Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu khoa học " Bệnh cây bạch đàn và quản lý dịch bệnh " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.38 KB, 9 trang )

Bệnh cây bạch đàn và quản lý dịch bệnh

TS. Phạm Quang Thu
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
1. Mở đầu:
Các loài bạch đàn được đưa vào gây trồng ở nước ta từ những năm 40, là loài cây
sinh trưởng nhanh, thích hợp với nhiều vùng sinh thái và có thể gây trồng với quy
mô công nghiệp cung cấp nguyên liệu cho sản xuất bột giấy, mang lại lợi ích kinh
tế cao. Trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1992, diện tích rừng trồng bạch đàn
đạt 428.569 ha chiếm 46,5% diện tích rừng trồng trong cả nước, trong đó bạch đàn
trắng Eucalyptus camaldulensis chiếm 79% diện tích của các loài bạch đàn đã gây
trồng (theo số liệu của Vụ KHCN và CLSP, Bộ NN và PTNT).
Trong những năm 80 có rất nhiều khu thử nghiệm loài và xuất xứ đối với các loài
bạch đàn đã được thiết lập ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và
thành phố Hồ Chí Minh và một số vùng thuộc các tỉnh phía Bắc. Từ kết quả của
các khu khảo nghiệm này, một số xuất xứ được xem như là rất có triển vọng về
khả năng sinh trưởng như: xuất xứ Petford, Kennedy River, Katherine, Morehead
River, Gibb River và Gilbert River. Diện tích rừng trồng tập trung với qui mô lớn
đối với các xuất xứ này đã tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là xuất xứ Petford chiếm
một tỷ trọng lớn.
Từ cuối thập kỷ 80, các diện tích rừng trồng bạch đàn trắng với xuất xứ Petford ở
Đông Nam bộ và miền Trung đã xuất hiện một số loại dịch bệnh hại tán lá, hại
thân, cành, gây hiện tượng cháy lá, đốm lá, xoăn mép lá và gây rụng lá, trường
hợp bị bệnh nặng gây chết ngọn và cành, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan
và sinh trưởng của cây trồng. Theo số liệu của FAO năm 1994, diện tích rừng
trồng bị nhiễm bệnh nặng ở 4 tỉnh; Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Sông Bé
và Bình Thuận đã lên tới 11.690 ha.
Trước tình hình dịch bệnh gây hại cho các loài bạch đàn và gây khó khăn, hoang
mang cho người trồng rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam hợp tác song
phương với Khoa Lâm nghiệp và Lâm sản thuộc Tổ chức Nghiên cứu khoa học,
công nghệ Ôxtrâylia (CSIRO) đã tiến hành điều tra, xác định nguyên nhân gây


bệnh đánh giá mức độ gây hại trên phạm vi toàn quốc, đưa ra chiến lược quản lý
dịch bệnh trên cơ sở chọn lọc các xuất xứ kháng bệnh làm nguồn giống cho công
tác trồng rừng ở Việt Nam.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra, xác định bệnh: Việc điều tra xác định sinh vật gây bệnh được
tiến hành với tất cả các loài bạch đàn được gây trồng ở Việt Nam.
Thời gian điều tra thường được thực hiện vào cuối mùa mưa, đây là
thời kỳ bệnh xuất hiện nặng nhất. Thu thập các mẫu bệnh để lưu trữ,
xác định các sinh vật gây bệnh.
- Đánh giá mức độ bị bệnh: Tiêu chuẩn đánh giá dựa vào tình trạng của
tán lá và được chia làm 5 cấp:
Mức độ bệnh hại Chỉ số mức độ bệnh hại Biểu hiện bên ngoài
Không bị bệnh 0 Cây khoẻ, không bị bệnh
Thấp 1 Tới 25% số lá bị bệnh
Trung bình 2 26-50% số lá bị bệnh
Nặng 3 51-75% số lá bị bệnh
Rất nặng 4 >75% số lá bị bệnh
- Phân tích số liệu và đánh giá kết quả: Số liệu được phân tích dựa trên
phần mền DataPlus & Genstat.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận:
3.1 Tình hình bệnh bạch đàn ở Việt Nam:
Nhiều loài sinh vật gây bệnh cho các loài bạch đàn gây trồng ở các vùng sinh
thái khác nhau đã được giám định. Tỷ lệ và mức độ bị bệnh hay loại sinh vật
gây bệnh phụ thuộc vào loài cây và vùng sinh thái. Các sinh vật gây bệnh phổ
biến được phát hiện gồm các loài nấm và vi khuẩn, trong đó các loài nấm là
chủ yếu. Danh mục các sinh vật gây bệnh cho bạch đàn ở Việt Nam bao gồm:
- Bệnh hại lá: gồm 8 loài sinh vật gây bệnh chính:
+ Cylindrocladium quinqueseptatum
+ Cryptosporiopsis eucalypti
+ Pseudocercospora eucalyptorum

+ Phaeophleospora epicocoides trước đây gọi là Kirramyces epicocoides
+ Phaeophleospora destructans
+ Mycosphaerella marksii.
+ Coniella fragariae
+ Meliola sp.
- Bệnh hại thân cành: gồm 6 loài sinh vật gây bệnh chính:
+ Cryphonectria cubensis
+ Cryphonectria gyrosa
+ Botryosphaeria sp.
+ Coniothyrium zuluence
+ Corticium salmonicolor
+ Ralstonia solanacearum (vi khuẩn gây bệnh héo xanh)
Các tỉnh miền Bắc: Sinh vật gây bệnh thường gặp đối với các loài bạch đàn là
nấm Cryptosporiopsis eucalypti, Mycosphaerella marksii, Coniella fragariae,
Phaeoseptoria epicocoides, Pestalotiopsis sp., Cryphonectria cubensis,
Coniothyrium zuluence và vi khuẩn gây bệnh héo xanh là Ralstonia
solanacearum. Tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh nhìn chung ở mức độ nhẹ đến
trung bình tuỳ thuộc vào xuất xứ và điều kiện lập địa. Tại Ba Vì, Hà Tây, bạch
đàn trắng E. camadulensis xuất xứ Petford có tỷ lệ bị bệnh trên 90%, mức độ
bị bệnh trung bình do nấm Cryptosporiopsis eucalypti gây nên bệnh đốm lá và
nấm Mycosphaerella marksii. gây bệnh xoăn mép lá, ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cây. Bệnh hại thân cành do nấm Cryphonectria cubensis và
Coniothyrium zuluence cũng gây hại ở một số tổ hợp bạch đàn lai.Tại Vĩnh
Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Lạng Sơn và Tuyên Quang, sinh vật gây bệnh
chính cho các loài bạch đàn vẫn là Cryptosporiopsis eucalypti, đặc biệt đối với
loài bạch đàn trắng xuất xứ Petford có tỷ lệ và mức độ bị bệnh cao hơn so với
các loài và xuất xứ khác. Bệnh xoăn mép lá do nấm Mycosphaerella marksii
cũng thường gặp trên các rừng chồi 1 đến 2 tuổi của bạch đàn trắng. Bệnh đốm
tím do nấm Phaeoseptoria epicocoides cũng thường gây bệnh với nhiều loại
bạch đàn ở các lá già, phần dưới của tán lá, chưa có dấu hiệu ảnh hưởng đến

sinh trưởng của cây đối với các loại bạch đàn. Đối với bạch đàn E. urophylla
dòng PN2 sinh trưởng tốt trên các lập địa nhưng trong thời gian 3 năm đầu,
dòng này rất mẫn cảm với Ralstonia solanacearum, một loài vi khuẩn gây
bệnh héo xanh, với tỷ lệ bị bệnh trung bình từ 8 đến 10%, cá biệt có nơi, tỷ lệ
cây chết do bệnh lên tới 30% (ở Phú Thọ, Bắc Giang) và trên 50% (ở Vĩnh
Phúc) vào những năm có lượng mưa cao hoặc cây con được trồng trên các lập
địa đã qua canh tác các cây nông nghiệp như lạc, sắn. Một vài năm gần đây,
bạch đàn lai dòng U6, xuất xứ từ Trung Quốc cũng được đưa vào gây trồng thử
nghiệm ở một số nơi thuộc tỉnh Hoà Bình và tỉnh Vĩnh Phúc, bệnh cháy lá do
nấm Cylindrocladium quinqueseptatum lần đầu tiên được phát hiện ở vùng có
lượng mưa hàng năm dưới 1900 mm. Điều này có thể được giải thích với 2 lý
do sau: lượng mưa bình quân hàng năm không cao nhưng nếu lượng mưa bình
quân tháng của 1 tháng mùa mưa đạt được trên 350 mm thì rất dễ xuất hiện
loài nấm gây bệnh này hoặc dòng U6 rất mẫn cảm với nấm Cylindrocladium
quinqueseptatum.
Các tỉnh miền Trung: Loài bạch đàn được gây trồng với diện tích lớn là bạch
đàn trắng E. camaldulensis. Các loài khác như E. urophylla, E. deglupta cũng
được gây trồng với diện tích nhỏ, phân tán. Bệnh cháy lá bạch đàn trắng do
nấm Cylindrocladium quinqueseptatum gây hại nghiêm trọng, đặc biệt là các
vùng trồng rừng tập trung thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Nhiều khu
rừng bị nhiễm bệnh nặng, cây sinh trưởng kém, đã phải chặt bỏ và thay thế
bằng loài cây trồng khác. Các loài bạch đàn E. urophylla, E. deglupta cũng bị
nhiễm bệnh do nấm Cylindrocladium quinqueseptatum nhưng với tỷ lệ và mức
độ bị bệnh nhẹ hơn. Các loài nấm gây bệnh khác như: Cryptosporiopsis
eucalypti, Pseudocercospora eucalyptorum gây bệnh đốm lá, chết ngọn, cũng
thường gặp ở khu rừng chồi của bạch đàn trắng. Các loại nấm gây bệnh thân
cành như Botryosphaera sp., Cryphonectria cubensis, Cortitium salmonicolor
thường gặp trên các lập địa nghèo chất dinh dưỡng, đất xói mòn mạnh. Khi bị
nặng, thân cây từ chỗ nhiễm bệnh lên đến ngọn bị chết, cây mọc chồi ngọn mới,
lại bị tái xâm nhiễm vào năm sau và làm thân cây bị biến dạng, cây không còn

khả năng sinh trưởng.
Các tỉnh Đông Nam bộ: Loài bạch đàn được gây trồng chủ yếu là bạch đàn
trắng E. camaldulensis xuất xứ Petford. Dịch bệnh phát triển mạnh, nhiều khu
rừng trồng bị nhiễm bệnh nặng cây sinh trưởng kém, bị rụng lá, chết ngọn.
Sinh vật gây bệnh cho bạch đàn ở vùng này rất phong phú, có 3 loài nấm gây
bệnh nguy hiểm và có khả năng gây thành dịch là: Cylindrocladium
quinqueseptatum, Cryptosporiopsis eucalypti và Pseudocercospora
eucalyptorum. Các loài bạch đàn khác như E. terreticornis và E.pellita mức độ
bị nhiễm bệnh nhẹ hơn. Một số dòng bạch đàn lai U6 và W5 được gây trồng
thử nghiệm ở Bầu Bàng, Bình Dương bị bệnh nặng do nấm Cylindrocladium
quinqueseptatum gây hại phần nửa dưới của tán lá và gây ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cây.
Các tỉnh Tây Nam bộ: Loài bạch đàn được trồng chủ yếu ở khu vực này cũng
là bạch đàn trắng E. camaldulensis xuất xứ Petford. Tình hình bệnh dịch ở đây
có tỷ lệ và mức độ bị bệnh từ nhẹ đến trung bình. Sinh vật gây bệnh chủ yếu là
Cryptosporiopsis eucalypti với triệu chứng chủ yếu là đốm lá đôi khi chết khô
cành, ngọn. Bệnh cháy lá do nấm Cylindrocladium quinqueseptatum cũng xuất
hiện ở vườn ươm và rừng trồng tuổi 1 và 2 gây hại một số cành dưới của tán lá.
Các tỉnh Tây nguyên: Thành phần loài bạch đàn được gây trồng ở đây tương
đối phong phú, bao gồm E. mycrocoris, E. saligna, E. grandis. E.
camaldulensis và E. urophylla. Trong các loài bạch đàn trên, bạch đàn E.
camaldulensis xuất xứ Petford bị bệnh nặng do nấm Cryptosporiopsis
eucalypti gây nên bệnh đốm lá, khô cành ngọn. Một số sinh vật gây bệnh khác
như: Phaeoseptoria epicocoides, Coniella fragariae, Meliola sp. cũng bệnh
cho một số loài bạch đàn khác song bệnh không ảnh hưởng nhiều đến sinh
trưởng và phát triển của ccác cá thể cây và toàn bộ rừng trồng.
3.2. Quản lý dịch bệnh
Việc quản lý dịch bệnh các loài bạch đàn thông qua việc tuyển chọn các xuất xứ,
lô hạt, dòng có tính kháng bệnh, sinh trưởng tốt được trồng trên các khu khảo
nghiệm. Đánh giá mức độ bị bệnh được tiến hành trên khu khảo nghiệm xuất xứ

được thiết lập ở Chơn Thành, tỉnh Bình Phước năm 1996. Khu thử nghiệm gồm 7
xuất xứ của bạch đàn trắng E. camaldulensis (Fergu River, Katherine, Laura River,
Morehead River, Kennedy River, Kennedy Creek và Petford) ở Bắc Queensland
và vùng lãnh thổ phía Bắc, có 150 gia đình (lô hạt của các cây đơn lẻ) bao gồm
4800 cây. Mức độ bị bệnh của các cây trong khu thử nghiệm được đánh giá vào
tháng 10 hàng năm, chiều cao và đường kính của cây được đo vào tháng 12 trong
2 năm 1997 và 1998. Dựa trên số liệu về sinh trưởng và cấp bệnh, một số lô hạt
thuộc các xuất xứ, lô hạt sinh trưởng tốt, kháng bệnh được chọn như sau:
· Cây sinh trưởng tốt, tán lá dày, phát triển cân đối, cây không bị tỉa cành sớm,
không có dấu hiệu của bệnh, thể hiện rõ nhất là các lô hạt thuộc các xuất
xứ: Kennedy Creek, Laura River và Kennedy River. Xuất xứ Morehead
River và các xuất xứ khác có dấu hiệu của bệnh ở các mức độ khác nhau.
· Một số sinh vật gây bệnh chủ yếu, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trong
khu khảo nghiệm đã được phát hiện như: Cryptosporiopsis eucalypti với 2
triệu chứng đốm lá và chết ngọn, Pseudocercospora eucalyptorum gây
bệnh đốm vàng và Phaeoseptoria epicocoides gây bệnh đốm tím. Các lô
hạt thuộc 4 xuất xứ Kennedy Creek (lô hạt 15827,18275), Laura River (lô
hạt 18267), Kennedy River (lô hạt 18242) và Petford (lô hạt 14342-51) đã
có khả năng kháng được các bệnh trên và sinh trưởng tốt.
· Để việc chọn giống đạt được kết quả mong muốn 22 gia đình tốt nhất đại diện
cho nhiều xuất xứ cần được đưa vào khảo nghiệm và chọn lọc: gia đình số
8, 11, 49 và 51 của xuất xứ Petford; 65,73, 74 và 79 của xuất xứ Kennedy
River; 96, 98, 101, 104, 108, 109, 110, 112 và 114 của xuất xứ Laura River;
31 và 32 của Kennedy Creek; 45 của Morehead River và 37, 40 của
Fergusson River.
· Xuất xứ Katherine và các lô hạt khác thuộc xuất xứ Petford trong khu thử
nghiệm về khả năng sinh trưởng và kháng bệnh kém nhất sau 2 lần đánh giá.
4. Kết luận:
· Dịch bệnh bạch đàn phát triển và lây lan nhanh ở Việt Nam. Sinh vật gây
bệnh chủ yếu là nấm và hầu hết các loài nấm này lần đầu tiên được phát

hiện ở Việt nam. Cho đến nay đã phát hiện được hơn 10 loài sinh vật gây
bệnh khác nhau.
· Các tỉnh phía Bắc do lượng mưa hàng năm thấp hơn vùng Đông Nam Bộ và
Miền Trung (Thừa Thiên Huế) nên ít khi phát hiện thấy nấm
Cylindrocladium quinqueseptatum gây nên bệnh cháy lá và chết ngọn ngoài
2 trường hợp bạch đàn lai ở vườn ươm tại Ba Vì và rừng trồng bạch lai U6
tại Đại Lải, Vĩnh Phúc. Nấm Cryptosporiopsis eucalypti là sinh vật gây
bệnh nguy hiểm, gây nêm bệnh đốm lá, chết ngọn với nhiều loài bạch đàn,
đặc biệt là bạch đàn trắng E. camaldulensis.
· Bạch đàn E. urophylla dòng PN2 mẫn cảm với bệnh héo do vi khuẩn
Ralstonia solanacearum, đặc biệt trên các lập địa đã canh tác cây nông
nghiệp.
· Bạch đàn lai dòng U6, W5 mẫn cảm với bệnh cháy lá do nấm Cylinđroclaium
quinqueseptatum ở những vùng có lượng mưa trung bình năm cao từ 1900
mm hoặc lượng mưa bình quân tháng của 1 tháng mùa mưa đạt được trên
350 mm.
· Các Tỉnh miền Trung, Đông Nam bộ 3 loài nấm gây bệnh nguy hiểm, có khả
năng gây thành dịch là Cylindrocladium quinqueseptatum,
Cryptosporiopsis eucalypti và Pseudocercospora eucalyptorium.
· Các lô hạt thuộc 4 xuất xứ Kennedy Creek (lô hạt 15827,18275), Laura River
(lô hạt 18267), Kennedy River (lô hạt 18242) và Petford (lô hạt 14342-51)
đã có khả năng kháng được các bệnh đốm lá và chết ngọn do nấm
Cryptosporiopsis eucalypti, Pseudocercospora eucalyptorum và sinh
trưởng tốt.

×