Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận về quy luật “chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại” để làm sáng tỏ quá trình từ một học sinh phổ thông trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.99 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC..........................................................................................................1
MỞ ĐẦU............................................................................................................2
NỘI DUNG........................................................................................................3
I. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ QUY LUẬT “CHUYỂN
HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG THÀNH NHỮNG SỰ
THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI”........................................................3
II. VẬN DỤNG NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
“CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG THÀNH
NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI” ĐỂ LÀM SÁNG
TỎ Q TRÌNH TỪ MỘT HỌC SINH PHỔ THƠNG TRUNG HỌC TRỞ
THÀNH SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH LUẬT HÀ NỘI......................................6
KẾT THÚC......................................................................................................11
DANH MỤC THAM KHẢO.............................................................................12

1


MỞ ĐẦU
Xã hội phát triển, kéo theo sự phát triển trong ý thức con người. Bằng việc
chú ý quan sát tính trật tự và mối quan hệ của sự vật, hiện tượng. Từ đó con người
hình thành nên khái niệm về quy luật. Quy luật là sản phẩm của tư duy khoa học
phản ánh sự liên hệ của các sự vật, hiện tượng và tính chỉnh thể của chúng. Các
quy luật của tự nhiên, xã hội cũng như tư duy của con người đều mang tính khách
quan. Con người khơng thể tạo ra hay xóa bỏ quy luật mà chỉ có thể nhận thức và
ứng dụng nó vào thực tế. Cuộc sống hiện nay muôn màu vạn trạng, bất kỳ một sự
vật, một hiện tượng nào tồn tại cũng là một thể thống nhất, dính kết giữa hai mặt
chất và lượng. Quy luật “chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những
sự thay đổi về chất và ngược lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy
vật, nó cho biết phương thức của sự vận động và phát triển. Việc nhận thức quy


luật này có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện
tượng. Mặc định lượng thay đổi tất yếu sẽ kéo theo sự chuyển hóa về chất, đồng
thời chất mới sẽ tác động trở lại đối với lượng. Để tìm hiểu sâu về vấn đề trên bằng
việc tiếp cận ví dụ cụ thể được đưa ra, em xin chọn đề tài 4: Vận dụng nội dung
và ý nghĩa phương pháp luận về quy luật “chuyển hóa từ những sự thay đổi về
lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại” để làm sáng tỏ q trình
từ một học sinh phổ thơng trung học trở thành sinh viên trường Đại học Luật
Hà Nội.

2


NỘI DUNG
I.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ QUY LUẬT
“CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG THÀNH
NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI”
1. Định nghĩa phạm trù về chất và lượng
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của
sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ
khơng phải là cái khác. Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất
vốn có, làm nên chính chúng.
Chất có tính khách quan, là cái vốn có của sự vât, hiện tượng, do những
thuộc tính, những yếu tố cấu thành quy định. Chất và sự vật có mối quan hệ chặt
chẽ, không tách rời nhau. Trong hiện thực khách quan khơng thể tồn tại sự vật
khơng có chất và khơng thể có chất nằm ngồi sự vật. Chất của sự vật được biểu
hiện qua những thuộc tính của nó. Thuộc tính của sự vật có thuộc tính cơ bản và
thuộc tính khơng cơ bản. Những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại tạo thành chất
của sự vật. Chính chúng quy định sự tồn tại, sự vận động và sự phát triển của sự
vật, chỉ khi nào chúng thay đổi hay mất đi thì sự vật mới thay đổi hay mất đi. Chất

biểu hiện trạng thái tương đối ổn định của sự vật, là sự kết hợp tương đối trọn vẹn,
hồn chỉnh, bền vững các thuộc tính của sự vật, làm cho sự vật này khơng bị hịa
lẫn với sự vật khác mà tách biệt cái này với cái khác. Chất luôn gắn liền với lượng
của vật.
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về
mặt số lượng, quy mơ, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như
các thuộc tính của sự vật.
Lượng là cái vốn có của sự vật, song lượng chưa làm cho sự vật là nó, chưa
làm cho nó khác với những cái khác. Lượng tồn tại cùng với chất của sự vật và
cũng có tính khách quan như chất của sự vật. Lượng của sự vật biểu thị kích thước
dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mơ lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp,
nhịp điệu nhanh hay chậm… Trong thực tế lượng của sự vật thường được xác định
bởi những đơn vị đo lường cụ thể như vận tốc ánh sáng 300.000 km trong một
giây… Còn những lượng biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như ý thức
trách nhiệm cao hay thấp của một công dân hay yếu tố quy định kết cấu bên trong
của sự vật, các yếu tố quy định bên ngoài của sự vật…
3


Chất và lượng là hai phương diện khác nhau của sự vật, hiện tượng khác
nhau, của cùng một sự vật, hiện tượng hay một q trình nào đó trong tự nhiên.
Hai phương diện đó đều tồn tại khách quan. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và
lượng trong nhận thức có ý tương đối: có cái trong mối quan hệ này đóng vai trị là
chất nhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng. Chỉ có sự vật có chất và lượng thì
sự vật đó mới có thể tồn tại.
2. Mối quan hệ giữa sự thay đổi vê lượng và sự thay đổi về chất
2.1.
Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt
lượng. Chúng tác động qua lại lẫn nhau. Nhưng sự thay đổi về lượng và về chất

của sự vật diễn ra cùng với sự vận động và phát triển của sự vật. Sự thay đổi ấy có
mối quan hệ chặt chẽ lẫn nhau và chúng có thể xảy ra theo hai hướng: sự tăng lên
hoặc giảm đi về lượng dẫn đến sự biến đổi ngay hoặc thay đổi dần dần về chất.
Tuy nhiên, không phải sự thay đổi bất kỳ nào về lượng cũng dẫn đến sự thay đổi
căn bản về chất và ngược lại. Ở một giai đoạn nhất định, khi lượng của sự vật được
tích lũy vượt quá giới hạn nhất định , thì chất cũ sẽ mất đi, chất mới sẽ được thay
thế. Không giới hạn đó gọi là độ.
Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi
về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy. Độ là mối liên
hệ giữa chất và lượng của sự vật đó, ở đó thể hiện sự thống nhất giữa lượng và chất
của sự vật. Trong giới hạn của độ, lượng và chất tác động biện chứng với nhau,
làm cho sự vật vận động.
Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay
đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật. Sự thay đổi về lượng khi đạt
tới điểm nút, với những điều kiện xác định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất
mới.
Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự
vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên. Bước nhảy là sự kết thúc
một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu cho một giai đoạn phát
triển mới.
Dựa vào nhịp điệu thực hiện bước nhảy của bản thân sự vật có thể phân chia
thành bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần. Bước nhảy đột biến là bước nhảy
được thực hiện trong một thời gian rất ngắn làm thay đổi chất của toàn bộ kết cấu
4


cơ bản của sự vật. Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện từ từ, từng
bước bằng cách tích lũy dần dần những nhân tố của chất mới và những nhân tố của
chất cũ dần dần mất đi.
Căn cứ vào quy mô thực hiện bước nhảy của sự vật có bước nhảy tồn bộ và

bước nhảy cục bộ. Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ
các mặt, các yếu tố cấu thành sự vật. Bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi
chất của những mặt, những yếu tố riêng lẻ của sự vật.
Như vậy, sự phát triển của sự vật nào cũng có sự tích lũy về lượng trong độ
nhất định cho tới điểm nút để thực hiện bước nhảy về chất. Song điểm nút của q
trình ấy khơng cố định mà có thể có những thay đổi. Sự thay đổi ấy do sự tác động
chủ quan và khách quan quy định.
2.2.

Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng

Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng của sự vật. Sự tác động
ấy thể hiện: chất mới có thể làm thay đổi kết cấu, quy mơ, trình độ, nhịp điệu của
sự vận động và phát triển của sự vật. Khi chất mới thay thế chất cũ, nó quy định
quy mơ và tốc độ phát triển của lượng mới trong một độ mới. Khi chất mới ra đời,
nó khơng tồn tại một cách thụ động, mà có sự tác động trở lại về lượng, được biểu
hiện ở chỗ: chất mới sẽ tạo một lượng mới phù hợp với nó để có sự thống nhất
giữa chất và lượng. Như vậy, không chỉ những thay đổi về lượng dẫn đến những
thay đổi về chất mà những thay đổi về chất cũng đã dẫn đến sự thay đổi về lượng.
2.3.

Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt
chất và lượng. Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần
dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước
nhảy; chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới lại có chất mới
hơn… Q trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng biến đổi.
3.


Ý nghĩa phương pháp luận

Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, chúng ta phải biết từng bước tích
lũy về lượng để làm biến đổi về chất. Cần tránh tư tương chủ quan, duy ý chí, “tả
khuynh”, nơn nóng, “đốt cháy giai đoạn” để thực hiện những bước nhảy liên tục.

5


Khi đã tích lũy đủ về số lượng phải có quyết tâm để tiến hành bước nhảy,
phải kịp thời chuyển những sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, từ
những thay đổi mang tính chất tiến hóa nhưng thay đổi mang tính chất cách mạng.
Cần khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ, “hữu khuynh” thường được biểu hiện
ở chỗ coi sự phát triển chỉ là sự thay đổi đơn thuần về lượng.
Phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy, trên cơ sở phân
tích đúng đắn những điều kiện khách quan và những nhân tố chủ quan, tùy theo
từng trường hợp cụ thể, từng điều kiện cụ thể hay quan hệ cụ thể.
Phải nắm được phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật để
thấu hiểu sự vật và biết cách tác động vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo
thành sự vật để làm thay đôi bản thân sự vật.
II.
VẬN DỤNG NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP
LUẬN “CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG THÀNH
NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI” ĐỂ LÀM SÁNG TỎ
QUÁ TRÌNH TỪ MỘT HỌC SINH PHỔ THÔNG TRUNG HỌC TRỞ
THÀNH SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH LUẬT HÀ NỘI
1.
Phạm trù chất và lượng trong quá trình từ một học sinh phổ thông
trung học trở thành sinh viên trường ĐH Luật Hà Nội
1.1. Phạm trù chất trong vấn đề

Trong q trình từ học sinh phổ thơng trung học trở thành sinh viên trường
ĐH Luật Hà Nội, chất 1 là học sinh, chất 2 là sinh viên.
Chất học sinh: chăm chỉ, cố gắng, ln ln nỗ lực, tính tự chủ, tự giác trong
học tập, tâm tính ngay thẳng thật thà có sự chuẩn bị kỹ càng cho kì thi THPTQG.
Mỗi học sinh đều được trang bị những kiến thức cơ bản của các môn học thuộc hai
lĩnh vực cơ bản là khoa học tự nhiên và khoa học xã hội . Bên cạnh đó, trong mơi
trường học cấp 3 mỗi học sinh lại tự trang bị cho mình những kỹ năng, những hiểu
biết riêng về cuộc sống, về tự nhiên, xã hội.
Chất sinh viên: sinh viên không chỉ tiếp thu kiến thức một cách đơn thuần
mà phải tự mình tìm tịi nghiên cứu, dựa trên những kỹ năng mà giảng viên đã
cung cấp. Nói cách khác, ở bậc đại học, việc học tập của sinh viên khác hẳn về
chất so với học sinh ở phổ thông. Việc tiếp thu tri thức diễn ra dưới nhiều hình

6


thức đa dạng và phong phú, từ cơ bản đến chuyên sâu, từ đơn giản đến phức tạp, từ
ít đến nhiều.
Ví dụ, nếu ở bậc phổ thơng thì một mơn học sẽ kéo dài trong một năm, vì thế
khối lượng kiến thức được chia đều ra khiến học sinh dễ dàng tiếp nhận hơn. Trong
khi ở ĐH Luật Hà Nội, các môn học đi từ tổng quát cho đến chuyên sâu, mỗi mơn
theo từng chun ngành, mỗi ngành lại có mỗi mơn học chủ đạo, mỗi mơn chun
ngành lại có hàng tá cuốn sách, mỗi mơn thì có rất nhiều sách với nhiều nhà xuất
bản thầy cô chỉ sử dụng một vài quyển sách chọn lọc để dạy nhưng kiến thức thì
phải “tự học nhiều hơn”. Một mơn học chỉ kéo dài trung bình từ 9 đến 18 buổi học
nghĩa là sinh viên trường ĐH Luật Hà Nội phải “ngốn” 1 chương/ 1 buổi.
1.2 Phạm trù lượng trong vấn đề
Quá trình trở thành sinh viên Đại học Luật Hà Nội của học sinh trung học phổ
thơng có sự tích lũy về lượng kiến thức, lượng cố gắng, lượng thành công., lượng
cơ hội, lượng mối quan hệ.

Lượng kiến thức: ba năm là học sinh trung học phổ thông, bốn năm là sinh
viên Đại học Luật Hà Nội.
Lượng cố gắng: sau những thất bại với điểm số không như ý muốn, sự mệt
mỏi, cố gắng để vượt qua các bài kiểm tra, sự áp lực từ chính bản thân, gia đình và
sự mong mỏi của thầy cơ thì các bạn học sinh trung học phổ thông đã vượt qua kỳ
thi để trở thành sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội.
Lượng thành cơng: sau q trình dài cố gắng, phấn đấu thì việc vào trường
ĐH Luật để học tập được xem là quá trình dài, kết quả theo ý muốn sau 3 năm tích
lũy kiến thức và việc ra trường sau 4 năm học hỏi được gọi là lượng thành công.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất thể hiện trong q trình từ
một học sinh phổ thơng trung học trở thành sinh viên Đại học Luật Hà Nội
Tri thức là hành trang không thể thiếu của mỗi người. Từ khi sinh ra, chúng
ta đã tích lũy tri thức theo từng giai đoạn phát triển: từ những điều cơ bản nhất như
ngôn ngữ, đồ vật, màu sắc… đến những kiến thức về các lĩnh vực trong cuộc sống
như văn học, toán học, lịch sử. Đặc biệt là những năm tháng ngồi trên ghế nhà
trường, chúng ta được tiếp thu những tri thức cơ bản về cuộc sống trong lĩnh vực
tự nhiên và xã hội. Bên cạnh đó, mỗi học sinh cũng trang bị thêm cho mình những
kiến thức thực tiễn, những kĩ năng mềm cần thiết cho cuộc sống sau này. Tuy
nhiên, 12 năm học trung học và phổ thông và những năm trên giảng đường đại học
7


vẫn là thời gian quan trọng nhất bởi đó là thời điểm chúng ta trang bị cho mình
những kiến thức cơ bản nhất mà mỗi người đều phải biết trong xã hội ngày nay.
Quá trình học tập của mỗi học sinh là một q trình dài, khó khăn và cần sự
cố gắng không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của bản thân mỗi học sinh. Quy
luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và
ngược lại ở chỗ mỗi học sinh trung học phổ thơng tích lũy lượng (kiến thức) cho
mình bằng việc nghe giảng trên lớp, làm bài tập về nhà, đọc thêm sách tham khảo..
thành quả của q trình tích lũy đó được đánh giá qua các bài kiểm tra, các bài thi

học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp. Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết, học sinh
trung học phổ thông sẽ được chuyển sang một cấp học mới cao hơn đó là trường
Đại học Luật Hà Nội. Như vậy, q trình học tập, tích lũy kiến thức trong ba năm
cấp ba là độ; các bài kiểm tra, kỳ thi THPTQG là điểm nút, đồng thời nó cũng là
điểm khởi đầu mới trong việc tích lũy kiến thức mới (tri thức mới) để thực hiện
một bước nhảy vô cùng quan trọng trong cuộc đời là việc vượt qua kì thi THPTQG
để chuyển sang một cấp học mới cao hơn trở thành một sinh viên của trường. Sau
khi thực hiện được bước nhảy trên, chất mới trong mỗi bạn học sinh sẽ được hình
thành và tác động trở lại lượng. Sự tác động đó thể hiện trong lối suy nghĩ cũng
như cách hành động của mỗi người đó là sự chín chắn, trưởng thành hơn so với
một học sinh phổ thơng trung học.
Bởi đó khơng đơn thuần là việc lên giảng đường để tiếp thu bài giảng của
thầy cô mà phần lớn là cả sự tự nghiên cứu, tìm tịi, tích lũy kiến thức, thời gian
học một mơn kéo dài hơn, kiến thức được các thầy cô truyền đạt nhanh hơn và
nhiều hơn. Đồng thời sinh viên cũng cần đọc nhiều loại tài liệu hơn, tiếp thu nhiều
loại kiến thức hơn. Học đại học, sinh viên cũng sẽ phải tư duy nhiều hơn với các
hoạt động tập thể, nhóm, hay thuyết trình, … nhiều hơn. Ngồi ra, các hoạt động
ngoại khóa, những kiến thức xã hội từ các công việc làm thêm hay từ các hoạt
động trong câu lạc bộ cũng khiến cường độ học tập của sinh viên tăng lên đáng kể.
Chính vì thể sinh viên cần chủ động tìm hiểu và sẵn sàng thích nghi với học
hỏi và tìm hiểu kiến thức. Khơng chỉ khác biệt về khối lượng kiến thức, học đại
học và phổ thông cịn có sự khác biệt về sự đa dạng kiến thức. Tiếp đến là các
nhiệm vụ trong học tập, nếu học phổ thông hoạt động chủ yếu là ở trên lớp còn học
đại học còn đi kiến tập, thực tập,...Đây là cơ hội cũng nhưng cũng là thách thức
cho sinh viên.. Ở đây là sự khác nhau về bản chất chứ không chỉ là sự thay đổi về

8


hình thức, bởi vậy có thể nới sự chuyển đổi từ phổ thông lên Đại học Luật cũng

giống như quá trình biến đổi từ lượng thành chất.
Hàng ngày mỗi học sinh phổ thông trung học vẫn đến trường để học tập, tiếp
thu những kiến thức mới và lượng kiến thức ngày một nhiều, nhưng chưa thể thi
ln kì thi THPTQG để học Đại học ngay được vì kiến thức mỗi bạn chưa tích lũy
đầy đủ, chưa đảm bảo để kết quả đủ để đỗ Đại học. Nhưng nếu qua ba năm mỗi
học sinh học tập và rèn luyện chăm chỉ để tích lũy kiến thức, tích lũy kinh nghiệm
qua thầy cơ...(lượng) thì có thể thi Đại học đạt kết quả cao, đảm bảo đậu trường
Đại học Luật Hà Nội . Nói cách khác chất đã thay đổi và biến đổi sang chất mới.
3.
Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của quy luật chuyển hóa từ những
sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại vào việc
làm sáng tỏ quá trình từ một học sinh trung học phổ thông trở thành sinh viên
trường Đại học Luật Hà Nội
Từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ. Trong học tập và
nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy giai đoạn
Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn
ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước
nhảy để chuyển về chất và việc học tập của sinh viên cũng không nằm ngồi điều
đó. Để có một tấm bằng tốt nghiệp trung học phổ thơng chúng ta cần phải tích lũy
đủ số điểm yêu cầu của các môn học. Như vậy có thể coi học tập là q trình tích
lũy về lượng mà điểm nút là các kỳ thi, thi cử là bước nhảy và điểm số xác định
q trình tích lũy kiến thức đã đủ dẫn tới sự chuyển hóa về chất hay chưa. Do đó,
trong hoạt động nhận thức, học tập của sinh viên phải biết từng bước tích lũy về
lượng ( tri thức) làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật. Cần học tập
đều đặn hàng ngày để chất được thấm sâu vào mỗi sinh viên. Tránh gặp gấp rút
mỗi khi sắp đến kỳ thi, như vậy là thiếu kinh nghiệm nhận thức được trong q
trình học tập. Tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội trong học tập và trong hoạt động
thực tiễn hàng ngày.
Trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên cần tránh tư tưởng tả
khuynh, tức là, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy .

Sinh viên khi học đủ những kiến thức cơ bản có sự biến đổi về chất mới có thể học
tiếp những kiến thức sâu hơn, khó hơn. Học tập nghiên cứu từ dễ đến khó là
phương pháp học tập mang tính khoa học mà chúng ta đều biết nhưng trong thực
tế, khơng phải ai cũng có thể thực hiện được. Nhiều sinh viên trong quá trình đi
9


học tập do khơng tập trung, cịn mải mê vui chơi , dẫn đến sự chậm trễ trong học
tập, rồi “nước tới chân mới nhảy” khi sắp thi họ mới tập trung cao độ vào việc
học. Giai đoạn ôn thi là lúc ta củng cố lại kiến thức chứ không phải học mới, do đó
sinh viên học tập chăm chỉ trong thời gian này không thể đảm bảo lượng kiến thức
qua được kỳ thi. Ngược lại có nhiều sinh viên có ý thức học ngay từ đầu , nhưng
họ lại nóng vội, muốn học nhanh, nhiều để hơn người khác, chưa học cơ bản đã
đến nâng cao, “chưa học bò đã lo học chạy”. Như vậy, muốn tiếp thu được tri thức
ngày càng nhiều và đạt được kết quả cao, thì mỗi sinh viên cần phải hàng ngày học
tập, học từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để có sự biến đổi về chất.
Liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan
Xét theo quan điểm của triết học, chất thay đổi sẽ tác động trở lại lượng của
sự vật. Sự tác động đó được thể hiện: Chất mới có thể làm thay đổi kết cấu quy
mơ, trình độ, nhịp điệu của sự vật. Khi đã đỗ vào đại học Luật Hà Nội, trở thành
sinh viên của trường chúng ta được tiếp cận những tri thức cao hơn, sâu hơn.
Nhiệm vụ của mỗi sinh viên Đại học Luật Hà Nội là phải tiếp tục học hỏi, trau dồi
thêm những kiến thức (tích lũy về lượng), trở thành những thẩm phán, kiểm sát
viên, luật sư, công chứng viên, chuyên viên pháp lý, cố vấn pháp lý, giáo viên/
giảng viên luật… đóng góp cho xã hội, tránh tinh thần thỏa mãn với những gì đã
đạt được. Nó giúp chúng ta tránh được tư tưởng bảo thủ, trì trệ trong học tập rèn
luyện.
Rèn luyện ý thức học tập của các tân sinh viên Đại học Luật Hà Nội
Theo quy luật lượng-chất trong triết học, rõ ràng là những thói quen mà
chúng ta đang có được hình thành từ sự tích lũy của nhiều hành vi được lặp đi lặp

lại trong cuộc sống hàng ngày, nhiều thói hư như thế đến lượt nó lại quyết định đến
tính cách của chúng ta, và số phận của mỗi con người phụ thuộc vào tính cách của
họ. Khi tích lũy hành vi (lượng) dần dần sẽ tạo nên thói quen (chất), sinh viên cần
rèn luyện cho mình tính chăm chỉ, tự chủ năng động trong q trình học tập, tích
lũy tri thức giản đơn nhất từ những thói quen hàng ngày. Trong cuộc sống cũng
như trong quá trình học tập sinh viên phải rèn luyện hàng ngày để hình thành
những thói quen học tập, rèn luyện tốt, như: phải biết tiết kiệm thời gian, làm việc
nghiêm túc và khoa học,....tích lũy nhiều thói quen như vậy sẽ góp phần hình thành
nên tính cách, giúp chúng ta thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.

10


KẾT THÚC
Tóm lại, việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa
lượng và chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò to lớn trong
việc học tập và rèn luyện của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay.
Lượng và chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự vật, chỉ khi nào lượng được
tích lũy tới một độ nhất đinh mới làm thay đổi về chất, do đó trong hoạt động nhận
thức, hoạt động học tập của sinh viên phải tích lũy dần về lượng và đồng thời phải
biết thực hiện và thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi
để biến đổi về chất. Vì vậy, mỗi sinh viên phải ln tích cực học tập, chủ động
trong công việc học tập và rèn luyện của mình cả đức và tài, để trở thành một con
người phát triển toàn diện, tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội mà khơng chịu tích
lũy về kiến thức (lượng). Cũng như trong hoạt động của mình ơng cha thường có
câu: “tích tiểu thành đại”, “năng nhặt, chặt bị” thì việc rèn luyện của học sinh sinh
viên mới có hiệu quả.

11



DANH MỤC THAM KHẢO
* Giáo trình:
1.

Giáo trình Triết học Mác- Lê Nin, Nhà xb Chính trị Quốc gia.

*Bài viết trên trang web:
1.
/>2.
/>3.
/>*Tạp chí:
1.
Tạp chí: “Tạp chí 2! Sinh viên số 361”.

12



×