Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phân biệt khiếu nại theo quy định của luật khiếu nại với tố cáo theo quy định của luật tố cáo và giải thích vì sao luật tố cáo không quy định người tố cáo là tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.61 KB, 11 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN
MÔN: THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU
NẠI, TỐ CÁO
ĐỀ BÀI: 02
“Phân biệt khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại với tố cáo theo quy
định của Luật Tố cáo và giải thích vì sao Luật Tố cáo khơng quy định
người tố cáo là tổ chức.”

HỌ VÀ TÊN

: ĐINH THỊ KIỀU

MSSV

:

440127

LỚP

:

N08 – TL1
Hà Nội, 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1


NỘI DUNG ...................................................................................................... 1
I. PHÂN BIỆT KHIẾU NẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT KHIẾU
NẠI VỚI TỐ CÁO THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TỐ CÁO ................ 1
II. VÌ SAO LUẬT TỐ CÁO KHÔNG QUY ĐỊNH NGƯỜI TỐ CÁO
LÀ TỔ CHỨC? ............................................................................................... 6
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 8


MỞ ĐẦU
Quyền khiếu nại, quyền tố cáo là những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến
pháp và pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện, được thể chế hoá trong nhiều văn bản
quy phạm pháp luật, cụ thể hiện nay là Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2018
và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đây là những cơ sở pháp lý hết sức quan trọng giúp
người dân thuận tiện trong việc thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo; đồng thời giúp
cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành xử lý các vụ việc theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm
quyền mà pháp luật quy định. Tuy nhiên, việc phân định rõ giữa khiếu nại và tố cáo không
phải một điều đơn giản, trong quá trình xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh của công dân các cơ quan, tổ chức cịn gặp nhiều lúng túng do khơng hiểu rõ bản chất
của khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nên dẫn đến việc xử lý không đúng quy định,
gây ra tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp. Do vậy, cần hiểu đúng bản
chất và hiểu được sự khác nhau của hành vi khiếu nại, tố cáo, giúp cho quá trình xử lý,
giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo đảm báo chính xác, đúng thẩm quyền, trình tự. Để tìm
hiểu rõ hơn về vấn đề trên, em xin lựa chọn đề bài sô 02: “Phân biệt khiếu nại theo quy
định của Luật Khiếu nại với tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo và giải thích vì sao
Luật Tố cáo khơng quy định người tố cáo là tổ chức.” làm đề tài cho bài tiểu luận môn
Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
NỘI DUNG
I.


PHÂN BIỆT KHIẾU NẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT KHIẾU NẠI
VỚI TỐ CÁO THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TỐ CÁO
Việc nhận biết và phân biệt rõ thế nào là khiếu nại, thế nào là tố cáo không hề đơn

giản bởi nhiều nguyên nhân. Từ sự phân tích các quy định pháp luật cũng như dựa trên
thực tiễn, có thế đưa ra một số tiêu chí để phân biệt khiếu nại theo quy định của Luật
Khiếu nại và tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo, cụ thể như sau:
Tiêu

Khiếu nại

Tố cáo

Luật Khiếu nại năm 2011

Luật Tố cáo năm 2018

chí
CSPL

1


Khái

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan,

Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do

niệm


tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo

Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ

thủ tục do pháp luật quy định, đề

chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành

nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có

vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ

thẩm quyền xem xét lại quyết định

chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa

hành chính, hành vi hành chính của

gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền,

cơ quan hành chính nhà nước, của

lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ

người có thẩm quyền trong cơ quan

chức (theo quy định tại khoản 1 Điều 2

hành chính nhà nước hoặc quyết


Luật Tố cáo năm 2018)

định kỷ luật cán bộ, cơng chức khi
có căn cứ cho rằng quyết định hoặc
hành vi đó là trái pháp luật, xâm
phạm quyền, lợi ích hợp pháp của
mình. (theo quy định tại khoản 1
Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011)
Bản

Việc thực hiện quyền khiếu nại thể

Việc thực hiện quyền tố cáo thể hiện mối

chất

hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và

quan hệ giữa Nhà nước và công dân mà

công dân mà trong đó bên đi khiếu

trong đó bên đi tố cáo báo cho cơ quan, tổ

nại luôn luôn là công dân (hoặc cơ

chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành

quan, tổ chức trong một số trường


vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ

hợp) chịu sự tác động trực tiếp của

chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ

quyết định, hành vi hành chính của

gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền,

cơ quan hành chính nhà nước, người

lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ

có thẩm quyền trong cơ quan hành

chức.

chính nhà nước. Cịn bên bị khiếu
nại là cơ quan hành chính nhà nước,
người có thẩm quyền trong cơ quan
hành chính nhà nước.

2


Mục

Hướng tới bảo vệ và khôi phục


Nhằm bảo vệ và khơi phục quyền và lợi ích

đích

quyền và lợi ích hợp pháp của người

hợp pháp của người tố cáo, hướng tới lợi

khiếu nại,

ích của Nhà nước và xã hội.

Chủ

Người khiếu nại là công dân, cơ

Người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố

thể

quan, tổ chức hoặc cán bộ, công

cáo. Không giống với quy định của Luật

chức thực hiện quyền khiếu nại. Cơ

Khiếu nại năm 2011, chủ thể tố cáo chỉ có

quan, tổ chức có quyền khiếu nại là


thể là cá nhân (khơng có cơ quan, tổ chức),

cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,

bao gồm cơng dân Việt Nam và người

tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã

nước ngoài tại Việt Nam. (Theo quy định

hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ

tại khoản 4 Điều 2 Luật Tố cáo 2018).

chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân
dân. (Theo quy định tại khoản 2
Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011)
Đối

Đối tượng bị khiếu nại:

Đối tượng của tố cáo rộng hơn, đó là “hành

tượng - Quyết định hành chính.

vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ

- Hành vi hành chính của cơ quan


chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa

hành chính nhà nước, của người có

gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền

thẩm quyền trong cơ quan hành

và lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan,

chính nhà nước.

tổ chức”, bao gồm hành vi vi phạm pháp

- Quyết định kỷ luật cán bộ, công

luật của cán bộ, công chức, viên chức trong

chức.

thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi
phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong
các lĩnh vực.

Thẩm Người ban hành quyết định hoặc

Thủ trưởng, cơ quan cấp trên của người bị

quyền thực hiện hành vi hoặc thủ trưởng cơ tố cáo; người đứng đầu cơ quan quản lý
giải


quan cấp trên của người bị khiếu nại. lĩnh vực bị tố cáo

quyết
Cách

Người khiếu nại “đề nghị” người có

Người tố cáo “báo” cho người có thẩm

thức

thẩm quyền “xem xét lại” các quyết

quyền giải quyết tố cáo “biết” về hành vi vi

định hành chính, hành vi hành chính

phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ

3


thực

của cơ quan hành chính nhà nước,

chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa

hiện


của người có thẩm quyền trong cơ

gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước,

quan hành chính nhà nước hoặc

quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ

quyết định kỷ luật cán bộ, công chức chức, cá nhân
khi có căn cứ cho rằng quyết định
hoặc hành vi đó là trái pháp luật,
xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp
của mình
Thời

Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ Không quy định thời hiệu tố cáo vì nó phụ

hiệu

ngày nhận được quyết định hành

thuộc vào ý chí chủ quan của người tố cáo.

chính hoặc biết được quyết định
hành chính, hành vi hành chính.
(theo quy định tại Điều 9 Luật Khiếu
nại năm 2011)
Đối


Người giải quyết khiếu nại tổ chức

Không tổ chức đối thoại trực tiếp. Việc

thoại

đối thoại với người khiếu nại, người

không đối thoại trực tiếp nhằm đảm bảo

bị khiếu nại, người có quyền và

yêu cầu bảo vệ bí mật thơng tin về người tố

nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cáo, tránh trường hợp người tố cáo hay
cá nhân có liên quan.

người thân của người tố cáo bị xâm hại

(theo quy định tại Điều 30 Luật

hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc

Khiếu nại năm 2011)

hay bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố
cáo

Giải


Việc người giải quyết tố cáo xác minh, kết

Việc xác minh kết luận và quyết

quyết định giải quyết của người giải quyết

luận về nội dung tố cáo, từ đó áp dụng biện

khiếu khiếu nại.

pháp xử lý cho thích hợp với tính chất,

nại, tố

mức độ sai phạm của hành vi chứ không
phải ra quyết định giải quyết tố cáo.

cáo
Người khiếu nại được tự mình khiếu

Người tố cáo phải trực tiếp tố cáo, không

quyền nại hoặc ủy quyền cho: cho cha, mẹ,

được phép ủy quyền cho người khác thay

Uỷ

vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã
4


mặt mình thực hiện hành vi tố cáo đến các


thành niên hoặc người khác có năng

cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền

lực hành vi dân sự đầy đủ để thực

và có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành

hiện việc khiếu nại: luật sư; trợ giúp

vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra2

viên pháp lý; người đại diện hợp
pháp tham gia đối thoại; luật sư
khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của mình1.
Rút

Người khiếu nại có thể rút khiếu nại

Người tố cáo có quyền rút tồn bộ nội

đơn

tại bất cứ thời điểm nào trong quá


dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo

trình khiếu nại3.

trước khi người giải quyết tố cáo ra kết

Việc rút khiếu nại phải được thực

luận nội dung tố cáo.4

hiện bằng đơn có chữ ký hoặc điểm

Việc rút đơn tố cáo phải được lập thành

chỉ của người khiếu nại; đơn xin rút

văn bản. Việc rút một phần đơn tố cáo thì

khiếu nại phải gửi đến người có

phần còn lại vẫn được giải quyết, nếu rút

thẩm quyền giải quyết khiếu nại; kết

tồn bộ nội dung tố cáo thì đình chỉ giải

quả của việc rút đơn đơn khiếu nại

quyết tố cáo. Nếu trường hợp rút đơn tố


thì người giải quyết khiếu nại ra

cáo nếu xét thấy việc rút đơn tố cáo là do

quyết định đình chỉ giải quyết, chấm

bị đe dọa cưỡng ép thì hoặc người tố cáo

dứt việc giả quyết khiếu nại.

lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc
phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì
vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết

Thái

Khiếu nại khơng được khuyến khích, Tố cáo được khuyến khích, bởi bản chất tố

độ xử bởi khiếu nại là đi đòi lại lợi ích cho


cáo là sự thể hiện trách nhiệm của cơng

mình nên pháp luật khơng đặt vấn đề dân đối với xã hội, với Nhà nước thơng
khuyến khích.

qua việc phát hiện những hành vi vi phạm
pháp luật.

Theo quy định tại Điều 12 Luật Khiếu nại 2011

Theo quy định tại Điều 9 Luật Tố cáo năm 2018
3
Theo quy định tại Điều 10 Luật Khiếu nại 2011
4
Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Tố cáo 2018
1
2

5


II.

VÌ SAO LUẬT TỐ CÁO KHƠNG QUY ĐỊNH NGƯỜI TỐ CÁO LÀ TỔ
CHỨC?
Về chủ thể tố cáo (người tố cáo): Theo khoản 4 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018 quy

định người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo. Không giống với quy định của Luật
Khiếu nại năm 2011, chủ thể tố cáo chỉ có thể là cá nhân (khơng có cơ quan, tổ chức), bao
gồm cơng dân Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam. Quy định này nhằm cá thể
hoá trách nhiệm của người tố cáo, nếu có hành vi cố ý tố cáo sai sự thật thì tuỳ theo tính
chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc xác định tố cáo có thực sự thể hiện ý chí của pháp nhân hay chỉ là nhóm cá
nhân mượn danh nghĩa cơ quan, tổ chức cũng là cơng việc phức tạp, mất nhiều thời gian,
khó quy trách nhiệm cá nhân, nhất là khi xác định trách nhiệm của người tố cáo trong
trường hợp cố tình tố cáo sai, tố cáo trái pháp luật, gây ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi
ích. Trường hợp người tố cáo lợi dụng quyền tố cáo để cố ý tố cáo sai sự thật thì tùy tính
chất, mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm
hình sự. Bên cạnh những trường hợp tố cáo mang tính xây dựng, tích cực thì cũng có
khơng ít người lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo sai sự thật, tố cáo tràn lan, khơng có căn

cứ, gây phức tạp, mất đồn kết nội bộ, làm tốn kém cả thời gian và công sức cho các cơ
quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc xem xét, giải quyết.
Người tố cáo sai sự thật rất ít bị xử lý, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo
ngại xử lý, sợ va chạm, liên lụy, né tránh… Đồng thời, cũng chưa có quy định trong việc
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo. Chính vì vậy, hầu như rất ít khi
xử lý người khiếu nại, tố cáo sai sự thật. Do đó, người tố cáo chưa nhận thức được đầy đủ
hành vi vi phạm của mình. Đây là những hạn chế, bất cập trong thực tiễn thi hành pháp
luật khiếu nại, tố cáo trong thời gian qua cần phải được bổ sung hoàn thiện. 5Hơn nữa,
trong thực tiễn hiện nay, loại hình cơ quan, tổ chức cũng đa dạng, do đó việc quy định
phương thức, thủ tục, trình tự tố cáo và giải quyết tố cáo chung cho mọi loại cơ quan, tổ
chức là hết sức khó khăn.

Đào Nhị, Quyền tố cáo của công dân - Một số vấn đề từ thực tiễn,
/>5

6


Cá nhân có quyền tố cáo, tuy nhiên, việc thực hiện quyền tố cáo của một chủ thể sẽ
làm phát sinh những hậu quả pháp lý và trách nhiệm gắn với cá nhân. Nên quy định cơng
dân (cá nhân) có quyền tố cáo là phù hợp với Hiến pháp và chính sách hình sự của nước
ta - cá thế hố trách nhiệm hình sự. Người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
hành vi tố cáo của mình, nếu tố cáo sai sự thật thì phải bị xử lý về hành chính hoặc hình
sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.
Vì vậy, nếu quy định cơ quan, tổ chức có quyền tố cáo thì có thể làm phát sinh
những vấn đề phức tạp, chưa lường hết được những tác động liên quan đến cách thức để
các chủ thể này thực hiện quyền tố cáo. Do vậy, Luật tố cáo quy định chỉ cơng dân có
quyền tố cáo, mà không quy định người tố cáo là tổ chức.
KẾT LUẬN
Quyền khiếu nại, quyền tố cáo là biểu hiện của quyền dân chủ trực tiếp, là một trong

những hình thức đặc biệt quan trọng để nhân dân trực tiếp tham gia vào hoạt động quản
lý nhà nước và xã hội. Mục đích bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ
quan, tổ chức, bảo vể lợi ích của Nhà nước, xã hội, xử lí các hành vi vi phạm pháp luật.
Do vậy, việc phân định rõ giữa khiếu nại và tố cáo rất quan trọng, nhằm đảm bảo việc
thực hiện quyền và xử lý đơn được hiệu quả, tránh nhầm lẫn. Đồng thời giúp cán bộ làm
công tác tiếp dân, phân loại xử lý đơn hướng dẫn người dân thực hiện đúng các quy định
của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, để thuận lợi cho việc xử lý, giải quyết đơn, đáp ứng
được nhu cầu thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Các quy định về khiếu nại,
tố cáo cần được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, để từ đó nâng
cao hiệu quả trong cơng tác quản lý Nhà nước.
Trên đây là toàn bộ bài tiểu luận kết thúc học phần Thanh tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo của em. Vì kiến thức cùng kinh nghiệm thực tiễn cịn hạn hẹp, bài làm khó tránh
khỏi sai sót, mong thầy (cơ) thơng cảm. Em xin chân thành cảm ơn!

7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp năm 2013
2. Luật Khiếu nại năm 2011
3. Luật Tố cáo năm 2018
4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2010.
5. Trường Đại học Luật Hà Nội, Nguyễn Thị Thanh Hương, Quyền khiếu nại, tố cáo
theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luận văn thạc sĩ Luật học,
PGS.TS Vũ Công Giao hướng dẫn.
6. PGS.TS. Bùi Thị Đào, “Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại
theo Luật Khiếu nại năm 2011”,
/>7. Lưu Thị Lệ Phương, “Phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo”,
/>8. Hà Văn Dương, “Phân biệt khiếu nại và tố cáo”,

/>9. Vũ Thị Minh Ngân, “Tìm hiểu về chủ thể khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp
luật”, />10.Ngọc Sang, “Phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo”,
/>11.Kim Dung, “Các cấp, các ngành phải coi trọng việc giải quyết khiếu nại, tố cáo”,
/>12.Lê Xuân Hùng, “Bạn và những điều cần biết về Luật Khiếu nại”,
/>
8


13.TS. Đinh Văn Minh, “Phân biệt khiếu nại và tố cáo từ bản chất đến quy định của
pháp luật”, />14.Thảo Nguyên, “Không quy định “cứng” thời hiệu tố cáo: Tránh xung đột pháp luật”,
/>15.Phạm Thị Hường, “Vấn đề: Rút khiếu nại, tố cáo”,
/>16.Đào Nhị, “Quyền tố cáo của công dân - Một số vấn đề từ thực tiễn”,
/>17.Nguyễn Văn Lương, “Đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, tố cáo - biện pháp
hiệu quả để giảm thiểu việc khiếu kiện kéo dài, đông người, vượt cấp”,
/>18. Huỳnh Thanh Quang, “Chủ thể tố cáo phải là công dân và cần phải được xác định
họ tên, địa chỉ cụ thể”, Cổng thông tin điện tử Thanh tra Tỉnh An Giang,
/>UzrgOJHx0KlOtvTe7tuV9uEYX-M4Vxt9p4x-ytVD-b-MY3v989gxJwvHngAF6O5JKfEc8YDF1_iGMfr3BQmw0uTqTwz3xR60KtjeFHo74
bRefaiTbLdXD_lJsnN9ju_y3RSoM33P1BUYo-BuOmtS0EhwRQglqYJWiWMIElKy4U9wRlVdpirW_x8kPoq20dcGBJwPH7MoPzaAgXswkb9tnECRfwyj_UB07q_
Ciojk8mznw27dGA0b35JfSmpEcBguiD_EMCpfic_jGx8kPRyH_qqVAcUnYCSfA-A6_fix5i_4FdOU3ALb-hWSX3wTY8i9IS_6FvX8tNTvg1V_0KY_sL-fiLXwS0DH28Aur3fJiC228xVNe81iAyGICmEvVHklCPkvAJsI7YHUPcAqwpOdgF7ptAaYdw
WIeQNQGPQwrZWlZat75-fY1n6cuW0Pwy_p_GvCyvWrwJhHNRXbUgwaxPKXgMzzp6d0tA_q8Dis4Bi8dHj_7UtYWTgfTQTo2HlC32Pyay6Oj38R72pc!/dz/d5/L2dBISEvZ0FBIS9nQSEh/

9



×