Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.28 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN LÊ HỒNG NHUNG

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH
DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN
THẠC SĨ THỐNG KÊ KINH TẾ

Đà Nẵng, năm 2023


Cơng trình được hồn thành tại
Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ DÂN

Phản biện 1:

TS. Nguyễn Thị Hương

Phản biện 2:

TS. Hoàng Hồng Hiệp

Luận văn sẽ được bảo vệ
trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
(ngành Thống kê kinh tế)


họp tại Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
vào ngày 08 tháng 10 năm 2023

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
− Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
− Thư viện trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế Việt Nam đã vượt qua khó khăn, thách thức sau gần ba
năm chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng như nguy cơ mất an
ninh năng lượng, lương thực do xung đột vũ trang và vấn đề địa
chính trị trên thế giới. Trong hơn 2 năm đại dịch Covid-19 diễn ra,
Đà Nẵng là địa phương chịu ảnh hưởng hết sức nặng nề. Có thể nói
rằng, bức tranh kinh tế của thành phố là một bức tranh tối màu và ảm
đạm. Xét trong 5 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm
Trung bộ, Đà Nẵng là địa phương có tốc độ tăng trưởng thấp nhất
trong Vùng. Nhìn chung, mức độ phục hồi kinh tế của Đà Nẵng còn
chậm. Xuất phát từ thực tế kể trên, tôi dựa vào những số liệu điều tra
thực tế tiến hành phân tích kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh
của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn
2017 – 2021.
Trong q trình thực hiện nghiên cứu, tơi đã đọc được nhiều
bài phân tích về doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong
giai đoạn 2017 – 2021. Tuy nhiên, hầu như khơng có bài nghiên cứu
nào thực hiện nghiên cứu trên tất cả các doanh nghiệp. Những tài liệu
tôi tham khảo hầu hết thực hiện phân tích một hoặc một vài nhóm
doanh nghiệp được phân tổ theo các tiêu chí khác nhau. Do đó, tơi

quyết định thực hiên đề tài “Phân tích kết quả hoạt động sản xuất
sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của các


2
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2017 –
2021, nhằm đưa ra những nhận định và giải pháp góp phần hỗ trợ cải
thiện kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp
nói riêng và kinh tế tồn thành phố nói chung.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về kết quả hoạt động
sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ hai, đánh giá thực trạng kết quả hoạt động sản xuất – kinh
doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong
giai đoạn 2017 – 2021.
Thứ ba, đánh giá xu hướng biến động của kết quả hoạt động
sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng trong giai đoạn 2017 – 2021.
Thứ tư, đưa ra những nhận định và giải pháp góp phần hỗ trợ
cải thiện kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp dực trên cơ sở lý thuyết nào?
- Thực trạng kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của các
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn

2017 - 2021 như thế nào?
- Xu hướng biến động của kết quả hoạt động sản xuất – kinh
doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
trong giai đoạn 2017 - 2021 như thế nào?
- Cần làm gì để nâng cao kết quả hoạt động sản xuất – kinh
doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng


3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích kết quả hoạt động
sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Nội dung
Đề tài tập trung phân tích kết quả hoạt động sản xuất – kinh
doanh của các doanh nghiệp (doanh thu, lợi nhuận)
4.2.2. Không gian
Thực hiên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
4.2.3. Thời gian
Đề tài nghiên cứu thực trạng kết quả hoạt động sản xuất – kinh
doanh của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2017 – 2021. Dự báo kết
quả đến năm 2022.
5. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu này là dữ liệu thứ cấp, được
xuất trực tiếp từ kết quả các cuộc điều tra doanh nghiệp trong giai
đoạn từ năm 2018 đến năm 2022 do Tổng cục Thống kê thực hiện.
Ngoài ra, dữ liệu lấy từ Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là định lượng.
Các phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong đề tài
bao gồm hai phương pháp:
6.1. Thống kê mơ tả
6.2. Phân tích dãy số thời gian
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


4
7.1. Về mặt lý luận
Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về kết quả hoạt động sản xuất –
kinh doanh của doanh nghiệp; Hệ thống hóa hệ thống chỉ tiêu thống
kê phản ảnh kết quả hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp; Hệ
thống hóa những phương pháp phân tích thơng kê nhằm phân tích kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa phương.
7.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả của đề tài là minh chứng thực nghiệm có tính khoa học
giúp cho các nhà hoạch định chính sách thành phố Đà Nẵng tham
khảo trong việc điều hành kinh tế.
8. Tổng quan tài liệu
Đề tài được tác giả đã sử dụng nhiều loại tài liệu với mục đích
hỗ trợ, tham khảo như sách, giáo trình, văn bản pháp lý, các cơng
trình nghiên cứu kinh tế, những bài luận văn, luận án đã hoàn
thành…
9. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích kết quả hoạt động sản
xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh
của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn

2017 - 2021 và dự báo cho năm 2022.
Chương 4: Hàm ý chính sách.


5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1. Doanh nghiệp
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của phập
luật nhằm mục đích kinh doanh.
Có nhiều cách để phân loại doanh nghiệp. Trong đó, luận văn
sử dụng 2 cách phân loại doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí:
- Phân loại theo hình thức sở hữu
- Phân loại theo nhóm ngành kinh tế
a.

Vai trị của doanh nghiệp đối với nền kinh tế
Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của

người lao động; Doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển là yếu tố
quyết định đến tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế những
năm qua; Doanh nghiệp phát triển tác động đến chuyển dịch cơ cấu
trong nền kinh tế quốc dân và trong nội bộ mỗi ngành; Phát triển
doanh nghiệp tác động đến giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội;
Ngoài ra, doanh nghiệp là khu vực chủ yếu tạo ra nguồn thu cho ngân
sách Nhà nước.

b.

Phân tích hoạt động sản xuất – kinh doanh và các chỉ tiêu
thống kê phân tích
Đề tài sử dụng 2 chỉ tiêu phân tích kết quả hoạt động sản xuất

– kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:
Doanh thu: Chỉ tiêu doanh thu sử dụng trong luận văn là


6
doanh thu thuần.
Lợi nhuận: Chỉ tiêu lợi nhuận được sử dụng để phân tích
trong luận văn là lợi nhuận thuần.
1.1.2. Nội dung và phương pháp phân tích kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
a.

Phân tích biến động kết quả sản xuất – kinh doanh của doanh
nghiệp
Thực hiện phân tích biến động kết quả sản xuất – kinh doanh

của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu lượng tăng tuyệt đối, tốc độ phát
triển, tốc độ tăng và giá trị 1% tăng bằng cách tính tốn các chỉ tiêu
này cho doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
b.

Phân tích cơ cấu kết quả sản xuất – kinh doanh của doanh
nghiệp
Thực hiện tính tốn và phân tích doanh thu và lợi nhuận của


doanh nghiệp phân chia theo loại hình của doanh nghiệp và theo
nhóm ngành kinh tế.
c.

Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh
Thực hiện tính toán ảnh hưởng của nguồn vốn và lao động đến

kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh thông qua hàm sản xuất
Cobb - Douglas.
Hàm sản xuất Cobb - Douglas có dạng: 𝑌 = 𝐴 × 𝐾 𝛼 × 𝐿𝛽
d.

Dự báo kết quả sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp
Sử dụng hàm hồi quy xu thế để dự báo kết quả sản xuất – kinh

doanh của các doanh nghiệp trong năm 2022.


7
CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. NHIỆM VỤ THỐNG KÊ
Nhiệm vụ thống kê trong phân tích và trực quan dữ liệu về kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là rất quan
trọng để giúp các nhà quản lý, chuyên gia, chính phủ và xã hội đánh
giá và đưa ra các quyết định hợp lý và hiệu quả.
2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu được thực hiện theo quy trình 8 bước.

2.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
2.3.1. Nguồn số liệu
Số liệu sử dụng trong bài nghiên cứu là nguồn dữ liệu thứ cấp,
được lấy từ kết quả của các cuộc điều tra Doanh nghiệp thực hiện
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, từ năm 2018 đến năm 2022.
2.3.2. Tiền xử lý dữ liệu
Trước khi đưa vào nghiên cứu hay phân tích, dữ liệu thứ cấp cần
được kiểm tra, xử lý và biến đổi sao cho phù hợp với đề tài nghiên cứu.
2.3.3. Tổ chức dữ liệu
Tổ chức dữ liệu là q trình tổ chức và sắp xếp các thơng tin
dữ liệu một cách logic và có thể truy xuất được nhằm giúp cho việc
tìm kiếm, phân tích và sử dụng dữ liệu trở nên dễ dàng hơn, đồng
thời giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng dữ liệu.
2.3.4. Công cụ nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phần mềm để xử lý dữ liệu bao gồm:
Microsoft Excel, phần mềm SPSS 25, phần mềm Eview 10.
2.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THỐNG KÊ
Phương pháp phân tích số liệu thống kê là quá trình tập hợp,


8
phân tích và diễn giải số liệu để tìm ra các mối quan hệ và xu hướng
trong dữ liệu. Phương pháp này đóng vai trị quan trọng trong việc hỗ
trợ ra quyết định và dự báo trong các lĩnh vực như kinh tế, y tế, giáo
dục và xã hội.
2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng bảng thống kê và đồ thị thống kê.
2.4.2. Phương pháp phân tổ thống kê
Các chỉ tiêu thống kê phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh được phân tổ theo các tiêu thức: loại hình doanh nghiệp

(doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngồi nhà nước, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi), nhóm ngành (Nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản; Công nghiệp - xây dựng, Dịch vụ).
2.4.3. Phương pháp phân tích dãy số thời gian
Các chỉ tiêu mô tả dãy số thời gian được sử dụng để phân tích
nghiên cứu này bao gồm các chỉ tiêu về lượng tăng/giảm tuyệt đối,
tốc độ phát triển và tốc độ tăng/giảm.
2.4.4. Phương pháp dự báo
Mơ hình hồi quy hàm xu thế sử dụng các mơ hình toán biểu
diễn xu thế vận động của đối tượng nghiên cứu theo thời gian, mơ
hình hồi quy này được sử dụng để tạo ra các giá trị dự báo trong
tương lai.
Mơ hình hàm xu thế tổng qt: Y = f(t)


9
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG GIAI ĐOẠN 2017 - 2021 VÀ
DỰ BÁO
3.1. BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Trình bày khái quát các đặc điểm của thành phố Đà Nẵng, bao
gồm đặc điểm về tự nhiên và kinh tế xã hội. Điều này tạo tiền đề cho
việc giải thích sự tăng trưởng mạnh mẽ của các doanh nghiệp dịch vụ
trên địa bàn thành phố trong giai đoạn nghiên cứu. Đặc biệt, mơ tả
chung tình hình thực tế của nền kinh tế thành phố giai đoạn 2017 2021.
3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG KẾT QUẢ SẢN
XUẤT – KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
3.2.1. Thực trạng biến động doanh thu

Ở đầu giai đoạn 2017 - 2021, doanh thu của các doanh nghiệp
trên địa bàn thành phố tăng mạnh, lần lượt tăng 18,490 tỷ đồng,
tương đương 6.56% (năm 2018) và 37,402 tỷ đồng, tương ứng
12.45% (năm 2019) so với năm trước đó. Tuy nhiên, doanh thu thuần
năm 2020 giảm mạnh 36,344 tỷ đồng, tương ứng giảm 10.76% so với
năm 2019. Đây là năm khó khăn cho nền kinh tế tồn cầu, bởi ảnh
hưởng từ đại dịch Covid-19. Đến năm 2021, kinh tế thành phố có dấu
hiệu phục hồi. Mặc dù vậy, làn sóng Covid-19 thứ 2 làm cho sự phục
hồi của nền kinh tế là không đáng kể.
3.2.2. Thực trạng biến động lợi nhuận
Tương tự với sự tăng trưởng doanh thu trong nửa đầu giai đoạn,


10
lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng theo.
Tuy nhiên, theo dõi hình 3, có thể thấy từ năm 2020 lợi nhuận
giảm đến giá trị âm. Hay nói cách khác, hầu hết các doanh nghiệp cịn
đang hoạt động đều lâm vào tình trạng lỗ. Lợi nhuận năm 2020 sụt giảm
hơn 13,527 tỷ đồng, giảm đến 115.31% so với năm 2019. Đến năm
2021, lợi nhuận tăng trở lại. Dù lợi nhuận của các doanh nghiệp trên
toàn thành phố chỉ đạt hơn 2,095 tỷ đồng, nhưng tăng hơn 116% so
với năm ngối. Chứng tỏ đã có sự phục hồi đáng kể của các doanh
nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.2.3. Biến động cơ cấu doanh thu thuần
a.

Biến động doanh thu theo loại hình doanh nghiệp
Khi phân chia doanh thu theo loại hình doanh nghiệp, có thể

thấy rằng doanh nghiệp ngồi nhà nước có sức ảnh hưởng mạnh nhất

đến kết quả toàn bộ doanh thu của các doanh nghiệp trên địa bàn toàn
thành phố.
Trong giai đoạn 2017 - 2021, doanh thu của các doanh nghiệp
ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng gần 2/3 tổng doanh thu của các doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố. Cho dù có sự sụt giảm doanh thu trong
giai đoạn 2020 - 2021, nhưng sức nặng của kinh tế ngồi nhà nước là
khơng thể phủ nhận. Mặc dù vậy, khơng thể phủ nhận vai trị của
doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Doanh nghiệp nhà nước là lực lượng nịng cốt, góp phần chủ yếu để
kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo, nền tảng, giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường, ổn
định chính trị, xã hội của đất nước, có ý nghĩa quan trọng đối với sự
phát triển bền vững của Việt Nam. Ngồi ra, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, dù chiếm tỷ trọng nhỏ về số lượng cũng như


11
doanh thu đem lại (chỉ 8.99% trên tổng doanh thu vào năm 2021),
nhưng đã góp phần làm gia tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Việt Nam, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân và tăng nguồn thu
ngân sách nhà nước.
b.

Biến động doanh thu theo nhóm ngành
Doanh thu đem lại từ những doanh nghiệp thuộc nhóm ngành

cơng nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm phần lớn tổng doanh thu
của các doanh nghiệp, cịn tỷ trọng từ nơng nghiệp là rất nhỏ. Nhóm
ngành nơng nghiệp chiếm tỷ trọng cực kì nhỏ trong tỷ trọng doanh
thu của tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Giai đoạn

2017 - 2021 ghi nhận tỷ trọng doanh thu đều chưa đến 1% trên tổng
doanh thu của các doanh nghiệp.
Kinh tế Đà Nẵng đã và đang có sự chuyển dịch theo hướng
tích cực phù hợp với xu thế chung của cả nước, đóng góp đáng kể
cho tăng trưởng kinh tế, từ công nghiệp - dịch vụ sang dịch vụ - công
nghiệp, trong đó ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao và chiếm tỷ
trọng ngày càng lớn trong cơ cấu GDP, lao động và đầu tư. Mặc dù
dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhóm ngành dịch vụ,
tuy nhiên vai trị của nhóm ngành này vẫn rất quan trọng trong nền
kinh tế.
3.2.4. Biến động cơ cấu lợi nhuận
a. Biến động lợi nhuận theo loại hình doanh nghiệp
Cùng với mức lợi nhuận giảm kì lục, cơ cấu lợi nhuận cũng
thay đổi mạnh. Các doanh nghiệp nhà nước là nhóm doanh nghiệp có
lợi nhuận đặc biệt ổn định trong giai đoạn 2017 - 2021. Kể cả trong 2
năm 2020 - 2021, khi tình hình dịch Covid-19 trở nên phức tạp,
nhóm các doanh nghiệp này vẫn là nhóm doanh nghiệp có lãi trong


12
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong đó, năm 2017, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm ưu
thế khi lợi nhuận đạt 49.86% tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp
trên địa bàn thành phố. Đến năm 2020, các doanh nghiệp ngoài nhà
nước hầu như khơng có lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Lợi nhuận giảm xuống đến con số âm, lỗ hơn 3,171 tỷ đồng,
giảm đến 11,207 tỷ đồng so với năm 2019, tương ứng giảm
13.9.47%. Đây có thể nói là mức giảm lợi nhuận kỉ lục. Biến động lợi
nhuận theo nhóm ngành kinh tế
Trong giai đoạn trước dịch Covid-19, các doanh nghiệp hoạt

động trong lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đang gặp
khó khăn và tình hình kết quả sản xuất kinh doanh ngày càng thua lỗ.
Trong khi đó, các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành cơng nghiệp - xây
dựng tăng trưởng lợi nhuận chậm mà bền vững.
Đến năm 2021, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp phần
nào cải thiện. Tuy nhiên con số lợi nhuận vẫn là con số âm, chứng tỏ
các doanh nghiệp vẫn trong tình trạng lỗ.
3.3. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ PHI THỜI
GIAN ĐẾN KẾT QUẢ SẢN XUẤT – KINH DOANH
Hàm sản xuất Cobb - Douglass có dạng:
𝐷𝑇 = 𝐴 × 𝐾 𝛼 × 𝐿𝛽 (1)
3.3.1. Tác động của vốn và lao động tới doanh thu
Logarit tự nhiên với phương trình (1), thu được kết quả là
phương trình:
𝑙𝑛(𝑌) = 𝐶 + 𝛼 × 𝑙𝑛(𝐾) + 𝛽 × 𝑙𝑛(𝐿) (2)
Ta thấy mơ hình thu được giá trị Sig. = 0.011 < 0.05 nên mơ
hình hồi quy là có tồn tại và phù hợp để phân tích tác động của vốn


13
và lao động đến tăng trưởng doanh thu.
Giá trị Sig. của các biến lần lượt là Sig. ln(K) = 0.005 và Sig.
ln(L) = 0.044 đều nhỏ hơn 5%, do đó, 2 biến này đều tác động tới
biến phụ thuộc.
Hàm hồi quy thu được:
𝑙𝑛(𝐷𝑇) = 0.564 × 𝑙𝑛(𝐾) + 1.367 × 𝑙𝑛(𝐿)
Giá trị R2 = 84.16% cho thấy vốn và lao động giải thích được
84.16% biến động tăng trưởng của doanh thu. Con số này là khá cao.
Vậy, cùng với hệ số R2 hiệu chỉnh đạt 84.16% và không vi
phạm các giả thuyết đã đề ra, mơ hình 𝑌 = 𝐾 0.564 × 𝐿1.367 là phù

hợp để giải thích biến động sự tăng trưởng doanh thu của các doanh
nghiệp phụ thuộc như thế nào vào vốn và lao động.
Đóng góp của lao động đến sự tăng trưởng doanh thu là không
lớn. Trong giai đoạn 2017 - 2021, lao động đóng góp cao nhất ở mức
5.04% vào năm 2018. Đóng góp của lao động cịn có sự khơng ổn
định trong giai đoạn này. Những năm giá trị đóng góp của lao động ở
con số âm (năm 2017, 2018, 2020 và 2021), chứng tỏ hiệu quả sử
dụng lao động của các doanh nghiệp cịn chưa tốt, mặc dù giá trị
đóng góp khơng nhỏ. Điều này cũng là dễ hiểu cho những năm 2020
và 2021, bởi sự hiện diện của dịch Covid-19 làm những vấn đề của
người lao động trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết.
Trong khi đó, đóng góp của nhân tố vốn được cho là có hiệu
quả và khá ổn định. Từ năm 2019 đến năm 2021, mức ảnh hưởng của
vốn đến tăng trưởng doanh thu là khả quan. Chứng tỏ các doanh
nghiệp đã đạt hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt đông sản xuất – kinh
doanh trong những năm này.


14
3.3.2. Tác động của vốn và lao động tới lợi nhuận
Ta thấy mơ hình thu được giá trị Sig. = 0.011 < 0.05 nên mơ
hình hồi quy là có tồn tại và phù hợp để phân tích tác động của vốn
và lao động đến tăng trưởng lợi nhuận.
Giá trị Sig. của các biến lần lượt là Sig. ln(K) = 0.019 và Sig.
ln(L) = 0.007 đều nhỏ hơn 5%, do đó, 2 biến này đều tác động tới
biến phụ thuộc.
Hàm hồi quy thu được:
𝒍𝒏(𝑳𝑵) = 𝟎. 𝟎𝟎𝟖 × 𝒍𝒏(𝑲) + 𝟎. 𝟏𝟗𝟏 × 𝒍𝒏(𝑳)
Giá trị R2 = 51.53% cho thấy vốn và lao động giải thích được
51.53% biến động tăng trưởng của lợi nhuận. Con số này tuy không

cao, nhưng vẫn hơn 50%, nghĩa là mơ hình tác động c.
Vậy, cùng với hệ số R2 hiệu chỉnh đạt 51.53% và không vi
phạm các giả thuyết đã đề ra, mơ hình 𝑌 = 𝐾 0.008 × 𝐿0.191 là khá
phù hợp.
Đóng góp của vốn đến sự tăng trưởng lợi nhuận là không lớn.
Trong giai đoạn 2017 - 2021, vốn đóng góp chưa đến 1% vào tăng
trưởng lợi nhuận. Đóng góp của lao động tuy lớn hơn so với vốn,
nhưng lại có sự khơng ổn định trong giai đoạn này. Những năm giá
trị đóng góp của lao động ở con số âm (năm 2017, 2018, 2020 và
2021), chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động của các doanh nghiệp còn
chưa tốt.
Dựa vào kết quả phân tích này, có thể thấy vốn và lao động có
ảnh hưởng mạnh mẽ đến doanh thu hơn so với lợi nhuận của các
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2017 - 2021.


15
3.4. PHÂN TÍCH XU THẾ BIẾN ĐỘNG VÀ DỰ BÁO KẾT
QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH BẰNG HÀM
HỒI QUY XU THẾ
3.4.1. Đối với doanh thu
Kết quả hàm hồi quy bậc nhất:
Giá trị Prob của kiểm định F là 0.026811 < 0.05 cho phép bác
bỏ giả thuyết H0, thừa nhận đối thuyết H1. Hay nói cách khác, với
mức ý nghĩa 5%, mơ hình hàm xu thế bậc nhất của doanh thu là có
tồn tại.
Ta có phương trình hàm xu thế bậc nhất thu được của doanh
thu:
𝑌 = 221,542.60 + 12,620.74 × 𝑡 (*)
Mơ hình (*) được coi là phù hợp để phân tích xu thế biến động

doanh thu của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố trong giai
đoạn 2017 - 2021 và dự báo doanh thu cho năm 2022.
Kết quả hồi quy hàm bậc hai:
Dữ liệu bảng 26 có giá trị Prob của kiểm định F là 0.004441 <
0.05 cho phép bác bỏ giả thuyết H0, thừa nhận đối thuyết H1. Hay nói
cách khác, với mức ý nghĩa 5%, mơ hình hàm xu thế bậc nhất của
doanh thu là có tồn tại.
Ta có phương trình hàm xu thế bậc nhất thu được của doanh
thu:
𝒀 = 𝟗𝟐, 𝟒𝟖𝟑. 𝟓𝟒 + 𝟐𝟎, 𝟗𝟎𝟕. 𝟔𝟒 × 𝒕 (*)
Với mức ý nghĩa 5%, ta nói rằng biến thời gian giải thích được
92.94% biến động của doanh thu. Điều này chứng tỏ mô hình (*) là
phù hợp. Mơ hình (*) cũng cho thấy doanh thu có xu hướng tăng lên


16
theo thời gian.
Như vậy, mơ hình được lựa chọn để sử dụng cho dự báo doanh
thu của các doanh nghiệp trên đại bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn
2010 - 2021 là:
𝒀 = 𝟗𝟐, 𝟒𝟖𝟑. 𝟓𝟒 + 𝟐𝟎, 𝟗𝟎𝟕. 𝟔𝟒 × 𝒕
Thay giá trị tương ứng với năm 2022 là t = 13 và năm 2023 là t
= 14, ta tính được giá trị dự báo doanh thu tương ứng cho năm 2022
là 364,282.86 tỷ đồng và năm 2023 là 385,190.50 tỷ đồng. Con số
này cao hơn doanh thu của năm 2021, đem lại hi vọng cho nền kinh
tế thành phố nói chung cũng như các doanh nghiệp nói riêng sau đại
dịch.
3.4.2. Đối với lợi nhuận
Ta có phương trình hàm xu thế thu được của lợi nhuận:
𝒀 = 𝟓𝟏𝟒. 𝟐𝟖𝟐𝟔 + 𝟒𝟕𝟎. 𝟐𝟖𝟖𝟕 × 𝒕 (**)

Với mức ý nghĩa 5%, ta nói rằng biến thời gian giải thích được
71.09% biến động của lợi nhuận. Mơ hình được coi là phù hợp để
phân tích xu thế biến động lợi nhuận của các doanh nghiệp trên địa
bàn thành phố trong giai đoạn 2010 - 2021 và dự báo lợi nhuận cho
năm 2022, 2023. Hàm xu thế của lợi nhuận cho thấy lợi nhuận có xu
hướng tăng theo thời gian.
Mơ hình 𝒀 = 𝟓𝟏𝟒. 𝟐𝟖𝟐𝟔 + 𝟒𝟕𝟎. 𝟐𝟖𝟖𝟕 × 𝒕 cho thấy xu hướng
ngày càng tăng dần của lợi nhuận. Hệ số R2 của mơ hình này đạt
71.09%, khơng phải là một con số thấp. Điều này chứng tỏ cịn nhiều
nhân tố ngồi thời gian tác động đến sự biến động của lợi nhuận.


17
Ngồi ra, vì giai đoạn nghiên cứu là khá ngắn, nên hàm xu thế chưa
thể mơ tả chính xác xu hướng biến động của lợi nhuận trong thời gian
dài sau đó. Do đó, xu hướng giảm của lợi nhuận chưa hẳn là điều gì
đó q bi quan cho nền kinh tế nói chung. Mặc dù vậy, vẫn cần có
những biện pháp hợp lí để cải thiện tình trạng này.
Thay giá trị tương ứng với năm 2022 là t = 13, ta tính được giá
trị dự báo lợi nhuận tương ứng là 6,628.04 tỷ đồng. Con số này của
năm 2023 (tương ứng t = 14) đạt 7,098.32 tỷ đồng. Giá trị lợi nhuận
đem lại cao hơn con số lợi nhuận của năm 2021. Điều này là tín hiệu
lạc quan hơn cho quá trính phục hồi và phát triển trở lại của các
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.


18
CHƯƠNG 4
ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
4.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN

XUẤT – KINH DOANH
Ở đầu giai đoạn 2017 - 2021, doanh thu của các doanh nghiệp
trên địa bàn thành phố tăng mạnh, lần lượt tăng 18,490 tỷ đồng,
tương đương 6.56% (năm 2018) và 37,402 tỷ đồng, tương ứng
12.45% (năm 2019) so với năm trước đó. Tuy nhiên, doanh thu của
các doanh nghiệp trong năm 2020 lại giảm mạnh 36,344 tỷ đồng,
tương ứng giảm 10.76% so với năm 2019. Đến năm 2021, kinh tế
thành phố có dấu hiệu phục hồi. Mặc dù vậy, làn sóng Covid-19 thứ
2 làm cho sự phục hồi của nền kinh tế là không đáng kể.
Về cơ cấu doanh thu, các doanh nghiệp ngồi nhà nước trong
giai đoạn này chính là nhóm doanh nghiệp chủ chốt khi duy trì mức
đóng góp hơn 70% doanh thu trong 5 năm. Nếu chỉ tính năm cuối
giai đoạn (2021) so với năm gốc (2017), chỉ có nhóm doanh nghiệp
này có sự tăng tỷ trọng đóng góp doanh thu. Doanh thu đến từ nhóm
doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn FDI đang có xu
hướng giảm dần tỷ trọng trong giai đoạn này. Các doanh nghiệp hoạt
động trong ngành dịch vụ ln duy trì mức đóng góp doanh thu lên
đến hơn 50% tổng doanh thu của các doanh nghiệp.
Trong khi cơ cấu về doanh thu có phần ổn định thì cơ cấu của
lợi nhuận lại thay đổi. Năm 2017, các doanh nghiệp ngoài nhà nước
là những doanh nghiệp đóng góp lợi nhuận nhiều nhất, chiếm đến
49.86% tổng lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất – kinh doanh
của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến năm 2021, điều này đã khơng
cịn. Tình hình khó khăn từ dịch bệnh đã làm các doanh nghiệp ngoài


19
nhà nước hoạt động mà khơng có lợi nhuận. Trong khi đó, các doanh
nghiệp nhà nước vẫn duy trì hoạt động và có lãi trong sản xuất – kinh
doanh. Cơ cấu lợi nhuận của các nhóm ngành cũng thay đổi khi mà

các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hoạt động kinh
doanh thua lỗ trong năm 2020 và 2021.
Để giải thích cho những biến động trên, luận văn đã thực hiện
đánh giá tác động của nhân tố thời gian và phi thời gian đến doanh
thu và lợi nhuận. Nhân tố phi thời gian bao gồm vốn và lao động, đều
có tác động đến doanh thu và lợi nhuận. Vốn có ảnh hưởng đến tăng
trưởng doanh thu, nhưng mức độ ảnh hưởng không lớn bằng lao
động. Dù vậy, ảnh hưởng của vốn là tích cực và ổn định, có phần
hiệu quả hơn. Lao động tác động mạnh mẽ nhưng không ổn định và
hiệu quả sử dụng lao động chưa cao. Hai nhân tố này cũng tác động
đến lợi nhuận, nhưng mức độ tác động còn khá thấp so với tác động
của chúng lên doanh thu.
Qua phân tích xu thế biến động, cả doanh thu và lợi nhuận đều
có xu hướng giảm trong những năm tiếp theo, do doanh nghiệp vẫn
đang trong giai đoạn phục hồi và khôi phục hoạt động. Đây là tình
hình chung khơng chỉ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng. Tuy nhiên, rất cần những giải pháp, chính sách nhằm cải thiện
kết quả này trong thời gian tới.
4.2. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
- Tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận ở mức thấp, nhưng đang có
dấu hiệu phục hồi trở lại.
- Cơ cấu lợi nhuận thay đổi mạnh.
- Lao động có ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận, tuy
nhiên mức ảnh hưởng khơng tích cực và khơng ổn định.


20
- Theo thời gian, doanh thu và lợi nhuận có xu hướng giảm
dần.
4.3. GIẢI PHÁP

Các giải pháp giúp doanh nghiệp sống chung “an tồn” với
dịch Covid-19
Thực hiện nhanh chóng và hiệu quả chiến lược tiêm phủ
vaccine Covid-19, tiếp tục vận dụng mọi nguồn lực để tiến hành
chiến lược tiêm phủ vaccine Covid-19 cho người dân trên toàn tỉnh từ
18 tuổi đến 65 tuổi nhằm đạt được mục tiêu ít nhất trên 70% người
dân từ 18 đến 65 tuổi được tiêm mũi hai. Khuyến khích các doanh
nghiệp nghiên cứu, đề xuất các mơ hình mới, hiệu quả phù hợp với
xu hướng mở cửa, khơi phục lại nền kinh tế, bởi vì chỉ có doanh
nghiệp mới hiểu rõ nhất những gì cần thiết và hiệu quả cho sự phát
triển của doanh nghiệp.
Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp
Các giải pháp hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài
chính, dòng tiền; Tập trung phát triển các lĩnh vực thế mạnh, tiềm
năng của tỉnh trong tình hình mới; Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công.
Các giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện môi trường kinh
doanh
Tới thời điểm này, vẫn chưa thể đoán định được khi nào chúng
ta thoát khỏi sự ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Do đó, yêu cầu đặt ra
cho các doanh nghiệp nói chung, là cần thay đổi chiến lược quản trị
rủi ro và quản trị khủng hoảng.
Về trung và dài hạn, môi trường kinh doanh sẽ tác động đến
cách thức vượt qua đại dịch và mức độ tận dụng cơ hội của các doanh
nghiệp khi bắt đầu q trình phục hồi. Do đó, ở đâu có quy định pháp


21
luật hiệu quả, dự đốn được, tạo ra mơi trường kinh doanh bình đẳng
thúc đẩy cạnh tranh; có thể chế bảo đảm bảo vệ tài sản và các quyền
giao kết hợp đồng thì ở đó, dễ dàng khởi sự kinh doanh, thích nghi

với các quy định mới, và nhanh chóng chuyển dịch các hoạt động
kinh doanh đáp ứng nhu cầu mới của thị trường.
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
Những phân tích về tác động của vốn và lợi nhuận cho thấy
rằng lao động có tác động ngược chiều đến kết quả hoạt động sản
xuất – kinh doanh. Điều này có nghĩa là hiệu quả sử dụng lao động
chưa thật sự tốt, khi lượng lao động tăng lên nhưng kết quả sản xuất
– kinh doanh lại giảm. Do đó, tác giả đề xuất một số các giải pháp
sau:
Phát triển thơng tin thị trường lao động hồn thiện hơn.
Xác định mục tiêu đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn cung
lao động phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Ngoài ra, năng suất lao động cũng là nhân tố quan trọng nhằm
nâng cao chất lượng lao động. Chính quyền thành phố cần xây dựng
một chiến lược tổng thể cho việc cải thiện năng suất lao động của
thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến. Đặc biệt là việc phân bổ và
sử dụng một cách hợp lý các nguồn lực đầu tư, cải thiện năng suất lao
động tập trung vào một số ngành nằm trong định hướng phát triển
của thành phố.


22
KẾT LUẬN
1. Kết quả đạt được
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về doanh nghiệp, phân
loại doanh nghiệp theo các tiêu chí khác nhau; Trình bày các chỉ tiêu
sử dụng để phân tích biến động kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp; Thực trạng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
trong giai đoạn 2017 – 2021; Trình bày xu hướng biến động của kết
quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa

bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2017 – 2021; Đề xuất một số
giải pháp thúc đẩy sự tăng trưởng doanh thu - lợi nhuận của doanh
nghiệp.
2. Hạn chế của đề tài
Chưa phân tích cụ thể các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động
của kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh để có cái nhìn đa chiều
hơn.
Giới hạn về số liệu phục vụ cho dự báo nên kết quả dự báo
chưa đạt được kết quả tốt, và tầm xa dự báo chỉ là 1 năm, chưa phục
vụ cho kế hoạch trung và dài hạn.
3. Hướng phát triển của đề tài
Đề tài sẽ tiếp tục hoàn thiện và hướng phát triển tiếp theo là
tìm hiểu, phân tích tác động cũng như sự đóng góp của các nhân tố
phi thời gian.
Ngồi ra, để đạt được kết quả phân tích và dự báo tốt hơn, đề
tài cần bổ sung số liệu trong giai đoạn dài hơn so với hiện nay.



×