Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Luận văn phục dựng lễ hội truyền thống của người xtiêng ở bình phước giai đoạn 2006 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 114 trang )

1

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 4
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 5
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 11
4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 11
4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 11
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 12
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................. 14
7. Bố cục luận văn ....................................................................................... 15
CHƯƠNG 1.................................................................................................... 17
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ......................................................... 17
VỀ NGƯỜI XTIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC .................................................... 17
1.1. Các khái niệm ....................................................................................... 17
1.1.1. Lễ hội............................................................................................. 17
1.1.2. Phục dựng...................................................................................... 19
1.2. Người Xtiêng Bình Phước và lễ hội truyền thống của người Xtiêng
Bình Phước .................................................................................................. 24
1.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội Bình Phước .................... 24
1.2.2. Người Xtiêng Bình Phước ............................................................ 26
1.2.3. Khái quát về lễ hội truyền thống của người Xtiêng Bình Phước.. 32
CHƯƠNG 2.................................................................................................... 48


2

THỰC TRẠNG PHỤC DỰNG LỄ HỘI ..................................................... 48


CỦA NGƯỜI XTIÊNG BÌNH PHƯỚC ..................................................... 48
2.1. Những tác động kinh tế xã hội đến việc bảo tồn lễ hội của người
Xtiêng Bình Phước. ..................................................................................... 48
2.2. Nhu cầu phục dựng lễ hội truyền thống của người Xtiêng Bình Phước
..................................................................................................................... 52
2.3. Chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về phục dựng lễ hội ... 56
2.3.1.Chủ trương, chính sách của Trung ương........................................ 56
2.3.2. Chủ trương chính sách của tỉnh Bình Phước trong việc phục dựng
lễ hội truyền thống của người Xtiêng Bình Phước ................................. 58
2.4. Dự án và kết quả phục dựng lễ hội của người Xtiêng Bình Phước ..... 61
2.4.1. Đối với các lễ hội được phục dựng thuộc dự án chương trình mục
mục tiêu quốc gia .................................................................................... 64
2.4.2. Các lễ hội được phục dựng thuộc các dự án khác......................... 72
CHƯƠNG 3.................................................................................................... 81
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ VĂN HÓA ........................................... 81
TRONG HOẠT ĐỘNG PHỤC DỰNG LỄ HỘI........................................ 81
CỦA NGƯỜI XTIÊNG BÌNH PHƯỚC TỪ GĨC ĐỘ QUẢN LÝ VĂN
HĨA ................................................................................................................ 81
3.1. Những mặt tích cực và hạn chế trong hoạt động phục dựng lễ hội
truyền thống của người Xtiêng ở Bình Phước ............................................ 81
3.1.1. Tích cực ......................................................................................... 81
3.1.2. Những hạn chế .............................................................................. 87
3.2. Kiến nghị .............................................................................................. 91
3.2.1. Đối với chính sách bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa .......... 91


3

3.2.2. Đối với việc triển khai dự án phục dựng lễ hội truyền thống, bảo
tồn di sản văn hóa .................................................................................... 95

3.2.3. Đối với nhân dân tham gia dự án phục dựng lễ hội .................... 100
KẾT LUẬN .................................................................................................. 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 109
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 114


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bình Phước là tỉnh ở vùng Đông Nam Bộ được chia tách và tái lập năm
1997 gồm 5 huyện ở phía bắc của tỉnh Sơng Bé với diện tích tự nhiên là
6.857,62 km2, lớn nhất trong các tỉnh ở vùng Đông Nam Bộ. Dân số hiện nay
là 970.030(1) người với hơn 41 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, người Kinh
(Việt) chiếm đa số với hơn 80% dân số tồn tỉnh. Người Xtiêng, Khmer,
Mnơng là các dân tộc thiểu số đã sinh sống lâu đời ở vùng đất này. Nền kinh
tế truyền thống của người Xtiêng chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp (chủ
yếu là canh tác lúa rẫy, lúa nước với phương pháp và kỹ thuật thô sơ) và khai
thác nguồn lợi từ tự nhiên. Tuy nhiên do phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự
nhiên và nguồn nước nên họ cũng chỉ canh tác một vụ mùa trong năm, năng
suất thu hoạch thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Ngày nay, mặc dù đã có
những chuyển biến nhất định trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật
nuôi, thu nhập của người dân đã có những thay đổi nhất định nhưng vẫn chưa
thật sự bền vững.
Quá trình cư trú và sinh sống lâu đời trên vùng đất Đơng Nam Bộ nói
chung, Bình Phước nói riêng, người Xtiêng đã sáng tạo ra nhiều loại hình văn
hóa mang đặc sắc. Tuy nhiên, dưới tác động của quá trình hội nhập và phát
triển trong giai đoạn hiện nay, nhiều loại hình văn hóa của các cộng đồng cư
dân sinh sống trên địa bàn Bình Phước nói chung, người Xtiêng nói riêng đã
và đang bị mai một, trong đó có lễ hội truyền thống.

Phục dựng lễ hội truyền thống là một trong những việc làm cụ thể hóa
chủ trương của Đảng về việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo Nghị quyết Trung ương V khóa VIII.
Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa của các cộng

1

Số liệu do Cục thống kê tỉnh Bình Phước cung cấp năm 2014


5

đồng dân tộc thiểu số. Các chính sách bảo tồn di sản văn hóa nói chung, phục
dựng lễ hội truyền thống nói riêng đã đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của xã
hội và nhu cầu của nhân dân. Cho đến nay, qua hai giai đoạn thực hiện (giai
đoạn 2006-2010 và giai đoạn 2012-2015), hoạt động phục dựng lễ hội của
người của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Bình Phước đã mang lại những kết
quả nhất định, góp phần bảo tồn giá trị các di sản văn hóa của các cộng đồng
cư dân đang sinh sống trên địa bàn tỉnh. Trong đó có hoạt động phục dựng lễ
hội của người Xtiêng ở Bình Phước.
Tác giả là người làm cơng tác trong ngành văn hóa của địa phương, có
niềm đam mê tìm hiểu về văn hóa dân gian của các cộng đồng cư dân sinh
sống trên địa bàn tỉnh, đồng thời là người trực tiếp tham gia các hoạt động
phục dựng lễ hội truyền thống của các cộng đồng dân tộc thiểu số. Do đó, tác
giả rất quan tâm đến cơng tác bảo tồn di sản văn hóa của địa phương, trong đó
có vấn đề phục dựng lễ hội.
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn về hoạt động phục dựng lễ hội truyền
thống của các cộng đồng cư dân, trong đó có người Xtiêng ở Bình Phước
trong thời gian qua, tác giả chọn đề tài “Phục dựng lễ hội truyền thống của
người Xtiêng ở tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006 - 2012” để nghiên cứu, làm

luận văn tốt nghiệp cho khóa học cao học. Đề tài góp phần nghiên cứu quá
trình tổ chức thực hiện phục dựng lễ hội truyền thống của người Xtiêng trong
khoảng thời gian từ 2006-2012, đánh giá thực trạng của việc phục dựng lễ hội
trong thời gian qua ở Bình Phước, đánh giá những ưu điểm và những hạn chế
của hoạt động này, từ đó đề ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả trong
việc phục dựng lễ hội truyền thống, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa ở Bình Phước nói chung, người Xtiêng nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
+ Mục tiêu chung:


6

Đề tài “Phục dựng lễ hội truyền thống của người Xtiêng ở tỉnh Bình
Phước giai đoạn 2006 - 2012” sẽ nghiên cứu nhằm luận giải các vấn đề liên
quan đến quá trình tổ chức phục dựng lễ hội của người Xtiêng, nghiên cứu
đánh giá kết quả của dự án đối với các cộng đồng cư dân thụ hưởng các dự
án, đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và quốc gia. Đồng thời
phân tích, nhận định đánh giá những mặt tích cực qua cơng tác tổ chức thực
địa trong thời gian qua, phân tích những tồn tại, hạn chế đã có qua các dự án
phục dựng và đề xuất các giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
- Mục tiêu cụ thể:
Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội do các dự án mang lại đối với các
cộng đồng cư dân thụ hưởng dự án, phân tích những tác động tích cực và tiêu
cực (nếu có) để có giải pháp khắc phục hạn chế và phát huy những tác động
tích cực, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý di sản văn hóa
của người Xtiêng nói chung, lễ hội truyền thống của cộng đồng cư dân này
nói riêng.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Về vấn đề nghiên cứu chung về người Xtiêng ở Việt Nam nói chung, ở

Bình Phức nói riêng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu và cơng bố.
- PST.TS Trần Văn Ánh công bố đề tài khoa hoc cấp Bộ ”Đời sống văn
hóa của người Xtiêng ở Bình Phước”, tác giả dành một chương (chương 1) để
trình bày, phân tích các vấn đề liên quan đến lịch sử tộc người, văn hóa tộc
người đặc điểm tộc người của người Xtiêng ở Bình Phước.
- Tác giả Trần Thanh Tùng – Bảo tàng tỉnh Bình Phước có đề tài
Nghiên cứu ứng xử với môi trường tự nhiên của người Xtiêng ở Bình Phước,
nghiên cứu văn hóa ứng xử của cộng đồng cư dân này với môi trường tự
nhiên.


7

- Tác giả Nguyễn Duy Đồi có luận văn Văn hóa quản lý xã hội ở cộng
đồng người S’Tiêng Bình Phước, luận văn thạc sỹ văn hóa học. Tác giả phân
tích tổ chức cộng đồng xã hội của người Xtiêng Bình Phước.
- Tác giả Từ Thị Thơ – Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước có đề
tài Khảo sát về văn học dân gian của người Xtiêng tỉnh Bình Phước. Nghiên
cứu chủ yếu về văn học dân gian của cộng đồng cư dân này trên địa bàn tỉnh
Bình Phước.
- Ở địa phương, thời gian từ năm 1997 đến nay đã có các đề tài khoa
học cấp tỉnh nghiên cứu về người Xtiêng, trong đó có các đề tài nghiên cứu về
dệt thổ cẩm, nghiên cứu về kỹ thuật và phương pháp làm rượu cần, nghiên
cứu về lễ đặt tên thành viên mới...Đặc biệt, từ năm 2010 đến nay đã có các
cơng trình nghiên cứu thuộc dự án chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa
được thực hiện liên quan đến người Xtiêng. Đó là:
+ Dự án Tổng điều tra di sản văn hóa phi vật thể của người Xtiêng Bình
Phước, kết quả đã thống kê, khái quát các di sản văn hóa phi vật thể của người
Xtiêng và thực trạng của nó trong giai đoạn hiện nay. Do Huỳnh Quang Tiên
và Huỳnh Văn Tới làm chủ biên.

+ Đề tài Ứng xử với môi trường tự nhiên của người Xtiêng Bình Phước
do Lê Văn Quang chủ trì. Đề tài nghiên cứu về văn hóa ứng xử của cộng đồng
cư dân này với mơi trường tự nhiên, trong đó tập trung nghiên cứu về ứng xử
trong khai thác tự nhiên, ứng xử trong cư trú, ứng xử trong lao động sản
xuất...
+ Đề tài Nghiên cứu, khảo sát và định dạng âm nhạc của người Xtiêng
Bình Phước, do Trần Thanh Tùng chủ biên. Đề tài khảo sát nhận dạng âm
nhạc truyền thống của người Xtiêng. Thống kê về các loại hình âm nhạc
truyền thống của người Xtiêng và chức năng của nó trong đời sống xã hội của
cộng đồng cư dân này.


8

+ Về dân ca của người Xtiêng, tác giả Hoàng Lâm - ngun tổng biên
tập Báo Bình Phước có đề tài Sưu tầm văn học dân gian Bình Phước và đề
xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển. Đề tài nghiên cứu về các loại hình văn
học dân gian của người Xtiêng ở Bình Phước.
- Tác giả Nguyễn Thành Đức đã nghiên cứu và cơng bố cơng trình
nghiên cứu chun sâu về nghệ thuật múa dân gian của người Xtiêng, người
Mạ, Chơ ro vùng Đông Nam bộ.
- Trong tác phẩm Vấn đề dân tộc ở Sông Bé của tác giả Mạc Đường, có
những phân tích về nguồn gốc tộc người, về văn hóa truyền thống của người
Xtiêng. Phân tích về kinh tế xã hội của cộng đồng cư dân này.
- Trong các cơng trình đã nghiên cứu và cơng bố về người Xtiêng nói
chung, người Xtiêng ở Bình Phước nói riêng, đáng chú ý có cơng trình nghiên
cứu Hệ thống xã hội tộc người của người Stiêng Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX
đến năm 1975 của PGS.TS Phan An. Đây là cơng trình có giá trị khoa học,
trình bày các vấn đề liên quan đến lịch sử tộc người, đặc điểm tộc người, văn
hóa tộc người, đặc điểm kinh tế...của cộng đồng cư dân Xtiêng ở Việt Nam,

trong đó có người Xtiêng ở Bình Phước.
- Liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài, thời gian qua có một số ý
kiến đánh giá đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo in, internet)
của một số nhà nghiên cứu trong nước. Cụ thể như:
+ Tác giả Trần Đức Anh Sơn trong bài “Vấn đề phục dựng và tái hiện
lễ hội” đăng trên báo Nhân dân điện tử đã nhận định “...do thiếu hiểu biết về
di sản văn hóa, do xu hướng thương mại hóa và chính trị hóa hoạt động lễ
hội nên việc phục dựng, tái hiện các lễ hội truyền thống đã có những bất cập,
tạo nên những hệ lụy không mong đợi, gây phản ứng xấu trong dư luận và
cộng đồng”. Phân tích tiếp những nguyên nhân dẫn đến sự bất cập trong việc
phục dựng lễ hội, tác giả cũng đã phân tích “…do những nguyên nhân sau:
Nội dung và hình thức tổ chức của nhiều lễ hội đã bị làm sai lệch vì các lý do


9

khác nhau, chẳng hạn, người ta sẵn sàng cắt bỏ những nội dung quan trọng
của lễ hội truyền thống, sẵn sàng thay đổi khơng gian và hình thức tổ chức lễ
hội vì lý do thương mại hay thay đổi thời gian tổ chức lễ hội chỉ vì lý do
truyền hình trực tiếp; đặt quá nhiều mục tiêu cho việc phục hồi một lễ hội
nên không đáp ứng được mục tiêu nào; nhiều hình thức diễn xướng dân gian
đã bị tách khỏi mơi trường ngun thủy, bị sân khấu hóa, nên bị xơ cứng, giả
tạo và thiếu sức sống; chủ thể của lễ hội khơng nhất qn, thậm chí ngay
trong cùng một cuộc lễ; nhiều nghi thức truyền thống bị loại bỏ hoặc được
thay thế bằng những biến tướng; nhiều loại trang phục, đạo cụ truyền thống
sử dụng trong lễ hội bị thay thế bởi trang phục, phương tiện, thiết bị hiện đại,
khơng đúng với ngun gốc, v.v. thêm vào đó, người tham dự lễ hội khơng
cịn đóng vai trị là chủ thể trong lễ hội, là đối tượng sáng tạo nên di sản văn
hóa mà trở thành khách thể, là những người thưởng thức, sử dụng di sản văn
hóa, thậm chí cịn trở thành "những kẻ tước đoạt văn hóa" như những kẻ

"cướp ấn" trong lễ hội đền Trần ở Nam Ðịnh.
+ Tác giả Đỗ Ngọc Yên trong bài “Phục dựng lễ hội truyền thống có
phục vụ nhu cầu văn hóa của cộng đồng” đăng trên báo Sức khỏe và đời sống
ngày 17/3/2013 sau khi phân tích lễ hội chém lợn ở Phú Xuyên (Hà Nội) và lễ
đâm trâu ở vùng Tây ngun đã phân tích “ ….Ở một góc nhìn khác, việc
phục dựng hay bảo tồn bất cứ một lễ hội cổ truyền nào dù cần thiết đến đâu
cũng cần đảm bảo yêu cầu về các yếu tố văn hóa, khoa học và có tính giáo
dục cao phục vụ cho những con người đang sống trong thời đại văn minh, nếu
khơng thì mọi việc bảo tồn hay phục dựng lễ hội có nguy cơ trở thành những
trị nệ cổ, tức là khuyến khích con người trở về thời kỳ nguyên sơ, dã man,
trái với chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện đại, tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc của Đảng và Nhà nước”. Qua phân tích trên, tác giả muốn
nói đến việc lựa chọn lễ hội để phục dựng cần phải phù hợp với thời đại, với
thuần phong mỹ tục…


10

+ Tác giả V.Minh trong bài “Phục dựng lễ hội truyền thống: Khôi phục
nhiều, hiệu quả bao nhiêu?” đăng trên Báo mới.com ngày 09/12/2010 dẫn lời
của GS.Tô Ngọc Thanh về phục dựng lễ hội “...phần lớn các lễ hội được khơi
phục đều thể hiện rõ vai trị trong đời sống văn hóa, xã hội nhưng khơng ít lễ
hội diễn ra chưa chú trọng đến ý nghĩa văn hóa, lịch sử. Mối quan hệ giữa
truyền thống và hiện đại trong đó khơng được xử lý thích đáng, dẫn đến sự
khập khiễng. Cho nên, điều quan trọng nhất là trong việc phục hồi lễ hội là
cần phục hồi đúng nguyên gốc chứ khơng nên cải biên, cải tiến. Có chăng, chỉ
phát triển những phần mở (phần hội) cho phù hợp với sự phát triển và giao
thoa văn hóa trong giai đoạn hội nhập. Và, như thế việc gắn phục dựng lễ hội
với phát triển du lịch hiệu quả ra sao, trừ một vài địa phương đã có thương
hiệu, là đáp số vẫn còn phải... chờ”.

Như vậy, các nghiên cứu về phục dựng lễ hội nói trên, các tác giả vẫn
chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về những vấn đề mang tính đơn lẻ và chung
chung qua các bài viết phân tích về hoạt động phục dựng lễ hội của các cộng
đồng cư dân trên địa bàn cả nước. Tập trung vào việc phân tích hiệu quả của
dự án, phân tích những mặt hạn chế của các dự án...Đồng thời, các nghiên cứu
cũng chỉ mới đưa ra những giải pháp mang tính chung chung về việc khắc
phục hạn chế tồn tại, chưa đi sâu vào những vấn đề một cách cụ thể, chi tiết
và khoa học.
Ở Bình Phước, vấn đề phục dựng lễ hội của người Xtiêng Bình Phước
thì cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình nào nghiên cứu cụ thể, đầy đủ.
Theo thống kê, từ năm 2006 đến 2012 Bình Phước có trên 10 lễ hội
truyền thống của người Xtiêng được tiến hành phục dựng với nhiều hình thức
khác nhau, ở cấp độ khác nhau. Một số dự án (chủ yếu là các dự án thuộc
chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa) sau mỗi lần phục dựng đều có xây


11

dựng các báo cáo khoa học đánh giá về kết quả và tác động của dự án đối với
các cộng đồng cư dân, của các vùng.
Vấn đề đặt ra là cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu về quá trình
triển khai thực hiện, hiệu quả của dự án đối với người dân thụ hưởng, những
mặt tích cực và hạn chế của các dự án...là những vấn đề đặt ra cần phải
nghiên cứu để luận giải.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các lễ hội của người Xtiêng đã được
phục dựng và hoạt động phục dựng lễ hội truyền thống của người Xtiêng ở
Bình Phước, trong đó tập trung vào giai đoạn 2006-2012.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

4.2.1.Về không gian:
Đề tài sẽ nghiên cứu hoạt động phục dựng lễ hội của người Xtiêng
Bình Phước trên phạm vi địa bàn các sóc ấp của người Xtiêng đã triển khai
thực hiện các dự án phục dựng lễ hội truyền thống giai đoạn 2006 – 2012. Cụ
thể trên 10 huyện thị xã có người Xtiêng sinh sống, trong đó tập trung vào
những nơi đã tổ chức phục dựng lễ hội truyền thống.
4.2.2. Về thời gian
Đề tài sẽ nghiên cứu việc phục dựng lễ hội truyền thống của người
Xtiêng Bình Phước trong phạm vi thời gian từ 2006 – 2012. Đây là khung
thời gian thể hiện hai giai đoạn thực hiện các chính sách của Chính phủ về
việc phục dựng lễ hội truyền thống. Giai đoạn 2006 – 2010 là giai đoạn đầu
tiên thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa do Chính phủ phê
duyệt. Năm 2012 là thời gian bắt đầu của chương trình mục tiêu quốc gia về


12

văn hóa tiếp theo giai đoạn một (giai đoạn 2012-2015). Chọn khung thời gian
này sẽ giúp cho tác giả có những nhận định đánh giá về kết quả thực hiện giai
đoạn một (2006-2010), đồng thời nghiên cứu so sánh về những thay đổi, khác
biệt (nếu có) trong cách tổ chức và hiệu quả của các dự án ở giai đoạn 2012 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Để nghiên cứu vấn đề, đề tài đứng trên hệ thống lý luận quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trên hệ thống quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về tơn giáo tín ngưỡng và Lễ hội truyền thống, về
văn hóa truyền thống, về bảo tồn di sản văn hóa….Đề tài sử dụng hệ thống
các khái niệm, định nghĩa, các quan điểm của các nhà nghiên cứu trong nước
và quốc tế về di sản văn hóa, về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa để
nghiên cứu tiếp cận và giải quyết các vấn đề có liên quan đến luận văn.

5.2. Các phương pháp nghiên cứu cơ bản
Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp Logic học:
Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu. Sử
dụng phương pháp này sẽ giúp cho đề tài có sự hợp lý trong việc phân tích
định tính, định lượng, chặt chẽ về nội dung, trong nhận định đánh giá xác
định giá trị tiêu biểu của Lễ hội.
- Phương pháp Xã hội học:
Quá trình nghiên cứu, đề tài cần sử dụng các điều tra xã hội học, các
điều tra khảo sát thực địa. Đó là những cuộc phỏng vấn các nhân chứng là
những người đã từng trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia Lễ hội, tổ chức Lễ hội,


13

quản lý tài sản của cộng đồng…. Mặc dù có ý kiến cho rằng thơng tin có được
từ phỏng vấn hồi cố có độ tin cậy thấp (được xếp vào loại tài liệu cấp 3)
nhưng hình thức thu thập và khai thác thông tin này vẫn rất cần thiết cho đề
tài, đặc biệt là trong điều kiện những tài liệu thành văn từ trước đến này liên
quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài khá hạn chế.
- Phương pháp nghiên cứu dân tộc học: nghiên cứu về cộng đồng cư
dân và lịch sử hình thành phát triển của các cộng đồng cư dân; nghiên cứu
tâm lý tộc người, văn hóa tộc người nói chung, văn hóa cộng đồng tộc người
của người Xtiêng nói riêng.
- So sánh: Sử dụng phương pháp so sánh về thời gian tổ chức, về quy
mô của Lễ hội và phương pháp tổ chức phục dựng lễ hội của các đơn vị, địa
phương.
- Tổng hợp: Quá trình nghiên cứu, đề tài sẽ sử dụng các thơng tin thu
thập được qua điều tra khảo sát, điều tra xã hội học. Sau đó tiến hành xử lý
thơng tin các phiếu điều tra, kết hợp với việc hợp các tài liệu để hình thành bộ

thơng tin thống nhất về vấn đề cần nghiên cứu. Ngồi ra, đề tài cịn sử dụng
các nguồn tài liệu từ các nhà nghiên cứu, các cơng trình đã xuất bản có liên
quan để tổng hợp thông tin một cách đầy đủ, phục vụ tốt quá trình nghiên
cứu.
- Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn sâu các nhân chứng là
già làng và những người có hiểu biết về lễ hội truyền thống của người Xtiêng
ở Bình Phước, phỏng vấn lãnh đạo các cơ quan đơn vị tổ chức phục dựng lễ
hội truyền thống của người Xtiêng ở Bình Phước giai đoạn 2006-2012.
- Phân tích: Bao gồm các phân tích về định tính và phân tích định
lượng.


14

Trên cơ sở nguồn dữ liệu có được, tác giả sẽ tiến hành phân tích để làm
sáng tỏ những vấn đề liên quan đến nội dung cần nghiên cứu. Trong đó, tác
giả sẽ tiến hành song song đồng thời cả phân tích định lượng (trên có sở số
liệu điều tra khảo sát) và phân tích định lượng trên cơ sở xử lý thông tin tư
liệu đã thu thập liên quan đến nội dung nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Đối với khoa học
Đề tài sẽ góp phần làm rõ những mặt tích cực, những giá trị văn hóa
nhân văn tiêu biểu của việc tổ chức phục dựng lễ hội truyền thống của người
Xtiêng ở Bình Phước trong thời gian qua. Đánh giá thực trạng của việc phục
dựng lễ hội để từ đó đưa ra những nhận định đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả việc tổ chức các dự án trong thời gian tới, góp phần nâng cao công
tác quản lý bảo tồn Lễ hội truyền thống của người Xtiêng nói riêng, các cộng
đồng cư dân khác nói chung một cách phù hợp, hiệu quả.
Đề tài cũng sẽ tạo cơ sở khoa học để các cấp các ngành xây dựng các
chính sách quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa liên quan

đến lễ hội truyền thống của người Xtiêng một cách hiệu quả hơn, phù hợp hơn
trong thời gian tới.
6.2. Đối với thực tiễn
Đề tài sẽ có những đóng góp nhất định đối với khoa học.
- Nghiên cứu các vấn đề về tổ chức phục dựng lễ hội truyền thống của
người Xtiêng ở Bình Phước giai đoạn 2006-2012 sẽ góp phần luận giải về
mục đích, yêu cầu và sự cần thiết phải tiến hành phục dựng các lễ hội truyền
thống, nghiên cứu về hiệu quả của việc phục dựng đối với việc phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương; hiệu quả đối với các cộng đồng cư dân hưởng thụ
dự án.


15

- Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ góp phần cung cấp cho khoa
học những thơng tin có giá trị liên quan đến công tác tổ chức, quá trình thực
hiện dự án, nêu những ưu điểm và những hạn chế trong quá trình tổ chức và
đưa ra một số nhận đinh đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả của các dự án
phục dựng lễ hội của người Xtiêng ở tỉnh Bình Phước. Tạo cơ sở khoa học
giúp cho các cơ quan nghiên cứu tham khảo trong các vấn đề có liên quan đến
phục dựng lễ hội, bảo tồn phát huy giá trị các di sản văn hóa nói chung, lễ hội
truyền thống của người Xtiêng Bình Phước nói riêng, phục dựng lễ hội truyền
thống của địa phương và quốc gia trong thời gian tới.
- Kết quả nghiên cứu của dự án sẽ góp phần vào việc thực hiện tốt cơng
tác quản lý di sản văn hóa nói chung, lễ hội truyền thống của người Xtiêng
nói riêng ở Bình Phước trong thời gian tới.
7. Bố cục luận văn
Luận văn “Phục dựng lễ hội truyền thống của người Xtiêng ở tỉnh Bình
Phước giai đoạn 2006-2012” ngồi phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục,
nội dung chính của luận văn bao gồm ba chương với những nội dung cụ thể

như sau:
- Chương 1: gồm 31 trang. Nội dung chương này trình bày chi tiết về
các khái niệm lễ hội, về khái niệm phục dựng lễ hội. Nghiên cứu về người
Xtiêng và lễ hội truyền thống của người Xtiêng Bình Phước.
- Chương 2: gồm 33 trang.
Trình bày những tác động về kinh tế xã hội đến việc bảo tồn lễ hội
truyền thống của người Xtiêng Bình Phước. Trình bày về nhu cầu phục dựng
lễ hội của người Xtiêng ở Bình Phước.


16

Chương này cũng trình bày những chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước về phục dựng lễ hội và hoạt động phục dựng lễ hội của người
Xtiêng ở Bình Phước.
- Chương 3: gồm 23 trang.
Nội dung trình bày những mặt tích cực và hạn chế trong hoạt động
phục dựng lễ hội của người Xtiêng ở Bình Phước. Đồng thời nội dung của
chương này còn đưa ra các kiến nghị, đề xuất về công tác bảo tồn, phát huy
giá trị di sản văn hóa liên quan đến lễ hội của người Xtiêng Bình Phước trong
thời gian tới, trong đó có hoạt động phục dựng lễ hội.


17

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
VỀ NGƯỜI XTIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Lễ hội

Từ trước đến này, có nhiều quan điểm, khái niệm về lễ hội của nhiều
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đưa ra, tùy vào cách tiếp cận và phương
pháp nghiên cứu của mỗi người.
Ở ngồi nước, có các nghiên cứu về văn hóa dân gian của Hàn Quốc,
Trung Quốc tiếp cận. “Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian/Folklore Hàn
Quốc thường dùng từ Chúc tế để chỉ “lễ hội”, theo họ đây là một thuật ngữ
khoa học [24, tr28]. Họ cũng cho rằng, lễ hội là một hoạt động riêng của con
người.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu Trung Quốc trên cơ sở nghiên cứu
các lễ hội ở các miều thờ Thành hồng ở nước này thì họ gọi hoạt động lễ hội
là miếu hội – lễ hội ở Miếu.
Ở trong nước, tác giả Hoàng Lương trong cuốn Lễ hội dân gian của các
dân tộc thiểu số ở phía bắc trích ý kiến của tác giả Lê Trung Vũ và Nguyễn
Hồng Dương trong cuốn Lịch lễ hội thì cho rằng “Lễ hội là sinh hoạt văn hóa,
tơn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng” [19, tr11]
PGS.TS Nguyễn Hữu Thức cho rằng: “Lễ hội là một hiện tượng xã hội,
phản ánh nhu cầu của các tầng lớp nhân dân về một loại hình sinh hoạt văn
hóa” [34, tr9]
GS.TS Kiều Thu Hoạch cho rằng: Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn
hóa dân gian mang tính tổng hợp, có tỉnh chu kỳ và tính phong tục của một


18

cộng đồng người, vốn đã phát sinh từ thời nguyên thủy xa xưa và phát triển
trong suốt diễn trình lịch sử nhân loại cho đến ngày nay.
Tác giả Ngọc Lý Hiển có viết “Từ điển Tiếng Việt giải nghĩa: Lễ hội
(danh từ) là cuộc vui tổ chức chung có các hoạt động lễ nghi mang tính
truyền thống”[31,tr1].
Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng tập trung lại đều có đặc điểm

chung là tất cả đều cho rằng lễ hội là văn hóa, tồn tại trong khơng gian và thời
gian cụ thể và do con người sáng tạo ra để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của
con người. Họ cho rằng lễ hội gồm hai phần là lễ và hội, hai phần nội dung
này có quan hệ biện chứng lẫn nhau, thống nhất với nhau về nhiều mặt. Phần
“lễ” là phần hoạt động của con người dành cho các đấng bề trên thì phần
“hội” chính là những hoạt động do con người tổ chức để đáp ứng nhu cầu
thưởng thức, hưởng thụ của người dân đi tham dự lễ hội; Nếu phần lễ là phần
có yếu tố nghiêm trang, thiêng liêng và có phần linh thiêng thì phần hội lại là
phần gần gũi, vui vẻ, là hoạt động kết nối giữa con người với con người. Phân
tích thêm về vấn đề này, thạc sỹ Trần Văn Phục, quyền Giám đốc Trung tâm
văn hóa tỉnh Đăk Lăk cho rằng: “Lễ hội gồm hai phần: phần Lễ và phần Hội”.
Trong đó:
- Lễ là những nghi thức được tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm
một sự kiện có ý nghĩa nào đó. Hội là dịp để vui chơi tổ chức cho đông đảo
người dân tham gia, theo phong tục hoặc dịp đặc biệt.
- Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng; diễn ra trên
một địa bàn dân cư; trong một giới hạn không gian và thời gian nhất định,
nhằm nhắc lại một sự kiện nhân vật lịch sử hay huyền thoại, đồng thời để biểu
hiện cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên, với thần thánh và với
con người trong xã hội.


19

Trong các định nghĩa, khái niệm về lễ hội của các nhà nghiên cứu trong
nước, đáng chú ý có định nghĩa của TS. Nguyễn Xuân Hồng, trường Đại học
Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh: Lễ hội nói chung là một hình thái văn hóa
diễn ra nhân một sự kiện xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trong một
không gian và thời gian thiêng liêng và bằng những lễ thức trang trọng cùng
với các loại hình văn hóa cộng đồng hướng tới sự kiện đó. Như vậy qua khái

niệm này, có thể thấy lễ hội trước hết là một hình thái văn hóa, và đã là hình
thái văn hóa thì cần bao gồm cả nhiều yếu tố liên quan như: tổ chức, nhận
thức và ứng xử. Đối với lễ hội, cần phải có nhận thức đúng đắn và phù hợp từ
đó dẫn đến việc tổ chức tốt lễ hội và ứng xử đúng mực với lễ hội truyền
thống. Khái niệm trên cũng đã nêu ra nguồn gốc xuất xứ của lễ hội, đó là diễn
ra nhân một sự kiện xã hội có ý nghĩa đặc biệt, các yếu tố để hình thành lễ hội
và tổ chức lễ hội….
1.1.2. Phục dựng
Phục dựng lễ hội là một trong những chủ trương chính sách của Đảng
và Nhà nước nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa của các cộng
đồng dân tộc Việt Nam nói chúng, người Xtiêng Bình Phước nói riêng.
Trước đây đã có một số văn bản trước đây đã đề cập đến vấn đề phục
dựng lễ hội, tuy nhiên cách dùng từ có khác đi đơi chút. Thơng tư
1854VH/TT của Bộ Văn hóa ngày 20/10/1956 sử dụng từ phục hồi lễ hội để
chỉ việc tổ chức lại các lễ hội đã lâu không tổ chức. Tuy nhiên, việc phục hồi
lễ hội ở giai đoạn này còn khá hạn chế, văn bản pháp luật này cũng chỉ có
hiệu lực đối với vùng Bắc Bộ, bởi do điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, miền Nam
(trong đó có Bình Phước) đang chịu sự cai trị của chế độ Việt Nam Cộng
Hòa.
Cụm từ Phục dựng lễ hội: Là cụm từ được xuất hiện trong những năm
đầu thế kỷ XXI và chính thức đi vào văn bản nhà nước năm 2007, trong


20

Quyết định số 125/2007/QĐ-TTg ngày 31/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 20062010. Trong Quyết định này có một nội dung ghi “mục tiêu là phục dựng 20
lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam” [43]. Đồng thời,
cụm từ phục dựng tiếp tục được sử dụng trong các văn bản tiếp theo, trong đó
có Quyết định 1211/QĐ-TTg ngày 12/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về

việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 20122015. Trong các văn bản của của tỉnh, của ngành văn hóa tỉnh Bình Phước khi
đăng ký, phê duyệt và triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục
tiêu quốc gia về văn hóa hằng năm, từ năm 2006 đến 2012 cũng đã sử dụng
cụm từ “phục dựng lễ hội”. Trên các phương tiện thơng tin đại chúng như báo
in, báo hình, trên internet...của các nhà nghiên cứu, các cơ quan truyền thông
cũng đã sử dụng cụm từ “Phục dựng lễ hội” để nghiên cứu về hoạt động và
hiệu quả của công tác phục dựng lễ hội ở các địa phương.
Trong cuốn “Số tay cơng tác Văn hóa, thể thao, du lịch vùng dân tộc
thiểu số, miền núi” có đoạn “khơi phục báo tồn có chọn lọc những nghi thức
truyền thống, các trị chơi dân gian,...chú trọng khơi phục và tổ chức các lễ
hội dân gian giàu bản sắc...[9, tr134]. Như vậy, khơi phục ở đây một góc độ
nào đó có thể hiểu là phục dựng.
Cho đến nay, tác giả vẫn chưa tìm được các khái niệm, định nghĩa nào
nói về vấn đề phục dựng lễ hội. Khảo tra các từ điển như Từ điển Hán Việt
của Thiều Chửu, từ điển chữ Nôm của đều không giải nghĩa hai từ “phục
dựng” với nghĩa phù hợp với thực tế. Khảo tra trong cuốn từ điển Tiếng Việt
của tác giả Quang Hùng có giải nghĩa hai chữ “phục” và “dựng” với ý nghĩa
tương đối phù hợp, do đó tác giả sử dụng cách giải thích ý nghĩa của từ “phục
dựng theo tài liệu này”. Theo đó có thể giải thích từ “phục dựng” theo cách
chiết tự và hợp nghĩa như sau:


21

- Phục: có nghĩa là “lại”, “trở lại” [42, tr716].
- Dựng: có nghĩa là “lập” [42, tr282].
Như vậy, có thể khái quát nghĩa của từ “phục dựng” có nghĩa là tổ chức
thực hiện lại cái đã có nhưng bị mất, hoặc lâu không thực hiện. Phục dựng lễ
hội là khôi phục và tổ chức lại lễ hội đã có nhưng từ lâu khơng tổ chức trong
cơng đồng.

Nói cách khác, về cơ bản, khái niệm phục hồi hay phục dựng lễ hội đều
là hoạt động nhằm tổ chức khôi phục lại các lễ hội có giá trị tiêu biểu về lịch
sử văn hóa của địa phương và quốc gia nhưng đã từ lâu không được tổ chức
nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, góp phần vào việc bảo tồn di sản văn
hóa các dân tộc. Tuy nhiên, hoạt động phục dựng là cả một quá trình, một
chuỗi các hoạt động có liên quan với nhau nhằm khơi phục, tái hiện lại lễ hội
hồn chỉnh về nội dung và hình thức. Tạo cơ sở để các cấp các ngành thực
hiện công tác bảo tồn di sản văn hóa, bảo tồn lễ hội truyền thống của các cộng
đồng cư dân nơi có dự án được thực hiện.
Mặc dù cho đến nay chưa có nhà nghiên cứu nào đưa ra khái niệm
chính thức về phục dựng lễ hội, tuy nhiên trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có
liên quan đến phục dựng lễ hội, nội dung, mục đích và ý nghĩa của việc tổ
chức phục dựng lễ hội trong thời gian qua, tác giả hiểu rằng: Phục dựng lễ hội
là hoạt động nhằm khôi phục, tổ chức lại lễ hội đã bị mai một với một quy
trình nhất định đảm bảo lễ hội được tổ chức một cách khoa học, hiệu quả và
duy trì lâu dài trong cộng đồng.
Trên thực tế, nhiều lễ hội được tổ chức mang tính phục dựng nhưng
một số đơn vị tổ chức không sử dụng từ ngữ “phục dựng” trong quá trình thực
hiện. Như vậy làm sao để nhận biết đâu là lễ hội được phục dựng? Đâu là lễ
hội được tổ chức lại sau thời gian bị gián đoạn? Từ các định nghĩa khái niệm


22

về lễ hội và những hiểu biết về vấn đề phục dựng lễ hội đã được phân tích nêu
trên, cần xác định lễ hội được tổ chức như thế nào được coi là phục dựng, lễ
hội nào không phải là phục dựng. Nói cách khác, trong thực tế trong thời gian
qua có nhiều lễ hội được tổ chức lại sau nhiều năm gián đoạn, vậy tiêu chí nào
để xác định là lễ hội được phục dựng, lễ hội nào không phải là phục dựng?
Làm rõ vấn đề này sẽ giúp cho việc nghiên cứu đạt kết quả tốt hơn. Theo tác

giả, lễ hội được phục dựng ở Bình Phước thường có một số đặc điểm sau đây:
- Lễ hội đã có thời gian dài khơng được tổ chức:
Đến nay vẫn chưa có quy định về thời gian là bao lâu nhưng theo tác
giả ít nhất là từ 10 năm trở lên liên tục không tổ chức. Với thời gian này, nếu
lễ hội khơng tổ chức sẽ có tác động nhất định đến đời sống tinh thần của cộng
đồng, có thể làm phai mờ dần những tri thức liên quan đến lễ hội trong cộng
đồng dẫn đến có nguy cơ mai một cao trong cộng đồng ngày càng cao. Nếu ít
hơn 10 năm thì việc gián đoạn đó chỉ nên gọi là sự gián đoạn tạm thời do
những nguyên nhân chủ quan (do cộng đồng không tổ chức, do cơ chế chính
trị tác động...) hoặc khách quan nào đó (phải di dời chỗ ở, hoàn cảnh chiến
tranh, điều kiện kinh tế khó khăn...). Do đó, sau khi gián đoạn tạm thời, các lễ
hội sẽ được cộng đồng tổ chức lại.
- Lễ hội do các cơ quan nhà nước chủ trì:
Hoạt động phục dựng lễ hội là chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước về bảo tồn di sản văn hóa. Do đó, hoạt động phục dựng lễ hội thường do
các cơ quan tổ chức nhà nước chỉ trì và triển khai, dù lễ hội đó được tổ chức
từ nguồn vốn nào. Mặc dù quá trình thực hiện các đơn vị tổ chức huy động
nhân dân tham gia (trong đó có những công việc nhân dân thực hiện là chủ
yếu), nhưng Nhà nước vẫn đóng vai trị tổ chức, điều hành và chịu trách
nhiệm.


23

- Có một mẫu số chung về nội dung và quy trình thực hiện: Do là lễ hội
được tổ chức phục dựng nên việc tổ chức thường có các nội dung cơ bản. Đó
là:
+ Các nội dung hành chính như: Kế hoạch, kịch bản thực hiện, bảng
phân công nhiệm vụ cho các tổ chức cá nhân có liên quan, các quyết định
thành lập ban tổ chức, ban chủ nhiệm....

+ Các nội dung khoa học như: Đề cương, các báo cáo (báo cáo kết quả
hoặc báo cáo khoa học, phim tư liệu, hình ảnh...)
- Lễ hội được thực hiện theo kịch bản:
Để lễ hội được tổ chức đúng với ý đồ, mục đích yêu cầu và thời gian đề
ra, các đơn vị tổ chức thường xây dựng kịch bản để thực hiện và tiến hành
thực hiện theo kịch bản đó. Kịch bản của lễ hội được xây dựng trên cơ sở nội
dung và quy trình của lễ hội đã được ghi chép thực tế và được nhân dân, các
nhà nghiên cứu, các cơ quan thực hiện thống nhất. Việc các cơ quan tổ chức
phục dựng lễ hội thường “đạo diễn” là để lễ hội được diễn ra theo đúng quy
trình, theo đúng nội dung và theo đúng kế hoạch đề ra. Đảm bảo lễ hội được
phục dựng có nội dung đúng với truyền thống, phù hợp với thời đại và chính
sách của Nhà nước.
- Địa điểm tổ chức thường mang tính đại diện, tập trung:
Trước đây, hầu hết sóc nào cũng có tổ chức lễ hội có phản ánh đặc
trưng văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng. Tuy nhiên, khi tiến hành
phục dựng, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các đơn vị tổ chức thường chọn
một địa điểm (một sóc) để phục dựng và mời nhân dân ở các sóc ấp khác
trong một khu vực cùng tham gia. Chẳng hạn: Phục dựng lễ hội Mừng lúa
mới ở xã Lộc Thuận thì sẽ mời đồng bào Xtiêng của các sóc ấp của xã, của
huyện cùng tham gia lễ hội. Đại biểu khách mời là lãnh đạo và nhân dân cũng


24

thế, tùy quy mơ tổ chức mà có giới hạn phạm vi mời đại biểu khách mời. Nếu
là lễ hội do tỉnh tổ chức, đại biểu tham dự thường có các cơ quan từ cấp tỉnh
trở xuống; lễ hội do huyện phục dựng thì đại biểu thường từ cấp huyện trở
xuống và tương tự với cấp xã, thị trấn.
1.2. Người Xtiêng Bình Phước và lễ hội truyền thống của người
Xtiêng Bình Phước

1.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội Bình Phước
Bình Phước là tỉnh thuộc miền Đơng Nam Bộ có diện tích tự nhiên hiện
nay của tỉnh là 6.857,62km2, là tỉnh có diện tích lớn nhất trong các tỉnh ở
vùng Đơng Nam Bộ. Phía tây giáp với tỉnh Tây Ninh, Congpongcham
(Campuchia), phía đơng giáp tỉnh Đăk Nơng và Lâm Đồng, phía nam giáp
tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, phía bắc giáp tỉnh Kratie và Mundunkiri
(Campuchia)[2]. Có thể nói, Bình Phước vừa là chiếc cầu nói giữa vùng đồng
bằng với vùng tây nguyên, là nơi kết nối các vùng văn hóa của các cộng đồng
cư dân trong khu vực Nam Bộ và cả một số nước Đông Nam Á (Campuchia,
Lào). Đặc điểm điều kiện vị trí địa lý nói trên đã tạo ra nhiều thuận lợi cho
việc phát triển kinh tế xã hội của Bình Phước trước đây cũng như giai đoạn
hiện nay.
Địa giới hành chính đã có nhiều lần chia tách, sáp nhập, thay đổi theo
từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Đơn vị hành chính đầu tiên
được thành lập ở Bình Phước là tổng Bình Chánh thuộc huyện Bình An trấn
Biên Hịa lập năm 1808, đơn vị hành chính này ngày nay thuộc địa phận các
huyện phía tây của tỉnh (Lộc Ninh, Bù Đốp, Chơn Thành, Hớn Quản và thị xã
Bình Long). Năm 1889 địa bàn Bình Phước thuộc hai tỉnh Biên Hịa và Thủ
Dầu Một. Từ sau năm 1954 đến năm tháng 4 năm 1975 địa bản tỉnh gồm hai
đơn vị hành chính cấp tỉnh là Bình Long và Phước Long thuộc chế độ chính
quyền Việt Nam Cộng Hịa. Để thuận lợi cho việc chỉ đạo và lãnh đạo chiến


25

trường, ngày 30-01-1971, Trung ương Cục miền Nam quyết định thành lập
phân khu Bình Phước. Cuối năm 1972, phân khu Bình Phước giải thể, tỉnh
Bình Phước chính thức được thành lập theo phạm vi địa bàn hai tỉnh Bình
Long và Phước Long của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Sau kháng chiến chống
Mỹ thắng lợi, tỉnh Bình Phước là một phần của tỉnh Sơng Bé [2]. Ngày 01-011997, tỉnh Bình Phước được tái lập trên cơ sở tách 05 huyện phía Bắc của tỉnh

Sơng Bé là: Đồng Phú, Bình Long, Lộc Ninh, Phước Long và Bù Đăng với
diện tích tự nhiên là 6.857,62km2. Cho đến nay, sau hơn 17 năm tái lập, số
đơn vị hành chính tỉnh Bình Phước đã có nhiều thay đổi, từ 5 huyện ban đầu
đến nay đã có 7 huyện và ba thị xã với 111 xã, phường, thị trấn.
Dân số của tỉnh hiện nay có khoảng 970.000 người với 41 thành phần
dân tộc cùng sinh sống, so với những ngày đầu tái lập thì dân số hiện nay của
tỉnh đã tăng gần 400.000 người. Người Việt là cư dân chiếm đa số với 80,4%,
các dân tộc thiểu số chiếm 19,6%(2). Các cộng đồng cư dân sinh sống chan
hịa, đồn kết, giúp đỡ nhau cùng xây dựng và phát triển.
Nói đến văn hóa Bình Phước là nói đến hai nhóm đặc trưng văn hóa cơ
bản là văn hóa khảo cổ và văn hóa của các cộng đồng cư dân đã sinh sống lâu
đời ở địa phương này. Trên phương diện nghiên cứu, xin trình bày khái qt
hai lĩnh vực là Văn hóa thời kì tiền sử và văn hóa các dân tộc
- Trong lĩnh vực văn hóa thời tiền sử, cho đến nay Bình Phước là nơi
phát hiện nhiều di chỉ khảo cổ đất đắp hình trịn (với 36 di chỉ) có niên đại từ
2800 năm đến 4000 năm cách ngày nay [41](cùng thời với thời kỳ văn hóa
Đơng Sơn của nước ta). Đây là một trong các di chỉ khảo cổ hết sức độc đáo
và là di sản văn hóa quý giá của địa phương và quốc gia.

2

Số liệu do Cục thống kê tỉnh Bình Phước năm 2014


×