NHÂN GIỐNG TAI CHUA BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP CÀNH
Đặng Quang Hưng, Nguyễn Bá Triệu, Nguyễn Xuân Nam
Trung tâm Ứng dụng KHKT lâm nghiệp
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
I.ĐẶT VẤN ĐỀ.
Cây Tai chua (Garcinia cowa Roxb), ngoài giá trị về gỗ còn được biết đến là loài cây cung cấp quả có vị
chua, làm gia vị cho nhiều món ăn truyền thống trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Vì vậy việc tạo ra
giống cây Tai chua ghép mang toàn bộ đặc điểm di truyền của cây mẹ (sai quả) lại rút ngắn được thời gian
cho quả là một giải pháp cần thiết để cung cấp cây giống phục vụ nhu cầu trồng và phát triển cây tai chua,
từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Nghiên cứu cho thấy, ngoài phương pháp nhân giống truyền thống bằng hạt, cây Tai chua còn có thể
nhân giống bằng phương pháp giâm hom, chiết cành và ghép. Tuy nhiên phương pháp giâm hom cho tỷ lệ
ra rễ thấp, phương pháp chiết cành cũng có tỷ lệ ra rễ thấp lại khó thực hiện vì các cây mẹ thường cao, to.
Phương pháp ghép cành là phương pháp dễ tiến hành, cho tỷ lệ sống tương đối cao, lại vừa tận dụng được
sức sống trẻ của cây gốc ghép, vừa giữ được đặc điểm di truyền tốt của cành ghép.
Trong quá trình triển khai đề tài ”Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây Tai chua (Garcinia cowa Roxb) để lấy
quả”, nhóm nghiên cứu của đề tài đã chọn được một số cây trội Tai chua có năng suất cao và ổn định để
làm cây mẹ cung cấp vật liệu giống .
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu ghép: Gốc ghép là cây Tai chua gieo từ hạt 10-12 tháng tuổi D
00
: 0.7-1,5cm. Cành ghép: được
lấy từ các cây Tai chua mẹ (trội về sản lượng quả) đã được tuyển chọn.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng 3 phương pháp ghép là: ghép nêm, ghép nối tiếp và ghép áp. Số
lượng cây ghép cho mỗi phương pháp là 30 cây, lặp 3 lần. Thời gian ghép là 4 mùa trong năm.Số liệu thu
thập được sử lý bằng phần mềm SPSS và Excel.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Ảnh hưởng phương pháp ghép và thời vụ ghép tới tỷ lệ sống của cây ghép.
Kết quả tổng hợp được ghi ở bảng sau.
Bảng 1. Tỷ lệ sống của cây ghép trong các lần thí nghiệm. (%)
Thí nghiệm P. Pháp ghép Lặp 1 Lặp 2 Lặp 3 Trung bình
Ghép nêm 83,33 80,00 86,67 83,33
Ghép áp 60,00 56,67 63,33 60,00
Ghép nối tiếp 73,33 76,67 76,67 75,55
Vụ xuân
Trung bình 72,22 71,11 75,55 72,96
Ghép nêm 53,53 56,67 53,53 54,57
Ghép áp 63,33 66,67 60,00 63,33
Vụ hè
Ghép nối tiếp 56,67 53,33 50,00 53,33
Trung bình 57,84 58,89 54,51 57,08
Ghép nêm 80,00 76,67 76,67 77,78
Ghép áp 63,33 56,67 63,33 61,11
Ghép nối tiếp 70,00 73,33 73,330 72,22
Vụ thu
Trung bình 71,11 68,89 71,11 70,37
Ghép nêm 70,00 66,67 73,33 70,00
Ghép áp 60,00 63,33 56,67 60,00
Ghép nối tiếp 66,67 66,67 70,00 67,78
Vụ đông
Trung bình 65,56 65,55 66,67 65,92
Ghép nêm 71,71 70,00 72,55 71,42
Ghép áp 61,66 60,83 60,83 61,11
Ghép nối tiếp 66,66 67,50 67,60 67,22
Trung bình
Trung bình 66,68 66,11 66,96 66,58
Từ kết quả bảng tính toán trên có thể nhận xét sơ bộ như sau:
- Trong 4 vụ ghép thì vụ xuân cho tỷ lệ sống cao hơn (trung bình đạt 72,96%) so với 3 vụ còn lại, vụ có tỷ
lệ sống thấp nhất là vụ hè (trung bình đạt 57,08%).
- Trong 3 phương pháp ghép: phương pháp ghép nêm cho tỷ lệ sống trung bình cao nhất (đạt 71,42%),
phương pháp ghép áp cho kết quả thấp nhất (61,11%).
- Tỉ lệ sống giữa 3 lần lặp trong mỗi phương pháp ghép dao động từ 66,11 đến 66,96%.
Để xác định chính xác về mặt toán học xem phương pháp nào, vụ ghép nào thực sự tốt và có sai khác
rõ rệt với các phương pháp và vụ ghép khác không, chúng ta sử dụng phần mềm thống kê SPSS phân tích
cụ thể từng nhân tố.
Ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ sống của cây ghép
- Nhân tố thời vụ ghép và phương pháp ghép trong các vụ có sự sai khác rõ rệt về tỷ lệ sống (các giá trị
tính toán < 0,05)
- Các lần lặp trong các phương pháp ghép và vụ ghép chưa thấy có sự sai khác (giá trị tính toán = 0,948
> 0,05) điều đó cho thấy thao tác ghép trong các thí nghiệm ghép là tương đối ổn định
Tiếp tục phân tích các chỉ số thống kê trong SPSS cho thấy:
Xác định thời vụ ghép tốt nhất
Kết quả thí nghiệm được so sánh theo phương pháp Bonferroni cho thấy: - Tỷ lệ sống của vụ hè có sự
sai khác rõ rệt so với vụ xuân, thu, đông (Sig <0.05), giữa 3 vụ xuân, thu, đông về tỉ lệ sống chưa có sự sai
khác rõ rệt (Sig >0.05) .
Kết quả so sánh cho thấy trong 4 vụ thì vụ xuân là cho kết quả về tỷ lệ sống cao nhất, tuy nhiên chỉ có sự
sai khác rõ rệt so với vụ hè, còn so với vụ thu và vụ đông thì chưa thấy có sự sai khác rõ rệt.
- Trong 4 vụ ghép thì vụ thích hợp nhất để ghép cây Tai chua là vụ Xuân (tỷ lệ sống trung bình đạt
72,96%), sau đó là vụ thu (tỷ lệ sống trung bình đạt 70,37%)
- Vụ hè cho tỷ lệ sống thấp nhất (tỷ lệ sống trung bình chỉ đạt 57.08 %)
Xác định phương pháp ghép tốt nhất
Phương pháp ghép nêm có sự sai khác rõ rệt so với phương pháp ghép áp về tỷ lệ sống, Sig<0.05.
Phương pháp ghép nối tiếp chưa có sự sai khác rõ rệt về tỷ lệ sống so với phương pháp ghép nêm và ghép
áp.
- Trong 3 phương pháp ghép thì phương pháp ghép nêm là cho tỷ lệ sống cao nhất (trung bình đạt
71,42%).và có sự sai khác rõ rệt so với phương pháp ghép áp. Phương pháp ghép áp là phương pháp ghép
cho kết quả thấp nhất (trung bình chỉ đạt 61,11 %).
Kết quả theo dõi tỷ lệ sống của Tai chua sau khi ghép
Từ lượng cây ghép trong lần thí nghiệm vụ xuân, đề tài theo dõi tỷ lệ cây sống trong 1 năm sau khi ghép,
kết quả theo dõi được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 2. Tỷ lệ sống của cây Tai chua ghép trong vườn ươm
Tỉ lệ sống theo thời gian (%)
PP ghép
30 ngày 3 tháng 6 tháng 12 tháng
Ghi chú
Ghép nêm
83,3 81,1 78,9 78,9
Ghép áp
60,0 57,8 57,8 57,8
Ghép nối tiếp
75,6 73,3 72,2 71,1
Khi ghép 90
cây
Trung bình
Kết quả theo dõi cho thấy:
- Sau khi ghép 30 ngày đến 12 tháng, với mức độ chăm sóc tốt trong vườn ươm, tỷ lệ sống của cây ghép
có sự thay đổi nhưng rất nhỏ (5%). Qua đó có thể cho thấy mức độ ổn định giữa cành ghép và gốc ghép
của cây tai chua là khá cao
- Tỷ lệ cây chết của cây ghép theo 3 phương pháp ghép sau khi ghép không có sự sai khác đáng kể điều
đó chứng tỏ cách ghép không ảnh hưởng đến tính tương thích của cây ghép.
Kết quả theo dõi tăng trưởng cành ghép sau khi ghép
Bảng 3. Tăng trưởng chiều dài và đường kính cành ghép theo các phương pháp ghép khác nhau
sau 6 tháng (ghép vụ xuân)
ĐK cành ghép (cm) Chiều cao cành ghép (cm)
Phương pháp
ghép
Khi ghép Sau 6
tháng
∆D S∆D (%) Khi
ghép
sau 6
tháng
∆H S∆H (%)
Ghép nêm 0,71 0,85 0,14 35,5 9,3 15,5 6,2 30,5
Ghép áp 0,72 0,855 0,135 38,5 8,8 14,7 5,9 35,5
Ghép nối tiếp 0,71 0,848 0,138 32,2 8,6 16,0 7,4 37,2
TB 0,713 0,851 0,138 35,40 8,90 15,40 6,50 34,40
∆D, ∆H là tăng trưởng đường kính và chiều dài cành ghép
S∆D, S∆H là độ biến động của tăng trưởng đường kính và chiều dài cành ghép
Bảng trên cho thấy sau thời gian ghép 6 tháng, cành ghép theo phương pháp ghép nêm và ghép nối tiếp
có tăng trưởng đường kính từ 0,135 - 0,14cm/ 6 tháng với độ biến động từ 32,2 - 38,5%; tăng trưởng chiều
dài cành ghép từ 5,9 - 7,4cm với độ biến động 30,5 - 37,2%; phương pháp ghép áp cho tăng trưởng cành
ghép kém hơn, ∆D = 0,135cm/6 tháng và ∆H = 5,9cm/6 tháng. Kiểm tra sự thuần nhất về tăng trưởng
đường kính và chiều dài cành ghép giữa các phương pháp ghép khác nhau theo tiêu chuẩn U của phân bố
chuẩn tiêu chuẩn, đều cho kết quả U
tính toán
< U
05 (2)
= 1,96, nghĩa là tăng trưởng đường kính và chiều dài
cành ghép theo các phương pháp ghép khác nhau chưa thấy có sự khác nhau đáng kể.
IV. KẾT LUẬN
Cây tai chua có thể sử dụng các phương pháp ghép cành để tạo giống rút ngắn thời gian cho thu hoạch quả.
Phương pháp ghép nêm cho tỷ lệ sống của cây ghép cao nhất (trung bình 71.42%,)
Thời vụ ghép tốt nhất là vụ Xuân (tháng 1-3).
Cây ghép tăng trưởng khá nhanh và ổn định, sau 12 tháng tỷ lệ cây ghép chết khoảng 3 -6%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000. Giáo trình Thực vật rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp
2. Dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam pha II. Bộ Tài liệu khuyến lâm về lâm sản
ngoài gỗ - Kỹ thuật trồng Tai chua.
3. Lê Đình Khả và các cộng tác viên, 2003. Chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng
chủ yếu ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội
4. Lê Đình Khả, Đoàn Thị Mai, 2002. Một số phương thức nhân giống trong sản xuất lâm nghiệp- Công
nghệ nhân giống và sản xuất giống cây trồng, giống cây lâm nghiệp và giống vật nuôi (chủ biên Ngô Thế
Dân, Lê Hưng Quốc) tập 1, NXB Lao động Xã hội.
5. Phạm Đình Tam và các cộng tác viên, 2006. Báo cáo tổng kết đề tài: ” Xây dựng mô hình trồng rừng
Trám trắng (Canarium album) phục vụ mục tiêu lấy gỗ và lấy quả” – Phần nhân giống