BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI
KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRUYỀN
THỐNG
TẠI XÃ QUẢNG PHÚ CẦU,
HUYỆN ỨNG HỊA,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Khóa luận tốt nghiệp ngành :
QUẢN LÝ VĂN : THS. NGHIÊM XUÂN MỪNG
HÓA Giảng viên : NGUYỄN VĂN TUẤN
hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã số sinh viên : 1605QLVB0
Lớp
: 1605QLVB
Khóa học
: 2016 - 2020
HA NỘI, 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đề tài khóa luận này do chính tay tơi tự viết, các thơng
tin và số liệu trong bài viết hoàn toàn đúng sự thật.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2020
Sinh viên
Nguyễn Văn Tuấn
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô là
cán bộ, giảng viên Khoa Quản lý xã hội và ThS. Nghiêm Xuân Mừng - người đã
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt các kiến thức quý báu để tác giả có thêm
kiến thức và kĩ năng trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Phịng Văn hóa - Thông
tin, BCH Đảng ủy, HĐND, UBND, Ban tổ chức, Ban quản lý lễ hội xã Quảng
Phú Cầu, huyện Ứng Hịa, thành phố Hà Nội đã cung cấp nhiều thơng tin, tư liệu
q giá để tác giả hồn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Tuy nhiên do kiến thức cũng như kinh nghiệm cịn hạn chế nên khóa luận
khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp
của q thầy cơ để khóa luận được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Viết đầy đủ
BTC
Ban tổ chức
CN -TTCN
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
HĐND
Hội đồng nhân dân
UBND
Ủy ban nhân dân
VH, TT& DL
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
VH - TT
Văn hóa - Thơng tin
THCS
Trung học cơ sở
TM - DV
Thương mại - Dịch vụ
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
Tr
Trang
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
3.1.
Những tác động tới công tác quản lý lễ hội truyền thống xã Quảng Phú
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng phổ biến và đậm đà
bản sắc dân tộc, là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể, làm
giàu và phát huy giá trị nền văn hóa dân tộc. Ngồi ra lễ hội góp phần phản ánh
những sinh hoạt, những khát vọng cùng tài năng của nhân dân về nhiều mặt của
đời sống; đồng thời, thông qua lễ hội: trí tuệ, đạo lý, tình cảm, khuynh hướng
thẩm mỹ của nhân dân được tỏa sáng. Lễ hội đáp ứng một cách hiện thực, hiệu
quả đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trong tổ chức các nghi lễ và hưởng
thụ các hoạt động hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các vùng, miền,
dân tộc, tri ân công đức các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, các bậc tiền bối
đã có cơng dựng nước và giữ nước, đấu tranh giải phóng dân tộc. Qua sinh hoạt lễ
hội nhân dân được sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa.
Quảng Phú Cầu là một xã thuộc huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội, bao
gồm 06 thôn là Xà Cầu, Quảng Nguyên, Phú Lương Thượng, Phú Lương Hạ, Cầu
Bầu và Đạo Tú. Trước đây đời sống của nhân dân hoàn toàn phụ thuộc vào nền
nông nghiệp trồng lúa nước. Từ xa xưa các thơn làng ở đây đã có mối quan hệ
gắn bó với nhau. Lễ hội truyền thống của cả xã ra đời trên cơ sở nhu cầu tín
ngưỡng tâm linh của người dân địa phương. Lễ hội truyền thống xã Quảng Phú
Cầu diễn ra trong khơng gian đình, chùa của 06 thôn trong xã, xoay xung quanh
nhân vật được thờ phụng là các vị thánh phát tích vào thời đại Hùng Vương. Thần
tích kể rằng: Vào thế kỉ thứ III Trước công nguyên, giặc Thục xâm lấn nước ta,
Vua Hùng cùng với Tản Viên Sơn Thánh cùng 3 thầy trò là Cao Sơn Đại vương,
Minh Lang Đại vương và Bạch Lợi Đại vương về bàn mưu chống giặc. Giặc Thục
thua trận, 3 năm sau xin cầu hòa, Vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán là An
Dương Vương. Khi đất nước yên bình, Bạch Lợi về làng Xá cùng 2 vợ là Mẫu già
(tức Hồng Phi cơng chúa quận phu nhân) và Mẫu trẻ (tức Hồng Trung cơng
chúa quận phu nhân), đồng thời mời hai thầy Cao Sơn dạy võ và thầy Minh Lang
dạy văn về nghỉ ngơi tại xã Phú Lương mở trường, mở lớp giáo huấn cho nhân
dân. Về xã Phú Lương (nay là xã Quảng Phú Cầu), ba thầy trò thường xuyên họp
7
bàn việc Quốc sự, phò vua giúp nước, giúp dân. Sau khi hóa, các ngài cũng
thường âm phù dương trợ, phù hộ cho dân, cho nước.
Lễ hội truyền thống xã Quảng Phú Cầu diễn ra ba năm một lần trong 3
ngày, từ ngày mùng 5 tháng Chạp đến ngày mùng 7 tháng Chạp âm lịch hàng năm
nhằm tưởng niệm, suy tơn các vị thành hồng có cơng lao trong thời kỳ lập nước.
Theo quy ước của các làng từ xa xưa, vào ngày tổ chức hội, dân các làng phải tổ
chức tế và rước từ đình thơn Phú Lương Thượng về chùa chùa thơn Cầu Bầu rất
trọng thể, hồnh tráng. Vào ngày này cịn có rất nhiều trị chơi dân gian được tổ
chức tại sân đình. Có thể nói, lễ hội truyền thống của xã có vai trị và giá trị trên
nhiều mặt: lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội... góp phần tích cực vào việc bảo tồn
phát huy các giá trị văn hóa bản sắc của dân tộc, đồng thời gắn kết cộng đồng
chung tay xây dựng quê hương đổi mới. Ngày nay, dưới sự quản lý trực tiếp của
UBND xã Quảng Phú Cầu, lễ hội được tổ chức theo một quy trình thống nhất, đặt
ra nhiều bài học cho những người làm công tác quản lý văn hóa.
Là một sinh viên đang theo học chuyên ngành Quản lý văn hóa, Khoa
Quản lý xã hội - Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, đồng thời cũng là người con của
quê hương xã Quảng Phú Cầu, tác giả nhận thấy: Tìm hiểu, nghiên cứu cơng tác
quản lý lễ hội truyền thống xã Quản Phú Cầu không chỉ được bổ sung những kiến
thức về lịch sử, văn hóa cổ truyền của chính q hương mình mà cịn góp phần
giúp cho tác giả trang bị thêm phương pháp quản lý lễ hội truyền thống của vùng
miền, địa phương, phù hợp với chuyên ngành tác giả đang theo học.
Với những lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề “Quản lý lễ hội truyền thống
tại xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội” làm đề tài cho
khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Hàng năm trên đất nước ta có hàng ngàn lễ hội với quy mơ, tính chất và
loại hình khác nhau. Và chính vì vậy, đề tài về lễ hội và công tác quản lý lễ hội đã
được đề cập trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng và cho đến nay đã có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu về lễ hội cũng như cơng tác quản lý lễ hội ở nước ta.
Có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu như sau:
8
Cơng trình Lễ hội - một nét đẹp sinh hoạt văn hóa cộng đồng của tác giả
của Hồ Hồng Hoa (1988) [10] đã đề cập đến tính mỹ học dân tộc trong lễ hội
Việt Nam. Đây là kết quả của một tiến trình nghiên cứu lâu dài kết hợp với những
chuyến đi thực địa quan sát tại chỗ nhiều lễ hội Việt dưới góc độ tìm nhiểu chức
năng và đặc biệt là những biểu hiện đa dạng của cái đẹp trong lễ hội.
Cuốn Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam - Các tỉnh phía Bắc do
PGS.TS Hồng Lương biên soạn (2011) [8] gồm 04 phần: Lý thuyết chung về lễ
hội truyền thống các dân tộc ở Việt Nam; Một số lễ hội tiêu biểu của các dân tộc
thiểu số ở miền Bắc Việt Nam; Những giá trị của lễ hội tiêu biểu các dân tộc thiểu
số ở miền Bắc Việt Nam. Sách đề cập một cách có hệ thống, toàn diện những nghi
thức, nghi lễ và nội dung của các lễ hội, các hình thái tín ngưỡng dân gian của các
dân tộc Việt Nam. Qua đó, có thể thấy rõ vai trò quan trọng của lễ hội đối với đời
sống tinh thần của cộng đồng để từ đó biết trân trọng, kế thừa phát huy những cái
hay, nét đẹp của chúng, góp phần xây dựng nền văn hóa các dân tộc Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
Nghiên cứu về quản lý lễ hội, tác giả Bùi Hồi Sơn cơng bố cơng trình
Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt (2009) [2]. Cơng trình đã khái quát hệ
thống văn bản của Nhà nước ta về quản lý lễ hội, đánh giá các ưu, nhược điểm về
công tác quản lý lễ hội, đồng thời cũng đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục
những hạn chế đó.
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh trong cơng trình Lễ hội trong cộng đồng
các dân tộc Việt Nam [17] đã chỉ rõ: lễ hội khơng phải một hiện tượng văn hóa bất
biến mà nó có sự thay đổi qua thời gian. Sự biến đổi và tiếp tục của các lễ hội
chính là sự hài hịa của nó đối với khơng gian và thời gian nhất định. Tác giả cũng
đã thừa nhận sự trường tồn của lễ hội cổ truyền, các nhà nghiên cứu không quan
niệm lễ hội là sự luyến tiếc quá khứ, để lưu giữ, huyền thoại và cô lập con người.
Cuốn Giáo trình Quản lý lễ hội sự kiện do PGS.TS Cao Đức Hải chủ biên
(2014) [3] đề cập một cách hệ thống về khái niệm, nguồn gốc, phân loại, vai trò
của lễ hội; Những nội dung và kỹ năng cơ bản trong công tác quản lý lễ hội ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay đồng thời nêu lên quy trình và các cách thức tổ
chức lễ hội và sự kiện.
Giáo trình Lễ hội dân gian do PGS.TS. Lê Trung Vũ, GS.TS. Lê Hồng Lý,
9
PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Châm đồng chủ biên (2014) [11] là tài liệu dùng
cho học viên cao học. Tài liệu giới thiệu một cách có hệ thống về lễ hội dân gian
bao gồm thuật ngữ, nguồn gốc hình thành lễ hội, sự vận động của lễ hội dân gian
qua các thời kỳ, tinh hình nghiên cứu và phân loại lễ hội ở Việt Nam. Cơng trình
cũng đề cập đến nội dung chu trình, tính chất, đặc điểm, chức năng, giá trị của lễ
hội dân gian và các quan điểm, lý thuyết tiếp cận lễ hội dân gian ở Việt Nam.
Về lễ hội truyền thống xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hịa, thành phố Hà
Nội, cho đến nay đã có khá nhiều bài viết, phóng sự đăng tải trên một số báo, tạp
chí, báo điện tử như các trang: nguoiunghoa.com , hatay.vn; phóng sự về văn hóa
xã hội xã Quảng Phú Cầu phát trên Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội... Tuy
nhiên các tài liệu này chủ yếu dừng lại ở miêu thuật hay điểm luận lễ hội truyền
thống nơi đây chứ chưa có một cơng trình nào nghiên cứu chuyên sâu về công tác
quản lý lễ hội của địa phương. Vì vậy đề tài khóa luận của tác giả được thực hiện
là cơng trình đầu tiên nghiên cứu chun sâu về công tác quản lý lễ hội truyền
thống xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Quản lý lễ hội truyền thống tại xã Quảng Phú Cầu,
huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội” góp phần tìm hiểu cơng tác quản lý lễ hội
truyền thống tại xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội, làm rõ
những mặt tích cực, hạn chế, những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý đồng
thời đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý lễ hội
truyền thống xã Quảng Phú Cầu.
3.2. Nhiệm v ụ nghiên cứu
Để thực hiện quá trình nghiên cứu khoa học tác giả đã tiến hành hệ thống
hóa những vấn đề lý luận thực tiễn, từ đó vận dụng vào q trình tìm hiểu tổng
quan thực trạng quản lý lễ hội của xã Quảng Phú Cầu. Mô tả một cách đầy đủ và
chân thực nhất về diễn trình lễ hội và thực trạng hoạt động quản lý lễ hội. Từ đó
đề ra những biện pháp hiệu quả góp phần phát huy các giá trị của lễ hội truyền
thống xã Quảng Phú Cầu.
10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý lễ hội truyền thống tại
xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Tác giả xác định chủ thể
quản lý lễ hội là Phòng Văn hóa - Thơng tin huyện Ứng Hịa và trực tiếp là Ủy
ban nhân dân xã Quảng Phú Cầu. Đó là tất cả các hoạt động liên quan đến công
tác quản lý lễ hội của địa phương như quản lý nội dung, kế hoạch tổ chức đến
quản lý các hoạt động diễn ra trước, trong và sau khi kết thúc lễ hội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 01/03/2019
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Nghiên cứu công tác quản lý lễ hội của
xã Quảng Phú Cầu trong phạm vi không gian diễn lễ hội tại đình và chùa thơn
Phú Lương và thơn Cầu Bầu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hịa, thành phố Hà
Nội).
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tác giả sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp điền dã: Tác giả đã tiến hành về địa phương để tìm hiểu
khảo sát lễ hội truyền thống xã Quảng Phú Cầu, trực tiếp quan sát lễ hội, phỏng
vấn cán bộ làm công tác quản lý lễ hội, người dân và du khách thập phương, ghi
chép các thông tin, số liệu phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về cơng tác
quản lý lễ hội của địa phương.
- Phương pháp mô tả, thống kê: Tác giả đã trực tiếp quan sát, ghi chép,
thống kê, mô tả các hoạt động diễn ra trong lễ hội để thu thập các thông tin, dữ
liệu ban đầu cho việc viết đề tài.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở các dữ liệu ban đầu thu
thập được, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp để làm sáng tỏ các vấn đề về thực
trạng quản lý lễ hội truyền thống xã Quảng Phú Cầu, những mặt tích cực, những
hạn chế, những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý lễ hội của địa phương.
6. Đóng góp của khóa luận
- Đóng góp về mặt lý luận: Khóa luận được thực hiện mong muốn góp
11
phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về quản lý lễ hội truyền thống trong
bối cảnh hiện nay, đó là bối cảnh của xu hướng tồn cầu hóa, cơng nghiệp hóa hiện đại hóa và kinh tế thị trường. Vấn đề cốt lõi là làm sao cho lễ hội Việt Nam
được tổ chức vừa đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân, phát triển
kinh tế nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đóng góp về mặt thực tiễn: Đề tài góp phần vào việc đề ra các giải pháp
khoa học cho công tác quản lý lễ hội truyền thống xã Quảng Phú Cầu. Đồng thời
có thể là tài liệu tham khảo cho địa phương và cho sinh viên ngành Quản lý văn
hóa tìm hiểu về lễ hội và cơng tác quản lý lễ hội truyền thống xã Quảng Phú Cầu
(huyện Ứng Hịa, thành phố Hà Nội).
7. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung
khóa luận chia làm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý lễ hội và tổng quan về lễ hội truyền
thống tại xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý lễ hội truyền thống tại xã Quảng
Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội truyền
thống tại xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ TỔNG QUAN VỀ LỄ HỘI
TRUYỀN THỐNG TẠI XÃ QUẢNG PHÚ CẦU, HUYỆN ỨNG HÒA,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1.
1.1.1.
1.1.1.1.
Một số khái niệm
Lễ hội và lễ hội truyền thống
Khái niệm lễ hội
Lễ hội là một loại hình văn hóa, có thể nói là một sản phẩm văn hóa của
dân tộc Việt Nam, là nhu cầu không thể thiếu trong tư duy, đời sống tinh thần của
người Việt.. Nhằm phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa lễ hội, đã có rất
nhiều khái niệm, định nghĩa về lễ hội được các nhà nghiên cứu đưa ra.
12
Theo Từ Điển bách khoaViệt Nam (2005): “Lễ là hệ thống các hành vi,
động tác nhằm biểu hiện lòng tự tơn kính của con người đối với thần linh, phản
ảnh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ
chưa có khả năng thực hiện. Hội là sinh hoạt văn hóa, tơn giáo, nghệ thuật của
cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng
đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh
cho từng dịng họ, sự sinh sơi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà
từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ “nhân khang, vật thịnh”.
Lễ hội là hoạt động của một tập thể người, liên quan đến tín ngưỡng và tơn giáo.
Do nhận thức, người xưa rất tin vào trời đất, sơng núi, vì thế ở các làng, xã,
thường có miếu thờ thiên thần, thổ thần, thủy thần, sơn thần, lễ hội cổ truyền đã
phản ánh hiện tượng đó. Tơn giáo có ảnh hưởng đáng kể đối với lễ hội. Tôn giáo
thông qua lễ hội làm phương tiện đáng kể đối với lễ hội. Tôn giáo thông qua lễ
hội làm phương tiện phô trương thanh thế, ngược lại lễ hội thơng qua tơn giáo để
thần linh hóa những gì trần tục”. [14, tr11-12].
Giáo sư Ngơ Đức Thịnh cho rằng: “Lễ là một hiện tượng tổng thể, không
phải là thực thể chia đôi (phần lễ và phần hội) một cách tách biệt như một số học
giả đã quan niệm mà nó được hình thành trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ tín
ngưỡng nào đó (thường là tơn thờ một vị thần linh lịch sử hay một vị thần linh
nghề nghiệp nào đó) rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng sinh hoạt văn
hóa, phái sinh để tạo nên một tổng thể lễ hội. Cho nên trong lễ hội, phần lễ là
phần gốc rễ, chủ đạo, phần hội là phần phái sinh tích hợp” [13, tr.7-8].
PGS.TS. Lê Trung Vũ (1997) khái quát về lễ hội: “Là sinh hoạt văn hóa,
tơn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng làng, xuất phát từ nhu cầu cuộc
sống, sự tồn tại và phát triển cho cả làng, sự bình n cho từng dịng họ, sự sinh
sơi của gia súc, sự bội thu của mùa màng , mà từ bao đời đã tự niềm mơ ước
chung vào 4 chữ “Nhân khang vật thịnh” hay “Quốc thái dân an”. [11]
PSG.TS. Cao Đức Hải thì cho rằng: “Lễ hội là tổ hợp các yếu tố và hoạt
động văn hóa đặc trưng của cộng đồng, xoay xung quanh một trục ý nghĩa nào
đó, nhằm tơn vinh và quảng bá cho những giá trị nhất định” [3, tr.13]
13
Như vậy về cơ bản, các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều cách diễn đạt
khác nhau về lễ hội nhưng tất cả đều khẳng định lễ hội là sự kiện văn hóa được tổ
chức mang tính cộng đồng, bao gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ là hệ thống
những hành vi, nghi thức, tác động nhằm biểu hiện sự tơn kính với thần linh, phản
ánh ước mơ chính đánh của một cộng đồng. Phần lễ là hoạt động tập thể liên quan
đến tín ngưỡng chung của một cộng đồng; Hội là sinh hoạt văn hóa, tơn giáo,
nghệ thuật của cộng đồng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.
1.1.1.2.
Khái niệm lễ hội truyền thống
Theo định nghĩa của UNESCO, Văn hóa truyền thống (Traditional culture)
“Là các tập quán và biểu tượng xã hội mà theo quan niệm của một nhóm xã hội
thì được lưu giữ từ q khứ đến hiện tại thông qua việc lưu truyền giữa các thế hệ
và có một tầm quan trọng đặc biệt (ngay cả trong trường hợp các tập quán và biểu
tượng được hình thành trong khoảng thời gian không lâu). Lễ hội thuộc phạm trù
của văn hóa, do vậy khái niệm Lễ hội truyền thống có thể bao trùm cả những lễ
hội cổ truyền đã có từ xa xưa và cả những truyền thống lễ hội được xác lập mấy
chục năm trở lại đây như lễ hội lễ hội kỷ niệm quốc khánh, lễ hội Làng Sen... Tuy
nhiên, ở nước ta khi sử dụng cụm từ lễ hội truyền thống thông thường được hiểu
như lễ hội cổ truyền”.[3, tr 13-14].
1.1.2.
1.1.2.1.
Quản lý và quản lý lễ hội
Quản lý
Quản lý là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác
nhau như: kinh tế, luật học, điều khiển học... Vì thế, các nhà nghiên cứu ở từng
lĩnh vực đã đưa ra những quan niệm khác nhau về quản lý.
Theo Hán Việt từ điển cho rằng: “Quản lý là sự trông nom, coi sóc, quản
thúc, bó buộc ai đó theo một khn mẫu, quy định nguyên tắc, luật pháp đã đề ra”
[7, tr.489].
Ngoài ra cịn có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý:
Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con người. Theo
nghĩa hẹp, quản lý là sự sắp đặt, trông nom công việc. Theo nghĩa thông thường,
phổ biến nhất: “Quản lý là hoạt động tác động một tổ chức và định hướng của
14
chủ thể quản lý vào một đối tượng để điều chỉnh các quá trình phát triển xã hội
và hành vi của con người, nhằm duy trì tính ổn định và phát triển đối tượng theo
những mục tiêu đề ra” [9, tr 23,24].
Trong hoạt động quản lý, phải có ít nhất một chủ thể quản lý (cá nhân hoặc
cơ quan) và đối tượng được quản lý (cá nhân hay nhiều người) chịu sự tác động
gián tiếp hoặc trực tiếp của chủ thể quản lý. Hoạt động quản lý bao giờ cũng
nhằm đạt được một mục đích nhất định. Các yếu tố khác tạo nên mơi trường của
hệ thống, chính là khách thể của hoạt động quản lý.
Chúng ta có thể hiểu khái niệm về hoạt động quản lý như sau: Quản lý là
sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng
và khách thể quản lý bằng một hệ thông các luật, các chính sách, các nguyên tắc,
các phương pháp cụ thể nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, cơ hội
của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến
động.
1.1.2.2.
Quản lý lễ hội
Quản lý lễ hội là quản lý nhà nước đối với hoạt động của lễ hội nhằm
nghiên cứu, xây dựng, củng cố, hồn thiện hệ thống chính sách, luật pháp có liên
quan và can thiệp bằng các cơng cụ này để phù hợp với đường lối, chính sách của
Đảng, Nhà nước và hệ thống pháp luật hiện hành, làm cho lễ hội vận hành theo
đúng quy luật của văn hóa, mang lại lợi ích cho cộng đồng.
Theo tác giả Bùi Hồi Sơn thì: “Quản lý lễ hội là cơng việc của Nhà nước
được thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát
việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lễ hội truyền thống nhằm mục
đích bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội được cộng đồng coi
trọng, đồng thời góp phần phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương nói
riêng, của cả nước nói chung” [2, tr.15].
Tác giả Phạm Thị Thanh Quy lại cho rằng: “Quản lý lễ hội bao gồm quản
lý nhà nước và những hình thức quản lý khác đối với các hoạt động lễ hội. Quản
lý lễ hội nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển được hiểu là sự tổ chức, huy động
các nguồn lực. Nói cách khác thì quản lý lễ hội nhằm các mục tiêu lợi ích công
cộng, mục tiêu lợi nhuận hoặc xu hướng phát triển đất nước” [16,tr. 26].
Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống (quản lý lễ hội) là một bộ phận,
15
một lĩnh vực cụ thể của quản lý nhà nước về văn hóa. Quản lý lễ hội là sự định
hướng, tạo điều kiện tổ chức, điều hành tốt hoạt động lễ hội nhằm phát huy những
giá trị của lễ hội theo chiều hướng tích cực, nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tóm lại, quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội nói chung, lễ hội truyền
thống nói riêng được hiểu là q trình sử dụng các cơng cụ quản lý: chính sách,
pháp luật, các nghị định, chế tài, tổ chức bộ máy vận hành và các nguồn lực để
kiểm soát, can thiệp vào các hoạt động của lễ hội bằng các phương thức tổ chức
thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm duy trì việc thực hiện hệ thống chính
sách, hệ thống các văn bản pháp quy, chế tài của Nhà nước đã ban hành. Quản lý
lễ hội là một q trình thực hiện bốn cơng đoạn: xác định nội dung và phương
thức tổ chức; xây dựng kế hoạch; tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, giám sát
việc thực hiện; tổng kết, đúc kết kinh nghiệm.
Quản lý lễ hội trong giai đoạn hiện nay là một yếu cầu mang tính tất yếu
khách quan. Cùng với việc ban hành các văn bản pháp luật, Nhà nước tạo ra một
hành lang an toàn, mở rộng cho việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Tại Điều 25 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ghi rõ:
“Nhà nước tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền
thống thơng qua các biện pháp sau đây: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức
lễ hội; Khuyến khích việc tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian truyền
thống gắn với lễ hội; Phục dựng có chọn lọc nghi thức lễ hội truyền thống;
Khuyến khích việc hướng dẫn, phổ biến rộng rãi ở trong nước và nước ngoài về
nguồn gốc, nội dung giá trị truyền thống tiêu biểu, độc đáo của lễ hội. ” [1]
1.2.
Quan điểm, chủ chương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà
nước về quản lý lễ hội
1.2.1.
Quan điểm, chủ trương của Đảng
Việc xây dựng các cơ sở pháp lý làm căn cứ cho công tác quản lý văn hóa
và di sản văn hóa là nhiệm vụ quan trọng được Đảng ta quan tâm đặt lên hàng
đầu. Kế thừa và tiếp thu tư tưởng lớn về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua
từng thời kỳ trong lịch sử của dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành
16
nhiều chủ trương chính sách, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo về cơng tác xây dựng,
quản lý văn hóa nói chung và quản lý lễ hội nói riêng.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục đề ra nhiệm vụ
chăm lo phát triển văn hoá. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI
tiếp tục đặt ra mục tiêu về chăm lo văn hoá “làm cho các giá trị văn hoá thấm sâu
vào mọi mặt đời sống, được thể hiện cụ thể trong sinh hoạt, công tác, quan hệ
hàng ngày của cộng đồng và từng con người, tạo sức đề kháng đối với các sản
phẩm độc hại. Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống có
văn hố; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, góp phần
giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hoá, con người Việt Nam.
Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chung của con người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh
cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế”. [4]
Chỉ thị số 41 - CT/TW, ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư về việc tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội nhấn
mạnh: “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đối với công tác quản lý và tổ
chức lễ hội; bảo đảm việc quản lý và tổ chức lễ hội của từng ngành, địa phương,
cơ sở theo đúng quy định của pháp luật; thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm; phù hợp
với thuần phong mỹ tục, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
có ý nghĩa giáo dục cao; đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần lành mạnh của nhân
dân”.. Chỉ thị đồng thời yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp, tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ trọng
tâm liên quan đến vấn đề quản lý văn hóa và tổ chức lễ hội như: Tăng cường sự
lãnh đạo của các cấp ủy đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Cán bộ, đảng
viên phải gương mẫu chấp hành các quy định về quản lý và tổ chức lễ hội; Giảm
tần suất, thời gian tổ chức, nhất là những lễ hội có quy mô lớn. Hạn chế sử dụng
ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội.
Tăng cường các biện pháp giữ gìn, bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh, bảo đảm
an ninh, trật tự an tồn xã hội, phịng, chống cháy nổ. [5]
1.2.2.
Chính sách, pháp luật của Nhà nước
Thực hiện nếp sống văn minh trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng và lễ
17
hội. Quản lý chặt chẽ các hoạt động dịch vụ, niêm yết công khai giá dịch vụ, kiểm
tra, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại về giá, phí dịch vụ, lệ phí, lưu
hành ấn phẩm văn hóa trái phép, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối
với các tổ chức, cá nhân lợi dụng lễ hội để tăng giá, ép giá.
Luật Di sản văn hóa:
- Chỉ thị 05-CT/Ttg ngày 09/02/2008 của Thủ tướng chính phủ về thực hiện
nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
- Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điềuvà biện pháp thi hành luật tín ngưỡng, tơn giáo.
- Nghị định số 110/2008/NĐ-CP ngày 29/8/2 theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa
Thơng tin về việc Quy định về việc quản lý và tổ chức lễ hội.
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP, ngày 21/09/2010, quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Di sản văn hóa.
- Nghị định 92/2012/NĐ-CP, ngày 18/11/2012 quy định chi tiết và biện pháp
thi hành pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo.
- Ngày 12/02/2015, Thủ tướng Chính phủ có Cơng điện số 229/CĐ - TTg về
chỉ đạo thực hiện công tác quản lý và tổ chức lễ hội.
Ngày 12/02/2015, Thủ tướng Chính phủ có Cơng điện số 229/CĐ - TTg về
chỉ đạo thực hiện công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Trong Công điện, Thủ tướng
nhấn mạnh: Không lạm dụng truyền hình trực tiếp để huy động tài trợ cho việc tổ
chức lễ hội, ngày hội. Các lễ hội chỉ được truyền hình trực tiếp trên sóng truyền
hình quốc gia khi được sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền; Hạn chế tối đa
sử dụng ngân sách nhà nước để tổ chức lễ hội, ngày hội; Nghiêm cấm hoạt động
đổi tiền lẻ hưởng phí chênh lệch nhất là trong khuôn viên lễ hội; Quản lý việc đặt
tiền lễ, tiền giọt dầu đảm bảo văn minh, tiết kiệm, công khai, hợp lý. Công văn số
4237/BVHTTDL - VHCS ngày 20/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du Lịch “V/v tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2017”.
Quan điểm chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ta
ln quan tâm hướng tới cơng tác văn hóa nói chung và lễ hội nói riêng, các quan
điểm đó đã được văn bản hóa thành luật, văn bản dưới luật, tạo cơ sở pháp lý, làm
18
căn cứ cho cơng tác quản lý văn hóa, lễ hội. Trải qua từng thời kỳ lịch sử, căn cứ
vào nhu cầu thực tế mà các văn bản ln có sự phát triển, chỉnh sửa, bổ sung sao
cho phù hợp.
1.3.
1.3.1.
1.3.1.1.
Tổng quan về lễ hội truyền thống tại xã Quảng Phú Cầu
Khái quát về xã Quảng Phú Cầu
Điều kiện địa lý, tự nhiên
Quảng Phú Cầu có diện tích 8,91 km2, gồm 6 thôn là Xà Cầu, Quảng
Nguyên, Phú Lương Thượng, Phú Lương Hạ, Cầu Bầu, Đạo Tú; Nằm ở phía
Đơng Bắc huyện Ứng Hịa, phía đơng giáp xã Phú Túc (huyện Phú Xuyên); phía
Tây và Bắc giáp xã Hồng Dương (huyện Thanh Oai); phía Tây Nam giáp xã
Trường Thịnh và Liên Bạt (huyện Ứng Hịa).
Nằm ở vị trí tiền đồn của huyện về phía Bắc, lại có 2 trục giao thơng huyết
mạch chạy qua là quốc lộ 21B từ Hà Đông qua Vân Đình đi Hịa Bình và Hà
Nam, và đường 429A từ Quán Tròn qua Phú Xuyên nối liền với quốc lộ 1A.
Ngồi ra, cịn có sơng Nhuệ ở phía Bắc xã chảy vào sơng Đáy ở Vân Đình và
kênh Bắc Quảng Hoa nối sông Nhuệ và sông Đáy theo hướng Đơng Tây. Vì vậy,
Quảng Phú Cầu có điều kiện giao thông thuận lợi để giao lưu kinh tế và văn hóa.
Mặt khác, vị trí và điều kiện giao thơng thủy, bộ như thế cũng có ý nghĩa về mặt
quân sự.
1.3.1.2.
Đặc điểm kinh tế
Năm 2018 dân số của xã đạt 11.143 người. Đây là một thế mạnh của xã
trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay. Xã Quảng Phú cầu có kinh tế phát
triển mạnh, chủ yếu tiểu thủ công nghiệp, sản xuất tăm hương là chủ đạo, nơi đây
đã thu hút một lượng lớn lao động địa phương và lao động từ các nơi khác. Với
hơn 13000 dân, mức thu nhập bình quân từ 3 đến 5 triệu đồng/người/tháng; trong
đó chiếm hơn 75% thu nhập từ nghề tăm hương và thu gom phế liệu. Làng nghề
truyền thống làm tăm hương, tăm VIP xỉa răng, và cả sản xuất hương sử dụng
trong các nhu cầu tâm linh. Ngày nay sản lượng sản xuất tăm nói chung cho nhu
cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu giao thương là rất lớn (có thể lên tới một nửa
hay tới cả ngàn tấn nứa vầu nguyên liệu cung cấp tiêu thụ trong ngày. Những ông
19
chủ nổi tiếng, có xưởng sản xuất đồ sộ, đầu tư máy móc hiện đại, thu nhập cao,
như cha con ông Nguyễn Hữu Truyền, Nguyễn Hữu Quyền (thôn Phú Lương
Thượng), hay như các ông chủ trẻ Nguyễn Dương Thực, Lê Văn Bình ở thơn Đạo
Tú... Cũng lại từ đây, nhiều lao động có tay nghề cao đã đi làm thầy truyền nghề
khắp nơi. Kinh tế phát triển toàn diện và có mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng tiểu thủ cơng nghiệp, thương
nghiệp dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tổng giá trị sản xuất năm 2015 (theo
giá cố định 1994) ước đạt 129 tỷ 163 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt
10%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 22,5 triệu đồng (Mục tiêu Đại hội 14
triệu đồng). Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp giảm từ 24,38% xuống còn 21%, CN TTCN và Xây dựng tăng từ 55,44% lên 56%, TM - DV tăng từ 20,18% lên 23%.
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả
và bền vững. Cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tỷ
trọng trồng trọt giảm từ 80,4% xuống cịn 74%, chăn ni tăng từ 19,6% lên 26%.
Trong sản xuất nông nghiệp đã chú trọng cơ cấu giống cây trồng vật ni có năng
suất, giá trị kinh tế cao và bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý; tỷ lệ lúa hàng hóa chất
lượng cao chiếm từ 65 - 80% diện tích canh tác trong toàn xã.
Sản xuất TTCN làng nghề được giữ vững và phát triển, 6/6 làng nghề trong
xã với các nghề chủ đạo là làm tăm công nghiệp bằng máy, thu gom và tái chế
phế liệu, tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình. Hàng năm có từ
2.300 - 2.500 lao động trong xã và các vùng lân cận tham gia làm nghề, có mức
thu nhập 3 - 4 triệu đồng/người/tháng. Công tác xây dựng Nơng thơn mới có
nhiều tiến bộ. Đến hết năm 2016 Quảng Phú Cầu đã đạt và cơ bản đạt 15/19 tiêu
chí xây dựng Nơng thơn mới.
1.3.1.3.
Đặc điểm văn hóa - xã hội
Xưa kia xã Quảng Phú Cầu được lập nên từ ba thơn vì thế đã hình thành
nên nhiều giá trị văn hóa chung, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong
đó, nổi bật là tinh thần yêu nước và truyền thống hiếu học.
Là vùng quê hình thành và phát triển từ lâu đời, Quảng Phú Cầu đã sớm
hình thành truyền thống hiếu học, thơn nào cũng có văn chỉ, học điền. Nhờ có
20
nhiều người đỗ đạt nên Quảng Nguyên được vua ban tặng 4 chữ vàng “Mỹ tục
khả phong” và Xà Cầu được tặng 5 chữ vàng “Xà Cầu Nghĩa Dân”. Văn bia ở Xà
Cầu còn ghi lại, vào thời vua Lê Thánh Tơng làng có hai người đỗ Đệ tam giáp
đồng Tiến sĩ xuất thân, là các cụ Phạm Hòa Xuân (1487) và Nguyễn Hà Thục
(1490). Hay, cụ Lý Đình Cao cũng ở Xà Cầu làm nghề bốc thuốc và dạy học nổi
tiếng, đã từng chữa bệnh cho vua Tự Đức và giữ chức Đốc học tỉnh Sơn
Tây...Thời Lê Trung Hưng ở thơn Quảng Ngun có Danh y Nguyễn Huyền Diệu
tức Nguyễn Trọng Hầu làm Thái y viện, chữa bệnh cho vua được phong tước
Hầu.
Tinh thần yêu nước nồng nàn cũng là đặc điểm nổi bật của nhân dân Quảng
Phú Cầu. Theo bản thần phả của địa phương, từ thời Hùng Vương, Vua Hùng
cùng với Tản Viên sơn thánh và 3 thầy trò là Cao Sơn đại vương, Minh Lang đại
vương và Bạch Lợi đại vương về bàn mưu chống giặc. Giặc Thục thua trận, 3
năm sau xin cầu hòa, Vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán là An Dương
Vương. Khi đất nước yên bình, Bạch Lợi về làng Xá cùng 2 vợ là Mẫu già ( tức
Hồng Phi cơng chúa quận phu nhân) và Mẫu trẻ ( tức Hoàng Trung công chúa
quận phu nhân), đồng thời mời hai thầy Cao Sơn dạy võ và thầy Minh lang dạy
văn về nghỉ ngơi tại xã Phú Lương mở trường, mở lớp giao huấn cho nhân dân.
Cho đến tiếp theo, khi giặc Hán xâm lược nước ta, ba chị em bà Chiêu Nương đã
về Xà Cầu tụ nghĩa, chiêu binh để trả thù nhà, đền nợ nước. Sau đó lại hợp cùng
nghĩa quân của hai Bà Trưng đánh giặc. Tuy thất bại, nhưng ba chị em bà Chiêu
Nương đã được dân làng lập đền thờ và suy tơn là Thành hồng làng. Khi thực
dân pháp xâm lược nước ta lần thứ nhất, nhân dân Quảng Phú Cầu đã liên tiếp
vùng lên chiến đấu chống quân thù. Nổi bật là cuộc khởi nghĩa nông dân do Tư
Khẩn người làng Phú Lương làm thủ lĩnh. Cuộc khởi nghĩa tuy không kéo dài (từ
1885 đến 1889) nhưng đã mở rộng ra khắp một vùng rộng lớn thuộc các huyện
Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thanh Oai, Chương Mỹ (thuộc thành phố Hà Nội ngày
nay) với hàng ngàn người tham gia và gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề. Trong
hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Quảng Phú Cầu cũng
có những người con ưu tú làm rạng rỡ quê hương. Thế kỷ hai mươi quê hương
21
Quảng Phú Cầu cũng đã sản sinh ra nhà cách mạng, nhà lãnh đạo quân đội tài ba
Trần Đăng Ninh (Người thơn Quảng Ngun) - học trị ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí
Minh.
Với những truyền thống tốt đẹp được đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử,
nhân dân Quảng Phú Cầu lại tiếp tục phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi
mới trên quê hương và hứa hẹn sẽ tiếp tục viết lên những trang sử hào hùng trong
thời kỳ mới.
1.3.2.
1.3.2.1.
Tổng quan về lễ hội truyền thống tại xã Quảng Phú Cầu
Nguồn gốc hình thành và nhân vật được thờ
Theo các tài liệu nghiên cứu và sử sách để lại, xã Quảng Phú Cầu đã có ít
nhất trên 2.000 năm. của Từ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang (từ năm
2000 đến năm 258 trước công nguyên), một số gia đình thuộc các dịng họ đã về
làm ăn sinh sống khai cơ lập nghiệp ở Nàng Xá (làng Phú Lương ngày nay).
Nhưng Nàng Xá thực sự đông đúc, ăn nên làm gia và có tiếng tăm từ khi Bạch
Lợi Đại Vương về lập ấp tại đây.
Căn cứ vào cuốn Thần phả Thành hoàng làng Phú Lương và các đời xưa
truyền lại thì lịch sử tiếp theo của làng như sau: Tiên tổ của Bạch Lợi Đại vương
ở huyện Hoằng Hóa, châu Ái, xứ Thanh (nay là Thanh Hóa). Thân phụ của ngài
tên là Bạch Ngoan kết duyên cùng bà Lê Thị Hồn. Ngồi 40 tuổi, ơng bà vẫn
chưa sinh con nối dõi tông đường. Hai ông bà dốc hết của cải làm việc nhân đức.
Sau đó bà mang thai, đủ tháng ngày sinh ra một bé trai khỏe mạnh, mặt mũi khôi
ngô tuấn tú, đặt tên là Bạch Lợi. Khi Bạch Lợi trưởng thành thì thân phụ mẫu lần
lượt qua đời. Thấy mình tài lực, dũng mãnh hơn người, Bạch Lợi một lịng ni
chí gánh vác việc lớn phù dân, hộ quốc. Được tin ở vùng núi Tản Viên có 3 ngọn
núi Thiên Tạo, Địa Thiết, Huyền Diệu là đất tối linh, có Đức Sơn Thánh tài cao
học rộng và nhiều mưu lạ, Bạch Lợi quyết chí tìm đến để tầm sư học đạo. Sau 3
năm để tang, Bạch Lợi làm lễ bái tạ phần mộ cha mẹ, từ biệt quê hương, cùng với
gia nhận đi bộ thẳng tới núi Tản Viên. Đến vùng núi Tản, Bạch Lợi vào núi bên
trái yết kiến Cao Sơn công, rồi sang núi bên phải yết kiến Quý Minh công (Minh
Lang). Hai vị Cao Sơn công và Quý Minh công đưa Bạch Lợi ra mắt Tản Viên
22
Sơn Thánh. Thấy Bạch Lợi là người có tài đức, tướng mạo khôi ngô khác người,
Sơn Thánh giao Bạch Lợi cho tả hữu nhị tướng quân tiếp nhận và trọng dụng.
Thời ấy, vua Hùng Duệ Vương dựng lầu kén phò mã cho cơng chúa Ngọc
Hoa ở thành Việt Trì. Được tin, Tản Viên Sơn Thánh về ứng thí. Nhờ tài năng hơn
người, Tản Viên Sơn Thánh được nhà vua gả công chúa Ngọc Hoa làm vợ.
Khi đã là con rể nhà vua, Tản Viên liên tiến cử Bạch Lợi, một người văn võ
toàn tài với vua cha và tin rằng đây sẽ là người tướng giỏi cầm quân diệt giặc, cứu
nước sau này. Thấy Bạch Lợi tướng mạo phi thường, nhà vua rất mừng, bèn chọn
cơng chúa trong Ilồng cung là Hồng Phi gả cho Bạch Lợi.
Đất nước thanh bình, các vị Tản Viên, Cao Sơn, Quý Minh cùng tướng
dưới quyền là Bạch Lợi thường đi thăm thú nhiều nơi. Một lần, qua Nàng Xá,
thấy dân thuần phong mỹ tục, cảnh trí sơn thủy hữu tình, Tản Viên Sơn Thánh bèn
lưu tướng Bạch Lợi cùng công chúa ở lại xây dựng hành cung, lập đồn doanh sẵn
sàng đánh giặc, đồng thời úy dụ nhân dân khai phá ruộng đồng. Tướng Bạch Lợi
sâu sát nhân dân, ân cần thăm hỏi, động viên mọi người an cư lạc nghiệp. Vì vậy,
đi đến đâu Bạch Lợi cũng được mọi người vô cùng yêu kính và tung hơ “Lợi
Cơng hưng lợi”.
Nước Văn Lang xưa chia làm 15 bộ. Thục Phán trông coi hai bộ là Tượng
Quận và Vũ Ninh (cuối thế kỷ 3 trước cơng ngun). Muốn thống lĩnh tồn bộ
nước Văn Lang, Thục Phán điều hàng chục vạn quân chia làm 3 ngả: Quỳnh
Nhai, Mộc Châu, Mê Linh tiến vào. Trước tình hình cấp bách đó, nhà vua giao
cho Tản Viên Sơn Thánh thống lĩnh toàn quân, cắt cử các tướng Cao Sơn, Quý
Minh, Bạch Lợi cầm quân đối phó. Tướng Bạch Lợi được giao ẩn tiên phong, dẫn
2000 quân tinh nhuệ quyết chiến với quân Thục Phán ở Mê Linh, buộc quân Thục
Phán phải tan vỡ, tháo chạy. Sau đó, tướng Bạch Lợi lại cầm quân giải vây cho
hai lão tướng Cao Sơn và Quý Minh ở Mộc Châu. Quân Thục Phán kinh hồng,
phải lui qn.
Được tin thắng trận, vua tơi hả hê, kinh độ tiếng reo dậy đất, bốn cõi tưng
bừng, muôn dân rạng rỡ. Sau khi luận công cho các tướng sĩ, nhà vua phong tặng
cho hai tướng Cao Sơn, Quý Minh là Đại Vương tước Thượng đẳng thần, phong
23
cho tường Bạch Lợi là Đại Vương tước Quận công, được phân đất, lập ấp. Nhà
vua cịn gả Cơng chúa Hồng Trung cho Bạch Lợi. Hồng Phi và Hồng Trung
cơng chúa được phong tước Công chúa Quận phu nhân trong dịng hồng tộc.
Ba năm sau, Thục Phán dâng biểu cầu hòa, xin chịu tội và tỏ lòng hiệp sức
giữ vững non sơng gấm vóc của thời Hùng. Nhà vua nghe lời tẩu, thối vị nhường
ngơi cho con. Từ đó, non sông một mối, nước biếc non xanh, rạng danh con Lạc,
cháu Hồng.
Thục Phán - An Dương Vương lên ngôi vua năm 22 tuổi. Nhớ ơn nhượng
quốc, nhà vua ra sức luyện quân xây thành, lập Tiểu phụng sự các bậc tiền vương,
để ngàn năm hương khói, vạn đại trường lưu. Nhà vua ra lệnh cho cả nước lập
miếu thờ phụng những người đã từng xả thân cứu nước, bảo vệ đất Hùng. Tất cả
các đời vua chúa sau này cứ lần lượt mà phong tặng theo bậc công thần, ái quốc
bằng những từ đẹp, bằng tâm sùng kính để cho con cháu ngàn đời sau noi gương
tiền bối.
Đất nước yên bình trở lại, Lợi Cơng xin nhà vua cho về đồn doanh lập ấp
và cư trú tại Nàng Xá. Toàn bộ ruộng ở đồng Quan, đồng Bỏi là đất nhà vua cấp
cho Bạch Lợi Đại Vương. Đồng thời, Bạch Lợi Đại Vương kính mời hai lão
tướng Cao Sơn và Quý Minh cùng về Nàng Xá lưu trú, an cư lập nghiệp. Bạch
Lợi Đại Vương cùng với Hồng Trung Cơng chúa ở Nàng Xá. Hai lão tướng Cao
Sơn, Quý Minh cùng với Hồng Phi Cơng chúa ở khu đất phía đơng nam Nàng
Xá khoảng 1 ki-lô-mét. Đây là mảnh đất quý và đẹp, như “bảo bối” vậy, nên lúc
đầu hai làng có tên là Bảo và Bối, cịn có tên là Phù Ninh, Khê Bối, sau đổi thành
Bầu, Bỏi (còn gọi là Lăng Sương Động).
Khi mới về Nàng Xá, Bạch Lợi Đại Vương cho mổ trâu, mổ bò khao quân,
cùng dân ăn mừng chiến thắng. Sĩ tốt, dân chúng đều hân hoan chúc mừng chiến
công của cả nước và Bạch Lợi Đại Vương. Đồng thời với việc mở lớp dạy văn,
lập trường luyện võ tại “Bãi tam vị” cạnh chùa Bỏi, Bạch Lợi Đại Vương đã cùng
hai vợ chăm lo đời sống cho nhân dân Nàng Xá, Bầu, Bỏi. Tại đây, đêm đêm, ba
vị Đại Vương là Cao Sơn, Quý Minh và Bạch Lợi vẫn họp bàn quốc sự mỗi lần
quốc gia có biển để hợp lực phù quốc, trợ dân, đánh bại âm mưu đen tối của quân
24
giặc. Sự tích “Bãi tam vị” với những cơng lao dạy văn, luyện võ và bàn quốc sự
giúp nước của ba vị Đại Vương được nhân dân Nàng Xá, Bầu, Bỏi đời đời ghi
nhớ.
Ngoài hai cánh đồng (đồng Quan và đồng Bỏi) do nhà vua ban, hai công
chúa chi nhiều tiền của để mua đất của Thanh Uyên (thuộc huyện Thanh Oai ngày
nay) cho dân cày cấy. Các vị đại vương và hai cơng chúa cịn khích lệ và tổ chức
nhân dân khai khẩn đất hoang, mở rộng điền thổ và làm thủy lợi để có thêm ruộng
cho dân cày cấy. Bạch Lợi Đại Vương còn hướng dẫn nhân dân hành nghề rổ rá,
là nghề của quê hương ông ở Thanh Hóa, để phục vụ đời sống và có thêm thu
nhập. Vốn cần cù, chịu khó, chăm làm nên một thời gian sau đời sống của nhân
dân Nàng Xá, Bầu, Bỏi ngày càng sung túc, phú cường. Con sông chảy qua Nàng
Xá được gọi là Phú Giang. Thời Lê - Nguyễn, xã Phú Lương thuộc tổng Xà Cầu
(gồm Nàng Xá Thượng, Nàng Xá Hạ và Bầu, Bói) được hình thành trên cơ sở đó.
Bạch Lợi Đại Vương húy ngày 12 tháng 3 (chưa rõ năm). Hai vị Quận phu
nhân cùng với hai Đại Vương Cao Sơn, Quý Minh đều mất ở Lăng Sương Đông.
Để tưởng nhớ công lao to lớn của 5 vị trên, ngày 12 tháng 9 (âm lịch), nhân dân
đã tổ chức lập miếu thờ các ngài.
1.3.2.2.
Diễn trình lễ hội
Để nhớ công ơn to lớn của Bạch Lợi Đại Vương - Thành hoàng làng Nàng
Xá (sau này là làng Phú Lương), cứ đến ngày 7 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm
(là ngày sinh của Bạch Lợi Đại Vương), các vị chức sắc trong làng và nhân dân
đều tổ chức tế lễ, rước thần. Lễ rước Thành Hoàng làng diễn ra từ ngày mùng 6
tết, xuất phát từ đình làng Phú Lương, xuống chùa Bỏi (Cầu Bầu), ở lại một đêm,
sáng hôm sau trước thần về. Ngày mùng 7 tết, nhân dân đua nhau vui chơi đu tiên
(đánh đu làm bằng tre), cờ người, chọi gà, đấu vật, đua thuyền, bắt vịt... Đây thực
sự là ngày lễ hội truyền thống hàng năm của nhân dân làng xã Quảng Phú Cầu từ
xưa đến nay.
Ngày 8 tháng 4 (âm lịch) hàng năm, các vị chức sắc trong làng tổ chức dân
xuống chùa Bỏi tế lễ vợ Bạch Lợi Đại Vương là Hồng Phi Cơng chúa Quận phu
nhân.
25