Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu khoa học " XÁC ĐỊNH VÙNG THÍCH HỢP GÂY TRỒNG KEO LAI A. MANGIUM x A. AURICULIFORMIS CUNG CẤP GỖ LỚN Ở BẮC TRUNG BỘ " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.13 MB, 6 trang )






Nghiên cứu khoa học

XÁC ĐỊNH VÙNG THÍCH
HỢP GÂY TRỒNG KEO
LAI A. MANGIUM x A.
AURICULIFORMIS CUNG
CẤP GỖ LỚN Ở BẮC
TRUNG BỘ



1
XÁC ĐỊNH VÙNG THÍCH HỢP GÂY TRỒNG KEO LAI A. MANGIUM x
A. AURICULIFORMIS CUNG CẤP GỖ LỚN Ở BẮC TRUNG BỘ
Nguyễn Thanh Sơn
Phòng Kỹ thuật Lâm sinh
Đặng Văn Thuyết
Phòng Kế hoạch Khoa học

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định vùng trồng Keo lai (A.mangium x A. auriculiformis)
thích hợp cho vùng Bắc Trung bộ cung cấp gỗ lớn. Các nhóm nhân tố được xem xét để xác định điều
kiện gây trồng là khí hậu, địa hình, đất đai phù hợp với đặc điểm sinh thái loài cây. Kết quả cho thấy
Keo lai có thể gây trồng rừng cung cấp gỗ lớn ở các tỉnh vùng Bắc Trung bộ với diện tích thích hợp
1.070.391ha chiếm 20,8%, diện tích có thể mở rộng 1.155.559ha chiếm 22,5% và ít thích hợp


2.907.367ha chiếm 56,6%.
Từ khóa: Xác định vùng trồng, Keo lai, vùng Bắc Trung bộ.
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây nhu cầu gỗ lớn phục vụ tiêu dùng ngày càng tăng trong khi nguồn
gỗ từ rừng tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Do đó, trồng rừng cung cấp gỗ lớn đã trở thành xu hướng tất
yếu ở các vùng trong cả nước nói chung và Bắc Trung bộ nói riêng. Mặc dù đã có một số kết quả
nghiên cứu được công bố, nhiều bài học kinh nghiệm được đúc kết, người trồng rừng vẫn tiếp tục đối
mặt với các vấn đề: (1) Bối rối khi chọn lựa cây trồng; (2) Không chắc chắn về sự thích nghi của một
loài cây đối với lập địa cụ thể; (3) Có thể trồng gỗ lớn thuần loài được không ?
Bài báo này chúng tôi xin giải đáp câu hỏi 2 với nội dung “Xác định vùng trồng Keo lai
thích hợp cung cấp gỗ lớn ở vùng Bắc Trung bộ”. Đây cũng là một phần trong đề tài “Trồng rừng
thâm canh keo, bạch đàn và thông caribea cung cấp gỗ lớn 2006-2010” do TS Đặng Văn Thuyết
làm chủ nhiệm.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu:
-Phân chia và cho điểm theo mức độ phù hợp của các nhân tố (khí hậu, địa hình và đất đai) đối với
sinh trưởng của loài Keo lai
-Xác định vùng trồng Keo lai theo mức độ thích hợp ở vùng Bắc Trung bộ.
Phương pháp nghiên cứu
- Dựa theo khung đánh giá đất cho lâm nghiệp của FAO (1984); Định luật tối thiểu Liebig (1840) và
định luật về sức chống chịu của Shelford (1913).
- Dựa vào giới hạn và biên độ sinh thái của Keo lai đã được khẳng định qua kết quả của các công
trình nghiên cứu về phân bố, sinh thái và các đánh giá sinh trưởng rừng trồng trên các dạng lập địa
để tiến hành phân chia và cho điểm theo mức độ phù hợp.
+ Cách cho điểm: Mỗi nhân tố riêng biệt trong mỗi nhóm nhân tố ngoại cảnh được xem xét, phân
chia, cho điểm theo 3 mức là thích hợp 3 điểm; mở rộng 2 điểm; hạn chế 1 điểm.
+ Cách tổng hợp điểm: Đối với nhóm nhân tố khí hậu sau khi phân chia, cho điểm từng nhân tố
riêng biệt, thì tiến hành cộng điểm của 7 nhân tố thành phần và phân chia thành 3 mức (thích hợp 18-
21 điểm; mở rộng 14-17 điểm; hạn chế ≤ 13 điểm).
Tương tự như vậy, với nhóm nhân tố đất đai và địa hình sau khi cho điểm từng thành phần cũng

cộng điểm của các nhân tố và phân chia thành 3 mức (thích hợp 5-6 điểm, mở rộng 3-4 điểm, hạn
chế ≤ 2 điểm). Khi tổng hợp 3 nhóm nhân tố (khí hậu, địa hình, đất đai) nếu kết quả tổng hợp tồn tại 1
sự hạn chế thì đánh giá chung sẽ bị hạ xuống một mức khi phân loại.
- Dùng công nghệ GIS (cụ thể là phần mềm Mapinfor) để xây dựng các bản đồ chuyên đề và bản đồ
vùng gây trồng thích hợp gây trồng Keo:
+ Bản đồ chuyên đề (khí hậu, địa hình và đất đai) xác định mức độ phù hợp của từng nhóm nhân tố
đối với sinh trưởng của Keo lai.
2


+ Bản đồ phân vùng thích hợp gây trồng Keo lai ở vùng Bắc Trung bộ cung cấp gỗ lớn được tạo lập
thông qua việc chồng ghép 3 bản đồ chuyên đề: Bản đồ phân chia mức khí hậu thích hợp cho sinh
trưởng của Keo lai; Bản đồ phân chia độ cao thích hợp cho gây trồng Keo lai và Bản đồ phân chia các
loại đất theo mức độ thích hợp cho việc gây trồng Keo lai cung cấp gỗ lớn.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc tính sinh thái của loài Keo lai đã được Lê Đình Khả (1999) và tập Cẩm nang ngành lâm
nghiệp (2004) đề cập tới. Trong các xuất bản này đều cho thấy Keo lai sinh trưởng bình thường ở
nhiệt độ trung bình năm từ 21-28
0
C, nhiệt độ tối cao bình quân tháng 31-34
0
C, nhiệt độ tối thấp bình
quân tháng 15-22
0
C, lượng mưa trung bình năm 1500-2500mm và thường phân bố ở nơi có độ cao
từ trên mực nước biển 300m.
Yêu cầu về đất của Keo lai được Lê Đình Khả (1999), Nguyễn Huy Sơn (2006) và Cẩm nang
ngành lâm nghiệp (2004) cho thấy Keo lai phát triển tốt trên các loại đất đất phù xa cổ; đất feralit phát
triển trên phiến thạch sét; đất xám phát triển trên macma acid; đất bồi tụ, nơi có nhiều nắng.
Qua yêu cầu về sinh thái cũng như về đất của Keo lai, dựa theo khung đánh giá đất cho lâm

nghiệp của FAO (1984); Định luật tối thiểu Liebig (1840) và định luật về sức chống chịu của Shelford
(1913), chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu với các nhân tố khí hậu, đất đai và địa hình của vùng
nghiên cứu để xác định các mức thích hợp với khả năng sinh trưởng của Keo lai và cho điểm theo
mức độ thích hợp, mở rộng và hạn chế.
a. Xác định tiêu chí phân chia và cho điểm về điều kiện gây trồng
* Nhóm nhân tố khí hậu:
Biểu 1: Phân chia các yếu tố khí hậu
Thích hợp Mở rộng Hạn chế
Phân chia
Nhân tố
Chỉ số Điểm Chỉ số Điểm

Chỉ số Điểm

1.Lượng mưa bình quân năm (mm) 1600-2100 3
1200-1600;
2100-2500
2
<1200;
>2500
1
2.Nhiệt độ bình quân năm (
o
C) 23-28 3 16-23; 28-32

2 <16; >32

1
3.Nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất
(

o
C)
23-32 3 23-16 2 >32 1
4.Nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất
(
o
C)
≥ 23 3 16-23 2 <16 1
5.Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối (
o
C) < 32 3 32 -35 2 >35 1
6.Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối (
o
C) ≥ 23 3 16- 23 2 < 16 1
7.Số tháng mưa <40mm (tháng) 0-3 3 3-5 2 >5 1
Điểm phân chia 18-21 14-17 ≤ 13
* Nhóm nhân tố địa hình:
Biểu 2: Phân chia các yếu tố địa hình
Thích hợp Mở rộng Hạn chế
Phân chia
Nhân tố
Chỉ số Điểm Chỉ số Điểm Chỉ số Điểm
1. Độ cao so với mực
nước biển (m)
1-250 3 250-500 2 > 500 1
2. Độ dốc (
o
) < 15 3 15-25 2 > 25 1
3



Điểm phân chia 5-6 3-4 < 3
* Nhóm nhân tố đất:
Biểu 3: Phân chia các yếu tố đất đai
Thích hợp Mở rộng Hạn chế
Phân chia
Nhân tố
Loại đất Điểm Loại đất Điểm Loại đất Điểm

1. Loại đất
Đ
ất xám; đất đỏ
trên m
ắc ma
bazơ và trung
tính; đ
ất đỏ
vàng trên đá
khác; đất ph
ù
sa.
3
Đất ph
èn trung
bình và nhẹ; Đ
ất
thung l
ũng dốc
tụ; đất đỏ v
àng

và đất m
ùn trên
núi.
2
Đất xói mòn trơ s
ỏi đá;
đất mặn mùa khô; đ
ất
mặn thường xuy
ên;
đất phèn n
ặng; đất
đen và đất than b
ùn;
đất cát.
1
2. Độ dày (cm) >100 3 50-100 2 < 50 1
Điểm phân chia 5-6 3-4 < 3
* Tổng hợp các nhóm nhân tố
Biểu 4: Tổng hợp phân chia mức độ thích hợp theo các nhóm nhân tố
Thích hợp Mở rộng Hạn chế
Phân chia
Nhóm nhân tố
Điểm Điểm Điểm
1. Khí hậu 3 2 1
2. Địa hình 3 2 1
3. Đất đai 3 2 1
Điểm phân chia 7-9 5-6 < 5
b. Xác định vùng trồng theo mức độ thích hợp cho Keo lai ở vùng Bắc Trung bộ:
Chồng ghép các bản đồ

chuyên đề (khí hậu, địa hình và đất
đai) lập được bản đồ phân vùng
thích hợp cho gây trồng Keo lai
theo mức độ thích hợp, mở rộng
và hạn chế.
Qua bản đồ phân vùng gây
trồng thích hợp cho Keo lai, nhận
thấy diện tích gây trồng thích hợp
không trải dài, rộng, đều theo kinh
độ hay vĩ độ mà phân bố rải rác ở
các điểm có điều kiện gây trồng
thích hợp với loài cây. Phần lớn
diện tích gây trồng thích hợp tập
trung ở Thanh Hóa và Nghệ An.
Thừa Thiên Huế là tỉnh hầu như
không thích hợp cho việc gây trồng
loài Keo lai.
Diện tích gây trồng Keo lai
thích hợp cho toàn vùng là
1.070.391ha chiếm 20,8%. Trong
4


đó Nghệ An với 351.466ha (chiếm 6,8%), Thanh Hóa 346.012ha (chiếm 6,7%), Hà Tĩnh 155.284ha
(chiếm 3,0%), Quảng Bình 137.759ha (chiếm 2,7%)
Diện tích có thể gây trồng mở rộng là 1.155.559ha (chiếm 22,5%), tập trung nhiều nhất ở Nghệ
An 363.368ha (chiếm 7,1%), tiếp đến Thanh Hóa 312.792ha (chiếm 6,1%), Quảng Bình 200.738ha
(chiếm 3,9%), Quảng Trị 161.180ha (chiếm 3,1%), Hà Tĩnh 91.083ha (chiếm 1,8%)
Diện tích ít thích hợp để gây trồng Keo lai có tới 2.907.367ha (56,6%) phân bố ở cả 6 tỉnh. Nghệ
An 939.156ha (chiếm 18,3%), Quảng Bình 458255ha (chiếm 8,9%), Thanh Hóa 453.258ha (8,8%),

Thừa Thiên Huế 435.980ha (8,4%), Hà Tĩnh 353987ha (6,9%)…
Biểu 5: Diện tích theo mức độ thích hợp ở các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ
Thích hợp Mở rộng Hạn chế
Tỉnh
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
1. Thanh Hoá 346.012

6,7

312.792

6,1

453.258

8,8

2. Nghệ An 351.466


6,8

363.368

7,1

939.156

18,3

3. Hà Tĩnh 155.284

3,0

91.083

1,8

353.987

6,9

4. Quảng Bình 137.759

2,7

200.738

3,9


458.255

8,9

5. Quảng Trị 47.694

0,9

161.180

3,1

266.729

5,2

6. T.T. Huế 32.173

0,6

26.398

0,5

435.980

8,4

Tổng 1.070.391


20,8

1.155.559

22,5

2.907.367

56,6

KẾT LUẬN
Keo lai có thể gây trồng ở các tỉnh vùng Bắc Trung bộ để cung cấp gỗ lớn. Diện tích gây trồng
thích hợp có 1.070.391ha chỉ chiếm 20,8%, diện tích có thể gây trồng mở rộng với 1.155.559ha chiếm
tới 22,5%, diện tích hạn chế có 2.907.367ha chiếm 56,6% diện tích của vùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Đình Khả, 1999. Nghiên cứu sử dụng giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm ở
Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
2. Nguyễn Huy Sơn, 2006. Nghiên cứu các giải pháp Khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên
liệu cho xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu Khoa học công nghệ Lâm nghiệp giai đoạn 2001-2005. Nhà
xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và GTZ, 2004. Chọn loài cây ưu tiên cho các trương trình
trồng rừng tại Việt Nam. Nhà xuất bản Giao thông Vận tải.
4. Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm và Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2001. Những
thông tin cơ bản về các loại đất chính Việt Nam. Nhà xuất bản Thế giới.
5. FAO, 1984. Land evaluation for forestry. FAO Forestry Paper No. 48. Rome. FAO. 123 pp.









5


DETERMINE PLANTING REGION A. MANGIUM x A. AURICULIFORMIS WITH THE PURPOSE OF
SUPPLYING BIG-SIZED TIMBER IN THE NORTH CENTRAL COAST OF VIETNAM.
Nguyen Thanh Son
Silvicultural Techniques Research Division
Dang Van Thuyet
Scientific Planning Division
Forest Science Institute of Vietnam
Summary
The objective of this research is to identify the suitable planting region A.mangium x A.
auriculiformis with the purpose of supplying big-sized timber in the North Central Coast of Vietnam.
Groups of factors have been considered in order to determine the planting region for A.mangium x A.
auriculiformis including the climate, soil and topography that is suitable with the ecological character of
the species. In the entire North Central Coast of Vietnam, the most suitable planting area accounts for
1.070.391ha (20,8%) the less suitable planting area is 1.155.559ha (22.5%) and the worse suitable
planting area is 2.907.367ha (56,6%).
Key words: Determining the planting region, A.mangium x A. Auriculiformis, the North Central Coast
of Vietnam.

×