Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Luận văn phát huy giá trị nghề dệt thủ công truyền thống các dân tộc thiểu số khu vực đông nam bộ trong thiết kế mỹ thuật truyền thống ứng dụng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 106 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 8
5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, cách tiếp cận ............................. 8
6. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 11
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...................................................................... 11
8. Bố cục luận văn............................................................................................. 12
Chương 1.......................................................................................................... 13
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................................. 13
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 13
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 13
1.1.2. Các quan điểm và lý thuyết nghiên cứu .................................................. 17
1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc Mạ, Xtiêng, Chơ-ro ... 25
1.2.1. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội người Mạ.......................................... 25
1.2.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội người Xtieng .................................... 32
1.2.3. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội người Chơ-ro ................................... 36
1.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu các dân tộc thiểu số Mạ, Xtiêng, Chơ-ro
........................................................................................................................... 42
1.3.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng
Nai ..................................................................................................................... 42
1.3.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, tỉnh
Bình Phước ....................................................................................................... 44
1.3.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu xã Túc Trưng, huyện Định Quán, tỉnh
Bình Phước ....................................................................................................... 45
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................. 46


Chương 2.......................................................................................................... 48


GIÁ TRỊ NGHỀ DỆT THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG ............................ 48
CÁC DÂN TỘC MẠ - XTIÊNG – CHƠ-RO ............................................... 48
TRONG PHÁT TRIỂN THIẾT KẾ MỸ THUẬT ỨNG DỤNG ............... 48
2.1. Nguồn nguyên liệu và xử lý nguyên liệu ................................................... 48
2.1.1. Kỹ thuật trồng bông, se sợi ..................................................................... 48
2.1.2. Kỹ thuật nhuộm ....................................................................................... 50
2.2. Kỹ thuật dệt và tạo hoa văn ....................................................................... 52
2.2.1. Kết cấu khung dệt ................................................................................... 52
2.2.2. Kỹ thuật dệt và tạo hoa văn sản phẩm.................................................... 54
2.3. Giá trị của nghề dệt thủ công truyền thống ngƣời Mạ............................... 57
2.3.1. Giá trị văn hóa, nghệ thuật ..................................................................... 57
2.3.2. Giá trị kinh tế .......................................................................................... 59
2.3.3. Giá trị của nguồn nguyên liệu tự nhiên đối với sự phát triển bền vững 62
2.4. Sản phẩm thử nghiệm thiết kế mỹ thuật ứng dụng - Những thuận lợi và
khó khăn ............................................................................................................ 65
2.4.1. Sản phẩm thử nghiệm ............................................................................. 66
2.4.2. Thuận lợi ................................................................................................. 68
2.4.3. Khó khăn ................................................................................................. 70
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................. 72
Chương 3.......................................................................................................... 74
NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGHỀ DỆT THỦ
CÔNG TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC MẠ, XTIÊNG, CHƠ-RO
TRONG THIẾT KẾ MỸ THUẬT ỨNG DỤNG ......................................... 74
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .................................... 74
3.1. Những yếu tố tác động đến nghề dệt (mơ hình phân tích PEST) .............. 74
3.1.1. Các chính sách của Đảng và Nhà nước (Politic) ................................... 74
3.1.2. Bối cảnh kinh tế (Economic)................................................................... 77
3.1.3. Các vấn đề xã hội (Socio - Cultural) ...................................................... 79



3.1.4. Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ (Technological) ..... 84
3.2. Các nhóm giải pháp phát triển bền vững nghề dệt thủ công truyền thống
các dân tộc Mạ, Xtiêng, Chơ-ro trong thiết kế mỹ thuật ứng dụng .................. 86
3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách ................................................... 86
3.2.2. Nhóm giải pháp về tài chính ................................................................... 89
3.2.3. Nhóm giải pháp về đào tạo ..................................................................... 90
3.2.4. Nhóm giải pháp nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ ............. 91
3.2.5. Nhóm giải pháp về phối hợp trong thiết kế mỹ thuật ứng dụng ............. 92
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................. 94
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 98
PHỤ LỤC....................................................................................................... 103


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay vấn đề mơi trƣờng đang là vấn đề quan tâm tồn cầu. Môi
trƣờng sống đang là vấn đề nhức nhối đối diện với nhiều nguy cơ ô nhiễm. Con
ngƣời cần phải quan tâm đến sinh thái. Quy trình sản xuất cần chú trọng đến
mơi trƣờng, sản xuất xanh. Q trình tiêu thụ sản phẩm khơng cịn đặt nặng giá
trị vật chất mà là trách nhiệm đối với xã hội, môi trƣờng và cộng đồng. Chính
vì vậy vai trị tiêu dùng văn hố quan trọng đối với sự phát triển bền vững xã
hội. Cả sản phẩm hay quy trình sản xuất đều là câu chuyện văn hoá liên quan
đến đời sống văn hoá tinh thần. Và khi nói đến nghề dệt vải, là nói đến câu
chuyện về di sản văn hố. Nghề dệt vải không chỉ là nghề thủ công đơn thuần
phục vụ cho nhu cầu vật chất hàng ngày của ngƣời dân, mang lại lợi ích kinh tế
cho cộng đồng, mà đằng sau những hoạt động dệt, thêu, ghép vải, đó là hoạt
động nghệ thuật thực thụ, phải ánh thế giới quan và nhân sinh quan của mỗi tộc

ngƣời. Nghệ thuật đặc sắc không chỉ hiện diện trên những mảnh vải, những
mẫu hoa văn màu đầy màu sắc mà còn là sự kết tinh của những đôi tay khéo
léo. Phác hoạ đời sống văn hố tâm tƣ tình cảm. Các hoạ tiết hoa văn trên vải
là một yếu tố vật chất cụ thể, nhƣng khả năng truyền tải thơng điệp quan điểm
tín ngƣỡng, triết lý vũ trụ, nhân sinh, con ngƣời, biểu đạt cảm xúc. Và khi nói
về bản sắc văn hố Việt Nam là nói đến giá trị căn bản, cốt lõi; những giá trị
hạt nhân của dân tộc. Vì vậy nghệ thuật thủ cơng truyền thống cũng chính là
nền tảng để phát triển nghệ thuật, MTƢD. Trong thời kỳ hội nhập đƣa văn hoá
Việt Nam giao lƣu với các nền văn hoá khác, sự đa dạng sẽ làm cuộc sống
phong phú hơn. Cho nên nghệ thuật bản địa cần đƣợc tơn vinh và đề cao, sự
giữ gìn bản sắc là điều cần thiết khi một xã hội mới đang chuyển mình. Ngày
nay thị trƣờng Việt Nam đang mở rộng, các loại hình kinh doanh ra đời, các
sản phẩm mỹ thuật đa dạng cạnh tranh, quyết liệt đáp ứng nhu cầu xã hội. Sản
phẩm MTƢD chính là cầu nối, chứa đựng thơng điệp về bản sắc văn hố dân


2

tộc. Và một thực tế thị trƣờng du lịch các mẫu mã không đa dạng, sản phẩm
không rõ nguồn gốc, đặc biệt đối với hàng thổ cẩm xuất xứ từ Trung Quốc giá
thành rẻ, chất liệu màu công nghiệp, thành phần sợi nhiều poly. Thị trƣờng
đang thiếu những sản phẩm chất lƣợng phản ảnh đúng tính đặc thù nghệ thuật
thổ cẩm. Qua quá trình khảo sát ở Ngƣời Mạ, Chơ-ro, Xtiêng ở Đồng Nai nhận
thấy rằng câu chuyện dệt là di sản văn hoá đang phải đối diện với nguy cơ mai
một. Là một hoạ sĩ thiết kế, trải qua nhiều năm làm nghề tác giả rất mong
muốn phát huy nguồn tài sản vốn có của dân tộc, phát triển ý tƣởng sáng tạo
trong sự chấp thuận của cộng đồng, phát triển sản phẩm trên nền tảng bản sắc
của cộng đồng, tìm về bản sắc văn hố, duy trì sự ổn định và phát triển bền
vững cho cộng đồng, tạo thế mạnh cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập hiện
nay. Hiện nay, tác giả luận văn đang làm công tác giảng dạy tại khoa Design,

Trƣờng Đại học Công nghệ Sài Gòn, giảng dạy và nghiên cứu về thiết kế mỹ
thuật ứng dụng. Chính vì vậy, tác giả luận văn chọn đề tài “Phát huy giá trị
nghề dệt thủ công truyền thống các dân tộc thiểu số khu vực Đông Nam Bộ
trong thiết kế mỹ thuật ứng dụng hiện nay” làm luận văn thạc sỹ ngành Quản
lý văn hóa. Điều này sẽ thiết thực, phù hợp cho hƣớng nghiên cứu của bản thân
cũng nhƣ mã ngành Quản lý văn hóa mà tơi đang theo học.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nhận diện giá trị và tính đặc thù từ nghệ thuật dệt vải của ngƣời Mạ,
Xtiêng, Chơ-ro. Tìm hiểu kỹ thuật dệt, cách thức tạo mơ típ hoa văn sản phẩm.
Giá trị nguồn nguyên liệu truyền thống “sản xuất xanh” trong ứng dụng thiết
kế ngày nay.
- Tìm hiểu giá trị và thực trạng nghệ dệt của các dân tộc Mạ, Xtiêng, Chơro hiện nay. Phân tích đánh giá những ƣu khuyết điểm của nghề dệt truyền
thống này trong bối cảnh hiện nay.
- Xây dựng chính sách và phƣơng pháp phát triển nghề dệt hƣớng đến
mục tiêu phát triển bền vững cho cộng đồng. Dựa trên những đặc điểm văn hố
tín ngƣỡng & tập qn thể hiện ở mơ típ hoa văn sản phẩm, thiết kế trong mỹ


3

thuật ứng dụng, kích thích sự hịa nhập của cộng đồng từ những sản phẩm
truyền thống.
- Đề xuất những giải pháp phù hợp, hài hịa lợi ích cho cộng đồng, phát
huy giá trị truyền thống của cộng đồng trong thiết kế MTƢD hiện nay. Đề xuất
mơ hình xây dựng phƣơng thức sản xuất cho phù hợp, giải quyết vấn đề đầu ra
của sản phẩm tiếp cận thị trƣờng cũng nhƣ kênh phân phối phù hợp.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu người Mạ
Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về ngƣời Mạ, nhƣ là cuốn sách “Xứ
người Mạ lãnh thổ của thần linh” của tác giả J. Boulbet, dịch giả Đỗ Vân Anh,

Phân Viện Văn hóa thơng tin tại TP. Hồ Chí Minh, NXB Đồng Nai 1999. Đây
là cơng trình nghiên cứu sâu về văn hóa ngƣời Mạ vùng Đồng Nai Thƣợng của
tác giả ngƣời Pháp J. Boulbet; ngƣời Mạ còn đƣợc các học giả ngƣời Mỹ nhắc
đến trong tập sách “Minority groups in the Republic of Vietnam”, đƣợc Bộ
Quốc phòng Hoa Kỳ xuất bản năm 1966, có dành một chƣơng riêng để giới
thiệu về ngƣời Mạ ở Việt Nam.
Ngồi ra cịn phải kể đến 2 tập sách: “Những vấn đề về dân tộc học Miền
Nam Việt Nam” do Ban Dân tộc học – Viện khoa học Xã hội Thành phố Hồ
Chí Minh, xuất bản năm 1978 và “Các dân tộc ít người Việt Nam” (các tỉnh
phía Nam), Viện Dân tộc học - Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, xuất bản
năm 1984, dân tộc Mạ đƣợc đề cập trên nhiều lĩnh vực dƣới góc nhìn dân tộc
học. Năm 1984 tác giả Phan Lạc Tun với cơng trình “Từ Tây Ngun đến
Đồng Nai” và “Tây Nguyên tiềm năng và Triển vọng” của tác giả Ngơ Văn Lý
và Nguyễn Văn Diệu có đề cập đến ngƣời Mạ qua một số tƣ liệu điền dã. Tiếp
theo là cơng trình nghiên cứu tổng quan về ngƣời Mạ trong 54 dân tộc ở Việt
Nam nhƣ: “Việt Nam hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc” của Thơng tấn xã Việt
Nam, xuất bản năm 1996; “Bức tranh văn hóa dân tộc Việt Nam” do Nguyễn
Văn Huy chủ biên, xuất bản năm 1997…Các nghiên cứu của những tác giả
này, tập trung viết về nguồn gốc, tên gọi của ngƣời Mạ, hay tập tục hôn nhân,


4

tang ma…Bên cạnh đó cịn có những quyển sách “Văn hóa các dân tộc ít
người ở Việt Nam” của Ngơ Văn Lê, Nguyễn văn Tiệp, Nguyễn Văn Diệu
đƣợc NXB Giáo dục phát hiện đề cập tới một phần tộc ngƣời Mạ, hoặc Lã Văn
Lơ “Bước đầu tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp dựng
nước và giữ nước”, NXB Khoa học Xã hội Hà Nội năm 1973.
Nghiên cứu văn hóa của ngƣời Mạ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có cơng
trình “Địa chí Đồng Nai” ở tập V, Văn hóa- Xã hội (NXB Đồng Nai năm

2011) có dành một phần chƣơng mục đề cập văn hóa, tín ngƣỡng, tơn giáo và
sản xuất nơng nghiệp của ngƣời Mạ ở Đồng Nai. “Cơng trình văn hóa Đồng
Nai” (sơ thảo) và “Truyện kể Mạ ở Đồng Nai” của tác giả Huỳnh Văn Tới,
Phan Đình Dũng đã dành một dung lƣợng đề cập có tính khái qt về ngƣời
Mạ. Đặc biệt, tác phẩm Văn hóa người Mạ, Nxb Văn hóa – Thơng tin, Hà Nội
năm 2013 của tập thể tác giả Huỳnh Văn Tới – Phan Đình Dũng – Lâm Nhân
là tác phẩm chuyên sâu về văn hóa ngƣời Mạ ở tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đã giới thiệu khái qt văn
hóa của ngƣời Mạ ở các lĩnh vực văn hóa vật thể và phi vật thể, bằng các
phƣơng pháp tiếp cận, mục đích khác nhau. Các cơng trình nghiên cứu trên
chƣa đề cập đến lĩnh vực “Phát huy giá trị nghề dệt thủ công truyền thống
người Mạ trong thiết kế mỹ thuật ứng dụng hiện nay”. Tất cả những công trình
kể trên có giá trị rất lớn mà tác giả kế thừa tham khảo để thực hiện luận văn.
3.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu người Xtiêng
Tộc ngƣời Xtiêng đã đƣợc biết đến qua một số ghi chép ít ỏi trong các
tập lịch sử, địa lý của triều Nguyễn, nhƣ “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất
kỷ”, “Đại Nam nhất thống chí” (phần tỉnh Biên Hịa), Hồng Phong “xã thôn
Việt Nam”, Nhà xuất bản Sử Địa, Hà Nội, 1957. Các nhà địa lý, lịch sử của
quốc sử quán triều Nguyễn đã thƣờng gọi ngƣời Xtiêng dƣới cái tên “man”, nó
cũng khơng chỉ riêng ngƣời Xtiêng, mà cịn bao gồm một số dân tộc thiểu số ở
khu vực miền núi Đông Nam Bộ - Tây Nguyên. [23, tr 7]


5

Tác giả ngƣời phƣơng Tây đầu tiên nhắc đến vùng Xtiêng là Taber, một
ngƣời giúp việc thông ngôn cho triều đình Huế dƣới thời Minh Mạng. Trong
bản đồ “An Nam Đại quốc họa đồ” ấn hành năm 1838, Taber có ghi một địa
danh là “Tinh Xƣơng Thành” và ghi chú trong ngoặc là “Nƣớc Xtiêng”. [12, tr
140,147]

So với một số các dân tộc ít ngƣời ở Tây Ngun thì số lƣợng các cơng
trình nghiên cứu và khảo sát của các tác giả ngƣời Pháp về dân tộc Xtiêng
không nhiều lắm. Những bài viết đó nghiêng về việc miêu tả các phong tục tập
quán, một số khía cạnh kinh tế, văn hóa, kỹ thuật và cảnh quan địa lý… về
vùng Xtiêng và con ngƣời Xtiêng, đó là tài liệu có giá trị để tìm hiểu nhiều mặt
về ngƣời Xtiêng trong thời điểm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
Những cơng trình của các tác giả ngƣời Mỹ nghiên cứu về ngƣời Xtiêng
khơng có nhiều cái mới hơn so với các tác giả ngƣời Pháp trƣớc đó ngoại trừ
thêm lĩnh vực ngôn ngữ, các tác giả ngƣời Mỹ chủ yếu là giới thiệu một cách
khái quát về ngƣời Xtiêng ở Việt Nam. Mục đích và u cầu các cơng trình của
các tác giả ngƣời Mỹ nặng về việc phục vụ cho các hoạt động chiến tranh của
quân đội Mỹ ở Miền Nam Việt Nam.
Từ năm 1975, miền Nam Việt Nam đƣợc giải phóng và thống nhất đất
nƣớc, việc nghiên cứu các dân tộc thiểu số ở phía nam và ngƣời Xtiêng đã có
bƣớc phát triển mới. Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là nơi thu hút nhiều
nhà dân tộc học trong và ngồi nƣớc tìm về nghiên cứu các dân tộc thiểu số.
Một số nghiên cứu về ngƣời Xtiêng đƣợc lần lƣợt cơng bố trên các tạp chí
khoa học, các sách của các nhà xuất bản ở trung ƣơng và địa phƣơng, các tác
giả Hữu Ứng, Nguyễn Duy Thiệu, Trần Tất Chủng… đã công bố nhiều tƣ liệu
mới về ngƣời Xtiêng qua các đợt khảo sát điều tra điền dã dân tộc học ở vùng
Xtiêng tỉnh Sông Bé.
Đặc biệt, ông Phan An đã bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ khoa học
lịch sử với đề tài “Hệ thống xã hội tộc ngƣời của ngƣời Xtiêng ở Việt Nam”
(Từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1975), luận án Phó tiến sĩ khoa học lịch sử,


6

thành phố Hồ Chí Minh, 1992. Trong luận án này ông Phan An đã đi sâu
nghiên cứu về những đặc điểm hệ thống xã hội tộc ngƣời của ngƣời Xtiêng, tập

trung miêu tả khá tỉ mỉ các phƣơng thức làm rẫy, phân chia từng loại đất và săn
bắt, hái lƣợm…
Gần đây nhất năm 2011, báo cáo khoa học về “Đời sống văn hóa ngƣời
Xtiêng tỉnh Bình Phƣớc”, đề tài cấp Bộ. Sau gần 2 năm triển khai, đề tài do tác
giả Trần Văn Ánh và Lâm Nhân, Trƣờng Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí
Minh làm chủ nhiệm, đã hệ thống khá chi tiết các hoạt động kinh tế cổ truyền
của ngƣời Xtiêng về: trồng trọt, chăn nuôi, hái lƣợm và săn bắt, cách thức làm
rẫy, nghề thủ công truyền thống,…
So với một số dân tộc thiểu số ở Miền Nam, từ trƣớc đến nay việc nghiên
cứu về ngƣời Xtiêng có thể nói chƣa đƣợc nhiều lắm, về nội dung các cơng
trình đã nghiên cứu cịn bó hẹp, nội dung nghiên cứu chủ yếu là khảo sát và mô
tả, ghi chép bƣớc đầu các phong tục tập quán, văn hóa tinh thần, sinh hoạt vật
chất… chƣa có một cơng trình tìm hiểu về “Phát huy giá trị nghề dệt thủ công
truyền thống người Mạ trong thiết kế mỹ thuật ứng dụng hiện nay”. Những
cơng trình của các tác giả ngƣời Pháp viết về ngƣời Xtiêng có một giá trị tƣ
liệu quan trọng nhƣng cũng còn hạn chế trong cách nhìn, cách tiếp cận. Những
cơng trình nghiên cứu tác giả là ngƣời Việt Nam cũng đi sâu vào một số mặt
kinh tế, xã hội, văn hóa, hoạt động kinh tế... những đề cập đó cịn mang tính sơ
bộ, tổng quan chứ chƣa đi sâu nghiên cứu toàn diện vấn đề.
Ngoài ra, những cơng trình nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu chung trong
cộng đồng ngƣời Xtiêng trên địa bàn tỉnh, chƣa đi sâu tìm hiểu về “Phát huy
giá trị nghề dệt thủ công truyền thống người Xtiêng trong thiết kế mỹ thuật ứng
dụng hiện nay”. Đây là khoảng trống mà tác giả luận văn mong muốn tiếp tục
bổ sung và hoàn thiện. Trong q trình thực hiện luận văn, tơi có tham khảo và
kế thừa tƣ liệu của một số công trình nghiên cứu đi trƣớc. Tất cả những cơng
trình nghiên cứu kể trên có giá trị hết sức quý giá đối với luận văn, là nguồn tài
liệu tham khảo quan trọng. Nhƣng kết quả trong đề tài chủ yếu là khảo sát,


7


phân tích sao cho có thể ứng dụng đƣợc giá trị của nghề dệt của ngƣời Xtiêng
trong thiết kế hiện nay.
3.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu người Chơ-ro
Trong lịch sử, các cơng trình nghiên cứu và khảo sát về ngƣời Chơ-ro của
các học giả nƣớc ngồi khơng nhiều, tiêu biểu có một số tác giả P. De
Barthélémy, P. Raulin, J. Dournes, Bernard Bourotte, J. Boulbet, Joachim
Schliesinger... các tác giả đã phác họa về một số khía cạnh kinh tế, văn hóa, kỹ
thuật, và cảnh quan địa lý... về vùng Chơ-ro và con ngƣời Chơ-ro. Tác phẩm
Minority groups in the Republic of Viet Nam (Các tộc người thiểu số ở Việt
Nam Cộng Hòa), của L.Joan Schrock, William Stockton, J.Elaine, đƣợc biên
soạn theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, xuất bản năm 1966, có
dành một chƣơng riêng để giới thiệu tổng quan về ngƣời Chơ-ro ở Việt Nam.
Nhìn chung, trong lịch sử, ngƣời Chơ-ro chƣa đƣợc các học giả nƣớc ngồi
quan tâm, nghiên cứu nhiều. Đơi khi, chỉ là đối tƣợng so sánh với các dân tộc
khác cùng địa bàn nhƣ ngƣời Xtiêng, Mạ…[10, tr 5]
Ở miền Nam, trƣớc năm 1975, chƣa có cơng trình nghiên cứu chun sâu
bằng Việt ngữ nào về ngƣời Chơ-ro. Từ sau năm 1975, một số các cơng trình
nghiên cứu về các vấn đề văn hóa, kinh tế, xã hội của ngƣời Chơ-ro đã đƣợc
cơng bố trên các tạp chí, các hội nghị khoa học của các Viện nghiên cứu thuộc
Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam).
Các học giả trong nƣớc đã bƣớc đầu nghiên cứu về ngƣời Chơ-ro trên các lĩnh
vực nhƣ: kỹ thuật trồng trọt, tín ngƣỡng dân gian, văn nghệ dân gian, cƣới xin,
ma chay, kiến trúc, ngành nghề thủ công... nhƣ tác phẩm: Những vấn đề về dân
tộc học Miền Nam Việt Nam, Ban Dân tộc học - Viện Khoa học Xã hội Thành
phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1978 và Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các
tỉnh phía Nam) của Viện Dân tộc học - Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam
xuất bản năm 1984; tác phẩm Người Châu Ro ở Đồng Nai của tác giả Huỳnh
Văn Tới, do Chi hội Văn nghệ Dân gian Đồng Nai xuất bản năm 1998 và tác
phẩm Văn hóa ngƣời Chơ-ro của tác giả Lâm Nhân – Huỳnh Văn Tới – Phan



8

Đình Dũng (2013) là hai tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về ngƣời Chơ-ro
trên địa bàn của tỉnh.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn kế thừa các kết quả nghiên cứu của
những ngƣời đi trƣớc. Kết quả chính trong đề tài chủ yếu là các phân tích, so
sánh, hệ thống, đánh giá và khả năng ứng dụng nghề dệt của ngƣời Chơ-ro
trong mỹ thuật ứng dụng hiện nay thông qua tƣ liệu nghiên cứu, khảo sát điền
dã.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Giá trị nghệ thuật của nghề dệt các dân tộc Mạ - Xtiêng – Chơ-ro khu vực
Đơng Nam Bộ với mục đích phát triển trong thiết kế mỹ thuật ứng dụng ngày
nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian:
+ Xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
+ Xã Túc Trƣng, huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai
+ Xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phƣớc
- Phạm vi thời gian: 5 năm, từ năm 2011 đến nay
5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, cách tiếp cận
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Quá trình dệt thổ cẩm dân tộc Mạ, Xiêng, Chơ-ro trong quá khứ và hiện
tại có những thay đổi ra sao với sự phát triển cộng đồng?
- Giá trị văn hóa, nghệ thuật của nghề dệt và mơ típ trang trí, màu sắc, ý
nghĩa hoa văn của các sản phẩm nghề thủ cơng truyền thống hiện nay là gì;
làm thế nào để có thể ứng dụng nghề dệt thủ công truyền thống các dân tộc
thiểu số Mạ, Xtiêng, Chơ ro vào thiết kế mỹ thuật ứng dụng?

- Đặc điểm văn hố tín ngƣỡng, tập qn xƣa và nay có giá trị nhƣ thế
nào đối với sự phát triển bền vững của cộng đồng?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu


9

- Nghề dệt thủ công truyền thống các dân tộc thiểu số Mạ, Xtiêng, Chơ-ro
đang trên đà suy giảm (số lƣợng sản phẩm, chất liệu, kỹ thuật,..) do phải đối
mặt với những thách thức của nền kinh tế thị trƣờng. Tuy nhiên, nghề dệt thủ
công truyền thống các dân tộc thiểu số Mạ, Xtiêng, Chơ-ro vẫn đƣợc duy trì ít
nhiều trong cộng đồng.
- Mặc dù các sản phẩm nghề dệt thủ công truyền thống các dân tộc Mạ,
Xtiêng, Chơ-ro vẫn cịn giữ đƣợc bản sắc về mơ típ, màu sắc nhƣng chất liệu
của sản phẩm đã biến đổi nhiều. Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau
nhƣ vùng nguyên liệu bị hạn hẹp, nguyên liệu công nghiệp tiện lợi về giá
thành, độ bền, màu sắc,…
- Để thực hiện phát triển mỹ thuật ứng dụng dựa trên nghề dệt thủ công
truyền thống các dân tộc Mạ, Xtiêng, Chơ-ro, cần phải có sự đồng thuật từ phía
nhà nƣớc (cơ quan quản lý), ngƣời dân (ngƣời sở hữu những giá trị văn hóa) và
kênh trung gian (thiết kế, quảng bá sản phẩm, đầu ra sản phẩm). Trong đó,
quan trọng nhất là đầu ra của sản phẩm. Việc tiêu thụ đƣợc sản phẩm sẽ mang
yếu tố quyết định cho việc duy trì và phát triển nghề dệt truyền thống các dân
tộc thiểu số khu vực Đơng Nam Bộ nói riêng và cả nƣớc nói chung.
5.3. Cách tiếp cận
 Tiếp cận tƣơng đối văn hoá
- Trong văn hố, khơng có “đúng” hay “sai”, “cao” hay “thấp” mà văn
hóa là sự đa dạng và sự khác biệt. Các truyền thống văn hố đều có giá trị nhƣ
nhau do mỗi nền văn hoá đều đƣợc sáng tạo và thích ứng với mỗi mơi trƣờng
tự nhiên và xã hội mà chúng đƣợc sinh ra và tồn tại. Tiếp cận tƣơng đối văn

hố để tìm hiểu sự hài hồ, mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa tự nhiên và con
ngƣời, tập qn, tín ngƣỡng từ đó khẳng định giá trị lao động và sự sáng tạo
cộng đồng thông qua hình thức hoạt động nghề, từ đó làm sáng tỏ những vấn
đề giá trị nghệ thuật thủ công truyền thống.
- Tôn trọng quan điểm ngƣời trong cuộc, những suy nghĩ, diễn giải về ý
nghĩa của một thực hành văn hố nào đó từ chính chủ nhân của các thực hành


10

văn hoá. Cách tiếp cận bằng sự trao đổi với ngƣời thực hành văn hố (cộng
đồng) tơn trọng quan điểm và nhận định của họ tiếp cận và so sánh ngƣời thực
hành sáng tạo trong lĩnh vực MTƢD nhằm tìm kiếm những điểm tƣơng đồng
và sự khác biệt trong quá trình tìm kiếm nhận diện bản sắc văn hố trong thiết
kế MTƢD. Từ đó tìm ra những biện pháp tƣ duy để thực hành sáng tạo, thiết
kế mẫu mã, thi cơng, sản xuất những sản phẩm MTƢD có giá trị thẩm mỹ, giá
trị kinh tế, giá trị sử dụng cũng nhƣ những lợi ích thật sự mang lại cho cộng
đồng… nhằm tạo ra sự kết nối giữa cộng đồng và những lợi ích giá trị thiết kế
mang lại cho sự phát triển bền vững chung.
 Tiếp cận văn hoá trong phát triển
- Văn hố khơng tĩnh tại mà văn hóa là một thực thể sống, luôn vận động
và biến đổi khơng ngừng. Q trình biến đổi đó tạo ra sự phát triển, song cũng
tạo ra những sự đào thải, tàn lụi. Trong bối cảnh hiện nay, nghề dệt thủ công
truyền thống phải đối mặt với nhiều thách thức, bất cập.
- Tính hai mặt của vấn đề phát triển: Vấn đề ứng dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, hàng hóa phong phú, phục vụ tốt
cho nhu cầu của con ngƣời. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển này, các yếu tố
văn hóa truyền thống bị mất đi đặc biệt là nguồn nguyên liệu dệt. Ngày nay,
ngƣời Mạ khơng cịn trồng bơng để dệt vải nữa, họ cũng khơng cịn vào rừng
tìm thực vật để nhuộm màu. Thật dễ dàng khi ra chợ mua các loại chỉ của

Trung Quốc sản xuất, vừa dai (nylon) phù hợp với việc lên khn vì khơng bị
đứt dây, vừa có các loại màu sắc phong phú, khơng phai màu, giá thành lại rẻ
hơn nhiều so với việc thực hiện đúng quy trình sản xuất truyền thống. Họ chỉ
cịn giữ lại đƣợc kỹ thuật dệt thủ cơng, cách tạo hoa văn, các ý tƣởng sáng tạo
trong quan điểm thẩm mỹ của họ. Tuy nhiên, các sản phẩm này khó tạo đƣợc
đầu ra ổn định. Ngƣời tiêu dùng, đặc biệt là ngƣời nƣớc ngồi rất khó tính
trong việc lựa chọn sản phẩm. Đối với họ, handmade phải hoàn hảo, khơng thể
nửa mùa đƣợc. Vì vậy, việc duy trì phát triển nghề dệt của các tộc Mạ, Xtiêng,
Cho-ro cũng đang nguy cơ thất truyền trong quá trình phát triển hiện nay.


11

6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dự kiến thực hiện một số phƣơng pháp:
- Phƣơng pháp nghiên cứu định tính: luận văn sử dụng các phƣơng pháp
phỏng vấn sâu, phỏng vấn chuyên gia, quan sát tham dự…nhằm xác định các
thuộc tính trong sản xuất của làng nghề thủ cơng truyền thống các dân tộc vùng
Đông Nam Bộ, ý nghĩa của các hoa văn, màu sắc, chất liệu, kỹ thuật; phỏng
vấn các chuyên gia, các nhà quản lý nhằm nắm đƣợc thực trạng vấn đề bảo tồn,
phát triển nghề dệt ở nơi đây, những thuận lợi và khó khăn của vùng trồng
nguồn nguyên liệu, nhân công, đầu ra của sản phẩm…
- Phƣơng pháp so sánh, phân tích, tổng hợp và phƣơng pháp nghiên cứu
mỹ thuật: luận văn tìm hiểu đặc điểm chung các làng nghề ở vùng lân cận;
đánh giá so sánh sự tƣơng đồng và khác biệt giữa nghề dệt các dân tộc Mạ,
Xtiêng, Chơ-ro; so sánh vấn đề bảo tồn và phát triển nghệ dệt trong từng cộng
đồng. Đặc biệt là so sánh, đánh giá khả năng phát triển, ứng dụng kỹ thuật, hoa
văn, màu sắc của nghề dệt các dân tộc ở nơi đây trong thiết kế mỹ thuật ứng
dụng
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên và các nhà
khoa học, nhà thiết kế có quan tâm đến những phong cách riêng biệt, độc đáo
của giá trị nghệ thuật nghề dệt trong đời sống, trong quan niệm thẩm mỹ của
dân tộc Mạ- Xiêng- Chơ ro.
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, những thuận lợi, khó khăn,
những cơ hội, thách thức của nghề dệt các tộc ngƣời thiểu số ở Đông Nam Bộ
trong q trình phát triển. Luận văn đề xuất chính sách bảo tồn và phát huy bản
sắc riêng của nghề của các dân tộc trong cộng đồng Đông Nam Bộ. Những giải
pháp này sẽ làm cơ sở cho khai thác các sản phẩm làng nghề trong các kênh
sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm phục vụ du lịch, góp phần phát triển bền vững
cộng đồng.


12

8. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đƣợc
kết cấu làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chƣơng 2: Giá trị văn hóa, nghệ thuật của nghề dệt thủ công truyền thống
các dân tộc Mạ, Xtiêng, Chơ-ro trong thiết kế mỹ thuật ứng dụng
Chƣơng 3: Những yếu tố tác động đến việc phát triển nghề dệt thủ công
truyền thống các dân tộc Mạ, Xtiêng, Chơ-ro trong thiết kế mỹ thuật ứng dụng
– một số đánh giá và đề xuất giải pháp


13

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm
 Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một khái niệm thể hiện hoạt động sáng tạo chỉ riêng con ngƣời
mới có, con ngƣời là chủ thể sáng tạo văn hóa gắn liền với sự tồn tại và phát
triển của xã hội lồi ngƣời. Văn hóa là một khái niệm có ngoại diên rất rộng,
bao gồm nhiều loại đối tƣợng, tính chất và hình thức biểu hiện khác nhau. Khái
niệm văn hóa có hàng trăm cách định nghĩa khác nhau, căn cứ vào góc độ tiếp
cận của các nhà nghiên cứu, phản ánh những hƣớng quan tâm khác nhau đến
sự phong phú, đa dạng của văn hóa. Ở phƣơng Tây, theo tiếng Anh và tiếng
Pháp "Culture" đều xuất xứ từ chữ La tinh "Cultura" có nghĩa là sự khai
hoang, trồng trọt, sự vun trồng, sau đó từ cultura đƣợc mở rộng nghĩa, dùng
trong lĩnh vực xã hội chỉ sự vun trồng, giáo dục về mặt tinh thần của con
ngƣời. Ở phƣơng Đông, trong tiếng Hán cổ, từ “văn hóa", bao gồm "văn" là vẻ
đẹp nhân tính, trí tuệ con ngƣời, "hóa" là dạy dỗ, cảm hóa, từ đó hình thành
quan niệm "văn trị giáo hóa" của ngƣời Trung Quốc. Nhƣ vậy trong từ của
phƣơng Đông và phƣơng Tây, “văn hố” đều có chung một nghĩa căn bản là là
sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con ngƣời.
+ Theo Fiderico Mayor, nguyên tổng giám đốc UNESCO: “Văn hoá là
tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại. Qua các
thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các
truyền thống và các thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của từng
dân tộc”
+ Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc
sống, lồi ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,
pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh


14


hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng
tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.
+ Tác giả Trần Ngọc Thêm quan niệm về văn hóa: “Văn hóa là hệ thống
hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo và tích lũy qua
q trình hoạt động thực tiễn trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với mơi trƣờng
tự nhiên và xã hội của mình”.
Nhƣ vậy, có thể xem văn hóa là tồn bộ những sản phẩm do con ngƣời
sáng tạo ra, có giá trị, phù hợp với cộng đồng. Đƣợc cộng đồng chấp nhận, lƣu
truyền và sử dụng cho đến ngày hôm nay
 Khái niệm Di sản văn hóa
- Di sản văn hóa quy định tại luật di sản văn hóa năm 2001 (đƣợc bổ sung
2009) bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản
phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, đƣợc lƣu truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác. [25, tr.32-33]
- Di sản văn hóa phi vật thể
Cơng ƣớc quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đƣợc đƣa ra
tại cuộc họp đại hội đồng, phiên họp thứ 32 tại Pari từ ngày 29/9 đến 17/10
năm 2003 đã đƣa ra công ƣớc về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Cụ thể nhƣ
sau: “Di sản văn hóa phi vật thể đƣợc hiểu là các tập quán, các hình thức thể
hiện, biểu đạt, kỹ năng kèm theo đó là những cơng cụ, những đồ vật, đồ tạo tác
và khơng gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm ngƣời và
trong một số trƣờng hợp là cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của
họ. Đƣợc chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật
thể đƣợc cộng đồng và các nhóm ngƣời khơng ngừng tái tạo để thích nghi với
mơi trƣờng và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của
họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó
khích lệ thêm sự tơn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tinh thần sáng tạo của
con ngƣời.”



15

Từ định nghĩa trên, UNESCO xác định di sản văn hóa phi vật thể thể
hiện ở những loại hình sau [44, tr3]:
- Các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu, trong đó ngơn ngữ là
phƣơng tiện của di sản văn hóa phi vật thể;
- Nghệ thuật trình diễn;
- Tập qn xã hội, tín ngƣỡng và các lễ hội;
- Tri thức và tập tục liên quan đến tự nhiên và vũ trụ;
- Nghề thủ công truyền thống.
Ở Việt Nam, khái niệm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật
thể đƣợc quy định tại điều 4 Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản
văn hóa nhƣ sau:
Di sản văn hố phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hố,
khoa học, đƣợc lƣu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, đƣợc lƣu truyền bằng truyền
miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lƣu giữ, lƣu truyền khác, bao
gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn
truyền miệng, diễn xƣớng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề
thủ cơng truyền thống, tri thức về y, dƣợc cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, trang
phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác. [25, tr.40-41]
Nhƣ vậy, cả Cơng ƣớc quốc tế về Di sản văn hóa phi vật thể và Luật di
sản văn hóa, nghề thủ cơng truyền thống là một trong những loại hình của di
sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng. Nghề thủ công và các chủ thể sáng tạo,
lƣu truyền là đối tƣợng cần đƣợc bảo tồn và phát huy.
- Nghề thủ công truyền thống: Theo Đại từ điển tiếng Việt, nghề là công
việc chuyên làm theo sự phân công của xã hội,1 là công việc hàng ngày phải
làm để sinh sống. Có rất nhiều tên gọi về nghề thủ cơng truyền thống ở nƣớc ta
nhƣ: nghề truyền thống, nghề cổ truyền, nghề thủ công, nghề tiểu thủ công
nghiệp,…


1

Nguyễn Nhƣ Ý (1999, chủ biên), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr 1192


16

Tác giả Bùi Văn Vƣợng - một trong những chuyên gia nghiên cứu về làng
nghề truyền thống Việt Nam. Nghề thủ công là nghề sản xuất chủ yếu bằng tay
và các công cụ giản đơn, với con mắt và bộ óc giàu sáng tạo của nghệ nhân.
Công nghệ truyền thống bao gồm cả tay nghề của nghệ nhân và thợ kỹ thuật
nói chung. Tác giả cũng đề xuất tên gọi chung là “nghề thủ công truyền thống
Việt Nam” dùng để chỉ chung cho nghề truyền thống ở nƣớc Việt, trong đó bao
gồm các nghề nhƣ: gốm, đúc đồng, chạm khắc đá, chạm khắc gỗ, kim hoàn,
rèn, mây tre đan, sơn, khảm trai, dệt vải, tơ lụa, dệt chiếu, làm nón, làm quạt
giấy, giấy dó, tranh dân gian,… đó là những nhóm nghề lớn có giá trị kinh tế,
văn hóa, xã hội và khoa học.2
Đối với các loại nghề thủ công truyền thống, cần phải đáp ứng đƣợc các
yếu tố:
+ Đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nƣớc ta
+ Sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề
+ Có nhiều thế hệ, nghệ nhân, đội ngũ thợ lành nghề
+ Kỹ thuật và công nghệ ổn định
+ Sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ (nội địa hoàn toàn hoặc chủ yếu)
+ Sản phẩm tiêu biểu, độc đáo, mang bản sắc và giá trị văn hóa, nghệ
thuật của Việt Nam
+ Nghề nghiệp nuôi sống đƣợc bộ phận dân cƣ của cộng đồng, có đóng
góp đáng kể vào kinh tế nhà nƣớc.3
Trong các loại nghề thủ công truyền thống của Việt Nam, nghề dệt thổ
cẩm của các dân tộc thiểu số đóng vai trị rất quan trọng trong đời sống xã hội,

trong hội nhập và giao lƣu quốc tế. Các họa tiết, hoa văn trang trí, màu sắc
trong các sản phẩm dệt thể hiện những giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc của mỗi
cộng đồng. Đó cũng là cơ sở thôi thúc tôi trong việc ứng dụng những giá trị đó

2
3

Bùi Văn Vƣợng (2002), Làng nghề thủ cơng truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội, tr12
Bùi Văn Vƣợng (2002), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội, tr12


17

trong các sản phẩm mỹ thuật ứng dụng, góp phần phát huy, quảng bá các giá trị
văn hóa của cộng đồng trong đời sống xã hội hiện nay.
1.1.2. Các quan điểm và lý thuyết nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng một số lý thuyết và quan điểm về bảo
tồn phát huy các loại hình di sản văn hóa.
 Lý thuyết sinh thái học văn hóa.
Thuyết sinh thái học, chúng tôi sử dụng trong đề tài này theo quan điểm
của Julian Haynes Steward ông cho rằng:
Sinh thái học văn hóa làm rõ mối quan hệ giữa văn hóa và mơi trường từ
quan điểm con người là thể tồn tại thích ứng với mơi trường thơng qua văn
hóa, cịn văn hóa thì chịu ảnh hưởng của các loại tài nguyên môi trường mà
con người sử dụng 4.
Quan điểm này đề cập đến tƣơng tác giữa tự nhiên và văn hóa – phân tích
mối quan hệ giữa nền văn hóa với mơi trƣờng của nó. Mơi trƣờng tự nhiên ảnh
hƣởng đến sự phát triển các đặc điểm văn hóa.
Vận dụng quan điểm lý thuyết này, chúng tôi sẽ giải thích sự thay đổi và
biến mất của một số loại hình văn hóa truyền thống của ngƣời Mạ - Xtiêng Chơ-ro, trong đó là nghề thủ cơng truyền thống. Ngay cả trong một nghề, các

cơng đoạn của nghề đó cũng thay đổi và mất đi. Ví dụ: nhƣ vùng trồng nguyên
liệu dệt, các công đoạn của xử lý nguyên liệu, kỹ thuật và ngun liệu để
nhuộm vải…từ đó tơi đặt giả thuyết rằng: Phải chăng môi trƣờng tự nhiên, môi
trƣờng xã hội của ngƣời các tộc ngƣời thiểu số khu vực Đông Nam Bộ thay
đổi, dẫn đến sự mai một và biến mất về văn hóa truyền thống, đặc biệt là các
nghề thủ công.
 Lý thuyết về tri thức bản địa
Tri thức bản địa là tổng hợp những kiến thức đƣợc thử thách và đúc rút
qua nhiều thế hệ ở các cộng đồng cƣ dân qua thực tiễn sản xuất và đời sống.
Trải qua nhiều thế kỷ, các cộng đồng dân cƣ đã tích cóp các thơng tin, các kỹ
4

Robert LayTon, 2008, Nhập môn lý thuyết nhân học, Nxb đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.


18

năng, tay nghề và công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản và chế biến
lƣơng thực, quản lý tài nguyên thiên nhiên, tổ chức cộng đồng làng bản,…
Trong quá trình khảo sát, để ứng dụng vào tìm hiểu, nghiên cứu tri thức về
nghề dệt truyền thống các dân tộc Mạ - Xtiêng – Chơ-ro, chúng tôi tán đồng
với quan điểm của Roy Ellen và Holly Harris trong tác phẩm Tri thức bản địa
về môi trường và những biến đổi. Các quan điểm nhân học phê phán.[37] Mặc
dù, quan điểm của hai học giả này cũng nhƣ lý thuyết về tri thức bản địa còn
nhiều tranh luận.
Nhà nhân học Roy Ellen cho rằng trong khi có nhiều dạng IK mang tính địa
phƣơng, “m i dạng K này tiếp cận thế giới thực ở các mức độ khơng hồn chỉnh
và mang tính chủ quan khác nhau” ơng tiếp đó đƣa ra một số đặc tính chung về
các dạng IK này:
Tri thức bản địa có nguồn gốc từ các địa phương và các tập hợp trải nghiệm

nhất định; chúng được sinh ra bởi con người sống tại các địa phương đó. K hầu
hết là truyền miệng hoặc được chuyển giao thông qua b t chước và hướng dẫn;
là kết quả của mối quan hệ thực ti n trong cuộc sống hàng ngày và được củng cố
bởi trải nghiệm và sai lầm; là sản phẩm của việc suy luận một cách thông minh
qua nhiều thế hệ. Tri thức bản địa mang tính kinh nghiệm. Tính truyền khẩu ở một
chừng mực nào đó cản trở sự phát triển tri thức lý thuyết trừu tượng. Tính lặp đi
lặp lại trong tri thức bản địa giúp cho việc duy trì tri thức và củng cố các quan
niệm; tri thức bản địa d thay đổi và là kết quả của quá trình tương tác liên tục,
thay đổi liên tục, được tạo ra c ng như được tái sản sinh, được khám phá c ng
như bị mất đi; mặc d chúng thường được trình bày như khơng thay đổi. Chúng
được chia sẻ ở một mức độ lớn hơn rất nhiều so với ngành sinh học toàn cầu,
nhưng chúng vẫn được tập trung về mặt xã hội trong một quần thể dân cư...
Những tri thức này thường nằm trong các truyền thống văn hóa rộng lớn hơn, vì
vậy việc tách rời giữa các yếu tố kỹ thuật và phi kỹ thuật, các yếu tố lý trí và phi lý
trí, là một vấn đề khó khăn. [37, tr 412]
 Các quan điểm về bảo tồn di sản văn hóa


19

Bảo tồn di sản văn hóa là một trong những hoạt động đƣợc Đảng và Nhà
nƣớc quan tâm trong thời gian qua. Tuy nhiên, vấn đề bảo tồn nhƣ thế nào để
vừa đảm bảo sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển đang là vấn đề có nhiều
quan điểm khác nhau.
Bàn về vấn đề bảo tồn di sản văn hóa, ơng Đặng Văn Bài trong báo cáo đề
dẫn hội thảo khoa học “Bảo tồn di tích và cuộc sống đƣơng đại” diễn ra tại Hà
Nội ngày 16/1/2007 về phƣơng pháp tiếp cận. Đó là Giải quyết thật thoả đáng
mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa nói chung, giữa bảo tồn và phát triển nói
riêng là vấn đề mang tính tồn cầu, được quan tâm ở tất cả các quốc gia, đặc
biệt là đối với các nước đang phát triển và hội nhập như Việt Nam.

Các lý thuyết nghiên cứu mà tác giả tiếp cận trên có liên quan trực tiếp
đến vấn đề nghiên cứu của luận văn, đó là: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa phi vật thể, có mối liên hệ biện chứng và rất cần thiết để tiếp cận và
giải quyết vấn đề một cách hợp lý, khoa học.
Trong tình hình thế giới đang phát triển nhanh nhƣ hiện nay đã tác động
nhiều mặt đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong đó có vấn đề bảo tồn
di sản văn hóa phi vật thể. Các nƣớc trên thế giới và Việt Nam đã có những
nghiên cứu để đƣa ra các chính sách bảo tồn và phát huy phù hợp với thời đại.
Có các quan niệm khác nhau về bảo tồn di sản văn hóa đƣợc các nhà nghiên
cứu đƣa ra, trong đó, nội dung quan trọng là để giải quyết tốt vấn đề cơ bản là
sự phù hợp giữa bảo tồn và phát triển. Làm thế nào để việc bảo tồn di sản văn
hóa khơng làm ảnh hƣởng đến sự phát triển chung và ngƣợc lại là vấn đề phát
triển nhƣng không làm ảnh hƣởng đến sự tồn tại và phát triển của di sản văn
hóa.
+ Lý luận về bảo tồn kế thừa đƣợc đề cập trong bài nghiên cứu giáo sƣ
danh dự Roger L. Janelli Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đơng Á Đại học Indiana,
Bloomington “Các nhà văn hóa dân gian và nhiều ngƣời khác đã từ lâu đều
thừa nhận rằng thay đổi là tất yếu. Và cũng cần phải thừa nhận rằng các tập tục
văn hóa bị biến mất cũng là đƣơng nhiên, một khi chúng khơng cịn thích hợp.


20

Nền văn hóa cổ truyền đƣợc thay thế bằng nền văn hóa mới. Chính vì vậy, rất
nhiều ngƣời đã tỏ ra quan ngại về sự cần thiết phải bảo vệ những nền văn hóa
đã bị mất một cách khơng tự nhiên”(5).
Trên cơ sở quan điểm của nhà nghiên cứu Roger L. Janelli, tác giả nhận
thấy rằng quan điểm bảo tồn kế thừa là quan điểm phù hợp trong giai đoạn
hiện nay. Bởi vì mọi sự vật hiện tƣợng trong thế giới khách quan đều có sự vận
động và phát triển khơng ngừng. Di sản văn hóa cũng nhƣ vậy, q trình tồn tại

và phát triển, con ngƣời ln ln sáng tạo ra các loại hình di sản văn hóa
(trong đó có cả vật thể và phi vật thể) để phục vụ các nhu cầu của con ngƣời.
Q trình đó, di sản văn hóa phi vật thể sẽ có sự thay đổi, vận động và phát
triển nhất định. Những loại hình khơng cịn phù hợp với con ngƣời, với nhu
cầu của họ thì tất yếu sẽ bị đào thải và thay vào đó những loại hình phù hợp
hơn. Khi điều kiện xã hội đã có những bƣớc phát triển nhƣ hiện nay, việc bảo
tồn di sản văn hóa cần có sự chọn lọc, kế thừa. Những yếu tố đƣợc xem là yếu
tố gốc nhƣng khơng cịn phù hợp cần loại bỏ, đồng thời phát huy những yếu tố
có giá trị tích cực. Điều này cũng phù hợp với chủ trƣơng của Đảng và Nhà
nƣớc về “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Nhƣ vậy, để ứng dụng lý thuyết bảo tồn phát huy vào trong luận văn,
chúng tôi đề cao quan điểm về bảo tồn kế thừa. Nghề dệt truyền thống các tộc
ngƣời Mạ - Xtiêng – Chơ-ro là một trong những loại hình di sản văn hóa phi
vật thể, ln vận động và biến đổi theo thời gian. Để bảo tồn loại hình văn hóa
này, cần phải phát triển, ứng dụng vào các loại hình mỹ thuật ứng dụng.
 Quan điểm về giá trị
Trong bài nghiên cứu này, tác giả luận văn dựa trên quan điểm giá trị của
tác giả Ngô Đức Thịnh. Quan điểm này đƣợc tác giả công bố6 tại Hội thảo
5

Roger L. Janelli, Các thách thức lý thuyết đối với cơng tác bảo tồn Di sản Văn hóa Phi vật thể, Nguyendu.vn

6 Báo cáo tại Hội thảo khoa học BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP do Đề tài KX. 03.14/06-10 (CHƢƠNG
TRÌNH KX.03/06-10) và Khoa Văn hóa học (Trƣờng ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM) tổ chức ngày 1717/9/2009 tại Biên Hòa (Đồng wNai).


21

khoa học ở tỉnh Đồng Nai năm 2009. Tác giả Ngô Đức Thịnh cho rằng Giá

trị cũng nhƣ tập quán, chuẩn mực, tri thức... đều là sản phẩm của quá trình tƣ
duy, sản xuất tinh thần của con ngƣời, nó là yếu tố cốt lõi nhất của văn hoá.
Giá trị, giá trị văn hố là một hình thái của đời sống tinh thần, nó phản ánh và
kết tinh đời sống văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của con ngƣời. Giá trị,
trƣớc nhất là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của con ngƣời về tự
nhiên, xã hội và tƣ duy theo hƣớng những cái gì là cần, là tốt, là
hay, là đẹp, nói cách khác đó chính là những cái đƣợc con ngƣời cho là chân,
thiện, mỹ, giúp khẳng định và nâng cao bản chất ngƣời. Do vậy, giá trị văn hố
nói ở đây là giá trị xã hội, nó gắn bó mật thiết với hoạt động sống của con
ngƣời, sự tồn tại và phát triển của mỗi xã hội. Tác giả khẳng định: Điều quan
trọng mang tính phương pháp luận là, chúng ta nghiên cứu giá trị và hệ giá trị
văn hoá của một dân tộc nào, cộng đồng nào thì ln ln đặt nó trong sự đối
sánh với cộng đồng khác, trong sự liên hệ với các cộng đồng khu vực và rộng
hơn là nhân loại. Chỉ như vậy, chúng ta mới có thể tìm ra, nhận diện được
những nét tương đồng, đặc biệt là tính đặc thù của hệ giá trị văn hoá của cộng
đồng mà chúng ta đang nghiên cứu. Áp dụng quan điểm này, luận văn nghiên
cứu, tìm hiểu nghề dệt truyền thống của ngƣời Mạ, Xtiêng, Chơ-ro nhƣ là một
giá trị văn hóa đƣợc trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Luận văn tìm
hiểu giá trị của nghề dệt các dân tộc này từ nguồn nguyên liệu, cách thức xử lý
nguyên liệu, tạo màu sản phẩm, kỹ thuật dệt, kỹ thuật tạo mơ típ hoa văn cho
sản phẩm… từ đó nhận diện tính tƣơng đồng và khác biệt của giá trị nghề dệt
các dân tộc Mạ, Xtiêng, Chơ-ro.
 Lý thuyết phát triển bền vững
Năm 1987 Uỷ ban Môi trƣờng và Phát triển của Liên Hợp Quốc đã đƣa ra
khái niệm Phát triển bền vững: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả
mãn các nhu cầu hiện tại của con ngƣời nhƣng không tổn hại tới sự thoả mãn
các nhu cầu của thế hệ tƣơng lai"7.


22


Ðể xây dựng một xã hội phát triển bền vững, chƣơng trình Mơi trƣờng
Liên Hợp Quốc đã đề ra 9 nguyên tắc:
1. Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng.
2. Cải thiện chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời.
3. Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất.
4. Quản lý những nguồn tài nguyên không tái tạo đƣợc.
5. Tôn trọng khả năng chịu đựng đƣợc của trái đất.
6. Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân.
7. Ðể cho các cộng đồng tự quản lý môi trƣờng của mình.
8. Tạo ra một khn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát
triển và bảo vệ.
9. Xây dựng một khối liên minh toàn cầu.
Vận dụng nguyên tắc Luận văn so sánh và đối chiếu quy trình sản xuất, hệ
sinh thái và chu kỳ sống của sản phẩm. Để làm sáng tỏ giá trị nguồn nguyên
liệu cũng nhƣ quy trình sản xuất thủ cơng đối với vấn đề phát triển bền vững
trong bối cảnh ngày nay. Từ đó đề xuất các giải pháp ứng dụng trong thiết kế
cân bằng các yếu tố môi trƣờng, xã hội, kinh tế .
 Các quan điểm về mỹ thuật ứng dụng, phát triển mỹ thuật ứng dụng
trong cộng đồng.
Có thể nói, sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và đặc điểm dân tộc,
dân cƣ đã tạo ra những vùng văn hố có những đặc trƣng riêng. Con ngƣời sinh
sống, lao động, sáng tạo ra của cải vật chất và văn hóa đều dựa vào điều kiện
của tự nhiên, hịa hợp với tự nhiên của vùng đất đó. Trong tƣ duy, các tộc
ngƣời thiểu số ở Việt Nam nói chung đều thiên về sự nhận thức cái toàn thể
hơn là cái bộ phận, cái chung hơn cái riêng, cộng đồng quan trọng hơn cá thể.
Trong tƣ duy, thiên về tổng hợp hơn là phân tích. Về lĩnh vực trang phục và
tính biểu tƣợng (mơ típ, hoa văn trang trí...) của các dân tộc mang tính đa dạng,
độc đáo, biểu đạt đặc trƣng của tộc ngƣời, đạt tới tỷ lệ hài hồ. Các mơ típ, hoa
văn trang trí này thể hiện thẩm mỹ của cộng đồng cao hơn thẩm mỹ cá nhân.



×