Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Luận văn nâng cao hiệu quả truyền thông bảo vệ môi trường cho cộng đồng người mạ khu vực vườn quốc gia cát tiên – trường hợp xã tà lài, huyện tân phú, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 112 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 4
3. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 8
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 8
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ......................................................... 10
7. Đóng góp của luận văn ............................................................................................ 11
8. Bố cục luận văn ....................................................................................................... 12
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................ 14
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................... 14
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 14
1.1.1. Các khái niệm thao tác ...................................................................................... 14
1.1.2. Quan điểm tiếp cận cộng đồng, phát triển cộng đồng ...................................... 19
1.2. Tổng quan về địa bàn, cư dân nghiên cứu ........................................................... 21
1.2.1. Khái quát xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai ....................................... 21
1.2.2. Tổng quan về Vườn Quốc gia Cát Tiên ............................................................ 23
1.2.3. Người Mạ xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai ....................................... 25
Tiểu kết ........................................................................................................................ 34
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................ 36
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG .................................................. 36
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NGƯỜI MẠ ..................................................... 36
TẠI XÃ TÀ LÀI, HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI ....................................... 36
2.1. Nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường của người Mạ xã Tà Lài, huyện
Tân Phú, tỉnh Đồng Nai .............................................................................................. 36
2.1.1. Nhận thực về vai trò và ứng xử đối với môi trường .......................................... 36
2.1.2. Nhận thức về bảo vệ môi trường của người Mạ ............................................... 46


2.2. Hoạt động truyền thông bảo vệ môi trường ở xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh


Đồng Nai ..................................................................................................................... 50
2.2.1. Các hoạt động truyền thông bảo vệ môi trường ............................................... 51
2.2.2. Người Mạ tham gia hoạt động bảo vệ môi trường ........................................... 55
2.3. Thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường VQG Cát Tiên của người Mạ xã Tà Lài,
huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai .................................................................................... 60
2.3.1. Tình trạng khai thác nguồn tài nguyên môi trường .......................................... 60
2.3.2. Những nguy cơ đối với tài nguyên môi trường ................................................. 63
2.4. Đánh giá hoạt động truyền thông bảo vệ môi trường tại xã Tà Lài, huyện Tân
Phú, tỉnh Đồng Nai ...................................................................................................... 69
2.4.1. Về hình thức truyền thơng ................................................................................. 70
2.4.2. Về sử dụng ngôn ngữ truyền thông ................................................................... 73
2.4.3. Về thời gian truyền thơng .................................................................................. 76
2.4.4. Về tính hiệu quả truyền thơng ........................................................................... 78
Tiểu kết ........................................................................................................................ 79
CHƯƠNG 3 ................................................................................................................ 82
NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC ................................................... 82
TRONG TRUYỀN THÔNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NGƯỜI MẠ TẠI
XÃ TÀ LÀI, HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI .............................................. 82
3.1. Những tác động từ chính sách kinh tế, văn hóa xã hội và khoa học cơng nghệ đối
với người Mạ ............................................................................................................... 82
3.1.1. Chính sách kinh tế ............................................................................................. 82
3.1.2. Chính sách văn hóa – xã hội ............................................................................. 83
3.1.3. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ ............................................... 84
3.2. Đề xuất giải pháp, truyền thông nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường đối với
người Mạ xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai ................................................. 85
3.2.1. Chọn địa điểm, thời gian thích hợp với tập quán trong truyền thông bảo vệ môi
trường trực tiếp với người Mạ .................................................................................... 86


3.2.2. Truyền thông bảo vệ môi trường thông qua tài liệu gắn liền với tập quán sinh

hoạt, sản xuất, tri thức của người Mạ ......................................................................... 88
3.2.3. Xây dựng sản phẩm truyền thơng phù hợp với văn hóa, sinh kế của người Mạ92
3.2.4. Xây dựng sản phẩm truyền thơng loại hình phim tư liệu gắn với văn hóa và
nâng cao sinh kế, trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với người Mạ ......................... 96
Tiểu kết ........................................................................................................................ 99
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 105
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 109


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vườn Quốc gia Cát Tiên (VQG Cát Tiên) có diện tích 71.920 ha [39],
thuộc địa phận 3 tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước. Địa hình của
VQG Cát Tiên là sự kết nối, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trường Sơn đến
vùng đồng bằng Nam Bộ, có khí hậu nhiệt đới ẩm, diện tích lớn, nơi có nhiều
lồi thực vật, động vật sinh sống được xem là bảo tàng thiên nhiên độc đáo,
đặc trưng cho hệ sinh thái Đông Nam Bộ. Với những đặc điểm đa dạng về
mơi trường, tài ngun phong phú,có tầm ảnh hưởng quan trọng đến môi sinh
ở Đông Nam Bộ, Việt Nam đã quan tâm đến bảo vệ nguồn rừng tại đây từ
năm 1978. Trên cơ sở những giá trị về môi sinh, tháng 11/2001, VQG Cát
Tiên được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới (danh hiệu
được trao tặng cho các Khu bảo tồn thiên nhiên có hệ động thực vật độc đáo,
phong phú đa dạng). Ngày 04 tháng 8 năm 2005, khu đất ngập nước Bàu Sấu
thuộc VQG Cát Tiên được Ban thư ký Công ước Ramsar công nhận đưa vào
danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (đây là khu đất
ngập nước thứ 1.499 của thế giới, là khu thứ hai của Việt Nam).
Hướng đến việc bảo vệ VQG Cát Tiên theo hướng phát triển bền vững

nằm trong hệ thống di sản thế giới,Việt Nam tiến hành lập hồ sơ khoa học đề
nghị tổ chức UNESCO công nhận. Tuy nhiên, vào năm 2013, tại kỳ họp thứ
37 của Ủy ban Di sản thế giới tổ chức tại Campuchia, hồ sơ VQG Cát Tiên
đưa ra bầu chọn là di sản thiên nhiên thế giới không được thông qua. Hồ sơ
VQG Cát Tiên được các cơ quan tư vấn của UNESCO đặt ở mức N (Not
recommended for inscription: không được khuyến khích để ghi danh). Bên
cạnh đó, do khu Cát Tiên có phần trùng với Khu dự trữ sinh quyển thế giới,
Khu ngập nước Ramsar mà UNESCO đã công nhận trước đó. Đồng thời, theo


2

đánh giá của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), lý do khơng
cơng nhận vì “Khu vực đề cử không đáp ứng các tiêu chuẩn di sản thế giới”
và “không đáp ứng các yêu cầu liên quan đến quản lý, bảo vệ, đảm bảo tính
tồn vẹn”. Cơ quan này đề nghị VQG Cát Tiên cần sử dụng các hình thức
cơng nhận của quốc tế hiện tại để tạo các phương pháp bảo vệ và quản lý
mạnh mẽ hơn cho khu vực, chống lại các mối đe doạ như thủy điện, khai thác
đá, du lịch thiếu kiểm soát và đặc biệt cần có những hành động khẩn cấp
chống lại nạn buôn bán và săn bắn động vật hoang dã trái phép - nguyên nhân
gây hại nghiêm trọng tới những giá trị tự nhiên của vườn.
Hiện nay, VQG Cát Tiên và vùng phụ cận là địa bàn cư trú của các dân
tộc thiểu số bản địa (Mạ, Chơ-ro và X’tiêng) và một số tộc người thiểu số ở
phía Bắc mới di cư vào như Tày, Nùng, Dao… Tuy nhiên, do trình độ nhận
thức của người dân về cơng tác bảo tồn thiên nhiên còn thấp, cơ sở vật chất
nghèo nàn, đời sống của nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn, trình độ văn hóa,
khoa học kỹ thuật chưa cao dẫn đến năng suất vật nuôi, cây trồng và sản
phẩm xã hội thấp. Các hoạt động như: săn bắn, chăn thả gia súc, khai thác lâm
sản phụ khác như gỗ, củi, măng, nấm, cây dược liệu để sử dụng và bán ra thị
trường vẫn còn diễn ra, nhất là vào những ngày nông nhàn, hiện đã và đang

gây áp lực không nhỏ đối với công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của
VQG Cát Tiên. Bảo tồn và phát huy tài ngun thiên nhiên là một cơng việc
có tính xã hội hố, là nhiệm vụ của tồn dân, của cộng đồng cư dân vùng đệm
của VQG. Nếu khơng có sự hỗ trợ và tham gia của người dân sống trong vùng
đệm thì cơng tác bảo vệ các các giá trị của VQG Cát Tiên sẽ không thể đạt kết
quả tốt. Do đó, việc truyền thơng nâng cao nhận thức cũng như tạo điều kiện
thuận lợi và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng dân cư vùng đệm là
yếu tố then chốt để đảm bảo thành công trong hoạt động bảo vệ môi trường.


3

Cho đến nay, có khá nhiều dự án đầu tư vào VQG Cát Tiên đã góp phần
trong việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên như phát triển hệ động thực vật, bảo
vệ các loài thú quý hiếm… hoặc tập trung vào việc khai thác nguồn lợi tự
nhiên để phát triển kinh tế hoặc dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp với việc
khám phá văn hóa. Tuy nhiên, các dự án này chưa thực sự đánh giá đúng vai
trò của các dân tộc thiểu số bản địa cũng như những giá trị văn hóa truyền
thống của họ trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên VQG Cát Tiên.
Mặt khác, các hoạt động truyền thông về vấn đề giáo dục, bảo vệ mơi
trường và các chính sách của Đảng và nhà nước,… đều rập khn hình thức
truyền thơng đại chúng với định hướng nội dung chung cho tất cả các cộng
đồng. Chưa có một cơng trình nghiên cứu, ứng dụng một cách chuyên sâu về
vấn đề truyền thông, cách thức truyền thông hiệu quả, phù hợp đối với cộng
đồng dân tộc thiểu số ở khu vực VQG Cát Tiên, trong đó có cộng đồng Mạ tại
xã Tà Lài.
Trong quá trình học tập cũng như thực tế tại VQG Cát Tiên, tôi nhận
thấy việc nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường đối với cộng đồng các tộc
người thiểu số bản địa là rất quan trọng. Kinh nghiệm thực tế cho thấy phải
chú trọng đến vai trò của cộng đồng cư dân bản địa để người dân tự nhận

thức, đóng góp tri thức, kinh nghiệm và vốn văn hóa truyền thống của họ vào
sự phát triển bền vững của khu vực và của đất nước. Với sự cần thiết của các
vấn đề,, trên cơ sở kiến thức được học về quản lý văn hóa trong chương trình
cao học, tơi chọn thực hiện đề tài: Nâng cao hiệu quả truyền thông bảo vệ
môi trường cho cộng đồng người Mạ khu vực Vườn quốc gia Cát Tiên –
trường hợp xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai làm luận văn tốt
nghiệp ngành Quản lý văn hóa tại trường Đại học Văn hóa TP.HCM.


4

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chung mà đề tài hướng đến nhằm nâng cao nhận thức và phát
huy vai trò của người dân tộc thiểu số bản địa - tập trung vào cộng đồng
người Mạ tại làng Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai - khu vực là vùng
đệm có tác động trực tiếp trong việc bảo vệ môi trường và khai thác tài
nguyên thiên nhiên tại VQG Cát Tiên. Từ mục đích này, đề tài hướng đến
những mục tiêu cụ thể như sau:
- Đánh giá thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường của cộng đồng người
Mạ ở khu vực VQG Cát Tiên.
- Làm rõ những yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ môi trường của
cộng đồng người Mạ.
- Đề xuất các giải pháp truyền thơng phù hợp với đặc thù xã hội, văn
hóa, kinh tế của cộng đồng người Mạ.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền
thông bảo vệ môi trường cho cộng đồng người Mạ khu vực VQG Cát Tiên.
3. Lịch sử nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu về văn hóa của người Mạ nói
chung, người Mạ ở làng Tà Lài, huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai nói riêng.
Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về người Mạ ở Việt Nam của các tác

giả trong và ngoài nước. Những nhà nghiên cứu nước ngoài chủ yếu là người
Pháp trong thế kỷ XX. Tác giả J. Boulbet có những chuyên khảo về người Mạ
ở Lâm Đồng, Biên Hịa mà một trong số đó là “Xứ người Mạ - lãnh thổ của
thần linh” được Đỗ Vân Anh dịch, Phân Viện Văn hóa thơng tin tại TP. Hồ
Chí Minh, NXB Đồng Nai phát hành năm 1999. Đây là cơng trình nghiên cứu
sâu về văn hóa người Mạ vùng Đồng Nai Thượng [2]. Người Mạ được các
học giả người Mỹ nhắc đến trong tập sách “Minority groups in the Republic
of Vietnam”, do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ xuất bản năm 1966, có dành một


5

chương riêng để giới thiệu về người Mạ ở Việt Nam [4].Ngồi ra, những
chun khảo về người Mạ có tính chuyên sâu được in trong 2 tập sách: Những
vấn đề về dân tộc học Miền Nam Việt Nam do Ban Dân tộc học thuộc Viện
khoa học Xã hội xuất bản năm 1978 và “Các dân tộc ít người Việt Nam” (các
tỉnh phía Nam) do Viện Dân tộc học thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt
Nam xuất bản năm 1984. Trong hai tập sách này, dân tộc Mạ được đề cập trên
nhiều lĩnh vực dưới góc nhìn dân tộc học. Năm 1984, cơng trình:“Từ Tây
Ngun đến Đồng Nai” của Phan Lạc Tuyên, “Tây Nguyên tiềm năng và triển
vọng” của Ngô Văn Lý, Nguyễn Văn Diệu được xuất bản có đề cập đến
người Mạ qua một số tư liệu điền dã. Người Mạ cũng được đề cập đến trong
một số công trình mang tính chất giới thiệu tổng quan trong 54 cộng đơng dân
tộc Việt Nam như: “Việt Nam hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc” của Thông tấn
xã Việt Nam xuất bản năm 1996,“Bức tranh văn hóa dân tộc Việt Nam” do
Nguyễn Văn Huy chủ biên, xuất bản năm 1997, “Văn hóa các dân tộc ít
người ở Việt Nam” của Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn Diệu …
Các nghiên cứu này, tập trung viết về nguồn gốc, tên gọi của người Mạ, hay
tập tục hôn nhân, tang ma… Cộng đồng người Mạ được giới thiệu chủ yếu
qua hình ảnh và chú thích tư liệu mang tính khái quát.

Đồng Nai là địa bàn có người Mạ sinh sống từ lâu.Một số cơng trình
nghiên cứu về người Mạ ở địa phương này được xuất bản trong các bộ sách
thông qua NXB Đồng Nai. Bộ Địa chí Đồng Nai gồm 5 tập, phát hành năm
2001, trong đó tập V: Văn hóa- Xã hội dành một phần chương mục đề cập
văn hóa, tín ngưỡng, tơn giáo và sản xuất nơng nghiệp của người Mạ.Sách
Văn hóa Đồng Nai (sơ thảo), xuất bản năm 2005 đề cập những loại hình nghệ
thuật của người Mạ. Nội dung sách Truyện kể Mạ ở Đồng Nai của Huỳnh Văn
Tới, Phan Đình Dũng xuất bản năm 2008 chủ yếu tập trung phân tích loại
hình truyện kể người Mạ qua tư liệu sưu tầm. Đặc biệt, cơng trình Văn hóa


6

người Mạ do NXB Văn hóa Thơng tin, Hà Nội phát hành năm 2013 của nhóm
tác giả Huỳnh Văn Tới, Phan Đình Dũng, Lâm Nhân có nội dung chun sâu
về văn hóa người Mạ ở tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng.
Gần đây, Nguyễn Đăng Hiệp Phố (2017) có nghiên cứu về Tri thức địa
phương của người Mạ trong canh tác rẫy ở vườn Quốc gia Cát Tiên đã làm
sáng rõ những tri thức, kinh nghiệm trong hoạt động mưu sinh truyền thống
của người Mạ, những lợi ích của tri thức địa phương cuả người Mạ đối với
phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Tạp
chí Khảo cổ học, số 1/2017 (205) từ trang 84 đến trang 96, tác giả Lê Hồng
Phong nghiên cứu Về văn hóa ẩm thực của người Mạ ở Lâm Đồng.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đã giới thiệu khái quát văn
hóa của người Mạ ở các lĩnh vực văn hóa vật thể và phi vật thể, bằng các
phương pháp tiếp cận, mục đích khác nhau. Các cơng trình nghiên cứu trên
chưa đề cập lĩnh vực chưa đề cập lĩnh vực nâng cao về thông tin hay truyền
thông bảo vệ môi trường đối với cộng đồng người Mạ. Những tư liệu đã công
bố của các tác giả trong và ngồi nước là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị
lớn để tác giả kế thừa trong phân tích, sử dụng khi thực hiện luận văn“Nâng

cao hiệu quả truyền thông bảo vệ môi trường cho cộng đồng người Mạ khu
vực Vườn quốc gia Cát Tiên – trường hợp xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh
Đồng Nai”.
- Tổng quan các công trình nghiên cứu về truyền thơng, văn hóa cộng
đồng và quản lý văn hóa:
Lĩnh vực truyền thơng, văn hóa cộng đồng và quản lý văn hóa được
nhiều nhà nghiên cứu, biên soạn giáo trình xuất bản với nhiều cơng trình, sách
hay tạp chí chuyên ngành đề cập. Với lĩnh vực truyền thông, đặc biệt từ đầu
thế kỷ XXI trở đi trở thành lĩnh vực thu hút lớn đối với xã hội khi Việt Nam
hội nhập với thế giới cũng như ngành nghề xã hội ứng dụng trong đời sống xã


7

hội. Thực hiện luận văn này, tác giả tham khảo những tài liệu có tính chất
được lựa chọn trong phạm vi nghiên cứu.
Năm 2012, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Sự thật phát hành sách
Truyền thông lý thuyết và kĩ năng cơ bản của Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu
Hằng. Nội dung sách đã tổng quan điểm luận các lý thuyết và kỹ năng cơ bản
trong lĩnh vực truyền thơng. Quan điểm của tác phẩm này có thể áp dụng
chung cho các hoạt động về truyền thông hiện nay [11]. Nhóm tác giả Tơ Duy
Hợp, Lương Hồng Quang biên soạn sách Phát triển cộng đồng, Lý thuyết và
Vận dụng được Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin, Hà Nội phát hành năm
2000. Tác phẩm này tổng quan những vấn đề lý thuyết về cộng đồng và văn
hóa cộng đồng cũng như vấn đề phát triển cộng đồng hiện nay [23]. Đây là
cơng trình rất có giá trị đối với tác giả thực hiện luận vănkhi áp dụng nghiên
cứu vào một trường hợp cụ thể ở cộng đồng người Mạ tại làng Tà Lài thuộc
khu vực VQG Cát Tiên.
Nhóm tác giả Phan Hồng Giang, Bùi Hoài Sơn xuất bản tác phẩm Quản
lý Văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế vào năm

2012 trên cơ sở của nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KX.03/0610. Nghiên cứu này đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý văn
hóa, mối quan hệ giữa quản lý văn hóa với thơng tin, truyền thơng; kinh
nghệm quản lý văn hóa trên thế giới và thực trạng quản lý văn hóa ở Việt
Nam, từ đó nêu lên những quan điểm, giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao
năng lực và hiệu quả quản lý văn hóa của nước ta trog tiến trình đổi mới, hội
nhập quốc tế… [27]. Đây là nền tảng lý luận quan trọng để xây dựng các đề
xuất, định hướng cho hoạt động thông tin, truyền thông ở cộng đồng người
Mạ ở Tà Lài trong bối cảnh hiện nay.
Trong năm 2014 - 2015, Trường Đại học Văn hóa TP.Hồ Chí Minh thực
hiên đề tài Tri thức bản địa của người Mạ trong ứng xử với môi trường tự


8

nhiên do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì. Cơng trình đã được nghiệm
thu và có nhiều kết quả khảo sát cả định lượng và định tính về cộng đồng
người Mạ - trong đó có nhóm người Mạ sinh sống ở vùng phụ cận VQG Cát
Tiên [20]. Nội dung đề tài có giá trị tư liệu ở nhận diện, đánh giá thực trạng
nhận thức của người dân với tài nguyên, môi trường tự nhiên. Khi thực hiện
luận văn, tôi xin phép và được sự đồng thuận của PGS.TS Lâm Nhân (chủ
nhiệm) cho sử dụng những tư liệu liên quan đến người Mạ tại Tà Lài.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn kế thừa các kết quả nghiên cứu
của những người đi trước. Kết quả chính trong đề tài chủ yếu là các phân tích,
so sánh, hệ thống, đánh giá và đưa ra các biện pháp, mơ hình truyền thông
cho người Mạ tại Tà Lài thuộc khu vực VQG Cát Tiên thông qua tư liệu
nghiên cứu, khảo sát điền dã.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động truyền thông bảo vệ môi trường đối
với cộng đồng người Mạ khu vực VQG Cát Tiên
- Phạm vi hành chính: xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.

+ Phạm vi không gian: xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai gắn
với khu vực VQG Cát Tiên.
+ Tộc người nghiên cứu: Người Mạ.
+ Thời gian: Năm 2010 đến năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn đã vận dụng các phương
pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành: Dân tộc học/Nhân học, điều tra
xã hội học, phân tích, tổng hợp, phương pháp chuyên gia… Trong đó, điền dã
Dân tộc học/Nhân học với các thao tác, kỹ thuật cụ thể như: quan sát, phỏng
vấn sâu, thảo luận nhóm được sử dụng làm phương pháp chính yếu trong q
trình nghiên cứu.


9

Phương pháp điền dã dân tộc học/nhân học
- Quan sát: áp dụng phương pháp quan sát trực tiếp và quan sát tham
dự tại các gia đình, cộng đồng để hiểu rõ hơn các thực hành bảo vệ môi
trường của người dân và các hoạt động truyền thông bảo vệ môi trường của
chính quyền, các tổ chức…
- Phỏng vấn sâu: phương pháp này được áp dụng để thu thập thông tin
chi tiết và mang tính trường hợp của người Mạ tại Tà Lài.
- Thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm trong cộng đồng cư dân Mạ ở Tà
Lài cũng như các nhà quản lý, các nhà chuyên môn về bảo vệ môi trường,
quan điểm, nhận thức và những phương pháp, hoạt đôg mà họ đã thực hiện
nhằm bảo vệ môi trường và truyền thống bảo vệ môi trường.
Phương pháp điều tra xã hội học
Cùng với kết quả nghiên cứu định tính, số liệu định lượng cung cấp cái
nhìn khái quát về nhận thức, thực hành các phương pháp truyền thông bảo vệ
môi trường.

Các bảng hỏi được sử dụng để khảo sát thử ở một số đối tượng nghiên
cứu, sau đó được điều chỉnh, bổ sung và khảo sát trên diện rộng. Bảng hỏi chủ
yếu gồm các câu hỏi ở dạng đóng “có - không”, dạng lựa chọn (chỉ chọn 1 giá
trị) và dạng tùy chọn (có thể chọn nhiều giá trị). Ngồi ra, để đảm bảo tính
khách quan và tránh bỏ sót thông tin, một số câu hỏi dạng mở cũng được
thêm vào trong bộ câu hỏi. Các câu hỏi được sắp xếp theo trình tự lơ-gíc của
vấn đề nghiên cứu, nghĩa là bắt đầu từ nhận thức về vấn đề môi trường và bảo
vệ môi trường, thực trạng vấn đề truyền thông hiện nay cho đồng bào người
Mạ về bảo vệ mơi trường, nhu cầu về văn hóa, nhận thức về truyền thông của
người Mạ về môi trường và bảo vệ mơi trường tại địa phương, các mơ hình
bảo vệ mơi trường mong muốn được áp dụng tại địa phương đến mức độ và
tần suất tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương


10

Các phương pháp điều tra, thu thập thông tin khác
Để có được các thơng tin đa chiều, khách quan và toàn diện, ngoài các
phương pháp vừa nêu trên, luận văn cịn sử dụng các phương pháp khác như
phân tích, tổng hợp và phương pháp chuyên gia. Cụ thể như sau:
- Phân tích và tổng hợp: Luận văn đã sử dụng những phương pháp này để
thu thập, phân tích, khai thác và giải mã thông tin từ các nguồn tài liệu có sẵn
liên quan đến đề tài nghiên cứu, kể cả tài liệu tiếng Việt và tiếng nước ngoài (chủ
yếu là tiếng Anh). Các nguồn tài liệu này là đầu vào trước tiên và quan trọng để
nhận diện các vấn đề liên quan đến đề tài vốn đã được quan tâm, nghiên cứu
trước đó dưới các góc độ khác nhau.
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được đặt biệt đề cao và sử
dụng để lĩnh hội và kế thừa các tri thức và kinh nghiệm của những chuyên gia
trong lĩnh vực nghiên cứu liên quan.
- Đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA): thông qua các

công cụ như Phân loại ưu tiên, Cây vấn đề, biểu đồ Venn để tìm hiểu ý kiến
của người dân về nguyên nhân và hậu quả của việc ô nhiễm môi trường, khai
thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, những cách thức bảo vệ môi trường,
khai thác tài nguyên bền vững…
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu
+ Tại sao tìm hiểu đặc trưng văn hóa của tộc người trong hoạt động
truyền thông?
+ Hoạt động truyền thông về bảo vệ môi trường cho cộng đồng người
Mạ khu vực VQG Cát Tiên hiện nay như thế nào?
+ Cộng đồng người Mạ tại Tà Lài nhận thức thế nào và có vai trị gì
trong bảo vệ mơi trường ở VQG Cát Tiên?


11

+ Các nhà quản lý, các đơn vị có chức năng cần phải làm gì để nâng cao
hiệu quả về truyền thông trong bảo vệ môi trường đến với người Mạ nói
riêng, có thể mở rộng đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số nói chung khu
vực VQG Cát Tiên khơng?
- Giả thuyết nghiên cứu
+ Văn hóa của tộc người sinh sống ở những khu vực khác nhau sẽ có
những đặc điểm tương đồng và khác biệt. Vì vậy, phương pháp tổ chức và
quản lý văn hóa, truyền thơng cần phải dựa trên nền tảng văn hóa truyền
thống của cộng đồng.
+ Hiện nay, hoạt động truyền thông bảo vệ môi trường cho cộng đồng
dân tộc thiểu số khu vực VQG Cát Tiên cịn mang tính rập khn, máy móc
theo một mơ hình cho tất cả các dân tộc. Chưa tính đến đặc thù văn hóa của
từng tộc người nên hiệu quả chưa cao.
+ Để nâng cao hiệu quả truyền thông về bảo vệ môi trường đến cộng

đồng các dân tộc thiểu số, các nhà quản lý cần dựa trên nền tảng văn hóa
truyền thống của tộc người cũng như văn hóa vùng để nghiên cứu, tìm hiểu và
đưa ra các giải pháp truyền thơng cho phù hợp.
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn hồn chỉnh có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong cuộc sống
hiện tại khi áp dụng những mơ hình quản lý, truyền thơng trên cơ sở nghiên
cứu văn hóa tộc người trong cơng tác bảo vệ môi trường ở địa bàn, cộng đồng
cụ thể.
- Về khoa học: Đề tài hệ thống hóa tương đối đầy đủ nguồn tư liệu về
truyền thông bảo vệ môi trường cho đồng bào người Mạ. Đề tài sẽ là nguồn
tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà nghiên cứu và quản lý có quan tâm
đến lĩnh vực truyền thông bảo vệ môi trường.


12

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá, đề tài sẽ đưa ra những đánh giá, nhận
định làm cơ sở khoa học cho các nhà nghiên cứu và quản lý trong việc hoạch
định các chính sách bảo vệ VQG Cát Tiên.
8. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương. Mỗi chương được thể hiện cụ thể bằng nội
dung các chương, đề mục, tiểu mục nhằm giải quyết các mục đích nghiên cứu
đặt ra.
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan địa bàn nghiên cứu
Nội dung chương trình bày các khái niệm cơng cụ về thông tin, truyền
thông; về môi trường, cộng đồng và phát triển cộng đồng. Trên cơ sở giải
quyết cấc khái niệm công cụ, Luận văn giới thiệu tổng quan về Vườn Quốc
Gia Cát Tiên; giới thiệu địa bàn nghiên cứu ở xã Tà lài và tringh bày tổng
quan về đặc điểm văn hóa của chủ thể là người Mạ sinh sống trong vùng lõi

của Vườn Quốc Gia Cát Tiên
Chương 2: Thực trạng hoạt động truyền thông bảo vệ môi trường
đối với người Mạ xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
Luận án nghiên cứu thực trạng nhận thức của cộng đồng người Mạ về
môi trường và bảo vệ môi trường của người Mạ xã Tà Lài, huyện Tân Phú,
tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở đó, luận án tìm hiểu, phân tích, đánh giá về thực
trạng hoạt động truyền thơng bảo vệ môi trường ở xã Tà Lài, huyện Tân Phú,
tỉnh Đồng Nai
Chương 3: Những giải pháp nâng cao truyền thông nhận thức bảo
vệ môi trường đối với người Mạ xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng
Nai.
Luận án phân tích những yếu tố tác động đến hoạt động truyền thông
bảo vệ môi trường hiện tại trong cộng đồng người Mạ, những tác động từ


13

chính sách kinh tế, văn hóa xã hội và khoa học công nghệ đối với người Mạ;
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng, Luận án đưa ra các giải
pháp hữu hiệu nhằm nâng cao nhận thức truyền thông bảo vệ môi trường đối
với người Mạ tại xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai


14

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
Khi thực hiện luận văn, chọn đối tượng nghiên cứu là hoạt động thông
tin và truyền thông bảo vệ môi trường cho cộng đồng người Mạ khu vực

VQG Cát Tiên - trường hợp xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai trên
góc độ của Quản lý Văn hóa, có một số thuật ngữ cần được xác định rõ trong
hướng tiếp cận. Vì vậy, chúng tơi xác định những từ khóa: Thơng tin, truyền
thơng, văn hóa, hoạt động văn hóa, mơi trường tự nhiên và bảo vệ môi trường,
phát triển cộng đồng trong quan điểm tiếp cận với những lý thuyết của các
nhà nghiên cứu đã công bố mà chúng tôi tham khảo qua tài liệu hay được
giảng dạy. Đặc biệt, khi sử dụng những khái niệm trong luận văn cần biện
giải, khi Việt Nam có những luật tương ứng, đề cập, tơi sử dụng từ ngữ, cách
giải thích theo luật định.
1.1.1. Các khái niệm thao tác
- Khái niệm về thông tin
Theo Ala - từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh - Việt, thuật
ngữ Imfomarmation với ngữ nghĩa tiếng Việt có thể hiểu là thông tin, tin tức,
dữ kiện là “Tất cả những ý tưởng, những sự kiện, và những công việc của trí
óc tưởng tượng ra, đã được truyền đạt, ghi nhận, ấn lốt và phát hành một
cách chính thức hay khơng chính thức nào” [1:105-106]. Trên quan điểm của
triết học, thông tin được hiểu theo cách lý giải của Đoàn Phan Tân “là sự phản
ánh của tự nhiên và xã hội (thế giới vật chất), bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh
v.v… hay nói rộng ra hơn bằng tất cả các phương tiên tác động lên giác quan
con người”[28:14]. Thơng tin có những thuộc tính và hiện nay trong thời đại
công nghệ phát triển, thông tin trở thành nguồn lực trong xã hội khi con người


15

biết khai thác phù hợp. “Cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền và
xử lý thông tin, một ngành khoa học lý thuyết hình thành, phát triển và trở
thành đối tượng của nhiều nghiên cứu sâu sắc là Lý thuyết thông tin” [28:43].
Thông tin học là ngành học quan trọng của các đối tượng nghiên cứu về xã
hội. Trên cơ sở thông tin, nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt về truyền thơng đã

thực hiện nhiều chương trình truyền thông hiêu quả khi gắn kết trong sự
tương hỗ giữa các ngành học khác. Khi thực hiện luận văn, các ghi nhận từ cá
nhân, cơ quan chức trách ở địa bàn nghiên cứu cung cấp, những dữ liệu thu
thập qua báo cáo được xem là đơn vị thông tin để thu thập và xử lý. Từ kết
quả phân tích thơng tin liên quan, tác giả để xuất những giải pháp truyền
thông hiệu quả trên dữ liệu thông tin được phân tích để hướng đến: thơng tin
hữu ích, sử dụng hiệu quả, truyền thông phù hợp với cách thức quản lý và đối
tượng tiếp nhận.
- Khái niệm về truyền thông
Tác giả áp dụng quan điểm “Truyền thơng là q trình liên tục trao đổi
thơng tin, tư tưởng, tình cảm,… chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc
nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới
điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của
nhóm, của cộng đồng và xã hội” [11:4]. Lĩnh hội quan điểm này, luận văn sẽ
tiếp cận góc độ truyền thơng là quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều, diễn ra
liên tục giữa chủ thể truyền thông và đối tượng truyền thơng.Q trình chia
sẻ, trao đổi hai chiều ấy có thể được hình dung qua ngun tắc bình thơng
nhau.Khi có sự chênh lệch trong nhận thức, hiểu biết… giữa chủ thể và đối
tượng truyền thông gắn với nhu cầu chia sẻ, trao đổi thì hoạt động truyền
thơng diễn ra. Q trình truyền thơng vì vậy chỉ kết thúc khi đã đạt được sự
cân bằng trong nhận thức, hiểu biết,… giữa chủ thể và đối tượng truyền
thơng. Về mục đích, truyền thơng hướng đến những hiểu biết chung nhằm


16

thay đổi thái độ, nhận thức, hành vi của đối tượng truyền thông và tạo định
hướng cho công chúng.
- Khái niệm văn hóa, quản lý văn hóa
Từ nhiều góc độ, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều định nghĩa về văn

hóa trên cơ sở: bản chất, thuộc tính, đặc điểm, chức năng, giá trị, lĩnh vực,
quy luật... Mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác
nhau về các hoạt động của con người. Theo Federico Mayor (Tổng Giám đốc
UNESCO/Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dụccủa Liên hiệp quốc): “Văn
hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại,
qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá
trị, các truyền thống và các thị hiếu, những yếu tố xác định đặc tính riêng
củatừng dân tộc”[39]. Có thể khái qt Văn hóa là tổng thể những giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử: “Văn hóa là một hệ
thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích
lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với
môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [29:25]
Văn hóa bao gồm hai lĩnh vực: vật thể và phi vật thể. Luật Di sản văn
hóa của Việt Nam (năm 2001 và sửa đổi, bổ sung năm 2009) xác định Di sản
văn hoá vật thể: “Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hố, khoa học,
bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia” [25] và Di sản văn hóa phi vật thể: “Là sản phẩm tinh thần có giá trị
lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu
truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ,
lưu truyền khác; bao gồm: tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ
hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền,


17

về văn hoá ẩm thực, về trang phục tuyền thống dân tộc và những tri thức dân
gian khác”[25].
Có thể nêu lên những đặc điểm chủ yếu của văn hóa như sau: Văn hoá là
một bộ phận gắn liền với cuộc sống và nhận thức của cá nhân và cộng đồng

người; Văn hóa là một hoạt động sáng tạo chỉ riêng con người mới có, con
người là chủ thể sáng tạo văn hóa; Hoạt động sáng tạo văn hóa bao trùm lên
mọi lĩnh vực cuả đời sống con người trong cộng đồng: đời sống vật chất, đời
sống xã hội và đời sống tinh thần; Thành tựu của những hoạt động sáng tạo đó
là hệ thống các giá trị văn hóa. Các giá trị văn hóa bao giờ cũng được truyền
từ thế hệ này đến thế hệ khác bằng con đường giáo dục; Văn hóa của mỗi
cộng đồng người (tộc người) có những đặc tính riêng hình thành trong lịch sử,
hình thành nên những đặc trưng phân biệt cộng đồng người này với cộng
đồng người khác.
Nội dung nghiên cứu của luận văn liên quan đến tộc người Mạ, cư dân
sinh sống lâu đời ở Đồng Nai, là một trong 54 thành phần làm nên bức tranh
đa dạng về dân tộc của Việt Nam. Cộng đồng người Mạ ở xã Tà Lài nói riêng,
của Việt Nam nói chung trong q trình sinh tồn trải qua nhiều thời kỳ đã tạo
nên những nét văn hóa của cộng đồng trên nhiều lĩnh vực. Văn hóa của người
Mạ có những nét độc đáo phản ánh bản sắc tộc người đồng thời có những
điểm tương đồng, có sự tiếp biến, giao thoa với văn hóa các tộc người khác.
Trong các thời kỳ lịch sử, các thể chế quản lý của Việt Nam đều đưa ra
những chính sách quản lý về văn hóa. Từ sau năm 1945, Việt Nam đã có
những chính sách quản lý về văn hóa nhằm đáp ứng xây dựng con người theo
đường lối xây dựng Xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1975, khi đất nước thống nhất,
Việt Nam tiến hành quản lý văn hóa nhằm xây dựng con người mới, xã hội
mới.Từ khi thực hiện đường lối đổi mới (từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam
lần thứ VI/1986), lĩnh vực văn hóa nói chung, di sản văn hóa nói riêng, được


18

nhà nước Việt Nam tiếp tục quan tâm trong quá trình phát triển đất nước.
Tháng 7 năm 1998, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết
Trung ương 5 (khóa VIII) nêu ra 5 quan điểm cơ bản chỉ đạo, 10 nhiệm vụ cụ

thể và 4 giải pháp lớn để xây dựng và phát triển nền văn hoá trong thời kỳ
mới. Về quản lý văn hóa, luận văn tiếp cận quan điểm của tác giả Phan Hồng
Giang, Bùi Hoài Sơn “Quản lý văn hóa được hiểu là sự tác động chủ quan
bằng nhiều hình thức, phương pháp của chủ thể quản lý (các cơ quan Đảng,
nhà nước, đoàn thể, các cơ cấu dân sự, các cá nhân được trao quyền và trách
nhiệm quản lý) đối với khách thể (là mọi thành tố tham gia và làm nên đời
sống văn hóa) nhằm đạt được mục tiêu mong muốn (bảo đảm văn hóa là nên
tảng tinh thần của xã hội, nâng cao vị thế quốc gia, cải thiện chất lượng sống
của người dân..)[27:26]. Vận dụng quan điểm này, tác giả muốn lý giải việc
thông tin, truyền thông đến đồng bào dân tộc thiểu số cần phải tiếp cận từ góc
độ văn hóa của tộc người. Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu đặc trưng văn hóa
tộc người để từ đó có cơ sở đưa ra những chính sách quản lý phù hợp, mang
lại hiệu quả mà cụ thể là trong lĩnh vực thông tin, truyền thông về bảo vệ môi
trường trong bối cảnh hiện nay.
- Khái niệm về bảo vệ môi trường
Nội dung luận văn có liên quan đến bảo vệ môi trường nên tham khảo
Luật Bảo vệ môi trường của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày
23/6/2014, Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường [24]theo Nghị quyết
số 55/2014/QH 13, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Trong Luật này
nêu rõ về khái niệm từ ngữ liên quan đến bảo vệ môi trường. Thứ nhất, mơi
trường được giải thích “là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo,
có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”; Thứ
hai, thành phần môi trường là “yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác”;


19

Thứ ba, hoạt động bảo vệ môi trường là “hoạt động gìn giữ, phịng ngừa hạn
chế các tác động xấu đến mơi trường; ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ

nhiễm, suy thối, cải thiện, phục hồi mơi trường; khai thác sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành”. Trong Luật này quy
định rõ ở các điều về nguyên tắc, chính sách, những hoạt động bảo vệ mơi
trường được khuyến khích, những hành vi bị nghiêm cấm, quy hoạch môi
trường… một cách cụ thể. Nội dung nghiên cứu của luận văn về hoạt động
bảo vệ môi trường đối với người Mạ ở xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng
Nai tại khu vực VQG Cát Tiên là một trong đối tượng cụ thể điều chỉnh của
luật này. Đặc biệt, nội dung các khoản trong một số điều nhấn mạnh đến yếu
tố văn hóa của tộc người trong bảo vệ môi trường như: “Bảo vệ môi trường
phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước” (khoản 5 điều 4);. “Tuyên truyền, giáo dục
kết hợp với biện phạm hành chính và biện pháp khác để xây dựng kỹ cương
và văn hóa bảo vệ mơi trường” (khoản 2, điều 5); “ Truyền thông, giáo dục và
vận động mọi người tham gia bảo vệ mơi trường, giữ gìn vệ sinh mơi trường,
bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học” (khoản 1 điều 6). Nghiên
cứu khảo sát người Mạ ở địa bàn cụ thể đối với khu vực cần được bảo vệ môi
trường VQG Cát Tiên là việc làm thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả quản
lý hoạt động văn hóa, chính sách phát triển kinh tế xã hội ở Đồng Nai nói
riêng, cả nước nói chung.
1.1.2. Quan điểm tiếp cận cộng đồng, phát triển cộng đồng
Các khái niệm, quan điểm về truyền thơng trên chỉ mang tính chung
nhất, tùy vào mỗi đối tượng, mỗi khu vực, ta có cách tiếp cận các hình thức
truyền thơng khác nhau. Ở vùng đồng bào người Mạ khu vực VQG Cát Tiên,
luận văn tiếp cận lý thuyết cộng đồng và phát triển cộng đồng theo quan điểm
của Mác xít, được tác giả Lương Hồng Quang, Tô Duy Hợp tổng hợp và vận


20

dụng trong cơng trình Phát triển cộng đồng, lý thuyết và vận dụng: “Cộng

đồng trong quan niệm Mác-xít là mối liên hệ qua lại của các cá nhân, giữa họ
có chung lợi ích, điều kiện tồn tại và hoạt động, bao gồm các hoạt động sản
xuất vật chất và các hoạt động khác, sự gần gũi giữa họ về tư tưởng, tín
ngưỡng, hệ giá trị và chuẩn mực, nền sản xuất, sự tương đồng về điều kiện
sống cũng như các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phương
tiện hoạt động [23:17]. Cộng đồng xã hội, theo từ điển Bách khoa Việt Nam,
là một tập đoàn người rộng lớn có những dấu hiệu, những đặc điểm xã hội
chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú.
Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm cả một dòng giống, một sắc tộc,
một dân tộc. Như vậy, cộng đồng xã hội bao gồm một loạt các yếu tố xã hội
chung mang tính phổ qt. Đó là những cộng đồng về kinh tế, về địa lý, về
ngơn ngữ, về văn hóa, về tín ngưỡng, về tâm lý, lối sống,...[14:601].
Tác giả Nguyễn Hữu Nhân trong tác phẩm Phát triển Cộng đồng đưa ra
khái niệm cộng đồng tính và cộng đồng thể.Ơng cho rằng cộng đồng tính là
giá trị xuất phát từ văn hóa làng xã Việt Nam. Sự phát triển của xã hội cùng
với sự xuất hiện của đơ thị hóa ngày càng tăng, cơ chế thị trường ngày một tác
động rộng l ớn đến tất cả mọi mặt của đời sống xã hội nên các giá trị của
cộng đồng tính làng xã ngày một giảm. Cộng đồng thể có hai nghĩa: (1) Là
một nhóm dân cư cùng sinh sống trong một địa vực nhất định, có cùng các giá
trị và tổ chức xã hội cơ bản. (2) Là một nhóm dân cư có cùng mối quan tâm
cơ bản [21:10-11].
Trong q trình nghiên cứu, tác giả luận văn tiếp cận và áp dụng lý
thuyết về cộng đồng tác giả Nguyễn Xuân Hồng đề cập: Cộng đồng là một tổ
chức mang tính xã hội, bao gồm các cá nhân cùng chung sống trong một mơi
trường địa lý nhất định, giữa họ có chung nguyện vọng, lợi ích, điều kiện sinh
tồn và sáng tạo ra các giá trị vật chất và giá trị tinh thần được vận hành theo


21


quy tắc xã hội nhằm thực hiện những mục tiêu xã hộitoàn bộ [13:10]. Cộng
đồng người Mạ ở Tà Lài huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đáp ứng trong khái
niệm của quan điểm này; đặc biệt khi nhìn từ góc độ nghiên cứu văn hóa cộng
đồng và mục tiêu hướng đến phát triển cộng đồng khi có chung nguyện vọng,
lợi ích trên những đặc điểm của điều kiện sinh tồn cụ thể.
1.2. Tổng quan về địa bàn, cư dân nghiên cứu
1.2.1. Khái quát xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
Xã Tà Lài nằm về phía Bắc, thuộc huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai. Vị trí
địa lý được xác định: Phía Đơng giáp xã Phú Lập, phía Tây giáp huyện Vĩnh
Cửu, phía Bắc giáp xã Phú Thịnh, phía Nam giáp xã Đắc Lua. Theo số liệu
của Uỷ ban nhân dân xã Tà Lài cung cấp, tồn xã có 2.739.000 ha. Về cơ cấu
hành chính, xã có các ấp : 1,2,3,4,5,6… Ngoại trừ ấp 4, các ấp còn lại tập
trung bên tả ngạn sống Đồng Nai tính từ phía thượng nguồn[33].
Trên địa bàn xã, có gần 20 thành phần dân tộc: Kinh, Hoa, Mạ, X’tiêng,
Chơ-ro, Kh’mer, Chăm, Tày, Thái, Nùng, Mường, Thổ, Dao, Ê-đê, Cao
Lan…Người Mạ ở huyện Tân Phú qua kết quả báo cáo Tổng điều tra dân số
2009 số 75/BC-BCĐ ngày 16/4/2009 của Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số
huyện Tân Phú có 126 hộ với 623 nhân khẩu trong đó tập trung nhiều nhất tại
xã Tà Lài, huyện Tân Phú với 114 hộ với 571 nhân khẩu.
Người dân xã Tà Lài có niềm tin vào tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên,
theo tôn giáo như đạo Phật, đạo Tin Lành, Công giáo. Đối với người Mạ,
trước đây có tín ngưỡng truyền thống là thờ tổ tiên, tơn thờ nhiều thần - trong
đó chủ yếu là thần Lúa, thần rừng, thần nhà, thần núi.Trong năm, người Mạ
có lễ cúng thần lúa là lớn nhất với nhiều nghi thức - trong đó có tục hiến sinh
trâu. Ngồi trừ một số gia đình vẫn giữ tín ngưỡng truyền thống thì đã có
nhiều người Mạ đã tiếp thu đạo Tin Lành, Công giáo từ trước năm 1975. Hiện


22


nay, trên địa bàn ấp 4, có nhà nguyện Tin Lành, có giáo xứ Tà Lài là nơi tín
đồ, giáo dân sinh hoạt tôn giáo.
Xã Tà Lài là xã thuần nông vùng miền núi của tỉnh Đồng Nai. Hầu hết,
người dân sinh sống bằng kinh tế nông nghiệp: trồng lúa, cây công nghiệp,
cây ăn trái… và chăn nuôi. Một số thành phần cư dân làm kinh tế dịch vụ như
buôn bán, trao đổi hàng hóa, tham gia dịch vụ vận tải nhưng khơng nhiều.
Địa hình của xã Tà Lài chủ yếu là vùng đồi núi. Riêng ấp 4 khu vực
người Mạ sinh sống, giáp trực tiếp với khu vực VQG Cát Tiên, Khu Bảo tồn
thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai. Trên địa bàn ấp 4 có cánh đồng lúa nước
dưới chân đập thủy lợi Vàm Hô, là nơi người Mạ canh tác lúa nước. Phần rẫy
của người Mạ là diện tích giáp với vùng rừng của VQG Cát Tiên.
Đường giao thơng nội bộ của xã Tà Lài ngồi đường lộ từ Quốc lộ 20 đi
vào, phần qua địa phận xã được trải nhựa, các tuyến đường liên ấp, liên xã
được bê tơng hóa. Nối thơng từ làng Tà Lài đến VQG Cát Tiên có đường đất
khoảng 13 km chạy ven sông Đồng Nai. Tuyến đường này tạo điều kiện thuận
lợi cho việc bảo vệ rừng đồng thời kết nối phát triển du lịch trong tuyến điểm
được quy hoạch của tỉnh Đồng Nai. Hiện nay, khu vực người Mạ ở Tà Lài có
những thiết chế văn hóa như Nhà Văn hóa các dân tộc Tà Lài, Nhà dệt thổ
cẩm. Trong phát triển du lịch, trên địa bàn có Tổ hợp tác Du lịch Sinh thái
Cộng đồng Tà Lài (TaLai’ Long House) thu hút một số người Mạ tham gia
làm việc.
Chương trình xây dựng Nơng thơn mới từ năm 2011 đến nay đã có
những tác động theo chiều hướng tích cực đối với xã Tà Lài. Đó là hệ thống
cơ sở điện, đường, trường, trạm và các thiết chế phục vụ người dân được đầu
tư. Nguồn nhân lực của địa phương; đặc biệt, các con em đồng bào dân tộc
Mạ, X’tiêng được ưu tiên trong một số chính sách đào tạo nghề nghiệp, giới
thiệu việc làm.



×