Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Luận văn nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa nghệ thuật của nhà văn hóa thanh niên thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 102 trang )

1

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................4
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................6
3.Tổng quan tình hình nghiên cứu ..............................................................................6
3.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài ................................................................6
3.2. Tổng quan tình hình trong nước ..........................................................................7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................8
4.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................8
4.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................9
5.1. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu......................................................9
5.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................9
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...............................................................................10
7. Bố cục luận văn .....................................................................................................11
CHƢƠNG 1 ..............................................................................................................12
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NHÀ VĂN HÓA THANH NIÊN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................................12
1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................12
1.1.1. Khái niệm về văn hố và văn hóa nghệ thuật .................................................12
1.1.2. Khái niệm về hoạt động văn hóa và quản lý văn hóa .....................................14
1.1.3. Khái niệm về thiết chế văn hóa và nhà văn hóa..............................................16
1.2. Tổng quan về NVH Thanh niên TP.HCM .........................................................17
1.2.1. Lịch sử hình thành NVH Thanh niên TP.HCM ...............................................17
1.2.2. Quá trình phát triển của NVH Thanh niên TP.HCM qua các thời kỳ ............18
1.2.3. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của NVH Thanh niên TP.HCM...........................22
1.2.4. Điều kiện vật chất, trang thiết bị của NVH Thanh niên TP.HCM ..................23
1.2.5. Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của NVH Thanh niên TP.HCM ...............24
1.2.6. Hoạt động VHNT của NVH Thanh niên trong tương quan với một số NVH và


Trung tâm văn hóa lớn tại TP.HCM .........................................................................28


2

CHƢƠNG 2 ..............................................................................................................31
THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG ................31
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN HÓA THANH NIÊN......................31
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................................31
2.1. Thực trạng các hoạt động văn hóa nghệ thuật do Nhà văn hóa Thanh niên
TP.HCM tổ chức .......................................................................................................31
2.1.1. Hoạt động âm nhạc truyền thống cách mạng .................................................32
2.1.2. Hoạt động văn hóa giải trí ..............................................................................39
2.1.3. Hoạt động văn hóa dân tộc .............................................................................45
2.1.4. Hoạt động văn hóa mang tính tình nguyện .....................................................50
2.1.5. Hoạt động giao lưu văn hóa quốc tế ...............................................................57
2.2. Đánh giá thực trạng các hoạt động văn hóa nghệ thuật do NVH Thanh niên
TP.HCM tổ chức .......................................................................................................63
2.2.1. Những ưu điểm nổi bật ....................................................................................64
2.2.2. Những hạn chế còn tồn tại ..............................................................................65
CHƢƠNG 3 ..............................................................................................................69
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ................69
HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT CỦA....................................................69
NHÀ VĂN HÓA THANH NIÊN TP. HCM ............................................................69
3.1. Định hƣớng phát triển các hoạt động văn hóa nghệ thuật của Nhà văn hóa
Thanh Niên TP.HCM ................................................................................................69
3.1.1. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển văn hóa trên địa bàn TP.HCM giai đoạn
2015-2020 của Thành ủy TP.HCM ...........................................................................69
3.1.2. Mục tiêu, quan điểm, phương châm quản lý để phát triển các hoạt động văn
hóa nghệ thuật của Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM trong tương lai ..................70

3.2. Các nhóm giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động văn hóa
nghệ thuật của Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM ...................................................71
3.2.1. Nhóm giải pháp về bộ máy nhân sự và quy trình quản lý ...............................72
3.2.2. Nhóm giải pháp về đổi mới nội dung ..............................................................79
3.2.3. Nhóm giải pháp về cơng tác truyền thơng ......................................................83
3.2.4. Nhóm giải pháp về nguồn kinh phí .................................................................85


3

3.2.5. Nhóm giải pháp về trang thiết bị, cơ sở vật chất ............................................90
3.2.6. Một số ý kiến, giải pháp khác .........................................................................91
KẾT LUẬN ...............................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................97
PHỤ LỤC ................................................................................................................102


4

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) cũng đồng nghĩa
với cơ hội và thách thức nhiều hơn. Khi kinh tế tăng trƣởng mạnh thì mức sống của
ngƣời dân đƣợc nâng cao và nhu cầu hƣởng thụ văn hóa cũng theo đó mà địi hỏi
cao hơn. Đây chính là yếu tố khuyến khích văn hóa phát triển, là động lực thúc đẩy
sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa từ biểu diễn, các phƣơng tiện nghe nhìn, sách báo,
du lịch…
Các chƣơng trình giao lƣu văn hóa giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế sẽ tạo
điều kiện cho chúng ta tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại cũng nhƣ
nhiều chƣơng trình văn hóa nghệ thuật hiện đại, game show truyền hình của các

nƣớc đƣợc giới thiệu với phiên bản Việt Nam và chúng ta cũng có nhiều cơ hội hơn
để có thể giới thiệu nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đến với bạn bè thế giới, góp
phần làm phong phú thêm nền văn hóa chung của nhân loại.
Bên cạnh những cơ hội và thuận lợi thì thách thức trong lĩnh vực văn hóa
cũng khơng hề nhỏ. Khi văn hóa các nƣớc mà điển hình là Hàn Quốc du nhập vào
nƣớc ta thì ngƣời dân, đặc biệt là giới trẻ càng chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ trong âm
nhạc, trang phục, phong cách sống…. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc khó
khăn hơn bao giờ hết. Giới trẻ ngày nay dễ dàng tiếp nhận văn hóa nƣớc ngồi với
các chƣơng trình giải trí đơn thuần mà ít quan tâm đến những chƣơng trình truyền
thống của dân tộc. Bên cạnh đó, nhu cầu thƣởng thức văn hóa của khán giả cũng
cao hơn, các chƣơng trình khơng chỉ phải đáp ứng phần nghe mà còn phải đáp ứng
cả phần nhìn của khán giả, phải thu hút mới có ngƣời xem. Đặc biệt là các chƣơng
trình truyền hình, khơng cịn là thời kỳ độc quyền của các “nhà Đài” nữa mà thật sự
đang xảy ra một cuộc cạnh tranh gay gắt giữa những ngƣời làm truyền trình với
nhau, giữa truyền hình và phát thanh, báo chí, mạng xã hội và cả với các sân khấu,
trung tâm văn hóa, nhà văn hóa….
Khán giả ngày nay mà đặc biệt là khán giả trẻ có nhiều sự lựa chọn hơn. Bài
tốn đặt ra giữa việc thụ hƣởng văn hóa một cách thụ động và hồn tồn miễn phí
qua việc ngồi tại nhà xem các bộ phim truyền hình nhiều tập của các nƣớc, xem các
game show bản quyền nƣớc ngoài của các “nhà Đài” hay các clip ca nhạc đƣợc dàn


5

dựng công phu với việc trực tiếp đến tham gia các chƣơng trình ca nhạc, kịch nói,
các buổi tọa đàm giao lƣu tại các sân khấu, các nhà văn hóa, trung tâm văn hóa….
Đứng trƣớc tình hình đó, các nhà văn hóa, trung tâm văn hóa trong cả nƣớc,
đặc biệt là ở các đô thị, thành phố lớn nhƣ thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) càng
bức thiết phải đổi mới trong việc tổ chức các loại hình văn hóa nghệ thuật để thu hút
khán giả đến các hoạt động của mình.

Nhà văn hóa (NVH) Thanh niên TP.HCM là một đơn vị sự nghiệp có thu
trực thuộc Thành đồn TP.HCM, là đơn vị chuyên tổ chức các hoạt động cho thanh
niên theo đúng chức năng, nhiệm vụ chính trị do Thành đồn TP.HCM giao phó.
Trong suốt hơn 40 năm hình thành và phát triển, NVH Thanh niên TP.HCM
luôn đƣợc xem là một điểm đến thú vị của thanh niên thành phố đặc biệt là vào
những ngày cuối tuần, là nơi để thanh niên đƣợc giao lƣu, bày tỏ ý kiến, mối quan
tâm với thời cuộc, nơi gặp gỡ, ƣơm mầm các tài năng trẻ ở các lĩnh vực văn hóa
nghệ thuật (VHNT), thể dục thể thao, khoa học, giáo dục… Không ít những văn
nghệ sĩ, ca sĩ, ngƣời mẫu nổi tiếng đã từng trƣởng thành từ các câu lạc bộ (CLB),
đội nhóm, các chƣơng trình do NVH Thanh niên TP.HCM tổ chức nhƣ Nghệ sĩ ƣu
tú Kim Xuân, nghệ sĩ Hoàng Sơn, Nhật Cƣờng, ca sĩ Cẩm Vân, Nhất Sinh, Đàm
Vĩnh Hƣng, Phƣơng Thanh, Xuân Lan, Thanh Hằng, Hồ Ngọc Hà, Bình Minh…
Mặc dù đội ngũ cán bộ nhân viên NVH Thanh niên TP.HCM luôn xác định
nhiệm vụ trọng tâm của mình trong việc tổ chức thật nhiều các chƣơng trình hoạt
động mang tính định hƣớng chính trị và thẩm mỹ văn hóa cho thanh niên nhƣng
đứng trƣớc tình hình nhu cầu giải trí của giới trẻ đang có nhiều sự lựa chọn hơn
trƣớc, các hoạt động tại NVH Thanh niên TP.HCM mà đặc biệt là các hoạt động
VHNT nếu không có sự thay đổi kịp thời sẽ khơng thể đáp ứng mong muốn thực sự
của giới trẻ, không thể cạnh tranh đƣợc với các đơn vị, các tổ chức có cùng chức
năng hoạt động VHNT khác.
Tác giả luận văn là ngƣời có gần 15 năm làm cơng tác quản lý hoạt động
VHNT tại NVH Thanh niên TP.HCM nên có điều kiện tổ chức các chƣơng trình và
tiếp xúc với đơng đảo các bạn trẻ từ sinh viên, học sinh, thanh niên công nhân ở
nhiều địa bàn, khu vực khác nhau … Từ đó quyết định chọn đề tài NÂNG CAO


6

HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN
HĨA THANH NIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH làm luận văn thạc sĩ của mình.

2. Mục đích nghiên cứu
- Tổng quan các hoạt động VHNT do NVH Thanh niên TP.HCM thực hiện
trong giai đoạn 2011-2015, bao gồm những chƣơng trình định kỳ hàng tháng, quý,
năm, cũng nhƣ các chƣơng trình, sự kiện lễ hội tập trung, tiêu biểu, đột xuất.
- Tìm hiểu thực trạng, phân tích, đánh giá các hoạt động này nhằm tìm ra
những nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động trực tiếp đến hiệu quả các
hoạt động VHNT của NVH Thanh niên TP.HCM. Đồng thời, nghiên cứu và tìm
hiểu xu hƣớng phát triển của xã hội về các loại hình VHNT mà giới trẻ TP.HCM
quan tâm trong thời gian tới.
- Đề xuất những giải pháp quản lý mang tính định hƣớng và phù hợp với nhu
cầu VHNT của thanh niên. Qua đó, gợi ý giúp Ban Giám đốc và Phịng VHNT có
kế hoạch tốt hơn, năng động, sáng tạo hơn trong quá trình thực hiện các hoạt động
nâng cao chất lƣợng, hiệu quả các hoạt động VHNT tại NVH Thanh niên TP.HCM.
3.Tổng quan tình hình nghiên cứu
3.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài
Báo cáo của Hội đồng nghệ thuật Anh cho thấy VHNT đóng vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy xã hội cùng các mục tiêu kinh tế, thu hút khách du lịch,
đổi mới xã hội, nâng cao an sinh cùng các dịch vụ cơng cộng. Những lợi ích đó
đƣợc xem nhƣ là “công cụ” với những kinh nghiệm hiện tại để giúp phát triển xa,
tồn diện hơn về văn hóa và nghệ thuật [30].
Báo cáo của tổ chức InterArts, Barcelona về cách giới trẻ tiếp cận văn hóa
đƣa ra những kết luận chính sau: Giới trẻ khơng phải là ln đồng nhất với nhau mà
chúng ta cần phải phân biệt từng nhóm cụ thể, phối hợp lại với từng chính sách
riêng; sự tiếp cận văn hóa của giới trẻ đang thu hút sự quan tâm ngày càng tăng (từ
quốc tế, châu Âu, các quốc gia, khu vực và địa phƣơng); thời gian, tiền bạc, các
ràng buộc về địa lý vẫn là những trở ngại chính trong q trình tiếp cận các nền văn
hóa của giới trẻ; gia đình và mơi trƣờng xã hội vẫn đóng vai trị quan trọng; giới trẻ
tự đánh giá, xem xét những giá trị văn hóa họ kỳ vọng trong tƣơng lai; các hình ảnh
truyền thơng cũng nhƣ cách tiếp cận thông tin cần cải thiện [32].



7

Nghiên cứu của Ken Robinson về chính sách phát triển văn hóa, sự sáng tạo
và giới trẻ, đã tìm hiểu nhu cầu của giới trẻ cùng với những quy định hiện hành về
các vấn đề: nghệ thuật trong trƣờng học; vai trị của nghệ thuật trong giáo dục hay
văn hóa cộng đồng; chính sách phát triển... Từ đó đƣa ra gợi ý một số giải pháp
chính sau: phát triển hơn nữa những trung tâm dành cho thanh thiếu niên ngoài
trƣờng học; nghệ sĩ và các chuyên gia nghệ thuật nên tham gia nhiều hơn trong quy
hoạch giáo dục chính quy và khơng chính quy; các chƣơng trình, chính sách của
thanh niên châu Âu nên đƣợc tích hợp vào các kế hoạch phát triển hiện tại, tƣơng lai
của khu vực; tổ chức văn hóa nên phát triển các chính sách, mục tiêu và các chƣơng
trình cụ thể với từng đối tƣợng; vị trí, vai trị của VHNT cần đƣợc nghiên cứu, cơng
nhận những đóng góp cho sự phát triển của xã hội; các nƣớc thành viên cần phải
xây dựng chƣơng trình tập trung dành cho giới trẻ để chuẩn bị cho họ tham gia vào
những hoạt động nghệ thuật, văn hóa của thế giới [46].
Các nghiên cứu, bài báo cáo trên chỉ đánh giá chung về tầm quan trọng của
văn hóa và cách tiếp cận của giới trẻ, nhu cầu của giới trẻ nói chung, khơng gắn với
mơ hình hoạt động VHNT tại các Nhà văn hóa, trung tâm văn hóa dành cho Thanh
niên nhƣ đề tài nghiên cứu.
3.2. Tổng quan tình hình trong nước
Tác giả Lƣu Phƣơng Thảo có bài “Quản lý văn hóa qua sinh hoạt câu lạc bộ
thanh niên tại TP.HCM”. Đây là bài viết tổng hợp từ một cuộc điều tra nhỏ về các
hoạt động của NVH Thanh niên TP.HCM về chính trị tƣ tƣởng, văn học nghệ thuật,
thể thao... Bài viết mới chỉ dừng lại ở việc tổng hợp các con số: 76,4% hội viên
muốn đƣợc tiến bộ hơn trong cơng việc, học tập hay đóng góp vào phát triển xã hội;
62,80% sau thời gian sinh hoạt thấy hiểu biết thêm về nhiều mặt... Những kết quả
nghiên cứu chƣa đề xuất những hƣớng quản lý cũng nhƣ giải pháp cụ thể nâng cao
hơn nữa hoạt động văn hóa nghệ thuật tại đây [50].


Tác giả Bùi Tiến Quý, trong luận án tiến sĩ của mình về “Vận dụng tổng
hợp các phương pháp quản lý để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
NVH”, cho rằng NVH là một thiết chế văn hóa, giáo dục có mục đích cao
nhất là góp phần giáo dục xây dựng con ngƣời phát triển toàn diện; tác giả
tổng hợp, hệ thống hóa các phƣơng pháp quản lý trong hoạt động NVH, từ


8

phƣơng pháp giáo dục, phƣơng pháp tâm lý xã hội, phƣơng pháp kinh tế tổng
hợp các phƣơng pháp quản lý [45].
Tác giả Đặng Thị Kiều Giang, trong luận văn thạc sĩ về “Hoạt động tổ
chức sự kiện của NVH Thanh niên TP.HCM”, tác giả đi sâu vào việc nghiên cứu
công tác tổ chức sự kiện, trong đó chỉ tập trung chính vào 4 sự kiện tiêu biểu là các
hoạt động VHNT mà NVH Thanh niên tổ chức nhƣ Sử ca Việt Nam, Đêm hội
Quang Trung, Ngày hội Mùa xuân biển đảo 2014, Lễ hội Tết Việt Giáp Ngọ 2014
và đƣa ra một số đề xuất về công tác tổ chức sự kiện, tuy nhiên luận văn này chƣa
đề cập đầy đủ tất cả các hoạt động VHNT mà NVH Thanh niên đã thực hiện [26].
- Tác giả Nguyễn Hồng Phúc, trong luận văn thạc sĩ đề tài “Hoạt động
marketing của NVH Thanh niên TP.HCM hiện nay”, tác giả tập trung vào việc đánh
giá và tìm ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đối với việc nâng
cao chất lƣợng hoạt động marketing của NVH Thanh niên TP.HCM, dự báo xu
hƣớng phát triển xã hội về dịch vụ văn hóa và các cơng cụ marketing dịch vụ văn
hóa tại đây trong thời gian tới, đề ra mục tiêu và chiến lƣợc để nắm bắt đƣợc nhu
cầu giải trí, thƣởng thức các dịch văn hóa của giới trẻ, qua đó đẩy mạnh việc quảng
cáo và giới thiệu sản phẩm dịch vụ văn hóa của mình đến với cơng chúng, nghiên
cứu này không đi sâu vào từng loại hoạt động VHNT của NVH Thanh niên
TP.HCM [41].
TP.HCM đã đầu tƣ xây dựng nhiều cơng trình phục vụ các thiết chế văn hóa
(Nhà nƣớc và xã hội cùng đầu tƣ) nhƣ các nhà hát kịch, cải lƣơng, rạp chiếu phim,

nhà văn hóa, trung tâm văn hóa... tuy nhiên mỗi đơn vị có cơ cấu tổ chức, quản lý,
cách thức vận hành hoạt động VHNT theo một cách khác nhau. Tại NVH Thanh
niên TP.HCM là địa điểm nghiên cứu thì đến nay cũng chƣa có cơng trình nghiên
cứu khoa học, cụ thể nào đi sâu vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động VHNT nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng của thanh niên.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
NVH Thanh niên TP.HCM có nhiều hoạt động phong phú, đa dạng nhƣ giáo
dục chính trị, đào tạo, khoa học giáo dục, triển lãm, hội chợ, hội thảo, thể dục thể


9

thao, VHNT... Đề tài này tập trung nghiên cứu các hoạt động VHNT do NVH
Thanh niên TP.HCM tổ chức, đƣợc phân chia thành 5 loại hình hoạt động sau:
- Hoạt động âm nhạc truyền thống cách mạng.
- Hoạt động văn hóa giải trí.
- Hoạt động văn hóa dân tộc.
- Hoạt động văn hóa mang tính tình nguyện.
- Hoạt động giao lƣu văn hóa quốc tế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động VHNT của NVH Thanh niên TP.HCM từ năm 2011 đến 2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Là một thiết chế văn hóa lớn và nổi tiếng hơn 40 năm qua, vì sao hoạt động
văn hóa nghệ thuật của NVH Thanh niên TP.HCM hiệu quả chƣa cao?
- Hoạt động VHNT của NVH Thanh niên TP.HCM bao gồm những loại hình
nào?
5.1.2. Giả thuyết nghiên cứu: Các hoạt động VHNT tại NVH Thanh niên

TP.HCM hiện nay chƣa thực sự đáp ứng tốt các nhu cầu hƣởng thụ VHNT của giới
trẻ là do tồn đọng những hạn chế về quản lý văn hóa cũng nhƣ ảnh hƣởng của các
yếu tố khách quan khác.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Quan điểm tiếp cận: Tiếp cận từ góc độ quản lý văn hóa, xem NVH Thanh
niên TP.HCM là một thiết chế văn hóa nằm trong mối quan hệ với hệ thống quản lý
nhà nƣớc và tiếp cận liên ngành: văn hóa học, tâm lý học, kinh tế…
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp:
-

Phƣơng pháp định tính: khảo sát thực tế, quan sát tham dự và phỏng vấn sâu
các nhà quản lý và các chuyên gia có uy tín, am hiểu các hoạt động VHNT
do NVH Thanh niên TP.HCM tổ chức.

-

Phƣơng pháp định lƣợng: xây dựng hệ thống bảng câu hỏi để thăm dò ý kiến
của những ngƣời tổ chức và khán giả hoặc đối tƣợng liên quan đến tham gia
các hoạt động VHNT tại NVH Thanh niên TP.HCM. Bảng câu hỏi sẽ đƣợc


10

chuyển đến đối tƣợng thơng qua hình thức tiếp xúc trực tiếp dƣới dạng bảng
khảo sát. (300 phiếu phát ra từ thứ sáu đến chủ nhật là 3 ngày thƣờng xuyên
tổ chức các hoạt động VHNT trong tuần. Trong đó 100 phiếu đƣợc phát cho
thanh niên đến sinh hoạt vào các buổi sáng, 100 phiếu đƣợc phát cho thanh
niên đến sinh hoạt vào các buổi chiều, và 100 phiếu đƣợc phát cho thanh
niên đến sinh hoạt vào các buổi tối. Thời gian thực hiện khảo sát từ
01/04/2016 đến 30/04/2016).

-

Ngoài ra, luận văn sử dụng phƣơng pháp thống kê, tổng hợp số liệu các hoạt
động của NVH Thanh niên nhằm phân tích, đánh giá.

Quy trình nghiên cứu đƣợc phác họa cụ thể qua mơ hình sau:
Cơ sở lý thuyết và mục tiêu nghiên cứu

Thảo luận chuyên gia

Bảng câu hỏi sơ lƣợc

Phỏng vấn thử

Bảng câu hỏi chính thức
Tổng hợp, đánh giá, phân tích từ kết quả khảo
sát và các bảng thống kê, số liệu khác

Viết báo cáo

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế, luận văn đề xuất các giải pháp hiệu quả
để điều chỉnh cách thức tổ chức để nâng cao hiệu quả các hoạt động VHNT đang
thực hiện tại NVH Thanh niên TP.HCM cho phù hợp hơn với nhu cầu ngày càng đa
dạng của giới trẻ hiện nay
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho các thiết chế văn hóa, đặc biệt là các
thiết chế văn hóa dành cho đối tƣợng thanh niên trên cả nƣớc nói chung và
TP.HCM nói riêng trong việc nâng cao hiệu quả các hoạt động VHNT.



11

7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung Luận
văn bao gồm 3 chƣơng sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về NVH Thanh niên TP.HCM
Chƣơng này sẽ nêu ra những khái niệm về văn hoá, hoạt động văn hố, quản
lý văn hóa, thiết chế văn hố, nhà văn hố; khái qt tình hình hoạt động VHNT tại
một số nhà văn hóa và trung tâm văn hóa lớn cấp thành phố do Nhà nƣớc quản lý tại
TP.HCM. Đồng thời giới thiệu tổng quan quá trình hình thành, phát triển của NVH
Thanh niên TP.HCM.
Chương 2: Thực trạng và đánh giá thực trạng các hoạt động VHNT của
NVH Thanh niên TP.HCM
Chƣơng này nêu giới thiệu 5 loại hình hoạt động VHNT mà NVH Thanh
niên TP.HCM đã thực hiện từ năm 2011-2015, nêu ra các chƣơng trình tiêu biểu của
từng loại hoạt động. Phân tích thực trạng thơng qua so sánh số liệu báo cáo tổng kết
hàng năm của NVH Thanh niên TP.HCM, phỏng vấn chuyên gia và bảng khảo sát
từ khán giả tham dự các chƣơng trình … qua đó đánh giá những điểm mạnh, điểm
yếu, lý do thu hút hoặc chƣa thu hút khán giả.
Chương 3: Định hướng và giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả các hoạt
động VHNT của NVH Thanh niên TP.HCM
Từ kết quả nghiên cứu đánh giá của Chƣơng 2; từ phƣơng hƣớng, nhiệm vụ
phát triển văn hoá trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2015-2020; và mục tiêu phát
triển các hoạt động VHNT của NVH Thanh niên trong tƣơng lai; từ những ý kiến
đóng góp của các chuyên gia, tác giả đƣa ra các giải pháp cụ thể để điều chỉnh, đổi
mới, nâng cao hiệu quả các hoạt động VHNT do NVH Thanh niên TP.HCM tổ chức
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thanh niên hiện nay.


12


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NHÀ VĂN HĨA
THANH NIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về văn hố và văn hóa nghệ thuật
Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp quốc
(UNESCO), đến nay đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa. Văn hóa
khơng phải là một lĩnh vực riêng biệt, văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị
vật chất và tinh thần do con ngƣời tạo ra. Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển [39,
tr.23].
Theo Federico Mayor, nguyên tổng giám đốc UNESCO: “Đối với một số
ngƣời, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tƣ duy và
sáng tạo; đối với những ngƣời khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân
tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín
ngƣỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động” [24].
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc
sống, lồi ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp
luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng
ngày về ăn, mặc, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát
minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phƣơng thức sinh hoạt
cùng với biểu hiện của nó mà lồi ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu
cầu đời sống và địi hỏi của sự sinh tồn” [34, tr.431].
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa VIII về văn hóa, Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI về “Xây dựng
và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của
đất nƣớc” (Nghị quyết 33-NQ/TW) đã đƣa ra 5 quan điểm:


13


-

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền
vững đất nƣớc. Văn hóa phải đƣợc đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã
hội.

-

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống
nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trƣng
dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

-

Phát triển văn hóa vì sự hồn thiện nhân cách con ngƣời và xây dựng con
ngƣời để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo
xây dựng con ngƣời có nhân cách, lối sống tốt đ p, với các đặc tính cơ bản:
yêu nƣớc, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đồn kết, cần cù, sáng tạo.

-

Xây dựng đồng bộ mơi trƣờng văn hóa, trong đó chú trọng vai trị của gia
đình, cộng đồng. Phát triển hài hịa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ
đến yếu tố văn hóa và con ngƣời trong phát triển kinh tế.

-

Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của tồn dân do Đảng lãnh đạo,
Nhà nƣớc quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trị

quan trọng.
Nghị quyết 33-NQ/TW cũng đề ra 6 nhiệm vụ và 4 nhóm giải pháp về văn

hóa. Sáu nhiệm vụ bao gồm: xây dựng con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện;
xây dựng mơi trƣờng văn hóa lành mạnh; xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh
tế; nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động văn hóa; phát triển cơng nghiệp văn hóa
đi đơi với xây dựng, hồn thiện thị trƣờng văn hóa; chủ động hội nhập quốc tế về
văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Bốn nhóm giải pháp gồm: tiếp tục đổi
mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa; nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nƣớc về văn hóa; xây dựng đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn
hóa; tăng cƣờng nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa [4, tr.15-31].
Đây là quan điểm về phát triển văn hóa tại Việt Nam đến năm 2020. Quan
điểm này làm rõ hơn khái niệm về văn hóa của UNESCO và chủ tịch Hồ Chí Minh
vận dụng vào thực tiễn của Việt Nam, nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa trong
sự phát triển của đất nƣớc hiện nay. Quan điểm này cũng đã đƣợc nêu ra từ Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung Ƣơng Đảng Khóa VIII: “Văn hóa là


14

nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội” [3, tr.24-27].
Nói đến văn hóa nghệ thuật, cho đến nay có nhiều ý kiến, cách giải thích và
cách hiểu khác nhau, nhƣng chủ yếu văn hóa và nghệ thuật vẫn đƣợc xem là thuộc
các hoạt động liên quan đến đời sống tinh thần của con ngƣời.
Theo tác giả Huỳnh Văn Thắng, thuật ngữ “văn hóa nghệ thuật” là một thuật
ngữ kép gồm “văn hóa” và “nghệ thuật” (cả hai đều là danh từ) để chỉ hai lĩnh vực
khác nhau hoặc có thể quan hệ nhau theo cách nghệ thuật là bộ phận của văn hóa
(trong trƣờng hợp này, văn hóa là danh từ và nghệ thuật là tính từ). Đơi lúc cách
viết thuật ngữ “văn hóa (nghệ thuật)” đƣợc dùng nhằm nhấn mạnh văn hóa là chính

nhƣng có liên quan cả nghệ thuật trong đó hoặc ngƣợc lại, cách viết “văn hóa nghệ
thuật” là để nhấn mạnh cả hai. Chúng ta có thể xác định rằng một mặt văn hóa
(nghệ thuật) là những gì do chính con ngƣời sáng tạo ra nhƣng mặt khác, văn hóa
(nghệ thuật) trong thực tế là kết quả của sự thẩm định, đánh giá của con ngƣời (cái
trừu tƣợng) đối với mọi hiện tƣợng vật chất, tinh thần (cái cụ thể) hƣớng theo tiêu
chí, chuẩn mực chung là “cái có ích” và tất cả đƣợc khái quát thành ba giá trị cơ bản
thông qua ba khái niệm “Chân – Thiện – Mỹ” [51, tr.15-21].
Theo tác giả Tạ Văn Thành, văn hóa nghệ thuật là sự phát triển năng lực nghệ
thuật (thụ cảm, nhận thức, sáng tạo nghệ thuật) của con ngƣời, thể hiện ra trong hoạt
động nghệ thuật) và kết tinh lại ở các giá trị nghệ thuật [49]. Văn hóa nghệ thuật
bao gồm các giá trị sau:
+

Chủ thể nghệ thuật (nghệ sĩ – công chúng nghệ thuật)

+

Hoạt động nghệ thuật (sáng tạo – thụ cảm các tác phẩm nghệ thuật)

+

Giá trị nghệ thuật (Tác phẩm thuộc các loại hình, loại thể nghệ thuật)

+

Các thiết chế định hƣớng, quản lý, phổ biến nghệ thuật và giáo dục nghệ

thuật.
1.1.2. Khái niệm về hoạt động văn hóa và quản lý văn hóa
Theo tác giả Hồng Vinh thì hoạt động văn hóa “nếu diễn đạt bằng thuật ngữ

kinh tế học thì đó là q trình sản xuất (sáng tạo), bảo quản, phân phối và tiêu dùng
các sản phẩm văn hóa do quá khứ để lại và đƣơng thời tạo ra” [59]. Hoạt động văn
hóa là hoạt động để đáp ứng nhu cầu văn hóa của con ngƣời. Các dạng phổ biến


15

gồm có: sáng tác và biểu diễn văn nghệ; giáo dục nhằm nâng cao kiến thức con
ngƣời nhƣ thuyết trình, thƣ viện, thông tin, tọa đàm; lƣu giữ các sản phẩm văn hóa
nhƣ bảo tàng, triển lãm, sƣu tập, lƣu trữ; tiêu dùng sản phẩm văn hóa nhƣ nghe
nhạc, xem phim, đọc sách báo…tham quan du lịch; hoạt động lễ hội, tín ngƣỡng,
phong tục, nếp sống văn hóa; hoạt động vui chơi giải trí.
Theo tác giả Hồng Sơn Cƣờng thì quản lý văn hóa là sự định hƣớng, tạo
điều kiện, tổ chức, điều hành cho văn hóa phát triển khơng ngừng theo hƣớng có ích
cho con ngƣời, giúp cho xã hội lồi ngƣời khơng ngừng đi lên. Cũng nhƣ sự quản lý
nói chung với ý nghĩa là sự định hƣớng lập kế hoạch, điều hành, tổ chức thực hiện,
kiểm tra, đánh giá… quản lý văn hóa cịn có thêm một số đặc điểm nhƣ quản lý văn
hóa khơng chỉ là quản lý nhà nƣớc mà còn là sự tự quản lý của từng ngƣời, từng gia
đình, tập thể, hàng xóm theo chuẩn mực chung của Nhà nƣớc; quản lý văn hóa
khơng chỉ là quản lý các vật hữu hình mà cịn quản lý những cái vơ hình nhƣ tình
cảm xã hội, tƣ tƣởng con ngƣời; sự quản lý văn hóa cũng khơng thể đơn tuyến, các
thành phần văn hóa dù là của tƣ nhân, của tập thể, của đoàn thể, của xã hội hay của
quốc gia, tất cả phải hoạt động theo một chuẩn mực thống nhất trên cơ sở pháp luật
chung, thơng qua các chính sách văn hóa xã hội của Nhà nƣớc [16, tr.28-29].
Theo tác giả Phạm Quang Nghị thì khái niệm quản lý văn hóa phải bao gồm
vấn đề bảo tồn gìn giữ nền văn hóa, phát huy những gì đã có và tiếp thu những cái
mới để tạo ra những cái đ p trong cộng đồng xã hội. Nhiệm vụ của quản lý văn hóa
là bảo tồn và phát huy toàn bộ các tri thức và kinh nghiệm, những giá trị mà dân tộc
đã tích lũy đƣợc qua quá trình nhận thức và cải tạo thế giới [35, tr.8]. Trong suốt
quá trình tồn tại và phát triển của mình, văn hóa Việt Nam có cả một quá trình sáng

tạo, sàng lọc và thử thách lâu dài, tạo nên một bản sắc riêng, một sức mạnh văn hóa
to lớn của dân tộc.
Quản lý văn hóa bao gồm nhiều lĩnh vực từ quản lý di sản, quản lý bảo tồn
bảo tàng đến quản lý nghệ thuật biểu diễn, quản lý truyền thông… Hội nghị lần thứ
V Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII nhấn mạnh: Xu hƣớng “thƣơng mại
hóa”, chiều theo những thị hiếu thấp kém, làm cho chức năng giáo dục tƣ tƣởng của
văn học nghệ thuật bị suy giảm” [21, tr.162]. Trong giai đoạn hiện nay, việc quản lý
văn hóa đối với nghệ thuật biểu diễn, chúng ta không chỉ chú trọng việc quản lý mà


16

còn phải quan tâm đến việc giáo dục tƣ tƣởng, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp
trong xã hội trong việc bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc.
1.1.3. Khái niệm về thiết chế văn hóa và nhà văn hóa
Theo Từ điển tiếng Việt thì “Thiết chế” đồng nghĩa với “Thể chế”, trong đó
“Thể chế” có 2 nghĩa: Nghĩa thứ nhất là cách thức, nghĩa thứ hai là Chế độ chính trị
của một đất nƣớc [58]. Nhƣ vậy, theo nghĩa thứ nhất thì thiết chế là một phạm trù
xã hội quy định, chi phối một tổ chức, một đồn thể.
“Thiết chế văn hóa” là thuật ngữ đƣợc sử dụng rộng rãi trong văn hóa Việt
Nam từ những năm 70 của thế kỷ XX. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, Thiết
chế văn hóa là chỉnh thể văn hóa hội tụ đầy đủ các yếu tố: cơ sở vật chất, bộ máy tổ
chức, nhân sự, quy chế hoạt động, nguồn kinh phí hoạt động cho thiết chế đó. Chỉ
riêng ngơi nhà hoặc cơng trình văn hóa chƣa đủ để gọi là thiết chế văn hóa. Ví dụ:
Thiết chế NVH phải bao gồm: ngôi nhà, bộ máy tổ chức, nhân sự, quy chế hoạt
động và nguồn kinh phí. [57, tr.230]
Có những khái niệm khác nhau về NVH: Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì
NVH là nơi tổ chức sinh hoạt văn hóa cho đơng đảo quần chúng nhƣ NVH Thanh
niên, NVH Lao động [19, tr.1228]. Theo “Đại cƣơng công tác Nhà văn hóa” thì Nhà
văn hóa – Trung tâm văn hóa bao gồm hoạt động của các câu lạc bộ và các loại hình

hoạt động văn hóa khác nhƣ lễ hội, hội chợ, triển lãm, thông tin tuyên truyền cổ
động, hoạt động khai trí (nói chuyện thời sự, chun đề…), biểu diễn nghệ thuật,
các hoạt động vui chơi giải trí…[2, Tr. 17-19]. Theo bài giảng Nghiệp vụ NVH –
Câu lạc bộ của Đại học Văn hóa thì NVH (hay Câu lạc bộ) là cơ quan giáo dục
ngoài nhà trƣờng; nơi chuyển tải những quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng, chính
sách về văn hóa – xã hội của Đảng, Nhà nƣớc; nơi thỏa mãn nhu cầu học tập, sáng
tạo và vui chơi, giải trí của nhân dân [18].
Các thiết chế văn hóa nói chung, nhà văn hóa nói riêng có vị trí rất quan
trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân. Trong một xã hội phát triển, chúng ta
không chỉ quan tâm đến vấn đề kinh tế mà còn cần phải quan tâm đến vấn đề văn
hóa để hồn thiện nhân cách con ngƣời, hƣớng đến một xã hội văn minh, lối sống
lành mạnh, cuộc sống tốt hơn.


17

1.2. Tổng quan về NVH Thanh niên TP.HCM
1.2.1. Lịch sử hình thành NVH Thanh niên TP.HCM
NVH Thanh niên TP.HCM đƣợc thành lập từ ngày 04/09/1975, đƣợc xem là
một trong những trung tâm văn hóa lớn nhất của TP.HCM và là NVH Thanh niên
lớn nhất so với các tỉnh thành trong cả nƣớc với nhiều hoạt động phong phú, thu hút
đông đảo thanh niên, sinh viên, học sinh đến sinh hoạt, học tập và vui chơi giải trí.
Trải qua chặng đƣờng dài hơn 40 năm với nhiều giai đoạn phát triển khác
nhau cùng thành phố và cả nƣớc, NVH Thanh niên TP.HCM luôn đƣợc xem là
“Điểm h n tuổi trẻ” của đơng đảo các bạn đồn viên, thanh niên, sinh viên học sinh
đang sinh sống, học tập và làm việc tại thành phố.
Theo kỷ yếu “NVH Thanh niên, 40 năm – Dấu ấn những thế hệ” phát hành
nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập (2015) [40] thì NVH Thanh niên hiện nay đặt tại
số 4 Phạm Ngọc Thạch, phƣờng Bến Nghé, quận 1, TP.HCM (trƣớc đây là số 4
đƣờng Duy Tân). Từ những năm 1960 đến 1969, nơi đây là trung tâm đấu tranh

chính trị cơng khai của thanh niên, sinh viên, học sinh Sài Gịn do Thành đồn Sài
Gịn – Gia Định trực tiếp lãnh đạo nhƣ Tổng hội sinh viên, Tổng đoàn học sinh, Hội
đồng đại diện sinh viên Sài Gịn, Hội sinh viên sáng tác, đồn văn nghệ sinh viên
học sinh … Cũng chính địa điểm số 4 Duy Tân này là nơi khơi mào cho các phong
trào địi hịa bình, thống nhất đất nƣớc, địi tự trị đại học, chống đơn qn bắt lính
và những đêm không ngủ của thanh niên, sinh viên, học sinh Sài Gịn – Chợ Lớn –
Gia Định.
Năm 1969, chính quyền Sài Gòn đàn áp dã man các phong trào đấu tranh của
sinh viên, học sinh và thanh niên thành phố. Ngôi nhà số 4 Duy Tân bị chính quyền
Sài Gịn chiếm giữ, xây dựng thành Trung tâm sinh hoạt thanh niên nhằm tập họp
thanh niên đến sinh hoạt dƣới sự kiểm soát của chúng.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, số 4 Duy Tân là điểm hội tụ của 5 cánh quân
Thành đồn Sài Gịn – Gia Định tiến về giải phóng thành phố và đƣợc gắn bia
truyền thống “4 Duy Tân, trung tâm đấu tranh công khai của tuổi trẻ thành phố thời
đánh Mỹ”.


18

Ngày 04 tháng 9 năm 1975, Ban Thƣờng vụ Thành đoàn đã quyết định chọn
số 4 Duy Tân làm Câu lạc bộ Thanh niên để tập hợp, giáo dục chủ nghĩa xã hội, lý
tƣởng cộng sản cho học sinh, sinh viên thành phố bằng các hoạt động văn hóa.
Năm 1979, CLB Thanh niên đƣợc Ban Thƣờng vụ Thành đoàn quyết định
chuyển từ CLB Thanh niên lên NVH Thanh niên cho đến ngày nay.
1.2.2. Quá trình phát triển của NVH Thanh niên TP.HCM qua các thời
kỳ
1.2.2.1. CLB Thanh niên giai đoạn từ năm 1975 đến 1979: Giai đoạn bắt
đầu hoạt động sau giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất đất nước
CLB Thanh niên đƣợc thành lập năm 1975, lúc đầu chỉ có tịa nhà 2 tầng
nằm trên góc đƣờng Duy Tân – Xô Viết Nghệ Tĩnh. Năm 1976 tiếp quản thêm khu

135 đƣờng Hai Bà Trƣng, 33– 37 đƣờng Xô Viết Nghệ Tĩnh và 4A đƣờng Duy Tân.
Những năm đầu sau giải phóng, CLB Thanh niên tập trung vào việc tuyên
truyền giáo dục lý tƣởng cộng sản cho thanh niên bằng nhiều hình thức:
- Thực hiện các buổi báo cáo, tuyên truyền giáo dục cho thanh niên các chủ
trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, xây dựng lý tƣởng thanh niên
với nếp sống mới, con ngƣời mới Xã hội Chủ nghĩa (XHCN); giải quyết những ƣu
tƣ của quần chúng thanh niên và vận động thanh niên tham gia các mặt trận lao
động sản xuất, đặt lợi ích chung trên lợi ích riêng, vận động nghĩa vụ quân sự năm
1979… Trung bình mỗi năm có trên 100 cuộc báo cáo thu hút từ 800 – 1.000
ngƣời/cuộc. Nơi đây cũng chính là nơi tập trung tuyên truyền vận động thanh niên
tham gia phong trào thanh niên xung phong lên đƣờng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Hoạt động thông tin triển lãm thƣờng xuyên đƣợc tổ chức nhân các ngày kỷ
niệm để phổ biến các tin tức quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong
và ngồi nƣớc.
- Xây dựng Phịng truyền thống Đồn nhằm sƣu tầm và trƣng bày các hiện
vật, hình ảnh về truyền thống đấu tranh của thanh niên thành phố. Tổ chức Phịng
đọc miễn phí cho thanh niên nhằm giúp thanh niên tiếp cận nền văn học các nƣớc
XHCN. Các hoạt động chiếu phim của khối XHCN đƣợc đẩy mạnh với hơn 150
suất chiếu/năm thu hút trên 150.000 lƣợt ngƣời.


19

- Các hoạt động liên quan đến khoa học kỹ thuật đƣợc tổ chức thƣờng xuyên
để đáp ứng chủ trƣơng đẩy mạnh sản xuất của Đảng và Nhà nƣớc nhƣ triển lãm
thành tựu khoa học kỹ thuật, nói chuyện chuyên đề có chiếu phim minh họa về khoa
học kỹ thuật.
- VHNT giai đoạn đầu chủ yếu là lƣu diễn phục vụ đồng bào các huyện
ngoại thành và các hoạt động lễ hội tập trung tại CLB Thanh niên với các loại hình
ca múa, kịch, hợp xƣớng. Trung bình mỗi năm tổ chức trên 60 buổi, thu hút trên

90.000 lƣợt ngƣời xem. Các nhóm ca khúc chính trị cũng bắt đầu hình thành từ đây
và là những nhóm nhạc đầu tiên của thành phố sau 1975. Chính từ sự thành cơng
của các nhóm ca khúc chính trị này mà phong trào sáng tác mới ra đời với giai điệu
sôi nổi, trẻ trung, ngắn gọn. Nhiều ca khúc với những tên tuổi Nguyễn Văn Hiên,
Nguyễn Ngọc Thiện, Từ Huy trƣởng thành từ ngơi nhà chung này đến nay vẫn cịn
phát huy tác dụng. CLB Thanh niên cũng đƣợc xem là cái nôi phát triển phong trào
nhảy múa tập thể của thành phố.
- Các hoạt động thể dục thể thao đƣợc tổ chức với các mơn quần vợt, bóng
chuyền, cầu lơng, bóng bàn, bóng rổ, bóng đá. Mỗi năm thực hiện trên 80 trận thi
đấu, giao hữu thu hút khoảng 80.000 lƣợt ngƣời. Thành lập các CLB, đội, nhóm
cùng sở thích sinh hoạt. Đến năm 1979 đã có 5 câu lạc bộ, 9 đội và 3 nhóm với hơn
1.700 hội viên. Nhiều lớp học đƣợc mở ra để bổ sung lực lƣợng cho hội viên các đội
nhóm từ các lớp nâng cao kiến thức, lớp kịch bản phim, lớp sáng tác âm nhạc, lớp
cấp cứu cứu thƣơng, lớp vẽ, lớp ngoại ngữ…
1.2.2.2. NVH Thanh niên TP.HCM giai đoạn từ năm 1979 đến 2000: Giai
đoạn đổi mới các hoạt động
Từ những kết quả đạt đƣợc từ năm 1975 đến 1979, CLB Thanh niên đƣợc
chọn báo cáo điển hình trong hội nghị do Bộ Văn hóa tổ chức tại Hà Nội năm 1979,
là đơn vị duy nhất đại diện cho các thiết chế văn hóa của thành phố và là thiết chế
duy nhất của Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh. Sau đó, với sự
đồng ý của Sở Văn hóa thơng tin thành phố, Ban thƣờng vụ Thành đoàn quyết định
đổi tên thành NVH Thanh niên vào tháng 9 năm 1979 với con dấu riêng, tài khoản
riêng, có thể vay tiền Nhà nƣớc và ngân hàng để tổ chức hoạt động.
Các hoạt động nổi bật của NVH Thanh niên giai đoạn này bao gồm:


20

- Từ năm 1979, NVH Thanh niên khởi xƣớng tổ chức nhiều chƣơng trình sân
khấu hóa vốn đƣợc nhiều nƣớc XHCN sử dụng và phổ biến rộng rãi loại hình này

đến với các thiết chế văn hóa khác trong thành phố, đƣa sân khấu hóa chính thức đi
vào đời sống văn hóa của ngƣời dân thành phố.
- Phong trào ca khúc chính trị và âm nhạc dân tộc phát triển mạnh nhất trong
giai đoạn 1979 đến 1990 góp phần định hƣớng phong trào ca hát trong giới trẻ giai
đoạn đó. Các nhóm ca khúc chính trị nổi bật nhƣ các nhóm 30/4, Câu lạc bộ tháng
9, nhóm Nắng Hồng; nhóm ca nhạc dân tộc Phù Sa… lƣu diễn trong thành phố, các
tỉnh thành bạn và các nƣớc Bungari, Cộng hòa Dân chủ Đức.
- NVH Thanh niên trở thành trung tâm của những sự kiện lớn lôi cuốn tuổi
trẻ thành phố nhƣ “Cuộc gặp gỡ hữu nghị và đoàn kết thanh niên Việt Nam – Liên
Xơ” (1983); các chƣơng trình nghệ thuật và sân khấu hóa kỷ niệm ngày thành lập
Đảng, ngày thành lập Đồn, ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nƣớc, chiến
thắng Điện Biên Phủ, ngày sinh nhật Bác, Quốc khánh 2/9, ngày thành lập Quân đội
nhân dân Việt Nam, chào mừng đại hội Đảng các cấp, chào mừng đại hội Đoàn
thành phố, đại hội Đoàn toàn quốc, bầu cử Quốc hội… Triển lãm “Quy hoạch và
xây dựng thành phố năm 2000” năm 1993 đã thu hút 1,2 triệu lƣợt ngƣời dự.
- Các đợt hoạt động “Liên hoan thanh niên tiên tiến”, “Tuyên dƣơng công
dân trẻ”, các ngày hội ra quân chiến dịch tình nguyện “Mùa hè xanh”, “Kỳ nghỉ
hồng”, “Tiếp sức mùa thi”, sàn giao dịch việc làm… đƣợc tổ chức qui mô lớn.
- Bên cạnh các chƣơng trình nghệ thuật mừng các ngày lễ lớn thì hàng loạt
các hoạt động giải trí lành mạnh đƣợc tổ chức nhƣ “CLB Âm nhạc chiều thứ 7”;
game show “Âm nhạc và giới trẻ” - game show truyền hình đầu tiên của Đài truyền
hình TP.HCM (HTV) phối hợp cùng NVH Thanh niên; những ngày hội cuồng nhiệt
của bóng đá… Sân chơi “Hát với nhau” nhƣ một món ăn tinh thần dịp cuối tuần
dành cho các bạn trẻ bắt đầu đƣợc hình thành từ NVH Thanh niên và vẫn đƣợc áp
dụng cho đến bây giờ. Hoạt động giao lƣu quốc tế đƣợc tổ chức thƣờng xuyên với
các đoàn nghệ thuật và thanh niên các nƣớc tham dự giao lƣu.
1.2.2.3. NVH Thanh niên TP.HCM giai đoạn từ năm 2000 đến nay: Giai
đoạn đổi mới toàn diện



21

Bƣớc vào thế kỷ 21, các hoạt động của NVH Thanh niên càng đi vào phát
triển chiều sâu và nhiều hoạt động đƣợc tổ chức phù hợp với tình hình phát triển
của thành phố nói riêng, cả nƣớc nói chung. Nhiều hoạt động lớn đƣợc thực hiện:
- Các hoạt động giao lƣu quốc tế nổi bật với chƣơng trình “Thế giới trong
tầm tay” giới thiệu đến công chúng trẻ nền văn hóa đặc sắc của các nƣớc bạn nhƣ
biểu diễn trang phục dân tộc, văn nghệ dân gian của các nƣớc; giới thiệu món ăn
dân tộc; giới thiệu du học và giao lƣu với các du học sinh Việt Nam, các doanh
nhân Việt Nam thành đạt đã từng học tập và làm việc tại các nƣớc. Các chƣơng
trình đã tổ chức nhƣ tuần lễ giao lƣu văn hóa “Chung tay vì một ASEAN tƣơi đ p”,
“Độc đáo Singapore”, “Một thống Hàn Quốc”, “Thailand – Xứ sở những nụ cƣời”,
“Nƣớc Úc – một hành trình văn hóa”, “Indonesia – khám phá muôn sắc”, Ngày hội
Việt – Nhật, Ngày hội Việt – Trung …
- Tổ chức thêm nhiều sự kiện mới nhƣ “Sắc màu SEA Games” chào mừng
SEA Games 22 lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, Lễ hội chào năm mới, Lễ hội thời
trang, nhất là hoạt động Tết Việt với phố ông đồ, trà Việt, đọc báo xuân, biểu diễn
lân sƣ rồng, gói bánh tét, bánh chƣng,… từ 20 tết đến mùng 5 tết đã trở thành hoạt
động truyền thống.
- Tổ chức đƣợc nhiều chƣơng trình lớn có sức lan tỏa rộng nhƣ “Cuộc vận
động sƣu tầm và sáng tác, tuyển chọn Sử ca Việt Nam”; “Cuộc vận động sƣu tầm và
sáng tác, tuyển chọn ca khúc kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội”; “Liên
hoan Hợp xƣớng toàn thành phố”; Cuộc thi hát “Hát về thời hoa đỏ” phối hợp cùng
HTV và các cuộc lƣu diễn “Hát về thời hoa đỏ” phục vụ đối tƣợng công nhân, sinh
viên, học sinh khắp các quận huyện trong thành phố.
- Đặc biệt giai đoạn này, đƣợc sự chỉ đạo của Thành ủy và Thành đoàn
TP.HCM về việc tập hợp lực lƣợng văn nghệ sĩ tham gia các hoạt động chính trị xã
hội của thành phố, NVH Thanh niên là đơn vị tiên phong tổ chức rất nhiều các hoạt
động kêu gọi đơng đảo văn nghệ sĩ tình nguyện tham gia nhƣ “Hành trình 100 năm
theo chân Bác” với sự tham gia của 100 văn nghệ sĩ biểu diễn dâng hƣơng và trồng

100 cây xanh tạo thêm bóng mát cho Đền tƣởng niệm các vua Hùng – Quận 9. Liên
tục tổ chức ngày hội “Mùa xuân biển đảo” hàng năm thu hút hơn 1.000 lƣợt văn
nghệ sĩ tham gia trong suốt 5 năm qua để thể hiện tình cảm dành cho các chiến sĩ


22

đang làm nhiệm vụ nơi biên giới hải đảo của Tổ quốc; Chƣơng trình “Gắn kết yêu
thƣơng” trong 2 năm 2014-2015 thu hút gần 1.000 văn nghệ sĩ tình nguyện biểu
diễn phục vụ bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện trong thành phố.
- Các hội thi, tọa đàm, hội thảo, báo cáo chuyên đề, diễn đàn, sân chơi lịch
sử… đƣợc tổ chức sinh động hơn qua màn hình, qua những trị chơi và nhiều hình
thức khác để thu hút thanh niên. Đặc biệt các cuộc hội thi, diễn đàn… đã đƣợc cộng
đồng mạng tham gia tích cực thơng qua website NVH Thanh niên.
- Các lớp học đƣợc mở rộng: trƣờng Ngoại ngữ Thanh niên mở chi nhánh tại
Phú Nhuận, các lớp học năng khiếu, sở thích mở tại Trung tâm hoạt động thanh
thiếu niên các tỉnh phía Nam; lớp nghiệp vụ văn hóa cho cán bộ Đồn – Hội – Đội
và cán bộ các trung tâm văn hóa; lớp thƣ pháp, viết chữ đ p, organ, vi tính, nhóm
nhạc, diễn viên, bóng rổ …
- Các lớp huấn luyện kỹ năng thực hành xã hội (kỹ năng sống) dƣới nhiều
loại hình: báo cáo chuyên đề; hội thi; du lịch học sử, hội trại và đặc biệt là trại huấn
luyện phát triển nhân cách tuổi teen; trại Thanh niên Việt Nam – Biển đảo Việt
Nam, trại “Chúng con đã trƣởng thành” từ 2009 đến nay; trại sáng tác Xuyên
Việt…
1.2.3. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của NVH Thanh niên TP.HCM
Căn cứ quy chế tổ chức bộ máy, phân công, phân cấp và chế độ làm việc của
NVH Thanh niên TP.HCM [43] gồm các nội dung sau đây:
1.2.3.1. Vị trí của NVH Thanh niên
NVH Thanh niên TP.HCM là trung tâm văn hóa – xã hội của thanh niên
thành phố, là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Thành đồn TP.HCM, có tƣ cách

pháp nhân, con dấu riêng và tài khoản tại ngân hàng.
1.2.3.2. Chức năng của NVH Thanh niên
- Tổ chức các hoạt động văn hóa xã hội theo định hƣớng chính trị của Đồn
TNCS Hồ Chí Minh, nhằm mục đích tập hợp và giáo dục, rèn luyện thanh niên về
mọi mặt, hình thành và phát triển nhân cách ngƣời thanh niên trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.


23

- Hoạt động của NVH Thanh niên nhằm đáp ứng nhu cầu về đời sống văn
hóa tinh thần của cán bộ Đoàn, đoàn viên và thanh niên đang sinh sống, lao động,
học tập… trên địa bàn TP.HCM.
1.2.3.3. Nhiệm vụ của NVH Thanh niên
- Tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết của Thành đồn, các chƣơng trình
cơng tác của Ban Thƣờng vụ Thành đồn. Thơng tin kịp thời tình hình thời sự trong
nƣớc và quốc tế, cùng các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Tổ chức
giới thiệu nhân rộng những gƣơng điển hình tiên tiến trong hoạt động thanh niên.
- Phổ biến các kiến thức cơ bản về chính trị – kinh tế – khoa học kỹ thuật,
ngoại ngữ, quan hệ quốc tế, giao tiếp ứng xử, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao
và các kiến thức phổ thông khác theo nhu cầu tuổi trẻ.
- Tổ chức các hoạt động giao lƣu văn hóa trong và ngồi nƣớc, các hoạt động
vui chơi, giải trí nhằm giáo dục thị hiếu thẩm mỹ, đáp ứng các nhu cầu phát triển
năng khiếu, sở thích, phát huy tính năng động, sáng tạo văn hóa và tính tích cực xã
hội của thanh niên.
- Tích cực góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong nền
kinh tế thị trƣờng, trong quá trình hội nhập với các nƣớc trong khu vực và thế giới.
- Nghiên cứu thể nghiệm các hoạt động mới về văn hóa – xã hội có tác động
đến đời sống tinh thần của thanh niên. Củng cố, hình thành và phát triển hệ thống
đội – nhóm – CLB trong NVH Thanh niên và cơ sở.

1.2.4. Điều kiện vật chất, trang thiết bị của NVH Thanh niên TP.HCM
Mặc dù dự án đầu tƣ xây dựng mới NVH Thanh niên chƣa đƣợc thực hiện
nhƣng điều kiện vật chất hiện nay cũng vẫn có thể đảm bảo tƣơng đối cho việc tổ
chức các hoạt động phục vụ thanh niên theo xu hƣớng mở, hiện đại.
Khu vực trong nhà, ngồi các phịng dành cho các phịng ban chức năng làm
việc và các lớp học thì NVH Thanh niên vừa nâng cấp hệ thống phòng trƣng bày và
tiền sảnh với vách ngăn di động và để có thể có linh hoạt trong việc tổ chức các
buổi tọa đàm, chuyên đề; đồng thời xây dựng không gian khu vực triển lãm một
cách khoa học, hợp lý với những khung triển lãm và đèn LED hiện đại hơn. Bên
cạnh đó, hội trƣờng NVH Thanh niên đƣợc trang bị hệ thống âm thanh ánh sáng,
màn hình LED hiện đại, sức chứa 700 khán giả, luôn là sự lựa chọn hàng đầu của


24

các đơn vị, ban ngành, doanh nghiệp trong việc tổ chức các buổi lễ kỷ niệm, các
chƣơng trình hội thi, hội diễn…
Khu vực ngồi trời thơng thống với hàng rào mở tự động trên mặt tiền
đƣờng Phạm Ngọc Thạch tạo mặt bằng rộng rãi để tổ chức các hoạt động cộng
đồng. Ngoài sân 4A Phạm Ngọc Thạch với sức chứa 2.500 đến 3.000 ngƣời thƣờng
xuyên tổ chức các hoạt động cuối tuần thì sân nhỏ 37 Nguyễn Thị Minh Khai với
sức chứa 500 đến 800 ngƣời vừa đƣợc trang bị hệ thống mái che hiện đại để có thể
tổ chức chƣơng trình trong mọi thời tiết nắng hay mƣa, sân giao lƣu lầu 1 đƣợc khai
thác sử dụng cho các hoạt động đội nhóm, câu lạc bộ, lớp nhảy hiện đại và chƣơng
trình giao lƣu khiêu vũ.
Ngồi ra trang Web riêng, tờ thơng tin hàng tháng cũng góp phần đƣa thông
tin hoạt động của NVH Thanh niên đến gần hơn với cơng chúng trẻ. Phịng truyền
thống Đồn cũng đƣợc nâng cấp, đầu tƣ và sƣu tầm nhiều hình ảnh cũng nhƣ các
hiện vật lịch sử, cập nhật hình ảnh hoạt động mới của Đồn TNCS Hồ Chí Minh.
1.2.5. Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của NVH Thanh niên TP.HCM

NVH Thanh niên thuộc hệ thống Đồn TNCS Hồ Chí Minh và chịu sự chỉ
đạo của Thành đoàn TP.HCM. Bộ máy tổ chức nhƣ sau:
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy NVH Thanh niên TP.HCM

(Nguồn: Phịng Tổ chức hành chính – NVH Thanh niên, 2015)


25

Ban Giám đốc: gồm 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc:
-

Phó Giám đốc phụ trách khối Hoạt động

-

Phó Giám đốc phụ trách khối Đào tạo và Dịch vụ

-

Phó Giám đốc phụ trách khối Đảm bảo

Các phòng nghiệp vụ chuyên mơn: Chia làm 3 khối:
-

Khối Hoạt động (gồm 4 phịng)

-

Khối Đào tạo và Dịch vụ (gồm 2 phòng và 1 cơ sở ngoại ngữ)


-

Khối Đảm bảo (gồm 3 phòng)
Mỗi phòng nghiệp vụ chuyên môn thực hiện các chức năng nhiệm vụ cụ thể

của từng phịng và khi có các hoạt động lớn tập trung thì các phịng sẽ liên kết phối
hợp hoạt động chung theo từng khối riêng biệt hoặc giữa 3 khối với nhau.
1.2.5.1 Khối hoạt động (gồm 4 phịng)
 Phịng Văn hóa nghệ thuật
Hoạt động chính của phịng với 2 chức năng là VHNT và quan hệ quốc tế.
Chức năng VHNT: Tổ chức và phối hợp tổ chức các chƣơng trình VHNT tại
NVH Thanh niên và cơ sở; tổ chức các cuộc triển lãm, báo cáo chuyên đề, hội
thảo… trong lĩnh vực VHNT; tổ chức các cuộc hội thi, hội diễn, liên hoan, tọa đàm,
hội thảo về VHNT; tổ chức và quản lý các đội – nhóm – CLB thuộc lĩnh vực VHNT
nhƣ: nhiếp ảnh, thời trang, văn học, sáng tác…; tổ chức các lễ hội, meeting theo yêu
cầu của Thành ủy, Ủy ban nhân dân (UBND), Thành đồn TP.HCM; chuyển tải các
chƣơng trình hoạt động phong trào Đồn dƣới hình thức văn hóa nghệ thuật; tham
gia và tổ chức lƣu diễn tại các cơ sở, vùng sâu vùng xa… theo yêu cầu của cơ quan.
Chức năng Quan hệ quốc tế: Quan hệ với Sở Ngoại vụ, Liên hiệp các tổ
chức hữu nghị, Lãnh sự quán các nƣớc … để tổ chức chƣơng trình giao lƣu văn hóa
nhằm giới thiệu cho thanh niên thành phố về đất nƣớc, con ngƣời và văn hóa dân
tộc của các nƣớc và văn hóa dân tộc Việt Nam; tổ chức các chƣơng trình đối ngoại
theo sự chỉ đạo của Thành ủy, UBND, Thành đồn, Sở Ngoại vụ, Sở Văn hóa thể
thao TP.HCM và các tổ chức hữu nghị quốc tế.
 Phòng Truyền thông giáo dục
Tổ chức và phối hợp với các ban ngành đoàn thể tổ chức các cuộc triển lãm
nhân các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng của cả nƣớc, của thành phố, của Đoàn,



×