Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đề cương đạo đức công vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.42 KB, 8 trang )

Câu 1 các nguyên tắc thực thi công vụ theo quy định pl hiện hành
tại VN ? liên hệ thực tiễn để làm rõ các nội dung
Theo điều 3 luật cán bộ công chức 2008 quy định các nguyên tắc thực thi công
vụ bao gồm:
Điều 3. Các nguyên tắc trong thi hành công vụ
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
Mọi hoạt động do cán bộ, công chức tiến hành nhằm thi hành công vụ đều phải
được tiến hành trên cơ sở tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.
Đối với cán bộ, cơng chức địi hỏi tn thủ Hiến pháp, pháp luật được đặt ra cao
hơn đối với người dân bởi họ là những người trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần
đưa pháp luật vào cuộc sống. Bên cạnh việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động
công vụ, họ cịn có trách nhiệm giải thích, hướng dẫn những người khác tuân
thủ pháp luật.
2. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
công dân.
Mọi hoạt động của cán bộ, công chức phải nhằm hướng tới việc phục vụ và bảo
vệ lợi ích nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Họ
phải tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến
của nhân dân trong quá trình thi hành công vụ.
3. Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát.
Hoạt động cơng vụ phải do người có thẩm quyền tiến hành cơng khai dưới sự
kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan có thẩm quyền và công luận. Các quyết
định, hành vi của người thi hành công vụ phải rõ ràng, minh bạch, có căn cứ
pháp luật
4. Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả.
Hoạt động công vụ là hoạt động có tính hệ thống, địi hỏi phải được tiến hành
liên tục không ngắt quãng. Hoạt động công vụ được tiến hành thống nhất, thông
suốt từ trên xuống dưới sẽ đem lại hiệu quả thực tế. Chính vì vậy, bảo đảm tính
hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả là một trong những
nguyên tắc quan trọng trong thi hành công vụ.
5. Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ.


Thứ bậc hành chính được pháp luật quy định rõ ràng, theo đó cấp dưới phải
phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương; cấp dưới nhận chỉ
thị, mệnh lệnh từ cấp trên, có trách nhiệm báo cáo cấp trên về hoạt động của


mình; cấp trên giao nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện của cấp dưới. Bảo đảm
thứ bậc hành chính phải đi đôi với việc bảo đảm phối hợp chặt chẽ giữa các cấp,
các ngành, các cán bộ, công chức có vị trí và phạm vi thẩm quyền khác nhau
trong thi hành cơng vụ.
Câu 2 phân tích các giá trị cốt lõi của đạo đức công vụ
- Cung cấp tốt các dịch vụ công cho xã hội
Cán bộ công chức đóng vai trị rất quan trọng trong việc cung ứng dịch vụ cơng
cho người dân. Họ phải có trách nhiệm, tận tâm và thể hiện sự tôn trọng, đối xử
công bằng và đồng cảm với người dân để đảm bảo chất lượng dịch vụ công
được cung cấp tốt nhất.
- Thực hiện tốt các chuẩn mực giá trị đạo đức
Ngoài việc tuân thủ theo các giá trị đạo đức công vụ cán bộ cung chức cũng cần
phải thực hiện tốt các giá trị chuẩn mực đạo đức thông thường
Nêu cao tinh thần gương mẫu, mỗi cán bộ, công chức là gương cho người dân
noi theo, chỉn chu trong phong các, lời nói, hành động
- Hành vi giao tiếp phải thể hiện rõ vai trị cơng bộc của nhân dân
Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn, muốn “làm người đày tớ nhân dân chứ không
phải làm quan nhân dân”, người cán bộ, đảng viên phải nắm vững “dân là chủ”
và “dân làm chủ” và “phải mở rộng dân chủ thật sự với nhân dân”. Theo Người,
“chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là Đảng lãnh
đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ Trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến
xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào - đều phải là đày tớ trung thành của nhân
dân”.. Đồng thời, Người cũng yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên ở bất cứ địa vị nào
cũng phải làm gương thực hành dân chủ trong công tác để tạo điều kiện cho
quần chúng nhân dân phát huy sáng kiến, nâng cao hiệu quả cơng việc. Mỗi

người, dù đảm nhận vị trí cơng tác nào cũng “trước hết phải yêu dân, phải đặt
quyền lợi của dân trên hết thảy, phải có một tinh thần chí cơng vơ tư” và “phải
chú ý giải quyết hết các vấn đề dầu khó đến đâu mặc lịng, những vấn đề quan
hệ đến đời sống của dân. Phải chấp đơn, phải xử kiện cho dân mỗi khi người ta
đem tới”.
- Mỗi cán bộ công chức phải tự giác, tự chịu trách nhiệm cơng việc mình
làm nâng cao đạo đức công vụ, chịu trách nhiệm với dân
Mỗi cán bộ, đảng viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm gắn với tự phê bình và
phê bình; phát huy ưu điểm, sửa chữa, khắc phục những hạn chế, khuyết
điểm.Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: “Bất kỳ ai, ở địa vị nào, làm cơng tác gì,


gặp hồn cảnh nào, đều phải có tinh thần trách nhiệm”. Cán bộ, công chức, khi
được Đảng, Nhà nước phân cơng làm cơng việc gì, dù to hay nhỏ, dù quan trọng
hay ít quan trọng, dù phức tạp hay ít phức tạp đều phải thấy được cơng việc đó
là rất vinh quang, đáng tự hào, phải nêu cao ý thức, trách nhiệm, chủ động, sáng
tạo, thực hiện hết sức mình để hoàn thành một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất,
đem lại kết quả cao nhất.

Câu 3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi công vụ của
cán bộ cơng chức? Lấy ví dụ minh họa
1. Sự phát triển của kinh tế - xã hội
Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia ảnh hưởng, tác động đến
việc hình thành, xây dựng các giá trị đạo đức, trong đó có đạo đức cơng vụ.
Kinh tế phát triển hay đi xuống đều ảnh hưởng đến việc xây dựng đạo đức của
người thi hành công vụ, từ việc xây dựng, hoạch định chính sách, xác định các
giá trị chuẩn mực cho đến các nguồn lực dành cho tổ chức công sở văn minh,
hiện đại; đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, trang bị phương
tiện, điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức. Nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã tác động, đặt ra những yêu cầu mới đối với

việc xây dựng đạo đức nói chung và đạo đức cơng vụ nói riêng. Những mặt trái
của nền kinh tế thị trường nếu khơng có biện pháp khắc phục hiệu quả sẽ là điều
kiện, môi trường nảy sinh những biểu hiện tiêu cực, phi đạo đức trong đội ngũ
cán bộ, công chức
2. Pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật
Nếu hệ thống pháp luật hồn chỉnh, khơng có “khe hở” thì việc “láchluật” sẽ trở
nên khó khăn, do đó sẽ hạn chế được những hành vi sai trái trongviệc thực hiện
công vụ. Ngược lại, khi tồn tại những bất cập trong pháp luật thìngười cán bộ,
cơng chức có thể cố ý hoặc vơ ý thực hiện những hành vi trái vớiđạo đức công
vụ, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng tới hiệu quả công việc, hiệu lựcquản lý nhà
nước, tới uy tín của nhà nước trước nhân dân. Do pháp luật baotrùm lên mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội, của quản lý nhà nước, nên nhìnchung sự hoàn
thiện của pháp luật và hiệu quả của việc tổ chức thực hiện phápluật, đặc biệt là
về những nội dung có liên quan trực tiếp đến hoạt động cơng vụln có sự ảnh
hưởng trực tiếp và sâu sắc đến đạo đức cơng vụ
3. Giá trị văn hóa của dân tộc
Giá trị văn hóa truyền thống là những giá trị thuộc về tư tưởng, lối sống,chuẩn
mực thái độ, hành vi được cộng đồng thừa nhận và duy trì, gìn giữ quacác thế
hệ. Đạo đức công vụ luôn gắn với đối tượng là cán bộ, cơng chức - mộtnhóm


đối tượng cụ thể trong xã hội, một cộng đồng người. Các giá trị văn hóatruyền
thống chính là nền tảng, cơ sở cho việc hình thành, lựa chọn các giá trị vềtổ
chức, hoạt động nơi công sở, tới đạo đức và chuẩn mực trong hành vi, lốisống
của cán bộ, công chức. Các giá trị văn hóa truyền thống tác động đến đạođức
cơng vụ theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực. Những giá trị truyền thốngtốt đẹp
như lòng yêu nước nồng nàn, ý thức tự cường dân tộc, tinh thần cộng đồng,
lịng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù sángtạo trong
lao động, sự tế nhị trong ứng xử, tính giản dị trong cuộc sống,... góp phần hình
thành những giá trị, chuẩn mực chân chính cho cán bộ, cơng chức, tạođiều kiện

thuận lợi cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trung thành vớiTổ quốc,
tận tụy với nhân dân, trách nhiệm với cơng việc, chun nghiệp, cóhành vi, thái
độ ứng xử đúng mực,... Những giá trị truyền thống lạc hậu, bảo thủkhông phù
hợp với bối cảnh, tình hình hiện tại, như tiểu nơng, cục bộ, bình qnchủ
nghĩa,... sẽ tạo ra những lực cản cho sự phát triển của một nền hành chínhvăn
minh, hiện đại.
4. Điều kiện thực thi công vụ
Là nơi công chức thực thi cơng vụ, cơng sở có tác động không nhỏ đếnnhận
thức, tâm lý của người công chức. Các điều kiện về cơ sở vật chất, trangthiết bị,
như: phòng làm việc, biển hiệu công chức, thẻ công chức, bảng nội quy,trang
phục… luôn hàng ngày tác động trực tiếp tới cơng chức. Do đó, nếu cơngsở
được trang bị đầy đủ, ngăn nắp, khoa học thì ln có tác dụng hỗ trợ ngườicơng
chức hồn thành cơng vụ được giao, nhắc nhở người cơng chức có hành viứng
xử đúng đắn trong quan hệ với đồng nghiệp, đặc biệt là với nhân dân.Ngược lại,
nếu những điều kiện về vật chất không được bảo đảm thì người cơngchức vừa
khó có thể hồn thành nhiệm vụ, vừa hình thành tâm lý chán nản, kémnhiệt
huyết, ảnh hưởng đến đạo đức công vụ.
Sự dân chủ, minh bạch, cơng khai trong hoạt động tại nơi làm việc cũngcó tác
động trực tiếp và sâu sắc đến đạo đức công vụ của công chức. Nếu trongcơ
quan, mọi hoạt động luôn được công khai, minh bạch, sự dân chủ được tôn
trọng thì sẽ tạo điều kiện để nhân viên, thậm chí nhân dân kiểm tra, giám
sáthoạt động công vụ, dám thẳng thắn chỉ ra những yếu kém, bất hợp lý hoặc
saiphạm trong hoạt động cơng vụ, nhờ đó pháp luật được thực thi, đạo đức công
vụđược tôn trọng, nâng cao.Trong công sở, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp
cũng tác động khôngnhỏ đến đạo đức công vụ. Nếu các đồng nghiệp ln tơn
trọng, phối hợp, giúpđỡ lẫn nhau hồn thành tốt nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị
sẽ nâng cao được đạođức công vụ của công chức. Ngược lại, khi giữa các đồng
nghiệp có sự kỳ thị,chia rẽ, mâu thuẫn hoặc thiếu sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau



sẽ tạo ra những ràocản cho thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và gây tâm
lý chán nản hoặcnhững hành vi trái với đạo đức công vụ của công chức.
5. Năng lực nhận thức và đạo đức của người thực thi cơng vụ
Trình độ, năng lực nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức được biểuhiện qua
mức độ nắm vững kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, chức trách, quyềnvà nghĩa
vụ của bản thân; hệ thống các quy tắc ứng xử với cấp trên, cấp dưới,đồng
nghiệp và với nhân dân... Trình độ, năng lực nhận thức cịn biểu hiện thôngqua
mức độ tự giác thực hiện các quy chế, quy định làm việc của cơ quan, cácquy
tắc, chuẩn mực ứng xử. Nếu cán bộ, công chức nhận thức rõ và có ý thứctn
thủ, bảo vệ và duy trì những quy định đó trong hoạt động thực thi cơng vụthì
đạo đức công vụ sẽ không ngừng được nâng cao. Việc tự tu dưỡng, rèn
luyệncủa mỗi cán bộ, công chức là yếu tố có vai trị đặc biệt quan trọng đến sự
hìnhthành và nâng cao đạo đức cơng vụ

Câu 4 phân tích sự hài hịa và sự mâu thuẫn lợi ích của các bộ,
công chức khi thực thi công vụ.
Sự hài hịa lợi ích của cán bộ, cơng chức khi thực thi công vụ là một yếu tố rất
quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức có năng lực vững
vàng, giúp nâng cao chất lượng các dịch vụ công và đáp ứng nhu cầu của người
dân.
Sự hài hịa lợi ích tạo điều kiện để cán bộ, cơng chức thực hiện cơng vụ tốt
hơn:
Khi lợi ích của cán bộ, cơng chức được đảm bảo, họ sẽ có động lực và tinh thần
làm việc cao hơn, tập trung vào công việc và đưa ra những quyết định phù hợp
với lợi ích của tổ chức và cộng đồng.
Góp phần xây dựng một nền công vụ công bằng và minh bạch: Sự hài hịa
lợi ích giúp đảm bảo rằng quyết định được đưa ra khơng chỉ nhằm mục đích lợi
ích cá nhân mà cịn phải đảm bảo lợi ích cho tổ chức và cộng đồng. Việc này sẽ
tạo ra một bầu khơng khí làm việc cơng bằng và minh bạch, giúp xây dựng niềm
tin của người dân đối với nhà nước.

Tăng tính đồng thuận và tương tác trong tổ chức: Sự hài hịa lợi ích giúp các
cán bộ, cơng chức có thể tương tác và hợp tác với nhau, giải quyết các vấn đề
phát sinh trong quá trình làm việc một cách hợp tác và đồng thuận. Điều này
giúp cho công việc được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới: Sự hài hịa lợi ích cũng khuyến khích
sự sáng tạo và đổi mới trong công việc. Khi cán bộ, công chức được đảm bảo


lợi ích cá nhân, họ sẽ có thêm động lực để đưa ra những ý tưởng mới nhằm cải
thiện công việc và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cộng đồng.
Vì vậy, sự hài hịa lợi ích giữa cán bộ, công chức và tổ chức khi thực thi công
vụ là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng dịch vụ cơng và sự hài lịng của
người dân.
Tuy nhiên với bất cứ một nền công vụ nào luôn tồn tại những mâu thuẫn về lợi
ích. Dẫn đến việc xác định loại mâu thuẫn này rất cần thiết nhằm giải quyết hài
hòa lợi ích của các bên có liên quan, trước hết và chủ yếu ở chính bản thân cơng
chức.
Xét một cách khách quan, mâu thuẫn lợi ích cá nhân của cơng chức sẽ ảnh
hưởng rât lớn đến hành vi có hay khơng có đạo đức của cơng chức. Chính vì
vậy, trong q trình thực thi cơng vụ, khơng thể khơng xem xét khía cạnh lợi ích
cá nhân của cơng chức. Và do đó, địi hỏi: Xác định cụ thể lợi ích cá nhân của
công chức nhận được trong thực thi công vụ là gì?; cơng chức và nhiệm vụ của
cơng chức ra sao?;… Khi hai nội dung trên được xác định cụ thể có thể hạn chế
đến mức cao nhất “mâu thuẫn lợi ích”. Chính những điều đó nó liên quan chặt
chẽ tới sự liêm chính của cơng chức trong thực thi cơng vụ, nó cho nhân dân
câu trả lời cơng chức trong thực thi cơng vụ có hay khơng có đạo đức công vụ.

Câu 5 Những yêu cầu đối với pháp luật về đạo đức công vụ.
Pháp luật về đạo đức công vụ là một phần quan trọng của pháp luật
hành chính, nhằm đảm bảo các cán bộ, cơng chức thực hiện công việc

theo đúng quy định, tôn trọng nguyên tắc đạo đức và giá trị văn hóa
của xã hội. Dưới đây là một số yêu cầu đối với pháp luật về đạo đức
công vụ:
Tôn trọng nguyên tắc đạo đức: Các cán bộ, công chức phải tuân thủ
nguyên tắc đạo đức và giá trị văn hóa của xã hội trong khi thực hiện
nhiệm vụ của mình. Họ phải có ý thức về vai trị của mình và tơn
trọng quyền lợi của công dân.
Trung thực và minh bạch: Các cán bộ, cơng chức phải hồn thành
cơng việc của mình một cách trung thực và minh bạch. Họ không
được gian lận, lừa đảo hoặc tiếp nhận lợi ích cá nhân để thực hiện
công việc.


Tận tâm và trách nhiệm: Các cán bộ, công chức phải thực hiện cơng
việc của mình với tinh thần tận tâm và trách nhiệm, đảm bảo các dịch
vụ công được cung cấp đúng thời hạn và chất lượng.
Đối xử công bằng và đồng cảm: Các cán bộ, công chức phải đối xử
công bằng và đồng cảm với mọi người, không phân biệt đối xử dựa
trên tiền bạc, chính trị, tơn giáo hoặc giới tính.
Bảo vệ quyền lợi của cơng dân: Các cán bộ, công chức phải bảo vệ
quyền lợi của công dân và đáp ứng những yêu cầu hợp lý của họ. Họ
không được lạm dụng quyền lực hoặc hành động thiếu trung thực để
cướp lợi ích của cơng dân.
Như vậy, pháp luật về đạo đức công vụ đặt ra nhiều yêu cầu đối với
cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Những
yêu cầu này giúp đảm bảo tính minh bạch, trung thực và đạo đức
trong q trình thực hiện các dịch vụ cơng, nâng cao uy tín và sự tin
tưởng của người dân đối với Nhà nước.
Tổng hợp các văn bản pháp luật có liên quan đến đạo đức cơng vụ có
thể thấy, hiện nay pháp luật về đạo đức công vụ ở nước ta quy định

hai nội dung chính: những chuẩn mực đạo đức chung; các hành vi bị
cấm trong hoạt động công vụ.
Về các chuẩn mực chung, pháp luật quy định người thực thi công vụ
phải:
một là, tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân;
hai là, đối xử khách quan, công bằng với mọi người dân;
ba là, bảo vệ danh dự và lợi ích quốc gia, giữ bí mật trong hoạt động
công vụ;
bốn là, không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh
doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng,
Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Quy định những điều đảng
viên khơng được làm và những việc khác theo quy định của pháp luật
và của cơ quan có thẩm quyền.


Về các hành vi bị cấm trong hoạt động công vụ, người thực thi công
vụ không được thực hiện các hành vi sau:
một là, trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè
phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình cơng;
hai là, sử dụng tài sản của Nhà nước và nhân dân trái pháp luật;
ba là, lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên
quan đến công vụ để vụ lợi; bốn là, nhận quà tặng tùy tiện.
Câu 6 các giải pháp để hồn thiện các đạo đức cơng vụ hiện nay
Thứ nhất, nghiên cứu, xây dựng và ban hành Luật về ĐĐCV.
Thứ hai, hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan đến ĐĐCV.
Thứ ba, ban hành Quy tắc ứng xử của công chức cho từng ngành nghề, chức
danh công chức cụ thể.
Thứ tư, nghiên cứu xây dựng thể chế giám sát và xử lý vi phạm ĐĐCV.




×