Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Luận văn tổ chức hoạt động dịch vụ tại bảo tàng chứng tích chiến tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 118 trang )

1

MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 4
1.

Lý do chọn đề tài ................................................................................... 4

2.

Lịch sử nghiên cứu: .............................................................................. 5

3.

Mục đích nghiên cứu: ........................................................................... 8

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 8

5.

Phương pháp nghiên cứu: .................................................................... 9

6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................. 9

7.


Cấu trúc của luận văn ........................................................................ 10

CHƯƠNG 1................................................................................................... 11
KHÁT QUÁT VỀ BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH ......... 11
1.1

Lịch sử hình thành và phát triển Bảo tàng chứng tích chiến tranh ....... 11

1.1.1. Giai đoạn từ năm 1975 đến 1995 ...................................................... 12
1.1.2. Giai đoạn từ năm 1995 đến nay ......................................................... 13
1.2. Nội dung trưng bày tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh ..................... 18
1.2.1. Trưng bày thường xuyên (cố định) .................................................... 20
1.2.2. Trưng bày chuyên đề ......................................................................... 24
1.2.3. Triển lãm lưu động ............................................................................ 26
CHƯƠNG 2 ................................................................................................... 30
CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ TẠI BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN
TRANH ......................................................................................................... 30
2.1. Các khái niệm ....................................................................................... 30
2.1.1. Tổ chức hoạt động ............................................................................. 30
2.1.2. Dịch vụ .............................................................................................. 31
2.1.3. Sản phẩm dịch vụ trong bảo tàng ...................................................... 32
2.2. Vai trò của hoạt động dịch vụ trong bảo tàng ...................................... 33
2.3. Tổ chức hoạt động dịch vụ tại BTCTCT .............................................. 36


2

2.3.1. Tổ chức bán vé tham quan bảo tàng .................................................. 37
2.3.2. Tư vấn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo tàng ................................................. 40
2.3.3. Xuất bản ấn phẩm (sách, đĩa) liên quan đến hoạt động giáo dục của

bảo tàng .................................................................................................. 44
2.3.4. Giới thiệu và bán sản phẩm của những người khuyết tật và nạn nhân
chất độc da cam ...................................................................................... 47
2.3.5. Quầy sách thanh niên (QSTN) .......................................................... 52
2.3.6. Tổ chức cửa hàng lưu niệm ............................................................... 56
2.3.7. Dịch vụ cho thuê mặt bằng ................................................................ 62
2.3.8. Dịch vụ ăn, uống ................................................................................ 66
2.3.9. Giữ xe gắn máy, ô tô ......................................................................... 69
2.3.10. Tổ chức các tour du lịch vì hịa bình đến các địa danh liên quan đến
chiến tranh .............................................................................................. 76
CHƯƠNG 3 ................................................................................................... 83
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
DỊCH VỤ TẠI BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH .............. 83
3.1. Đánh giá ................................................................................................ 83
3.1.1. Điểm mạnh ........................................................................................ 83
3.1.2. Điểm yếu. ........................................................................................... 87
3.1.2.1. Một số điểm yếu chung .................................................................... 87
3.1.3. Cơ hội ................................................................................................ 93
3.1.4. Thách thức ......................................................................................... 96
3.2. Giải pháp ............................................................................................... 99
3.2.1. Đối với Ủy ban nhân dân TP.HCM ................................................... 99
3.2.2. Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM ......................... 99
3.2.3. Đối với Bảo tàng chứng tích chiến tranh ......................................... 101
KẾT LUẬN ................................................................................................. 108


3

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 110
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..................... 117

PHỤ LỤC .................................................................................................... 118


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, công chúng đến bảo tàng, ngoài nhu cầu nghiên cứu, học hỏi về lịch
sử, văn hóa, nghệ thuật,…họ cịn có nhu cầu khám phá, gặp gỡ, vui chơi, thư giãn,
giải trí, mua sắm hàng lưu niệm…Đó là những nhu cầu thiết yếu và chính đáng.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn đó, trong quan niệm bảo tàng hiện đại,
các chức năng của bảo tàng cũng dần được bổ sung những vai trị mới, đó là cung
cấp các hoạt động dịch vụ để phục vụ công chúng, khách tham quan.
Bảo tàng chứng tích chiến tranh (BTCTCT) là một đơn vị trực thuộc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (Sở VHTT&DLTP.HCM). Bảo
tàng được thành lập từ ngày 04/09/1975, đây là Bảo tàng chuyên đề nghiên cứu, sưu
tầm, lưu trữ, bảo quản, trưng bày những tư liệu, hiện vật, hình ảnh,… về những
chứng tích tội ác và hậu quả của các cuộc chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã
gây ra đối với Việt Nam. Qua đó, Bảo tàng góp phần giáo dục khách tham quan, đặc
biệt là thế hệ trẻ về ý thức chống chiến tranh xâm lược, lịng u chuộng hịa bình
và tình đồn kết giữa các dân tộc trên thế giới.
Hàng năm, Bảo tàng đón tiếp khoảng 500.000 lượt khách đến tham quan.
Riêng năm 2013 lượng khách tham quan tại Bảo tàng là 742.502 lượt khách (trong
đó khách trong nước là 210.326 lượt khách, khách nước ngoài là 532.176 lượt). Số
lượng khách liên tục tăng lên trong những năm gần đây cho thấy BTCTCT là một
trong những địa chỉ văn hóa du lịch có sức thu hút cao, được sự tín nhiệm của cơng
chúng trong và ngoài nước.
BTCTCT cũng như các bảo tàng thuộc hệ thống bảo tàng Việt Nam đều xác
định được nhiệm vụ trọng tâm là giáo dục công chúng. Ở Bảo tàng này, cơng tác
trên đã đạt một số thành tích đáng ghi nhận trong thời gian qua, nhưng trong thời kỳ

mới lại tỏ ra khá nhiều bất cập cần chú trọng hoàn thiện để Bảo tàng đáp ứng tốt
hơn vai trị của mình trong xã hội.
Trong lúc ở các nước bạn trên thế giới, các dịch vụ văn hóa gắn với hoạt động
chun mơn của bảo tàng và di tích đã trở thành một phần không thể thiếu được từ


5

khi thành lập, xây dựng và “vận hành” một bảo tàng thì có vẻ như ở Việt Nam nói
chung và ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng, các dịch vụ văn hóa
trong bảo tàng cịn chưa được quan tâm khai thác đúng mức. Hầu hết các bảo tàng
đều làm dịch vụ xuất phát từ nhu cầu tăng thu nhập chính đáng cho quỹ phúc lợi cơ
quan, góp phần cải thiện vật chất vốn rất “bấp bênh” và “khiêm tốn” của cán bộ,
viên chức bảo tàng. Vì lẽ đó, các dịch vụ thường được tổ chức trên cơ sở “thế
mạnh” của mình, đó là vị trí của bảo tàng hơn là có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
hoạt động dịch vụ và các hoạt động chuyên môn; giữa bảo tàng với các cơ quan hữu
quan để vừa góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động về mọi mặt của bảo tàng, vừa
tăng nguồn thu cho thiết chế văn hóa này.
Đặc biệt đối với BTCTCT, nơi mỗi ngày đón tiếp trên 2000 khách tham quan
đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới - một nguồn tài nguyên phong phú với
nhiều nhu cầu đa dạng, chính đáng khác nhau cần được khảo sát, nghiên cứu và tổ
chức dịch vụ có hiệu quả.
Là người hoạt động trong lĩnh vực bảo tàng và rất quan tâm đến công tác tổ
chức hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực này với mong muốn phục vụ khách tham
quan bảo tàng một cách tốt nhất, đồng thời, tạo cơ sở tăng thêm nguồn thu nhập
phục vụ cho các hoạt động khác trong bảo tàng, tạo điều kiện cho bảo tàng hoàn
thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, tôi quyết định chọn đề tài “Tổ chức hoạt
động dịch vụ tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh” làm luận văn cao học của
mình.
2. Lịch sử nghiên cứu:

Cho đến nay, đã có một số tác giả viết về đề tài tổ chức hoạt động dịch vụ
trong bảo tàng. Chẳng hạn, tác giả Nguyễn Văn Huy trong bài viết Một số vấn đề
phát triển cửa hàng lưu niệm của bảo tàng (trong tập tài liệu hội thảo: “Cần có
quan niệm mới về cửa hàng lưu niệm ở bảo tàng” do Bảo tàng dân tộc học Việt
Nam tổ chức năm 2003) đã cho độc giả thấy được tầm quan trọng và vị trí của cửa
hàng lưu niệm tại bảo tàng, mà theo tác giả, “Nó như cơ cấu không thể thiếu của


6

bảo tàng và trong mỗi cửa hàng của bảo tàng cần có những sản phẩm mang bản sắc
riêng, sản phẩm hàng hóa riêng, tính độc đáo của mỗi bảo tàng”.
Tác giả Vũ Mạnh Hà cũng đã thể hiện quan điểm của mình trong bài viết:
Mối quan hệ kinh tế văn hóa (trong tạp chí “văn hóa nghệ thuật” số 312, tháng
6/2010) về hoạt động dịch vụ trong các bảo tàng như sau: “Bảo tàng là nơi du khách
đến tham quan rất đơng với mục tiêu tìm hiểu về những vấn đề văn hóa lịch sử của
đất nước, con người Việt Nam. Nhưng dù đến với mục tiêu nào thì họ cũng đã có
mặt tại khơng gian của bảo tàng. Nếu như chúng ta tổ chức thêm các hoạt động mua
bán và vui chơi giải trí thì có thể thu hút được một lượng khách hàng lớn tiêu dùng
các sản phẩm do nhà bảo tàng cung ứng, có thể bán những đồ lưu niệm, những đặc
sản mang tính dân tộc như quần áo thổ cẩm, các loại sách tài liệu nghiên cứu khoa
học, các đồ chơi. Đồng thời, có thể mở thêm các hoạt động dịch vụ xung quanh bảo
tàng như nhà hàng, quán giải khát, các sân chơi giải trí, các trò chơi dân gian. Gần
đây một số bảo tàng đã tổ chức các chương trình múa rối nước, đi cà kheo, thả
diều…và đã nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt từ phía du khách. Các loại hình sản
phẩm vật chất và tinh thần được đem bán và phục vụ làm tăng tính hấp dẫn và làm
phong phú thêm giá trị sử dụng của sản phẩm bảo tàng”.
Trong bài viết: Từ hoạt động dịch vụ của các bảo tàng ở nước ngoài, nghĩ về
hoạt động dịch vụ tại các bảo tàng ở Việt Nam, trong “Thông báo khoa học” của
Bảo tàng cách mạng Việt Nam (nay là Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam), năm

2010, tác giả Trịnh Thị Hòa đã đề cập đến việc tổ chức các hoạt động dịch vụ tại
các bảo tàng ở nước ngoài như: Pháp, Mỹ, Anh… từ đó nêu lên suy nghĩ của tác giả
về hoạt động dịch vụ tại các bảo tàng ở Việt Nam. Đặc biệt, tác giả của bài viết trên
cho rằng, việc mở các Cửa hàng bảo tàng - Museum shop (ở Việt Nam thường gọi
là Cửa hàng lưu niệm hoặc Quầy lưu niệm - Souvenir shop) là một hoạt động dịch
vụ rất phổ biến ở các bảo tàng thuộc các nước Âu – Mỹ. Chính dịch vụ này đã mang
lại cho bảo tàng một nguồn tài chính khơng nhỏ để hỗ trợ cho các hoạt động của bảo
tàng. Do vậy, nếu các cửa hàng bảo tàng (Museum shop) hay cửa hàng lưu niệm


7

(Souvenir shop) của bảo tàng hoạt động có hiệu quả sẽ vừa góp phần vào việc thực
hiện các mục tiêu của bảo tàng, vừa thỏa mãn nhu cầu của khách tham quan.
Trong bài viết: Đổi mới hoạt động bảo tàng là nhu cầu tất yếu trong xã hội
hiện nay của tác giả Bùi Thị Hồng Loan (trong tập tài liệu của Hội thảo khoa học về
chủ đề: “Bảo tàng học mới và vấn đề đổi mới hoạt động bảo tàng, do Trường Đại
học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh và BTCTCT” tổ chức vào tháng 11/2013) đã
cho thấy, các dịch vụ bổ trợ song song với hoạt động của hệ thống bảo tàng từ lâu
đã trở nên phổ biến. Đây là hình thức thu hút cơng chúng hiệu quả nhất và chính là
xu hướng phát triển của bảo tàng thế giới hiện đại. Phần lớn, du khách đến các bảo
tàng ngồi nhu cầu tham quan, tìm hiểu lịch sử, văn hóa đặc trưng thì họ cịn có
nhiều nhu cầu khác như: giải trí, mua sắm hay khám phá những đặc trưng văn hóa
ẩm thực…
Tác giả Lê Thị Minh Lý với bài tham luận Hoạt động kinh doanh của bảo
tàng (trong tập tài liệu của hội thảo khoa học “Bảo tàng và các hoạt động dịch vụ bổ
trợ” do Sở VHTT&DL TP.HCM tổ chức năm 2010), trong đó, tác giả đã khẳng
định rằng: “tổ chức hoạt động dịch vụ là vấn đề rất quan trọng và cần thiết đối với
mọi bảo tàng. Bởi vì bảo tàng là thiết chế văn hóa, khoa học và giáo dục phục vụ
cơng chúng. Bảo tàng phục vụ công chúng trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ của

mình. Mọi hoạt động của bảo tàng lấy công chúng làm trung tâm. Xét cho cùng mọi
hoạt động kinh doanh của bảo tàng là để phục vụ cơng chúng. Do đó mọi bảo tàng
đều có thể phát triển các khả năng kinh doanh trên cơ sở phù hợp với quyền hạn và
nhiệm vụ của bảo tàng”.
Trong bài viết Tạo nguồn kinh phí cho hoạt động bảo tàng – Nhìn từ thực tế
Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ, (trong tập tài liệu hội thảo khoa học chủ đề “Bảo tàng và
các hoạt động dịch vụ bổ trợ” do Sở VHTT&DL TP.HCM tổ chức năm 2010), tác
giả Trịnh Xuân Yên đã cho thấy hiệu quả của việc tổ chức các họat động dịch vụ tại
Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ (BTPNNB) và cũng khẳng định nguồn thu từ các quầy
dịch vụ đã quay trở lại phục vụ cho họat động chun mơn, trên 50% tổng kinh phí
hoạt động chun môn tại Bảo tàng, chủ yếu là dùng mua các bộ sưu tập hiện vật.


8

Có thể nói, các bài viết trong các cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học, tạp chí
chuyên ngành như vừa nêu trên đều có đề cập đến một số khía cạnh liên quan đến
việc tổ chức hoạt động dịch vụ tại các bảo tàng như: tầm quan trọng của hoạt động
đó, cách thức tiến hành, các sản phẩm dịch vụ ... Như vậy, vẫn cịn thiếu các cơng
trình nghiên cứu chuyên sâu về cách thức tổ chức cũng như quản lý hoạt động dịch
vụ và duy trì, phát triển hoạt động đó nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của các bảo
tàng trên phạm vi cả nước nói chung, trên địa bàn TP.HCM nói riêng và nhu cầu
của cơng chúng trong và ngồi nước.
Tuy nhiên, tính đến tháng 12/2013, theo số liệu của Cục Di sản văn hóa, ở
Việt Nam có một số lượng lớn bảo tàng (135 bảo tàng), gồm 120 bảo tàng cơng lập
và 15 bảo tàng ngồi công lập, nên với khuôn khổ của luận văn này, tôi chỉ giới hạn
đối tượng nghiên cứu là BTCTCT (trực thuộc Sở VHTT&DL TP.HCM) - nơi được
đánh giá có lượng khách tham quan cao, ổn định và có nhiều tiềm năng để tổ chức
dịch vụ trong bảo tàng có hiệu quả.
3.


Mục đích nghiên cứu:

 Nghiên cứu, xác định và làm rõ một số khái niệm liên quan đến đề tài (tổ
chức dịch vụ, tổ chức hoạt động dịch vụ, khai thác dịch vụ, mối quan hệ kinh
tế - văn hóa trong bảo tàng) để tạo cơ sở lý luận, phân tích các vấn đề thực
tiễn của việc tổ chức hoạt động dịch vụ tại BTCTCT - đối tượng nghiên cứu
của luận văn.
 Nghiên cứu quá trình hình thành và thực tiễn của việc tổ chức các hoạt động
dịch vụ của BTCTCT để từ đó rút ra những điểm mạnh và điểm yếu trong
hoạt động trên tại Bảo tàng.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hoạt
động dịch vụ tại BTCTCT, góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của
bảo tàng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:


9

Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung vào việc tổ chức hoạt động dịch
vụ tại BTCTCT.
 Phạm vi nghiên cứu:
 Về không gian: nghiên cứu tại BTCTCT (số 28 Võ Văn Tần, Phường 6,
Quận 3, TP.HCM).
 Về thời gian: nghiên cứu vấn đề tổ chức hoạt động dịch vụ tại BTCTCT
trong 5 năm (2009 đến 2013).
5. Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp liên ngành trong quản lý văn hóa: Sử học, Bảo tàng học, Xã hội
học, Văn hóa học… kết hợp quan sát, phỏng vấn, tham dự.

 Phương pháp thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp trên cơ sở các
dữ liệu đã thu thập được.
 Phương pháp quan sát trực tiếp tại BTCTCT (tham khảo tư liệu liên quan
đến đề tài, hệ thống trưng bày; quan sát khách tham quan bảo tàng; quay
phim, chụp hình…).
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
 Luận văn là cơng trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống
về vấn đề tổ chức hoạt động dịch vụ tại BTCTCT, trên cơ sở đó đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc tổ chức các hoạt
động dịch vụ tại Bảo tàng này, góp phần phục vụ khách tham quan, khách
tiềm năng và những người sử dụng bảo tàng ngày càng tốt hơn.
 Kết quả của luận văn góp phần cung cấp tài liệu tham khảo cho các nhà quản
lý văn hóa, quản lý bảo tàng cũng như các cán bộ làm công tác tổ chức hoạt
động dịch vụ của các bảo tàng trên địa bàn TP.HCM, đặc biệt là BTCTCT.
 Góp thêm tư liệu cho các cơ sở đào tạo cán bộ quản lý văn hóa nói chung,
quản lý di sản văn hóa nói riêng và các cán bộ cơng tác trong ngành DSVH.


10

7. Cấu trúc của luận văn
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
TẠI BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
DỊCH VỤ TẠI BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH


11


CHƯƠNG 1
KHÁT QUÁT VỀ BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Bảo tàng chứng tích chiến tranh
Ngày 31 tháng 8 năm 1858 thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc
chiến tranh xâm lược, đặt ách thống trị thuộc địa lên đất nước Việt Nam. Trải qua
gần 100 năm, nhân dân Việt Nam đã đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền
trong cả nước bằng thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ngày 2 tháng 9
năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, chấm dứt ách đô hộ của
thực dân Pháp, khẳng định quyền độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam. Nhưng với
âm mưu xâm lược và “tiêu diệt” nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn non trẻ vừa
mới ra đời, Pháp đã quay trở lại xâm lược Việt Nam và kế đến là cuộc chiến tranh
xâm lược của Mỹ tại Việt Nam với âm mưu thiết lập chế độ thực dân kiểu mới ở
miền Nam Việt Nam.
Nhân dân Việt Nam đã kiên cường chiến đấu với biết bao hy sinh gian khổ
để bảo vệ nền độc lập, tự do của tổ quốc. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi hoàn toàn. Mở
ra một kỷ nguyên mới cho đất nước, kỷ ngun của hịa bình, độc lập và tự do. Sau
khi giải phóng hồn tồn miền Nam thống nhất đất nước, để lưu lại những chứng
tích anh hùng của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược, đồng thời
tố cáo tội ác của quân đội xâm lược đã gây ra đối với nhân dân Việt Nam. Thành
Ủy Sài Gòn – Gia Định đã chủ trương xây dựng “Nhà trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy”
và bây giờ là BTCTCT.
Quá trình hình thành và phát triển của BTCTCT có thể chia làm 2 giai đoạn
như sau:


12

1.1.1. Giai đoạn từ năm 1975 đến 1995
Được sự đồng ý của Ban thường vụ Trung ương Cục miền Nam, Ban Tuyên

huấn Thành ủy đã trực tiếp chỉ đạo quá trình chuẩn bị một cách tồn diện về mọi
mặt cho sự ra đời của “Nhà trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy” [51;5].
Trên cơ sở đó, ngày 13/8/1975, Ban thường vụ Thành Ủy Sài Gịn – Gia
Định ban hành thơng tư số 6/TT-75, quyết định chính thức thành lập “Nhà trưng
bày tội ác Mỹ - Ngụy” trực thuộc Ban Tuyên huấn Thành ủy, nhiệm vụ chủ yếu là
sưu tầm và lưu giữ những chứng tích vẻ vang của nhân dân Việt Nam trong các
cuộc đấu tranh chống quân đôi Mỹ xâm lược, đồng thời tổ chức trưng bày, giới
thiệu nhằm tố cáo trước công luận những tội ác dã man của đế quốc Mỹ và tay sai
Ngụy quyền trong cuộc chiến tranh kéo dài hơn 20 năm trên đất nước Việt Nam.
Ban Thường vụ quyết định chọn khoảnh đất ở đường Trần Quý Cáp (nay là đường
Võ Văn Tần) để xây dựng Nhà trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy [50;14].
Đến ngày 4/9/1975, “Nhà trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy” chính thức mở cửa
phục vụ cơng chúng. Đồng thời bổ nhiệm đồng chí Mai Lâm – Phó ban thường trực
Ban điều tra tội ác Mỹ và tay sai tại TP.HCM làm Giám đốc quản lý và điều hành
hoạt động Nhà trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy trong thời gian từ năm 1975 – 1978.
Ngày 8/3/1977, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (UBND
TP.HCM) đã ban hành quyết định số 203/QĐ-UB-TC công nhận Ban điều tra và tố
cáo tội ác Mỹ - Ngụy là đơn vị trực thuộc UBND TP.HCM.
Đến ngày 18/10/1978, UBND TP.HCM lại ban hành quyết định số 209/QĐUB, quyết định giải thể Ban điều tra và tố cáo tội ác Mỹ - Ngụy, tổ chức thành Nhà
trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy trực thuộc Sở Văn hóa Thơng tin TP.HCM [51; 5].
Giai đoạn này bắt đầu bằng việc ban hành quyết định số 392/QĐ-UB của
UBND TP.HCM, tiến hành đổi tên “Nhà trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy” thành “Nhà
trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược”, trực thuộc Sở Văn hóa Thơng tin. Từ năm
1988 – 1989 ta mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới, vì vậy, việc
thay đổi tên gọi của Nhà trưng bày nhằm mục đích phù hợp với đường lối ngoại
giao của Đảng và Nhà nước.


13


Theo đó, nhiệm vụ sưu tầm khơng dừng lại ở chiến tranh Mỹ - Ngụy mà còn
chủ trương mở rộng sang các cuộc chiến tranh khác như: Cuộc xâm lược của thực
dân Pháp và phát xít Nhật, diệt chủng Pơn Pốt, chiến tranh Tây Bắc, tội ác của các
tổ chức bạo loạn lật đổ chính quyền cách mạng. Phạm vi, đối tượng sưu tầm ngày
càng đi vào chiều sâu (cả vật thể và phi vật thể) mở rộng ra các vùng miền khác
trong cả nước.
Bên cạnh việc tiến hành sưu tầm, Bảo tàng không ngừng bổ sung, củng cố
các bộ sưu tập để đáp ứng nội dung trưng bày trong giai đoạn mới. Nội dung tuy có
thay đổi ít nhiều nhưng tiêu điểm chính vẫn là tố cáo tội ác và hậu quả của chiến
tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam từ năm 1950 đến 1975. Ngoài ra, Bảo tàng cũng
bước đầu định hình kế hoạch trưng bày tội ác thực dân Pháp và phát xít Nhật để đáp
ứng nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Điểm nổi bật của giai đoạn này là việc đổi tên từ Nhà trưng bày tội ác Mỹ Ngụy sang Nhà trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược. Việc đổi tên trên đã phần nào
làm giảm bớt sự nặng nề ngay ở tên gọi của Nhà trưng bày, du khách cảm thấy nhẹ
nhàng hơn khi đến tham quan. Tuy nhiên về hiện vật trưng bày ở giai đoạn này chưa
được phong phú, hình thức trưng bày chủ yếu là hình ảnh – mang dáng vóc của một
Nhà triển lãm.
Việc đổi tên từ Nhà trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy sang Nhà trưng bày tội ác
chiến tranh xâm lược được xem là bước chuyển mình chuẩn bị tiền đề cho sự hình
thành và phát triển của BTCTCT ngày nay.
1.1.2. Giai đoạn từ năm 1995 đến nay
 Từ năm 1995 đến 2010
Ngày 4/7/1995, với mục đích hoạt động lâu dài và chun nghiệp các khâu
cơng tác trong việc bảo tồn và phát huy giá trị giáo dục lịng u chuộng hịa bình, ý
thức đấu tranh bảo vệ hịa bình – độc lập dân tộc trong nhân dân, trong thế hệ thanh
niên hôm nay và mai sau, tạo điều kiện cho cán bộ viên chức tiếp tục cố gắng, bổ
sung tài liệu, nâng cao trình độ, UBND TP.HCM ban hành quyết định 4789/QĐ-


14


UB, tiến hành đổi tên “Nhà trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược” thành
“BTCTCT”, trực thuộc Sở Văn hóa Thông tin TP.HCM [51; 5].
Ở giai đoạn này, nhiệm vụ của BTCTCT trở nên nặng nề hơn, cụ thể là :
“Tiến hành nghiên cứu, sưu tầm và trưng bày các tài liệu hiện vật liên quan đến tội
ác tàn bạo của thực dân, đế quốc và tay sai trong các cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam; cảnh báo trước thế giới về hậu quả khôn lường của những di chứng chiến
tranh đối với con người và sự hủy diệt khủng khiếp đối với mơi trường; làm sáng tỏ
khát vọng hịa bình của nhân dân Việt Nam để qua đó những người u chuộng hịa
bình trên thế giới hiểu rõ hơn thiện chí của nhân dân ta và tích cực tham gia đấu
tranh ngăn chặn các ý đồ đen tối cũng như dã tâm xâm lược của các thế lực phản
động của các nước trên thế giới” [51; 53].
Như vậy, so với trước đây, nội dung trưng bày của bảo tàng đã được mở rộng
hơn trước cả về không gian (tất cả các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam) và thời
gian (từ xưa đến nay).
Việc đổi tên từ “Nhà trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược” thành
“BTCTCT”, không phải chỉ là thay bằng một cụm từ “mềm” hơn và hay hơn, mà
đây thực chất là sự chuyển mình thật sự trong quá trình trưởng thành. Minh chứng
cho điều này đó là với quyết tâm cố gắng và nỗ lực hết mình, Bảo tàng đã thu được
một số thành quả đáng tự hào, đó là:
 Ngày 18/10/1996, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban
hành quyết định số 1036/KT-CT, tặng Huân chương Lao động hạng III cho
BTCTCT.
 Ngày 06/11/1998, tại Hội nghị quốc tế lần thứ 3 các Bảo tàng Vì Hịa bình tổ
chức ở Osaka-Kyoto (Nhật Bản), BTCTCT được chính thức cơng nhận là thành
viên của hệ thống “Bảo tàng Vì hịa bình thế giới”.
 Ngày 12/03/2001, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban
hành quyết định số 140/KT–CT, tặng Huân chương Lao động hạng II cho BTCTCT.
 Ngày 15/03/2001, với vai trị quan trọng của mình BTCTCT được UBND
TP.HCM ban hành quyết định số 1514/QĐ-UB, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng



15

Bảo tàng. Đến ngày 27/07/2002, cơng trình xây dựng được khởi công. Dự kiến đây
là địa điểm đầu tiên được UBND TP.HCM quyết định hiện đại hóa tồn bộ (cả về
ngoại thất và nội thất). Theo đó, Bảo tàng sẽ xây dựng nội dung trưng bày mới, bổ
sung phần tố cáo tội ác, hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp
và phát xít Nhật. Đồng thời, đưa vấn đề giáo dục hịa bình, đặc biệt đối với thế hệ
trẻ thành nhiệm vụ trọng tâm của Bảo tàng [51;5].
Trong giai đoạn này Bảo tàng đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng công tác
chuyên môn, số lượng hiện vật, nội dung trưng bày…để xứng tầm với tên gọi là bảo
tàng. Bên cạnh đó, Bảo tàng cịn gặp phải một khó khăn lớn khi tịa nhà trưng bày
đang trong quá trình xây dựng. Vì vậy, ở giai đoạn này Bảo tàng vừa phải giám sát
thi cơng tịa nhà, vừa phải trưng bày tạm để phục vụ khách tham quan. Chính khó
khăn đó dẫn đến nội dung và hình thức trưng bày trong Bảo tàng mang tính chất
trưng bày “tạm” chờ ngày tiếp nhận tòa nhà.
 Từ năm 2010 đến nay
Ngày 30/4/2010 q trình xây dựng tịa nhà cơ bản đã hoàn thành và đưa
vào hoạt động. Bảo tàng đang tiến hành chỉnh lí và hồn thiện trưng bày để có thể
phục vụ khách tham quan được tốt hơn.
Bảo tàng đã từng bước hiện đại hóa hoạt động bảo tàng, các khâu cơng tác đã
được chun mơn hóa với 4 phịng cơng tác chun mơn, 7 tổ nghiệp vụ, dự án FSP
(Fonds de Solidarite Prioritaire) – dự án phát huy di sản bảo tàng Việt Nam do
chính phủ Pháp tài trợ với mục đích hiện đại hóa các hệ thống bảo tàng – nơi lưu
giữ những giá trị truyền thống, văn hóa, lịch sử của dân tộc đã được đưa vào sử
dụng tại bảo tàng, phòng trưng bày đã được hiện đại hóa từng phần, hệ thống máy
lạnh, thang máy đã được đưa vào phục vụ công chúng.
Bên cạnh những chuyên đề đã được nghiên cứu và trưng bày phục vụ công
chúng, năm 2010 Bảo tàng đã mở rộng nội dung trưng bày chuyên đề “Hậu quả chất

độc da cam/ dioxin của Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam”, phòng khám phá
“Bồ câu trắng”, áp dụng hiệu ứng ánh sáng trong trưng bày, đẩy mạnh công tác phát
triển công chúng của bảo tàng…


16

Cùng với việc nâng cao chất lượng các chuyên đề phục vụ khách tham quan,
việc bổ sung, kiện toàn nhân sự cũng không ngừng được chú trọng. Từ một số nhân
sự được tăng cường từ các bảo tàng khác trong TP.HCM vào những ngày đầu mới
thành lập, đến nay, nhân sự của Bảo tàng đã dần ổn định. Bộ máy nhân sự luôn
được củng cố về chất lượng qua việc được tạo điều kiện nâng cao trình độ. Nếu như
những ngày đầu mới thành lập trình độ cán bộ viên chức cịn thấp thì đến nay cán
bộ viên chức có trình độ đại học, cao đẳng và sau đại học thuộc các nghành: Bảo
tồn bảo tàng, Lịch sử, Quản lý văn hóa, Anh ngữ… đã tăng lên khá nhiều – đây
chính là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công trong hoạt động của
BTCTCT.
Nhân sự hiện nay tại BTCTCT:
Hiện nay tổng số CBVC – NLĐ: 60 người (4/2014), trong đó:
 Biên chế hợp đồng trong quỹ lương, NĐ 68: 32 người
 Hợp đồng ngoài quỹ lương: 23 người
 Hợp đồng công nhật: 05 người
Về bộ máy tổ chức:
 Ban Giám đốc: 03 cán bộ (Giám đốc, Phó Giám đốc Hành chính - Tổ
chức và Phó Giám đốc Nghiệp vụ).
4 phịng chức năng:
 Phịng Hành chính tổng hợp: 23 CBVC – NLĐ
 Phòng Trưng bày Tuyên truyền Đối ngoại: 17 CBVC – NLĐ
 Phòng Nghiên cứu Sưu tầm: 08 CBVC – NLĐ
 Phòng Kiểm kê Bảo quản: 09 CBVC – NLĐ

Về chế độ tài chính: từ năm 2013 trở về trước bảo tàng là đơn vị sự nghiệp
có thu tự đảm bảo một phần chi phí. Tổng thu trong năm 2013: 11.491.366.000
đồng, trong đó:
 Ngân sách cấp: 1.825.000.000 đồng
 Thu sự nghiệp: 9.666.366.000 đồng [61;7]


17

Sơ đồ tổ chức nhân sự tại BTCTCT:
Giám đốc

Phó Giám đốc
Nghiệp vụ

Phịng nghiên
cứu, sưu tầm

Tổ
nghiên
cứu

Tổ
sưu
tầm

Phịng kiểm kê,
bảo quản

Tổ

kiểm


Tổ
bảo
quản

Phó Giám đốc
Hành chính tổ chức

Phịng tun
truyền, trưng bày

Tổ
trưng
bày

Tổ
tun
truyền

Tổ
đối
ngoại

Phịng hành
chính tổng hợp

Tổ
quản

trị

Tổ
bảo
vệ

Tổ
kế
tốn

Trong số 61 bảo tàng trong hệ thống “Bảo tàng Vì Hịa bình” của thế giới do
Liên hợp quốc cơng bố năm 1998, nếu xét thứ tự ra đời thì BTCTCT Thành phố Hồ
Chí Minh xếp ở vị trí 14/61. Đây là một vị trí cao khá bất ngờ so với các vị trí xếp
hạng của thế giới đối với Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội khác.
Điều thú vị là trong hệ thống bảo tàng này, hiếm có bảo tàng nào như BTCTCT mà
ý tưởng thành lập xuất hiện chỉ vài ngày sau khi tiếng súng chiến tranh vừa chấm
dứt và giữa bộn bề ngổn ngang công việc của những ngày hậu chiến. Chỉ sau 4
tháng chuẩn bị, những phòng trưng bày đã mở cửa sẵn sàng đón cơng chúng. Những
con số thời gian đó càng có ý nghĩa hơn, khi hai bảo tàng tưởng niệm nạn nhân bom
nguyên tử do Mỹ gây ra năm 1945 ở Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) phải mất
10 năm sau thảm họa mới ra đời (năm 1955), hoặc Bảo tàng Cannes (Pháp) tưởng
niệm những binh sĩ đồng minh chết trong chiến tranh thế giới lần thứ II ở Châu Âu
phải mất 44 năm sau cuộc đổ bộ Normandie mới thành lập (năm 1988).
Với 2 lần chuyển đổi từ tên gọi ban đầu, quá trình hình thành và trưởng
thành của Bảo tàng cũng là q trình khẳng định vị trí của mình trong hệ thống bảo
tàng tại TP.HCM, bảo tàng cả nước và thế giới. Đó cũng là q trình phát triển và tự


18


hồn thiện mang những nét rất đặc sắc, vừa có những điểm chung với các thiết chế
văn hóa khác, vừa mang dấu ấn, sắc thái rất riêng và đặc thù. Mặt khác, dường như
ít có thiết chế văn hóa tinh thần nào ở TP.HCM như BTCTCT mà hoạt động (kể cả
tên gọi) lại gắn liền một cách máu thịt với dòng chảy lịch sử hơn 39 năm qua của
đất nước và của TP.HCM: từ giai đoạn hồi sinh, ổn định chính trị, khắc phục hậu
quả chiến tranh thời hậu chiến đến thời kỳ mở cửa hội nhập và phát triển về tương
lai.
Với sự nỗ lực của tập thể cán bộ viên chức Bảo tàng, bên cạnh những kết quả
đạt được ở những giai đoạn trước thì trong thời kỳ mới Bảo tàng cũng đã đạt được
nhiều thành tích đáng ghi nhận:
 BTCTCT được xếp là 1 trong 10 điểm tham quan thú vị nhất do du khách
trong và ngoài nước bình chọn năm 2009
 BTCTCT nhận cờ truyền thống của UBND TP.HCM nhân kỷ niệm 35
năm thành lập Bảo tàng năm 2010.
 Theo bình chọn của trang Web du lịch nổi tiếng thế giới TripAdvisor (Mỹ)
về Top 25 bảo tàng hấp dẫn nhất Châu Á năm 2013 dựa trên đánh giá của
du khách thì 3 bảo tàng của Việt Nam là BTCTCT, Bảo tàng dân tộc học
Việt Nam và Bảo tàng phụ nữ Việt Nam lần lượt xếp vị trí thứ 5, thứ 6 và
thứ 11[58;192].
 BTCTCT – Tập thể lao động xuất sắc 7 năm liền (2007 – 2013)
 Bằng khen Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL) năm 2007,
2008, 2009
 Bằng khen UBND TP.HCM năm 2010, 2011, 2013
 Cờ thi đua xuất sắc của Bộ VHTT&DL năm 2011
1.2.

Nội dung trưng bày tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh

BTCTCT thực hiện chức năng phục vụ nhiệm vụ chính trị: nghiên cứu, sưu
tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền về hậu quả các cuộc chiến tranh xâm lược tại

Việt Nam, qua đó giáo dục lịng u nước, ý thức u chuộng hịa bình, tình đồn
kết hữu nghị giữa các dân tộc đối với khách tham quan trong nước và quốc tế.


19

Trưng bày có vị trí vơ cùng quan trọng trong hoạt động bảo tàng bởi lẽ: “mỗi
cơ quan văn hóa có một ngơn ngữ riêng để thực hiện chức năng giáo dục của mình.
Các nhà văn hóa, câu lạc bộ dùng các hình thức trực quan, nói chuyện, âm nhạc, sân
khấu… còn bảo tàng là việc trưng bày hiện vật gốc. Trưng bày được coi là dấu hiệu
quan trọng nhất để phân biệt bảo tàng với các cơ quan giáo dục khác, trưng bày là
tiếng nói, là bộ mặt của bảo tàng” [6:13].
Trưng bày chính là phương thức hoạt động chủ yếu để bảo tàng tiến hành
công tác giáo dục xã hội, truyền bá thông tin, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và cung cấp
tư liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu khoa học. Trưng bày đồng thời cũng là
ngôn ngữ đặc trưng riêng, là sản phẩm tinh thần mà bảo tàng cung cấp cho xã hội.
Muốn làm tốt cơng tác giáo dục thì trước tiên phải có trưng bày tốt. Qua
trưng bày, bảo tàng truyền đạt những thông tin khoa học – thành quả các khâu
nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản đến khách tham quan. Đồng thời, người
xem cũng tận mắt nhìn thấy, kiểm định lại những thơng tin bảo tàng cung cấp và
lĩnh hội nó một cách trọn vẹn.
Nhận thức được điều đó, những năm qua công tác trưng bày tại BTCTCT đã
được chú trọng, nâng cao chất lượng và hiệu quả. Các vấn đề như: xây dựng đề
cương phù hợp hơn với nhiệm vụ chính trị, chọn lựa bổ sung tài liệu hiện vật, số
liệu tiêu biểu gây ấn tượng, có xuất xứ rõ ràng, có tính thuyết phục cao, bổ sung sắp
xếp kịch bản trưng bày được đặc biệt quan tâm.
Đáng chú ý là trong thời gian tòa nhà cũ được đập phá để xây mới Bảo tàng
vẫn di trì phục vụ khách tham quan. Do Bảo tàng luôn nhận thức rõ: nếu Bảo tàng
đóng cửa, ngưng hoạt động thì cơng tác phục vụ khách tham quan sẽ bị gián đoạn,
nhiệm vụ Bảo tàng sẽ khơng được hồn thành. Đầu tháng 7/2001, cơng tác di dời

nội dung trưng bày tạm được tiến hành. Trong hồn cảnh khơng gian trưng bày bị
thu hẹp từ hơn 300m2 xuống còn khoảng 100 – 200m2 mà yêu cầu nội dung vẫn
phải thật sự hấp dẫn, thu hút khách tham quan, cán bộ trưng bày đã rất thận trọng
trong việc: chọn lọc hình ảnh, số liệu, hiện vật tiêu biểu, bổ sung cập nhật số liệu


20

mới, tiết kiệm, tận dụng tối đa phương tiện, không gian. Nhờ làm tốt cơng tác đó
nên trưng bày vẫn ln được duy trì để phục vụ khách tham quan.
Cho đến nay, tịa nhà chính thức cơ bản đã hồn thành, Bảo tàng đang tiến
hành di chuyển nội dung trưng bày cố định và trưng bày chuyên đề vào khu nhà mới
đồng thời triển khai trưng bày bổ sung thêm phần kháng chiến chống Nhật và Pháp
để phục vụ khách tham quan tốt hơn.
1.2.1. Trưng bày thường xuyên (cố định)
Trưng bày cố định là hoạt động cần thiết đối với mọi bảo tàng, là tiêu chuẩn
để đánh giá mức độ hiện đại, khoa học của mỗi bảo tàng. Chính phần trưng bày này
quyết định đến khả năng thu hút khách tham quan và tầm ảnh hưởng của bảo tàng
với công chúng.
Ở BTCTCT, phần trưng bày được thể hiện dưới dạng các chuyên đề. Hiện
nay, Bảo tàng trưng bày 9 chuyên đề cố định sau:
1. Chuyên đề “Những sự thật lịch sử”
Đây là phần đầu tiên trong lộ trình tham quan của Bảo tàng, phần này được
bố trí ở tầng 2 của khu nhà chính. Các sự kiện hiện vật được trưng bày theo diễn
trình lịch sử: bắt đầu từ Bản tun ngơn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 2
tháng 9 năm 1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa). Các hình ảnh về
việc gây hấn, khiêu khích, tái chiếm lại Việt Nam của quân đội Pháp và sự can thiệp
ngày càng sâu của Mỹ bằng các chiến lược: chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ,
Việt Nam hóa chiến tranh. Phần trưng bày kết thúc bằng việc thất bại nặng nề của
Pháp tại Điện Biên Phủ và sự thất bại của quân đội Mỹ trong trận Điện Biên Phủ

trên không ở Hà Nội, Hải Phòng năm 1973, quân đội Mỹ tháo chạy trước quân đội
giải phóng trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975. Chuyên đề này bên
cạnh việc khái quát lại những sự kiện lịch sử tại Việt Nam từ năm 1945 đến năm
1975 còn nêu bật lên được sự thừa nhận tội lỗi, ăn năn của người Mỹ. Một trong
những vật “đập” vào mắt du khách trong phòng “Những sự thật lịch sử” là bản copy
hồi ký có nhan đề “Nhìn lại quá khứ, tấn thảm kịch và bài học từ Việt Nam” của Bộ
trưởng quốc phòng Mỹ Robert. Mc Namara năm 1995, với lời nhận tội: “Chúng tôi


21

đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp, chúng tôi mắc nợ các thế hệ tương lai trong việc
giải thích tại sao lại sai lầm như vậy.”
Chuyên đề “Những sự thật lịch sử” cho người xem một cái nhìn tồn diện về
cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp và Mỹ tại Việt Nam.
2. Chuyên đề “Hồi niệm”
Đây là bộ sưu tập ảnh về chiến tranh ở Việt Nam thông qua lăng kính của
các phóng viên chiến trường nước ngồi. Chun đề được tập hợp từ những bức ảnh
của 134 phóng viên chiến trường đến từ 11 quốc gia trên thế giới. Họ đã tử nạn và
mất tích trong q trình tác nghiệp trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Bộ sưu tập
gồm 275 bức ảnh do 2 phóng viên ảnh người Anh là Tim Page và Horst Faar thực
hiện, nhằm tưởng niệm các phóng viên là đồng nghiệp của họ đã chết tại chiến
trường Đơng Dương, bất kể quốc tịch và chính kiến của họ. Chuyên đề Hồi Niệm là
một minh chứng cụ thể, một cái nhìn khách quan về cuộc chiến tranh xâm lược do
Mỹ gây ra ở Việt Nam.
Có thể nói “Hồi niệm” là một thơng điệp chụp bằng máu, nước mắt nhằm
diễn tả nỗi đau trong cuộc chiến tranh xâm lược do Mỹ gây ra ở Việt Nam, là lời
cảnh tỉnh lương tâm con người – đặc biệt là những nhà lãnh đạo của các nước đang
âm mưu gây ra chiến tranh xâm lược.
3. Chuyên đề “Việt Nam chiến tranh và hịa bình”

Phần trưng bày bộ sưu tập ảnh cùng tên của phóng viên Nhật Bản Ishikawa
Bunyzo tặng cho BTCTCT nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Bảo tàng
(04/09/1975 – 04/09/2000). Trước đó bộ ảnh đã được đưa đi triển lãm ở nhiều nước
trên thế giới như một thơng điệp “hịa bình” mà tác giả muốn gửi đến nhân loại.
Bộ sưu tập được chia thành 3 chủ đề nhỏ:
 Lính Mỹ ở Việt Nam: cảnh đổ bộ, chiến đấu, bắt bớ của lính Mỹ đối với
nhân dân Việt Nam.
 Nhân dân trong khói lửa chiến tranh: cảnh xóm làng Việt Nam bị biến
thành chiến trường, nhân dân vô tội tan cửa nát nhà, chết chóc đau thương.


22

 Việt Nam ngày nay: hình ảnh các vị nguyên thủ quốc gia tươi cười sẵn
sàng bắt tay cùng giữ hịa bình, nhân dân hân hoan xây dựng cuộc sống
mới.
4. Chuyên đề “Chất độc hóa học của Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt
Nam” của Phóng viên Nhật Bản Goro Nakamura.
Bộ sưu tập là một loạt các hình ảnh thể hiện sự ảnh hưởng, tàn phá của chất
độc da cam đối với thiên nhiên, con người trong và sau chiến tranh ở Việt Nam. Sự
ảnh hưởng đó khơng chỉ cho người dân Việt Nam mà cả đối với lính Mỹ và binh
lính các nước tham chiến: Hàn Quốc, Úc,… Đặc biệt là các hình ảnh về cặp song
sinh Việt - Đức, nạn nhân chất độc da cam đã gây xúc động trong dư luận quốc tế
những năm cuối của thập niên 80.
Đây là bộ ảnh mà Gora Nakamura đã dành hết tâm huyết của mình để ghi lại
cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam và đặc biệt là thảm họa chất độc da
cam do quân đội Mỹ gây ra trong cuộc chiến tranh này.
5. Chuyên đề “Tội ác chiến tranh xâm lược”.
Phần trưng bày nằm ở tầng 1 của khu nhà chính. Phịng gồm 125 ảnh, 22 tài
liệu, 243 hiện vật giới thiệu những chứng tích tội ác và hậu quả của chiến tranh xâm

lược đối với đất nước và người dân Việt Nam. Mở đầu chuyên đề là bản trích Tun
ngơn độc lập của nước Mỹ năm 1776 trong đó đã viết: “Tất cả mọi người sinh ra
đều có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm
được. Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu
hạnh phúc..”. Thế nhưng, khi tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, quân đội
Mỹ đã chà đạp các "quyền" nói trên của người dân Việt Nam, kể cả luật pháp quốc
tế, thực hiện một cách có hệ thống việc bắt bớ, tra tấn, hãm hiếp, bắn giết dân
thường và tù binh, kể cả thực hiện những cuộc thảm sát hàng loạt (điển hình là vụ
thảm sát 504 thường dân ở Sơn Mỹ, Quảng Ngãi năm 1968). Ngoài ra quân đội Mỹ
còn sử dụng những phương tiện chiến tranh đã bị các công ước quốc tế nghiêm cấm
như: bom bi, bom lân tinh, chất độc hoá học, đặc biệt là chất độc da cam/dioxin...
Khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, tháng 11/1965, tướng


23

Curtis Lemay chỉ huy lực lượng không quân chiến lược Mỹ đã trắng trợn tuyên bố
"sẽ đẩy lùi miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá".
Chiến tranh kết thúc với khoảng 3 triệu người chết (trong đó có 2 triệu dân
thường), khoảng 2 triệu người bị thương, 300.000 người mất tích, hạ tầng cơ sở của
cả hai miền Nam Bắc bị thiệt hại nặng nề.
6. Chuyên đề “Hậu quả chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam”.
Phòng gồm 100 ảnh, 10 tài liệu, 20 hiện vật. Trong cuộc chiến tranh xâm
lược Việt Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng những phương tiện chiến tranh hiện đại và
tàn bạo nhất, trong đó có vũ khí hố học. Đặc biệt trong vòng 10 năm (từ năm 1961
đến năm 1971) với chiến dịch "Ranch Hand" quân đội Mỹ đã phun rải xuống miền
Trung, Tây Nguyên và miền Nam Việt Nam trên 100 triệu lít chất độc hố học
(trong đó có 65% là chất độc da cam chứa 366 kg dioxin tinh chất cực kỳ độc hại)
làm nhiễm độc trên diện tích 2,6 triệu ha, làm tổn thương nghiêm trọng đến sức
khoẻ (gây các bệnh ung thư, dị tật bẩm sinh và hàng loạt rối loạn chức năng khác)

của 4,8 triệu người dân Việt Nam (năm 2008) và các thế hệ con cháu của họ. Việc
phun rải chất độc da cam cũng gây tổn thương nặng nề đối với binh lính Mỹ và binh
lính các nước phụ thuộc Mỹ đã tham gia chiến tranh ở Việt Nam.
7.

Chuyên đề “Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến”
Phòng gồm 100 ảnh, 145 tư liệu hiện vật giới thiệu phong trào nhân dân thế

giới (kể cả nhân dân Mỹ) đoàn kết ủng hộ nhân dân Việt Nam kháng chiến chống
chiến tranh xâm lược.
Người xem được nhìn thấy những cuộc mít tinh biểu tình, hội nghị, hội thảo
của nhân dân các nước trên khắp các châu lục phản đối chính quyền Mỹ xâm lược
Việt Nam, ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Nhiều tranh
cổ động, biểu ngữ, cờ, truyền đơn và vật phẩm các loại…của các tổ chức và cá nhân
khắp thế giới biểu thị tình đồn kết hữu nghị với nhân dân Việt Nam. Bên cạnh đó
người xem cịn được nhìn thấy những kỉ vật do chính những cựu chiến binh Mỹ đã
tham gia chiến tranh Việt Nam tặng BTCTCT để thể hiện sự kính trọng đối với


24

nhân dân Việt Nam, và sự hối tiếc về việc đã tham gia cuộc chiến tranh phi nghĩa
này.
8. Chuyên đề “Nạn nhân chế độ lao tù”.
Chuyên đề gồm 40 ảnh, 14 bảng trích, bản đồ, 30 hiện vật nhằm giới thiệu
đến khách tham quan chế độ lao tù ở Côn Đảo mà Mỹ đã thiết lập để giam giữ
những người Việt Nam yêu nước. Đồng thời, góp thêm tiếng nói tố cáo tội ác chiến
tranh xâm lược, bảo tàng đã tái hiện 2 trong số 120 ngăn ở nhà tù Cơn Đảo.
Bên cạnh đó với mong muốn cho người xem cái nhìn tồn diện hơn tội ác
chế độ lao tù, “2 cánh cửa sắt của nhà tù Côn Đảo được đưa về Sài Gịn hồn thành

gian chuồng cọp phục chế” [51:69]. Chiếc máy chém đã lê khắp miền Nam để uy
hiếp tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam được đưa về Bảo tàng và bổ sung
vào ngăn chuồng cọp. Chính điều này đã làm tăng thêm phần sinh động, biến nơi
đây thành phần trưng bày khá thu hút và không thể bỏ qua của khách tham quan
mỗi khi đến thăm Bảo tàng.
9. Phần trưng bày “Các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh xâm lược Việt
Nam”.
Đây là khu vực trưng bày ngoài trời duy nhất ở BTCTCT. Khu vục này trưng
bày xe tăng, máy bay, pháo hạng nặng… Các loại bom như bom 500 pound, 2000
pound, 15.000 pound, chùm bom chứa hơi ngạc, bom CBU… là những phương tiện
Mỹ sử dụng khi tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam.
1.2.2. Trưng bày chuyên đề
Trong hoạt động của bảo tàng, trưng bày chuyên đề là hình thức rất quan
trọng, có tính thiết thực làm cơ sở phục vụ chức năng giáo dục, phổ biến tri thức
khoa học đối với khách tham quan. Nếu như ở trưng bày cố định, một số nội dung
cịn thể hiện khái qt thì ở trưng bày chun đề có tính nghiên cứu chun sâu theo
từng vùng, miền hay từng khía cạnh của một vấn đề cụ thể nào đó. Trưng bày cố
định đơi khi khơng đáp ứng được do hạn chế về diện tích có sẵn cũng như tính nhất
qn trong tồn bộ hệ thống trưng bày, không thể phá vỡ để trưng bày thêm và
trưng bày chuyên đề bổ sung mặt hạn chế đó. Chính vì hiểu rõ được điều đó, nên từ


25

năm 2001 đến nay, mặc dù Bảo tàng đang trong giai đoạn xây dựng nhưng công tác
trưng bày chuyên đề khơng vì thế mà ngưng hoạt động, trái lại cịn được chủ trương
đẩy mạnh để thu hút khách tham quan. Tính từ 2005 đến nay một số chuyên đề hoạt
động rất có hiệu quả có thể kể đến đó là:
 “Chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam” của phóng viên Nakamura
(Nhật Bản), từ 05/01 đến 08/11/2002.

 “Sách và hồi kí về cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân Việt
Nam”, từ 19/01 đến 21/02/2001.
 “Vĩ tuyến 17 - Những dấu ấn về tội ác chiến tranh”, từ 20/07 đến 21/08/2001.
 “Tội ác Mỹ - Ngụy tại nhà lao Tân Hiệp, Biên Hòa”, từ 17/05 đến 14/07/2002.
 “Chứng tích bom mìn ở Quảng Trị”, từ 28/11/2003 đến 26/02/2004.
 “Tranh kí ức chiến tranh”, từ 15/01 đến 20/02/2004.
 “Phải sống”, từ 10 đến 20/08/2004.
 “Mẫu tượng trung tâm - mẫu phù điêu về BTCTCT”, từ 15/01 đến 20/02/2005.
 Tranh thiếu nhi “Chiến tranh và hịa bình”, từ 31/08 đến 30/09/2005.
 “Hà Nội ngày ấy bây giờ”, từ 10 đến 12/2010 [4:112].
Hiện nay, Bảo tàng đang có 04 bộ trưng bày chuyên đề thu hút khách tham
quan đó là:
Tội ác ở nhà tù Phú Quốc: trưng bày các hình ảnh về sự tra tấn dã man, hậu
quả để lại trên thân thể người tù tại nhà lao Phú Quốc. Ngoài ra, ở đây còn trưng
bày 2 ngăn chuồng cọp bằng thép gai (hiện vật phục chế): ngăn nhỏ cao 0.4 m, rộng
0.5m, dài 1.8m và ngăn lớn cao 0.4m, rộng 0.75m, dài 1.8m.
Chuyên đề này, được bắt đầu từ 04/2010 và theo thường lệ mỗi chuyên đề
chỉ trưng bày từ 01 đến 03 tháng. Song, do tính chất của chuyên đề này thu hút
được rất nhiều người xem từ khi trưng bày đến nay nên Bảo tàng quyết định giữ lại
để bổ sung thêm cho phần “nạn nhân chế độ lao tù”.
Tranh thiếu nhi “Chiến tranh và Hịa bình” được tổ chức triển lãm hàng năm.
Bộ trưng bày này tập hợp 40 tranh thiếu nhi đã được chọn lọc từ 960 tranh thu được
từ cuộc thi Nét vẽ xanh lần thứ 13 mà Bảo tàng đã phối hợp cùng với Thư viện tổng


×