Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Luận văn quản lý di tích khảo cổ cát tiên, lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.93 KB, 90 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................1
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài....................................................................2
3.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu lý luận về di sản văn hóa ..................................2
3.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu về di tích khảo cổ Cát Tiên. ..............................4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................10
4.1. Đối tượng .......................................................................................................10
4.2. Về không gian ................................................................................................10
4.3. Về thời gian ....................................................................................................10
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................10
6. Lý thuyết nghiên cứu.............................................................................................11
6.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................11
6.2. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 11
7. Đóng góp của luận văn ..........................................................................................11
8. Bố cục luận văn .....................................................................................................11
Chương 1 ...................................................................................................................13
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ VĂN HÓA, QUẢN LÝ DI
SẢN VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............................13
1.1. Khái niệm .......................................................................................................13
1.1.1. Quản lý ........................................................................................................ 13
1.1.2. Quản lý nhà nước về văn hóa ..................................................................... 14
1.1.3. Quản lý nhà nước về di sản văn hóa ........................................................... 15
1.2. Các chính sách về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa .........................21
1.3. Tổng quan về huyện Cát Tiên, di tích khảo cổ Cát Tiên ...............................22
1.3.1. Tổng quan về huyện Cát Tiên ..................................................................... 22
1.3.2. Tổng quan về di tích khảo cổ Cát Tiên ....................................................... 27


Chương 2 ...................................................................................................................35


THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ .................35
DI TÍCH KHẢO CỔ CÁT TIÊN, LÂM ĐỒNG ......................................................35
2.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ban quản lý di tích Cát Tiên .......35
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý di tích Cát Tiên ............................. 35
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................ 37
2.2. Thực trạng công tác quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di tích khảo cổ Cát
Tiên giai đoạn từ năm (2013-2017) ......................................................................41
2.2.1. Công tác quản lý bảo tồn di tích khảo cổ Cát Tiên..................................... 41
2.2.2. Cơng tác phát huy giá trị di tích khảo cổ Cát Tiên ..................................... 48
2.3. Đánh giá thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ......53
2.3.1.Ưu điểm ....................................................................................................... 53
2.3.2. Hạn chế ....................................................................................................... 55
2.3.3. Nguyên nhân ............................................................................................... 57
Chương 3 ...................................................................................................................61
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT KHẢO CỔ..................61
CÁT TIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY........................................................61
3.1. Định hướng về phát huy di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch ..............61
3.2. Những vấn đề đặt ra cho cơng tác quản lý di tích quốc gia đặc biệt khảo cổ
Cát Tiên .................................................................................................................62
3.2.1. Công tác quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cát Tiên .................... 64
3.2.2. Cơng tác phát huy giá trị di tích.................................................................. 67
3.3. Một số giải pháp và kiến nghị. .......................................................................67
3.3.1. Một số giải pháp ......................................................................................... 67
3.3.2. Một số kiến nghị ......................................................................................... 79
KẾT LUẬN ...............................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................83
PHỤ LỤC ..................................................................................................................88


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Di tích khảo cổ Cát Tiên hay Thánh địa Cát Tiên sau 1000 năm bị lãng
quên và được người dân phát hiện báo cho nhà chức trách vào năm 1984. Di tích
bắt đầu được nghiên cứu, đào thám sát và khai quật qua nhiều giai đoạn (từ năm
1984 đến 2013). Theo các nhà nghiên cứu, đây là một khu thánh địa lớn của một
tiểu quốc đã từng tồn tại trong lịch sử, với các kiến trúc đền tháp xây chủ yếu
bằng gạch và được phân bố trong một không gian rộng lớn hàng chục ki-lô-mét
vuông thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước
và huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai.
Để bảo vệ và phát huy giá trị di tích này, năm 2006 UBND tỉnh Lâm
Đồng có quyết định thành lập Ban quản lý di tích Cát Tiên (Quyết định số
2634/QĐ-UB ngày 28 tháng 9 năm 2006 về việc thành lập Ban quản di tích Cát
Tiên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa thơng tin Lâm Đồng). Ban quản
lý di tích Cát Tiên có chức năng nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị của di tích
khảo cổ Cát Tiên, trong thời gian từ 2013 đến 2017 các dự án bảo tồn, tơn tạo di
tích được triển khai nhưng việc quản lý di tích khảo cổ Cát Tiên còn nhiều hạn
chế. Xuất phát từ yêu cầu khách quan trên, là người trực tiếp tham gia công tác
quản lý di tích, tơi chọn đề tài: “Quản lý di tích khảo cổ Cát Tiên, Lâm Đồng”
làm luận văn tốt nghiệp bậc cao học chuyên ngành Quản lý văn hóa. Hy vọng, đề
tài sẽ góp phần vào việc nâng cao cơng tác quản lý di tích, góp phần phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương bền vững.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nhận thức về vai trị của cơng tác quản lý văn hóa nói chung và
quản lý di sản văn hóa nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Luận văn sẽ đi sâu tìm
hiểu, phân tích, đánh giá những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn
chế trong công tác quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di tích khảo cổ Cát Tiên,



2

Lâm Đồng chủ yếu là công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Từ đó, tác giả
kiến nghị và đề xuất một số giải pháp cụ thể, góp phần nâng cao hiệu quả cơng
tác quản lý khu di tích khảo cổ Cát Tiên, phát huy những giá trị của di sản văn
hóa.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
3.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu lý luận về di sản văn hóa
Di sản văn hóa là lĩnh vực được giới nghiên cứu trong và ngoài nước đặc
biệt quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát ở nhiều cấp độ khác nhau trên cả
phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn.
Vào những thập niên 1950, các tổ chức quốc tế như UNESCO, UNDP đều
nỗ lực nghiên cứu đánh giá tiềm năng quá khứ của nhân loại, đặc biệt là di sản
văn hóa. UNESCO đã chia di sản văn hóa thành hai loại: di sản văn hóa vật thể
và di sản văn hóa phi vật thể. Trong hội nghị quốc tế “Bảo vệ di sản văn hóa vật
thể và phi vật thể: Hướng đến phương pháp tiếp cận tổng thể” tổ chức tại Nara,
Nhật Bản từ 19-23/10/2004, Tuyên bố Yamato về phương pháp tiếp cận tổng thể
trong bảo vệ di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã được thông qua. Với bản
Tuyên bố này, các quan niệm về di sản văn hóa đã được nhân loại định nghĩa cụ
thể trên phương diện lý luận theo Công ước và Quy chế của UNESCO. Đây là
quan niệm cụ thể nhằm nhận diện một cách đúng đắn khoa học về di sản văn hóa
vật thể và phi vật thể trên thế giới.
Ở nước ta, nghiên cứu về di sản văn hóa trước tiên phải kể đến cơng trình
Việt Nam văn hóa sử cương “Ta muốn trở thành một nước cường thịnh vừa về
vật chất, vừa về tinh thần thì phải giữ văn hoá cũ (di sản) làm thể (gốc, nền
tảng); mà lấy văn hoá mới làm dụng nghĩa là phải khéo điều hồ tinh t của văn
hố phương Đơng với những điều sở trường về khoa học của văn hoá phương
Tây” [1, tr.168].
Tác giả Nguyễn Thị Kim Loan (chủ biên) và Nguyễn Trường Tân trong
giáo trình Quản lý DSVH [35], đã đưa ra một số nội dung như: 1/Khái niệm



3

chung về quản lý và quản lý nhà nước về DSVH; 2/Quan điểm phát triển văn
hóa của Đảng và Nhà nước liên quan đến quản lý DSVH dân tộc; 3/Nội dung cơ
bản của quản lý nhà nước về DSVH. Tác giả cho đây là một số nội dung về
nghiệp vụ quản lý DSVH mà thực chất đây là các mặt hoạt động bảo tồn DSVH.
Trong cuốn Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội
nhập quốc tế do hai tác giả Phan Hồng Giang và Bùi Hoài Sơn (đồng chủ biên)
đã đề cập đến nhiều lĩnh vực cụ thể của hoạt động quản lý văn hóa ở nước ta
hiện nay trong đó có quản lý DSVH. Ở lĩnh vực này, hai tác giả đưa ra thực
trạng quản lý di tích lịch sử văn hóa, bảo tàng và DSVH phi vật thể. Nội dung
quản lý được đề cập trên hai khía cạnh: 1.Cơng tác quản lý nhà nước: bao gồm
việc ban hành các văn bản pháp quy, các văn bản thể hiện chủ trương, đường lối
của Đảng và Nhà nước về bảo tồn DSVH dân tộc; 2.Công tác phát triển sự
nghiệp: tập trung phân tích những ưu điểm trong hoạt động bảo tồn di tích như
nhà nước đã đầu tư tồn bộ kinh phí cho các di tích cách mạng kháng chiến, các
di tích được đầu tư tu bổ, chống xuống cấp đã trở thành các điểm tham quan, du
lịch hấp dẫn. Đồng thời nêu ra những hạn chế như chưa có quy hoạch bảo tồn và
phát huy giá trị, các dự án chưa đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu bảo tồn... Từ
thực trạng này hai tác giả đã đề ra những giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực của
di tích như: đầu tư đồng bộ trong bảo tồn, tôn tạo, triển khai việc quy hoạch chi
tiết đối với các di tích để giải quyết hợp lý, hài hịa bền vững...[28, tr.486]
Cơng trình nghiên cứu Bảo tồn, phát huy giá trị DSVH vật thể Thăng
Long - Hà Nội [5], do tác giả Nguyễn Chí Bền chủ biên đã trình bày phân tích
khá rõ những vấn đề về lý luận, thực tiễn cùng những kinh nghiệm bảo tồn, phát
huy giá trị của DSVH vật thể Thăng Long - Hà Nội, tiếp thu những quan điểm
mới về quản lý di sản của nhiều nước trên thế giới để có thể áp dụng vào thực
tiễn ở nước ta. Cơng trình đã đề xuất các nhóm khuyến nghị để bảo tồn và phát

huy giá trị của các DSVH vật thể của thủ đơ. Dưới góc độ quản lý thì đây chính
là những đề xuất cho cơng tác quản lý di tích lịch sử văn hóa của thủ đơ Hà Nội


4

hiện nay, đồng thời là một nguồn thông tin quan trọng cho các địa phương khác
nhau trong cả nước tham khảo.
Cuốn sách Giáo trình Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch xuất
bản năm 2009 bởi Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội do Lê Hồng Lý chủ
biên, chính là một trong những cơng trình nghiên cứu và phổ biến đầu tiên về
mặt lý luận của mối quan hệ giữa quản lý di sản và phát triển du lịch. Ở đây, các
tác giả ngoài việc cung cấp và làm rõ những nội dung khái niệm, loại hình,…
của từng lĩnh vực, thì đã tập trung vào việc xác định những nguyên tắc và nội
dung cũng như xác lập quy trình tổ chức và quản lý di sản với phát triển du
lịch.[36]
Bộ sách Một con đường tiếp cận di sản văn hóa do Cục di sản văn hóa Bộ Văn hóa – Thơng tin ấn hành, từ năm 2005 đến 2014 trên cơ sở tập hợp nhiều
bài nghiên cứu về lý luận di sản văn hóa cũng như thực tiễn đã cập nhật kiến
thức mới về di sản văn hoá Việt Nam và con đường định hướng bảo vệ và phát
huy giá trị di sản. Trong đó tiêu biểu nhất là các bài: Khảo cổ học với cơng tác
bảo vệ và phát huy di sản văn hóa, Bảo tồn di tích, nhân tố quan trọng của phát
triển bền vững, bảo tồn văn hóa trong q trình phát triển, khảo cổ học với việc
bảo tồn tôn tạo và tu bổ di tích ở Việt Nam; Di sản khảo cổ tiếng vang từ lòng
đất ngày càng bảo tồn tốt hơn; Một số kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ và phát
huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên,…
3.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu về di tích khảo cổ Cát Tiên.
Trong 30 năm phát hiện, khai quật, vấn đề nghiên cứu di tích khảo cổ Cát
Tiên được rất nhiều người quan tâm, riêng di tích khảo cổ Cát Tiên đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu. Xin đề cập đến một số cơng trình tiêu biểu:
Trong hội thảo khoa học, bên cạnh việc tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra

một số kết luận ban đầu về những vấn đề cơ bản của khu di tích Cát Tiên: niên
đại, chủ nhân…, nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu sâu về những nét đặc
trưng, bản chất của khu di tích Cát Tiên. Thơng qua việc phân tích nội dung một


5

số hiện vật bằng vàng tiêu biểu, các tác giả đã đưa ra một số nhận xét về tơn
giáo, tín ngưỡng cũng như kỹ thuật tạo hình của chủ nhân di tích Cát Tiên. Việc
định hướng nghiên cứu, bảo vệ, trùng tu và phát huy giá trị khu di tích Cát Tiên
cũng là vấn đề được quan tâm, đây là vấn đề thiết thực và vô cùng quan trọng.
Căn cứ trên những kết quả nghiên cứu, khảo sát bước đầu có thể thấy di tích
khảo cổ Cát Tiên là một trong những khu di tích có vị trí hết sức đặc biệt trong
kho tàng di sản văn hóa Việt Nam. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu về nội dung
giá trị của quần thể di tích, việc xây dựng dự án quy hoạch tổng thể bảo vệ và
phát huy khu di tích này vẫn đã và đang là những địi hỏi bức xúc cần sớm được
triển khai. Các tác giả đã có một số kiến nghị góp phần xây dựng những định
hướng cho các hoạt động bảo vệ và phát huy khu di tích: 1. Cần xây dựng và
thực hiện một chương trình nghiên cứu khoa học tổng thể đa ngành và liên
ngành để có những hiểu biết chân xác, tồn diện về quần thể di tích Cát Tiên; 2.
Xây dựng hồ sơ tư liệu của quần thể di tích cần được tiếp tục bổ sung để nếu có
điều kiện, thiết lập một Ngân hàng dữ liệu về khu di tích Cát Tiên; 3. Xúc tiến
việc xây dựng và thực hiện các chương trình bảo vệ và phát huy khu di sản; 4.
Một số kiến nghị cụ thể: đăng ký đưa quần thể di tích khảo cổ học Cát Tiên vào
danh sách Di sản Văn hóa Thế giới, trước mắt là danh sách dự kiến của Chính
phủ Việt Nam gửi UNESCO; tổ chức một Ban Quản lý khu di sản với lực lượng
cán bộ chuyên môn và điều kiện phương tiện hoạt động tương hợp; tuyên truyền
giáo dục, vận động đơng đảo các tầng lớp nhân dân địa phương tích cực và tự
nguyện tham gia vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa theo tinh
thần xã hội hóa…

Nguyễn Tiến Đơng, 2002, khu di tích Cát Tiên ở Lâm Đồng – luận án
Tiến sĩ, Hà Nội, Viện Khảo cổ học. Tác giả đã trình bày ba nội dung cơ bản
thông qua 3 chương của luận án. Chương 1: Tình hình phát hiện và nghiên cứu –
Đơi nét về điều kiện tự nhiên của khu di tích Cát Tiên. Tác giả cho rằng khu di
tích Cát Tiên có niên đại từ đầu thế kỷ VIII đến khoảng cuối thế kỷ XI, do vậy,


6

khơng nằm trong phạm vi của văn hóa Ĩc Eo và mang tính chất của một thánh
địa Bà La Mơn giáo. Khu di tích Cát Tiên nằm trong vùng đất có điều kiện địa
hình khá phức tạp với khí hậu đặc trưng của miền Đông Nam Bộ, cùng với một
tài nguyên sinh học đa dạng, phong phú. Từ đặc điểm đó phần nào có thể hình
dung được cuộc sống của cư dân chủ nhân di tích Cát Tiên xưa kia với những
điều kiện thuận lợi cho cuộc sống cũng như những khó khăn, điều kiện tự nhiên
ấy cũng tác động (tích cực và tiêu cực) rất nhiều đến quần thể kiến trúc Cát Tiên
trong hàng ngàn năm tồn tại. Từ hiện trạng phế tích kiến trúc và hiện vật thu
được sau khai quật khảo cổ tác giả nhận định với một số lượng lớn các kiến trúc
đền Ấn Độ giáo tập trung trong một không gian nhất định (các bồn địa của vùng
Cát Tiên) nằm trên trục dòng chảy của con sơng Đạ Đờng. Quy mơ của di tích
khảo cổ Cát Tiên khơng kém gì so với thánh địa Mỹ Sơn của Champa ở Quảng
Nam. Qua các tài liệu, tác giả đã trình bày hai quan điểm của các nhà nghiên cứu
về vấn đề này: Chủ nhân di tích Cát Tiên là người Mạ và chủ nhân di tích Cát
Tiên là hậu duệ của Phù Nam hay Chân Lạp. Tác giả cho rằng, việc xác định chủ
nhân di tích Cát Tiên là người Mạ có lẽ cịn hơi sớm, cần có thêm tài liệu chứng
minh nhất là tài liệu qua khai quật khảo cổ học các di chỉ cư trú vùng Cát Tiên
và phụ cận. Cịn chủ nhân di tích Cát Tiên là hậu duệ của Phù Nam hay Chân
Lạp còn quá chung chung.
Trung tâm khảo cổ thuộc Viện KHXH vùng Nam Bộ, Báo cáo Dự án điều
tra cơ bản và khai quật khu di chỉ khảo cổ học Cát Tiên – Lâm Đồng) năm 2002

– 2004. Dự án “Điều tra cơ bản và khai quật di tích khảo cổ học Cát Tiên (Lâm
Đồng)” đã được thực hiện với một khối lượng lớn công việc (phát hiện 9 địa
điểm khảo cổ học mới, thực hiện 15 hố khai quật và 9 hố thám sát). Dựa trên
những cơ sở khoa học có trước và trên cơ sở phân tích sơ bộ về tư liệu và hiện
vật mới thu được ở Cát Tiên lần này, dự án đã nhận diện 6 dạng kiến trúc của di
tích: Kiến trúc dạng đền, đài đền, đền thần, mộ táng, “nhà dài”… và đặc biệt là
kiến trúc “đường dẫn nước”. Di tích Cát Tiên có thể là một quần thể di tích


7

(khơng hạn chế trong khơng gian hiện có) với khơng gian mở – không gian của
các quan hệ thương mại, văn hóa… với thế giới bên ngồi. Dự án đã thu thập
được nhiều tư liệu và hiện vật quý như: bộ Linga nhỏ bằng đá, sắt, đồng, vàng
cùng các hộp mang hình Linga cũng được làm bằng nhiều chất liệu như bạc,
đồng, gốm. Đặc biệt là có Linga bằng vàng và áo Linga bằng đồng với kích cỡ
khá lớn. Bước đầu nhận định về dấu ấn của một cộng đồng người có một trình
độ văn minh nhất định đã từng sinh sống ở vùng Cát Tiên khoảng từ thế kỷ IV
đến thế kỷ VIII. Hồn tồn có cơ sở để nói rằng, những tư liệu và hiện vật thu
thập được trong lần khai quật này khơng chỉ có giá trị khoa học mà cịn mang ý
nghĩa văn hóa và tơn giáo đậm nét.
Lê Đình Phụng (2007) Di tích Cát Tiên Lâm Đồng lịch sử và văn hóa,
NXB Khoa học xã hội. Tác giả điểm qua đôi nét về lịch sử vùng đất cho thấy Cát
Tiên trước đây được ít người biết đến, một vùng rừng núi hoang vu rậm rạp, nơi
cư trú của các dân tộc ít người mà nguồn tư liệu trong lịch sử cũng ít đề cập;
Những khám phá di tích Cát Tiên. Năm 1985, Trung tâm Khảo cổ học miền
Nam tại thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng tiến hành
điều tra đào thám sát các di tích ở địa bàn xã Đồng Nai và bước đầu đã thu được
một số kết quả nhất định. Năm 1994, tổ chức khai quật ở di tích Cát Tiên. Những
hiện vật tìm được trong q trình khai quật đã cung cấp một bộ sưu tập vơ cùng

phong phú có giá trị kỹ thuật, mỹ thuật và ý nghĩa tơn giáo cao. Theo tác giả, sự
hình thành các di tích ở Cát Tiên gắn liền với dịng sơng Đồng Nai. Đây là cầu
nối giữa đồng bằng Đông Nam Bộ với vùng thượng nguồn, làm cơ sở kinh tế, xã
hội, văn hóa cho sự hình thành các di tích trong lịch sử. Nói rộng ra, khơng gian
văn hóa của khu di tích Cát Tiên là khơng gian văn hóa vùng đất Đơng Nam Bộ
và Nam Tây Ngun, xa hơn là cả vùng đồng bằng hạ lưu sông Đồng Nai. Di
tích Cát Tiên là một khu di tích tơn giáo, được xây dựng và thờ phụng theo mơ
hình tơn giáo Ấn Độ, do đó có những mối quan hệ nhất định với các nền văn hóa


8

thân thuộc liên quan cùng chịu ảnh hưởng từ văn hóa tơn giáo Ấn Độ là Ĩc Eo
và Champa.[37]
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, Kỷ yếu hội thảo khoa học: di
tích khảo cổ học Cát Tiên năm 2001 và năm 2008, Cát Tiên, Lâm Đồng.
Trong hội thảo lần này, nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến mối quan hệ
giữa nhóm di tích Cát Tiên với các nhóm di tích khác. Chỉ ra sự tương đồng
cũng như khác biệt giữa các nhóm di tích này, từ đó cho thấy những nét đặc
trưng bản chất của khu di tích Cát Tiên. Theo đó, hiện nay và trong nhiều thời
gian tới nữa vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn chủ nhân của di tích Cát Tiên là
ai. Tuy nhiên, với những phát hiện cụ thể, bước đầu cho phép xác định, cư dân
Cát Tiên có nguồn gốc bản địa, họ là hậu duệ của lớp người cổ sống ở vùng
Đông Nam Bộ – Nam Tây Nguyên từ khoảng 5000 năm đến 2000 năm cách
ngày nay. Vào thời kỳ đầu của lịch sử, thế kỷ IV – VII, cư dân ở vùng đất này
thuộc Phù Nam, chịu ảnh hưởng sâu đậm văn hóa Ĩc Eo, có quan hệ giao lưu,
trao đổi kinh tế với cư dân văn hóa Champa và tiếp xúc với văn minh Ấn Độ.
Sau khi Phù Nam suy vong, nhà nước Cát Tiên cổ đã có sự liên kết quan hệ chặt
chẽ với láng giềng gần gũi Champa và với các vùng đất khác. Tại Cát Tiên,
ngồi cư dân bản địa là chủ yếu cịn có cư dân Malayo – Polinesien ở vùng ven

biển lên và có thể cả cư dân thuộc ngữ hệ Mơn – Khmer ở phía Tây sang, cũng
như vương quốc Phù Nam, Cát Tiên trong suốt thời gian tồn tại nhiều thế kỷ là
một vùng đất hay một quốc gia đa dân tộc. Trong hội thảo lần này còn tập trung
bàn về cơng tác bảo quản, trùng tu di tích Cát Tiên các tác giả cho rằng bảo tồn,
phát huy di tích Cát Tiên cần cân nhắc thực tiễn cơng tác bảo tồn tại di tích Mỹ
Sơn. Các hoạt động nghiên cứu khảo sát khảo cổ học và bảo trì hiện trạng vẫn
được tiến hành, tuy nhiên chưa mang tính tích cực, chủ động, bền vững mà chỉ là
bảo quản nguyên trạng, xử lý tạm thời khiến các di tích đang dần xuống cấp, có
nguy cơ trở thành phế tích. Trong q trình bảo tồn cần chú trọng tác động của
mơi trường đến khu di tích để làm được điều này cần có sự hợp tác từ nhiều


9

phía: nhà quản lý trong việc cung cấp các cơ chế và chế tài; nhà chuyên môn
trong việc cung cấp các cứ liệu lịch sử và nghiên cứu khoa học; người dân trong
sự hợp tác bảo vệ di tích.
Từ những kết quả trên, hội thảo cũng mong muốn các nhà nghiên cứu tiếp
tục thực hiện chương trình nghiên cứu di tích Cát Tiên để góp phần giữ gìn và
phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trên vùng đất Lâm Đồng.
Trường Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học quốc gia TP HCM)
(2016), Kỷ yếu hội thảo khoa học, Di tích Cát Tiên trong chiến lược phát triển
kinh tế, văn hố, xã hội của vùng đất Đơng Nam Bộ và Tây nguyên giai đoạn
2015 – 2020 và tầm nhìn 2030.
Đặng Văn Thắng và các cộng sự (2017), Các tiểu quốc thuộc vương quốc
Phù Nam ở Nam Bộ, NXB Đại học quốc gia TP HCM “Tiểu quốc Cát Tiên là
trong một tiểu quốc của Phù Nam”[44, tr.412] nhóm nghiên cứu kế thừa những
thành tựu của các tác giả đi trước, đưa ra những kiến giải mới như: điểm tương
đồng giữa những di tích kiến trúc và di vật ở Cát Tiên với các di tích kiến trúc và
di vật thuộc văn hóa Ĩc Eo ở Nam Bộ Việt Nam đã cho thấy quần thể di tích Cát

Tiên (Lâm Đồng) nằm trong hệ thống văn hố Ĩc Eo. Về niên đại di tích Cát
Tiên có niên đại khoảng thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ XII sau công nguyên, Khu
di tích này là Thánh địa của tiểu quốc Cát Tiên. Cộng đồng cư dân ở đây là thời
kỳ cuối Phù Nam và khi Phù Nam sụp đổ, cộng với dân cư văn hóa Ĩc Eo đã
cùng cộng đồng các dân tộc gốc địa phương trong đó có người Mạ “ Khối Sơ Ma
từ xưa là một nước nhỏ chiếm ở miền rừng núi ở giữa Bình Thuận là đất Chiêm
Thành và Biên Hòa là đất Chân Lạp”[2, tr.215]. Và cư dân ở tiểu quốc Cát Tiên
đã đạt đến một trình độ kinh tế, xã hội và văn hóa đến một trình độ nhất định.
Chưa có cơng trình nghiên cứu chuyên về quản lý bảo tồn và phát huy giá
trị di tích khảo cổ Cát Tiên, để từ đó đặt ra vấn đề bảo vệ và khai thác có hiệu
quả những giá trị văn hóa, lịch sử của di tích. Trong q trình triển khai đề tài
Quản lý di tích khảo cổ Cát Tiên, Lâm Đồng tác giả luận văn sẽ tiếp thu, kế


10

thừa những kết quả của các tác giả đi trước và vận dụng một số nội dung vào
cơng trình nghiên cứu vấn đề quản lý di tích khảo cổ.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Luận văn đi sâu nghiên cứu về công tác quản lý về bảo tồn và phát huy giá trị
di tích khảo cổ Cát Tiên.
4.2. Về khơng gian
Khu di tích khảo cổ Cát Tiên thơn 1, xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh
Lâm Đồng.
4.3. Về thời gian
Hoạt động của Ban quản lý di tích Cát Tiên (năm 2013-2017) vì trong
thời gian này tại di tích triển khai Dự án bảo tồn tơn tạo di tích khảo cổ Cát Tiên
và triển khai thử nghiệm đón khách tham quan nhưng việc quản lý bảo tồn và
phát huy giá trị di tích có nhiều hạn chế cần quan tâm.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp phân tích và so sánh.
- Phương pháp phỏng vấn các chuyên gia về khảo cổ học, kiến trúc sư trong
bảo tồn di tích và nhà quản lý.
- Phương pháp quan sát tham dự để thu thập các thông tin có liên quan đến
cơng tác quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này dùng để thống kê lượng khách
tham quan trong giai đoạn từ năm 2013-2017, phân tích mức tăng giảm hàng
năm làm cơ sở xây dựng định hướng phát huy giá trị di tích và thu hút khách đến
với khu di tích khảo cổ Cát Tiên.


11

6. Lý thuyết nghiên cứu
6.1. Cơ sở lý luận
- Cơ sở lý luận của luận văn vận dụng lý thuyết quản lý văn hóa, các chủ
trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quản lý di sản văn
hố dân tộc.
- Theo đó, đề tài nghiên cứu, vận dụng hợp lý những thành tựu về lý luận
DSVH của thế giới, quan niệm của UNESCO về văn hoá và DSVH, về kế thừa,
bảo tồn và phát huy DSVH, về vai trò chức năng của DSVH đối với việc lựa
chọn mơ hình phát triển của văn hố mỗi dân tộc.
6.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố nào có liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di
tích Cát Tiên là ?
- Bảo tồn và phát huy giá trị di tích khảo cổ Cát Tiên trong thời gian tới
cần phải làm như thế nào?

7. Đóng góp của luận văn
Đưa ra một cái nhìn tồn diện về thực trạng công tác quản lý bảo tồn và
phát huy giá trị di tích từ năm 2013 đến nay, góp phần hồn thiện và nâng cao
hiệu quả cơng tác quản lý di tích khảo cổ Cát Tiên, Lâm Đồng. Ngồi ra, kết quả
nghiên cứu cũng góp phần làm tài liệu tham khảo giúp cho ban lãnh đạo và các
ngành chức năng, đặc biệt là ngành văn hóa của tỉnh Lâm Đồng và các địa
phương liên quan thấy được những yếu tố nào tác động và ảnh hưởng đến việc
bảo tồn và phát huy giá trị di tích khảo cổ Cát Tiên. Từ đó, các cơ quan này sẽ có
phương án điều chỉnh hoặc xây dựng các dự án bảo tồn phù hợp gắn với phát
huy giá trị khu di tích khảo cổ Cát Tiên, để di tích này ngày càng phát triển bền
vững.
8. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 3
chương:


12

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung
Chương này tập trung phân tích những vấn đề mang tính lý thuyết để làm
cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu các chương sau. Cụ thể làm rõ các khái niệm
quản lý văn hóa, di sản văn hóa, di tích khảo cổ và tổng quan địa bàn nghiên
cứu.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý khu di tích khảo cổ Cát Tiên,
Lâm Đồng
Trong chương này luận văn đề cập đến các vấn đề sau: Phân tích, đánh giá
cơng tác bảo tồn phát huy giá trị di tích khảo cổ Cát Tiên trong giai đoạn 2013 –
2017, điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích khảo
cổ Cát Tiên.

Từ cơ sở khoa học cùng với những kết quả nghiên cứu của chương 1 và
chương 2 tác giả đưa những nhóm giải pháp nâng cao hoạt động quản lý di tích
khảo cổ Cát Tiên tại huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời đề tài cũng đưa
ra một số kiến nghị cần thiết nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích khảo cổ Cát
Tiên trong giai đoạn hiện nay.


13

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ VĂN HÓA, QUẢN
LÝ DI SẢN VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm
1.1.1. Quản lý
Quản lý là vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra nhưng cho đến
ngày nay vẫn có nhiều khác biệt trong cách hiểu. Xuất phát từ những góc độ
nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích
khơng giống nhau về quản lý. Hiện nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất
về quản lý.
Theo nghĩa chữ Hán, “quản” là trông nom, “lý” là sắp đặt lo liệu công
việc. Quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, đang là vấn đề quan tâm nhiều
nhất của các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu lý luận quản lý.
Theo tác giả Trần Kiểm thì “Quản lý là những tác động của chủ thể quản
lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các
nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực)
một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [33, tr.8].
Các Mác đã viết:"Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung
nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự
chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng
chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận

động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm thì tự điều
khiển lấy mình, cịn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [14, tr.28].
Vậy hoạt động quản lý gắn liền với sự hình thành và phát triển của các tổ
chức trong xã hội với tư cách là tập hợp những người được điều khiển, phối hợp
với nhau theo một cách thức nhất định nhằm đạt mục tiêu nào đó. Để có một
hoạt động quản lý diễn ra, một bên là chủ thể quản lý bên còn lại là đối tượng
quản lý và cách thức tác động lên đối tượng quản lý, các mục tiêu mà hoạt động


14

quản lý hướng đến. Quản lý là hoạt động nhằm tác động có tổ chức và định
hướng của một chủ thể vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình
xã hội và các hành vi của con người, nhằm duy trì sự ổn định và sự phát triển của
đối tượng theo những mục tiêu nhất định, mục tiêu đó có thể do các thành viên
trong tổ chức tự thống nhất với nhau, hoặc do người đứng đầu tổ chức xây dựng
và giao tổ chức thực hiện.
1.1.2. Quản lý nhà nước về văn hóa
Quản lý văn hố là công việc của Nhà nước là hoạt động của bộ máy nhà
nước trong lĩnh vực hành pháp nhằm giữ gìn, xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam. Nhà nước đại diện cho nhân dân, đảm bảo cho mỗi cơng dân thực
hiện quyền cơ bản của mình trong đó có quyền về tự do về văn hóa như quyền tự
do về ngôn luận, quyền học tập, quyền sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật,
nhu cầu tín ngưỡng, tham quan di tích, danh lam thắng cảnh…Trong giai đoạn
hiện nay, Nhà nước đóng vai trị quan trọng trong giải quyết các mâu thuẫn giữa
phát triển kinh tế và văn hóa, Nhà nước cịn có vai trị định hướng cho sự phát
triển văn hóa theo hướng đã được xác định là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc văn hóa dân tộc.
Ngồi ra, quản lý văn hóa cịn được hiểu là sự tác động chủ quan bằng
nhiều hình thức, phương pháp của chủ thể quản lý (các cơ quan đảng, nhà nước,

đoàn thể, các cơ cấu dân sự, các cá nhân được trao quyền và trách nhiệm quản
lý) đối với khách thể (là mọi thành tố tham gia và làm nên đời sống văn hóa)
nhằm đạt được mục tiêu mong muốn. [28, tr.26].
Nhà nước quản lý văn hóa được thực hiện thông qua việc ban hành, tổ
chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các chính sách, các văn bản
quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hố, đồng thời nhằm góp phần phát triển
kinh tế, xã hội bền vững của từng địa phương nói riêng, cả nước nói chung. “Có
thể chia hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa thành các mảng cơ bản sau:


15

- Quản lý nhà nước về văn hóa nghệ thuật;
- Quản lý nhà nước về văn hóa xã hội;
- Quản lý nhà nước về di sản văn hóa.”[30, tr.469]
Xét ở góc độ vĩ mơ, QLVH đóng vai trị quan trọng trong việc định hướng
lâu dài cho sự phát triển văn hố của đất nước. Và quản lý nói chung, QLVH nói
riêng là một khoa học, khơng những dựa trên cơ sở lý luận mà còn dựa vào thực
tiễn hoạt động của nó. Xét ở góc độ vi mơ, những định hướng đúng đắn của
QLVH sẽ giúp cho các hoạt động văn hoá ở các địa phương, các vùng miền và
các cơ quan, đơn vị sẽ thuận tiện hơn; tránh sự tuỳ tiện, lúng túng trong việc thực
thi các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực văn hoá.
1.1.3. Quản lý nhà nước về di sản văn hóa
1.1.3.1. Khái niệm di sản văn hóa
Khái niệm “di sản văn hóa” với tư cách là thuật ngữ khoa học đã có một
q trình hình thành lâu dài. Chính thuật ngữ này lại được hình thành và được
biết đến từ cuộc Cách mạng tư sản Pháp (1789). Do quá trình tịch thu tài sản của
tầng lớp quý tộc, nhà thờ và của các tăng lữ thành tài sản quốc gia sau Cách
mạng tư sản Pháp, từ đó hình thành khái niệm di sản. Để tránh thất thoát và hủy
hoại tài sản này, nhà nước Pháp lúc bấy giờ đã tiến hành kiểm kê, mô tả, sắp xếp,

phân loại tài sản (các cơng trình lịch sử, các tác phẩm nghệ thuật, các tài sản
khác…) để xác định thứ tự ưu tiên nhằm khôi phục và bảo tồn di sản quốc gia; di
sản lúc đó được hiểu là tài sản chung, tài sản của mọi cơng dân, đó là ý niệm đã
tạo thành ý thức về di sản quốc gia.
1.1.3.2.Khái niệm về di tích
Di tích là một khái niệm được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực văn hóa
cùng với những khái niệm khác như di sản, di vật. Từ điển tiếng Việt phổ thông
của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam cho rằng “Di tích là dấu vết của quá khứ còn
lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt lịch sử, văn hóa" [52,
tr. 229].


16

Di tích lịch sử văn hóa là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa dân
tộc. Di tích là những gì cịn lại qua thời gian. Những di tích lịch sử văn hóa là
những nguồn sử liệu trực tiếp, cho những thông tin quan trọng để khôi phục các
trang sử hùng tráng của dân tộc. Đó là những tài sản quý giá mà cha ông ta đã để
lại cho hậu thế, qua di tích lịch sử văn hóa, ta hiểu sâu sắc hơn về bản sắc văn
hóa dân tộc. Di tích lịch sử văn hóa là dấu tích, vết tích cịn lại. Mỗi nước cũng
đưa ra những khái niệm về di tích lịch sử văn hóa của dân tộc mình. Điều 1,
Hiến chương Vermice quy định: Di tích lịch sử văn hóa bao gồm những cơng
trình xây dựng đơn lẻ, những khu di tích ở đơ thị hay nông thôn, là bằng chứng
của một nền văn minh riêng biệt, của một sự tiến hóa có ý nghĩa hay một biến cố
về lịch sử [33, tr.12].
Di tích khảo cổ học được sử dụng lần đầu tiên là “archaeological
property” trong Hiến chương Athens về Trùng tu di tích lịch sử (1931), sau đó
tiếp tục được sử dụng trong Khuyến nghị của UNESCO về các nguyên tắc quốc
tế áp dụng cho khai quật khảo cổ (1956) là “archaeological heritage”. Phải đến
năm 1990, với sự ra đời của Hiến chương về Bảo vệ và quản lý di sản khảo cổ

học (Hiến chương Lausanne 1990), khái niệm “di sản khảo cổ học”
(archaeological heritage) mới chính thức được sử dụng phổ biến và rộng rãi.
Tuy nhiên, những nội hàm của khái niệm “di sản khảo cổ học” là “các di
tích, di chỉ” (monuments, sites) vẫn thường xuyên được nhắc đến và nhận được
nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Theo Hiến chương Lausanne 1990,
“Di sản khảo cổ học là bộ phận di sản vật chất mà các phương pháp khảo cổ học
cung cấp cho chúng ta những hiểu biết cơ bản về nó. Di sản này bao gồm mọi
vết tích sinh tồn của con người được lưu lại trong những địa điểm liên quan đến
mọi hoạt động của con người, trong những cấu trúc đã bị hoang phế, trong
những vết tích đủ các loại (cả những di chỉ dưới đất và dưới nước) cũng như các
vật liệu văn hóa gắn với các di tích đó”. Tuy nhiên, những nội hàm của khái


17

niệm “di sản khảo cổ học” là “các di tích, di chỉ” (monuments, sites) vẫn thường
xuyên được nhắc đến và nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.
Theo Hiến chương Lausanne 1990, “Di sản khảo cổ học là bộ phận di sản
vật chất mà các phương pháp khảo cổ học cung cấp cho chúng ta những
hiểu biết cơ bản về nó. Di sản này bao gồm mọi vết tích sinh tồn của con
người được lưu lại trong những địa điểm liên quan đến mọi hoạt động của
con người, trong những cấu trúc đã bị hoang phế, trong những vết tích đủ
các loại (cả những di chỉ dưới đất và dưới nước) cũng như các vật liệu
văn hóa gắn với các di tích đó”.
Di sản khảo cổ học có thể hiểu là các cơng trình, kiến trúc, di tích, di chỉ,
hiện vật được phát lộ thơng qua hoạt động khai quật, nghiên cứu khảo cổ bất kể
trên mặt đất hay dưới nước. Căn cứ theo tính chất, di sản khảo cổ học được xem
là một loại hình của di sản văn hóa vật thể, nhưng là một nguồn văn hóa mong
manh và khơng tái sinh được và dễ bị tổn thương bởi những tác động của môi
trường và xã hội bởi phần lớn đều là những vết tích, phế tích, cấu trúc khơng

trọn vẹn và khơng cịn duy trì được cơng năng sử dụng ban đầu nữa.
Luật di sản Văn hóa nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định:
“Di sản văn hóa gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản vật thể, là sản phẩm
tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, đươc lưu truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [39, tr 17]
Vì vậy, quản lý di sản văn hóa là một q trình theo dõi, định hướng và
điều tiết quá trình tồn tại và phát triển của các di sản văn hóa trên một địa bàn cụ
thể nhằm bảo vệ và phát huy giá trị của chúng; đem lại lợi ích vật chất và tinh
thần, lâu dài cho cộng đồng dân cư và chủ nhân của các di sản văn hóa đó.
Theo Luật Di sản văn hóa: di sản văn hóa gồm 2 loại: di sản văn hóa vật
thể và di sản văn hóa phi vật thể.
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học.


18

Văn hóa vật thể là sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm
di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Nhà nước thống nhất về quản lý di sản văn hóa thuộc sở hữu tồn dân;
cơng nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng,
sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về di sản văn hóa bao gồm:
Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND các cấp.
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong
việc quản lý nhà nước về di sản văn hóa.
Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình
thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở địa phương theo sự phân cấp của
Chính phủ.

Nội dung quản lý Nhà nước về di sản văn hóa bao gồm: 1. Xây dựng và
chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự
nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; 2. Ban hành và tổ chức thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hoá; 3. Tổ chức, chỉ đạo các
hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật về di sản văn hoá; 4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa
học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên mơn về di sản văn hố; 5. Huy
động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hoá; 6. Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hoá; 7. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di
sản văn hoá; 8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hố [33, Điều 54].
Cơng ước về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của UNESCO
được thơng qua vào ngày 16/11/1972, thì xem di tích là một bộ phận nằm trong
Di sản văn hóa và định nghĩa là “Các cơng trình kiến trúc, điêu khắc hoặc hội


19

hoạ hồnh tráng, các yếu tố hay kết cấu có tính chất khảo cổ, các văn bản, các
hang động và các nhóm yếu tố có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử,
nghệ thuật hay khoa học” [18].
Luật Di sản được ban hành năm 2001 định nghĩa về di tích lại được đưa ra
một cách khái quát trên cơ sở có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới.
Cụ thể “Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong
quá trình dựng nước và giữ nước;
b) Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh
hùng dân tộc, danh nhân của đất nước;
c) Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện tiêu biểu của các thời kỳ

cách mạng, kháng chiến;
d) Địa điểm đó có giá trị tiêu biểu về khảo cổ;
e) Quần thể các cơng trình kiến trúc hoặc cơng trình kiến trúc đơn lẻ có
giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch
sử.[38, Điều 28].
Và đây là định nghĩa chính thức và có tính pháp lý cao nhất được vận
dụng làm căn cứ trong các hoạt động giáo dục, nghiên cứu và quản lý di tích ở
Việt Nam hiện hành.
Quản lý di tích lịch sử văn hóa chính là sự định hướng, tạo điều kiện tổ
chức, điều hành việc bảo vệ, gìn giữ các di tích, làm cho các giá trị của di tích
được phát huy theo chiều hướng tích cực. Việc quản lý di tích được thực hiện
bởi các chủ thể quản lý (cơ quan quản lý, cộng đồng có di tích...) tác động bằng
nhiều cách thức khác nhau đến đối tượng quản lý (các di tích) nhằm gìn giữ, bảo
vệ và khai thác các giá trị của di tích phục vụ sự phát triển xã hội, đáp ứng nhu
cầu về vật chất và tinh thần cho cộng đồng.


20

1.1.3.3. Khái niệm bảo quản
Theo sách Đại từ điển tiếng Việt, bảo tồn là: Giữ nguyên trạng, không để
mất đi; bảo tồn di sản văn hóa là nghiên cứu xác định những giá trị tiêu biểu của
di sản về lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ, sau đó tìm giải pháp để áp dụng
phù hợp cho việc gìn giữ lâu dài và khai thác sử dụng có hiệu quả nhằm phục vụ
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong hoạt động bảo quản di tích là một trong
những hoạt động đã và đang được quan tâm thực hiện trong nhiều năm qua.
Hiến chương Burra của ICOMMOS (1979) họp tại Australia nhận định:
Bảo quản là chăm nom, bảo vệ thường xuyên kết cấu và khung cảnh một địa
điểm, cần phân biệt với sửa sang. Sửa sang bao hàm trùng tu hoặc phục dựng;
như vậy, hoạt động bảo quản di tích là để phịng ngừa và hạn chế nguy cơ làm

hủy hoại di tích, đồng thời khơng làm thay đổi những yếu tố ngun gốc của di
tích.
Cơng tác bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích. Luật Di sản văn hóa đã xác
định: Bảo quản di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những
nguy cơ làm hư hỏng, mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc
vốn có của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, bảo vật
quốc gia[38, khoản 11, Điều 4].
1.1.3.4. Khái niệm phát huy giá trị di sản văn hóa
Phát huy là làm cho cái hay, cái tốt nhân thêm tác dụng, thúc đẩy tiếp tục
nẩy nở nhiều hơn. Phát huy cũng có thể hiểu là tập trung sự chú ý của cơng
chúng một cách tích cực tới các mặt giá trị của di sản văn hóa; phát huy giá trị di
sản văn hóa là một hoạt động nhằm khai thác những giá trị của di sản để phục vụ
và đáp ứng nhu cầu của xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của cộng
đồng cư dân sở hữu di sản, của đất nước; đồng thời góp phần nâng cao ý thức
trách nhiệm của nhân dân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc.


21

Phát huy giá trị di sản văn hóa gồm các hoạt động: tham quan tại di tích,
quảng bá di tích trên các phương tiện truyền thông, trên mạng xã hội, xuất bản
sách và các ấn phẩm giới thiệu di tích.
1.2. Các chính sách về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
Từ khi bắt đầu cơng cuộc đổi mới năm 1986 đến nay, sự hoàn thiện dần
về các chính sách Đảng và luật pháp của Nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ và
phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc được bắt đầu bằng Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 5 của Đảng (khoá VIII), là một mốc đánh dấu quan trọng về định
hướng của Đảng đối với việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa, là một trong
những nghị quyết quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển văn hoá Việt Nam. Để

triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH TƯ, trong lĩnh vực di sản văn hóa,
Quốc hội đã ban hành luật Luật Di sản văn hóa 2001, năm 2009 Luật Di sản văn
hóa được sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa 2001 để hồn
thiện, nâng cao những vấn đề đã được quy định trong các văn bản quy phạm
pháp luật trước đây cho phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế là cơ sở pháp
lý cao nhất nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam;
Văn bản Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn
hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020 là văn bản quan trọng ảnh hưởng đến
việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đã được Bộ trưởng Bộ VHTT
ký Quyết định số 1706/QĐ-BVHTT ngày 24/7/2001, kèm theo danh sách 32 di
tích ưu tiên đầu tư chống xuống cấp và tôn tạo đến năm 2020. Dự án này đóng
vai trị quan trọng trong việc định hướng các dự án cụ thể về bảo tồn và phát huy
giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh ở nước ta hiện nay. Sau khi
tu bổ, các di tích này đã trở thành điểm tham quan thường xuyên của du khách,
như di tích Văn miếu Quốc Tử Giám, Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, di
tích Cố Đơ Huế, phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn, di tích tháp Bà Ponarga…
nguồn thu từ bán vé tại di tích đã tăng lên rõ rệt, bổ sung kinh phí cho cơng tác
tu bổ, chống xuống cấp di tích năm sau nhiều hơn năm trước. Ngày 11/11/2002,


22

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Di sản văn hóa. Năm 2009, Luật Di sản văn hóa được sửa
đổi và bổ sung để hoàn thiện, nâng cao những vấn đề đã được quy định trong các
văn bản quy phạm pháp luật trước đây cho phù hợp với thực tiễn và thông lệ
quốc tế. Ngày 01/01/2010, luật Di sản văn hóa sửa đổi bổ sung có hiệu lực pháp
lý và được thi hành. Ngày 21/9/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
98/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa.
Luật Di sản văn hóa và các Nghị định hướng dẫn thi hành đã cụ thể hóa

đường lối, chính sách pháp luật, thể hiện tư duy đổi mới của Đảng và Nhà nước
ta, tạo điều kiện thuận lợi trong việc dân chủ hóa và xã hội hóa các hoạt động
bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Trong đó, Điều 54 và 55 nội dung quản
lý nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa đã quy định cụ thể.
Như vậy, trên phương diện quản lý nhà nước, Luật Di sản văn hóa là văn
bản pháp quy của Nhà nước chính thức ban hành nhằm bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hóa. Theo đó, tất cả các cấp quản lý, các tổ chức xã hội và cá nhân
đều có quyền và có trách nhiệm thực hiện theo những điều mà luật đã đề ra. Hiện
nay cần đẩy mạnh tuyên truyền để Luật di sản văn hóa đi vào cộng đồng dân cư
để từng cá nhân và tổ chức hiểu biết các quy định pháp luật nhằm thực hiện tốt
quyền và nghĩa vụ của mình góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Luật Di sản Văn hóa và văn bản pháp quy của Nhà nước đã tạo hành lang pháp
lý cho quản lý di sản văn hóa ở nước ta.
1.3. Tổng quan về huyện Cát Tiên, di tích khảo cổ Cát Tiên
1.3.1. Tổng quan về huyện Cát Tiên
Huyện Cát Tiên nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lâm Đồng, diện tích tự
nhiên: 426,57 km2. Cát Tiên nằm ở vùng thượng nguồn của sông Đồng Nai (Đạ
Đờng) làm ranh giới tự nhiên ở phía Bắc, phía Tây và phía Nam của huyện.
- Phía Bắc giáp với huyện Đăk R'Lấp (tỉnh Đắk Nơng).
- Phía Tây Bắc và phía Tây giáp với huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước).


23

- Phía Nam giáp với huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai).
- Phía Đơng giáp huyện Đạ Tẻh và huyện Bảo Lâm.

Huyện Cát Tiên ngày nay là một phần của chiến khu D; là vùng căn cứ
cách mạng của Khu ủy Khu 6 và Khu 10 cũ; là nơi bảo vệ an tòan đường hành
lang chiến lược Bắc – Nam; là nơi tiếp nhận, chuyển tải sức người, sức của,

phương tiện để chi viện cho các chiến trường Đắk Lắk, Phước Long, Lâm Đồng,
Tuyên Đức, Bình Thuận, Bình Tuy và Ninh Thuận. Ghi nhận những đóng góp to
lớn về sức người, sức của trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước; nhiều tập thể,
cá nhân, chiến sĩ đã được Đảng, Nhà nước vinh danh và tặng thưởng huân
chương, huy chương, danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ. Đặc biệt, ngày 6-11-1978 xã
Đồng Nai Thượng được Hội đồng Nhà nước tặng danh hiệu anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân, đây là phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước ta trao
tặng cho đồng bào các dân tộc vùng Cát Tiên.
Năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quyết định bàn giao
vùng đất Cát Tiên – xã Đồng Nai (thuộc huyện Phước Long – Sông Bé) về tỉnh
Lâm Đồng để thành lập vùng kinh tế mới thuộc huyện Đạ Huoai với các xã Phù
Mỹ, Đồng Nai, Phước Cát và Quảng Ngãi (gồm đồng bào dân tộc thiểu số tại
chỗ, bộ đội và gia đình qn nhân xuất ngũ thuộc Đồn 600, đồng bào của tỉnh
Nghĩa Bình (nay là tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định)
Năm 1985, tiếp tục tiếp nhận đồng bào tỉnh Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Hà
Nam, Nam Định và Ninh Bình) đến xây dựng kinh tế mới.
Ngày 06-6-1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 67/HĐBT về việc
điều chỉnh địa giới hành chính một số xã thuộc huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng;
trong đó chia xã Quảng Ngãi thành 2 xã lấy tên là xã Quảng Ngãi và xã Tư
Nghĩa, chia xã Phù Mỹ thành 2 xã lấy tên là xã Phù Mỹ và xã Mỹ Lâm; chia xã
Đồng Nai thành 5 đơn vị hành chính lấy tên xã Đức Phổ, xã Nam Ninh, xã Gia
Viễn, xã Tiên Hoàng và thị trấn Đồng Nai; chia xã Phước Cát thành 2 xã lấy tên
là xã Phước Cát 1 và xã Phước Cát 2. Cũng ngày 06-6-1986, Hội đồng Bộ


×