Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Luận văn quản lý hoạt động câu lạc bộ cồng chiêng của người lạch ở huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 107 trang )

MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................... 3
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu. ........................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 8
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu........................................................................... 8
6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 9
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................. 10
8. Bố cục của luận văn ............................................................................................... 10
Chương 1 ............................................................................................................................ 12
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..................... 12
1.1.Cơ sở lý luận ................................................................................................................ 12
1.1.1. Các khái niệm................................................................................................... 12
1.1.2. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động câu lạc bộ.......................... 24
1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 27
1.2.1. Địa bàn nghiên cứu ......................................................................................... 27
1.2.2. Khái quát đôi nét về người Lạch ở huyện Lạc Dương ................................ 29
1.2.3. Những giá trị văn hóa Cồng chiêng đối với đời sống văn hóa tinh thần
của người Lạch tại huyện Lạc Dương ............................................................................ 32
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................................. 36
Chương 2 ............................................................................................................................ 37
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC CÂU LẠC BỘ ................................. 37
CỒNG CHIÊNG CỦA NGƯỜI LẠCH TẠI HUYỆN LẠC DƯƠNG ...................... 37
TỈNH LÂM ĐỒNG ........................................................................................................... 37
2.1. Tình hình hoạt động của các câu lạc bộ Cồng chiêng của người Lạch trên địa
bàn huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.....................................................................37
2.1.1. Về cơ cấu tổ chức câu lạc bộ Cồng chiêng.................................................37
2.1.2. Địa điểm và thời gian tổ chức câu lạc bộ Cồng chiêng .............................40


2.1.3. Nội dung chương trình biểu diễn của các câu lạc bộ Cồng chiêng .......... 43


2.1.4. Kinh phí hoạt động và phí phục vụ biểu diễn Cồng chiêng.......................53
2.2. Cơng tác quản lý nhà nước đối với các câu lạc bộ Cồng chiêng của người Lạch
ở huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng .........................................................................56
2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý các câu lạc bộ cồng chiêng
của người Lạch tại huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng .............................................56
2.2.2. Công cụ pháp lý quản lý hoạt động câu lạc bộ Cồng chiêng ...................58
2.2.3. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội tại nơi biểu diễn .......................61
2.2.4. Về tổ chức và biên chế dàn Cồng chiêng .................................................62
2.2.5. Quy trình thủ tục đề nghị thẩm định, phê duyệt nội dung chương trình biểu
diễn Cồng chiêng........................................................................................................64
2.2.6. Cơng tác kiểm tra cấp phép mới, thu hồi giấy phép hoạt động câu lạc bộ
Cồng chiêng ..............................................................................................................68
2.2.7. Công tác kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính ..........................................69
2.3. Nhận định về hoạt động quản lý các câu lạc bộ Cồng chiêng của người Lạch tại
huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng................................................................................... 73
2.3.1. Mặt được ........................................................................................................... 73
2.3.2. Mặt chưa được ................................................................................................. 74
2.3.3. Cơ hội ................................................................................................................ 76
2.3.4. Thách thức ........................................................................................................ 77
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................................. 79
Chương 3 ............................................................................................................................ 81
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO .................................. 81
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ CỒNG CHIÊNG............................. 81
CỦA NGƯỜI LẠCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠC DƯƠNG .............................. 81
3.1. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động các câu lạc bộ cồng
chiêng. ................................................................................................................................. 81
3.1.1. Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng ......................... 81


3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động các câu lạc bộ Cồng chiêng

............................................................................................................................................. 85

3.2.1. Giải pháp tăng cường công tác quản lý ....................................................... 85
3.2.2. Giải pháp tăng cường công tác xử lý vi phạm hoạt động biểu diễn của
các câu lạc bộ cồng chiêng .............................................................................................. 86
3.2.3. Giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững di sản văn hóa phi vật thể ...... 87
3.2.4. Giải pháp nâng cao hoạt động biểu diễn Cồng chiêng của các câu lạc bộ
cồng chiêng ........................................................................................................................ 92
3.2.5. Giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động biểu diễn
của các câu lạc bộ cồng chiêng ....................................................................................... 94
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................................. 95
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 98
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 104


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cồng chiêng Tây Nguyên là một trong những nhạc cụ phổ biến trong hệ
thống nhạc cụ của Việt Nam, góp phần vào nền âm nhạc ấy những giai điệu rộn
ràng, trữ tình, vừa mềm mại vừa mạnh mẽ, từ những âm thanh trong trẻo cho đến
trầm hùng,...tạo nên một di sản khí nhạc đa dạng và phong phú, hết sức quyến rũ.
Cồng chiêng Tây Nguyên của các dân tộc sinh sống trên 5 tỉnh Gia Lai, Kon
Tum, Đắc Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng đã tồn tại cùng với truyền thống văn
hóa và lịch sử lâu đời của các dân tộc Tây Nguyên và là một trong những di sản
văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO tôn vinh là Kiệt tác truyền
khẩu và văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2005..
Huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng với hơn 75% dân số là đồng bào dân

tộc gốc Tây Nguyên chủ yếu là người Cil, người Lạch sinh sống. Lạc Dương là
một trong những địa phương nổi tiếng ở Lâm Đồng có thế mạnh nổi bật về lĩnh
vực du lịch văn hóa Cồng chiêng. Sinh hoạt văn hóa Cồng chiêng của cộng đồng
người Lạch tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng là một sinh hoạt văn hoá độc
đáo, đậm chất nghệ thuật, có tính quần chúng rộng rãi và có sức thu hút mạnh
mẽ. Người Lạch nơi đây xem biểu diễn Cồng chiêng chính là thưởng thức các
loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Đó là những giá trị văn hóa độc
đáo, thể hiện đầy đủ bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên,
trong đó Cồng chiêng là một giá trị văn hóa nổi bật, đã thu hút sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước từ nhiều năm qua và các nhà nghiên cứu
đều cho rằng: Cồng chiêng là biểu tượng văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên
nói chung và người Lạch nói riêng. Người Lạch xem Cồng chiêng và văn hóa
Cồng chiêng là một tài sản vơ giá, là một giá trị nghệ thuật độc đáo, đã từ lâu
được khẳng định vị trí trong đời sống văn hóa - xã hội qua bao thế hệ, được
khẳng định về giá trị văn hóa nghệ thuật tuyệt tác trong khu vực, trên thế giới.


2

Giá trị nổi bật của Cồng chiêng, là kết quả của quá trình lao động, sáng tạo, là sư
gắn kết các yếu tố văn hóa trong sinh hoạt hàng ngày với phong tục, tập quán mà
biểu hiện rõ nhất đó là việc thực hành ở các nghi lễ liên quan đến chu kì đời
người (Tang ma, cưới xin, đặt tên, bỏ mả, mừng thọ, v.v....), các nghi lễ liên
quan đến thực hành canh tác lúa nước (gieo lúa, thu hoạch, cho lúa vào kho,
v.v.....) và trình diễn dân gian (ăn trâu, múa hát, v.v....), tất cả những nghi lễ này
đã đươc người Lạch gìn giữ cho đến ngày nay. Chính vì những giá trị văn hóa
đặc sắc đó mà văn hóa Cồng chiêng đang có một sức hút mãnh liệt đối với du
khách trong và ngoài nước.
Thực hiện chủ trương về bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền
thống bản địa, năm 1999, tại xã Lát (nay là thị trấn Lạc Dương) thuộc huyên Lạc

Dương đã thành lập một câu lạc bộ Cồng chiêng với mục đích là tập hợp các
nghệ nhân người dân tộc thiểu số bản địa có tâm huyết truyền dạy Cồng chiêng
cho thế hệ trẻ. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu sinh hoạt văn hóa
tinh thần, giao lưu, nghiên cứu văn hóa đặc biệt là văn hóa các dân tộc bản địa
ngày càng cao. Trước nhu cầu thực tế đó, tính đến nay trên địa bàn thị trấn Lạc
Dương đã hình thành nhiều nhóm nghệ thuật quần chúng (nhóm Cồng chiêng)
phục vụ nhu cầu tham quan, giao lưu, nghiên cứu của khách du lịch.
Tuy nhiên trong những năm gần đây khi lượng khách du lịch đến với Lạc
Dương ngày càng đông và việc biểu diễn Cồng chiêng, múa và hát đem lại cho
người dân một khoảng thu nhập lớn. Do đặt mục đích kinh doanh, đề cao lợi
nhuận lên hàng đầu nên các câu lạc bộ này không những chưa phát huy được vai
trò của một câu lạc bộ nghệ thuật mà cịn khiến tình trạng đánh chiêng theo nhạc
có sẵn, vi phạm bản quyền tác giả ngày một nhiều, từ đó dẫn đến sự cạnh tranh
giữa các câu lạc bộ, bộc lộ nhiều khuyết điểm trong cách thức tổ chức chương
trình, trong hoạt động biểu diễn của các nghệ nhân, diễn viên. Đồng thời thể hiện
sự quán lý lỏng lẻo của cơ quan nhà nước v.v.... Để góp phần khắc phục những
hạn chế và nâng cao chất lượng sinh hoạt văn hóa Cồng chiêng ở địa phương


3

trong bối cảnh phát triển như hiện nay. Tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động câu
lạc bộ Cồng chiêng của người Lạch ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng” làm
đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn tập trung đánh giá thực trạng quản lý hoạt động câu lạc bộ Cồng
chiêng của người Lạch ở huyện Lạc Dương trong thời gian qua. Từ đó, đưa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động câu lạc bộ
Cồng chiêng của người Lạch trên địa bàn huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung giải quyết một số vấn đề
- Làm rõ cơ sở lý luận khoa học quản lý nhà nước về câu lạc bộ Cồng
chiêng.
- Đánh giá thực trạng và nêu những thành tựu, hạn chế về công tác quản lý
hoạt động câu lạc bộ Cồng chiêng của người Lạch trên địa bàn huyện Lạc Dương
trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý hoạt động câu
lạc bộ Cồng chiêng trong thời gian tới.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Đối với việc nghiên cứu các câu lạc bộ không phải là mới đối với nước ta
trong thời gian qua đã có một số sách viết về câu lạc bộ như: Trần Độ, Hoàng
Vinh, Đào Lâm Tùng, Lê Như Hoa, Lê Đình Nhân, 1987, “Nhà văn hóa, mấy
vấn đề lý luận về xây dựng và hoạt động”, Nxb. TP.HCM, gồm 7 chương chủ
yếu tập trung vào các vấn đề thực trạng hoạt động và đưa ra một số kinh nghiệm
trong hoạt động quản lý và thực hiện các hoạt động trong nhà văn hóa trong đó
có các hoạt động của câu lạc bộ.
Tác giả Bùi Quý, 1988, “Hoạt động câu lạc bộ với vấn đề xây dựng người
công nhân mới”, Nxb. TPHCM, tác phẩm đã khái quát các hoạt động của các câu


4

lạc bộ hoạt động cần phải quản lý và định hướng hoạt động, định hướng tư tưởng
cho các thành viên câu lạc bộ nhằm xây dựng con người mới, con người xã hội
chủ nghĩa.
Nguyễn Văn Hy, Phan Văn Tú, Hoàng Sơn Cường, Lê Thị Hiền, Trần Thị
Diên, “Quản lý hoạt động văn hóa”, 1998, Nxb.VHTT, trường ĐH Văn hóa Hà
Nội, nhóm tác giả đã đưa ra bốn vấn đề lớn là: 1. Đại cương về quản lý hoạt
động văn hóa như khái niệm hoạt động văn hóa, quan niệm về quản lý và quản lý

hoạt động văn hóa, các thiết chế văn hóa và quản lý hoạt động giao lưu văn hóa
của con người trong xã hội. 2. Chính sách quản lý hoạt động văn hóa như việc
hoạch định thực hiện các chính sách văn hóa.3. Nội dung quản lý hoạt động văn
hóa hiện nay và 4. Quản lý xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đề cập đến các
phương pháp tổ chức hoạt động văn hóa của các nhà văn hóa là những vấn đề
liên quan đến đề tài. Đây được xem là tài liệu được giảng dạy trong các trường
đại học, cao đẳng và các lớp về câu lạc bộ, đội nhóm cũng như là tài liệu được
các dùng trong các nhà văn hóa, trung tâm văn hóa ứng dụng và giảng dạy cho
các thành viên tham gia tại trung tâm và câu lạc bộ của mình.
Nhiều tác giả, 1982, Tổ chức và phương pháp cơng tác câu lạc bộ, Nxb.
VHTT, đây là tác phẩm được dịch từ tiếng Nga, trong tác phẩm nhóm tác giả đã
chia thành các phần như sau: phần 1 là vai trò của câu lạc bộ trong việc nâng cao
đời sống tinh thần của xã hội; phần 2 nêu nhiệm vụ và nội dung công tác của câu
lạc bộ; phần 3 là những hình thức và phương pháp cơng tác câu lạc bộ; phần 4 là
câu lạc bộ và công tác giáo dục cộng sản cho thế hệ thanh niên; phần 5 là tổ chức
và lãnh đạo công tác câu lạc bộ. Mỗi một phần của tác phẩm được viết rất sâu và
cụ thể cho từng phần ứng dụng trong hoạt động câu lạc bộ, nhà văn hóa.
Đặng Trung, 1987, Câu lạc bộ Thanh niên, Nxb. Thanh Niên, in lần thứ 2
có bổ sung, tác phẩm chia thành ba phần như: phần 1 khái quát các nguyên tắc
và chức năng hoạt động của câu lạc bộ thanh niên, phần 2 khái quát về những
nội dung và hình thức chủ yếu trong sinh hoạt câu lạc bộ thanh niên, phần 3 nêu


5

cách thức tổ chức và thực hiện hoạt động câu lạc bộ thanh niên như thế nào cho
có hiệu quả. Tác phẩm đã nêu khái quát về cơ sở lý luận và các hình thức thành
lập và hoạt động của các câu lạc bộ, nhóm, đội đối với đối tượng là thanh niên.
Trong một tác phẩm viết về Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên như:
Nhiều tác giả, 2004, Vùng văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Nxb. VHTT, HN.

Nhóm tác giả đã phân tích khá sâu về vùng văn hóa trong đó có vùng văn hóa
Cồng chiêng của các dân tộc cộng cư và sinh sống tại các tỉnh Tây Nguyên, cũng
như các loại hình âm nhạc của mỗi dân tộc sống tại các tỉnh khác nhau.
Viện Văn hóa thơng tin, 2006, Kiệt tác truyền khẩu và giá trị phi vật thể
của nhân loại – khơng gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Nxb. Thế giới,
HN. Đây là tác phẩm viết bằng song ngữ Việt - Anh, phần một nhóm tác giả đã
phân tích văn hóa Cồng chiêng tây ngun trong giai đoạn vừa qua, phần 2 đi
sâu vào phân tích các loại hình âm nhạc được sử dụng trong các buổi biểu diễn
Cồng chiêng tại các tỉnh Tây Nguyên một cách bài bản và cần bảo tồn, lưu giữ,
phát huy giá trị.
Đối với tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về khơng gian văn hóa Cồng
chiêng Tây Ngun, hoặc những tài liệu chuyên viết về văn hóa Cồng chiêng
hiện nay cũng đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu và xuất bản,
trong đó có một số cuốn sách tiêu biểu đã viết về khơng gian văn hóa Cồng
chiêng Tây Nguyên như: Tác giả Đào Huy Quyền, 2010, “Văn hóa cồng chiêng
các dân tộc Tây Nguyên”. Nxb. Hà Nội, HN, Trong cơng trình nghiên cứu này
thì tác giả đã giới thiệu hầu hết các bộ Cồng chiêng của các dân tộc thuộc khơng
gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, theo các nội dung sau: hình thức cấu tạo
của Cồng chiêng; màu âm, tầm âm, thang âm; kỹ thuật diễn tấu; vai trò của Cồng
chiêng trong đời sống tộc người và quan hệ của nó với các nhạc khí khác. Trước
khi đề cập đến từng bộ Cồng chiêng của từng dân tộc, tác giả còn nêu lên những
nét tổng quan về dân tộc đó để giúp người đọc hiểu thêm về cơ sở văn hóa chung
của họ.


6

Bên cạnh những tác phẩm viết về Cồng chiêng là sách thì cịn có những
tác phẩm về Cồng chiêng Tây Nguyên được nhiều tác giả viết trên các tạp chí
bao gồm:

Tác giả Nguyễn Chí Bền, 2006, Bảo tồn khơng gian Văn hóa Cồng
chiêng, Tạp chí Tư tưởng – Văn hóa, 2006, Số 1, Tr.37 – 40, tác giả đã trình bày
một số tiêu chuẩn để công nhận không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là
di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam, tác giả đã phân tích và trình bày cơng
phu về các điều kiện và tiêu chuẩn để được công nhận và thừa nhận là di sản văn
hóa phi vật thể của nhân loại.
Tác giả Đặng Hồnh Loan, 2007, Cồng chiêng Tây Ngun – Khơng mà
có, Tạp chí Di sản văn hóa, số 4(21), tr.43-47, đã trình bày khái quát sơ lược về
lịch sử con đường Cồng chiêng xâm nhập vào Tây Nguyên, cũng như qua đó tìm
hiểu sâu hơn về những giá trị nghệ thuật và nghệ thuật biểu diễn Cồng chiêng
Tây Nguyên của các nghệ nhân và đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống tại
nơi đây.
Tác giả Đào Đức Điệp, Cồng chiêng Tây Nguyên, Tạp chí Du lịch Việt
Nam, số 12/2010, tr.13, tác giả đã giới thiệu về Cồng chiêng Tây Nguyên, một di
sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Cồng chiêng Tây Nguyên có
nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và lịch sử lâu đời. Đây là loại hình sinh hoạt
gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần và tín ngưỡng của con người từ lúc được
sinh ra cho đến khi về với đất trời, với vũ trụ, thể hiện qua các lễ hội, nghệ thuật
tạo hình, múa dân gian, ẩm thực… Khơng gian văn hóa Cồng chiêng Tây
Nguyên trải rộng ra các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm
Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này chính là đồng bào các dân
tộc đang sinh sống tại các địa phương trên như Bana, Ê Đê, K’ho, Rơ măm,
M’Nông…
Tác giả Đào Đức Hiệp, Phát huy giá trị di sản văn hóa Cồng chiêng gắn
với phát triển du lịch, Tạp chí di sản thế giới, tháng 7/2011 – Tr.15, trong bài


7

viết này tác giả đề cập đến vấn đề xu hướng phát triển du lịch văn hóa đang thu

hút sự quan tâm của du khách. Trong xu hướng này thì Khơng gian văn hóa
Cồng chiêng có khả năng hấp dẫn, thu hút khách du lịch là một cơ hội tốt để
tuyên truyền, quảng bá giá trị di sản. Bên cạnh đó tác giả cũng đề cập tới những
khó khăn đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa Cồng
chiêng khi nó bị tác động của du lịch. Qua quá trình tìm hiểu lịch sử nghiên cứu
cũng đã có rất nhiều tác giả trong và ngồi nước đã có những cơng trình nghiên
cứu về vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của Việt
Nam trong đó vấn đề về bảo vệ giá trị di sản văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên
đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới.
Tác giả Phan Xuân Vũ, Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Cồng
chiêng Tây Nguyên ở Gia Lai, Tạp trí Thế giới di sản, 2011, số 7(58), tr.6-8, tác
giả đã phân tích giá trị văn hóa Cồng chiêng đối với đời sống văn hóa tinh thần
của người dân tộc đang cư trú tại tỉnh Gia Lai nói riêng và các tỉnh khác nói
chung, cũng như việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản này như thế nào cho phù
hợp với giai đoạn hiện nay.
Tác giả Mai Thị Trang, Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Cồng
chiêng Tây Nguyên hiện nay, Tạp trí Văn hóa Nghệ thuật, 2018, số 6 (408),
tr.61-63, Tác giả đã nêu những mặt bảo tồn và gìn giữ giá trị văn hóa Cồng
chiêng hiện nay, ngồi ra tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy giá trị
di sản văn hóa Cồng chiêng đúng với giá trị của nó. Từ các tài liệu nghiên cứu
của các tác giả trên chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu về phát huy giá trị và bảo tồn
di sản văn hóa Cồng chiêng cũng như quản lý các hoạt động của các câu lạc bộ
văn hóa tại các Trung tâm Văn hóa nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu sâu
về các câu lạc bộ Cồng chiêng của người Lạch tại thị trấn Lạc Dương tỉnh Lâm
Đồng. Theo tác giả, đây là lỗ hổng trong nghiên cứu của các tác giả đi trước, nên
tác giả chọn hướng nghiên cứu câu lạc bộ Cồng chiêng của người Lạch ở thị trấn
Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng với mục tiêu trên.


8


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Công tác quản lý hoạt động các câu lạc bộ Cồng Chiêng của người Lạch tại
thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Về không gian: Tại thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm
Đồng (đây là địa phương có nhiều câu lạc bộ Cồng chiêng biểu diễn phục vụ nhu
cầu thưởng thức văn hóa tinh thần của người dân địa phương và đặc biệt là du
khách đến tham quan tại khu du lịch Langbiang nằm trên địa phận huyện).
4.2.2. Về thời gian: Luận văn tiến hành nghiên cứu thực trạng Quản lý hoạt
động câu lạc bộ Cồng chiêng của người Lạch ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm
Đồng từ năm 2013 đến 2018. (đây là giai đoạn các câu lạc bộ cồng chiêng có
nhiều biến động trong hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy, và những định hướng
phát triển như hiện nay).
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để trả lời cho các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đưa ra một số câu
hỏi sau:
- Để quản lý các câu lạc bộ Cồng chiêng cần phải sử dụng cơ sở lý luận nào
về vai trò quản lý nhà nước đối với câu lạc bộ Cồng chiêng?
- Tại sao phải đánh giá thực trạng hoạt động các câu lạc bộ Cồng chiêng của
người Lạch tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua?
- Từ thực trạng trên, cần đưa ra những giải pháp và kiến nghị gì nhằm hồn
thiện quản lý Nhà nước về hoạt động câu lạc bộ Cồng chiêng hiện nay của người
Lạch tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Nhằm bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể (Khơng gian Văn hóa Cồng chiêng
Tây Ngun) của người Lạch tại Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng hiện nay cần phải



9

dùng những cơ sở lý luận nào để quản lý hoạt động biểu diễn cồng chiêng nhằm
phát huy vai trò của câu lạc bộ Cồng chiêng của người Lạch đối với việc quản lý
và truyền dạy hiện nay.
- Hiện nay, để quản lý tốt các câu lạc bộ Cồng chiêng của người Lạch tại
huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng cần phải đánh giá thực trạng hoạt động của
các câu lạc bộ về nội dung, thời gian, địa điểm, trang phục, nhân sự trong việc tổ
chức, biểu diễn và bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể, đồng thời đánh giá mặt
được và chưa được trong quá trình hoạt động của các câu lạc bộ Cồng chiêng.
- Từ việc đánh giá điểm mạnh, điểm yếu về công tác quản lý câu lạc bộ
Cồng chiêng để từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm định hướng,
bảo tồn và quản lý tốt các câu lạc bộ Cồng chiêng của người Lạch ngày một tốt
hơn trong giai đoạn hiện nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
Toàn bộ luận văn tác giả sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp,
phương pháp so sánh và đối chiếu, phương pháp định tính.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Thơng qua những tài liệu sẵn có và
khảo sát thực tế về hoạt động câu lạc bộ Cồng chiêng của người Lạch và quản lý
vấn đề này trên phạm vi nghiên cứu. Những thông tin thu thập được sẽ phân
nhóm theo nội dung nghiên cứu và sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp
số liệu, xây dựng bảng đối chiếu, phân tích, đánh giá.
- Phương pháp so sánh và đối chiếu: Qua bảng thống kê, số liệu, tác giả so
sánh đối chiếu số liệu các năm về sự tăng giảm các câu lạc bộ Cồng chiêng, quy
định về nội dung chương trình, cấp giấy phép, thời gian, địa điểm, cơ sở vật chất
của các câu lạc bộ Cồng chiêng và hiệu quả quản lý. Từ đó lý giải những nguyên
nhân ảnh hưởng như thế nào đối với quản lý nhà nước về các câu lạc bộ Cồng
chiêng của người Lạch tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Chúng tôi chọn cách dùng phương

pháp phỏng vấn sâu chọn mẫu phi xác suất lấy mẫu có chủ đích, tức là lựa chọn


10

những nhân vật cung cấp thơng tin hữu ích cho đề tài nghiên cứu. Thời gian
chúng tôi thực hiện phỏng vấn là khoảng thời gian 8/2017 và 10/2017. Đối tượng
phỏng vấn có 6 người, họ là những người đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước
liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về văn hóa trong đó có quản lý hoạt
động câu lạc bộ là Phịng Quản lý văn hóa thơng tin huyện, Trung tâm văn hóa
và thể, đại diện chủ nhiệm các câu lạc bộ Cồng chiêng của người Lạch là những
nghệ nhân đang quản lý các câu lạc bộ, và một số du khách đến tham dự buổi
biểu diễn Cồng chiêng do các công ty du lịch đặt hàng biểu diễn từ các câu lạc
bộ hoặc là người dân địa phương và khách thập phương, để làm tư liệu phục vụ
cho việc nghiên cứu, để lý giải về hoạt động của câu lạc bộ Cồng chiêng, và việc
gìn giữ, lưu truyền văn hóa Cồng chiêng cho các thế hệ sau bằng hình thức nào
là phù hợp.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: góp phần hệ thống hóa vấn đề lý luận về quản lý câu lạc
bộ biểu diễn nghệ thuật trong đó có nghệ thuật biểu diễn Cồng chiêng.
Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp các nhà quản lý văn hóa tại huyện Lạc Dương nói riêng và tỉnh Lâm
Đồng nói chung cũng như chủ nhiệm các câu lạc bộ Cồng chiêng của người
Lạch thấy được bức tranh toàn diện về hoạt động, quản lý, mặt được và chưa
được một cách toàn diện trên địa bàn huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng trong
thời gian qua.
- Có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách văn
hóa, giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên chuyên ngành Quản lý văn hóa và
những người có quan tâm đến lĩnh vực câu lạc bộ Cồng chiêng của người Lạch
tại huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng.

8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được
chia thành 3 chương như sau:


11

Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Chương này tác giả khái quát cơ sở lý luận về quản lý, quản lý nhà nước về
văn hóa, câu lạc bộ và các chức năng, vai trị của câu lạc bộ, văn hóa Cồng
chiêng và quản lý nhà nước về các câu lạc bộ Cồng chiêng. Bên cạnh đó, tác giả
cũng giới thiệu khái quát về người Lạch tại huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng về
đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội và đặc biệt là hoạt động văn hóa.
Chương 2: Thực trạng cơng tác quản lý các câu lạc bộ Cồng chiêng của
người Lạch trên địa bàn huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng, tác giả phân tích tình
hình hoạt động của các câu lạc bộ Cồng chiêng cũng như đánh giá thực trạng
quản lý nhà nước về hoạt động của các câu lạc bộ Cồng chiêng của người Lạch
tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, qua đó đánh giá mặt mạnh, yếu, cơ hội và
thách thức của công tác quản lý nhà nước đối với các câu lạc bộ Cồng chiêng của
người Lạch trong thời gian tới.
Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản lý
hoạt động câu lạc bộ Cồng chiêng của người Lạch trên địa bàn huyện Lạc
Dương, tác giả đã phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với
việc quản lý, bảo tồn giá trị văn hóa Cồng chiêng của người Lạch nói riêng và
các dân tộc khác nói chung cư trú trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh Tây
Nguyên khác


12


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm
- Cồng chiêng
Theo từ điển bách khoa Việt Nam [62, tr.600] có ghi:
Cồng (nhạc cụ chiêng) nhạc khí thuộc bộ gõ, nguồn gốc Phương Đơng,
được làm bằng đồng, kích thước lớn, hình lịng chảo, chung quanh có gờ gọi là
thành. Loại cồng có núm ở giữa gọi là Chiêng có núm, loại khơng có núm gọi là
Chiêng bằng. Cồng được treo trên giá gỗ hoặc sách tay nhờ sợi dây xuyên qua
thành, dùng dùi bọc vải hoặc nắm tay để đánh ra tiếng. Các bộ Cồng của dân tộc
Tây Nguyên có từ 5-20 chiếc, khi hòa tấu tạo nên những âm điệu độc đáo, phong
phú...
Chiêng Khan (nhạc tiếng Bana khan: chiêng gió) nhạc cụ của người Bana,
thuộc họ nhạc cụ tự thân vang (Xuân Hạo nhạc cụ) chi va đập, gồm 8 ống tre có
kích thước quy định. Mỗi ống được khoét thủng một lỗ hình chữ nhật trở thành
một thứ mõ tre, có dây móc ở đầu ống, tết chụm lại thành một sợi treo cả chùm 8
ống tre lên nóc nhà rơng hoặc cành cây.
Theo tác giả Kiều Trung Sơn viết: “Năm 1985, có thể coi là cái mốc cho sự
thay đổi nhận thức về Cồng chiêng. Để tổ chức được cuộc hội thảo đầu tiên về
Cồng chiêng ở Tây Nguyên, các cơ quan chức năng và giới nghiên cứu đã có đợt
khảo sát bước đầu về loại hình nghệ thuật Cồng chiêng của các tộc người Tây
Nguyên. Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng, Cồng chiêng Tây Nguyên thật đa
dạng. Có những bộ gồm tồn loại có núm, ngược lại có bộ tồn loại khơng núm,
thậm chí nhiều bộ là sự kết hợp cả có núm lẫn khơng núm. Từ đây, việc phân
biệt Cồng chiêng thành hai loại có núm và khơng núm được đặt ra, và có lẽ cũng
từ đây, người ta quên dần cách gọi thanh la, đồng la đối với loại không núm”
[35, tr26]. Từ đó, mọi người đều có tư duy cố định Cồng có núm, Chiêng khơng



13

có núm thì khi ghép Cồng chiêng sẽ khó hiểu và cần được hiểu thành một thuật
ngữ chung, và ghép của hai loại đó. Vì vâỵ, định danh nêu trên, đối với dàn gồm
tồn chiếc có núm phải gọi là dàn cồng, dàn gồm tồn chiếc khơng núm phải gọi
là dàn chiêng, nếu trong dàn gồm hai loại có núm và khơng núm thì gọi là dàn
Cồng chiêng.
Do đó, Cồng chiêng là nhạc cụ thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình
trịn như chiếc nón quay thao, dường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có
hoặc khơng có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để
đánh cồng, chiêng. Cồng chiêng càng to thi tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng
càng cao.
Cồng có ba loại: thứ nhất, những chiếc cồng bị treo ít nhiều phẳng có các
đĩa trịn bằng kim loại và thường treo theo phương thẳng đứng bằng dây thừng
xỏ qua nhiều lỗ gần rìa đỉnh. Thứ hai, là loại có những chú cơn trùng hoặc núm
vú có một ơng chủ trung tâm và thường bị treo và chơi theo chiều ngang. Thứ
ba, là loại có hình như chiếc cốc hình bát, và nghỉ ngơi trên đệm và nhìn giống
chiếc chng hơn là Cồng chiêng.
Nói đến Cồng chiêng (theo cách gọi của người Việt) hay goong, chinh
(theo cách gọi của người Lạch) thì cả hai loại: cồng có núm và chiêng khơng có
núm. Tuy nhiên, mỗi địa phương, mỗi vùng, mỗi nhóm dân tộc lại có cách gọi
khác nhau.
Thực tế cho thấy, bất cứ việc lớn nhỏ của từng gia đình, đều khơng bao
giờ thiếu được tiếng nói của Cồng chiêng. Tiếng Cồng chiêng xuyên suốt cuộc
đời người, gắn kết với mỗi mùa rẫy, mỗi hạt lúa, hạt bắp, hạt đậu… âm vang
Cồng chiêng chính là linh hồn, là thịt, là xương, là những dòng máu chảy trong
cơ thể mỗi người khơng thể thiếu của chính mỗi dân tộc. Cồng chiêng được mọi
người biết đến từ khi lọt lòng mẹ đều được thưởng thức âm thanh của Cồng
chiêng qua các lễ mừng của gia đình và cộng đồng.
- Khơng gian văn hóa cồng chiêng



14

Khơng gian văn hóa Cồng chiêng Tây ngun bao gồm các yêu tố bộ phận
sau: Cồng chiêng, các bản nhạc hịa tấu bằng Cơng chiêng, những người chơi
Cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng Cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, lễ bỏ mả..),
những địa điểm tổ chức các lễ hội đó là (nhà dài, nhà rơng, rẫy, bến nước, nhà
mồ...), các khu rừng cạnh các buôn làng Tây nguyên...[63.]
Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây nguyên được trải dài trên 5 tỉnh
Tây nguyên: Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Lâm Đồng. Chủ thể của
không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau như: Ê đê, Jarai, Ba Na,
K’ho....
Khơng gian văn hóa Cồng chiêng được UNESCO công nhận là kiệt tác
truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 12 tháng 11 năm 2005. Sau nhã
nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu.
Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây ngun có vai trị hết sức quan
trọng đối với đời sống văn hóa tinh thần, là nơi chứa đựng những giá trị sáng tạo
mang tầm kiệt tác của nhân loại. Chủ nhân của Không gian văn hóa cồng chiêng
Tây nguyên là đồng bào các dân tộc thiểu số Tây nguyên trong đó có dân tộc
Lạch ở Lâm Đồng. Họ là những người không tự đúc được cồng chiêng, nhưng
với đôi tai và tâm hồn âm nhạc nhạy cảm họ đã nâng giá trị của một sản phẩm
hàng hóa thành một nhạc cụ trình diễn tuyệt vời. Mỗi chiếc chiêng giữ nhiệm vụ
một nốt nhạc trong một dàn nhạc, để biểu diễn các bản nhạc chiêng khác nhau.
Ðồng thời, tùy theo từng dân tộc, họ đã sắp xếp, định biên thành các dàn nhạc
khác nhau.
Cồng chiêng của người Lạch có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và
lịch sử rất lâu đời, và đã biết thổi hồn và tiếp thêm sức sống để những âm thanh
khi ngân nga sâu lắng, khi thơi thúc trầm hùng, hịa quyện với tiếng suối, tiếng
gió và với tiếng lịng người, sống mãi cùng với đất trời và con người nơi đây.

Cồng chiêng giữ vai trò là phương tiện để khẳng định cộng đồng và bản
sắc văn hóa của người Lạch, sinh sống trên mảnh đất cao nguyên Langbiang.


15

Khi nghe tiếng chiêng của người Lạch người nghe có thể cảm nhận được trình
độ điêu luyện của người chơi, kỹ năng đánh chiêng và kỹ năng chế tác, chỉnh
chiêng đến biên chế thành dàn nhạc, cách chơi, cách trình diễn được những cách
chơi điêu luyện tuyệt vời..[63.]
Văn hóa Cồng chiêng của người Lạch giúp mỗi người mở rộng giao lưu
văn hóa, kết bạn, tìm về cội nguồn của văn hóa các dân tộc, là nơi trao dồi về
mặt cảm xúc, cung bậc thăng trầm của giai điệu trong mỗi lần đánh Cồng chiêng
làm cho tâm hồn bay bổng, thưởng thức các loại hình nghệ thuật đặc biệt của
mỗi dân tộc.
- Câu lạc bộ
Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngơn ngữ có nêu: làm thành một chỉnh
thể, có một cấu tạo, một cấu trúc và những chức năng nhất định. Làm những gì
cần thiết để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có được một hiệu quả nhất
định. [50, tr.68]
Câu lạc bộ là danh từ của tiếng nước ngồi, sau thời gian sử dụng nó trở
nên quen thuộc, và khi nói đến một tổ chức được thành lập theo sự tự nguyện
của mỗi người có chung một mục đích đề ra chương trình hoạt động sao cho phù
hợp với khả năng, thời gian rỗi, không gian của các thành viên, và khi hoạt động
câu lạc bộ, đội, nhóm lớn mạnh, số hội viên ngày một đơng thì có thể chia thành
các nhóm nhỏ hơn để dễ dàng hoạt động và quản lý và đáp ứng được nhu cầu và
sở thích riêng biệt của mỗi nhóm và cá nhân.
Do đó, nhiều người đều cho rằng câu lạc bộ được sử dụng nhiều lĩnh vực
khác nhau như:
Câu lạc bộ dùng để chỉ một tập hợp quần chúng có chung đặc điểm về sở

thích, nhu cầu.
Câu lạc bộ là một cơ sở hoạt động sự nghiệp, dịch vụ, hoạt động kinh
doanh: Câu lạc thẩm mỹ, câu lạc bộ văn nghệ...


16

Câu lạc bộ là một tổ chức, một hội của những người cùng nghề nghiệp
như: Câu lạc bộ hướng dẫn viên du lịch, câu lạc bộ đầu bếp…..
Câu lạc bộ là một tổ chức chuyên nghiệp hoạt động theo những đặc thù
nghề nghiệp và quy luật thị tường như: Các nhóm vũ đồn, câu lạc bộ bóng đá…
Câu lạc bộ là một sân chơi giao lưu, một loại hình hoạt động dịch vụ như:
Câu lạc bộ khiêu vũ, hát với nhau.....
Vì vậy, có nhiều định nghĩa về câu lạc bộ, trong luận văn tôi sử dụng khái
niệm câu lạc bộ như sau: Câu lạc bộ dùng để chỉ một tập hợp quần chúng có
chung đặc điểm về sở thích, nhu cầu và tổ chức sinh hoạt nhằm thỏa mãn những
nhu cầu và sở thích đó với nội dung sinh hoạt liên quan ở nhiều lĩnh vực văn hóa
nghệ thuật, thể dục thể thao, chính trị xã hội. Thành viên câu lạc bộ có nghề
nghiệp và lứa tuổi khác nhau, họ hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện. Họ có
thành lập tổ chức và mục đích hoạt động rõ ràng nhằm đem lại những lợi ích
thiết thực cho cả hội viên và xã hội.[47, tr.65]
Các chức năng của câu lạc bộ:
+ Chức năng giáo dục ngoài nhà trường của câu lạc bộ: Câu lạc bộ thực
hiện chức năng giáo dục ngoài nhà trường, ngoài những kiến thức được đào tạo
tại trường lớp, thơng qua các hoạt động sinh động, loại hình hoạt động khác nhau
phù hợp với sở thích và thời gian của người tham gia nhằm rèn luyện và giáo dục
các kỹ năng xã hội, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đối phó với tình huống trong cuộc
sống và nó thể hiện một cách tự nhiên không bị ép buộc.
Câu lạc bộ chính là nơi để giao lưu, học hỏi, trao đổi với nhau về kiến
thức, về vốn sống, cuộc sống và sự trải nghiệm của mỗi thành viên tham gia.

Câu lạc bộ chính là nơi chi sẻ nhiều kiến thức trong cuộc sống đã trải nghiệm, và
định hướng cho tương lai cũng như rèn luyện và phát huy một cách chủ động và
sáng tạo của mình trong câu lạc bộ. Câu lạc bộ là nơi chia sẻ, trao đổi nhiều kiến
thức trong đời sống xã hội như: đường lối chính sách của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước, kiến thức nghề nghiệp, gia đình, y học, và cả những kiến thức


17

học làm người. Hơn nữa, câu lạc bộ là nơi chia sẻ các kỹ năng mềm cho các
thành viên khi tham gia, vì thơng qua câu lạc bộ họ sẽ tự tin, mạnh dạn trao đổi,
đưa ra quan điểm của mình trước sự chứng kiến của nhiều người và bảo vệ quan
điểm một cách hợp lý, lơ gíc và khoa học. Câu lạc bộ là nơi hướng dẫn, rèn
luyện kỹ năng sống, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng làm việc nhóm và nhiều kỹ năng
khác giúp cho các thành viên có nhiều cơ hội được thể hiện, rèn dũa kiến thức,
kinh nghiệm của mình hơn trước những người xung quanh. Vì thế, trong giai
đoạn hiện nay, việc giáo dục, trao dồi kiến thức và kỹ năng sống rất quan trọng.
Câu lạc bộ là nơi để cho các thành viên có cơ hội thể hiện ngoài trường học với
các nội dung sinh hoạt, bổ sung kiến thức, trang bị kỹ năng nhằm thích nghi với
sự thay đổi trong cuộc sống và môi trường sống của mỗi người trong khoảng
thời gian nhàn rỗi và phù hợp với khả năng, năng lực của mỗi người.
+ Chức năng sáng tạo: Câu lạc bộ chính là nơi sinh hoạt trong thời gian
rỗi của mỗi người, là nơi giúp mỗi thành viên phát triển khả năng sáng tạo trên
nhiều lĩnh vực như: khoa học kỹ thuật, cơng nghệ, văn hóa nghệ thuật, thể dục
thể thao, cơng tác xã hội…phù hợp với sở trường của mỗi người. Mỗi người có
khả năng sáng tạo, khả năng và năng khiếu khác nhau, nó được thể hiện và phát
hiện để phát huy hết khả năng của mình, chính là khi các thành viên tham gia
vào các Đội, nhóm, câu lạc bộ chuyên biệt khác nhau mới được thể hiện và phát
hiện một cách nhanh, kịp thời, phù hợp.
Câu lạc bộ hoạt động trong thời gian rỗi, đây là khoảng thời gian mỗi

người sắp xếp cho mình một thời gian nhàn rỗi để nghỉ ngơi, sáng tạo theo sở
thích và năng khiếu của mình. Một mặt, họ muốn tham gia vào các câu lạc bộ
nhằm tự hoàn thiện bản thân, mặt khác muốn thử sức mình xem phù hợp với khả
năng, sở thích và sở trường nào để từ đó phát huy một cách hiệu quả khả năng
bản thân hơn. Do đó, câu lạc bộ có vai trị quan trọng trong việc khơi dậy khả
năng tư duy, khả năng sáng tạo và phát hiện bồi dưỡng năng khiếu của hội viên
ngày một phát triển và hoàn thiện hơn.


18

Chức năng sáng tạo của hội viên cũng sẽ giúp cho câu lạc bộ phát triển
không ngừng về chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời thỏa mãn nhu cầu, đam mê,
sở thích, năng khiếu của hội viên.
+ Chức năng giao tiếp của câu lạc bộ: Câu lạc bộ là nơi mọi người đến để
giao tiếp, để trao đổi, gặp gỡ, tiếp xúc và chia sẻ những kinh nghiệm của cuộc
sống, những trải nghiệm của bản thân, cùng nhau thực hiện những ước mơ mà
các thành viên của câu lạc bộ có chung sở thích. Các thành viên đến các câu lạc
bộ có chung đặc điểm về lứa tuổi, giới tính, sở thích, nhu cầu riêng nhưng đều
muốn được giao tiếp, chia sẻ, học hỏi, trao đổi, tiếp xúc với mọi người trong
những mơi trường, điều kiện, hồn cảnh, thời gian, nghề nghiệp, vị trí xã hội
khác nhau. Giao tiếp là nhu cầu tối thiểu của mỗi con người, nhưng giao tiếp ở
môi trường nào, đối tượng nào, thời gian nào… là điều mà mỗi hội viên đều biết,
hiểu và mong muốn thực hiện nó.
Giao tiếp chính là tìm hiểu, nắm bắt nhiều thông tin từ các nguồn khác
nhau về một hoặc nhiều chủ đề, đề tài và những vấn đề khác từ kiến thức cơ bản
đến vấn đề xã hội, hoặc các lĩnh vực khác đang diễn ra. Mỗi hội viên đến với câu
lạc bộ ngồi mục đích, ý nghĩa giao lưu, kết bạn cùng với những người cùng sở
thích, độ tuổi, họ còn muốn mở rộng quan hệ bạn bè từ các câu lạc bộ khác trong
cùng môi trường làm việc hoặc hoạt động mà họ chưa có điều kiện và thời gian

gặp gỡ, giao lưu, trao đổi mà chỉ khi họ tham gia câu lạc bộ mới có điều kiện và
cơ hội gặp gỡ, giao lưu, giao tiếp với những hội viên khác. Thông qua gặp gỡ,
giao lưu với các thành viên trong câu lạc bộ và các thành viên của các câu lạc bộ
khác đã giúp ít nhiều cho họ có cơ hội tự cải thiện chính mình trong giao tiếp,
mạnh dạn trong các buổi gặp gỡ khi bắt chuyện, hoặc tự tin đưa ra quan điểm
của mình trong những buổi nói chuyện trước đám đơng. Câu lạc bộ chính là nơi
tổ chức thường xuyên và định kỳ cũng như mang tính chiều sâu của từng chuyên
đề giúp cho các hội viên hình thành và phát triển tốt các mối quan hệ mang tính
tập thể, biết chia sẻ với các thành viên khác. Đồng thời, qua giao tiếp không


19

phân biệt độ tuổi, giới tính, trình độ… mà chính là một phương tiện hình thành
nhân cách của người giao tiếp.
+ Chức năng giải trí: Câu lạc bộ là sân chơi cho mỗi hội viên đến sinh
hoạt, vui chơi, giải trí, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi, trao đổi kiến thức và kinh
nghiệm sống vào thời gian nhàn rỗi cho mọi người. Nhu cầu này được thể hiện
trong tính chất hoạt động của câu lạc bộ. Mỗi câu lạc bộ có chức năng và nhiệm
vụ khác nhau phù hợp với đối tượng, loại hình và chun mơn cũng như nhu cầu
thực tế của hội viên. Tham gia câu lạc bộ chính là tham gia vào các thời gian rỗi
với mục đích giải trí, vui chơi quên đi mệt mỏi của cuộc sống mưu sinh, cũng
như phiền muộn từ công việc cũng như gia đình, cuộc sống xung quanh. Thơng
qua sinh hoạt tại câu lạc bộ, mỗi thành viên tìm được cho mình một sự phấn
khởi, niềm vui, giải thốt căng thẳng để hướng đến một niềm vui mang tính tích
cực và yêu đời. Quá trình tham gia câu lạc bộ, mỗi thành viên sẽ tự học tập, rèn
luyện kỹ năng xã hội, các kỹ năng khác nhau cần có cũng như phát huy sở thích
của mình trong thời gian tham gia câu lạc bộ.
Nhiệm vụ của hoạt động câu lạc bộ:
- Nhiệm vụ mang lại ý nghĩa chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục,…nhằm

mang lại những hoạt động thiết thực, gần gũi, xác thực đối với đời sống của
người dân. Đồng thời, góp phần hiện thực hóa và đưa ra chủ trương đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước đi sâu vào cuộc sống của người dân. Nghị
quyết số 33- NQTW của Hội nghị TW9- khóa XI về việc xây dựng và phát triển
văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước:
“Văn hóa phải được đặt ngang bằng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Văn hóa
khơng chỉ là lực lượng xung kích, mà nó cịn là món ăn tinh thần của mỗi người
dân. Một mặt, nhằm nâng cao dân trí, hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần mà
cịn trực tiếp góp phần vào phát triển kinh tế, đóng góp một phần nhỏ kinh tế
trong sự phát triển kinh tế chung của đất nước thông qua các sản phẩm văn hóa.


20

Đồng thời, mục tiêu của câu lạc bộ chính là hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ
cho quần chúng khi tham gia các hội thi, hội diễn, liên hoan, tổng kết các thành
quả về văn hóa, xã hội, kinh tế…được các cơ quan, đoàn thể tổ chức thường niên
các năm. Câu lạc bộ còn hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thưởng thức
các sản phẩm văn hóa tinh thần khi các thành viên là lực lượng nòng cốt, hạt
giống quan trọng để tham gia các chương trình, hoạt động văn hóa nghệ thuật,
thể thao trong các cuộc thi và nhận giải thưởng. Câu lạc bộ thường xuyên có
những tiết mục tham gia khi có nhu cầu về loại hình hoạt động của câu lạc bộ đó.
Đặc trưng cơ bản của hoạt động câu lạc bộ:
- Câu lạc bộ hoạt động là theo sở thích của các thành viên tham gia là tính đa
dạng, thành lập câu lạc bộ là mở ra một khả năng thu hút rất đơng những thành
viên cùng có chung sở thích, nhu cầu, thời gian rỗi để cùng nhau chia sẻ, trao
đổi, thực hành nghề nghiệp và kỹ năng để tiến hành tổ chức hoạt động câu lạc bộ
một cách hiệu quả. Người cán bộ là chủ nhiệm câu lạc bộ ln địi hỏi sự tìm tịi,
sáng tạo, hiểu biết về sở thích, nhu cầu, về lĩnh vực, lứa tuổi, nghề nghiệp, trình
độ mà các thành viên của mình tham gia để từ đó xây dựng và hướng họ đi theo

những nhu cầu, sở thích đó một cách tốt nhất, hiệu quả. Đồng thời, người cán bộ
câu lạc bộ cùng các thành viên chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và các kỹ năng đạt
kết quả cao. Người cán bộ quản lý câu lạc bộ phải biết sắp xếp, bố trí các hoạt
động chương trình, thời gian, địa điểm, kinh phí, đối tượng tham gia một cách
khoa học và lô gic nhằm đáp ứng được nhu cầu của các thành viên trong câu lạc
bộ mà không ảnh hưởng đến công việc của cá nhân. Thành viên của câu lạc bộ
cần phải thể hiện tính tự giác, tự nguyện và cùng nhau gánh vác, chia sẻ những
khó khăn và thuận lợi cũng như những mặt khó khăn và thuận lợi cho các thành
viên khác. Tính tự nguyện, tự giác đóng một vai trị quan trọng trong việc thể
hiện tính cánh, cá tính và phát triển của cá nhân, cũng như tính cách đạo đức của
mỗi cá nhân tham gia.


21

Hơn nữa, tính khơng chính thức của câu lạc bộ cũng được xem là đặc
trưng của hoạt động câu lạc bộ. Nó thể hiện sự khơng ràng buộc các quy định
của các thành viên với câu lạc bộ một cách bắt buộc, mà nó mang tính sự tự
nguyện của các thành viên. Các thành viên có quyền tham gia hoặc khơng tham
gia khi họ khơng cịn có nhu cầu. Điều này, chứng tỏ rằng tính khơng chính thức
cần được hiểu và thực hiện như là một nguyện vọng của mỗi thành viên mong
muốn được tham gia để thể hiện mình trong quá trình hoạt động.
Hoạt động của câu lạc bộ chính là hoạt động theo nhu cầu của các mỗi
người trong thời gian nhàn rỗi, thời gian đó mọi người có quyền tham gia các
hoạt động vui chơi giải trí, các tổ chức đồn thể,…nhưng khơng được tham gia
vào các tổ chức không phù hợp với thuần phong mỹ tục, không được pháp luật
cho phép hoạt động. Khi họ tham gia vào các đội/nhóm/câu lạc bộ là họ muốn
thỏa mãn lòng mong muốn, khát khao của con người trong việc giao tiếp với
những người mới những thành viên mới chính là những mối quan hệ mới mà
trước đây họ chưa có, và chưa được biết đến trong thời gian nhàn rỗi của mình.

- Nghệ nhân biểu diễn cồng chiêng
Nghệ nhân là người chuyên làm nghề nghệ thuật biểu diễn Cồng chiêng
hoặc một nghề thủ cơng mỹ nghệ với trình độ cao.
Nghệ nhân khác với nghệ sĩ là không học ở trường lớp nào, họ là những
người được truyền dạy. Do đó, trong văn học dân gian ở Tây nguyên thường gọi
các nhóm đối tượng này là nghệ nhân Cồng chiêng, nghệ nhân hát sử thi, nghệ
nhân dệt thổ cẩm, đan lát,...là những người có tài năng đặc biệt về một lĩnh vực
nào đó trong dân gian được lưu truyền từ nhiều đời và truyền lại cho thế hệ sau.
Ngoài ra, nghệ nhân biểu diễn Cồng chiêng cịn có cả nghệ nhân chỉnh
chiêng hay người điều khiển giàn chiêng là nhạc cơng giỏi, có khả năng thẩm
âm, biết phát hiện và chỉnh thanh âm lạc điệu của từng chiêng để đạt được âm
thanh chuẩn của cả giàn chiêng. Nghệ nhân chỉnh chiêng không chỉnh âm cho
các chiếc chiêng sai âm, mà còn chỉnh âm cho các giàn chiêng mới. Nghệ nhân


22

chỉnh chiêng được coi là báu vật dân gian sống, bao hàm tính truyền thống và
tính khoa học, khơng chỉ đơn thuần là một kỹ thuật viên.
- Quản lý
Thuật ngữ “Quản lý” có thể hiểu nhiều cách khác nhau. Trong tiếng Việt,
thuật ngữ “quản lý” được hiểu là trông nom, theo dõi, sắp xếp cơng việc hoặc
gìn giữ. Các nước phương Tây dùng từ “management” có thể hiểu theo hai nghĩa
lãnh đạo hoặc quản lý tùy thuộc vào trường hợp cụ thể mà người dùng quyết
định.
Để hiểu được quản lý đòi hỏi: Tất cả mọi hoạt động trực tiếp hay mọi động
cơ chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều đều cần đến sự chỉ
đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung
sinh từ sự vận động của tồn bộ cơ thể sản xuất khác với những khí quan độc lập
của nó.

Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, trong mỗi lĩnh
vực, phạm vi hoặc mỗi ngành nghề nghiên cứu, ứng dụng và vận hành quản lý ở
mỗi góc độ riêng biệt, các định nghĩa riêng về quản lý của lĩnh vực hoặc ngành
khoa học đó. Thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một định
nghĩa thống nhất.
Mỗi ngành khoa học nghiên cứu về quản lý từ một góc độ riêng và đưa ra
đình nghĩa riêng về “Quản lý”. Theo Điều khiển học thì khái niệm “Quản lý”
được hiểu là sự tác động vào một hệ thống hay một quá trình để điều khiển, chỉ
đạo sự vận động (diễn biến) của nó theo những quy luận nhất định nhằm đạt
được những mục đích hay kế hoạch mà người quản lý đã đề ra từ trước. Trong từ
điển tiếng Việt, khái niệm quản lý được hiểu: “Quản lý là tổ chức và điều khiển
các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [50, Tr.600].
Điểm qua một số quan điểm, cho thấy bản chất của quản lý và hoạt động
quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động. Quản lý là một hoạt động
khách quan nẩy sinh khi cần có sự nỗ lưc tập thể để thực hiện mục tiêu chung.


×