.2.1. Tính cấp thiết 1
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Địa điểm, đối tượng và nội dung nghiên cứu 3
1.3.1. Địa điểm nghiên cứu 3
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.3. Nội dung nghiên cứu 3
1.4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4
1.4.1. Trên thế giới 4
1.4.2. Ở Việt Nam 5
PHẦN 2. THỰC NGHIỆM 7
2.1. Phương pháp 7
2.1.1. Phương pháp chọn lọc cây trội và dẫn dòng vô tính 7
2.1.2. Phương pháp xác định mùa ra hoa, kết quả 10
2.2. Kết quả và thảo luận 11
2.2.1. Chọn lọc cây trộ
i và dẫn dòng vô tính bạch đàn 11
2.2.2. Mùa ra hoa, kết quả của Bạch đàn nâu (E.urophylla) 18
2.2.3. Kỹ thuật thu phấn và bảo quản hạt phấn 20
2.2.4. Kỹ thuật thụ phấn bạch đàn 26
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 30
3.1. Kết luận 30
3.2. Kiến nghị 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
PHỤ BIỂU: BẢ

NG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CÂY TRỘI 32



i

TÓM TẮT BÁO CÁO
Bạch đàn là một trong những loài cây trồng rừng chính của nước
ta, đặc biệt với ngành giấy, gỗ bạch đàn chiếm hơn 50% trong tổng
lượng gỗ nguyên liệu chế biến bột giấy. Trong những năm qua, công tác
cải thiện giống bạch đàn đã tập trung vào việc chọn lọc cây trội và khảo
nghiệm dòng vô tính, nhờ đó đã tìm được những giống mớ
i, góp phần
gia tăng nhanh chóng diện tích rừng trồng dòng vô tính. Cũng vì thế mà
nguồn biến dị tổ hợp của các loài bạch đàn suy giảm nhiều và dẫn đến
hạn chế chọn được giống mới bằng con đường chọn lọc cây trội từ
những biến dị có sẵn trong tự nhiên.
Được sự đồng ý của Bộ Công thương, Viện nghiên cứu cây
nguyên liệu giấy bắt đầ
u triển khai đề tài “Nghiên cứu chọn lọc, lai tạo
giống bạch đàn năng suất gỗ cao”. Năm 2010 đã thu được những kết quả
sau: Chọn lọc được 9 cây trội Bạch đàn nâu (Eucalyptus urophylla); tạo
được 32 cây chiết từ 6 cây trội để dẫn dòng vô tính về vườn tập hợp
giống công tác; Đã xác định được cây Bạch đàn nâu ở các tỉnh Tuyên
Quang, Phú Thọ và Vĩnh Phúc có mùa ra hoa và kết quả t
ừ tháng 5 vào
kéo dài đến tháng 10 hằng năm; Đã xác định được kỹ thuật thu hái và
bảo quản hạt phấn Bạch đàn nâu; Đã xác định được kỹ thuật thụ phấn có
kiểm soát với Bạch đàn nâu.
Dù đã hoàn thành các công việc của năm 2010 theo cam kết với cơ

quan chủ quản, nhưng với mong muốn đẩy mạnh nghiên cứu cải thiện
giống bạch đàn, nâng cao năng suấ
t rừng trồng, góp phần nâng cao hiệu
quả kinh tế, xã hội và môi trường vùng nông thôn miền núi, Viện nghiên
cứu cây nguyên liệu giấy kính đề nghị và rất mong được Bộ Công
thương tiếp tục đầu tư vốn cho các nội dung nghiên cứu của đề tài.


ii

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH


Bảng 2. 1. Cây trội Bạch đàn nâu (E. urophylla) chọn năm 2010 12
Bảng 2. 2. Thống kê số cây Bạch đàn nâu (E.urophylla) theo quá trình
hình thành, phát triển của nụ và hoa 18
Bảng 2. 3. Tỷ lệ hạt phấn Bạch đàn nâu nảy mầm 25

Hình 2. 1. Cây trội Bạch đàn nâu VX03 (Vạn Xuân - Phú Thọ) 13
Hình 2. 2. Cây trội Bạch đàn nâu VX07 (Vạn Xuân - Phú Thọ) 14
Hình 2. 3. Vết khoanh vỏ chiết cành tạ
o cây vô tính 16
Hình 2. 4. Tạo bầu cây chiết 17
Hình 2. 5. Nụ hoa Bạch đàn nâu (màu xanh nhạt) 19
Hình 2. 6. Nụ hoa sắp nở (màu vàng nhạt) và hoa Bạch đàn nâu (nắp nụ
đã rụng khỏi hoa) 19
Hình 2. 7. Bông hoa Bạch đàn nâu (Nhụy hoa ở giữa; Nhị hoa ở xung
quanh) 21
Hình 2. 8. Bọc nụ hoa sắp nở bằng túi ni lông và cắm vào xô nước 22
Hình 2. 9. Mở túi ni lông và cắt nhữ

ng bông hoa đã nở 23
Hình 2. 10. Đặt các bông hoa vào bình hút ẩm kín khí 24


1

PHẦN I. TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở pháp lý
Đề tài "Nghiên cứu chọn lọc, lai tạo giống bạch đàn năng suất gỗ
cao" được thực hiện dựa trên các căn cứ pháp lý sau:
- Quyết định số 6228/QĐ-BCT ngày 10/12/2009 của Bộ trưởng
Bộ Công thương về việc đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công
nghệ năm 2010.
- Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ s

16.10.RD/HĐ-KHCN ký ngày 01/02/2010 giữa Bộ Công thương và
Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy.
- Quyết định số 17/VNC-QĐ.KHTH ngày 04/02/2010 của Viện
trưởng Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy về việc giao nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ năm 2010.
1.2. Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Tính cấp thiết
Bạch đàn là một trong những loại cây trồng chính ở nước ta. Đặc
biệt với ngành công nghi
ệp sản xuất giấy, hiện nay gỗ bạch đàn được sử
dụng chế biến bột giấy chiếm tỷ lệ gần 50% trong tổng số gỗ nguyên liệu
và có một số công ty lâm nghiệp chỉ sử dụng bạch đàn để trồng rừng.
Hơn 10 năm qua, công tác cải thiện giống bạch đàn đã chú trọng
vào việc chọn lọc dòng vô tính từ những rừ
ng trồng thuần loài, bằng

cách đó đã tìm được những giống như PN2, PN14, PN3d, PN46, PN47,
PN54, PN108, PN116 , những giống này có sức sinh trưởng, phát triển
tốt ở nhiều vùng sinh thái, góp phần tăng năng suất rừng trồng bạch đàn
lên gấp đôi, gấp ba những năm 1980. Nhưng vì diện tích trồng bạch đàn


2

đã được "vô tính hóa" rất nhiều, làm cho nguồn biến dị tổ hợp đã cạn
kiệt, dẫn đến hạn chế hiệu quả công tác chọn lọc dòng vô tính từ nguồn
biến dị này.
Bắt đầu từ những năm 1990, các kỹ thuật cơ bản trong lai giống
bạch đàn đã được kế thừa từ những nước tiên tiến và nghiên cứu ứng
dụng vào đi
ều kiện nước ta, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã có
những thành công bước đầu trong việc lai giống bạch đàn và keo, tạo
tiền đề hết sức quan trọng, mở ra hướng đi mới cho hoạt động nghiên
cứu cải thiện giống cây rừng nói chung và bạch đàn nói riêng. Nhờ có lai
giống, đã tạo được nguồn biến dị tổ hợp mới, đó là những tổ hợ
p lai
trong loài và lai khác loài có nhiều triển vọng, đáp ứng tốt cho công tác
chọn lọc dòng vô tính. Chọn lọc dòng vô tính từ những tổ hợp bạch đàn
lai đã thu được một số giống mới có năng suất vượt trội so với các giống
cũ.
Tóm lại, lai giống và chọn lọc giống lai đang là hướng nghiên cứu
mới, có nhiều triển vọng trong thực tiễn công tác cải thiện giống bạch
đàn. Vì vậy, đề tài "Nghiên cứu chọn lọc, lai tạo giống bạch đàn năng
suất gỗ cao" cần được triển khai.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.2.1. Mục tiêu từ năm 2010 - 2015

Chọn lọc, lai tạo được giống bạch đàn mới thích nghi với điều
kiện lập địa vùng nguyên liệu giấy Trung tâm, có năng suất gỗ rừng
trồng cao.
1.2.2.2. Mục tiêu năm 2010
- Chọn được cây trộ
i Bạch đàn nâu (Eucalyptus urophylla) làm bố
mẹ cho các phép lai giống.


3

- Dẫn được dòng vô tính của cây trội Bạch đàn nâu về vườn tập
hợp giống công tác.
- Xác định được mùa ra hoa, kết quả của Bạch đàn nâu ở các tỉnh
Tuyên Quang, Phú Thọ và Vĩnh Phúc.
- Thu hái và bảo quản được hạt phấn Bạch đàn nâu.
- Xác định được kỹ thuật thụ phấn Bạch đàn nâu.
1.3. Địa điểm, đối tượng và nội dung nghiên cứu
1.3.1. Địa điể
m nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu đã được thực hiện tại các huyện Sơn
Dương (tỉnh Tuyên Quang), huyện Sông Lô và Lập Thạch (tỉnh Vĩnh
Phúc), huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa, Tam Nông, Thanh Thủy, Phù Ninh
và Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ).
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu
Loài Bạch đàn nâu (Eucalyptus urophylla ST.Blake) trồng ở các
tỉnh vùng Trung tâm Bắc bộ.
1.3.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đã đặt ra cho năm 2010, đề tài tiến hành
nghiên cứ

u bốn nội dung chính sau:
- Chọn lọc cây trội và dẫn dòng vô tính cây Bạch đàn nâu.
- Nghiên cứu xác định mùa ra hoa, kết quả của Bạch đàn nâu.
- Nghiên cứu kỹ thuật thu hái và bảo quản hạt phấn.
- Nghiên cứu kỹ thuật thụ phấn bạch đàn có kiểm soát.



4

1.4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.4.1. Trên thế giới
Với sự phát triển của khoa học chọn giống và công nghệ sinh học,
người ta có thể tạo ra nhiều dạng cây trồng mới bằng các con đường
khác nhau như gây đột biến, đa bội hóa, biến nạp gen v.v Song lai
giống và chọn lọc cây lai vẫn là phương pháp chủ yếu để tạo ra các
giống cây trồng mới có năng suất cao. Có thể nói hơn m
ột nửa số giống
có năng suất cao đang được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp là các
giống lai (Lê Đình Khả, 2006). Vì thế, tạo và sử dụng giống lai đang là
mối quan tâm hàng đầu của các nhà chọn giống nông lâm nghiệp trên thế
giới.
Trước đây, lai giống cây rừng chủ yếu phát triển ở châu Âu, hiện
nay lai giống và giống lai trong lâm nghiệp đang được sử dụng ở nhiề
u
nước. Riêng Brazil đến năm 1987 đã có hơn 5.000 dòng vô tính Bạch
đàn lai được tạo ra với 126 triệu cây hom của giống lai Eucalyptus
urophylla x E.grandis (Campinhos.E and Ikemori.Y.K, 1988).
Để tạo được cây lai, việc đầu tiên là phải chọn được cây bố mẹ.
Muốn tổ hợp được các đặc tính di truyền mong muốn ở cây lai, cần chọn

các cây trội có các tính trạng mong muốn ở mức cao nhất làm cây bố mẹ
để lai giống với nhau. Hiện nay người ta có thể
ứng dụng các phương
pháp chỉ thị phân tử vào chọn cặp bố mẹ lai theo mối quan hệ huyết
thống giữa các loài, xuất xứ, các cá thể v.v như các phương pháp
Isozyme, đa hình chiều dài đoạn cắt giới hạn RFLP (Restriction
Fragment Length Polymorphism) và các kỹ thuật dựa trên phản ứng
chuỗi trùng hợp PCR (Polymerase Chain Reaction) với các mồi nhân bản
khuyếch đại ADN ngẫu nhiên RADP (Random Amplified Polymorphism
DNA). Các phương pháp chỉ thị phân tử cho ta biết bản chấ
t quan hệ


5

huyết thống giữa những loài, xuất xứ hoặc cá thể sẽ được chọn làm bố
mẹ lai, giúp các nhà chọn giống loại bỏ nhanh và chính xác các cây có
quan hệ di truyền quá gần gũi trong xây dựng vườn giống (Nybom.H,
Schal.B.A, 1990; Richar.G, Olmstead, Jeffrey.D, Palmer, 1994).
Khi lai khác loài, bố mẹ càng gần gũi về quan hệ di truyền càng dễ
thành công. Nhưng khi lai trong loài lại đòi hỏi bố mẹ có quan hệ xa
nhau mới tạo được ưu thế lai. Ưu thế lai chỉ
có thể tạo ra khi bố mẹ có
sai khác nhất định về kiểu gen (genotype), khi bố mẹ có quan hệ quá gần
nhau thì khó tạo ra được ưu thế lai, ngược lại bố mẹ quá xa nhau về mặt
di truyền lại không thể lai giống với nhau. Ưu thế lai tối đa phụ thuộc
vào tiềm năng phép lai làm tăng tính dị hợp tại một số locus di truyền
quan trọng. Trong các phép lai tương đối gần (lai trong loài) ưu thế
lai
tối ưu có thể thể hiện khi lai các cá thể khác biệt nhau cho phép làm tăng

tính dị hợp (Henry Robert.J, Mervyn Sepherd, 2000).
1.4.2. Ở Việt Nam
Bạch đàn đang là một trong những cây trồng rừng chính ở nước ta,
công tác khảo nghiệm loài và xuất xứ đã xác định được một số loài có
triển vọng gây trồng như Eucalyptus urophylla, E. camandunensis, E.
grandis Nghiên cứu về giống lai và lai giống cây rừng cũng đã được
thực hiện ở
Việt Nam. Giống lai tự nhiên giữa Bạch đàn caman
(E.camandulensis) với Bạch đàn đỏ (E.robusta) được phát hiện vào cuối
những năm 1960 ở các tỉnh miền Bắc, các giống lai này có thể tích thân
cây cao hơn các loài bố mẹ từ 3-4 lần (Lê Đình Khả, 1970). Trong những
năm 1990, đã phát hiện và chọn được giống Keo lai tự nhiên giữa Keo
tai tượng với Keo lá tràm (A.mangium x A.auriculiformis), một số giống
có năng suất cao g
ấp 2-3 lần giống bố mẹ (Lê Đình Khả, 1999; Lê Đình
Khả, Nguyễn Việt Cường, 2001).


6

Nghiên cứu về lai xa giữa các loài Bạch đàn nâu (E.urophylla),
Bạch đàn trắng (E.camandulensis) và Bạch đàn liễu (E.exerta) đã tạo ra
các tổ hợp lai có năng suất cao 1,5-3 lần các giống bố mẹ (Lê Đình Khả,
Nguyễn Việt Cường, 2001). Một số giống lai xa giữa Keo tai tượng với
Keo lá tràm có ưu thế lai cũng được tạo ra trong những năm gần đây nhờ
lai xa (Nguyễn Việt Cườ
ng, 2003; Nghiêm Quỳnh Chi, 2003; Nguyễn
Việt Cường, 2006).
Tiến hành lai giống giữa các loài bạch đàn sẽ tạo được giống lai,
là nguồn cung cấp vật liệu chọn lọc giống có ưu thế lai về sinh trưởng và

chất lượng cho trồng rừng.
Mặc dù công tác lai giống bạch đàn đã đạt được nhiều kết quả khả
quan xong vẫn còn có những tồn tại như số lượng tổ h
ợp lai có triển
vọng cho sản xuất vần còn ít. Những tồn tại trên cũng đồng thời là hướng
nghiên cứu sẽ được bổ sung trong đề tài này.



7

PHẦN 2. THỰC NGHIỆM
2.1. Phương pháp
2.1.1. Phương pháp chọn lọc cây trội và dẫn dòng vô tính
2.1.1.1. Phương pháp chọn lọc cây trội
Cây trội Bạch đàn nâu (Eucalyptus urophylla) làm bố mẹ lai
được chọn lọc theo các tiêu chí đánh giá của Quy phạm kỹ thuật xây
dựng rừng giống và vườn giống (QPN 15-93), Quy phạm kỹ thuật xây
dựng rừng giống chuyển hóa (QPN 16-93) và tiêu chuẩn ngành số
04TCN. Nội dung các bước công việc cụ thể
như sau:
Bước 1: Khảo sát sơ bộ khu rừng, tìm cây trội dự tuyển
+ Phối hợp với Công ty lâm nghiệp trên địa bàn các tỉnh Phú
Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang để thu thập thông tin về các lô rừng
trồng Bạch đàn nâu của từng đơn vị. Lập danh sách các lô rừng sinh
trưởng phát triển tốt, không bị sâu bệnh hại để khảo sát thực tế.
+ Mỗi nhóm khảo sát hiện trường rừng trồng gồm t
ừ 3-5 người.
Tuỳ theo từng địa hình cụ thể của mỗi khu rừng, các thành viên của
nhóm lựa chọn vị trí quan sát để có thể phát hiện những cây cao nhất

trong mỗi khu rừng.
+ Sau đó di chuyển đến khu vực đã phát hiện có cây to cao để
quan sát các chỉ tiêu khác và quyết định lựa chọn cây trội dự tuyển.
Cây được xác định là cây trội dự tuyển dựa trên các quan sát ban
đầu về các chỉ tiêu sau: (1) Đường kính thân cây ở vị
trí ngang ngực; (2)
Chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành; (3) Hình dạng tán lá; (4) Độ
thẳng thân cây; (5) Tình trạng sâu bệnh.


8

Bước 2: Chọn cây so sánh hoặc cây kiểm tra
Chọn 5 - 10 cây tốt nhất trong một vòng tròn cách cây trội dự
tuyển khoảng 25 - 30m để làm cây so sánh (cây kiểm tra). Những cây
này không nhất thiết phải có khoảng cách đều nhau so với cây dự tuyển.
Cây so sánh được chọn theo các đặc điểm mong muốn như đối với
cây trội, có tán ở trạng thái ưu thế hoặc đồng ưu thế.
Bước 3: Đo đếm đường kính, chiều cao, tính toán thể tích thân cây
và các chỉ tiêu phụ
Việc đo đếm và tính toán các chỉ tiêu này được thực hiện theo các
phương pháp điều tra, đo đếm truyền thống trong lâm nghiệp:
- Chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành của cây trội và các
cây xung quanh được đo bằng thước đo cao Vertex có độ chính xác 1dm.
- Đường kính thân cây đo ở vị trí cách mặt đất 1,3m (ngang ngực)
bằng thước kẹp kính có độ chính xác 5mm.
- Độ thẳng thân cây trội được chấm điể
m dựa trên số điểm cong có
trên trục dọc thân cây:
+ Không (0) có điểm cong: 4-5 điểm;

+ Có 1 điểm cong: 2-3 điểm;
+ Có hơn 2 điểm cong: 0-1 điểm.
Bước 4: So sánh cây dự tuyển với các cây kiểm tra
Nguyên tắc chung khi đánh giá và cho điểm là tính trạng có giá
trị kinh tế lớn hơn thì có điểm số cao hơn. Tối đa mỗi cây trội dự tuyển
có thể đạt được là 100
điểm (chi tiết xem Phụ lục 01).


9

2.1.1.2. Phương pháp dẫn dòng vô tính của cây trội
Sau khi chọn được cây trội, trên mỗi cây chọn 3-5 cành để tạo cây
chiết. Việc chiết cành tạo cây gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư và cành chiết
+ Dụng cụ chiết cành gồm dàn giáo, dây bảo hiểm và dao chiết.
+ Vật tư gồm túi ni lông, dây buộc bầu, đất bùn trộn với rơm khô.
+ Chọn cành có tuổi từ 1-2 năm, không sâu bệnh để chi
ết.
Bước 2: Chiết cành
+ Vị trí chiết cách đầu cành khoảng 0,8 - 1,5m và có đường kính
khoảng 1,5 - 2,5cm.
+ Dùng dao khoanh 2 vòng tròn quanh cành, khoảng cách giữa 2
vòng khoanh khoảng 2 - 3cm và bóc bỏ lớp vỏ giữa 2 vết khoanh.
+ Cạo sạch nhựa ở vết bóc vỏ.
+ Đắp kín vết khoanh vỏ bằng đất trộn với rơm khô.
+ Dùng túi ni lông bọc kín bầu đất.
Bước 3: Thu nhận cây chiết
+ Sau khi chiết cành được khoảng 20 ngày, mỗi tuần thực hiện
việ

c kiểm tra ra rễ của cành chiết một lần.
+ Khi thấy rễ đã mọc ra gần đến lớp ngoài cùng của bầu đất thì
thực hiện việc cắt cành để thu nhận cây chiết.
+ Cây chiết sau khi cắt tách ra khỏi cây mẹ được vận chuyển về
vườn ươm nuôi dưỡng tiếp trong bầu lớn hơn và khi cây đã sống ổn định
thì đem trồng ở vườn tập hợ
p giống công tác.


10

2.1.2. Phương pháp xác định mùa ra hoa, kết quả
+ Kế thừa có chọn lọc các tài liệu nghiên cứu mô tả về mùa ra hoa,
kết quả của Bạch đàn nâu ở Việt Nam.
+ Khảo sát, thu thập thông tin bổ sung về thời gian bắt đầu xuất
hiện nụ, thời gian nụ sinh trưởng và phát triển thành hoa ở các địa điểm
nghiên cứu.
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật thu hái và bảo quản phấn
hoa
+ Kế th
ừa có chọn lọc các tài liệu nghiên cứu mô tả về kỹ thuật
thu hái và bảo quản phấn hoa bạch đàn của Việt Nam và các nước.
+ Áp dụng thử kỹ thuật mà các nghiên cứu đi trước khuyên dùng
để thu hái phấn hoa của Bạch đàn nâu.
+ Sau khi thu hái, phấn hoa được kiểm nghiệm tỷ lệ nảy mầm.
+ Tổ chức thảo luận, đúc rút cơ sở thực tiễn để xây dựng tài liệ
u
kỹ thuật thực hành thu hái và bảo quản hạt phấn.
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật thụ phấn
+ Kế thừa có chọn lọc các tài liệu nghiên cứu mô tả về kỹ thuật lai

giống bạch đàn có kiểm soát của Việt Nam và các nước.
+ Áp dụng thử một số kỹ thuật lai với Bạch đàn nâu (E.urophylla).
+ Tổ chức thảo luận, đúc rút cơ sở th
ực tiễn để xây dựng tài liệu
kỹ thuật thực hành lai giống.


11

2.2. Kết quả và thảo luận
2.2.1. Chọn lọc cây trội và dẫn dòng vô tính bạch đàn
2.2.1.1. Chọn lọc cây trội Bạch đàn nâu (E.urophylla)
Với mục đích phục vụ các nghiên cứu cải thiện sản lượng gỗ rừng
trồng bạch đàn, đề tài đã tiến hành áp dụng tiêu chuẩn chọn lọc cây trội
cho nhóm cây lấy gỗ. Sơ đồ tiến trình chọn lọc được tóm tắt như
sau:

Bằng cách làm như trên, từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2010, đã tiến
hành khảo sát rừng trồng Bạch đàn nâu (E.urophylla) ở địa bàn các
huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang), huyện Lập Thạch và Sông Lô
(tỉnh Vĩnh Phúc), huyện Đoan Hùng, Tam Nông, Thanh Thủy, Phù Ninh,
Lâm Thao, Thanh Ba và Hạ Hòa (tỉnh Phú Thọ). Kết quả khảo sát cho
thấy, diện tích rừng trồng Bạch đàn nâu (E.urophylla) bằng cây hạt hiện
có trên địa bàn khoảng 400 - 600 ha, chiếm tỷ l
ệ rất ít so với rừng trồng
bằng cây vô tính. Diện tích mỗi lô rừng thường nhỏ hơn 1 - 1,5 ha, trong
số các lô rừng khảo sát, rừng giống fortip Vạn Xuân là lô có diện tích lớn


12


nhất (3 ha). Tuổi cây của các lô rừng chủ yếu là 6 - 8 năm, duy nhất có
rừng giống fortip là cây 15 năm tuổi (trồng năm 1996). Sức sinh trưởng
của các cây nhìn chung không đồng đều, một số cây dự tuyển có chiều
cao gấp 4 - 5 lần cây bên cạnh.
Dựa trên kết quả mục trắc và so sánh với các cây xung quanh, đã
chọn được tổng số 15 cây dự tuyển có hình dáng cân đối, kích thước to
lớn hơn cây xung quanh. Các cây dự tuyển sau đó
đã được đánh giá, bình
tuyển theo thang điểm do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy
định. Căn cứ vào số đo về chiều cao, đường kính thân cây và tổng điểm
của các cây dự tuyển, đề tài đã chọn được 9 cây trội. Đây là những cây
có tổng điểm đánh giá đạt được từ 68 - 95 điểm, chiều cao của các cây
trội từ 18 - 20m, đường kính ngang ngực từ 18 - 19,5cm và độ vượt củ
a
mỗi cây so với quần thể chọn lọc đạt 17,6 - 55,1% (bảng 2.1).
Bảng 2. 1. Cây trội Bạch đàn nâu (E. urophylla) chọn năm 2010
Đường kính Chiều cao
Số hiệu
d
1.3
(cm)
độ vượt (%)
h (m)
độ vượt (%)
VX01 23 29,2 20 29,9
VX02 18 30,4 12 17,6
VX03 29 25,0 23 25,0
VX04 32 39,0 27 34,0
VX05 25 35,0 20 34,0

VX06 27 42,0 21 36,0
VX07 32 42,0 23 28,0
TSDH1 24 55,1 21 37,2
TSDH2 22 46,7 18 22,6



13


Hình 2. 1. Cây trội Bạch đàn nâu VX03 (Vạn Xuân - Phú Thọ)


14



Hình 2. 2. Cây trội Bạch đàn nâu VX07 (Vạn Xuân - Phú Thọ)


15

Tất cả 9 cây trội đều thuộc loài Bạch đàn nâu (Eucalyptus
urophylla), chúng đã được lập hồ sơ quản lý và đề nghị Chi cục Lâm
nghiệp tỉnh Phú Thọ công nhận nguồn giống. Số cây trội này hiện đang
được quản lý, chăm sóc tại nơi mọc (2 cây ở xã Tiêu Sơn - huyện Đoan
Hùng và 7 cây ở rừng giống fortip Vạn Xuân - xã Phương Thịnh - huyện
Tam Nông - tỉnh Phú Thọ), chúng sẽ đượ
c dùng làm cây bố mẹ cho các
nghiên cứu tiếp theo.

Ngoài những cây trội mới chọn lọc kể trên, đề tài cũng đã kế thừa
11 giống bạch đàn của Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã được Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống Tiến bộ kỹ
thuật và giống Quốc gia để nghiên cứu lai giống. Đây là những giống
bạch đàn đã được khảo nghi
ệm dòng vô tính và chúng đã chứng minh
được khả năng di truyền các đặc tính lớn nhanh, kháng sâu bệnh hại cho
hậu thế (dòng vô tính). Trong năm tới trồng mỗi giống bạch đàn này
khoảng 20 - 30 cây làm bố mẹ lai giống.
Như vậy, bằng cách chọn lọc cây trội ở những khu rừng trồng từ
cây hạt và kế thừa kết quả chọn lọc cây trội và khảo nghiệm dòng vô tính
Bạch đàn nâu, đề tài
đã có được giống của 9 cây trội và 11 cây ưu việt
dùng làm bố mẹ Bạch đàn nâu (Eucalyptus urophylla) cho các phép lai.
2.2.1.2. Dẫn dòng vô tính Bạch đàn nâu (E. urophylla)
Dẫn dòng vô tính thường được coi là công việc đơn giản, nhưng
lại có vai trò rất quan trọng, bảo đảm cung cấp được những vật liệu
giống khởi đầu có phẩm chất di truyền giống hệt bố mẹ cho các nghiên
cứu cải thiện giống tiếp theo. Dẫ
n dòng vô tính có thể được thực hiện
bằng nhiều cách khác nhau như chặt hạ cây trội (Nguyễn Thái Ngọc,
1998; Huỳnh Đức Nhân & CS, 2007) hoặc ken vỏ tạo chồi ở đoạn thân
gần gốc (Nguyễn Đức Thế, 2007; Hoàng Ngọc Hải, 2010). Mỗi phương


16

pháp có những ưu nhược điểm riêng, trong trường hợp chặt hạ cây trội sẽ
làm mất cây trưởng thành và cách ken vỏ ở đoạn thân gần gốc chỉ cho
phép thu được chồi non thích hợp với mục đích giâm hom và nuôi cấy

mô.
Nhằm mục đích hạ thấp được chiều cao của cây bố mẹ mà vẫn giữ
nguyên được các đặc tính mong đợi và đồng thời cây con sớm có hoa
phục vụ ho
ạt động nghiên cứu lai giống, đề tài đã áp dụng phương pháp
chiết cành để dẫn dòng cây trội về vườn tập hợp giống.
Trên mỗi cây trội, chọn các cành có kích thước vừa phải (đường
kính từ 1,5 - 2,5 cm, chiều dài từ 0,8 - 1,6 m) và tuổi tương đối của cành
từ 1 - 2 năm. Khi chiết dùng dao khoanh bỏ lớp vỏ và cạo sạch hết nhựa
dưới vỏ rồi đắp kín vết khoanh bằng đất bùn
ẩm trộn với rơm và bọc lại
bằng túi ni lông (Hình 2.3 và hình 2.4).

Hình 2. 3. Vết khoanh vỏ chiết cành tạo cây vô tính


17


Hình 2. 4. Tạo bầu cây chiết
Năm 2010 đã chiết được 54 cành từ 6 cây trội (3 cây còn lại do
quá cao, dàn giáo không tới nên không có chỗ đứng chiết cành). Sau 2
tháng kể từ ngày chiết, có 32 cành chiết ra rễ, đây là những cành nằm ở
phần trên của tán cây (gần phần ngọn), hướng cành xiên lên trời. Những
cành nằm ngang không thấy có biểu hiện hình thành rễ.

Những cành chiết mọc rễ được cắt xuống và tiếp tục nuôi dưỡng
trong các bầu đất lớn hơn để tạo cây trồng ở vườn tập hợp giống. Số cây
chiết dẫn về vườn tập hợp giống công tác sẽ được sử dụng nhằm thay thế
dần các cây trội ngoài rừng để lai giống.



18

2.2.2. Mùa ra hoa, kết quả của Bạch đàn nâu (E.urophylla)
Nắm được mùa ra hoa, kết quả có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
việc nghiên cứu lai giống, nó cho biết thời vụ thu hái hạt phấn, thụ phấn
và thu hái quả lai có phẩm chất di truyền và phẩm chất sinh lý tốt nhất.
Số liệu tổng hợp quá trình hình thành và phát triển của hoa, quả từ
gần 500 cây cá thể của loài Bạch đàn nâu (Eucalyptus urophylla) ở các
địa ph
ương thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ và Vĩnh Phúc theo dõi
từ tháng 01 - 12 năm 2010 được tập hợp ở bảng 2.2 cho thấy nụ hoa bắt
đầu xuất hiện từ khoảng cuối tháng 5 và đầu tháng 6, thời gian sinh
trưởng và phát triển của mỗi nụ kéo dài trong khoảng 2 - 3 tháng. Kích
thước nụ hoa ít có sự biến động giữa các cây cá thể, nhưng trên cùng một
cây có sự khác nhau đáng kể giữa các cành, nụ hái được từ những cành
gần ngọn và nh
ững cành mọc từ thân cây thường có kích thước lớn hơn
nụ mọc từ những cành ở phần dưới tán và những cành thứ cấp.
Bảng 2. 2. Thống kê số cây Bạch đàn nâu (E.urophylla) theo quá
trình hình thành, phát triển của nụ và hoa
Chỉ tiêu thống

Tháng
5
Tháng
6
Tháng
7

Tháng
8
Tháng
9
Tháng
10
1. Tổng số cây
quan sát (cây)
42 67 81 100 100 90
2. Cây có nụ:
- Số cây
- Tỷ lệ %

5
12

43
64

81
100

100
100

100
100

78
87

3. Cây có hoa:
- Số cây
- Tỷ lệ %

0
0

8
12

32
40

84
84

100
100

90
100



19

Màu sắc nụ cũng có sự biến đổi theo thời gian, nụ hoa khi mới
hình thành thường có màu xanh lá cây và duy trì như vậy cho đến lúc nụ
đạt được kích thước tối đa thì bắt đầu nhạt dần, đến khi nụ phát triển
hoàn toàn thành bông hoa thì nắp nụ hoa chuyển hẳn sang màu vàng nhạt

và tách dần khỏi phần đế. Đế nụ chuyển dần từ màu xanh sang màu nâu
(Hình 2.5 và 2.6).

Hình 2. 5. Nụ hoa Bạch đàn nâu (màu xanh nhạt)

Hình 2. 6. Nụ hoa sắp nở (màu vàng nhạt) và hoa Bạch đàn nâu (nắp nụ đã
rụng khỏi hoa)



20

Hoa xuất hiện trên cây từ khoảng giữa tháng 8 đến cuối tháng 10.
Những cây mọc độc lập hoa nở sớm hơn những cây trong lô rừng, chênh
lệch thời gian xuất hiện hoa giữa cây mọc đơn lẻ với cây trong rừng
khoảng 1,5 - 2 tháng. Điều tra khảo sát ở khu vực Công ty lâm nghiệp
Tam Thanh (huyện Tam Nông - Phú Thọ) cho thấy, trong lúc có khoảng
90% số cây mọc đơn lẻ đã cơ bản kết thúc quá trình nở hoa thì mới quan
sát th
ấy có một số ít cây trong rừng bắt đầu có hoa nở. Khoảng thời gian
hoa nở ở những cây mọc đơn lẻ cũng ngắn hơn ở những cây trong rừng,
với cây đơn lẻ khoảng thời gian này kéo dài từ 3 - 4 tuần thì kết thúc,
nhưng với cây trong rừng thường kéo dài từ 4 - 6 tuần. Trong cùng một
lô rừng, những cây ở giữa nở hoa muộn hơn những cây ngoài rìa.
Trên cùng một cây, hoa của những cành phía dưới n
ở rộ trước hoa
của những cành phần đỉnh tán. Giữa các bông hoa trong cùng một cành
hoa và chùm hoa cũng có thời gian nở rộ (tung phấn) khác nhau và gần
như hoa nở tuần tự từng bông.
2.2.3. Kỹ thuật thu phấn và bảo quản hạt phấn

Hoa Bạch đàn thuộc nhóm hoa lưỡng tính, có chứa cả bộ phận đực
và cái trên cùng một hoa (Hình 2.7). Trên mỗi bông hoa riêng lẻ, bao
phấn là bộ phận chín trước và nhụy hoa chín sau, có nghĩa là phấn hoa
trổ
trước khi nhụy có thể tiếp nhận được hạt phấn và vì thế tránh được tự
thụ phấn cùng hoa. Trong mùa ra hoa, hoa nở trong suốt một thời gian
dài.
Thời gian mỗi bông hoa Bạch đàn nâu (E.urophylla) tung phấn
được xác định kéo dài từ 1-2 ngày, bắt đầu từ khi nắp đậy có màu vàng
và rụng khỏi đế hoa, khi đó hầu như mọi chỉ nhị mang đầy đủ các bao
phấn đã nở rộ và tung hạt phấ
n của chúng ra xung quanh.

×