Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Luận văn phát huy vai trò của già làng ê đê tại thành phố buôn ma thuột đắk lắk trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 137 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu “Phát huy vai trò của già làng Ê đê
tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở” do
tơi viết và chưa cơng bố.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Người viết luận văn

Đỗ Thị Mỹ Hội


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................... 3
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu: ............................................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................................ 12
4.1. Đối tượng nghiên cứu: ..................................................................................... 12
4.2. Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................................ 12
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu: ......................................................................... 14
5.1. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 14
5.2. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 14
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 15
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: .............................................................................. 17
7.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 17
7.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 18
8. Bố cục luận văn: .................................................................................................... 18
Chương 1.................................................................................................................... 19
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI Ê ĐÊ ....................................... 19
TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT .................................................................. 19
1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 19
1.1.1. Một số khái niệm ........................................................................................... 19


1.1.2. Lý thuyết tiếp cận .......................................................................................... 27
1.2. Khái quát Thành phố Buôn Ma Thuột trên cao nguyên Đắk Lắk ...................... 31
1.2.1. Lịch sử hình thành Bn Ma Thuột .............................................................. 31
1.2.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ..................................................................... 33
1.2.3. Diện mạo xã hội và quá trình tụ cư .............................................................. 35


1.3. Tổng quan về người Ê đê .................................................................................... 38
1.3.1. Tộc người Ê đê tại thành phố Buôn Ma Thuột ............................................. 38
1.3.2. Sự suy tôn thủ lĩnh trong cộng đồng xã hội người Ê đê ............................... 41
1.3.3. Đặc trưng văn hóa của người Ê đê............................................................... 43
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................... 52
Chương 2.................................................................................................................... 53
VAI TRÒ GIÀ LÀNG Ê ĐÊ TRONG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HĨA TẠI
THÀNH PHỐ BN MA THUỘT .............................................................................. 53
2.1. Vai trò của già làng Ê đê tại thành phố Buôn Ma Thuột trong xã hội truyền
thống ............................................................................................................................... 53
2.1.1. Vai trò của già làng trong thiết chế tự quản bn làng ............................... 53
2.1.2. Vai trị của già làng trong tổ chức đời sống văn hóa ................................... 55
2.2. Vai trị của già làng trong thời kỳ kháng chiến .................................................. 62
2.2.1. Thời kỳ Pháp thuộc ....................................................................................... 62
2.2.2. Thời kháng chiến chống Mĩ .......................................................................... 65
2.3. Vai trò của già làng người Ê đê tại thành phố Buôn Ma Thuột từ sau giải phóng,
thống nhất đất nước đến nay .......................................................................................... 68
2.3.1. Vai trị của già làng từ năm 1976 đến cuối thế kỷ XX ................................. 68
2.3.2. Vai trò của già làng Ê đê tại thành phố Buôn Ma Thuột từ năm 2001 đến
nay ........................................................................................................................... 76
2.3.3. Đánh giá những tích cực, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của già làng Ê
đê trong xây dựng đời sống văn hóa tại thành phố Bn Ma Thuột hiện nay ....... 86
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................... 90

Chương 3.................................................................................................................... 91
TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ GIÀ LÀNG TRONG PHÁT TRIỂN ............................ 91
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI Ê ĐÊ ............................................ 91
TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT .................................................................. 91


3.1. Quan điểm của Đảng, nhà nước và chính quyền tỉnh Đắk Lắk về tăng cường vai
trò của già làng Ê đê ....................................................................................................... 91
3.2. Phát huy vai trò của già làng Ê đê trong công cuộc vận động xây dựng đời sống
văn hóa ........................................................................................................................... 96
3.2.1. Phát huy vai trị già làng trong sản xuất ...................................................... 96
3.2.2. Phát huy vai trò già làng trong phát triển đời sống tinh thần.................... 100
3.2.3. Phát huy vai trò già làng trong các mặt văn hóa – xã hội ......................... 110
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 121
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 124
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 133


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc cùng chung sống. Mỗi
dân tộc có một bản sắc văn hóa và những điều kiện phát triển kinh tế - xã hội đặc
thù, trong năm tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, Đắk Lắk từ lâu đã được biết đến là
địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số như Ê đê, M’nơng, Jarai... Trong đó,
chiếm số lượng đơng đảo có thể kể đến dân tộc Ê đê. Cùng với các dân tộc thiểu số
khác, dân tộc Ê đê đã góp phần quan trọng vào việc hình thành bản sắc văn hóa dân
tộc thiểu số trên cao nguyên Đắk Lắk – quê hương lâu đời của mình. Với tư cách là

một trong những chủ nhân sống trên vùng cao nguyên rộng lớn, trù phú này, sự ảnh
hưởng nét văn hóa đặc thù của dân tộc Ê đê đến những mặt văn hóa - kinh tế - chính
trị - xã hội nói chung của tỉnh Đắk Lắk rất lớn. Những năm qua, Đảng và Nhà nước
cùng các cấp lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk ln quan tâm đến việc tìm hiểu mọi mặt đời
sống văn hóa và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để người Ê đê và các dân tộc thiểu
số khác có cơ hội phát triển. Trong đó, đặc biệt là đề ra những chính sách phát triển
kinh tế - xã hội bên cạnh những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Để đạt được hiệu quả trong việc thực hiện các cơng tác tại cơ sở, các cấp
chính quyền giúp đỡ và kết hợp của đội ngũ già làng tại các buôn, những người
được đồng bào trong buôn tin tưởng, những người có uy tín để cùng với chính
quyền truyền đạt các chủ trương, chính sách của nhà nước đến với dân làng một
cách gần gũi và thấu hiểu nhất.
Vai trò của già làng người Ê đê mang tính lịch sử. Tuỳ từng điều kiện khác
nhau, giai đoạn lịch sử khác nhau mà vai trò của già làng được khẳng định. Là
người thủ lĩnh cộng đồng cả về đời sống vật chất lẫn tâm linh, xây dựng đời sống
văn hóa cơ sở trong giai đoạn hiện nay, già làng thể hiện vai trị to lớn khơng thể


2

phủ nhận trong cộng đồng người Ê đê. Hiện nay chúng ta đang xây dựng đời sống
văn hóa cơ sở theo xu hướng phát triển bền vững, nơng thơn có sự tăng trưởng về
kinh tế, ổn định về xã hội, an ninh quốc phịng được giữ vững, mơi trường được bảo
vệ và giá trị văn hố được giữ gìn và phát huy. Để thực hiện được trong cộng đồng
buôn làng Ê đê, trước tiên phải tôn trọng và quan tâm chính con người và bản sắc
nơi đây, nơi mà họ vừa là chủ nhân sáng tạo, vừa là chủ thể hưởng thụ văn hoá.
Cùng với lịch sử phát triển tộc người là lịch sử của một nền văn hóa mang
đậm bản sắc dân tộc. Trải qua các giai đoạn lịch sử, các di sản văn hóa dân tộc được
lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác có sức sống lâu bền, già làng chính là
người có những đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn

hố truyền thống. Với đặc điểm văn hóa và tổ chức xã hội người Ê đê, già làng có
vai trị quan trọng đối với bn làng trong lịch sử cũng như hiện nay. Thơng qua sự
tín nhiệm, những ảnh hưởng của họ trong sinh hoạt cộng đồng, trong phong tục tập
quán, đời sống tín ngưỡng và từ những kinh nghiệm vốn có, họ hỗ trợ cho chính
quyền làm tốt cơng tác vận động quần chúng, giữ vai trị quan trọng trong việc hòa
giải các mâu thuẫn trong nội bộ bn, đồng thời gìn giữ và phát huy những giá trị
văn hóa bản sắc của dân tộc trong cộng đồng.
Xây dựng đời sống văn hoá ở các cơ sở là một trong những chủ trương lớn
của Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Đây là một chủ trương quan trọng, có ý nghĩa đối
với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
làm nền tảng tinh thần của xã hội, tạo động lực để đẩy mạnh sự nghiệp phát triển và
đổi mới của đất nước. Tại các buôn làng đồng bào Tây Ngun nói chung cũng như
tại thành phố Bn Ma Thuột, xây dựng đời sống văn hóa một mặt là giữ gìn những
yếu tố văn hóa truyền thống tốt đẹp mang bản sắc của người đồng bào, mặt khác
loại bỏ những hủ tục còn tồn tại trong đời sống văn hóa ở các bn người Ê đê, qua


3

đó xác định những quy ước, chuẩn mực văn hố truyền thống còn phù hợp với thời
đại để phát huy những giá trị vốn có và nâng cao đời sống tinh thần của cộng đồng.
Để nâng cao tính hiệu quả của việc giữ gìn văn hóa các dân tộc và của người
Ê đê, tộc người chiếm số đông tại Đắk Lắk, tơi chọn đề tài: "Phát huy vai trị của
già làng Ê đê tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trong xây dựng đời sống văn
hoá cơ sở” trong bối cảnh hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nhận diện vị thế của già làng trong bối cảnh xã hội hiện nay nhằm phát huy
vai trò của họ trong xây dựng đời sống văn hóa người Ê đê trong cộng đồng bn.
Tìm hiểu và xác định vị trí, vai trị của già làng trong cộng đồng người Ê đê
tại thành phố Buôn Ma Thuột qua các mặt đời sống vật chất, văn hóa tinh thần.

Xác định loại uy quyền hiện tại của già làng Ê đê trong buôn của họ. Phát
huy vai trò của già làng nhằm gắn kết cộng đồng xây dựng đời sống văn hóa, nâng
cao đời sống tinh thần trong bn Ê đê.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Đã có khơng ít các cơng trình nghiên cứu các dân tộc thiểu số tại Tây
Nguyên hay về đồng bào người Ê đê về văn hóa giá trị, các phong tục, tín ngưỡng,
lễ hội…các nghiên cứu đã được cơng bố trên các sách, báo, tạp chí về bn làng,
đời sống, cộng đồng tập quán, cư trú, già làng… của người Ê đê. Chính vì vậy,
những cơng trình nghiên cứu của những người đi trước đã tạo cơ sở, nền tảng để
giúp tơi có thể đi vào thực hiện đề tài luận văn về vấn đề “Phát huy vai trò của già
làng Ê đê tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trong xây dựng đời sống văn hoá
cơ sở” hiện nay.
Viết về cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây nguyên về lịch sử, về cư trú, phong
tục tập quán, văn hóa tộc người có những cơng trình tiêu biểu khơng thể bỏ qua của
các tác giả nước ngồi đã được dịch ra tiếng Việt như: Rừng người thượng-vùng


4

rừng núi cao nguyên miền Trung Việt Nam của Henri Maitre (Lưu Đình Tn dịch,
2008), đây là một cơng trình nghiên cứu khảo tả về chuyến điền giả của tác giả trên
vùng đất cao nguyên. Nội dung là những tập hợp quý báu về thiên nhiên, động thực
vật, về con người và văn hóa các dân tộc gắn với các truyền thuyết, các giai đoạn
lịch sử cùng với những can thiệp tác động bên ngoài đến cộng đồng dân tộc thiểu số
ở vùng Trường Sơn – Tây Nguyên; hay một cái nhìn rất khác trong Miền đất huyền
ảo (Nguyên Ngọc dịch, 2003) và Rừng-Đàn bà-Điên loạn (2006) của Jacques
Dournes. Trong tác phẩm là cách nhìn rất riêng về vùng đất về con người Tây
Nguyên, nó như một sự so sánh giữa cái thực và cái ảo, hiện tại và tương lai thơng
qua những hình ảnh, những câu chuyện rất trừu tượng với những mô tả về đời sống
mang hơi hướng thần linh nhưng đầy bản năng hoang dã như trong suy nghĩ của

những con người dân tộc trên vùng đất này, nội dung như là những câu chuyện của
các già làng kể truyền thuyết, sử thi về con người, về đời sống dân tộc cho con cháu
trong mỗi buôn làng hàng đêm bên bếp lửa trong cộng đồng truyền thống. Tác giả
Georges Condominas với cuốn sách Chúng tôi ăn rừng (2008) là những mơ tả tỉ mỉ
cuộc đi tìm đất làm rẫy của già làng, cách thử đất, cách khoanh rừng để tìm cái ăn
đồng thời bảo vệ rừng lâu dài và hiệu quả theo các cách thức dân gian của người
đồng bào, một cuộc đốt rẫy và tỉa lúa, một đám cưới, một đám tang, cách làm quan
tài trong rừng, đêm khóc người chết, buổi an táng, và cuộc chia của tiếp sau đó, hay
nói về một vụ loạn luân và cách thức làng “phạt” đôi trai gái loạn luân của buôn
làng, về lễ hội lớn kết nghĩa giữa hai nhân vật có vai vế ở hai làng lân cận, những
nghi lễ ăn mừng mùa lúa mới…đây như một cơng trình cho những người nghiên
cứu dân tộc cái nhìn rõ hơn về một thế giới riêng của người đồng bào dân tộc ít
người trên một mảnh đất rừng Tây Nguyên. Và, Người Êđê: Một xã hội mẫu quyền
của Anna De Hautecloque Howe được Nguyên Ngọc & Phùng Ngọc Cửu dịch
(2004) cũng là một cơng trình có giá trị lớn về mặt khoa học và tư liệu, trong tác


5

phẩm này tác giả đã phác họa cho thấy một xã hội mẫu hệ Ê đê với vai trò to lớn
của người phụ nữ trong gia đình, tuy nhiên, ở đâu ta cũng bắt gặp vai trò của những
người già trong các việc lớn của buôn làng như: tang ma, cưới hỏi, lễ hội… đây là
nguồn tài liệu hết sức quý giá cho cái nhìn tổng thể và rõ nét hơn về con người, đời
sống kinh tế, tổ chức xã hội truyền thống văn hóa của các dân tộc thiểu số Tây
Nguyên những năm cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 qua hành trình thực địa đến với các
bn làng Tây nguyên của tác giả trên vùng đất này.
Các tác giả, nhà nghiên cứu lịch sử tộc người trong nước cũng có các cơng
trình như: Cao Ngun miền Thượng của Cửu Long Giang, Toan Ánh (1969), nội
dung tác phẩm cho thấy các dân tộc ở Tây Nguyên trong đó có dân tộc Rhadé (Ê
đê), tác giả giới thiệu tất cả, thành phần tộc người, địa vực cư trú, lịch sử đấu tranh

của từng tộc người cuốn sách điểm qua tất cả các tục lệ của từng dân tộc trên miền
Thượng trong các lễ hội như: cúng mừng lúa mới, lễ đâm trâu, tang ma, nghề của
thầy phù thủy, thầy cúng, các nghề thủ công, làm rượu cần, hái thuốc trị bệnh…
trong quan niệm của chính người dân tộc đó. Cũng giới thiệu về lịch sử tộc người,
cuốn sách Người Êđê ở Việt Nam, tác phẩm tổng hợp của nhiều tác giả từ nhà xuất
bản thông tấn (2010), với nội dung là những hình ảnh minh họa đặc sắc có kèm theo
lời chú thích chi tiết về lịch sử tộc người; nguồn gốc của dân tộc Ê đê trong tác
phẩm được phản ánh qua những lý giải về các bộ sử thi, những cơng trình kiến trúc,
nghệ thuật tạo hình, văn hố dân gian, các hình thức sinh hoạt lễ hội cùng các nhạc
cụ dân tộc phổ biến của người Ê đê trong tổ chức đời sống xã hội, sinh hoạt vật chất
và văn hóa tinh thần của người Êđê tại Tây Nguyên trong xã hội truyền thống.
Về kinh tế: Cuốn Đại cương về các dân tộc Ê đê, M’nông ở Đắk Lắk của Bế
Viết Đẳng và các tác giả (1982). Đây là cuốn sách với nội dung khái quát về những
đặc điểm nhân chủng của người Ê đê, các hoạt động sản xuất, kinh tế quan hệ xã
hội trong bn làng, dịng họ, gia đình… trong cuốn sách này nhóm tác giả cịn đề


6

cập đến đến văn hóa nghệ thuật dân gian và những nghi lễ phong tục của người Ê
đê trong chu kỳ đời người, đặc biệt có một phần nói đến lịch sử chống giặc ngoại
xâm trong hai cuộc kháng chiến của người Ê đê, những biến đổi về kinh tế - xã hội
phát triển và thành tựu khắc phục xây dựng đời sống kinh tế buôn làng Ê đê tại Đắk
Lắk. Hay như tập Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 110 năm hình thành và phát
triển Bn Ma Thuột-Đắk Lắk (22/11/1904-22/11/2014) của Ban Tuyên giáo Tỉnh
ủy Đắk Lắk, với nội dung trọng tâm là khái quát thành tựu kinh tế xã hội của tỉnh
và thành phố sau 20 năm, 30 năm và 40 năm; trong đó nhấn mạnh sự kiện Buôn Ma
Thuột từ một thị xã được nâng lên thành phố loại III năm 1995, loại II năm 2005,
rồi loại I trực thuộc tỉnh năm 2010 là những dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát
triển kinh tế - xã hội của thành phố. Cũng bàn về vấn đề kinh tế, trong Một số vấn

đề phát triển kinh tế-xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên do Ngô Đức Thịnh
và Võ Quang Trọng biên tập (2002), là tổng hợp những nghiên cứu, bài viết từ hội
thảo phát triển kinh tế tại các buôn làng Tây Nguyên, các luật tục và quản lý cộng
đồng. Đặc biệt nhấn mạnh đến đời sống kinh tế khu vực sau ngày giải phóng 1975
và một số định hướng của nhà nước, trong phương diện thực hiện chương trình phát
triển kinh tế và an ninh quốc phòng trên địa bàn Tây Nguyên, nơi cũng được coi
như chiến lược quan trọng của nước ta.
Về chính trị: Cuốn Cộng đồng dân tộc Ê đê ở tỉnh Đăk Lắk của tác giả Hà
Đình Thành (2012), là tổng quan về người Ê đê tại Đắk Lắk, về cộng đồng dân tộc
Ê Đê trong đời sống chính trị ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay và các nhân tố tác động đến
cộng đồng dân tộc Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk. Cuốn sách viết khá chi tiết và đầy đủ về
cộng đồng người Ê đê trong chính trị - xã hội. Nhóm tác có những nghiên cứu sâu
các vấn đề liên quan đến người Ê đê bên cạnh những chi tiết đặt biệt về chính trị
cịn có kinh tế, xã hội, văn hóa tơn giáo của người Ê Đê và đưa ra các nhận xét về
những mặt tích cực, mặt tiêu cực và những biến đổi của người Ê Đê cũng như đóng


7

góp một số giải pháp và kiến nghị nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp của
người Ê Đê nhằm đảm bảo khối đại đoàn kết các dân tộc, chống lại âm mưu diễn
biến hịa bình của các thế lực thù địch. Có thể nói, cuốn sách này là tài liệu tham
khảo có giá trị đối với các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách cũng như
các nhà quản lý trong giai đoạn hiện nay.
Về xã hội: Buôn làng cổ truyền xứ Thượng của tác giả Lưu Hùng (1994) là
cuốn sách với nội dung giới thiệu khái quát tổ chức xã hội, các mối quan hệ xã hội
trong tộc người, hoạt động kinh tế của cộng đồng dân tộc Tây Nguyên, trong đó chú
trọng vấn đề sở hữu cộng đồng, buôn làng truyền thống với các phong tục, vận hành
luật tục có vai trị quan trọng của già làng. Về xã hội tộc người Ê đê tại Đắk Lắk,
cuốn sách Người phụ nữ Ê Đê trong đời sống xã hội của Thu Nhung Mlô (2001) là

một cơng trình nghiên cứu đầy đủ và hệ thống về người phụ nữ Ê Đê dưới góc độ
dân tộc học trong bối cảnh xã hội mẫu hệ trong truyền thống cũng như trong hiện
đại, cơng trình của tác giả cho thấy được những biến đổi đang xảy ra trong lịng xã
hội người Ê đê và những thơng tin về xã hội mẫu hệ thơng qua vai trị của phụ nữ Ê
Đê trong gia đình và xã hội. Cũng viết về văn hóa xã hội truyền thống, cuốn Văn
hóa xã hội và con người Tây Nguyên của tác giả Nguyễn Tấn Đắc (2005) cũng cho
cái nhìn về xã hội truyền thống, về cuộc sống người đồng bào và bên cạnh đó là
những nhận định của tác giả về xã hội các bn làng Tây Ngun trước 1975 và
đóng góp một số kiến nghị đưa Tây Nguyên vào con đường hoà nhập và phát triển.
Hay, cuốn Một số vấn đề cơ bản của xã hội Tây Nguyên trong phát triển bền vững,
của Bùi Minh Đạo (2012), trên cơ sở khái quát bức tranh xã hội Tây Nguyên truyền
thống, cuốn sách trình bày thực trạng xã hội Tây Nguyên đương đại trên ba chiều
cạnh: cơ cấu xã hội, tổ chức xã hội, giá trị xã hội, từ đó phân tích và làm sáng tỏ
một số vấn đề cơ bản của xã hội Tây Nguyên hiện nay, đề xuất những quan điểm,


8

kiến nghị, giải pháp làm cơ sở khoa học cho xây dựng chính sách phát triển bền
vững xã hội Tây Nguyên trong những thập niên tới.
Về văn hóa – phong tục tập quán, nghi lễ - lễ hội có: Văn hóa cổ truyền Tây
Nguyên của tác giả Lưu Hùng (1996), ở tác phẩm này ông mô tả chi tiết về văn hóa
truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đồng thời nhấn mạnh văn hóa
Tây Nguyên tồn tại trong không gian sinh tồn của buôn làng với các phong tục tập
quán, nghi lễ... Trong cuốn Tây Nguyên - những chặng đường lịch sử văn hóa tác
giả Nguyễn Tuấn Triết (2007) lại cho thấy góc nhìn lịch sử - văn hóa lâu đời trên
mảnh đất Tây Nguyên, tác giả cho người xem cái nhìn chứa đựng nhiều giá trị văn
hóa truyền thống của nhiều thành phần dân tộc theo dòng lịch sử gắn với những sự
kiện diễn ra tại nơi đây từ những ngày đầu sơ khai đến cuối thế kỷ 20, tất cả được
thể hiện rõ nét trong quá trình sáng tạo ra một kho tàng văn hóa dân gian đồ sộ mà

độc đáo, cùng nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú và đa dạng. Cuối cuốn
sách tác giả nêu lên những ý tưởng cần làm trong cơng tác bảo tồn và phát triển văn
hóa, củng cố và phát triển quan hệ đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên. Trong cuốn
Nghi lễ, lễ hội Ê đê của Trương Bi (2010), ông giới thiệu những nội dung cơ bản về
nghi lễ - lễ hội truyền thống của người Ê đê, nội dung nhắc đến hai hệ thống nghi lễ
- lễ hội cơ bản: nghi lễ - lễ hội vòng đời người, nghi lễ - lễ hội vịng đời cây lúa
(cịn gọi là nghi lễ nơng nghiệp). Các nghi lễ - lễ hội của người Ê đê phản ánh quá
trình ra đời, tồn tại, phát triển là xuất phát từ cuộc sống lao động chinh phục núi
rừng thiên nhiên. Cũng tác giả Trương Bi – Bùi Minh Vũ cuốn sách Bảo tồn, phát
huy di sản văn hố các tộc người Êđê, M’nơng (2009) là tác phẩm giới thiệu tiềm
năng di sản văn hoá các tộc người Ê-đê, M'nông và một số kết quả đạt được công
tác bảo tồn và gìn giữ các tín ngưỡng, nghi lễ lễ hội và các di sản tinh thần cũng
như di sản văn hóa vật thể đặc trưng gắn với đời sống văn hóa của cộng đồng người


9

Ê đê bên cạnh đó là những giải pháp cơ bản để bảo tồn, phát huy di sản văn hoá các
tộc người Ê-đê, M'nông.
Những tài liệu viết về già làng vai trò của già làng đối với các dân tộc tại chỗ,
với đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội của cộng đồng một số tộc người có các cơng
trình như: “Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của già làng, trưởng bản”
(2004) đề tài khoa học cấp bộ do Phan Hữu Dật làm chủ nhiệm, đây là cơng trình
phản ánh đa dạng với những góc nhìn khác nhau về già làng, vai trị của già làng,
trưởng bản ở các dân tộc miền núi phía Bắc trong đời sống kinh tế cộng đồng, trong
giữ gìn bản sắc văn hóa làng bản và vận động, tuyên truyền thực hiện một số chủ
trương xây dựng cộng động. Đồng thời, thông qua thực trạng đời sống của một số
dân tộc vùng đặc thù tác giả đưa ra các biện pháp để phát huy vai trò của tầng lớp
già làng, trưởng bản trong cả nước. Đề tài “Vấn đề già làng và vai trò của già làng
trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở buôn làng Tây Nguyên” (2003) do Bùi

Minh Đạo làm chủ nhiệm đã nhìn nhận khá tồn diện về vấn đề già làng và vai trị
của già làng trong cộng đồng tộc người thiểu số tại Tây Nguyên. Đề tài tập trung
nghiên cứu vai trò già làng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo và công
tác tuyên truyền, phát triển các buôn, làng người Ba Na, Jrai, M’nông, Ê đê sinh
sống tại các tỉnh Gia lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đăk Nông,… Trong đó, tác giả cịn
đưa ra những nhận định, kiến nghị và đề ra một số giải pháp để phát huy vai trò già
làng và để thực hiện tốt các cơng tác chính sách dân tộc và những phương án hỗ trợ.
Tương tự, năm 2013, Bùi Minh Đạo cũng chủ nhiệm phát triển một đề tài cấp nhà
nước “vai trò của già làng, phụ nữ và tri thức các dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk
Lắk trong 25 năm đổi mới và trong phát triển bền vững hiện nay”. Trong đó, nội
dung chia làm ba nhóm, già làng là nhóm đầu tiên với những bài viết từ nhiều tác
giả là nhà nghiên cứu, các bài viết nói đến vai trò của già làng trong 25 năm đổi mới
vẫn còn hiện hữu với vai trị khơng phủ nhận được, là đại diện tiêu biểu cho thiết


10

chế tự quản buôn làng Tây Nguyên xưa, cũng là đại diện trí tuệ cộng đồng. Đến
nay, già làng tiếp tục phát huy vai trị trong kế thừa, duy trì phong tục tập quán
truyền thống, bảo tồn văn hóa dân tộc, thực sự là nhân tố quản lý xã hội phi chính
thức, hỗ trợ cần thiết cho hệ thống chính trị trong quản lý các buôn làng, vận động
dân làng xây dựng đời sống văn hóa mới, phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an
ninh chính trị trên cơ sở tin tưởng vào sự lãnh đạo, các chủ trương, đường lối của
Đảng, tuân thủ pháp luật của Nhà nước. Các tác giả làm nổi bật vai trò già làng với
tư cách là cầu nối giữa luật tục và luật pháp, giữa truyền thống và hiện tại, uy tín,
sức ảnh hưởng của già làng được đánh giá to lớn khơng kém trưởng các đồn thể
chính trị thơn, nếu được động viên và phát huy, song đến nay các chính sách của
Nhà nước đối với họ lại chỉ có ý nghĩa tơn vinh là chính, chưa có chế độ hưởng phụ
cấp ngân sách riêng và thỏa đáng. Qua công trình thực hiện đề tài các nhóm tác giả
chỉ ra bài học kinh nghiệm, và nêu lên một số quan điểm, đề xuất kiến nghị, giải

pháp phù hợp, khả thi, làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng chính sách nhằm kế
thừa, phát huy hiệu quả vai trò của già làng các dân tộc thiểu số tại chỗ trong phát
triển bền vững Tây Nguyên ở giai đoạn đổi mới và phát triển.
Bên cạnh các cơng trình trên, cuốn sách Già làng Tây Nguyên của tác giả
Linh Nga Niê Kđăm (2007) là cuốn sách chỉ dành riêng viết về vị già làng trong
cộng đồng dân tộc tại Tây Nguyên, dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu dân tộc
bản địa, cuốn sách giới thiệu về một số dân tộc tại chỗ như H’Mơng, Ê đê, Ba Na,
nói về già làng tại các buôn, bon. Tác giả khái quát già làng là người đứng đầu được
nể trọng, là con người am hiểu và vận dụng luật tục, qua các điều trích từ luật tục,
trong các quy tắc xử sự, là người cao quý trong sử thi qua các dòng thơ, ca cổ minh
họa, già làng – người có tiếng nói với đồng bào trong cộng đồng qua cuộc đấu tranh
cách mạng giữ gìn bn làng góp phần chống giặc ngoại xâm, già làng sau 1975
chống Fulro và góp sức vận động, cảm hóa, giác ngộ những đứa con đã lầm lạc


11

nghe theo lời xúi giục của thành phần phản động trở về với bn làng, làm lại cuộc
sống.
Ngồi những cơng trình lớn trên, cịn có các bài viết của một số tác giả trong
các báo cáo chuyên đề, đề cập đến vai trị của già làng trong các cơng tác xây dựng
đời sống văn hóa và phát triển bn làng về kinh tế, xã hội và văn hoá như:
- Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện phong trào xây dựng tổ dân phố, thơn,
bn văn hóa trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột (1989-2009).
- Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện phong trào “toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thành phố Bn Ma Thuột (2000-2015)
Báo cáo do phịng văn hóa thành phố tổng hợp về tình hình thực hiện xây
dựng bn văn hóa với những kết quả bước đầu thực hiện phong trào theo các chỉ
thị, nghị quyết của Nhà nước, báo cáo có nêu những lợi thế tại chỗ, những khó khăn
về kinh tế, an ninh chính trị, đời sống văn hóa, những mục tiêu đề ra đã đạt được và

chưa thực hiện được trong phong trào. Từ kết quả thu được, trong báo cáo chỉ ra
nguyên nhân hạn chế, bài học kinh nghiệm và vạch ra phương hướng, nhiệm vụ
trọng tâm cần thực hiện phong trào hiệu quả hơn trong giai đoạn tiếp theo.
- Báo cáo chuyên đề phát huy vai trị người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu
số ở Tây Nguyên. Báo cáo tập hợp nhiều bài viết chun đề đánh giá vai trị người
có uy tín, trong đó chủ yếu về các già làng tại các buôn làng. Thực hiện các chuyên
đề là các đơn vị phòng – ban dân tộc, dân vận, tuyên giáo,... và một số cán bộ hoạt
động cấp cơ sở. Các chuyên đề nêu ra đặc điểm tình hình, vấn đề và thực trạng vai
trị người có uy tín đối với dân tộc tại chỗ, đồng thời trong mỗi chuyên đề đều có
những đánh giá, góp ý một số nhiệm vụ và nêu ra giải pháp để phát huy vai trò
người có uy tín đạt hiệu quả.
Ngồi ra, trong những cơng trình khác viết về các dân tộc Tây Nguyên hay
người Ê đê, ít nhiều nội dung bên trong đều có quan tâm, nhắc đến người già làng


12

với những mối liên hệ, gắn kết với con người, phong tục, tập quán, nghi lễ,… mặc
dù chỉ là những chuyên khảo nhỏ, hay chỉ vài dòng ngắn ngủi, nhưng những tác
phẩm ấy cũng là cơ sở quan trọng, là những nguồn thơng tin q báu đóng góp giúp
cho luận văn của tơi được hồn thiện hơn.
Các cơng trình của các tác giả kể trên là nguồn tài liệu quan trọng giúp người
viết có thể tham khảo để hồn thành luận văn nghiên cứu của mình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò của già làng và phát huy vai trị của họ
trong xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng người Ê đê.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Luận văn thực hiện nghiên cứu tại 04 buôn Ê đê gồm: 02 buôn
nội thành và 02 ngoại của thành thành phố Buôn Ma Thuột.

+ Nội thành: Buôn Ky: Bn truyền thống, cịn giữ nhiều bản sắc và nghi lễ
già làng lớn tuổi thông tường về tập tục của người Ê đê và các lễ thức vẫn diễn ra
hàng năm.
Buôn Ako Dhong: Buôn hiện đại, đời sống kinh tế - văn hóa phát triển, có
nhiều sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
+ Ngoại thành: Buôn Dhă Prơng xã Cư Êbur: Bn duy trì và phát triển đời
sống nông nghiệp
Buôn Tơng Jú thuộc xã Ea Kao: buôn còn lưu giữ và thực hiện nghề truyền
thống của người Ê đê.
- Thời gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu khoảng thời gian năm 2001 đến nay
để tìm hiểu và xác định vai trị của già làng, thu thập thơng tin, phỏng vấn về vai trò
của già làng từ giai đoạn sau giải phóng đến biến động năm 2001 và những thay đổi
đến thời điểm hiện tại để so sánh với vị trí, vai trị của già làng trong truyền thống


13

(trước 1975), từ đó làm cơ sở để phát huy vai trò già làng theo mục tiêu của luận
văn. Mốc thời gian 2001 vì, đây là năm tại Đắk Lắk và một số tỉnh thuộc Tây
Nguyên đã xảy ra một số cuộc bạo loạn của người đồng bào dân tộc thiểu số nghe
theo lời dụ dỗ của các phần tử xấu chống phá cách mạng và nhà nước Việt Nam.
Bắt đầu từ những năm này, Đảng – Nhà nước cũng chú trọng hơn về vấn đề hịa
bình và giải quyết xung đột trong vấn đề dân tộc thiểu số tại chỗ như Ban hành các
Quyết

định

168/2001/QĐ-TTg,

Quyết


định

173/2001/QĐ-TTg,

Quyết

định186/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giải quyết các vấn đề về đất đai
cho đồng bào dân tộc thiểu số; Quyết định 159/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 xây
dựng cơ sở giáo dục và nhà ở cho con em đồng bào dân tộc thiểu số; Quyết định số
47/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tạo điều kiện học tập và nghề nghiệp
cho con em đồng bào dân tộc thiểu số. Để đảm bảo giữ vững được an ninh, quốc
phòng cũng như giúp đỡ bà con buôn làng hiểu về một số chính sách, chủ trương
đường lối nhà nước về vấn đề dân tộc cũng như nền độc lập tự do hiện tại, các cấp
chính quyền tại địa phương và trung ương rất cần sự giúp đỡ cũng như sự phối kết
hợp của đội ngũ già làng tại các buôn đồng bào nhằm giải thích, tuyên truyền bà
con đồng bào hiểu rõ về Nhà nước và cảnh giác với các thế lực xấu có ý đồ gây chia
rẽ. Quyết định 85/2002/QĐ-TTg ngày 28/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng(khoá IX) về Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã,
phường,thị trấn với những nét đặc thù ở vùng đồng bào dân tộc. Và Quyết định
số 122/2003/QĐ-TTg ngày 12/6/2003 của thủ tướng chính phủ, chương trình hành
động thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành trung ương đảng khố
IX về cơng tác dân tộc. Trong đó, nội dung tại mục 4 của quyết định với nhiệm vụ
cần tập trung cần phát huy vai trị tích cực của các già làng, trưởng bản, người có uy
tín và nhân sĩ, trí thức trong các dân tộc. Qua đó, già làng tại các bn có cơng lao


14


rất lớn trong việc khuyên bảo và tham gia kêu gọi, vận động những người lầm lỗi
quay về với buôn làng và tham gia xây dựng buôn làng, tham gia đời sống văn hóa
lành mạnh theo chủ trương của nhà nước.
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu:
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Vai trò của già làng người Ê đê hiện nay trong xây dựng đời sống văn hóa
như thế nào?
- Tại sao cần phát huy vai trò của già làng?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Các cơng trình nghiên cứu đi trước cho thấy, già làng là người đứng đầu một
buôn Ê đê, được người trong cộng đồng tín nhiệm và có thể giúp người dân giải
quyết các vấn đề khúc mắc trong địa vực buôn làng; là cầu nối gắn kết bn làng
với chính quyền, nhà nước để cùng nhau chia sẻ, xây dựng và phát triển cộng đồng.
Trải qua các giai đoạn lịch sử nhìn lại để thấy giá trị của họ trong quá khứ, và trong
bối cảnh hiện nay già làng có vai trị quan trọng, là nét văn hóa cần được giữ gìn để
phát huy vai trị của già làng, tiếp tục giúp bn làng duy trì ổn định, gìn giữ và lưu
truyền những nét bản sắc văn hóa dân tộc, cùng nhau xây dựng đời sống văn hóa
trong bn làng.
Với tư cách người đại diện uy tín, già làng có khả năng vận động, tun
truyền, giải thích những chính sách văn hố đến với nhân dân và đại diện buôn làng,
phối hợp xây dựng buôn văn hoá theo định hướng đường lối phát triển, chủ trương
mới của nhà nước để phù hợp với hình thái xã hội. Vì vậy, phát huy vai trị của già
làng người Ê đê chính là góp phần cùng với cộng đồng xây dựng đời sống văn hóa,
giúp cộng đồng phát triển, đó chính là điều cần làm.


15

6. Phương pháp nghiên cứu
Phân tích hệ thống dữ liệu đã thu thập, những tài liệu đã được công bố liên

quan đến chuyên đề, được các cơ quan có thẩm quyền và địa phương cho phép sử
dụng, đồng thời kế thừa các cơng trình của các tác giả đi trước để phân tích, nhận
định và đánh giá.
Bên cạnh đó, tơi sử dụng phương pháp định tính để thu thập dữ liệu tại địa
bàn nghiên cứu:
Quan sát: Phương pháp này giúp tôi thu thập những thông tin ban đầu về đối
tượng nghiên cứu, từ đó đưa ra những định hướng cụ thể cho những vấn đề cần làm
rõ trong luận văn. Quan sát nhằm mục đích đưa ra những hình dung cụ thể về địa
bàn cư trú, đời sống sinh hoạt của người Ê đê tại thành phố Buôn Ma Thuôt.
Quan sát tham dự: Với mục đích trải nghiệm đời sống của người Ê đê tôi tiến
hành quan sát tham dự một số hoạt động trong sinh hoạt thường ngày và trong một
số buổi sinh hoạt tập thể của già làng cũng như một số nghi thức, nghi lễ trong tín
ngưỡng của cộng đồng.
Tìm hiểu về vai trị của già làng trong sinh hoạt thường ngày, tôi đã quan sát
không gian bn làng, cách bày trí khơng gian sinh hoạt thường ngày của gia đình
người Ê đê, cùng tham gia đi thăm hỏi, làm quen với các gia đình trong bn, đến
các lớp học tập cồng chiêng, nhạc cụ và làm nghề truyền thống trải nghiệm, chứng
kiến trực tiếp cách nói chuyện, hành động, cử chỉ thăm hỏi, chỉ bảo và động viên
của già làng đối với người dân trong buôn. Trong những buổi sinh hoạt buôn làng
vào những ngày lễ tôi được chứng kiến và giao tiếp với người dân trong cộng đồng
để tìm hiểu về những gì già làng đã thực hiện cho buôn làng, về những nghi thức,
nghi lễ cần có sự tham gia thực hiện của già làng, vai trò của họ trong các nghi lễ
ấy. Các sự việc, sự kiện diễn ra một cách chân thực, đầy đủ, đồng thời giúp tôi thiết


16

lập được mối quan hệ gắn bó với cộng đồng nơi tôi tiến hành nghiên cứu, giúp thu
thập được nhiều thơng tin hữu ích và đáng tin cậy phục vụ cho đề tài.
Bên cạnh đó, quan sát tham dự sẽ giúp tơi nhận diện được vị thế, vai trị của

già làng đối với người đồng bào trong cộng đồng. Từ đó, tiến hành tổng hợp, so
sánh và phân tích.
Phỏng vấn sâu: đây là phương pháp chính giúp tơi thu thập được những thơng
tin chính thức phục vụ cho luận văn.
Với đề tài này, tôi lựa chọn phỏng vấn hồi cố theo phương pháp chọn mẫu
có chủ đích, đó là những người cao tuổi và có uy tín trong cộng đồng là: già làng,
trưởng họ và người lớn tuổi trong một số gia đình để biết về những vị già làng trong
truyền thống, những gì mà các vị già làng đi trước đã làm cho buôn.
Tôi cũng tiến hành phỏng vấn sâu chủ tịch phường/ xã; cán bộ văn hóa và
cán bộ phụ trách vấn đề dân tộc thành phố, để tìm hiểu về các hoạt động và tương
tác của già làng, tầm quan trọng của già làng cùng với các chính sách, đường lối
hiện nay của nhà nước, cơ quan chính quyền địa phương đối với dân làng, các vấn
đề về già làng phát huy vai trị của mình kết hợp với chính quyền ra sao qua q
trình vận động và vận dụng các chính sách để xây dựng đời sống văn hố tại bn.
Đồng thời, tơi tiến hành phỏng vấn sâu những người ở độ tuổi trung niên theo
chọn mẫu định mức, họ là tầng lớp đồng hành trong q trình chuyển biến từ những
ngày sau giải phóng đến nay, tiếp xúc với vai trị già làng có sự ảnh hưởng bởi các
phương thức nông nghiệp mới và sự xâm nhập biến đổi văn hóa của q trình cộng
cư từ các dân tộc khác đến, cùng với cách thức tiếp cận và ứng xử của già làng
trong quá trình định canh định cư với các phương pháp khoa học kỹ thuật kết hợp
với kinh nghiệm truyền thống mà già làng đã áp dụng giúp buôn và tác động trực
tiếp đến đời sống của bn làng. Với những cái nhìn và đánh giá nhận xét từ những


17

gì họ tiếp xúc để kiểm chứng, đối chiếu với các thông tin thu thập được qua phỏng
vấn những đối tượng khác nhau.
Phỏng vấn những bạn trẻ độ tuổi thanh niên theo mẫu thuận tiện, tìm hiểu sức
ảnh hưởng, sự hiểu biết, niềm tin và mong muốn đối với vị già làng trong bn, vị

trí của già làng liệu có còn phù hợp và cần thiết đối với thế hệ trẻ hiện nay. Nội
dung cuộc phỏng vấn được chuẩn bị sẵn một hệ thống những câu hỏi phù hợp với
nội dung nghiên cứu cũng như đối tượng nghiên cứu.
Cuối cùng, dùng phương pháp phân tích để viết luận văn. Sau khi đã thu thập
được nguồn tài liệu sẽ phân chia tài liệu thành những nhóm khác nhau, tiếp theo
tổng hợp và phân tích để có cái nhìn đầy đủ, tồn diện hơn về đối tượng nghiên cứu.
Từ tài liệu thu thập được, phân tích, nhận định và đánh giá các thơng tin một cách
có hệ thống, theo những trình tự lơgic khoa học giúp cho người nghiên cứu có thể
trình bày nội dung vấn đề được nhanh chóng, mạch lạc, rõ ràng.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
7.1. Ý nghĩa khoa học
Khi phân tích hệ thống các khái niệm - lý thuyết, đề tài làm rõ về vị thế, vai trò
và chức năng cùng với thẩm quyền của già làng trong buôn người Ê đê.
Việc nghiên cứu và thực hiện luận văn sẽ là một đóng góp, góp phần cho việc
tìm hiểu về vai trị và phát huy các vai trò của già làng trong cộng đồng người Ê đê
ở Đắk Lắk.
Bên cạnh đó, đề tài cũng góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu khoa
học về một trong những nét văn hóa một tộc người trong cộng đồng dân tộc, tạo cơ
sở khoa học cho các công trình nghiên cứu sau với những tìm hiểu về một vùng đất
và con người Ê đê


18

7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bổ sung tài liệu về một mảng nhỏ có liên quan đến đời sống văn hóa, về phong
tục, tập quán của người Ê đê. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu
tham khảo cho các cá nhân, tổ chức quan tâm.
Việc phát huy vai trò của già làng người Ê đê trong cộng đồng bn người Ê
đê góp phần nhìn nhận vai trò trong quá khứ và hiện tại, giúp các thế hệ hiểu thêm

về một vị trí gắn với một tộc người, từ đó kế thừa và phát huy các giá trị truyền
thống tốt đẹp.
Kết quả nghiên cứu của luận văn trong một chừng mực nhất định sẽ hữu ích
cho các nhà quản lý về công tác dân tộc và văn hóa trong vùng.
8. Bố cục luận văn:
Gồm có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về người Ê đê tại thành phố Bn
Ma Thuột
Chương này nói về các khái niệm, lý thuyết và tổng quan về địa lý, mơi
trường, xã hội, văn hố và lịch sử tộc người Ê đê tại thành phố Buôn Ma Thuột.
Chương 2: Thực trạng vai trò già làng người Ê đê trong xây dựng đời
sống văn hóa cơ sở
Nói về người già làng, vị thế, vai trò của họ trên các phương diện trong xã
hội người Ê đê truyền thống và vai trò hiện nay của họ trong xây dựng đời sống văn
hóa cộng đồng tại các bn.
Chương 3: Tăng cường vai trò của già làng trong phát triển đời sống văn
hóa cộng đồng người Ê đê tại thành phố Bn Ma Thuột
Chương này, nêu lên các vấn đề cần thiết để phát huy vai trị của già làng ở
nhiều khía cạnh từ thực hiện các chủ trương của nhà nước đến xây dựng đời sống
văn hố trong bn làng.


19

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI Ê ĐÊ
TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT
1.1. Cơ sở lý luận
“Già làng” là cụm từ chỉ những cá nhân có chức sắc tại các bn của người
dân tộc ít người ở Tây Nguyên nói chung và đối với cộng đồng người Ê đê tại Đắk

Lắk nói riêng.
Để thực hiện nghiên cứu, đề tài xin đề cập đến một số khái niệm về già làng,
về vị thế, vai trò xã hội và khái niệm đời sống văn hóa. Bên cạnh đó, đề tài tiếp cận,
áp dụng một số lý thuyết nghiên cứu có liên quan như lý thuyết chức năng và học
thuyết uy quyền vào bài nghiên cứu.
1.1.1. Một số khái niệm
Các khái niệm Già làng
Thiết chế già làng là đặc điểm nổi bật của xã hội Tây Nguyên. Già làng là hội
tụ của nhiều yếu tố, nhưng tựu chung lại nó mang hai yếu tố cơ bản: yếu tố xã hội
và yếu tố tín ngưỡng, nói cách khác là yếu tố thúc đẩy xã hội phát triển, điều hòa xã
hội buôn và sứ giả của thần linh che chở cho làng. Thiết chế ấy là một mắt xích then
chốt nhất để vận hành đời sống cộng đồng buôn truyền thống khi xã hội còn mang
đậm sắc thái của xã hội nguyên sơ.
Trước tiên cần hiểu: thuật ngữ già làng, hội đồng già làng,… là những cụm từ
xuất hiện sau năm 1954 theo nghĩa tiếng Việt, do các nhà nghiên cứu đặt cho một
người hay một nhóm người trong cộng đồng bn, bon, bản, làng dân tộc thiểu số.
Trước đó, từ thiết chế tự quản trong xã hội truyền thống đối với người Ê đê, già
làng chính là Pơ pin ea, Pô lăn hay Mtâo nghĩa gốc của dân tộc Ê đê là chủ bến
nước, chủ buôn hay chủ đất. Hay nói cách khác, chủ bến nước, chủ bn hay chủ


20

đất đều là chỉ về một người đứng đầu của bn người Ê đê cũng chính là già làng
mà các nghiên cứu về dân tộc nói đến. Vậy nên, với tư cách là tác giả trong đề tài
nghiên cứu này, tôi xin dùng thuật ngữ già làng theo những nhà nghiên cứu đi trước
đã đặt ra để thực hiện nghiên cứu của mình.
Trong tiếng Việt, già làng có nghĩa là người già ở làng. Dùng danh từ già làng
để chỉ một cá nhân hay một lớp người cao tuổi ở nông thôn, trong các văn bản, tài
liệu, công văn giấy tờ, văn hóa nghệ thuật,…thuật ngữ già làng thường được dùng

chỉ một cá nhân cao tuổi hay một lớp người cao tuổi được kính nể, được trọng vọng
do tuổi cao, do phẩm chất đạo đức trong sáng, mẫu mực thủy chung, do vốn kinh
nghiệm tích lũy được có thể giúp ích cho dân làng bằng những lời khuyên thiết
thực, hợp tình hợp lí. [16, tr.2]
Theo nhà nghiên cứu dân tộc tại Đắk Lắk Linh Nga Niê Kdăm, Già làng là
tổng hợp ý thức của hai khái niệm cá nhân và cộng đồng, cá nhân ở đây được sàng
lọc và lựa chọn theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt như tuổi tác, kinh nghiệm, sự tín
nhiệm,… được tập thể cùng đồng lịng tôn vinh. Nghĩa là: Già làng = sự hợp nhất
giữa cái cá nhân tiêu biểu + sự thống nhất, đồng thuận của cộng đồng. Cái cá nhân
chỉ được tôn vinh khi và chỉ khi nó là cái tiêu biểu trong đời sống, mà cái tiêu biểu
ấy là sự am hiểu tri thức truyền thống, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, trong
đời sống và nhận được sự tín nhiệm của mọi người trong làng, đồng thời tín nhiệm
ở đây bao hàm cả sự ủy thác của thần linh [46, tr. 109]
Theo Phan Hữu Dật, Già làng là lớp người cao tuổi, được chuyển từ lớp người
thanh niên sang lớp người cao niên. Khi nói đến già làng, là người ta muốn nói tới
con người khơng cịn ở tuổi thanh niên với tất cả nhiệm vụ và quyền lợi được luật
tục quy định, mà chuyển sang lớp tuổi khác. Như vậy, già làng là người cao tuổi
nhưng không nhất thiết là người cao tuổi nhất trong buôn và nhất thiết phải là người
khơng cịn ở lớp tuổi thanh niên, theo luật tục quy định đối với từng cộng đồng. [16,


21

tr.2] Mặc nhiên, già làng truyền thống trong cộng đồng người Ê đê là những người
thuộc lớp lão làng như GS. Phan Hữu Dật đã đề cập, và truyền thống đó cịn kéo dài
cho tới những thập kỷ gần đây. Những người được suy tôn làm già làng vẫn là
những người am hiểu luật tục, giỏi ngoại giao,...
Từ những quan niệm trên, khái niệm già làng có thể được hiểu là: Một “chức
danh” trong buôn, làng, thôn, bản của người dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc, miền
núi, vùng cao Việt Nam; Người già trong thôn (buôn) được dân tại chỗ tín nhiệm

bầu vào chức vụ này do có uy tín với cộng đồng; Người chịu trách nhiệm đứng ra
giải quyết các vấn đề theo luật tục, các tranh chấp phát sinh trong cuộc sống nhờ
vào tiếng nói có trọng lượng; Vị thủ lĩnh của một buôn làng hoặc là đại diện cho
một dòng họ của một tộc người nào đó được người trong dịng tộc hoặc người dân
thuộc dòng tộc khác ở nơi cư trú tự nguyện tin và theo. [94, tr.44]
Như vậy, già làng là một chức danh dùng cho một cá nhân, được tập thể người
dân trong một cộng đồng dân tộc thiểu số tôn trọng và tín nhiệm, bầu chọn giữ địa
vị là người đứng đầu trong cộng đồng, với điều kiện cá nhân đó phải là người am
hiểu tri thức truyền thống của cộng đồng, có nhiều kinh nghiệm sống cùng với độ
tuổi, có uy tín trong lời nói và việc làm, có trách nhiệm với cộng đồng trong việc
giải quyết các vấn đề theo luật tục và đại diện cho cộng đồng giao tiếp, ứng xử với
các mối quan hệ xã hội bên ngoài.
Theo phỏng vấn nghiên cứu từ các vị già làng trong các buôn tại Thành phố
Buôn Ma Thuột: Mỗi buôn chỉ có một già làng cùng với hội đồng già làng gồm 3-4
người đến 7-8 người, trong Hội đồng có già làng và các trưởng họ đại diện cho họ
tộc của mình, già làng là người đứng đầu điều hành công việc chung, các già khác
(trưởng họ) trong hội đồng cùng nhau bàn bạc, đóng góp ý kiến, hỗ trợ già làng,
giúp giải quyết các vấn đề được khách quan hơn.


×