Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Luận văn quản lý hoạt động sản xuất phim truyện tại công ty cổ phần phim giải phóng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 107 trang )

1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 4
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 13
5. Lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu ............................................................. 13
6. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 14
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 15
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..................................................................... 15
9. Bố cục luận văn ........................................................................................... 16
CHƢƠNG 1.................................................................................................... 17
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN XUẤT PHIM TRUYỆN ............... 17
VÀ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHIM GIẢI PHÓNG ...... 17
1.1 Một số vấn đề chung về sản xuất phim truyện.......................................... 17
1.1.1 Phim truyện ............................................................................................ 17
1.1.2 Quản lý ................................................................................................... 23
1.2 Nội dung quản lý hoạt động sản xuất phim truyện ................................... 27
1.2.1 Quản lý các nguồn lực sản xuất phim truyện ........................................ 27
1.2.2 Quản lý quy trình sản xuất phim truyện................................................. 30
1.3 Tổng quan về Công ty Cổ phần phim Giải Phóng .................................... 33
1.3.1 Lịch sử ra đời và phát triển.................................................................... 33
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty ......................................................... 34
1.3.3 Nguồn lực phát triển của Công ty .......................................................... 35
1.3.4 Nhiệm vụ cơ bản của công tác quản lý hoạt động sản xuất phim truyện ở
Công ty Cổ phần phim Giải Phóng ................................................................. 39
CHƢƠNG 2.................................................................................................... 41



2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT ........................... 41
PHIM TRUYỆN TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN PHIM GIẢI PHĨNG ....... 41
2.1 Quản lý các nguồn lực sản xuất phim truyện ............................................ 41
2.1.1 Quản lý nguồn nhân lực ......................................................................... 41
2.1.2 Quản lý tài chính .................................................................................... 50
2.1.3 Quản lý nguồn lực vật chất – kỹ thuật ................................................... 61
2.2 Quản lý quy trình sản xuất phim truyện.................................................... 64
2.2.1 Quản lý giai đoạn tiền sản xuất ............................................................. 64
2.2.2 Quản lý quá trình quay phim ................................................................. 67
2.2.3 Quản lý quá trình dựng phim và làm hậu kỳ phim ................................ 68
2.2.4 Quản lý hoạt động phổ biến phim đến công chúng ............................... 70
2.2.5 Quản lý hoạt động truyền thông marketing cho phim ........................... 76
CHƢƠNG 3.................................................................................................... 81
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT PHIM TRUYỆN TẠI CÔNG TY ........................................... 81
CỔ PHẦN PHIM GIẢI PHÓNG ................................................................. 81
3.1 Đánh giá chung về hoạt động quản lý sản xuất phim truyện tại Công ty Cổ
phần phim Giải Phóng ..................................................................................... 81
3.1.1 Những ưu điểm ....................................................................................... 81
3.1.2 Những nhược điểm ................................................................................. 82
3.1.3 Nguyên nhân........................................................................................... 83
3.2 Chính sách của Nhà nước đối với phát triển điện ảnh .............................. 84
3.2.1 Chính sách phát triển điện ảnh thể hiện qua các văn bản pháp quy ........... 85
3.2.2 Chính sách phát triển điện ảnh được thể hiện qua chiến lược phát triển
ngành điện ảnh ................................................................................................ 87
3.3 Xu hướng phát triển thị trường phim truyện thế giới và Việt Nam .......... 89
3.3.1 Xu hướng phát triển thị trường phim truyện thế giới ............................ 89
3.3.2 Xu hướng phát triển thị trường phim truyện Việt Nam.......................... 92



3

3.4 Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động sản
xuất phim truyện tại Công ty Cổ phần phim Giải Phóng................................ 94
3.4.1 Giải pháp ................................................................................................ 94
3.4.2 Kiến nghị ................................................................................................ 98
KẾT LUẬN .................................................................................................. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 103
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 107


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 2006, Luật Điện ảnh ra đời, và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Điện ảnh được ban hành năm 2009 thật sự đã tạo nên thế mới và lực
mới để nền điện ảnh Việt Nam càng hội nhập sâu, rộng hơn với nền điện ảnh
khu vực và thế giới. Đặc biệt, việc luật cho phép xã hội hóa sản xuất phim đã
tạo những điều kiện thuận lợi lớn cho thị trường phim phát triển, trong đó có
dịng phim truyện. Trong bối cảnh chung đó, Cơng ty Cổ Phần Phim Giải
Phóng ra đời trên cơ sở cổ phần hóa Hãng phim Giải Phóng được thành lập
năm 1962 [20]. Có thể nói, sự ra đời của Công ty Cổ Phần Phim Giải Phóng
đánh dấu một bước ngoặc mới đối với q trình tồn tại và phát triển của Hãng
phim Giải Phóng - một trong những hãng phim có truyền thống lâu đời nhất
Việt Nam. Với một nền tảng truyền thống lâu đời, sự ra đời của Cơng ty Cổ
Phần Phim Giải Phóng tiếp tục có những đóng góp cho những thành tựu của
dòng phim truyện đối với nền điện ảnh Việt Nam trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận của dịng phim
truyện Việt, thì thực trạng xuống cấp về mặt chất lượng do các nhà làm phim
truyện Việt Nam bị cuống theo vịng xốy của nền kinh tế thị trường, áp lực
thị hiếu thẩm mỹ và kiểu “mì ăn liền” của một bộ phận cơng chúng không nhỏ
là thực tế mà các nhà quản lý, các nhà làm phim cần phải lưu tâm. Trong bối
cảnh đó, tơi chọn đề tài “Quản lý hoạt động sản xuất phim truyện tại Cơng ty
Cổ Phần Phim Giải Phóng” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, chuyên ngành
Quản lý văn hóa. Với tư cách là một người làm cơng tác lâu năm tại Hãng
phim Giải Phóng, bây giờ là Cơng ty Cổ Phần Phim Giải Phóng, tác giả thực
hiện cơng trình này với mong muốn góp phần nào sức mình giúp Hãng phim
Giải Phóng tiếp tục đứng vững và phát triển trong một hình hài mới, với mơi
trường kinh tế, xã hội mới.


5

2. Mục đích nghiên cứu
Nhận diện thực trạng cơng tác quản lý hoạt động sản xuất phim truyện
tại Công ty Cổ Phần Phim Giải Phóng trong giai đoạn 2011 – 2016. Từ kết
quả nghiên cứu đó, tác giả luận văn xin đề xuất một số giải pháp nhằm khắc
phục những hạn chế, phát huy những thành tựu trong quản lý hoạt động sản
xuất phim truyện để Công ty Cổ Phần Phim Giải Phóng tiếp tục phát triển bền
vững trong bối cảnh kinh tế – văn hóa – xã hội mới.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Điện ảnh nói chung là lĩnh vực cơng nghiệp văn hóa trong những năm
gần đây đã bắt đầu nhận được sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu với
một số cơng trình đã được cơng bố. Dưới đây là một số cơng trình chúng tơi
tiếp cận được:
Đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học năm 2003 “Một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại hãng phim truyền hình Việt

Nam” của tác giả Nguyễn Thu Hà. Đề tài được chia làm 3 chương. Chương
1: Những vấn đề lý luận cơ bản về vốn sản xuất kinh doanh trong doanh
nghiệp; Chương 2: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn tại hãng phim truyền
hình Việt Nam; Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn ở Hãng phim Truyền hình Việt Nam. Dù đây chỉ là đề tài nghiên
cứu ở cấp đại học, nhưng, giá trị khoa học và thực tiễn của đề tài rất đáng để
ghi nhận. Đặc biệt, cơng trình này đã đề cập đến một số vấn đề có tính chất lý
thuyết như vốn – vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh; vấn đề quản
lý vốn, vai trò của việc quản lý vốn trong hoạt động kinh doanh; các tiêu chí
đánh giá tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn trong kinh doanh. Bên cạnh đó,
chương 3 đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại
hãng phim truyền hình Việt Nam.
Đề tài của tác giả Mạc Giáng Châu “Chế độ pháp lý đối với hoạt động
điện ảnh Việt Nam” năm 2003. Nội dung của cơng trình gồm 3 chương.


6

Chương 1 trình bày “Khái quát về điện ảnh và hoạt động điện ảnh” với các
nội dung trọng tâm như “Lược sử hình thành và phát triển của hoạt động
điện ảnh; Đặc điểm của điện ảnh và hoạt động điện ảnh”. Chương 2 phân
tích “Chế độ pháp lý hiện hành đối với hoạt động điện ảnh”. Trong đó, tác
giả làm rõ ba vấn đề: hoạt động sản xuất, phổ biến và xuất nhập khẩu phim.
Chương 3 đề cập đến những vấn đề tồn tại đối với chế độ pháp lý trong hoạt
động điển ảnh Việt Nam như vấn đề vốn, chế độ tiền lương, chính sách đào
tạo, điều kiện thành lập và phát triển điện ảnh ở Việt Nam.
Đề tài “Làn sóng điện ảnh Hàn Quốc ở Châu Á trong thế kỷ 21” của
tác giả Vũ Thị Thu năm 2005. Cơng trình chia thành 4 chương. Chương I,
giải thích lý do chọn đề tài. Chương II giải thích như thế nào gọi là “làn sóng
Hàn Quốc”, “làn sóng Hàn Quốc” phát triển như thế nào? Chương III

nghiên cứu sâu các nội dung như “Giới thiệu về nền điện ảnh Hàn Quốc; Làn
sóng điện ảnh Hàn Quốc ở khu vực châu Á, Làn sóng điện ảnh Hàn Quốc ở
Mỹ, Tây Âu và các nước khác; Làn sóng điện ảnh Hàn Quốc ở Việt Nam.
Trong Chương IV, tác giả chỉ ra những ngun nhân thành cơng của làn sóng
điện ảnh Hàn Quốc như sự quan tâm của chính phủ, đầu tư về kinh phí, êkíp
làm phim hồn hảo, hình thức quảng cáo cho phim. Tiếp đến, trong chương V
chỉ ra những hạn chế của làn sóng điện ảnh Hàn Quốc, và đưa ra những bài
học cho Việt Nam (chương VI).
Bài viết “Tâm lý học nghệ thuật: cấp độ nhu cầu điện ảnh” của tác giả
Hồng Trần Dỗn, đăng trên tạp chí Tâm Lý Học, số 3 (72) năm 2005 (tr.59 tr.63). Trong bài viết này, trên cơ sở lý thuyết về tâm lý người, tác giả phân
chia nhu cầu điện ảnh của công chúng thành các cấp độ cơ bản từ thấp đến
cao như sau: 1- Cấp độ nhu cầu giải trí; 2- Cấp độ nhu cầu thông tin; 3- Cấp
độ nhu cầu cảm thụ; 4- Cấp độ nhu cầu sáng tạo. Trong đó, cấp độ nhu cầu
giải trí là một cấp độ mà chủ thể sử dụng sản phẩm điện ảnh chỉ nhằm làm
cho trí óc của mình được thảnh thơi, vui vẻ. Cấp độ nhu cầu thông tin là cấp


7

độ mà chủ thể có thể thỏa mãn nhu cầu nhận thức, nhu cầu về cái mới chưa
có trong vốn kinh nghiệm của mình bằng các thơng tin thu thập được qua nội
dung của các tác phẩm điện ảnh. Cấp độ nhu cầu cảm thụ là cấp độ mà chủ
thể mong muốn thỏa mãn nhu cầu điện ảnh của mình bằng việc cảm thụ tác
phẩm, chiếm lĩnh những giá trị tinh thần có trong tác phẩm và tạo ra cho mình
những khối cảm thẩm mỹ. Nhu cầu sáng tạo là cấp độ mà chủ thể thoả mãn
nhu cầu điện ảnh của mình khơng chỉ ở sự cảm thụ tác phẩm, chiếm lĩnh
những giá trị tinh thần có trong tác phẩm, mà cịn mong muốn tạo ra cho mình
những khối cảm thẩm mỹ bằng việc kết hợp các xúc cảm, sự tưởng tượng
của mình để tạo ra cho mình các biểu tượng nghệ thuật mới. Như vậy, ở cấp
độ này, công chúng điện ảnh không dừng lại ở mức độ đơn thuần là việc đi

xem, tiếp thu, lĩnh hội tác phẩm điện ảnh, mà hướng tới sự sáng tạo, khơng
chỉ địi hỏi hưởng thụ cái đẹp của nghệ thuật mà là khát vọng đạt đến cái hay
cái đẹp của chính mình.
Bài viết “Bao giờ Việt Nam có nhà sản xuất phim thực thụ” của
Việt Trần, đăng trên trang điện tử Văn nghệ ngày 15/7/2006. Tác giả bài viết
cho rằng, cái khó hiện nay là ở Việt Nam chưa thật sự có những nhà sản xuất
phim chuyên nghiệp. Đồng thời, Việt Nam đang tồn tại hai kiểu nhà điều
hành sản xuất: một là, giám đốc các hãng phim thuộc đài truyền hình nhà
nước; hai là, các “ông bầu” bỏ tiền ra thành lập các hãng phim tư nhân. Đối
với các giám đốc hãng phim nhà nước thì họ dường như chỉ làm mỗi việc là
duyệt chi tiền cho các đoàn làm phim mà không “đi theo” từ đầu đến cuối một
bộ phim như một nhà sản xuất phim thực sự. Còn đối với các “ơng bầu” tư
nhân thì họ hoạt động tích cực hơn. Nhưng cái cách mà các “ông bầu” làm để
tạo nên một bộ phim ăn khách nhất thời hơn là một bộ phim xuất sắc thực sự.
Một thực tế khác của các nhà sản xuất phim Việt lúc bấy giờ là chưa mạnh
dạn đầu tư kinh phí để nâng cao chất lượng một tác phẩm điện ảnh. Hoặc nhà
sản xuất can thiệp quá sâu vào công tác biên kịch phim, họ vơ tình hạn chế


8

chất nghệ thuật, khả năng sáng tạo của nhà biên kịch khi đưa ra những yêu
cầu cụ thể về bối cảnh phim, dạng, tuyến nhân vật và thậm chí là chủ đề phim.
Đó chính là những hạn chế lớn đối với lực lượng nhà sản xuất phim ở Việt
Nam giai đoạn năm 2006. Và đến nay, sau gần 10 năm bài viết này ra đời, thì
thực tế vẫn chưa có nhiều tiến triển, thị trường phim Việt vẫn quá ít phim đạt
chất lượng cao cả về nghệ thuật và doanh thu phịng vé. Điều đó đã phản ánh
rõ thực tế yếu kém của các nhà sản xuất phim Việt trong bối cảnh hội nhập
như hiện nay.
Bài viết “Nhìn lại phim truyện Việt Nam từ 1986 đến 2012” của tác

giả Đặng Minh Liêm in trong tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 345, tháng 3 –
2013 (tr.29 - tr.32). Qua bài viết đã phản ánh thực trạng phát triển phim
truyện Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000 và từ năm 2000 đến năm 2012.
Theo tác giả, trong giai đoạn 1986 – 1990, nền điện ảnh Việt Nam vẫn chưa
phát triển linh động do cơ chế bao cấp. Lúc này, thị trường phim truyện Việt bị
chi phối bởi các hãng phim nhà nước là chính. Từ năm 1989, cơ chế thị trường
bắt đầu có những tác động đến thị trường điện ảnh Việt Nam với sự xuất hiện
của một số đơn vị tư nhân tham gia vào hoạt động sản xuất phim. Và từ cuối
những năm 80 đến thập kỷ 90 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của dòng
phim thị trường (cịn gọi là phim “Mì ăn liền”) với sự tham gia mạnh mẽ của
nhiều đơn vị tư nhân trong lĩnh vực điện ảnh. Ngoài ra, bài viết cũng đề cập
đến vấn đề cơ chế chính sách của nhà nước đã giúp cho nền điện ảnh Việt Nam
thích nghi hơn với môi trường kinh tế - xã hội mới như Quyết định số 417/CT
về việc sắp xếp tổ chức lại ngành điện ảnh được ban hành năm 1991; Nghị
định số 48/CP của Thủ tướng chính phủ ban hành năm 1995 về tổ chức và hoạt
động điện ảnh; Nghị định số 90/CP của Thủ tướng chính phủ ban hành năm
1997 về xã hội hóa văn hóa nghệ thuật, trong đó có hoạt động điện ảnh.
Luận văn thạc sỹ “Quản lý chương trình phim truyện truyền hình Việt
Nam trên kênh BTV1 đài truyền hình Bình Dương giai đoạn từ năm 2010 đến


9

nay” của Phan Thị Phương Thùy. Tác giả đã đề cập đến một số vấn đề về lý
luận và thực tiễn đối với công tác quản lý phim truyện truyền hình như khái
niệm về quản lý phim truyện; quản lý chương trình phim truyện truyền hình,
đặc trưng của phim truyện truyền hình,... Bên cạnh đó, tác giả phân tích một
số vấn đề như thực trạng chương trình phim truyện truyền hình Việt Nam phát
sóng trên kênh BTV1; những thành tựu và hạn chế trong việc phổ biến phim
truyện truyền hình trên kênh BTV1. Một đóng góp khác của cơng trình này là

các giải pháp để tăng cường hiệu quả quản lý đối với chương trình phim
truyện truyền hình Việt Nam phát sóng trên kênh BTV1 như đa dạng hóa thể
loại và nội dung phim chuyên biệt, đặc sắc; nâng cao vị trí của phim truyện
truyền hình Việt Nam, gia tăng dấu ấn và ảnh hưởng của khuân mẫu văn hóa
lên tác phẩm phim truyện truyền hình Việt Nam; hồn thiện cơ chế quản lý nhà
nước về truyền hình; nâng cao năng lực quản lý cơng tác truyền hình,…
Bài viết “Ở đâu thị trường điện ảnh Việt Nam” của PGS. TS Trần Luân
Kim, đăng trên trang online Thế giới điện ảnh ngày 27/10/2014. Bằng những
quan sát của mình, người viết đã có những phân tích về thị trường điện ảnh
Việt Nam thời điểm năm 2014. Theo tác giả, vào thời điểm đó, thị trường
điện ảnh Việt Nam phát triển rất sơi động, mạnh mẽ với biên độ lợi nhuận
lớn. Đó chính là sức hấp dẫn lớn để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp sản
xuất phim trong và ngoài nước. Tuy nhiên, tác giả cho rằng, thị trường điện
ảnh Việt Nam đang phát triển tự do, tự phát mà thiếu bàn tay điều phối, quản
lý của nhà nước. Thực trạng này nếu kéo dài thì chắc chắn, khi nền điền ảnh
Việt Nam hội nhập hoàn toàn với quốc tế, với sự tham gia tồn diện và mạnh
mẽ của những “ơng lớn” điện ảnh của thế giới thì khơng bao lâu, các sản
phẩm điện ảnh Việt Nam chỉ còn bên lề cuộc chơi. Để khắc phục thực trạng
đó, tác giả bài viết đề xuất giải pháp “ngay lúc này, cần nhận thức và hành
động sát hợp, kịp thời; tăng cường quản lý nhà nước một cách thiết thực, hiệu
quả với chính sách, cơ chế ph hợp; đồng thời thực hiện thấu đáo

uy hoạch


10

phát triển điện ảnh, nhằm thiết thực bảo vệ thị trường điện ảnh – c ng là thiết
thực bảo vệ nền điện ảnh dân tộc phát triển đúng hướng, vững bền”.
Bài viết “Phim truyền hình Việt: sẽ đến lúc sịn sòn 30 tập/ngày” của

tác giả Văn Bảy, đăng trên trang điện tử Thể thao & Văn hóa ngày 03/3/2015.
Tác giả bài viết cho rằng, tính đến năm 2015, số lượng phim truyền hình do
các đơn vị sản xuất phim tư nhân cung cấp chiếm 90% tổng số phim truyền
hình được phát sóng trên các kênh truyền hình tồn quốc. Tuy nhiên, theo ý
kiến của đạo diễn Đỗ Thanh Hải (Giám đốc hãng phim VFC) thì “Trên thực
tế, chất lượng nội dung, kịch bản phim truyền hình hiện nay chưa có nhiều
bứt phá. Đề tài phim chủ yếu chia 2 mảng: phim chính luận (vấn đề gia đình,
xã hội, cảnh sát điều tra phá án) và phim tâm lý tình cảm (tình yêu tuổi trẻ, lập
nghiệp, đời sống học sinh, sinh viên). Các đề tài này nếu không tiếp tục mở
rộng sẽ làm phim truyền hình Việt rơi vào tình trạng nhàm chán, lặp lại”. Như
vậy, việc tăng số lượng các phim truyền hình để phục vụ nhu cầu của các đài
truyền hình, đồng thời c ng thực hiện mục tiêu theo tinh thần của Nghị định
số 54/2010/NĐ-CP quy định tỷ lệ thời lượng phát sóng phim Việt phải đạt ít
nhất 30% so với tổng thời lượng phát sóng phim của mỗi đài truyền hình là tất
yếu, nhưng số lượng chưa thể là thước đo chuẩn mực để đánh giá mức độ
phát triển của thị trường phim truyền hình Việt Nam hiện nay.
Bài viết “Sản xuất phim truyền hình: khơng cịn là miếng bánh màu
mỡ” của nhóm tác giả Dương Vân Anh - Hoàng Nhân - Văn Bảy, đăng trên
trang điện tử Thể thao & Văn hóa ngày 19/8/2015. Bài viết phân tích những
khó khăn hiện nay trong việc sản xuất phim truyền hình Việt Nam. Trong đó,
khó khăn đầu tiên mà các nhà làm phim truyền hình đưa ra là kinh phí để sản
xuất một bộ phim truyền hình hiện nay là quá thấp so với giá thành sản xuất.
Theo nhóm tác giả bài viết (vào thời điểm năm 2015), “chi phí sản xuất trung
bình phim tâm lý xã hội đã có mức đầu tư là 120 triệu/tập; phim hình sự: 140
triệu/tập; võ thuật: 150 triệu/tập; phim hài: 100 triệu/tập; thiếu nhi có phép


11

thuật: 135 triệu/tập… Vài trường hợp biệt lệ như Bí mật tam giác vàng: 400 500 triệu/tập (trên giấy tờ)”. Với mức kinh phí đó, ngồi những cơng ty có

vốn lớn, sở hữu một nguồn lực nhân sự mạnh, cơ sở vật chất, kỹ thuật sẵn có
như Sóng Vàng, M&T Picture hay Blue Light,… mới có thể trụ lại với thị
trường phim Việt hiện nay, các công ty nhỏ thường thất thế trong cạnh tranh,
dẫn đến phá sản, hoặc chỉ hoạt động cầm chừng để chờ cơ hội mới. Bên cạnh
đó, một khó khăn khác là sự thay đổi “giờ vàng” trên sóng truyền hình do sự
thay đổi thói quen sử dụng dịch vụ truyền hình của cơng chúng. Nếu trước
đây, khung giờ 20h hàng ngày là “khung giờ vàng” mọi phim truyền hình đều
muốn chiếu thì hiện nay, khung giờ này khơng cịn hấp dẫn, thay vào đó
những khung giờ như 22h, hoặc 13h hàng ngày. Chính sự thay đổi này, các
nhà đài lúng túng trong việc điều phối giờ chiếu phim truyền hình để làm sao
đảm bảo doanh thu và có lãi.
Bài viết “Hoạt động marketing phim truyện điện ảnh” của tác giả
Huỳnh Công Khôi Nguyên in trong tạp chí Văn hóa & Nguồn lực số 4 (2015)
(tr.76 – tr.80). Trong bài viết này, bên cạnh việc đưa ra những con số về
doanh thu từ phòng vé để chứng minh cho sự phát triển hoạt động điện ảnh
của Việt Nam trong những năm gần đây, người viết chỉ rõ sự khác biệt trong
công tác marketing phim truyện điện ảnh giữa các đơn vị nhà nước và các đơn
vị tư nhân trong bối cảnh từ năm 2012 đến 2015. Theo đó, nếu các đơn vị nhà
nước chưa quan tâm nhiều đến việc truyền thơng marketing cho phim, thì các
đơn vị ngoài quốc doanh lại đầu tư rất lớn cho hoạt động này với một chiến
lược khá bài bản, chuyên nghiệp từ lúc ý tưởng phim được hình thành, đến
quá trình quay phim và lúc bộ phim được ra mắt khán giả chính thức. Từ thực
tế đó, người viết kết luận “lâu nay, các hãng phim nhà nước hầu như chỉ biết
nhận kinh phí và làm phim, chuyện PR cho đứa con tinh thần của mình cứ
như chuyện của ai…”. Trong khi đó, các bộ phim của đơn vị điện ảnh ngoài
quốc doanh lại hoàn toàn trái ngược. Một đội ng PR, phát hành đứng sau liên


12


tục cung cấp thơng tin ra ngồi từ lúc phim chưa được bấm máy đến khi phim
đã chiếu ngoài rạp.
Bài viết “Chẳng lẽ thị trường phim Việt chỉ có giải trí?” của tác giả
Việt Hà, đăng trên trang điện tử online Cảnh sát toàn cầu ngày 23/5/2016. Nội
dung bài viết xoay quanh ý kiến của đạo diễn Phan Đăng Di về thực tế thị
trường phim tại Việt Nam hiện nay chủ yếu phổ biến dịng phim thị trường,
phim giải trí trong và ngồi nước vì loại phim này dễ tạo doanh thu cao do
đáp ứng được nhu cầu giải trí tức thời của cơng chúng. Trong khi đó, các
phim mang tính nghệ thuật cao như “Đập cánh giữa khơng trung”, “Mekong
stories” rất khó để có mặt trong các phịng chiếu. Trong khi nỗ lực để tìm
cách phát hành bộ phim “Mekong stories” tại Việt Nam, đạo diễn Phan Đăng
Di có ý kiến: “Thị trường phim Việt khơng thể chỉ có một màu giải trí mãi
được. Chúng ta cần khởi động cho những dự án phim nghệ thuật được phát
hành ở Việt Nam, để khán giả có thể tiệm cận được với những mảng màu đa
diện hơn về cuộc sống, về thế giới”. Và theo đạo diễn Phan Đăng Di, nguyên
nhân chính của thực tế trên là thói quen thưởng thức nghệ thuật của công
chúng, đặc biệt là giới trẻ. Phần lớn họ lo lắng phim nghệ thuật thường nặng
nề về triết lý, thuyết giảng đạo đức làm người xem phải suy nghĩ, phải tư duy
nhiều. Điều này không phù hợp với đặc điểm tâm lý của giới trẻ, c ng như
môi trường sống vốn khá căng thẳng bởi công việc. Bên cạnh đó, bài viết đề
cập đến ý kiến của diễn viên Mai Thu Huyền - Giám đốc Công ty TNHH
Tincom Media về những khó khăn trong việc phát hành giữa phim có chất
lượng nghệ thuật và phim nặng về tính giải trí. Theo bà Huyền, hiện nay, đơn
vị CGV và Lotte giữ vị trí thống trị trong việc phát hành phim ở Việt Nam.
Nhưng hai đơn vị này không hợp tác với nhau trong việc phát hành phim
Việt. CGV không chiếu phim của Lotte và ngược lại. Vậy nên các nhà sản
xuất phim Việt bị thất thu.


13


Từ phân tích khái qt tình hình nghiên cứu như trên đã cung cấp cho
chúng tôi những tri thức quý giá phục vụ q trình nghiên cứu. Tuy nhiên,
qua đó cho thấy khía cạnh nghiên cứu về quản lý doanh nghiệp sản xuất phim,
c ng như về quản lý hoạt động sản xuất phim như đề tài luận văn “Quản lý
hoạt động sản xuất phim truyện tại Công ty Cổ Phần Phim Giải Phóng” chưa
có nhà nghiên cứu nào thực hiện.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý sản xuất phim truyện
truyền hình và phim truyện điện ảnh.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu 2 nội dung cơ bản sau:
1- Hoạt động quản lý các nguồn lực phục vụ sản xuất phim truyện như
nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính.
2- Hoạt động quản lý quy trình sản xuất phim truyện: lựa chọn ý tưởng,
xây dựng kịch bản phim; huy động các nguồn lực để sản xuất phim truyện,
quá trình quay phim, dựng phim và hậu kỳ phim, phân phối phim và truyền
thông marketing.
+ Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2011 – 2016. Trong đó, tác giả phân
thành hai giai đoạn để so sánh các thông số nghiên cứu là: 2011 – 2014: Khi
đơn vị này chưa được cổ phần; và từ năm 2015 – 2016: khi đơn vị này đã cổ
phần hóa. Tác giả chọn giai đoạn thời gian này để so sánh về công tác quản lý
hoạt động sản xuất phim truyện ở những mơ hình hoạt động doanh nghiệp
khác nhau của đơn vị được nghiên cứu.
+ Phạm vi không gian: Cơng ty Cổ phần Phim Giải Phóng.
5. Lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
- Lý thuyết nghiên cứu:



14

+ Lý thuyết “Quản lý một cách khoa học”1 của nhà khoa học người Mỹ
- Frederick Winslow Taylor (1856-1915).
Nội dung cơ bản của lý thuyết này như sau: 1- Vấn đề trung tâm của
quản lý là làm sao nâng cao được năng suất lao động; 2- Lấy năng suất lao
động của những công nhân hạng nhất làm chuẩn mực cho tất cả; 3- Trên cơ sở
định mức công việc mà quy định chế độ trả lương theo số lượng sản phẩm; 4Tách biệt chức năng quản lý với chức năng thừa hành. Nghĩa là phía chủ phải
chịu trách đưa ra các phương pháp làm việc tối ưu; cơng nhân có trách nhiệm
tác nghiệp, thừa hành theo những phương án làm việc đó.
+ Lý thuyết văn hóa đa chiều của Geert Hofstede
Geert Hofstede là một nhà nhân chủng học người Hà Lan. Kết quả
nghiên cứu cá nhân cho IBM Châu Âu trong giai đoạn 1967 – 1973 đã giúp
ông đưa ra văn hóa đa chiều gồm các thành tố: 1- Chủ nghĩa cá nhân – chủ
nghĩa tập thể (individualism – collectivism); 2- Mức độ e ngại rủi ro
(uncertainty avoidance); 3- Khoảng cách quyền lực (power distance); 4- Định
hướng công việc - định hướng cá nhân (masculinity-femininity); 5- Định
hướng dài hạn (long term orientation); 6- Các nhu cầu bản thân.
- Giả thuyết nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động sản xuất phim truyện tại Cơng ty Cổ Phần
Phim Giải Phóng đang có nhiều thuận lợi, nhưng c ng đối diện với nhiều khó
khăn trên bước đường hội nhập với nền điện ảnh thế giới.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Hiện nay, công tác quản lý hoạt động sản xuất phim truyện tại Công
ty Cổ Phần Phim Giải Phóng đang diễn ra như thế nào? Có những thuận lợi
và khó khăn gì?

1

Lý thuyết này còn được gọi bằng các tên gọi khác như: Thuyết tổ chức lao động một cách khoa học, Thuyết

hợp lý hoá tổ chức lao động, Thuyết tổ chức một cách khoa học lao động và quản lý, Chủ nghĩa Tay-lo
(Taylorism)


15

- Làm thế nào để nâng cao hiệu quả và chất lượng phim truyện ở Công
ty Cổ phần Phim Giái Phóng?
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Do đặc thù của vấn đề được nghiên cứu, nên trong đề tài này, tác giả sử
dụng phương pháp nghiên cứu chính là phân tích so sánh thông qua các số liệu
thống kê thứ cấp và sơ cấp hiện đang được lưu trữ tại Công ty Cổ Phần Phim Giải
Phóng để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu. Trong đó, chúng tơi tiến hành khảo
sát tất cả 07 dự án phim do Công ty Cổ phần phim Giải Phóng thực hiện trong giai
đoạn từ 2011 – 2016 gồm:
Năm

Tên dự án phim

Giai đoạn chƣa chuyển đổi mơ hình Cơng ty Cổ phần
2011

Một thời ta đuổi bóng

2012

Bến tình u

2013


Điệp khúc tình

2014

Vịng quay hoa hồng

Giai đoạn đã chuyển sang mơ hình Cơng ty Cổ phần
2015
2016

M i đời
Mỹ nhân
Dun định kim tiền

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
– Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu sẽ rút ra những bài học kinh
nghiệm về quản lý hoạt động sản xuất phim truyện đối với những doanh nghiệp
quốc doanh trong lĩnh vực điện ảnh hoạt động với mơ hình cổ phần tại Việt Nam.
– Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp lãnh đạo Công ty Cổ phần Phim
Giải Phóng có điều kiện nhìn lại thực trạng quản lý hoạt động sản xuất phim
truyện của đơn vị mình; có cơ sở khoa học để xây dựng các giải pháp nhằm


16

nâng cải thiện chất lượng sản xuất phim truyện, từ đó nâng cao sức cạnh tranh
của doanh nghiệp trước những đối thủ.
9. Bố cục luận văn
Chƣơng 1: Một số vấn đề chung về sản xuất phim truyện và tổng quan về

Cơng ty Cổ phần Phim Giải Phóng
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động sản xuất phim truyện tại
Công ty Cổ phần Phim Giải Phóng
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động sản xuất
phim truyện tại Cơng ty Cổ phần phim Giải Phóng


17

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN XUẤT PHIM TRUYỆN
VÀ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHIM GIẢI PHÓNG
1.1 Một số vấn đề chung về sản xuất phim truyện
1.1.1 Phim truyện
- Khái niệm phim truyện
Phim truyện – một thuật ngữ có lẽ hiện nay đã rất quen thuộc đối với
người Việt Nam. Xong, thuật ngữ có tính chất điện ảnh này xuất hiện khi nào ở
Việt Nam thì hiện nay chưa có bất kỳ học giả nào xác định chuẩn xác. Theo tác
giả Đặng Minh Liên trong bài viết “Nhận diện khái niệm phim truyện - Tìm hiểu
nghệ thuật phim truyện” đăng trên website năm
2012 thì “Trước năm 1945, người Việt Nam đi xem phim thường gọi là đi xem
chớp bóng hoặc chiếu bóng. Phim truyện có khi được gọi là phim có đóng trị
hoặc vở phim” [24]. Và học giả này c ng cho rằng có thể thuật ngữ phim truyện
bắt đầu được sử dụng phổ biến ở Việt Nam từ cuối những năm 40 trở đi của thế
kỷ 20, đặc biệt là sau năm 1959, khi bộ phim “Chung một dịng sơng” của đạo
diễn Nguyễn Hồng Nghi và Phạm Hiếu Dân được xem là bộ phim truyện đầu
tiên của nền điện ảnh Việt Nam.
Tuy nhiên, d được d ng ở Việt Nam sớm hay muộn, thì khái niệm
“Phim truyện” c ng chỉ là danh từ được Việt Nam hóa từ những thuật ngữ
đến từ các quốc gia có lịch sử phát triển điện ảnh lâu đời của thế giới, nhất là

nền điện ảnh Âu - Mỹ. Theo đó, ở các nước Âu – Mỹ, “Phim truyện” có ba
cách gọi theo ngữ nghĩa tiếng Anh là: 1- Feature Film: Chỉ loại phim dài giữ
tiết mục chính yếu trong chương trình chiếu phim; 2- Fiction Film: Chỉ loại
phim tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật; 3- Story Film: Phim truyện [24]. Trong
đó, thuật ngữ “Fiction Film” thường được dựng phổ biến hơn, trong khi Story
Film ít khi được sử dụng. Thế nhưng, thực tế ở Việt Nam hiện nay, rất ít tài


18

liệu khoa học, văn bản nhà nước hoặc giới học giả định danh rõ nội hàm của
thuật ngữ này. Trước hết có thể kể đến khái niệm “Phim truyện” mà các tác
giả cuốn Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 3), phát hành năm 2003. Theo đó,
phim truyện:
Là loại hình điện ảnh xây dựng trên cơ sở một kịch bản văn học điện
ảnh, được đạo diễn tổ chức, lãnh đạo quá trình thể hiện bằng các phương tiện
điện ảnh: diễn xuất của diễn viên, nghệ thuật quay phim,vv., Phim truyện có
khoảng 40 thể loại, hầu hết tập trung vào 3 nhóm lớn hoặc có đặc điểm cấu
trúc khác biệt: tự sự, kịch, trữ tình, những yếu tố của mỗi nhóm được sử dụng
linh hoạt lẫn sang nhóm khác. Một bộ phim truyện có cốt truyện (thường là
hư cấu) chia làm nhiều trường đoạn (khoảng từ 5 - 8 cho một phim truyện
dài); mỗi trường đoạn có một cốt truyện nhỏ tương đối hồn chỉnh, tương đối
độc lập với nhau, có sự kiện chứa đựng tình huống kịch, và xung đột riêng
nhưng tồn bộ gắn bó với nhau thành một chuỗi có diễn biến liên tục, hỗ trợ
và hồn chỉnh cho nhau tạo thành một (hoặc vài ba) đường dây kịch tính
xuyên suốt bộ phim, nhằm bộc lộ tính cách nhân vật, tư tưởng của tác giả [17,
tr.471].
Ngoài ra, tại khoản 1, điều 4 của Luật Điện ảnh ban hành năm 2006 thì
“Phim là tác phẩm điện ảnh bao gồm phim truyện, phim tài liệu, phim khoa
học, phim hoạt hình”. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam thì phim truyện là

một thể loại phim của nghệ thuật điện ảnh. Rõ ràng, đây chưa hẳn là một khái
niệm để giúp chúng ta có thể nhận diện được một cách đầy đủ nhất nội hàm
của thuật ngữ “phim truyện”.
Từ những phân tích bước đầu như trên, chúng tôi cho rằng, thực chất
phim truyện là loại phim chứa đựng đặc trưng kể chuyện (vốn có cả những
chuyện có thật) và đặc trưng gợi tả bằng hư cấu - tưởng tượng (khơng phải
viễn tưởng). Vì vậy, trong đề tài này, chúng tôi tạm thời xác định nội hàm của
khái niệm “Phim truyện” trên cơ sở tiếp thu, kế thừa một số ý kiến đã phân


19

tích trên như sau: Phim truyện là một thể loại phim mà nội dung được xây
dựng từ một kịch bản văn học có sử dụng hình thức kể chuyện, gợi
tả bằng hư cấu tưởng tượng (không phải viễn tưởng), được thực hiện với một
nguồn lực nhân sự gồm nhà biên kịch phim, đạo diễn, diễn viên, quay
phim,… để truyền tải những thông điệp của cuộc sống bằng ngôn ngữ
điện ảnh tổng hợp.
- Đặc điểm phim truyện
+ Có kịch bản văn học
Từ các khái niệm về phim truyện như đã phân tích cho thấy, để một tác
phẩm điện ảnh là phim truyện thì trước hết, tác phẩm đó phải được hình thành
trên cơ sở một kịch bản văn học. Đó “là sản phẩm sáng tạo của biên kịch dưới
dạng văn bản thể hiện toàn bộ diễn biến của câu chuyện phim” [38, Điều 4].
Nó đóng vai trị như “Bản thiết kế chi tiết”, là “sương sống”, là “quỹ đạo”, linh
hồn cho bộ phim đó. Từ điển Thuật ngữ Văn học đã định nghĩa kịch bản điện
ảnh là: “kịch bản văn học làm cơ sở để xây dựng tác phẩm điện ảnh và truyền
hình, khác với kịch bản phân cảnh của đạo diễn”. Vì vậy, để một bộ phim
truyền hình hấp dẫn được người xem, kịch bản văn học của phim phải hay và
lạ. Ở góc độ nào đó, kịch bản văn học của phim có thể được xem là “một lĩnh

vực văn học mới, một lĩnh vực văn học chưa từng có, khơng thể gạt nó ra ngồi
cổng của tháp ngà văn học vì nó đã được khai sinh rồi” [1, tr.48]. Về cơ bản,
kịch bản văn học của phim truyện có thể được chia làm hai loại sau:
Kịch bản được viết trực tiếp riêng cho phim truyện: Loại kịch bản này
thường có hai thành phần: văn xi và lời thoại. Tuỳ theo yêu cầu của câu
chuyện trong phim mà mỗi kịch bản phân chia các phần dài ngắn khác nhau.
Kịch bản phim truyện được chuyển thể từ tác phẩm văn học: Trong lịch
sử điện ảnh thế giới c ng như ở Việt Nam, việc các thể loại điện ảnh - đặc
biệt là phim truyện được chuyển thể trên cơ sở các tác phẩm văn học là điều
hết sức phổ biến. Về cơ bản có các hình thức chuyển thể đó là chuyển thể theo


20

sát nguyên bản và chuyển thể không theo sát theo nguyên bản. Cả hai hình
thức cơ bản này đều gặp những thuận lợi và khó khăn nhất định trong q
trình chuyển thể.
+ Có cốt truyện
Cốt truyện là “Hệ thống biến cố quan trọng nhất làm nòng cốt cho sự
diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển của tính cách nhân vật trong tác
phẩm văn học loại tự sự và kịch” [50, tr.352]. Đây chính là một đặc điểm
khác của một tác phẩm điện ảnh thuộc thể loại phim truyện. Vì kịch bản phim
truyện có thể được hình thành trên cơ sở chuyển thể từ một tác phẩm văn học,
hoặc được viết trực tiếp, độc lập cho phim, nên cốt truyện của phim truyện có
thể được xây dựng trên cơ sở tác phẩm văn học được chuyển thể, hoặc được
nhà biên kịch sáng tạo hoàn toàn mới trên cơ sở về ý tưởng, chủ đề, tư tưởng
mà đơn vị sản xuất phim đặt hàng. Tuy nhiên, d ra đời trong tình huống nào,
thì cốt truyện phải làm bật lên được tư tưởng của nhà biên kịch. Qua cốt
truyện, nhà biên kịch phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan của mình trước
những vấn đề của cuộc sống. Thực tế, một bộ phim truyện hay ln chứa

đựng trong nó một vấn đề nhất định. Đó khơng chỉ là cái mà người ta muốn,
nó là thứ cần phải đạt được – đó chính là nhờ cốt truyện.
Trong cốt truyện của một kịch bản phim truyện, tính kịch tính, xung
đột là yếu tố quan trọng cần được các nhà biên kịch quan tâm khi xây dựng
cốt truyện của phim. Một cảnh phim kịch tính là nền tảng cần thiết, vững chắc
của kịch bản phim, và c ng là yêu cầu của một cấu trúc điện ảnh hồn chỉnh.
Chính yếu tố kịch tính, xung đột đã tạo ra sự thúc đẩy đối với nhân vật chính
khiến họ phải hành động xuyên suốt bộ phim và đẩy họ vào xung đột kịch
tính với các phe đối lập. Sự kịch tính, xung đột trong cốt truyện phải đủ sức
để thu hút sự theo dõi của khán giả, làm cho họ luôn luôn rơi vào những tiết
tấu khác nhau của kịch tính. Đây là một thủ pháp nghệ thuật mà nhà biên kịch


21

cần dùng khi xây dựng cốt truyện cho một tác phẩm điện ảnh bất kỳ, trong đó
có thể loại phim truyện.
+ Có lực lượng diễn viên
Chính diễn viên làm nên nhân vật của một bộ phim truyện. Bằng ngôn
ngữ cơ thể, cử chỉ, giọng điệu, gương mặt..., các diễn viên đã biến những
nhân vật tưởng tượng trong kịch bản phim thành con người thật, đầy sống
động. Vì vậy, khán giả xem một tác phẩm điện ảnh nói chung, phim truyện
nói riêng khơng chỉ đơn giản muốn được thích hoặc mến yêu những người họ
thấy trên màn ảnh, họ muốn được đắm chìm trong những nhân vật đó. Vì vậy,
các diễn viên thường được khán giả làm quen một cách thân mật như những
người thực, đã thể hiện những nhân vật mà dĩ nhiên họ không bao giờ như
thế. Họ diễn xuất trong từng tình huống, trong những sự dàn dựng từ những
điều nhỏ nhặt với sự giúp đỡ của hóa trang, phục trang và ánh sáng.
Để trở thành một diễn viên của dịng phim truyện thực thụ, diễn viên
cần có những phẩm chất cần thiết cho người diễn viên là ý chí quyết tâm, khả

năng tưởng tượng và biểu hiện xúc cảm tốt; chủ động, sáng tạo, ứng biến linh
hoạt, có khát vọng thể hiện bản thân, có trí nhớ tốt, khả năng làm việc dưới áp
lực lớn, công việc vất vả. Sự chăm chỉ, tận tụy c ng là một yếu tố không thể
thiếu để thành công trong nghề này. Trong đó, vấn đề lớn nhất của người diễn
viên là trình độ diễn xuất.
+ Có tính chất hư cấu
Phim truyện ln có tính chất hư cấu do kịch bản văn học cho phim
truyện thực chất là một tác phẩm văn học, và tính chất hư cấu được xem như
thuộc tính vốn có một tác phẩm văn học. Thế nên, vấn đề ở đây không phải là
được hay không được quyền hư cấu trong một tác phẩm điện ảnh nói chung,
thể loại phim truyện nói riêng, mà chính là giới hạn của sự hư cấu ấy đến đâu
và như thế nào để cơng chúng vẫn có thể chấp nhận được. Để làm được điều
đó, những cái hư cấu trong phim truyện phải bắt nguồn từ thực tế cuộc sống,


22

lấy thực tiễn cuộc sống của con người làm nền tảng để nhà biên kịch, đạo diễn
phim có thể tạo ra những hư cấu thực tính, nghĩa là khơng ngoa để hư cấu
sống thực với chính nó. Vì vậy, hư cấu trong phim truyện không đồng nghĩa
với cái phi thực tế. Rõ ràng, những tình tiết, nhân vật trong phim truyện Cánh
đồng hoang của đạo diễn Nguyễn Hồng Sến không hề tồn tại trong thực tế
một cách chính xác 100%, nghĩa là đã được hư cấu, nhưng vấn đề mà bộ phim
truyện này đề cập – vấn đề chiến tranh, tư tưởng sống và chiến đấu vì độc lập
tự do của con người Việt Nam lại là sự thật không phải bàn cãi.
- Phân loại phim truyện
Phim truyện truyền hình: Là loại phim truyện được sản xuất để phát
sóng đại trà trên các kênh truyền hình cho cơng chúng. Như vậy, phim truyện
truyền hình trước hết đó là một loại của phim truyền hình. Đó “là phim vi-điơ để phát trên sóng truyền hình” [38]. Thơng thường, các bộ phim truyện
truyền hình được sản xuất dưới 2 định dạng là NTSC và DV PAL. Trong

những năm gần đây, hệ thống truyền hình đã bắt đầu sử dụng những cơng
nghệ phát hình với chuẩn hình ảnh có độ phân giải cao mà chúng ta quen gọi
là HD (High – Definition).
Phim truyện điện ảnh (màn ảnh, phim nhựa): Là tác phẩm phim điện
ảnh thuộc thể loại phim nhựa. Về phương thức phổ biến phim, phim truyện
điện ảnh là những phim được sản xuất hoàn thành sẽ được ưu tiên chiếu tại
rạp chiếu phim, trên những màn ảnh lớn. Ngoài ra, c ng có một số phim
truyện điện ảnh được phát hành dưới dạng DVD mà không chiếu rạp. Điểm
khác biệt của một phim truyện điện ảnh là rất khó để kéo dài về thời gian,
khơng gian, sự kiện, tình huống, bối cảnh,… vì sự giới hạn thời gian chiếu ở
rạp với thời lượng khoảng 90 phút.
Tóm lại, phim truyện truyền hình và phim truyện điện ảnh đều thuộc
thể loại phim truyện. Giữa chúng khơng có nhiều sự khác biệt về quy trình,
mục đích sản xuất, phương thức phổ biến phim và thu hồi vốn. Nghĩa là một


23

tác phẩm điện ảnh dù là phim truyện truyền hình hay phim truyện điện ảnh
đều cùng mục đích đáp ứng nhu cầu giải trí của cơng chúng, và để thực hiện
nó địi hỏi theo một quy trình từ khâu biên kịch cho đến chỉ đạo diễn xuất,
phát hành. Xong, giữa hai loại phim truyện này c ng có điểm khác nhau ở
khâu kỹ thuật, công nghệ, phương thức phổ biến tác phẩm, kinh phí thực
hiện,… Trong đó, đối với phim truyện điện ảnh thì khâu xử lý hậu kỳ tốn
nhiều kinh phí và sử dụng cơng nghệ hiện đại hơn so với phim truyện truyền
hình.
1.1.2 Quản lý
- Khái niệm quản lý
Quản lý là một khái niệm có nội hàm xác định, tuy lâu nay thường
có các cách định nghĩa, cách hiểu khác nhau. Bản chất của hoạt động quản

lý là gì c ng có những quan niệm khơng hồn tồn giống nhau. Tuy
nhiên, với sự phát triển của khoa học quản lý, vấn đề đã cơ bản được làm
sáng tỏ để có một cách hiểu thống nhất. Theo đó, “Quản lý là chức năng
vốn có của mọi tổ chức, mọi loại hoạt động. Nó phát sinh từ sự phân cơng
lao động xã hội, cần thiết phải phối hợp hành động của các cá nhân, các
bộ phận trong tổ chức có sự điều khiển từ trung tâm, nhằm thực hiện mục
tiêu chung của tổ chức” [21, tr.3]. Như vậy, quản lý là sự tác động có chủ
đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý một cách liên tục, có tổ
chức, liên kết các thành viên trong tổ chức hành động nhằm đạt tới mục
tiêu với kết quả tốt nhất. Quản lý bao gồm các yếu tố:
+ Chủ thể quản lý: là đối tượng nắm quyền lực và sử dụng quyền lực
(chính trị, kinh tế, quân sự...).
+ Đối tượng quản lý: là đối tượng thực hiện quyết định quản lý (trực
tiếp tác động vào phương tiện để hoàn thành nhiệm vụ).
+ Có mục tiêu rõ ràng: cho cả chủ thể và đối tượng quản lý.


24

Như vậy, đối tượng chủ yếu và trực tiếp của hoạt động quản lý là
những con người cụ thể trong tổ chức, thơng qua đó tác động đến các yếu tố
vật chất: vốn, vật tư, công nghê,… để tạo ra kết quả cuối cùng của tồn bộ
hoạt động. Vì vậy, xét về thực chất, quản lý trước hết và chủ yếu là quản lý
con người trong bất cứ loại hoạt động nào. Điều đó cho thấy con người là yếu
tố quyết định trong mọi hoạt động quản lý; hoàn toàn khơng có nghĩa là nội
dung các chức năng quản lý chỉ là quản lý nhân sự (một bộ phận trọng yếu
của quản lý) [21, tr.3].
- Các mơ hình quản lý

Đặc điểm của cơ cấu trực tiếp là: Mỗi cấp quản lý bên dưới chỉ có một

thủ trưởng cấp trên trực tiếp; Mối quan hệ chỉ đạo theo chiều dọc, quan hệ
ngang là quan hệ phối hợp - cùng phục tùng; Thủ trưởng mỗi cấp tự
mình điều hành, khơng có các cơ quan chức năng giúp việc; Thông tin quản


25

lý chỉ truyền dẫn theo chiều dọc trên - dưới, trực tiếp qua từng cấp (khơng
vượt cấp).
Loại hình cơ cấu này có ưu điểm là tuân thủ chế độ thủ trưởng, tạo ra
sự thống nhất tập trung trong điều hành; chế độ trách nhiệm rõ ràng; thông tin
nhanh nhạy; tỷ lệ gián tiếp thấp. Chủ yếu được áp dụng ở doanh nghiệp có
quy mơ nhỏ, sản phẩm đơn giản, tính chất sản xuất liên tục; hoặc áp dụng ở
cấp thấp. Cơ cấu này địi hỏi người quản lý có trình độ tồn diện, tính quyết
đốn cao.

Theo mơ hình quản lý thì mỗi cấp dưới đồng thời chịu sự chỉ đạo về
từng mặt quản lý của nhiều cấp trên trực tiếp (như các phòng, ban chức năng)
song lại là những cơ quan chỉ đạo khơng tồn diện. Đối với các tổ chức có
quy mơ vừa, mơ hình quản lý này hiệu quả hơn mơ hình quản lý trực tiếp.
Người thủ trưởng ở mỗi cấp được sự giúp sức bởi các phụ tá là chuyên gia
giỏi từng mặt quản lý, không phải tự mình quán xuyến sâu, chỉ bao quát


×