Tải bản đầy đủ (.pdf) (262 trang)

Luận văn văn hóa ứng xử với nước của nguoiwg xơ đăng (qua khảo sát tại xã ngọc linh, huyện đăk glêi, tỉnh kon tum)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.39 MB, 262 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA TP. HỒ CHÍ MINH

HỒNG THỊ HUYỀN

VĂN HĨA ỨNG XỬ VỚI NƯỚC
CỦA NGƯỜI XƠ-ĐĂNG
( QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ NGỌC LINH,
HUYỆN ĐĂK GLÊI, TỈNH KON TUM)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH VĂN HÓA HỌC

Tp. Hồ Chí Minh, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA TP. HỒ CHÍ MINH

HỒNG THỊ HUYỀN

VĂN HĨA ỨNG XỬ VỚI NƯỚC
CỦA NGƯỜI XƠ-ĐĂNG
( QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ NGỌC LINH,
HUYỆN ĐĂK GLÊI, TỈNH KON TUM)


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 60310640
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Ngô Thị Phương Lan

Tp. Hồ Chí Minh, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu cứu “Văn hóa ứng xử với nước của
người Xơ-đăng (Qua khảo sát tại xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glêi, tỉnh Kon Tum)”
do tôi viết và chưa công bố.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Người viết luận văn

Hoàng Thị Huyền


Kí hiệu:
Nhóm Làng 1: gồm 4 làng Đăk Nai, Kon Tua, Kon Tng, Lê Toan.
Nhóm Làng 2: gồm 13 làng Kung Rang, Đăk Dít, Đăk Dã, Tu Chiêu, Đăk Ia,
Long Năng, Tu Dốp, Tu Kú, Tân Út, Tu Rang, Lê Vân, Tân Rát, Lê Ngọc.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................... v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 9

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 9
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 10
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 26
4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 26
4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 26
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................................. 27
5.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 27
5.2. Giả thuyết nghiên cứu.............................................................................. 27
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 28
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................ 31
6.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 31
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 31
7. Bố cục luận văn .............................................................................................. 31
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN .................... 33
NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 33
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 33
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 33
1.1.1.1. Văn hóa ......................................................................................... 33
1.1.1.2. Ứng xử........................................................................................... 36
1.1.1.3. Văn hóa ứng xử ............................................................................. 37
1.1.1.4. Nước và văn hóa nước ................................................................... 40
1.1.1.5. Tri thức bản địa.............................................................................. 41


1.2. Lý thuyết nghiên cứu ................................................................................... 44
1.2.1. Thuyết sinh thái văn hóa ....................................................................... 44
1.2.2. Thuyết khuếch tán văn hóa ................................................................... 46
1.2.3. Lý thuyết kinh tế chính trị..................................................................... 48
1.2.4. Thuyết cấu trúc luận ............................................................................. 49

1.3. Một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ................ 51
1.3.1. Khái quát về xã Ngọc Linh ................................................................... 51
1.3.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên ................................................... 51
1.3.1.1.1. Địa hình – đất đai ........................................................................ 51
1.2.1.1.2. Khí hậu ....................................................................................... 52
1.3.1.1.3. Tài nguyên rừng .......................................................................... 52
1.3.2. Khái quát về người Xơ-đăng ở xã Ngọc Linh ....................................... 52
1.3.2.1. Tộc danh và lịch sử cư trú .......................................................... 52
1.3.2.2. Đời sống kinh tế......................................................................... 56
1.3.2.3. Đời sống văn hóa – tơn giáo....................................................... 57
1.3.2.4. Đời sống gia đình và đời sống xã hội ......................................... 59
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................ 61
CHƯƠNG 2. VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI NƯỚC HIỆN NAY CỦA NGƯỜI XƠĐĂNG .................................................................................................................. 62
2.1. Phân loại nước của người Xơ-đăng.............................................................. 63
2.2. Nước trong hoạt động kinh tế của người Xơ-đăng ....................................... 64
2.2.1. Trồng lúa nước ..................................................................................... 64
2.2.2. Trồng cây công nghiệp và các loại hoa màu ......................................... 68
2.2.3. Trong hoạt động đi rừng và khai thác thủy sản ..................................... 68
2.3. Nước trong sinh hoạt của người Xơ-đăng .................................................... 70
2.3.1. Nước dùng để ăn uống và dùng trong nghi lễ........................................ 70
2.3.2. Nước dùng để sinh hoạt ........................................................................ 77


2.4. Nước trong tập qn, phong tục gia đình, dịng họ của người Xơ-đăng ....... 79
2.4.1. Nước trong tập quán sinh nở ................................................................. 79
2.4.2. Nước trong tập quán cư trú và làm nhà ................................................. 82
2.4.2.1. Nước trong tập quán cư trú ............................................................ 82
2.4.2.2. Nước trong tập quán làm nhà ......................................................... 83
2.4.3. Nước trong phong tục cưới xin ............................................................. 84
2.4.4. Nước trong phong tục tang ma .............................................................. 86

2.5. Nước trong nghi lễ cộng đồng của người Xơ-đăng ...................................... 88
2.5.1. Lễ Tết Mang nước ................................................................................ 88
2.5.1.1. Mục đích, ý nghĩa ......................................................................... 88
2.5.1.2. Thời gian, địa điểm tổ chức ........................................................... 90
2.5.1.3. Chuẩn bị ........................................................................................ 90
2.5.1.4. Nội dung ........................................................................................ 91
2.5.2. Các lễ hội khác ................................................................................... 105
2.6. Cách quản lý, bảo vệ nước của người Xơ-đăng ......................................... 106
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 110
CHƯƠNG 3. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI TRONG ỨNG XỬ VỚI NƯỚC CỦA
NGƯỜI XƠ-ĐĂNG ........................................................................................... 111
3.1. Biến đổi trong hoạt động kinh tế ................................................................ 111
3.2. Biến đổi trong sinh hoạt hàng ngày ........................................................... 112
3.3. Biến đổi trong tập qn, phong tục gia đình, dịng họ ................................ 114
3.3.1. Biến đổi trong tập quán sinh nở .......................................................... 114
3.3.2. Biến đổi trong tập quán cư trú và làm nhà .......................................... 115
3.2.2.1. Biến đổi trong tập quán cư trú...................................................... 115
3.3.2.2. Biến đổi trong tập quán làm nhà .................................................. 116
3.3.3. Biến đổi trong phong tục cưới hỏi....................................................... 117
3.4. Biến đổi trong nghi lễ của cộng đồng ........................................................ 118


3.5. Biến đổi trong việc quản lý, bảo vệ nước ................................................... 119
3.6. Nguyên nhân của sự biến đổi ..................................................................... 121
3.6.1. Chính sách phát triển kinh tế .............................................................. 121
3.6.2. Chính sách dân tộc .............................................................................. 124
3.6.3. Sự tiếp xúc và tiếp biến văn hóa ......................................................... 127
3.6.4. Sự thay đổi vai trị của các Già làng.................................................... 130
3.6.5. Sự đứt gãy trong tiếp nối và thực hành tri thức ................................... 132
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 136

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 137
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 139
PHỤ LỤC 1 ....................................................................................................... 145
BIÊN BẢN GỠ BĂNG PHỎNG VẤN SỐ 1 ..................................................... 145
BIÊN BẢN GỠ BĂNG PHỎNG VẤN SỐ 2 ..................................................... 154
BIÊN BẢN GỠ BĂNG PHỎNG VẤN SỐ 3 ..................................................... 166
BIÊN BẢN GỠ BĂNG PHỎNG VẤN SỐ 4 ..................................................... 175
BIÊN BẢN GỠ BĂNG PHỎNG VẤN SỐ 5 ..................................................... 191
BIÊN BẢN GỠ BĂNG PHỎNG VẤN SỐ 6 ..................................................... 199
BIÊN BẢN GỠ BĂNG PHỎNG VẤN SỐ 7 ..................................................... 205
BIÊN BẢN GỠ BĂNG PHỎNG VẤN SỐ 8 ..................................................... 211
BIÊN BẢN GỠ BĂNG PHỎNG VẤN SỐ 9 ..................................................... 220
BIÊN BẢN GỠ BĂNG PHỎNG VẤN SỐ 10.................................................... 237
BIÊN BẢN QUAN SÁT THAM DỰ SỐ 1 ........................................................ 245
BIÊN BẢN QUAN SÁT THAM DỰ SỐ 2 ........................................................ 248
BIÊN BẢN QUAN SÁT THAM DỰ SỐ 3 ........................................................ 252
PHỤ LỤC 2 ....................................................................................................... 256


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa với
những nét đặc thù đã góp phần tạo nên sự đa dạng trong tính thống nhất của văn
hóa Việt Nam. Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, người Xơ-đăng sống tập
trung ở Tây Nguyên và có truyền thống văn hóa cổ truyền đặc sắc, đậm nét và khá
riêng biệt từ phong tục tập quán, ăn ở, đi lại hay tập tục canh tác nương rẫy.
Khi nhắc đến các cư dân vùng đất Tây Nguyên, hình ảnh các dân tộc thường
gắn liền với canh tác nương rẫy. Nhưng người Xơ-đăng ở xã Ngọc Linh, huyện
ĐăkGlêi, tỉnh KonTum lại có truyền thống canh tác lúa nước từ lâu đời, từ lúc họ
bắt đầu cư trú ở đây. Là một tộc người với truyền thống canh tác là lúa nước,

người Xơ-đăng đã bổ sung, hoàn thiện cho bức tranh về văn hóa thích nghi với mơi
trường tại đây.
Người Xơ-đăng cho rằng nhân tố đầu tiên tạo nên ruộng nước tốt chính là có
nguồn nước đầy đủ. Trải qua nhiều năm sinh sống, gắn bó với các con suối lớn nhỏ
trong địa bàn, người Xơ-đăng có rất nhiều kinh nghiệm ứng xử quý báu về nước.
Họ đã tận dụng nước để phục vụ cho hoạt động sản xuất lúa nước: làm các hệ
thống mương để đưa nước về ruộng, họ luôn đặt công việc dẫn nước về ruộng lên
hàng đầu, có nước mới có ruộng, có ruộng mới có lúa và có lúa mới ni sống
được dân làng.
Vì lối sống định canh chủ yếu bằng ruộng lúa nước, người dân xem lúa nước
là cây lương thực chính trong cuộc sống và do vậy nước chiếm một vị trí đặc biệt
quan trọng, nó bao trùm lên tồn bộ đời sống cũng như sinh hoạt văn hóa tinh thần
của họ. Ngồi ra, nguồn nước đóng vai trị quan trọng trong việc chọn đất lập làng
cũng như trong tín ngưỡng, phong tục, tập quán của người dân. Cho nên, người
Xơ-đăng ở đây luôn coi trọng nước và có cách ứng xử với nước mang đậm bản sắc
văn hóa dân tộc mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi đời sống có nhiều
thay đổi, những nét văn hóa mang đậm dấu ấn ứng xử với nước đã có ít nhiều biến
9


đổi. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về văn hóa ứng xử với nước của người Xơ-đăng
là rất cần thiết, góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị cịn phù hợp với mơi
trường để con người thể hiện nhiều cách ứng xử khác nhau đối với nước gắn với
đời sống của cộng đồng mình. Đó là những kinh nghiệm quý báu giúp người Xơđăng tồn tại, phát triển qua nhiều thời kỳ. Và đây cũng chính là lý do tơi chọn đề
tài:“Văn hóa ứng xử với nước của người Xơ-đăng (Qua khảo sát tại xã Ngọc Linh,
huyện Đăk Glêi, tỉnh Kon Tum)” làm chủ đề nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống và khái quát những nét đặc trưng của văn hóa ứng xử với nước của
người Xơ-đăng trong mơi trường văn hóa Tây Ngun.
- Tìm hiểu những biến đổi trong văn hóa ứng xử với nước như một chỉ báo

cho sự biến đổi về kinh tế - xã hội của người Xơ-đăng.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về chủ đề văn hóa ứng xử với nước, đã có nhiều cơng trình khác
nhau tập trung vào các nhóm chủ đề sau:
* Các cơng trình liên quan đến tự nhiên và ứng xử của con người với tự
nhiên (trong đó nước là một thành tố):
Cơng trình "Con người, môi trường và xã hội" của Nguyễn Xuân Kính (2003)
đề cập nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến mối quan hệ này: con người và môi
trường, ứng xử của người Việt đối với nước, tiếp xúc văn hóa và tiếp biến văn hóa,
văn hóa dân gian thể hiện bản sắc dân tộc... và trong mối quan hệ giữa con người
và mơi trường thì ngồi việc bị ảnh hưởng của sự tiếp xúc, tiếp biến văn hóa thì
việc ứng xử của con người với môi trường cũng không kém phần quan trọng (trong
đó có ứng xử với nước) và trong tác phẩm của mình, tác giả Nguyễn Xuân Kính đã
có một bài viết về Ứng xử của người Việt đối với nước. Trong phần này, tác giả đã
nêu rõ tầm quan trọng của nước "Đủ nước thì con người khỏe mạnh, cây cối tươi
tốt, mùa màng bội thu. Thiếu nước hoặc thừa nước thì con người đau yếu, cây cối,

10


mùa màng bị ảnh hưởng xấu, thậm chí lũ lụt có thể gây tai họa chết người, tàn phá
mùa màng" (tr.33).
Bên cạnh đó, tác giả trình bày về nhiều lễ hội ở nhiều nơi có nghi thức rước
nước của người Việt với sự trân trọng và linh thiêng hóa về nước trong nghi lễ
như: lễ hội đền Bà Tấm ở Hà Nội. Do quy mô của đám rước dài và lớn, cho nên
phải mất bốn, năm tiếng mới rước được nước về tới đền. Hay trong Hội đình - đền
Bổng Điền ở Thái Bình, đám rước đổ nước cũ trong lọ xuống sông và múc nước
mới lên, đặt lên kiệu rước về đình thờ. Trong lễ hội đền Cng ở Nghệ An, “Nước
được lấy từ giữa sông hoặc ở giếng nước về đền và đình làng. Sau khi đám rước
đến giếng, người ta đặt kiệu long đình ở một nơi cao ráo, sạch sẽ. Hai thanh niên

khỏe mạnh (đã được trai giới) khiêng chum từ kiệu xuống, đặt sát miệng giếng.
Một cụ già được cắt cử trước, lấy gáo dừa có cán dài, đưa gáo ra giếng, múc từng
gáo một đổ từ từ qua lớp vải điều căng trên miệng chum. Sau đó, chum nước được
khiêng lên kiệu rước về đền” (tr.38).
Bên cạnh đó, Nguyễn Xn Kính cịn nói về những quy định hóa, thiết chế
hóa của dân gian để bảo vệ nguồn nước sản xuất và nước sinh hoạt, như là các điều
trong hương ước các làng như Điều 15 của hương ước xã Hồnh Mĩ, tỉnh Thái
Bình ghi rõ: “Làng cử một thủ lộ coi giữ đê đường cầu giếng của làng, nếu đâu hư
hỏng phải tường hương hội để chữa đắp. Ai vì lợi riêng mà làm thiệt hại đến đê
đường cầu giếng, thủ lộ tường hương hội để trừng phạt”(tr.46). Hay điều 23 của
hương ước làng Duyên Lãng, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình quy định: “Trương
tuần phải đơn đốc tuần phu canh phịng đường sá sông đê cùng với tuần phu hưởng
lợi lúa sương” (tr.46) hay điều 2 của hương ước làng Đồng Mỗ, huyện Yên Định,
tỉnh Thanh Hóa ghi như sau: “Những nơi ruộng thấp trũng, việc tích nước, tháo
nước đã có lệ cũ quy định. Các con đường lớn nhỏ theo địa mạch đã định ở các
nơi, vào vụ cày cấy nếu ruộng trên úng nước, dưới cạn khơ thì phải điều chỉnh lại
cho đều. Người nào tự ý làm trái, phá bờ tháo nước không xin phép, bản trang bắt
phạt: 3 mạch tiền cổ. Nếu chống lại sẽ bị bắt giam không tha” (tr.47). Ngồi ra, cịn
11


rất nhiều điều của hương ước các làng, tỉnh khác nhau. Đây có thể được coi là
những quy định hóa, thiết chế hóa do con người đặt ra để bảo vệ nước và nguồn
nước của mình. Cuối cùng, tác giả có nói đến "Sống hịa điệu với thiên nhiên, nhận
thức đúng tự nhiên, giữ gìn mơi trường xanh, sạch đẹp, tiết kiệm nước là cách ứng
xử đúng đắn và khôn ngoan" (tr.56).
Cơng trình của tác giả giúp cho người viết biết được từ xa xưa, đối với người
Việt, nước đã có vai trị rất quan trọng và cũng từ xa xưa, người Việt đã có những
kinh nghiệm cũng như cách thức ứng xử với nước, bảo vệ nguồn nước để duy trì
cuộc sống của con người. Điều này đóng vai trị vơ cùng quan trọng giúp người

nghiên cứu nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nước đối với người Xơ-đăng
ở xã Ngọc Linh để họ có cách ứng xử cho phù hợp với nguồn nước.
Tương tự, cơng trình "Theo dòng lịch sử - những vùng đất, con người, tâm
thức người Việt" (2006) của nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa Trần Quốc Vượng đã
nêu lên những mối tương quan, tương tác giữa con người và tự nhiên, quan hệ
nhiều tầng với tự nhiên qua các thành tố Trời (khơng khí, gió, mưa, thời tiết), Đất
(thổ nhưỡng), Nước (sơng ngịi, đầm hồ, biển...) và phong thủy. Đó là những cơ sở
mang tính thực tiễn cao, giúp làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu mang tính
tương quan giữa con người với nguồn nước.
Ngồi ra cị có cơng trình "Tục thờ nước của người Việt ở Châu thổ Sông
Hồng" (2012) của Võ Thị Hồng Lan. Cơng trình nghiên cứu tục thờ nước của
người Việt ở Châu thổ Sông Hồng trong một khơng gian địa lý - xã hội nhất định,
nói về các lễ thức liên quan đến nước như: lễ thức cướp nước. Trong lễ thức cướp
nước có trị cướp nước với mục đích cầu nước, cầu mưa thuận gió hịa. Với trị
cướp nước thì cả trai và gái đều cướp nước, khi đó có cả âm và dương, làm cho
năng lượng phồn thực của nước được tăng lên. Hay lễ cầu đảo để đối phó với các
hiện tượng thời tiết không như ý muốn như hạn hán kéo dài, ảnh hưởng đến cây
trồng vật ni, có khi ảnh hưởng đến cuộc sống con người nên họ làm lễ cầu đảo
để xin cho trời mưa xuống. Hay lễ thức trị thủy, cụ thể như lễ cúng bến ở thôn Văn
12


Quán, tỉnh Vĩnh Phúc để con cháu đi làm ăn qua sông, qua bãi không bị tai nạn
sông nước. Lễ này cầu xin Hà Bá hãy làm cho nước sông chảy xi dịng chứ đừng
ngưng/dâng gây ra lụt lội vì theo quan niệm của dân làng thì Hà Bá là vị thần trực
tiếp cai quản dịng sơng. Hay các trị diễn liên quan trong lễ hội như: múa rồng để
cầu mưa vì con rồng tượng trưng cho mây, cho bầu trời hay múa sư tử với việc cầu
mưa và cầu được mùa vì trong múa sư tử có trống – tượng trưng cho sấm, có đèn
ơng sao – tượng trưng cho bầu trời, có đèn thiềm thừ (cóc) tượng trưng cho mưa,
có ơng địa mặt trịn tươi cười – tượng trưng cho đất đai đang đón nước mưa để trở

nên phì nhiêu, tạo nguồn sinh sơi hay trị thi đốt pháo với ý nghĩa cầu mưa vì tiếng
pháo nổ râm ran như tiếng sấm khiến con người liên tưởng đến những cơn mưa
mát lành cho mùa màng bội thu hay thi đua thuyền nhằm “nhắc nhở, kích động”
thần nước phải tn nước ra cho “mưa thuận gió hịa” vào đầu mùa vụ và đến khi
chuẩn bị thu hoạch thì mở hội đua thuyền để tạ ơn thần nước, đồng thời “mua vui,
lấy lịng” ngài cho ngài “ngi giận” mà tạm lánh đi, để rút nước….
Đặc biệt, trong chương 4 tác giả có nói về Giá trị của tục thờ nước và việc
bảo tồn, phát huy di sản văn hóa này trong bối cảnh hiện nay. Tục thờ nước có giá
trị về mặt nhận thức: đó là, nước là một lực lượng tự nhiên vừa có thể đem lại sự
sống, sự no đủ cho con người (nếu đủ nước và đúng thời), nhưng nước cũng có khả
năng gây hại, thậm chí là hủy diệt sự sống (nếu thừa hoặc thiếu nước). Do vậy, con
người cần có ý thức, thái độ đúng đắn khi sử dụng nước, đó là sự trân trọng, bảo vệ
nguồn nước cũng như khơng lãng phí nước. Hay giá trị về mặt ứng xử: hòa với
nước trên cơ sở hịa với tự nhiên, cố gắng tìm mọi cách để thích nghi, thích ứng
với những thuận lợi và cả những bất lợi của môi trường tự nhiên, tôn trọng tự
nhiên, sống chung cả mặt thuận (mưa thuận gió hịa) và mặt nghịch (lũ lụt, hạn
hán) mà nguồn nước mang lại; ứng xử có tính hai chiều với nước: tìm cách tận
dụng, khai thác những lợi ích do nước mang lại, lại vừa có ý thức phịng tránh tác
hại từ nước. Ngồi ra, cịn có giá trị lịch sử là giúp tìm hiểu lịch sử khai phá châu
thổ sơng Hồng qua nguồn nước, cũng như tập quán sử dụng nước của người Việt;
13


giá trị về mặt tâm linh: nếu thờ phụng những vị thần linh liên quan đến nước, cùng
nhau thực hiện những lễ thức sẽ giúp họ tự tin hơn khi đối diện với những hiện
tượng thời tiết bất thường, mang lại cho họ sức mạnh để đoàn kết cùng nhau vượt
qua khó khăn. Đồng thời, tác giả cũng đề nghị bảo tồn tục thờ nước trong bối cảnh
hiện nay bằng cách: điều tra, sưu tầm, thu thập những thành tố văn hóa phi vật thể
(truyền thuyết, thần tích, lễ thức...) liên quan đến tục thờ nước hiện đang tồn tại để
nghiên cứu và có thể dựa vào đó để phục hồi; tạo điều kiện để di sản tồn tại trong

chính mơi trường đã sản sinh ra nó; có kế hoạch bảo tồn những giá trị văn hóa phi
vật thể của tục thờ nước và kế hoạch bảo tồn những giá trị vật thể liên quan. Và tác
giả cho là phát huy tục này bằng cách: giúp cộng đồng nâng cao nhận thức về giá
trị của tục thờ nước để gạn lọc được những kinh nghiệm của ngày hôm qua những
ứng xử vẫn cịn phù hợp và có ích với ngày hôm nay; giải mã những biểu tượng
liên quan và tuyên truyền, phổ biến tới cộng đồng cử nhân những biểu tượng ấy để
họ ứng xử với di sản tốt hơn hay không làm biến dạng lễ thức và tục thờ; phục hồi
có chọn lọc nhưng sinh hoạt tâm linh liên quan đến nước; loại bỏ những yếu tố
phản giá trị. Phát huy hết những giá trị để giữ được sự lành mạnh, trong sáng trong
sinh hoạt tín ngưỡng của người dân.
Tiếp cận từ một quan điểm liên quan, cơng trình "Tục thờ nước của người
Việt qua lễ hội ở Hà Nội và phụ cận" (2015) của tác giả Nguyễn Thị Việt Hương
đã nói về vai trị của nước trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt ở
Châu thổ Sông Hồng và miêu tả những lễ hội mang ý nghĩa cầu nước như lễ hội
thờ Thần Mưa, lễ hội thờ Thần Sông ở Hà Nội khá chi tiết. Bên cạnh đó, tác giả
cịn nêu ra giá trị lịch sử và giá trị văn hóa của lễ hội thờ nước ở Hà Nội và phụ
cận. Cơng trình của tác giả giúp người nghiên cứu thấy được vai trò của nước trong
sản xuất nông nghiệp cũng như trong đời sống của người Việt, từ đó họ tổ chức các
nghi lễ, lễ hội và những thực hành của con người để thể hiện cách ứng xử với
nước, thể hiện sự tôn trọng của con người đối với nước. Điều này giúp người
nghiên cứu có thể thấy được vai trị của nước trong đời sống của người Xơ-đăng,
14


để từ đó nghiên cứu, tìm hiểu những nghi thức, lễ hội, phong tục, tập quán của
người Xơ-đăng liên quan đến nước và thực hành của họ như thế nào khi ứng xử
với nước.
Bài viết “Văn hóa ứng xử, nói thêm những điều cần nói” của Hồ Sĩ Vịnh
(2012) có nói về quan hệ của con người với thiên nhiên và thái độ, hành vi ứng xử
văn hóa của con người với thiên nhiên. Trong đó, tác giả có đề cập đến thiên nhiên

(đứng sau con người) là một trong hai nguồn lực cơ bản của phát triển. Thiên nhiên
cung cấp cho con người nhiều thứ nhưng con người lại đang phá hoại nó, có lúc lại
tự hào coi mình đã chinh phục được thiên nhiên - nhất là khi khoa học, công nghệ
phát triển. Và tác giả cũng đã nêu ra cách để ngăn ngừa thực trạng khủng hoảng
môi trường sinh thái bằng cách nhấn mạnh nhận thức của con người về cách ứng
xử với môi trường tự nhiên, không được hành xử thô bạo, can thiệp mù quáng đến
tự nhiên. Đồng thời, tác giả còn đi ngược lại vào lịch sử nước ta trước đây, nói về
cách ứng xử của con người với tự nhiên, về cách con người coi trọng tự nhiên để
con người thời kỳ phát triển biết cách ứng xử hịa hợp với mơi trường tự nhiên. Bài
viết của tác giả cung cấp những nhận thức quý báu cho con người về cách ứng xử
với mơi trường tự nhiên của con người (trong đó có nguồn nước) trong xã hội phát
triển hiện nay đó là phải bảo vệ mơi trường tự nhiên, sống hịa hợp với tự nhiên và
không nên phá hoại môi trường tự nhiên vì phá hoại nó chính là hủy hoại cuộc
sống của chính mình.
Cơng trình “Những vấn đề văn hóa học – lý luận và ứng dụng” của Trần Ngọc
Thêm (2013) đã dành riêng ra một chương “Nước, văn hóa và hội nhập” để nói về
nước. Tác giả có nói về văn hóa ứng xử của con người với nước như:
- Tận dụng nước (để ăn, để ở, để đi lại) hay đối phó với nước (ở mơi trường
sơng nước, giao thơng đường thủy thì bắc cầu; với nghề nơng trồng lúa – cần nước
thì người Việt giữ nước bằng cách đắp bờ, chia ruộng thành từng khoảnh nhỏ.
Miền núi với hệ thống ruộng bậc thang thì bên cạnh các láng, đầm thiên tạo, người
Việt đã đào ao, hồ, bàu, đìa... Để dẫn nước, bên cạnh các sông, rạch, xẻo người
15


Việt cịn đào kênh, mương, rạch; để chống lụt thì người Việt đắp đê; nếu cư trú ở
vùng sông nước thì làm nhà sàn cao để tránh nước)
- Lưu luyến nước (mái nhà thường làm thành hình con thuyền, mái thấp võng
xuống và hai đầu cong lên – tuy bây giờ kiến trúc mái cong khơng cịn được duy trì
nhiều ở những ngơi nhà bình thường nhưng vẫn được bảo tồn ở các cơng trình

đình, chùa, miếu; bên cạnh đó người Việt cịn duy trì các trị chơi liên quan đến
nước như: đốt pháo, đập pháo (làm giả tiếng sấm), tín ngưỡng cầu mưa, trị thả
diều (mang nắng – gió nhiều) hay trong nghệ thuật thanh sắc thì có những điệu hị
gắn với sơng nước, múa rối nước cũng là loại hình sân khấu đặc sắc nơi cuộc sống
con người gắn với địa hình sơng nước....)
- Sùng bái nước (thờ vị thần liên quan đến nước như: Mẹ nước, Bà Thủy,
Mẫu Thoải, Bà Chúa Sông, Bà Chúa Lạch hoặc cầu mưa thông qua các Bà Mây –
Mưa - Sấm – Chớp hoặc các tục rước nước, đánh trống đồng, đốt pháo... đều nhằm
nhắc nhở trời làm mưa hay những loại động vật liên quan đến nước như cóc, cá
voi... cũng rất được sùng bái).
Cơng trình của Trần Ngọc Thêm là nguồn tư liệu quan trọng giúp tác giả làm
rõ cách ứng xử của con người với nước bằng cách tận dụng nước hay đối phó với
nước rồi đến sùng bái nước, lưu luyến nước để từ đó có thể hồn thiện hơn đề tài
của mình.
Tóm lại, ứng xử với tự nhiên chính là cách thức mà con người:
- Sống hịa hợp với tự nhiên (dù là tận dụng như tận dụng những sản vật tự
nhiên đang có để phục vụ cuộc sống con người như rừng, đất đai, sơng ngịi, biển,
động thực vật, khống sản… hay ứng phó với tự nhiên có thể bằng những nghi
thức mang tính tâm linh như lễ hội cầu mưa, cầu tạnh, rước nước… hay tín ngưỡng
thờ “vạn vật hữu linh” hay thích nghi với môi trường: như làm nhà cho phù hợp
với môi trường, hành động cụ thể để ứng phó với tự nhiên như đắp đê ngăn lũ, thờ
các vị thần liên quan đến tự nhiên như Thánh mẫu Thượng Thiên, Thánh mẫu
Thượng Thoải, Thánh mẫu Thượng Ngàn, Thánh mẫu Địa Phủ là những vị thần cai
16


quản tự nhiên để thiên nhiên không làm hại đến cuộc sống con người và giúp cuộc
sống con người ổn định…)
- Bảo vệ tự nhiên để đảm bảo cho cuộc sống của con người vì nếu con người
biết sử dụng hợp lý nguồn tài ngun sẵn có của mơi trường, không khai thác quá

mức, không tàn phá, không làm ô nhiễm…; khai thác đi kèm với phục hồi thì thiên
nhiên sẽ nguồn tài nguyên vô tận giúp con người tồn tại và phát triển.
* Các cơng trình nói về các lễ hội liên quan đến nước:
Nếu như các cơng trình trên có đề cập đến vai trị của nước, cách thức con
người ứng xử với nước, bảo vệ nguồn nước hay bảo tồn và phát huy giá trị của tục
thờ nước thì cũng có những cơng trình liên quan đến lễ hội nước của người Việt,
cụ thể như:
Chuyên luận "Văn hóa dân gian Việt nam trong bối cảnh văn hóa Đơng Nam
Á" (1993) của GS. Đinh Gia Khánh khi trình bày những sự tương đồng cơ bản nhất
giữa văn hóa dân gian Việt Nam và văn hóa dân gian các nước Đông Nam Á khác
đã điểm qua một loại lễ hội rất quan trọng ở Đơng Nam Á, đó là hội nước. Tác giả
đưa ra những dẫn chứng cụ thể và các nghi lễ liên quan đến việc cầu nước trong
các lễ hội của nhiều dân tộc ở Đông Nam Á: từ tục đi lấy nước thờ của người Việt
đến tục té nước của người Thái, người Lào, người CamPuChia, rồi các hội thi bơi
chải, đua thuyền, đua ghe ngo của người Khơmer, người Việt... Qua đó cho thấy
được nước khơng chỉ quan trọng đối với người Việt nói riêng mà cịn quan trọng
đối với các nước Đơng Nam Á nói chung nên họ đã có những phong tục, nghi lễ,
cách ứng xử riêng liên quan đến nước nhằm thể hiện sự tôn trọng nước, sự thiêng
liêng, cần thiết của nước. Điều này cũng giúp ích cho tác giả khi nghiên cứu về vấn
đề ứng xử với nước của người Xơ-đăng để biết được trong các hoạt động nghi lễ,
lễ hội, phong tục nước quan trọng như thế nào và họ đã có cách ứng xử với nước ra
sao để thể hiện sự tơn trọng của mình đối với nước.
Cơng trình "Tục thờ nước của người Việt qua lễ hội ở Hà Nội và phụ cận"
(2015) của tác giả Nguyễn Thị Việt Hương tập trung vào nghiên cứu những lễ hội
17


mang ý nghĩa cầu nước ở Hà Nội như lễ hội thờ Thần Mưa (Hội chùa Sét thờ Pháp
Điện, Hội chùa Vua thờ Đế Thích, Hội làng Linh Đàm thờ Thủy thần), lễ hội thờ
Thần Sông (Hội làng Thủ Lệ thờ Linh Lang Đại Vương, Hội làng Nhật Tân thờ Uy

Đô Linh Lang, Hội làng Yên Nội thờ Thổ Lệnh Bạch Hạc Tam Giang, Hội làng
Chủ Xá thờ Chử Đồng Tử, Tiên Dung, Tây Sa, Càn Hải Đại Vương, Tứ Vị Thanh
Nương). Qua các lễ hội này có thể thấy được người Việt đã tôn trọng nước như thế
nào để ứng xử phù hợp với nước thông qua các lễ hội.
Cơng trình "Lễ hội cổ truyền" do PGS. Lê Trung Vũ chủ biên (1992) có phần
viết về những lễ thức liên quan đến nước được đặt trong chương VII: Hội làng tái
hiện sinh hoạt nông nghiệp (tr.121 đến tr.132), tác giả đã cho người đọc những
hình dung ban đầu ở mức độ khái quát về tục cầu nước, cầu mưa và lễ rước nước.
Vì làm nghề nơng trồng lúa nước nên phụ thuộc vào thời tiết, nhất là nước. Làm
sao đủ nước cho hàng vạn, hàng chục mẫu ruộng cả một vùng nên “nước trở thành
một vật báu, phải có hành động đặc thù cầu nước về đúng lúc khi nghề nông cần
tới”. Và thế là những nghi lễ cầu nước nảy sinh, lễ rước nước nảy sinh để thể hiện
cho lòng cầu mong nước của con người; hay lễ đảo vũ (cầu mưa) - cẩu mưa cho
những mùa hạn hán, cây cối thiếu nước nên phải đứng ra “mở đám” lập đàn cầu
mưa, gọi là lễ đảo vũ; hay hội đua thuyền – là một “lễ thức – phong tục sinh ra từ
hoạt động nông nghiệp như nghi thức cầu mùa”, đua thuyền là một sinh hoạt văn
hóa dân gian trên sơng nước hay cịn gọi là “tiệc bơi, bơi trải”. Mặc dù chưa đi sâu
vào từng chuyên luận riêng, nhưng việc miêu tả và phân loại những lễ thức liên
quan đến nước của tác giả ở cơng trình này là gợi ý cho nghiên cứu luận văn của
tác giả.
* Các cơng trình liên quan đến người Xơ-đăng ở Việt Nam:
Tiêu biểu cho các dân tộc thiểu số ở Kon Tum là dân tộc Xơ-đăng, một tộc
người sinh sống lâu đời trên mảnh đất Tây Nguyên với những nét văn hóa góp
phần làm phong phú thêm văn hóa của dân tộc Việt Nam. Vì thế cũng đã có những

18


tác giả nghiên cứu về họ với những đặc điểm về phong tục, tập qn, tín ngưỡng…
phong phú, điển hình có các cơng trình nghiên cứu sau:

Cơng trình “Các dân tộc tỉnh Gia Lai – Công Tum” do Đặng Nghiêm Vạn chủ
biên (1981) của NXB Khoa học xã hội đã mô tả 6 tộc người bản địa ở GiaLai,
KonTum, trong đó có người Xơ-đăng được giới thiệu với nhiều khía cạnh khác
nhau: từ tộc danh và các nhóm địa phương đến sự phân bố địa bàn cư trú; từ các
hoạt động kinh tế, các nghề phụ trong gia đình đến tổ chức, quan hệ xã hội, từ hơn
nhân, gia đình đến sinh hoạt tín ngưỡng – tơn giáo. Về cơ bản, những đặc điểm
trên của người Xơ-đăng được nhóm tác giả miêu tả khá chi tiết và cụ thể.
Cơng trình “Nghi lễ vòng đời của người Xơ-đăng” của tác giả Phan Văn
Hoàng (2009) đã viết về đời sống vật chất như sản xuất kinh tế; nhà ở, ăn, mặc,
uống, hút đến đời sống tinh thần như ngôn ngữ và chữ viết; văn học dân gian ( gồm
truyện cổ dân gian; ca dao, dân ca); nghệ thuật dân gian (gồm ca hát, âm nhạc,
nghệ thuật múa dân gian, nghệ thuật tạo hình – trang trí dân gian) của người Xơđăng (hay còn gọi là Xơteng) cũng rất chi tiết.
Cùng là viết về người Xơ-đăng nhưng ba cơng trình có điểm giống nhau là:
Hai cơng trình viết về người Xơ-đăng của hai tác giả Đặng Nghiêm Vạn và
Phan Văn Hồng có điểm chung là cả hai tác giả đều giới thiệu 5 nhóm tộc người
Xơ-đăng (dù tên gọi có hơi biến âm).
Ngồi ra, bài viết về “Người Xơ-đăng ở Việt Nam” của NXB Thơng Tấn
(2014) có miêu tả về nguồn gốc và sự phân bố dân cư của người Xơ-đăng, đời
sống vật chất của người Xơ-đăng như buôn làng, nhà ở; các nghề như nghề đan lát,
nghề rèn, nghề dệt; ẩm thực; trang phục, trang sức và đời sống tinh thần như tín
ngưỡng, lễ hội (lễ cúng máng nước, lễ bắn, lễ ăn trêu huê), hôn nhân, tang ma. Mặc
dù không đi vào miêu tả chi tiết, chỉ là miêu tả ngắn gọn nhưng bài viết đã giúp tác
giả hiểu rõ phần nào về đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của người
Xơ-đăng ở Việt Nam.

19


Bài viết “Người Xơ-đăng ở Việt Nam” của NXB Thông Tấn và cơng trình
của tác giả Phan Văn Hồng có điểm giống nhau là đều phân chia đời sống của

người Xơ-đăng thành hai lĩnh vực là đời sống vật chất và đời sống tinh thần.
Tuy nhiên, ba cơng trình cũng có ít nhiều khác biệt:
Tác giả Đặng Nghiêm Vạn nói về tộc người Xơ-đăng ở tỉnh Kon Tum, nhưng
tác giả Phan Văn Hồng thì chỉ nói về tộc người Xơ-đăng cụ thể hơn ở làng Măng
Rương, xã Văn Lem, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum nhưng bài viết về người Xơđăng của NXB Thơng Tấn thì lại nói về người Xơ-đăng ở Việt Nam nói chung.
Tác giả Phan Văn Hồng phân chia thành hai lĩnh vực: đời sống vật chất (sản
xuất kinh tế; nhà ở, ăn, mặc, uống, hút) và đời sống tinh thần (ngôn ngữ và chữ
viết, văn học dân gian, nghệ thuật dân gian, lễ hội dân gian) nhưng bài viết của
NXB Thông Tấn mặc dù cũng chia thành lĩnh vực vật chất và tinh thần nhưng sự
phân chia đó có sự khác biệt như: đời sống tinh thần lại bao gồm cả hôn nhân, tang
ma, lễ hội, tín ngưỡng cịn Phan Văn Hồng thì khơng có hơn nhân và tang ma.
Cịn tác giả Đặng Nghiêm Vạn thì không phân chia cụ thể thành hai lĩnh vực vật
chất và tinh thần mà có sự phân chia như sau: những hoạt động kinh tế (nông
nghiệp, các nghề phụ gia đình – trao đổi hàng hóa), tổ chức và quan hệ xã hội, gia
đình và hơn nhân, tơn giáo – tín ngưỡng.
Dù có đề cập những đặc điểm giống nhau về hình thức sản xuất nơng nghiệp
như trồng rẫy, trồng lúa nước với những hình thức canh tác đặc thù như: tra hạt
bằng cách dùng cây nhọn vừa đi vừa chọc lỗ nhưng tác giả Đặng Nghiêm Vạn và
bài viết của NXB Thơng Tấn có nói thêm người Xơ-đăng có hệ thống đàn mõ ở
các suối, được bổ sung bằng những máng nước gây nên tiếng làm con thú giật
mình phải bỏ chạy và đó là một cơng cụ bảo vệ nương rẫy, ngăn chặn thú rừng,
chim chóc phá hoại rẫy ruộng, đồng thời cũng là một hình thức giải trí cho những
người coi nương rẫy. Bên cạnh đó, ba tác giả cũng nói về người Xơ-đăng với
những hoạt động khai thác, săn bắt trong rừng nhưng tác giả Phan Văn Hồng và
bài viết của NXB Thơng Tấn có nói thêm về sự thay đổi hình thức kinh tế với các
20


dự án chiến lược phát triển kinh tế, bảo vệ rừng, tài ngun mơi trường nên đã có
sự thay đổi: người Xơ-đăng bắt đầu trồng xen canh các loại cây trồng khác như: bí,

bầu, cao su, bời lời, các loại cây công nghiệp khác hay cây ăn quả, cây lấy bóng
mát, cây gia vị... và thay vì chủ yếu ni gia súc, gia cầm trước đây làm vật hiến
sinh thì do việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng nên hiện nay chủ yếu dùng làm
sức kéo, cày bừa... nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Bên cạnh đó, ba tác giả cũng có đề cập những nghề truyền thống trong gia
đình như: nghề dệt, nghề rèn, nghề đan lát nhưng tác giả Phan Văn Hồng có đề
cập thêm nghề nữa là nghề “chỉnh cồng, chiêng” theo kinh nghiệm cảm âm của
người chỉnh. Thêm vào đó, tác giả Phan Văn Hồng và bài viết của NXB Thơng
Tấn có miêu tả về nhà ở, đồ ăn, đồ uống hàng ngày, đồ hút của người Xơ-đăng và
phần này thì tác giả Đặng Nghiêm Vạn khơng có nói đến, nhưng tác giả có nói về
“nơng lịch” (tháng tính theo lịch địa phương) và công việc sản xuất theo từng
tháng cũng như sự phân công công việc cụ thể theo giới trong gia đình.
Ngồi ra, cịn có điểm khác biệt trong việc nghiên cứu của hai tác giả: tác giả
Đặng Nghiêm Vạn chỉ đi vào một lĩnh vực tơn giáo – tín ngưỡng của đời sống tinh
thần thì tác giả Phan Văn Hoàng lại đi vào nhiều lĩnh vực như: văn học, nghệ thuật,
lễ hội. Trong phần lễ hội dân gian, tác giả Phan Văn Hồng có nói về tín ngưỡng
“đa thần” của người Xơ-đăng nhưng tác giả Đặng Nghiêm Vạn thì khơng nhấn
mạnh vào tín ngưỡng “đa thần” mà chủ yếu nói “thần lớn nhất của các nhóm Xơđăng là “ơng trời””. Ông Trời nhiều khi được thống nhất xem như thần sấm sét.
Khi sét đánh là lúc thần tức giận, đi lùng ma quỷ hoặc người phạm phong tục và
nếu có hạn hán thì họ cho rằng “đó là thần sấm sét lãng quên, cần cầu xin để nhắc
nhở ông ta và nếu khơng có kết quả phải chọ tức để ông ta trút mưa xuống”.
Nhưng bài viết về người Xơ-đăng của NXB Thơng Tấn thì vừa nói về tín ngưỡng
đa thần vừa nói về ơng Trời, và ơng Trời là thần lớn nhất. Ông trời khác với các
thần khác, không giống như Đặng Nghiêm Vạn là ông Trời được đồng nhất với

21


Thần sấm sét. “Đầu năm sấm ra trước con chim “bắt cơ trói cột” thì năm đó đói to
nhưng nếu sấm ra sau khi con chim kêu gọi đàn thì năm đó được mùa”.

Ở phần “các lễ thức tơn giáo chủ yếu” thì tác giả Đặng Nghiêm Vạn có miêu
tả các lễ hội lên quan đến quá trình sinh trưởng của cây lúa như: lễ trỉa hạt, lễ đưa
hồn lúa từ nương về kho, lễ ăn cơm mới hay nhiều lễ hội khác như lễ cúng máng
nước, lễ ăn trâu. Tuy nhiên, tác giả Phan Văn Hồng lại có thêm phần “hệ thống lễ
hội xung quanh vòng đời người”. Từ lúc sinh ra đến lúc mất đi, cộng đồng và gia
đình sẽ thực hiện nghi lễ vịng đời người gắn liền với cá nhân như: lễ chuẩn bị cho
đứa trẻ ra đời, lễ sinh để, lễ đặt tên, lễ chăm sóc trẻ sơ sinh hay những nghi lễ liên
quan đến cưới xin như: lễ dạm hỏi, lễ cưới, lễ lại mặt hay những nghi lễ trong tang
ma như: lễ chôn người chết, những nghi thức sau khi chôn. Và những lĩnh vực về
văn học dân gian như: truyện cổ dân gian, ca dao dân gian hay nghệ thuật dân gian
như: ca hát, âm nhạc, nghệ thuật múa dân gian, nghệ thuật tạo hình – trang trí dân
gian cũng được tác giả giới thiệu với nhiều loại hình khác nhau. Và bài viết của
NXB Thơng Tấn thì chỉ đi vào ba lễ hội là: lễ Cúng máng nước, lễ Bắn và lễ Ăn
trâu huê.
Ngoài ra, trong tác phẩm của Bùi Minh Đạo về “Trồng trọt truyền thống của
các dân tộc thiểu tại chỗ Tây Nguyên” (2000), tác giả có giới thiệu khá rõ về
nương rẫy cổ truyền của các dân tộc thiểu số của Tây Nguyên (trong đó có người
Xơ-đăng) với các loại cây trồng ở nương rẫy, các công đoạn của q trình canh tác,
kỹ thuật canh tác, những nơng cụ dùng trong canh tác cũng như cách tính lịch canh
tác, các tín ngưỡng và nghi lễ liên quan đến nương rẫy… Bên cạnh đó, tác giả cịn
nói về ruộng nước và vườn truyền thống của người họ với những đặc điểm mang
dấu ấn riêng và những đặc điểm mang dấu ấn của sự giao lưu, tiếp biến với các dân
tộc.
* Các cơng trình liên quan đến tri thức bản địa
Có thể nói rằng văn hóa ứng xử cũng chính là tri thức bản địa, là cách ứng xử
của con người với con người và con người với môi trường tự nhiên cụ thể nơi mình
22


sinh sống. Và cách thức đó giúp con người đúc rút được những kinh nghiệm cho

mình để ứng xử cho phù hợp. Vì vậy, với đề tài này, tơi đã tham khảo các cơng
trình liên quan đến tri thức bản địa sau:
PGS.TS Hồng Xn Tý trong cơng trình “Kiến thức bản địa của đồng bào
vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên” (1998) đã cung cấp
hàng chục bài viết liên quan đến các khái niệm, vai trò của kiến thức bản địa và các
nghiên cứu cụ thể về tri thức địa phương của các dân tộc. Trong phần đầu của cuốn
sách, tác giả đã đưa ra các thuật ngữ liên quan đến tri thức địa phương như kiến
thức truyền thống, kiến thức bản địa…, các khái niệm về tri thức địa phương, tri
thức bản địa. Đồng thời chỉ ra nội dung nghiên cứu của tri thức bản địa như: kiến
thức trồng trọt, kiến thức chăn nuôi, kiến thức về quản lý rừng và tài nguyên cộng
đồng, kiến thức về dinh dưỡng và sức khỏe con người…
Hoàng Hữu Bình (chủ biên) trong cơng trình “Những tác động của yếu tố văn
hóa – xã hội trong quản lý Nhà nước đối với tài nguyên môi trường trong quá trình
cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa” (1998). Tác giả cho rằng ở một chừng mực nào
đó, các cụm từ tri thức địa phương, tri thức truyền thống, tri thức bản địa được
hiểu tương đương nhau và tác giả có đề cập đến tri thức dân gian (tương đương với
tri thức địa phương). “Nói đến tri thức dân gian là nói tới những kinh nghiệm của
người dân địa phương hay của tộc người bản địa, những kinh nghiệm này có được
là do tích lũy nhiều đời mà người dân hoặc tộc người từ nơi khác mới tồn tại khơng
có hay chưa có được…nó được hình thành, phát triển và tồn tại lâu dài, trong quá
trình lịch sử của cộng đồng cư dân bản địa với sự tham gia của mọi thành viên
trong cộng đồng” (tr.207).
Tác giả cũng đưa ra những ví dụ điển hình để chứng minh cho tri thức dân
gian và sự tác động lẫn nhau giữa tri thức dân gian và mơi trường. Bên cạnh đó, tác
giả nêu một số đặc điểm của tri thức dân gian, sự khác nhau giữa tri thức dân gian
và tri thức khoa học, nêu ra một số hạn chế của tri thức dân gian và nói về tri thức
dân gian của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong việc sử dụng và quản lý tài
23



nguyên, môi trường, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, đồng thời chỉ ra sự tác động
tích cực và tiêu cực của tri thức dân gian trong quản lý Nhà nước đối với tài
nguyên, môi trường.
Phạm Quang Hoan với bài viết “Tri thức địa phương của các dân tộc thiểu số
ở Việt Nam”, trong Dân tộc học Việt Nam thế kỷ XX những năm đầu thế kỷ XXI
(2003); “Tri thức địa phương (tri thức truyền thống) của các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam trong đời sống xã hội đương đại”, trong Thông báo dân tộc học năm
2005. Tác giả đã đưa ra khái niệm về tri thức địa phương khá cụ thể. Theo tác giả,
cho đến nay, qua những kết quả nghiên cứu đã được triển khai, người ta thấy rằng
vốn tri thức địa phương mà các tộc người tích lũy được, thể hiện ở các kinh
nghiệm, các phong tục tập quán trong hoạt động sống, trong lao động sản xuất,
trong quản lý xã hội, ứng xử với môi trường tự nhiên…trải qua dòng thời gian và
được trao truyền qua các thế hệ trong q trình thích nghi với các điều kiện sinh
thái nhân văn, đang có một vai trị nhất định trong thực tiễn. Đồng thời, tác giả
cũng nêu lên thực trạng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc
tế, kho tàng tri thức bản địa quý báu của dân tộc nước ta đang đứng trước nguy cơ
mai một, cùng với biến đổi về văn hóa cũng đang diễn ra khá nhanh. Từ đó, tác giả
nhận thấy rằng các chương trình, dự án phát triển và các ngành, các cấp quản lý
ngày càng phải chú ý nhiều hơn tới vai trò của tri thức bản địa cũng như việc vận
dụng các kiến thức đó vào trong đời sống thực tiễn tộc người.
Dưới góc nhìn nhân học văn hóa, hai bài viết của tác giả trình bày tương đối
đầy đủ về khái niệm, nội hàm và các lĩnh vực liên quan đến tri thức bản địa nói
chung, tri thức của các tộc người thiểu số ở Việt Nam nói riêng. Những thơng tin
về các khái niệm và những nghiên cứu cụ thể về tri thức địa phương cũng như vấn
đề nghiên cứu đặt ra có giá trị tham khảo quan trọng trong luận văn.
Ngô Văn Lệ, với bài viết “Nghiên cứu tri thức bản địa của các tộc người
thiểu số ở Tây Nguyên và Nam Bộ, một số vấn đề đặt ra” (2012). Tác giả đã trình
bày một số vần đề liên quan tới các khái niệm như: tộc người bản địa (cư dân bản
24



địa), tri thức bản địa (tri thức dân gian) và đồng nhất với quan điểm cho rằng tri
thức bản địa (tri thức dân gian mang tính địa phương) và gắn liền với một cộng
đồng dân cư. Nó bị chi phối bởi môi trường tài nguyên nơi các cộng đồng dân cư
sinh sống. Tri thức bản địa được cộng đồng tích lũy theo thời gian và chỉ có chỗ
đứng trong những cộng đồng người cụ thể.
Khi nghiên cứu những nội dung liên quan đến tri thức bản địa của các tộc
người ở Nam Tây Nguyên và Nam Bộ, tác giả nêu lên một số vấn đề nhận thức
khoa học câng lưu ý, quan tâm đó là: 1. Nghiên cứu tri thức bản địa cần lưu ý đến
môi trường tự nhiên nơi các tộc người sinh sống; 2. Cần lưu ý đến những thay đổi
tri thức bản địa trong quá trình giao lưu văn hóa giữa các tộc người; 3. Nghiên cứu
tri thức bản địa của một tộc người là kết quả của một nghiên cứu liên ngành và sự
thẩm thấu giữa khoa học xã hội nhân văn và một số ngành khoa học tự nhiên.
Vũ Trường Giang với bài viết Về “Tri thức bản địa và phát triển” (2007). Bài
viết của tác giả trình bày các nội dung: 1. Khái niệm tri thức bản địa – trong phần
này tác giả có trình bày tên gọi và các định nghĩa khác nhau về tri thức bản địa của
các nhà nghiên cứu, sau đó tác giả rút ra kết luận về tri thức bản địa và nêu lên
những đặc điểm của tri thức bản địa ; 2. Tầm quan trọng của tri thức bản địa trong
phát triển – tác giả có nói về tầm quan trọng của tri thức bản địa trong thời kỳ phát
triển nên các nước đã chú tâm vào nghiên cứu lĩnh vực này và hình thành các trung
tâm kiến thức bản địa phục vụ cho nghiên cứu. Đồng thời, tác giả cũng có ý kiến
đề xuất việc nghiên cứu tri thức bản địa của các tộc người thiểu số nước ta nên tập
trung vào các khía cạnh như: sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên,
trong sản xuất nông nghiệp, về y học dân gian và chăm sóc sức khỏe, về tổ chức và
quản lý cộng đồng…
Bùi Hồi Sơn với bài viết “Đơi nét khái niệm về tri thức bản địa” (2010). Bài
viết của tác giả trình bày các nội dung: 1. Sự phát triển khái niệm tri thức bản địa.
Khi nói đến tri thức bản địa phải xác định khái niệm về tộc người bản địa và khi
nói đến người bản địa hay tri thức bản địa, chúng ta ngụ ý đến quá trình lịch sử
25



×