Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Vận dụng b learning trong dạy học chuyên đề “dòng điện xoay chiều” vật lí 12 (chương trình vật lí 2018) hướng phát triển năng lực vật lí của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.43 MB, 175 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
--------------------------------

PHAN THẾ HIẾU

VẬN DỤNG B-LEARNING TRONG DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
“DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU” VẬT LÍ 12 (CHƯƠNG TRÌNH
VẬT LÍ 2018) HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬT LÍ
CỦA HỌC SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÝ LUẬN VÀ PPDH BỘ MƠN VẬT LÍ

ĐÀ NẴNG – NĂM 2023


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN THẾ HIẾU

VẬN DỤNG B-LEARNING TRONG DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
“DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU” - VẬT LÍ 12 (CHƯƠNG TRÌNH
VẬT LÍ 2018) HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬT LÍ
CỦA HỌC SINH

NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PPDH BỘ MƠN VẬT LÍ
MÃ SỐ: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ



Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHÙNG VIỆT HẢI

ĐÀ NẴNG – NĂM 2023


I

LOI CAM EOAN
TOi xin cam doan nghiOn criu ld khrich quan, trung thgc vd chua ttmg dugc ai cdng bO trong bdt kj, mQt
c6ng trinh ndo kh6c; c6c tdi liQu dugc trich d6n trong lu4n vdn dd dugc chi rd ngu6n g6c.
Da Nin g,thirng 03 nf,m ?023
Tdc gih lupn vdn

Phan The Hi0u


u

r,or cAna crN
Tdi xin bdy t6ldng bi6t on ch6n thdnh t6i:
Ran Giiim hiQu, Ban chri nhi0m Khoa Vat H, c6c thAy cO trong Khoa Vat li trumg E4i
hgc Su pham - Eai hqc Dd NEng ddt4o tli6u kiQn thuan lqi vi gitip tt6't6i trong sudt qud
trinh hgc t4p vd nghiCn cr?u.
Ban Gi6m hi6u, c6c thAy cO girlo trong tO Vat li, circem hoc sinh lop 12A4, c6c em hgc
sinh thuQc cdu l4c b0 Vat H trucrng THPT chuy6n LC Quy Edn - Dd Ning, c6c thdy c6
girio vd c6c em hgc sinh chuy6n Vat H 6 airctinh thdnh khrlc d5 nhiQt tinh h6 trg chting t6i


tim hi0u thgc ti6n vd tri6n khai thgc nghiQm su phpm.
T6i xin it[c biet danh l]i cdm on tdi TS. Phung Vigt Hai, ngudi d61u6n tan tinh hucrng
d6n, truyAn dat kinh nghiQm, dQng vi0n vd gifp dd t6i trong su6t qu5 trinh thBc hiQn lupn

v[n.
Cu6i cung, t6i xin chdn thanh cdm crn gia dinh, b4n b6, nhtrng ngudi thdn ydu dd lu6n
d6ng hdnh, tlQng vi6n vd girip Da XEng, th6ng 03 ndm 2A23
Tac gil lupn vdn

Phan The l{i0u


III
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... II
MỤC LỤC ................................................................................................................... III
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ VI
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. VII
DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... VIII
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 2
3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 3
4. Giả thuyết khoa học................................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................. 3
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4
7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
8. Kết quả đạt được ....................................................................................................... 4

9. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................... 4
NỘI DUNG ..................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH THƠNG QUA B-LEARNING .................. 6
1.1. Dạy học hướng phát triển năng lực Vật lí ............................................................ 6
1.1.1. Khái niệm năng lực ............................................................................................ 6
1.1.2. Khái niệm năng lực Vật lí .................................................................................. 6
1.1.3. Cấu trúc năng lực Vật lí ..................................................................................... 7
1.1.4. Mức độ biểu hiện hành vi trong năng lực Vật lí ................................................ 8
1.1.5. Một số biện pháp phát triển năng lực Vật lí ..................................................... 13
1.1.6. Phương pháp kiểm tra, đánh giá ...................................................................... 13
1.2. Dạy học kết hợp (B-Learning) ............................................................................. 14
1.2.1. Khái niệm B-Learning ..................................................................................... 14
1.2.2. Các mơ hình dạy học theo B-Learning ............................................................ 15
1.2.3. Đặc điểm của B-Learning ................................................................................ 19
1.2.4. Vai trò của B-Learning trong phát triển năng lực Vật lí .................................. 20
1.2.5. Nguyên tắc tổ chức dạy học theo B-Learning.................................................. 21
1.3. Công cụ hỗ trợ dạy học theo B-Learning ........................................................... 22
1.3.1. Microsoft forms ................................................................................................ 22
1.3.2. Microsoft teams ................................................................................................ 23
1.3.3. OneNote Class Notebook ................................................................................. 24
1.4. Thực trạng dạy học phát triển năng lực Vật lí theo B-Learning tại một số
trường trung học phổ thông chuyên .......................................................................... 24


IV
1.4.1. Đối tượng và phương pháp điều tra ................................................................. 24
1.4.2. Kết quả điều tra ................................................................................................ 25
1.5. Quy trình tổ chức dạy học theo B-Learning hướng phát triển năng lực Vật lí
của học sinh .................................................................................................................. 31

1.6. Chuyên đề học tập trong chương trình giáo dục mơn Vật lí 2018 dành cho học
sinh chuyên ................................................................................................................... 32
1.6.1. Khái quát về chuyên đề học tập trong chương trình mơn Vật lí cho học sinh
chun ........................................................................................................................ 32
1.6.2. Cấu trúc trình bày chuyên đề học tập mơn Vật lí cho học sinh chun ........... 33
Kết luận chương 1........................................................................................................ 34
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUN ĐỀ “DỊNG ĐIỆN
XOAY CHIỀU” (CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ 2018) HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH THƠNG QUA B-LEARNING ................ 35
2.1. Cấu trúc chuyên đề “Dòng điện xoay chiều” chương trình Vật lí 2018 .......... 35
2.2. Xây dựng nội dung dạy học chuyên đề “Dòng điện xoay chiều” dành cho học
sinh chuyên Vật lí ........................................................................................................ 36
2.2.1. Yêu cầu cần đạt ................................................................................................ 36
2.2.2. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 36
2.2.3 Nội dung kiến thức ............................................................................................ 36
2.2.4. Một số ứng dụng của kiến thức trong thực tiễn ............................................... 43
2.2.5. Câu hỏi và bài tập ............................................................................................. 43
2.2.6. Gợi ý cách thức tổ chức dạy học ...................................................................... 49
2.3. Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề “Dòng điện xoay chiều” huớng phát triển
năng lực Vật lí của học sinh thơng qua B-Learning ................................................. 49
2.3.1. Bài học 1: “Các đặc trưng của dòng điện xoay chiều” .................................... 51
2.3.2. Bài học 2: “Mạch điện xoay chiều chỉ có một phần tử” .................................. 57
2.3.3. Bài học 3: “Mạch điện xoay chiều có R, L, C nối tiếp” .................................. 65
2.4. Rubric đánh giá NLVL ........................................................................................ 72
Kết luận chương 2........................................................................................................ 74
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................................. 75
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .......................................................................... 75
3.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm ................................................... 75
3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm .......................................................................... 75
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................................................ 76

3.4.1. Phân tích diễn biến thực nghiệm và đánh giá định tính ................................... 76
3.4.2. Đánh giá định lượng ......................................................................................... 95
3.4.3. Khảo sát ý kiến học sinh sau thực nghiệm sư phạm ........................................ 98
Kết luận chương 3...................................................................................................... 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 101


V
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 103
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ............................................... 106
PHỤ LỤC ..................................................................................................................PL1
PHỤ LỤC 1. PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN .....................................................PL1
PHỤ LỤC 2. PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH .......................................................PL5
PHỤ LỤC 3. ỨNG DỤNG CỦA CÁC KIẾN THỨC TRONG THỰC TIỄN ....PL8
PHỤ LỤC 4. BÀI TẬP VẬN DỤNG .....................................................................PL13
PHỤ LỤC 5. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM THAM KHẢO ....................................PL32
PHỤ LỤC 6. PHIẾU KHẢO SÁT SAU THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............PL39


VI
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.

Chữ viết tắt
CLB
CNTT
CT
DĐXC
ĐLC
ĐTB
ĐXC
GV
HS
HV
NL
NLVL
R
ThN
THPT
TNSP
YCCĐ

Đầy đủ tiếng Việt

Câu lạc bộ
Cơng nghệ thơng tin
Chương trình
Dịng điện xoay chiều
Độ lệch chuẩn
Điểm trung bình
Điện xoay chiều
Giáo viên
Học sinh
Hành vi
Năng lực
Năng lực Vật lí
Thứ tự
Thí nghiệm
Trung học phổ thơng
Thực nghiệm sư phạm
Yêu cầu cần đạt


VII
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Cấu trúc và biểu hiện cụ thể của các thành tố NLVL ........................................ 7
Bảng 1.2. Các mức độ biểu hiện hành vi của năng lực Vật lí ............................................ 9
Bảng 1.3. Một số biện pháp phát triển NLVL .................................................................. 13
Bảng 1.4. Một số phương pháp và công cụ đánh giá NLVL của HS ............................... 14
Bảng 1.5.Kết quả điều tra thực trạng ứng dụng CNTT của GV....................................... 25
Bảng 1.6. Những thuận lợi khó khăn khi dạy học phát triển năng lực............................. 26
Bảng 1.7. Thực trạng sử dụng Internet của học sinh ........................................................ 27
Bảng 1.8. Các hoạt động học tập học sinh được tham gia trong mơn Vật lí ................... 28
Bảng 1.9. Thực trạng việc tự học vật lí ở nhà của học sinh ............................................. 29

Bảng 1.10. Các hoạt động học tập mà học sinh thích được tham gia .............................. 30
Bảng 1.11. Nhận thức của học sinh về vai trị của mơn vật lí .......................................... 30
Bảng 1.12. Quy trình tổ chức dạy học theo B-Learning hướng phát triển năng lực Vật lí
của học sinh ........................................................................................................................ 31
Bảng 2.1. Kế hoạch dạy học .............................................................................................. 50
Bảng 2.2. Rubric đánh giá NLVL ..................................................................................... 72
Bảng 3.1. Điểm đánh giá các chỉ số hành vi của HS Hồ Lê Tường Vy sau 3 bài học .... 96
Bảng 3.2. Điểm đánh giá một số hành vi của các HS qua ba bài học .............................. 97
Bảng 3.3. Đánh giá của học sinh về trải nghiệm học tập theo B-Learning...................... 98
Bảng 3.4. Học sinh tự đánh giá sự phát triển NLVL của bản thân .................................. 99


VIII
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Các mơ hình dạy học theo B-Learning ............................................................. 15
Hình 1.2. Mơ hình xoay vịng theo trạm ........................................................................... 16
Hình 1.3. Mơ hình xoay vịng theo phịng chức năng ...................................................... 16
Hình 1.4. Mơ hình lớp học đảo ngược .............................................................................. 16
Hình 1.5. Mơ hình xoay vịng cá nhân .............................................................................. 17
Hình 1.6. Mơ hình linh hoạt .............................................................................................. 18
Hình 1.7. Mơ hình tự pha trộn ........................................................................................... 19
Hình 1.8. Mơ hình giàu tính ảo.......................................................................................... 19
Hình 1.9. Phiếu học tập có sử dụng tính năng logic phân nhánh ..................................... 23
Hình 1.10. Phương tiện công nghệ thông tin cá nhân học sinh sử dụng .......................... 27
Hình 1.11. Sơ đồ cấu trúc trình bày một chun đề học tập mơn Vật lí dành cho học sinh
chuyên ................................................................................................................................ 33
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc nội dung chun đề “Dịng điện xoay chiều” .......................... 35
Hình 2.2. Đồ thị u (t), i(t) của một mạch ĐXC ................................................................. 37
Hình 2.3. Bếp điện, ấm đun nước điện, bàn là .................................................................. 37
Hình 2.4. Đồ thị u (t), i (t) của mạch ĐXC chỉ có R ......................................................... 39

Hình 2.5. Mạch ĐXC chỉ có tụ điện .................................................................................. 39
Hình 2.6. Đồ thị u (t), i (t) của mạch ĐXC chỉ có C ......................................................... 40
Hình 2.7. Mạch ĐXC chỉ có cuộn dây thuần cảm ............................................................ 40
Hình 2.8. Đồ thị u (t), i(t) của mạch ĐXC chỉ có L .......................................................... 40
Hình 2.9. Mạch ĐXC có R, L, C mắc nối tiếp .................................................................. 41
Hình 2.10. Giản đồ Fresnel của mạch có tính cảm kháng ................................................ 42
Hình 2.11. Giản đồ Fresnel của mạch có tính dung kháng............................................... 42
Hình 2.12. Sơ đồ mạch điện thí nghiệm mạch ĐXC chỉ có điện trở .............................. 44
Hình 2.13. Sơ đồ mạch điện thí nghiệm mạch ĐXC chỉ có tụ điện ................................ 44
Hình 2.14. Cách lắp ráp mạch điện thí nghiệm mạch ĐXC chỉ có R và chỉ có C ........... 45
Hình 2.15. Cách lắp ráp mạch điện thí nghiệm mạch ĐXC chỉ có C sử dụng điện kế chứng
minh .................................................................................................................................... 46
Hình 2.16. Thí nghiệm mạch ĐXC chỉ có cuộn cảm thuần trên PhET ............................ 46
Hình 2.17. Sơ đồ mạch điện thí nghiệm mạch ĐXC có R, L, C nối tiếp và cách lắp ráp
trên bảng điện ..................................................................................................................... 47
Hình 2.18. Sơ đồ mạch điện ThN cộng hưởng và cách lắp ráp trên bảng điện ............... 48
Hình 2.19. Sơ đồ trạm học tập ........................................................................................... 64
Hình 3.1. Sổ tay lớp học trên Onenote .............................................................................. 76
Hình 3.2. Nhóm chat trên Teams ...................................................................................... 76
Hình 3.3. Trao đổi trên Facebook Messenger ................................................................... 76
Hình 3.4. Phần thiết lập cơng thức cơng suất tỏa nhiệt trung bình của DĐXC của HS Hồ
Lê Tường Vy ...................................................................................................................... 77


IX
Hình 3.5. Phần thiết lập cơng thức cơng suất tỏa nhiệt trung bình của DĐXC của HS
Nguyễn Mã Sinh ................................................................................................................ 77
Hình 3.6. Học sinh đo giá trị hiệu dụng và tần số của điện áp bằng đồng hồ đo điện đa
năng .................................................................................................................................... 78
Hình 3.7. HS thao tác với thiết bị cảm biến để vẽ đồ thị u(t) ........................................... 78

Hình 3.8. Dây điện bị làm đứt chốt ................................................................................... 79
Hình 3.9. Kết quả ThN - trích báo cáo ThN bài 1 của Hồ Lê Tường Vy ........................ 79
Hình 3.10. Nhận xét ThN - trích báo cáo ThN bài 1 của Hồ Lê Tường Vy .................... 80
Hình 3.11. HS mơ tả hiện tượng quan sát được trong video ............................................ 80
Hình 3.12. Phần thiết lập công thức trong các loại mạch điện của học sinh Hồ Lê Tường
Vy ....................................................................................................................................... 82
Hình 3.13. Phần đề xuất phương án ThN mạch ĐXC chỉ có 1 phần tử của HS Hồ Lê
Tường Vy ........................................................................................................................... 82
Hình 3.14. Bố trí 4 trạm học tập trong khơng gian lớp học.............................................. 83
Hình 3.15. Học sinh thực hiện thí nghiệm mạch ĐXC chỉ có 1 phần tử với bộ thí nghiệm
cảm biến ............................................................................................................................. 84
Hình 3.16. HS thực hiện ThN trực tuyến trên PhET ........................................................ 84
Hình 3.17. Kết quả thí nghiệm mạch ĐXC chỉ có C – trích báo cáo của học sinh Hồ Lê
Tường Vy ........................................................................................................................... 85
Hình 3.18. Kết quả ThN mạch ĐXC có cuộn dây và nhận xét – trích báo cáo của HS Hồ
Lê Tường Vy ...................................................................................................................... 85
Hình 3.19. HS mơ tả hiện tượng trong quan sát được trong video .................................. 86
Hình 3.20. Phần thiết lập cơng thức định luật Ơm và độ lệch pha trong mạch RLC nối tiếp
của học sinh Hồ Lê Tường Vy .......................................................................................... 87
Hình 3.21. Phần đề xuất phương án thí nghiệm mạch RLC nối tiếp của học sinh Hồ Lê
Tường Vy ........................................................................................................................... 88
Hình 3.22. HS thực hiện ThN khảo sát mạch RLC với bộ thí nghiệm cảm biến ............ 89
Hình 3.23. HS thực hiện ThN về hiện tượng cộng hưởng ................................................ 89
Hình 3.24. Kết quả thí nghiệm mạch RLC nối tiếp – trích báo cáo của học sinh Hồ Lê
Tường Vy ........................................................................................................................... 90
Hình 3.25. Nhận xét về ThN cộng hưởng – trích báo cáo của HS Hồ Lê Tường Vy ..... 91
Hình 3.26. HS Trình bày và thảo luận về tiêu chuẩn điện các nước trên thế giới ........... 92
Hình 3.27. HS Trình bày về ứng dụng của DĐXC trong động cơ ba pha ....................... 92
Hình 3.28. Mơ hình động cơ xoay chiều 3 pha do học sinh thiết kế ................................ 92
Hình 3.29. HS trình bày về các ứng dụng trong kĩ thuật của mạch xoay chiều có R, L, C

nối tiếp ................................................................................................................................ 93
Hình 3.30. HS trình bày về việc nâng cao hệ số cơng suất ở nơi tiêu thụ........................ 93
Hình 3.31. HS trình bày về nghề kiểm toán viên năng lượng .......................................... 94


X
Hình 3.32. HS trình bày kết quả thí nghiệm minh họa mạch điện chỉ có R, chỉ có C dùng
điện kế chứng minh và máy phát tần số. ........................................................................... 95
Hình 3.33. HS thực hiện thí nghiệm đo độ tự cảm của cuộn dây ..................................... 95
Hình 3.34. Biểu đồ đánh giá năng lực VL của HS Hồ Lê Tường Vy .............................. 96
Hình 3.35. Biểu đồ đánh giá 1 số HV của NLVL của các học sinh sau 3 bài học .......... 97


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa XI)
đã thơng qua nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đạo tạo, đáp ứng yêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế [2]. Để thực
hiện mục tiêu đổi mới, ngành giáo dục đã và đang chuyển nền giáo dục nặng về truyền
thụ kiến thức sang nền giáo dục định hướng phát triển toàn diện cả về phẩm chất, năng
lực, phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Chương trình Giáo dục phổ thơng
năm 2018 xác định các phẩm chất chủ yếu cần hình thành cho học sinh là yêu nước,
nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; các năng lực cần hình thành cho HS là các
năng lực chung (gồm năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực
giải quyết vấn đề và sáng tạo); các năng lực đặc thù (gồm: NL ngơn ngữ, NL tính tốn,
NL tìm hiểu tự nhiên và xã hội, NL công nghệ, NL tin học, NL thẩm mĩ và NL thể chất)
[4]. Mơn Vật lí trong chương trình giáo dục phổ thơng, bên cạnh việc góp phần giúp học
sinh hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, cịn giúp hình

thành và phát triển năng lực đặc thù mơn Vật lí [5]. Để dạy học phát triển năng lực, giáo
viên cần vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp để tổ chức cho học sinh
được chủ động, tích cực tham gia vào chuỗi các hoạt động tìm tịi, khám phá, gắn hoạt
động trí tuệ với hoạt động thực hành, thí nghiệm, tăng cường học tập theo nhóm, cộng
tác… [18]. Ngày nay, dạy học trực tuyến (E-Learning) đang phát triển và trở thành xu
hướng tất yếu trong giáo dục và đào tạo. E-Learning là một giải pháp hiệu quả để dạy
học phát triển năng lực với nhiều ưu điểm như không hạn chế với thời gian và không
gian học, tăng cường khả năng trao đổi, cộng tác, tạo điều kiện cho học sinh tự học, tự
nghiên cứu,… Tuy nhiên E-Learning vẫn cịn tồn tại những bất cập khó tránh khỏi.
Trong mơn Vật lí, để phát triển năng lực Vật lí, cần phải tổ chức các hoạt động thí
nghiệm để kiểm tra các dự đoán, giả thuyết, các kĩ năng thực nghiệm cần được rèn luyện
thông qua việc tự tiến hành các thao tác thí nghiệm, biết sử dụng các thiết bị thí nghiệm
một cách hiệu quả, đó là điều mà không thể tổ chức dạy học trực tuyến được mà cần
phải tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục có đủ phương tiện, thiết bị. Để tận
dụng các ưu điểm và khắc phục các hạn chế của dạy học truyền thống tại lớp và dạy học
trực tuyến, B-Learning ra đời. B-Learning đã và đang khá phổ biến trên thế giới.
Trong chương trình giáo dục phổ thơng 2018, mơn Vật lí dành cho học sinh chun
Vật lí được bố trí 157,5 tiết/lớp/năm; bao gồm: 70 tiết học chương trình Vật lí cốt lõi
dành cho học sinh đại trà; 87,5 tiết học các chuyên đề chuyên sâu nhằm mục tiêu trang
bị các kiến thức chuyên sâu, ứng dụng của kiến thức trong thực tiễn và định hướng nghề
nghiệp cho các học sinh có đam mê, có năng lực nổi bật trong mơn Vật lí [6]. “Dịng
điện xoay chiều” là một chuyên đề học tập trong chương trình Vật lí lớp 12 dành cho


2
học sinh chuyên. Nội dung chuyên đề đề cập tới các kiến thức về mạch điện và một số
ứng dụng kĩ thuật của Vật lí. Việc tổ chức dạy các đơn vị kiến thức của chuyên đề có
thể được triển khai thông qua kết hợp các hoạt động học tại lớp với các hoạt động học
trực tuyến, góp phần phát triển NLVL của học sinh.
Khi triển khai dạy học môn chuyên, nhà trường được giao quyền chủ động và trách

nhiệm trong việc phát triển học liệu. Học liệu bao gồm sách giáo khoa theo chương trình
quy định và các tài liệu do giáo viên tự biên soạn dựa trên yêu cầu cần đạt của chương
trình và các tài liệu tham khảo [7]. Hiện nay, sách giáo khoa chưa có, nên việc tự biên
soạn nội dung dạy học là cần thiết.
Xuất phát từ những lí do trên và là một giáo viên đang dạy học cho học sinh chuyên,
tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Vận dụng B-Learning trong dạy học chuyên đề "Dịng điện
xoay chiều” Vật lí 12 (chương trình Vật lí 2018) hướng phát triển năng lực Vật lí của
học sinh”.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Giải pháp dạy học kết hợp “Blended learning (B-Learning)” đã được sử dụng từ khi
internet được phổ biến từ những năm cuối thập kỉ 90 thế kỉ trước. Trong những năm gần
đây, ở Việt Nam, có rất nhiều bài viết, cơng trình khoa học nghiên cứu sâu về chủ đề BLearning. Tác giả Trần Huy Hoàng và Nguyễn Kim Đào trong bài báo “Tổ chức hoạt
động dạy học theo B-Learning đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo sau 2015” đã trình bày và làm rõ khái niệm B-Learning, cấu trúc B-Learning,
mơ hình B-Learning, đặc điểm của B-Learning, quy trình tổ chức dạy học theo BLearning và vai trò của B-Learning trong đổi mới phương pháp dạy học [13]. Tác giả
Tô Nguyên Cương trong bài báo “Dạy học kết hợp – Một hình thức tổ chức dạy học tất
yếu của một nền giáo dục hiện đại” đã kết luận B-Learning sẽ là xu thế tất yếu cần được
nghiên cứu và phát triển nhằm tối ưu hóa q trình học tập của học sinh, từ đó nâng cao
chất lượng dạy học [9]. Trong nước, có nhiều luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ nghiên
cứu về B-Learning. Tiêu biểu là: “Bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh theo BLearning trong dạy học phần quang hình học Vật lí 11” của Nguyễn Thị Lan Ngọc.
Trong luận án, tác giả đã đề xuất một số biện pháp bồi duỡng năng lực tự học của học
sinh theo B-Learning, xây dựng tiến trình tổ chức dạy học theo hướng bồi dưỡng năng
lực tự học của HS theo B-Learning thông qua việc xây dựng trang web chứa các nội
dung bài giảng, bài tập và kiểm tra trực tuyến [17]. Luận văn Thạc sĩ: “Vận dụng mơ
hình B-Learning vào dạy học chương “Cảm ứng điện từ” - Vật lí 11 THPT với sự hỗ trợ
của google classroom nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh” (Nguyễn Đoàn
Thanh Trúc) [20] và “Vận dụng B-Learning tổ chức dạy học chương “Các định luật bảo
tồn” - Vật lí lớp 10 với sự hỗ trợ của mạng xã hội theo hướng phát triển năng lực tự
học của học sinh” (Nguyễn Thị Huyền Trang) [19] đều đề cập đến B-Learning trong
việc phát triển năng lực tự học nhờ sự hỗ trợ của các công cụ phổ biến là Google



3
Classroom và Facebook. Luận văn Thạc sĩ “Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học
chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 theo B-Learning” của Trần Thị Việt Hà cũng
áp dụng B-Learning trong dạy học chủ đề “Dòng điện xoay chiều” nhưng tác giả không
đề cập đến phát triển năng lực [12].
Việc dạy học phát triển năng lực nói chung và năng lực Vật lí nói riêng đã được nhiều
nhà giáo dục nghiên cứu và triển khai. Trong sách “Dạy học phát triển năng lực mơn
Vật lí trung học phổ thông” (Đỗ Hương Trà và cộng sự), các tác giả đã trình bày cấu
trúc của các năng lực, hướng dẫn cách xây dựng kế hoạch bài học, cách tổ chức dạy học
và xây dựng các công cụ đánh giá [18]. Có nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên
cứu về phát triển năng lực Vật lí. Trong luận văn “Tổ chức dạy học chủ đề "Khí lí tưởng"
– Chương trình Vật lí phổ thơng năm 2018 nhằm phát triển năng lực khoa học của học
sinh” của Nguyễn Thị Thùy Dương, tác giả đã nêu rõ cấu trúc năng lực Vật lí và mức
độ biểu hiện hành vi trong năng lực Vật lí, áp dụng cho chủ đề “Khí lí tưởng” với giải
pháp dạy học theo chủ đề [10]. Một số luận văn khác như của Dương Trung Tú [21] đề
cập đến phát triển năng lực Vật lí bằng dạy học theo góc, luận văn của Nguyễn Thị Tú
Anh [1], Nguyễn Thị Phương Lan [15] sử dụng bài tập để dạy học phát triển năng lực
Vật lí. Theo như tìm hiểu của chúng tơi thì hiện tại, chưa có đề tài luận án, luận văn nào
nghiên cứu về việc vận dụng B-Learning trong dạy học chuyên đề “Dòng điện xoay
chiều” chương trình Vật lí 2018 hướng phát triển năng lực Vật lí của học sinh.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất được quy trình tổ chức dạy học theo B-Learning hướng phát triển NLVL của
HS, từ đó vận dụng vào dạy học chuyên đề “Dòng điện xoay chiều” – Vật lí lớp 12
(chương trình Vật lí 2018) nhằm phát triển được năng lực Vật lí của học sinh ở trường
THPT chuyên.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được quy trình tổ chức dạy học theo B-Learning hướng phát triển NLVL
của HS, từ đó vận dụng vào dạy học chuyên đề “Dịng điện xoay chiều” – Vật lí lớp 12

(chương trình Vật lí 2018) thì sẽ phát triển được năng lực Vật lí của học sinh ở trường
THPT chuyên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về dạy học hướng phát triển năng lực Vật lí.
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận dạy học theo B-Learning cho HS trung học phổ thông.
- Nghiên cứu thực trạng dạy học Vật lí huớng phát triển NL; thực trạng ứng dụng
công nghệ thông tin trong các hoạt động dạy học của GV và HS.
- Đề xuất quy trình dạy học theo B-Learning hướng phát triển NLVL.
- Nghiên cứu cấu trúc và nội dung chuyên đề “Dòng điện xoay chiều” chương trình
Vật lí 2018.
- Xây dựng nội dung dạy học chuyên đề “Dòng điện xoay chiều”.


4
- Thiết kế một số tiến trình dạy học thuộc chun đề “Dịng điện xoay chiều” thơng
qua B-Learning hướng phát triển NLVL.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của đề tài.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy học theo B-Learning hướng phát triển NLVL của học sinh.
6.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Học sinh chuyên Vật lí trường THPT chun Lê Q Đơn
TP Đà Nẵng.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 03 năm 2022 đến tháng 12 năm 2022.
- Nội dung nghiên cứu: Chuyên đề “Dòng điện xoay chiều” chương trình Vật lí 2018.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về B-Learning và dạy học phát triển năng lực Vật lí.
- Nghiên cứu nội dung một số kiến thức chun đề “Dịng điện xoay chiều” chương
trình Vật lí 2018.

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra bằng bảng hỏi về thực trạng dạy học phát triển năng lực của GV và thực
trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động dạy học của GV và HS.
7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành dạy học theo B-Learning nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài
nghiên cứu.
7.4. Phương pháp thống kê tốn học
Thống kê tốn học dùng để xử lí các số liệu thu được sau khi tiến hành thực nghiệm
sư phạm, từ đó có thể có những nhận xét, đánh giá, đề xuất và kết luận về tính đúng đắn
của đề tài.
8. Kết quả đạt được
- Đề xuất được quy trình tổ chức dạy học theo B-Learning hướng phát triển NLVL
của HS.
- Xây dựng được nội dung dạy học chuyên đề “Dòng điện xoay chiều”.
- Xây dựng kế hoạch và thiết kế được một số tiến trình dạy học thuộc chun đề
“Dịng điện xoay chiều” thơng qua B-Learning hướng phát triển NLVL của học sinh.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, các cơng trình đã công bố liên quan đến luận văn,
tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của đề tài nghiên cứu gồm 3 chương:


5
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học phát triển năng lực Vật lí của
học sinh thơng qua B-Learning
Chương 2: Thiết kế tiến trình dạy học chun đề “Dịng điện xoay chiều”
(Chương trình Vật lí 2018) hướng phát triển năng lực Vật lí của học sinh thông
qua B-Learning
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm



6
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH THÔNG QUA B-LEARNING
1.1. Dạy học hướng phát triển năng lực Vật lí
1.1.1. Khái niệm năng lực
Có nhiều tác giả đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực.
Weinert (2001) định nghĩa: “năng lực là những khả năng nhận thức và kĩ năng vốn
có hoặc học được của cá thể nhằm giải quyết các vấn đề xác định, cũng như sẵn sàng
về động cơ, ý chí, ý thức xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề trong
những tình huống thay đổi một cách thành cơng và có trách nhiệm” [16].
OECD trong đánh giá PISA định nghĩa năng lực “là khả năng đáp ứng thành công
các nhu cầu phức tạp trong các bối cảnh khác nhau thơng qua việc huy động các nguồn
lực tâm lí xã hội, bao gồm kiến thức và kĩ năng, động lực, thái độ, cảm xúc và các thành
phần xã hội và hành vi khác” [24].
Theo Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường, năng lực là “khả năng thực hiện thành
công và có trách nhiệm các nhiệm vụ, giải quyết các vấn đề trong những tình huống
khác nhau trên cơ sở huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí
khác như động cơ, ý chí, quan niệm, giá trị... ,suy nghĩ thấu đáo và sự sẵn sàng hành
động” [16].
Trong đề tài này, chúng tôi chấp nhận định nghĩa năng lực trình bày trong chương
trình giáo dục phổ thông 2018 của Việt Nam: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được
hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và q trình học tập, rèn luyện, cho phép con
người huy đổng tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như
hứng thú, niềm tin, ý chí,…thực hiện thành cơng một loại hoạt động nhất định, đạt kết
quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [4].
Từ các định nghĩa trên có thể rút ra những đặc điểm chính của năng lực là:
- Năng lực là sự tổng hòa của các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác
như hứng thú, niềm tin, ý chí,...
- Năng lực là sự kết hợp giữa tố chất có sẵn và có được thơng qua quá trình học tập,

rèn luyện và trải nghiệm thực tiễn của người học;
- Năng lực gắn liền với hoạt động trong những bối cảnh cụ thể và thể hiện ở sự thành
công trong hoạt động.
1.1.2. Khái niệm năng lực Vật lí
Trong chương trình giáo dục phổ thơng 2018, ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề
nghiệp (cấp trung học phổ thơng), Vật lí là mơn học lựa chọn trong nhóm mơn khoa học
tự nhiên. Mơn Vật lí góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và
năng lực đặc thù là năng lực Vật lí. Năng lực Vật lí cịn gọi là năng lực khoa học trong


7
mơn Vật lí. Có thể hiểu rằng, năng lực Vật lí là sự nâng cao và chun sâu hóa của năng
lực khoa học.
Theo OECD, năng lực khoa học là: “năng lực sử dụng kiến thức khoa học, xác định
câu hỏi và rút ra kết luận dựa trên bằng chứng để hiểu và giúp đưa ra quyết định về thế
giới tự nhiên và những thay đổi đối với thế giới tự nhiên thông qua hoạt động của con
người” [24]. Theo quan điểm này, năng lực khoa học bao gồm hiểu biết kiến thức khoa
học, khả năng tìm hiểu, nghiên cứu theo quy trình khoa học và vận dụng kiến thức vào
giải quyết các vấn đề của tự nhiên và thực tiễn. Đồng tình với quan điểm trên, tác giả
Nguyễn Văn Biên đã đưa thêm nội dung cốt lõi của môn Vật lí vào khái niệm năng lực
Vật lí: “Năng lực Vật lí là khả năng tìm ra quy luật, vận dụng quy luật về sự vận động,
sự tương tác, sự bảo toàn trong thế giới tự nhiên để giải quyết những vấn đề trong khoa
học và trong đời sống” [3].
1.1.3. Cấu trúc năng lực Vật lí
Theo CT giáo dục phổ thơng mơn Vật lí 2018 [5], cấu trúc và những biểu hiện cụ thể
của NLVL được thể hiện qua Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Cấu trúc và biểu hiện cụ thể của các thành tố NLVL [5]
Năng lực thành tố

1. Nhận thức vật lí:

Nhận thức được
kiến thức, kĩ năng
phổ thơng cốt lõi về:
mơ hình hệ vật lí;
năng lượng và sóng;
lực và trường; nhận
biết được một số
ngành, nghề liên
quan đến vật lí.

2. Tìm hiểu thế giới
tự nhiên dưới góc
độ vật lí: Tìm hiểu
được một số hiện

Biểu hiện
(1) Nhận biết và nêu được các đối tượng, khái niệm, hiện tượng, quy
luật, q trình vật lí.
(2) Trình bày được các hiện tượng, q trình vật lí; đặc điểm, vai trị
của các hiện tượng, q trình vật lí bằng các hình thức biểu đạt: nói,
viết, đo, tính, vẽ, lập sơ đồ, biểu đồ.
(3) Tìm được từ khố, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối
được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình
bày các văn bản khoa học.
(4) So sánh, lựa chọn, phân loại, phân tích được các hiện tượng, q
trình vật lí theo các tiêu chí khác nhau.
(5) Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá
trình.
(6) Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được nhận thức hoặc lời giải thích;
đưa ra được những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo

luận.
(7) Nhận ra được một số ngành nghề phù hợp với thiên hướng của
bản thân.
(1) Đề xuất vấn đề liên quan đến vật lí: Nhận ra và đặt được câu hỏi
liên quan đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất được vấn
đề nhờ kết nối tri thức, kinh nghiệm đã có và dùng ngơn ngữ của
mình để biểu đạt vấn đề đã đề xuất.


8
tượng, q trình vật
lí đơn giản, gần gũi
trong đời sống và
trong thế giới tự
nhiên theo tiến trình;
sử dụng được các
chứng cứ khoa học
để kiểm tra các dự
đốn, lí giải các
chứng cứ, rút ra các
kết luận.

3. Vận dụng kiến
thức, kĩ năng đã
học: Vận dụng kiến
thức, kĩ năng đã học
trong một số trường
hợp đơn giản, bước
đầu sử dụng tốn
học như một ngơn

ngữ và công cụ để
giải quyết được vấn
đề

(2) Đưa ra phán đốn và xây dựng giả thuyết: Phân tích vấn đề để
nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm
hiểu.
(3) Lập kế hoạch thực hiện: Xây dựng được khung logic nội dung
tìm hiểu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực
nghiệm, điều tra, phỏng vấn, tra cứu tư liệu); lập được kế hoạch triển
khai tìm hiểu.
(4) Thực hiện kế hoạch: Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả
tổng quan, thực nghiệm, điều tra; đánh giá được kết quả dựa trên
phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản; so
sánh được kết quả với giả thuyết; giải thích, rút ra được kết luận và
điều chỉnh khi cần thiết.
(5) Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: Sử dụng ngơn ngữ, hình vẽ,
sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt được quá trình và kết quả tìm hiểu; viết
được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác được với đối tác bằng
thái độ tích cực và tơn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người
khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ được
kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục.
(6) Ra quyết định và đề xuất ý kiến, giải pháp: Đưa ra được quyết
định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu; đề xuất được ý kiến khuyến nghị
vận dụng kết quả tìm hiểu, nghiên cứu, hoặc vấn đề nghiên cứu tiếp.
(1) Giải thích, chứng minh được một vấn đề thực tiễn.
(2) Đánh giá, phản biện được ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn.
(3) Thiết kế được mơ hình, lập được kế hoạch, đề xuất và thực hiện
được một số phương pháp hay biện pháp mới.
(4) Nêu được giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo

vệ thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu; có hành vi, thái độ
hợp lí nhằm phát triển bền vững.

1.1.4. Mức độ biểu hiện hành vi trong năng lực Vật lí
Trên cơ sở yêu cầu cần đạt của NLVL trong CT mơn Vật lí, nghiên cứu đã có của các
tác giả Đỗ Hương Trà [18], Nguyễn Văn Biên [3], Nguyễn Thị Thùy Dương [10] chúng
tôi xây dựng các thành tố, các chỉ số hành vi và mức độ chất lượng của từng HV thuộc
NLVL của HS được thể hiện qua Bảng 1.2.


9
Trong đó:
- Căn cứ xác định các thành tố: Dựa vào cấu trúc của NLVL quy định trong chương
trình và quá trình hình thành một NL khoa học bao gồm: nhận thức, khám phá, vận dụng.
- Căn cứ xác định các chỉ số HV: Dựa vào cấu trúc của NLVL quy định trong chương
trình và trình tự chuỗi các hoạt động của quy trình nghiên cứu Vật lí.
- Căn cứ xác định mức độ chất lượng: mức độ tự lực của học sinh, mức độ phức tạp
và mức độ hoàn thiện của hành vi [3].
Bảng 1.2. Các mức độ biểu hiện hành vi của năng lực Vật lí [18], [10]
Năng lực
thành tố

Chỉ số HV

Nhận
N1. Nhận biết và
thức vật nêu được các đối

tượng, khái niệm,
hiện tượng, quy

luật, q trình vật

N2. Trình bày
được các kiến thức
vật lí bằng các
hình thức biểu đạt:
nói, viết, vẽ, lập sơ
đồ, biểu đồ
N3. Thiết lập,
chứng minh được
các kiến thức vật lí

Mức độ chất lượng
Mức 1: Chưa nêu được
Mức 2: Nhận biết và nêu được nhưng còn sai sót
nhiều. Nhận biết và nêu được được nhờ sự hỗ trợ của
GV nhưng cịn sai sót ít
Mức 3: Nhận biết và nêu được nhưng cịn sai sót ít.
Nhận biết và nêu được đúng nhờ sự hỗ trợ của GV
Mức 4: Tự nêu được đầy đủ, chính xác
Mức 1: Chưa trình bày được hoặc trình bày sai
Mức 2: Trình bày được kiến thức nhưng cịn sai sót
nhiều. Trình bày được nhờ sự hỗ trợ của GV nhưng
cịn sai sót
Mức 3: Trình bày được kiến thức nhưng cịn sai sót ít.
Trình bày đầy đủ, chính xác nhờ sự hỗ trợ của GV
Mức 4: Tự trình bày được kiến thức đầy đủ, chính xác
Mức 1: Chưa thiết lập được hoặc thiết lập sai
Mức 2: Tự thiết lập, chứng minh được kiến thức
nhưng còn sai sót nhiều. Thiết lập, chứng minh được

kiến thức dưới sự trợ giúp của GV nhưng cịn sai sót
ít
Mức 3: Tự thiết lập, chứng minh được kiến thức
nhưng còn sai sót ít. Thiết lập, chứng minh được kiến
thức dưới sự trợ giúp của người khác một cách hoàn
chỉnh
Mức 4: Tự thiết lập, chứng minh được kiến thức một
cách hoàn chỉnh


10
N4. Mô tả được Mức 1: Chưa mô tả được
các hiện tượng, Mức 2: Tìm được các từ khóa, sử dụng được thuật ngữ
q trình vật lí
khoa học
Mức 3: Mơ tả được các hiện tượng, q trình vật lí
bằng ngơn ngữ khoa học dưới sự hỗ trợ của GV
Mức 4: Tự mơ tả được các hiện tượng, q trình vật lí
bằng ngơn ngữ khoa học một cách rõ ràng, mạch lạc
N5. Nhận ra được Mức 1: Chưa chỉ ra được hoặc chỉ chưa chính xác
một số ngành nghề Mức 2: Chỉ ra được một số ngành, nghề liên quan đến
phù hợp với thiên kiến thức vật lí trong bài học mà khơng lí giải được
hướng của bản Mức 3: Chỉ ra được một số ngành, nghề liên quan đến
thân
kiến thức vật lí trong bài học và có lí giải được.
Mức 4: Chỉ ra và lựa chọn được một số ngành, nghề
liên quan đến kiến thức bài học phù hợp với thiên
hướng của bản thân và có lí giải được
T1. Phát biểu vấn Mức 1: Không đưa ra được vấn đề/câu hỏi nghiên cứu
đề cần nghiên hoặc vấn đề/câu hỏi đưa ra chưa trúng

cứu/nêu câu hỏi Mức 2: Đưa ra được vấn đề/câu hỏi nghiên cứu có liên
khoa học liên quan quan đến vấn đề nghiên cứu nhưng chưa cụ thể
đến vật lí
Mức 3: Đưa ra được chính xác và đầy đủ vấn đề/câu
hỏi nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
dưới sự hỗ trợ của GV
Mức 4: Tự đưa ra được chính xác và đầy đủ vấn
đề/câu hỏi nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu
Tìm hiểu
thế giới T2. Đề xuất được Mức 1: Chưa đề xuất được hoặc đề xuất chưa chính
tự nhiên dự đốn/giả thuyết xác
dưới góc cho vấn đề
Mức 2: Đề xuất được dự đốn nhưng chưa có căn cứ
độ vật lí
Mức 3: Đề xuất được một dự đốn có căn cứ
Mức 4: Đề xuất được dự đốn có căn cứ và diễn đạt
ngắn gọn, khoa học.
T3. Xây dựng giải Mức 1: Chưa xây dựng được giải pháp thực hiện
pháp (kế hoạch Mức 2: Tự xây dựng được một phần giải pháp hoặc
thực hiện):
giải pháp tự đưa ra ít tính khả thi. Xây dựng được giải
+ Thiết kế phương pháp khả thi với sự hỗ trợ của GV nhưng chưa trình
án thí nghiệm (xác bày chưa rõ ràng
định dụng cụ, nêu
cách bố trí, các


11
bước tiến hành thí

nghiệm, cách thu
thập và xử lí số
liệu) (T3-TN)
+ Xác định kiến
thức đã biết cần
vận dụng và cách
thức vận dụng
kiến thức (T3-LT)
T4. Thực hiện giải
pháp
+ Bố trí ThN, thực
hiện ThN, thu thập
kết quả, xử lí số
liệu để đi đến kết
quả, rút ra nhận
xét. (T4-TN)
+ Thực hiện các
biến đổi tốn học
để có kết quả, rút
ra nhận xét (T4LT)
T5. Trình bày và
thảo luận

T6. Đánh giá quá
trình đã thực hiện,
đề xuất giới hạn áp
dụng của kết quả
và vấn đề nghiên
cứu tiếp theo


Mức 3: Tự xây dựng được giải pháp nhưng trình bày
chưa rõ ràng. Xây dựng được giải pháp có tính khả thi
với sự hỗ trợ của GV
Mức 4: Tự xây dựng được giải pháp thực hiện có tính
khả thi, trình bày rõ ràng, khoa học

Mức 1: Chưa thực hiện được
Mức 2: Tự thực hiện được một số công đoạn trong
giải pháp. Thực hiện được giải pháp với sự hỗ trợ của
GV nhưng cịn sai sót ít
Mức 3: Tự thực hiện được giải pháp nhưng cịn sai
sót ít. Thực hiện được hoàn chỉnh giải pháp với sự hỗ
trợ của GV.
Mức 4: Tự thực hiện được giải pháp đảm bảo thời gian
và chất lượng

Mức 1: Chưa thực hiện được
Mức 2: Trình bày được kết quả nhưng chưa rõ ràng;
chưa tham gia thảo luận tích cực (chỉ mới tiếp nhận
một chiều, chưa tham gia phản biện hay góp ý)
Mức 3: Trình bày tương đối rõ ràng; thảo luận tích
cực (có góp ý, giải trình, phản biện nhưng chưa thuyết
phục)
Mức 4: Trình bày rõ ràng; thảo luận tích cực (góp ý
xây dựng, tiếp thu tích cực, giải trình, phản biện, bảo
vệ ý kiến cá nhân thuyết phục)
Mức 1: Chưa đánh giá được quá trình thực hiện
Mức 2: Đánh giá được quá trình thực hiện (ưu, nhược,
kinh nghiệm)
Mức 3: Đánh giá được quá trình thực hiện (ưu, nhược,

kinh nghiệm), chỉ ra được nguyên nhân của kết quả


12

V1. Giải được các
bài tập vật lí (lí
tưởng) liên quan

Giải thích,
chứng minh được
các hiện tượng
thực tiễn (tự nhiên,
kĩ thuật)
V2.

Vận
dụng
kiến
thức, kĩ
năng đã
học

V3. Đánh giá,
phản biện được
ảnh hưởng của
một vấn đề thực
tiễn và đề xuất
được giải pháp
giải quyết (chưa

cần đến mơ hình,
thiết bị)
V4. Thiết kế, chế
tạo các mơ hình,
thiết bị, hoặc thực
hiện được giải
pháp đáp ứng một
yêu cầu cụ thể của
thực tiễn

thu được; đề xuất được giới hạn áp dụng của kết quả
khi có sự hỗ trợ của GV
Mức 4: Tự đánh giá được quá trình đã thực hiện, đề ra
được giải pháp tối ưu hơn để nâng cao hiệu quả; đề
xuất giới hạn áp dụng của kết quả và vấn đề nghiên
cứu tiếp theo một cách rõ ràng, đầy đủ
Mức 1: Chưa giải được bài tập
Mức 2: Giải được một phần bài tập; vận dụng được
công thức nhưng sai đáp số
Mức 3: Giải được bài tập nhưng cịn sai sót ít
Mức 4: Tự giải được bài tập theo đúng các bước, đúng
kết quả
Mức 1: Chưa giải thích được
Mức 2: Giải thích được một phần hiện tượng
Mức 3 Giải thích được thơng qua vận dụng trực tiếp
kiến thức nhưng diễn đạt chưa rõ ràng
Mức 4: Tự giải thích được một cách chính xác, rõ ràng
thông qua vận dụng trực tiếp nhiều kiến thức khác
nhau
Mức 1: Chưa thực hiện được

Mức 2: Chứng minh, phản biện được ảnh hưởng của
vấn đề thực tiễn
Mức 3: Đánh giá được ảnh hưởng của vấn đề thực tiễn
và đề xuất được giải pháp nhưng chưa có căn cứ khoa
học
Mức 4: Đánh giá ảnh hưởng của vấn đề thực tiễn và
đề xuất được giải pháp giải quyết có căn cứ khoa học
Mức 1: Chưa thiết kế được
Mức 2: Thiết kế, chế tạo được thiết bị nhưng chưa
hoạt động hoặc hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, chưa
thực hiện thành công giải pháp
Mức 3: Thiết kế, chế tạo các mô hình, thiết bị vận
hành được theo yêu cầu, thực hiện được thành công
giải pháp
Mức 4: Thiết kế, chế tạo, cải tiến các mơ hình, thiết bị
vận hành một cách tối ưu, thực hiện thành công, hiệu
quả giải pháp


13
V5. Giải thích và
đề ra cách ứng xử
thích hợp với cơng
nghệ và thiên
nhiên trong một số
tình huống liên
quan đến bản thân,
gia đình, cộng
đồng


Mức 1: Chưa giải thích được
Mức 2: Giải thích được các ngun tắc ứng xử an tồn
với thiên nhiên và cơng nghệ liên quan đến kiến thức
vật lí
Mức 3: Giải thích được các nguyên tắc ứng xử an tồn
với thiên nhiên và cơng nghệ, đề xuất được giải pháp
ứng xử phù hợp có căn cứ khoa học.
Mức 4: Giải thích được đầy đủ các ngun tắc an tồn
với thiên nhiên và công nghệ, đề xuất và thực hiện
được các giải pháp ứng xử phù hợp có căn cứ khoa
học

Các mức độ chất lượng của từng HV trình bày trong Bảng 1.2 là cơ sở để đánh giá
NLVL bằng bảng đánh giá theo tiêu chí (rubric).
1.1.5. Một số biện pháp phát triển năng lực Vật lí
Có nhiều biện pháp để phát triển NLVL, các nghiên cứu của Đỗ Hương Trà [18],
Nguyễn Văn Biên [3] đã đưa ra các các biện pháp phát triển NLVL được tóm tắt trong
Bảng 1.3.
Bảng 1.3. Một số biện pháp phát triển NLVL
Biện pháp
NL thành tố, HV được phát triển
Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học giải
quyết vấn đề, trong đó tạo điều kiện cho học
sinh xây dựng nội dung kiến thức theo tiến Nhận thức vật lí; tìm hiểu thế giới tự
trình của các phương pháp nghiên cứu Vật lí nhiên dưới góc độ vật lí
(phương pháp thực nghiệm, phương pháp mơ
hình).
Tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá và đánh Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc
giá lẫn nhau
độ vật lí (T5, T6)

Tăng cường các hoạt động thí nghiệm, thực Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc
hành
độ vật lí (T3, T4)
Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học
trải nghiệm, hoạt động dự án
(V2, V3, V4, V5)
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc
Sử dụng các bài tập gắn với thực tiễn trong dạy
độ vật lí (T3, T4); vận dụng kiến thức
học
kĩ năng đã học (V1, V2, V3)
1.1.6. Phương pháp kiểm tra, đánh giá
Đánh giá NLVL được thực hiện với mục đích xác định các mức độ đạt được so với
các tiêu chí đã xây dựng. Dạy học vật lí coi trọng việc đánh giá khả năng đề xuất giả


×