Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Lịch sử đảng cmt8 sgggggggg

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.63 KB, 5 trang )

A. Mở đầu
Cách mạng Tháng Tám là biểu hiện mẫu mực của nghệ thuật chớp thời cơ
giành chính quyền cách mạng của Đảng ta. 75 năm trôi qua, nhưng bài học
về nắm bắt thời cơ vẫn có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và tính thời sự sâu sắc
đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện
nay.
Đảng ta đã kịp thời tận dụng thời cơ, tiến hành công cuộc đổi mới đưa kinh
tế - xã hội của đất nước phát triển nhanh, bền vững
Dân tộc Việt Nam đã viết lên nhiều trang sử vẻ vang với những chiến công
chống xâm lược và chống ách thống trị của giặc ngoại xâm; trong đó, Cách
mạng tháng Tám năm 1945 là một trang sử vẻ vang nhất, chói lọi nhất,
đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Sự thành công của Cách
mạng tháng Tám là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của một dân tộc
anh hùng, bất khuất có lịch sử hàng nghìn năm chống xâm lược phong kiến
và ngót một trăm năm chống ách thống trị của bọn đế quốc thực dân. Đó
cũng là kết quả của 15 năm đấu tranh (1930 – 1945) của giai cấp công
nhân và của toàn dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng,
đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể thấy rằng sự thành cơng của Cách
mạng tháng Tám là nhờ sự hội tụ những điều kiện khách quan và chủ quan
khác nhau. Và một trong những vấn đề đó chính là việc Đảng ta đã biết
nhận định về thời cơ và chớp lấy thời cơ.
Thời cơ là một hoàn cảnh thuận lợi đến trong một thời gian ngắn, đảm bảo
một việc nào đó có thể tiến hành có kết quả. Theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lê nin, hợp thành tình thế cách mạng có ba nhân tố chủ yếu
sau:
- “Thứ nhất: giai cấp và tầng lớp thống trị bên trên đã lâm vào một cuộc
khủng hoảng trầm trọng, khơng thể kiểm sốt nổi tình hình, trở nên bất lực,
khơng cịn có chế độ thống trị như cũ được nữa.
- Thứ hai: các giai cấp và tầng lớp bị trị bên dưới cũng rơi vào tình trạng cơ
cực, bị bần cùng khơng thể chịu đựng được nữa, không thể sống nổi nữa.
Mâu thuẩn đã gay gắt đến cực độ và quần chúng đã sẵn sàng đi tới một


hành động giải phóng.
- Thứ ba: tầng lớp, bộ phận trung gian, những người trí thức yêu nước, có
tư tưởng dân chủ, tiến bộ, những người có tinh thần dân tộc, kể cả một bộ
phận trong giai cấp hữu sản nhưng gần với quần chúng, nhận thức được xu
thế lịch sử, ngã về phía cách mạng. Tương quan lực lượng có lợi cho phía


cách mạng.
Hội đủ những điều kiện đó, về cơ bản, tình thế cách mạng đã chín muồi”.
B.Thời cơ diễn ra cuộc cmt8
Việt Nam vào đầu những năm 1940, đặc biệt sau khi cuộc khởi nghĩa Nam
Kỳ nổ ra thất bại thì vấn đề thời cơ được bàn luận đến rất nhiều. Vào tháng
5-1941, trong Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ
Tám tại Pắc Bó, Cao Bằng dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và
quyền Tổng Bí thư Trường Chinh. Nghị quyết đã dự báo một cách chính xác
về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và hệ lụy của nó: “Nếu cuộc đế quốc
chiến tranh lần trước đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa thì cuộc đế
quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, do đó cách
mạng nhiều nước thành cơng…” . Như vậy, thời cơ sẽ đến với nhiều nước
trên thế giới khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phần thắng nghiêng
về Liên Xơ và phe dân chủ. Đó là một khả năng làm xuất hiện thời cơ có lợi
cho cách mạng nhiều nước, trong đó có cách mạng nước ta. Hội nghị cịn
nhận định rằng cuộc cách mạng Đơng Dương là một bộ phận của phong
trào cách mạng thế giới và lúc đó là một bộ phận của phong trào dân chủ
chống phát-xít. Vận mệnh của dân tộc Đơng Dương gắn liền với vận mệnh
của Liên xô; đồng thời, cũng gắn liền với cách mạng Trung Quốc.
Sang cuối năm 1941, đầu 1942, khi chiến tranh Thái Bình Dương nổ ra,
Nhật tràn vào Đơng Dương thì lúc này khả năng đội quân kháng Nhật của
Trung Quốc sẽ tràn vào đánh Nhật ở trên đất nước ta. Lúc này, vấn đề thời
cơ lại được nêu ra. Tuy nhiên, theo nhận định của Trung ương Đảng thì: “có

nhiều đồng chí tưởng chiến tranh (Thái Bình Dương) nổ ra và Hoa quân
nhập Việt thì lập tức ta có đủ điều kiện khởi nghĩa”… “sự thực, nói chung
tồn quốc, ta chưa vào một tình thế cách mạng. Những điều kiện khởi nghĩa
của Đông dương chưa chín mùi. Vì sao? Vì một là qn thù chưa có sự
hoang mang đến cực điểm, chiến tranh chưa đẩy chúng đến một tình thế
khủng hoảng phổ thơng; hai là tầng lớp nhân dân ngồi vơ sản tuy đã ghét
Pháp và bắt đầu chán Nhật, nhưng chưa ngã hẳn về phía cách mạng, họ
cịn chịu ảnh hưởng của bọn Việt gian một phần nào...”.
Gần ba năm sau, tháng 10 năm 1944, cục diện chiến tranh thế giới thứ hai
đã bắt đầu đi đến hồi kết, Hồng quân Liên Xô đã đánh lùi quân Đức ra khỏi
biên giới Liên Xô và đang tiến qua Trung Âu, quân Nhật thất bại thảm hại ở
chiến trường Thái Bình Dương. Trong thư gửi cán bộ và đồng bào, Nguyễn
Ái Quốc đã nhấn mạnh: “phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các nước
đồng minh quốc sắp tranh được sự thắng lợi cuối cùng”.Từ sự phân tích


trên, Người khẳng định: “cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một
năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp, ta phải làm nhanh”. Tuy nhiên,
“nhanh” nhưng khơng nóng vội, vì vậy, Người đã chỉ thị thành lập đội “Việt
Nam tuyên truyền giải phóng quân” vào ngày 22 tháng 12 năm 1944.
Trong suốt đầu năm 1945, Trung ương Đảng luôn chú ý đến vấn đề “cuộc
đảo chính của phát-xít Nhật” nhằm hướng cơng tác chuẩn bị của Đảng và
phong trào cách mạng của quần chúng chủ động đón nhận nó. Vì vậy, ngày
9 tháng 3 năm 1945, nhận thấy Nhật sắp lật Pháp đến nơi, đồng chí Trường
Chinh đã triệu tập Hội nghị Ban thường vụ Trung ương mở rộng ngay trong
tối 9 tháng 3 năm 1945. Hội nghị bắt đầu họp ở làng Đình Bảng (Từ Sơn –
Bắc Ninh) thì phát-xít Nhật nổ súng đánh Pháp ở Hà Nội và trên tồn Đơng
Dương. Hội nghị đoán trước sự thất bại của Pháp, thắng lợi tạm thời của
quân đội Nhật và cuộc đảo chính sẽ tạo ra một tình hình khủng hoảng chính
trị sâu sắc, làm cho những điều kiện khởi nghĩa của Đông Dương chưa chín

muồi đang đi tới chín muồi nhanh chóng. Vì vậy, Hội nghị đã ra Chỉ thị
“Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” vào ngày 12 tháng 3
năm 1945. Ðảng quyết định phát động cao trào chống Nhật cứu nước.
Giữa trưa ngày 13 tháng 8 năm 1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng các
lực lượng Đồng minh trên sóng phát thanh của Nhật Bản. Người nhận thấy
thời cơ có một khơng hai đã đến với dân tộc chúng ta, bởi vậy, “dù phải đốt
cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được tự do độc lập!”. Lập tức,
Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn
quốc và lệnh khởi nghĩa được ban ra kịp thời: “Giờ tổng khởi nghĩa đã đến!
Cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập
cho nước nhà!… Chúng ta phải hành động cho nhanh với một tinh thần vô
cùng quả cảm, vơ cùng thận trọng!... Cuộc thắng lợi hồn toàn nhất định sẽ
về ta!”. Nghe theo tiếng gọi của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hơn 20 triệu
đồng bào trong cả nước nhất tề đứng dậy khởi nghĩa giành chính quyền
cách mạng. Trong vịng chưa đầy nửa tháng, các địa phương trên cả nước
đã giành thắng lợi.
Cũng nhờ chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của Nhân dân ta được nhân lên
gấp bội: từ ngày 14 đến ngày 18/8, cuộc Tổng khởi nghĩa nổ ra giành thắng
lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền
Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam...
Ngày 19/8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23/8,
khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và Bắc Kạn, Hịa Bình, Hải Phịng, Hà Đơng,
Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu... Ngày 25/8, khởi nghĩa
thắng lợi ở Sài Gịn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh,


Biên Hịa, Tây Ninh, Bến Tre... Ở Cơn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh
đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền.
Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945 (từ 13 đến 28/8/1945), dưới sự
lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, 25 triệu đồng bào ta, với tinh

thần "đem sức ta mà giải phóng cho ta" đã nhất tề vùng lên giành chính
quyền, tổng khởi nghĩa thắng lợi hồn tồn. Cách mạng Tháng Tám thành
cơng, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí
Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập,
tuyên bố trước quốc dân và thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do
và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc
Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để
giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!
C.Nhận xét về việc chớp thời cơ của Đảng ta
Như vậy, một cuộc khởi nghĩa diễn ra thành công không phải dựa vào một
âm mưu, một đảng phái mà phải dựa vào cao trào cách mạng của nhân
dân, dựa vào một chuyển hướng lịch sử quyết định.
Như trên đã nói, thời cơ xuất hiện và tồn tại trong một khoảng thời gian
nhất định. Đối với cuộc Cách mạng tháng Tám, thời cơ tồn tại một cách
khách quan trong vòng khoảng 20 ngày, bắt đầu từ khi Nhật hoàng tuyên
bố đầu hàng (ngày 13-8) và kết thúc khi quân Đồng Minh vào tước khí giới
quân Nhật trên đất nước ta theo Hiệp định Pôt-xđam (ngày 5-9). Nếu phát
động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc trước ngày 13-8 và
sau ngày 5-9 đều khơng có khả năng thành cơng, bởi trước ngày 13-8, quân
Nhật còn mạnh, nhân dân ta sẽ tổn hại nhiều xương máu, cịn sau ngày 5-9,
trên đất nước có nhiều kẻ thù (từ vĩ tuyến 16 trở ra là quân Tưởng - Mỹ, từ
vĩ tuyến 16 trở vào là quân Anh và sau nó là quân Pháp trở lại xâm lược),
cuộc cách mạng Việt nam sẽ mất đi thế chủ động và sẽ gặp nhiều khó khăn
khác. Vì vậy, chỉ có thể giành chính quyền thắng lợi trong ngưỡng thời gian
khắc nghiệt đó.
Đã mấy mươi năm đã trơi qua, nhưng bài học về nhận định thời cơ và chớp
thời cơ cách mạng của Ðảng trong Cách mạng Tháng Tám 1945, vẫn cịn
ngun giá trị thời sự. Qua đó chúng ta càng cảm nhận sâu sắc hơn về hai
câu thơ của Bác ở bài thơ “Học đánh cờ” trong tác phẩm “Nhật ký trong
tù”:

“Lạc nước hai xe đành bỏ phí
Gặp thời một tốt cũng thành công”.


D.Bài học kinh nghiệm và ý nghĩa thời cơ của cách mạng tháng 8
Có thể nói Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam đã sáng suốt trong
việc chớp thời cơ của cách mạng tháng 8. Từ việc tận dụng thuận lợi trong
và ngoài nước Đảng ta đã giành được độc lập cho dân tộc. giành được chính
quyền một cách nhanh chóng ít đổ máu.
Thời cơ của cách mạng tháng 8 mang đến bài học không chủ riêng dân tộc
Việt Nam mà còn dành cho tất cả nước thuộc địa trên thế giới. Việc tận
dụng yếu tố khách quan, chủ quan trong chiến tranh là vô cùng quan trọng.
Sự lãnh đạo độc quyền của một Đảng lãnh đạo cũng đóng vai trị với chiến
thắng của Việt Nam.
Một yếu tố nữa chính là tận dụng được mâu thuẫn của kẻ thù. Biết nhìn xa
trong rộng cũng như lường trước trước được kết quả sẽ diễn ra. Tận dụng
được khối đại đồn kết dân tộc, lực lượng cơng – nơng – binh hùng hậu. Và
quan trọng nhất chính là chớp thời cơ của cách mạng tháng 8.
Với nghệ thuật chớp thời cơ của cách mạng tháng 8 dân tộc ta đã đạp đổ
chính quyền thực dân và trở thành quốc gia độc lập. Tránh được ý đồ xâm
lược nước ta lần nữa của thực dân Anh và quân Tưởng. Cuộc đấu tranh diễn
ra nhanh chóng, hạn chế tổn thất và đổ máu.



×