HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ LỢI
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN ĐA DẠNG
SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT,
HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
------------------------
---------------------------
NGUYỄN THỊ LỢI
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN ĐA DẠNG
SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT,
HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN
CHUYÊN NGÀNH
: KHOA HỌC MƠI TRƯỜNG
MÃ SỐ
: 60.44.03.01
Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN ĐÌNH THI
HÀ NỘI, 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được dùng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thơng tin được trích dẫn trong luận văn đều
được chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ đều đã được cảm ơn.
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Lợi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii
LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy cô giáo trong Khoa Môi
trường, trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam; đặc biệt là Quý Thầy cô trong Bộ
môn Sinh thái nông nghiệp - những người đã truyền đạt cho tơi những kiến thức bổ
ích và tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận văn này.
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến TS.Nguyễn Đình Thi
giảng viên Bộ môn Sinh thái nông nghiệp, đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và
tận tình hướng dẫn chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin được trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ Vườn quốc gia Pù Mát; đặc biệt
là các cán bộ Phòng Giáo dục mơi trường và Du lịch sinh thái, Phịng Khoa học và
Hợp tác quốc tế đã cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết, tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong q trình thực hiện luận văn tại Vườn.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Lợi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan
ii
Lời cảm ơn
iii
Mục lục
iv
Danh mục chữ viết tắt
vi
Danh mục bảng
vii
Danh mục hình
ix
MỞ ĐẦU
1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3
1.1. Vườn quốc gia
3
1.1.1. Khái niệm vườn quốc gia
3
1.1.2. Vài nét về một số VQG trên thế giới và ở Việt Nam
4
1.1.3. Vai trò của vườn quốc gia trong bảo tồn đa dạng sinh học
8
1.2. Bảo tồn đa dạng sinh học
1.2.1. Khái niệm đa dạng sinh học
9
9
1.2.2. Khái niệm bảo tồn đa dạng sinh học
10
1.2.3. Sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia
13
1.2.4. Thực trạng về bảo tồn đa dạng sinh học ở một số VQG trên thế giới 14
1.2.5. Thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học tại các vườn quốc gia ở Việt Nam 15
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn đa dạng sinh học
19
1.3.1. Sơ lược các yếu tố ảnh hưởng đến một số vườn quốc gia điển hình trên
thế giới
19
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn đa dạng sinh học ở một số vườn quốc
gia ở Việt Nam
19
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia
Pù Mát, Con Cuông, Nghệ An
22
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
24
2.1. Đối tượng nghiên cứu
24
2.2. Phạm vi nghiên cứu
24
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv
2.2.1. Về không gian
24
2.2.2. Về thời gian
24
2.2.3. Về nội dung
24
2.3. Nội dung nghiên cứu
24
2.3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực vườn quốc gia Pù Mát.
24
2.3.2. Thực trạng đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Pù Mát.
24
2.3.3. Thực trạng hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Pù Mát. 24
2.3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn đa
dạng sinh học.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
24
24
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
24
2.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp
25
2.5. Tổng hợp và xử lý số liệu
26
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
27
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại vườn quốc gia Pù Mát
27
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
27
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
30
3.2. Thực trạng đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Pù Mát
35
3.2.1. Đa dạng sinh học hệ thực vật tại vườn quốc gia Pù Mát
35
3.2.2. Đa dạng sinh học hệ động vật tại vườn quốc gia Pù Mát
38
3.3 Hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Pù Mát
42
3.3.1. Hoạt động gián tiếp
42
3.3.2. Hoạt động trực tiếp
57
3.3. Một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Pù Mát 75
3.4.1. Giải pháp cơ chế, chính sách
75
3.4.2 Giải pháp về tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo tồn
và chia sẻ lợi ích từ đa dạng sinh học
76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
81
PHỤ LỤC
83
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BNN&PTNT
: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
BTĐDSH
: Bảo tồn đa dạng sinh học
BTTN
: Bảo tồn thiên nhiên
BQL
: Ban quản lý
BQLVQG
: Ban quản lý vườn quốc gia
CS
: Cộng sự
DLST
: Du lịch sinh thái
ĐDSH
: Đa dạng sinh học
GDMT&DLST
: Giáo dục môi trường và du lịch sinh thái
GPS
: Hệ thống định vị toàn cầu
IUCN
: Liên minh quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và
tài nguyên thiên nhiên
HST
: Hệ sinh thái
NCKH
: Nghiên cứu khoa học
PCCCR
: Phòng cháy chữa cháy rừng
SFNC
: Dự án lâm nghiệp cộng đồng và bảo tồn thiên nhiên
TNTN
: Tài nguyên thiên nhiên
UBND
: Ủy ban nhân dân
UNEP
: Chương trình mơi trường Liên hợp quốc
VQG
: Vườn quốc gia
WWF
: Quỹ bảo vệ thiên nhiên quốc tế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
1.1
Phân loại hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam
1.2
Các tác động đến ĐDSH ở VQG Xuân Thủy bởi các tác động của
11
con người
20
3.1
Thành phần dân tộc các huyện trong khu vực VQG Pù Mát
30
3.2
Mật độ và dân số các xã trong khu vực VQG Pù Mát
31
3.3
Các taxon thực vật có mạch ở vườn quốc gia Pù Mát
36
3.4
So sánh số lồi thực vật có mạch ở một số vườn quốc gia tại Việt Nam
36
3.5
Các taxon có mạch ở vườn quốc gia Pù Mát
37
3.6
Số lượng và tỷ lệ các lồi cây có ích phục vụ nhu cầu của con người
tại VQG Pù Mát
37
3.7
Các taxon phân loại động vật ở Vườn quốc gia Pù Mát
40
3.8
Nhóm động vật quý hiếm tại vườn quốc gia Pù Mát
40
3.9
Một số loài động vật quý hiếm và đặc hữu ở Vườn quốc gia Pù Mát
41
3.10 Các toxon phân loại động vật ở vườn quốc gia Pù Mát
42
3.11 Số lượng cán bộ Vườn quốc gia Pù Mát tham gia các khóa tập huấn
47
3.12 Nhận xét của người dân về mức độ tuyên truyền, tập huấn về hoạt
động bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực Vườn quốc gia Pù Mát
48
3.13 Các loại hình tuyên truyền của cán bộ VQG Pù Mát tới người dân
sống trong khu vực vùng đệm
49
3.14 Các hình thức tuyên truyền bảo tồn đa dạng sinh học tại trường học
của cán bộ VQG Pù Mát
50
3.15 Các hình thức tuyên truyền bảo tồn đa dạng sinh học tại thôn bản
của cán bộ VQG Pù Mát
51
3.16 Các chương trình, dự án thực hiện tại VQG Pù Mát
53
3.17 Phân tích mỗi quan hệ giữa chủ rừng và các bên liên quan tại khu
vực vườn quốc gia Pù Mát
3.18 Một số loài động vật được tiếp nhận và đưa về nuôi ở VQG Pù Mát
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
55
60
Page vii
3.19 Nhận biết của người dân về vai trò của VQG Pù Mát đối với tài
nguyên thiên nhiên và môi trường
60
3.20 Nhận biết của người dân đối với các lợi ích của Vườn quốc gia Pù
Mát mang lại
60
3.21 Nhận thức của người dân về bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn quốc
gia Pù Mát
61
3.22 Các loài cây gỗ người dân thường khai thác ở khu vực vườn quốc
gia Pù Mát
62
3.23 Tình trạng săn bắn và sử dụng động vật hoang dã ở vườn quốc gia
Pù Mát
63
3.24 Thành phần loài và công dụng của các cây dược liệu người dân khai
thác tại Vườn quốc gia Pù Mát
64
3.25 Hoạt động thu hái lâm sản ngoại gỗ của người dân vùng đệm tại
vườn quốc gia Pù Mát
65
3.26 Nguồn thu nhập chính của người dân vùng đệm VQG Pù Mát
66
3.27 Dân số của các bản bên trong VQG Pù Mát.
68
3.28 Hiện trạng sử dụng đất của 3 bản trong vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát
69
3.29 Tương quan diện tích đất canh tác với sự phân hóa giàu nghèo của
người dân trong vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát
69
3.30 Mỗi liên hệ giữa vật ni và sự phân hóa giàu nghèo của người dân
vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát
70
3.31 Ý thức của du khách trong việc xả thải tại các điểm du lịch ở khu
vực vườn quốc gia Pù Mát
71
3.32 Số lượng khách tham quan du lịch tại vườn quốc gia Pù Mát giai
đoạn 2008 - 2012
72
3.33 Dự định của người dân vùng đệm tham gia vào hoạt động du lịch
sinh thái
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
73
Page viii
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
1.1
Q trình phát triển hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam
3.1
Bản đồ chỉ dẫn đường đến VQG Pù Mát
27
3.2
Sơ đồ hiện trạng tổ chức bộ máy VQG Pù Mát.
44
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
5
Page ix
MỞ ĐẦU
Bảo tồn đa dạng sinh học được coi là một trong những nhiệm vụ quan
trọng đối với sự phát triển trên toàn thế giới. Với sự phát triển nhanh chóng của
kinh tế - xã hội cùng với sự quản lý tài nguyên sinh học còn yếu kém đã làm cho
đa dạng sinh học (ĐDSH) bị suy thoái ngày càng nghiêm trọng. Nhiều loài động
vật và thực vật bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng mà nguyên nhân chủ yếu là
do con người sử dụng tài nguyên không hợp lý. Do đó, việc quản lý tài nguyên
và bảo tồn đa dạng sinh học là thực sự cần thiết và cấp bách (Nguyễn Hoàng
Nghĩa, 1999).
Vườn quốc gia (VQG) Pù Mát được thành lập vào ngày 08/11/2001 (tiền
thân là khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát được thành lập năm 1995) nằm dọc theo
biên giới Việt Lào thuộc khu vực Tây Nam tỉnh Nghệ An. Đây là VQG có diện
tích lớn nhất phía Bắc Việt Nam, với diện tích 94804,4ha. VQG Pù Mát là một
trong những VQG tiêu biểu của Việt Nam và thế giới, có nguồn tài nguyên ĐDSH
phong phú, chứa nhiều nguồn gen động vật và thực vật quý hiếm, cảnh quan thiên
nhiên hùng vĩ và có nét văn hóa bản địa rất đặc sắc. Với 2.494 lồi thực vật bậc
cao có mạch và 1.824 lồi động vật thuộc các nhóm thú, chim, bị sát, lưỡng cư,
cá, cơn trùng và kiến. Đặc biệt, nơi đây phân bố các loài thú quý hiếm, đặc hữu
mới được các nhà khoa học phát hiện trong thập niên 90 của thế kỷ 20 gồm: Sao
la, Mang Trường Sơn. Vườn còn là nơi lưu giữ bảo tồn các lồi thực vật q hiếm
khơng chỉ cho Việt Nam mà cả thế giới như: Pơ Mu, Sa Mu Dầu. Thông qua các
hoạt động bảo tồn, nghiên cứu khoa học (NCKH), du lịch sinh thái, VQG đã và
đang góp phần thúc đẩy phát triển, nâng cao đời sống cho người dân. Đồng thời
giữ gìn và phát triển bền vững bản sắc và giá trị văn hóa của các dân tộc sinh sống
trên địa bàn (Trần Xuân Cường và cs, 2012).
Sinh sống trong vùng lõi và vùng đệm VQG Pù Mát có các dân tộc: Thái,
Khơ Mú, Kinh, H’Mông, Đan Lai, Poong và Ơ Đu. Sinh kế của họ chủ yếu dựa
vào việc khai thác và sử dụng các loại nguồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN) trong
Vườn (Trần Xuân Cường và cs, 2012).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1
Hoạt động BTĐDSH ở đây vẫn đang gặp nhiều khó khăn và thách thức,
nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng tài nguyên ĐDSH tăng cao, mặt khác do tầm
quan trọng và giá trị trực tiếp của ĐDSH đối với cuộc sống con người rất lớn. Bên
cạnh đó, nhận thức của người dân thấp và năng lực quản lý của các cơ quan chức
năng còn hạn chế, cộng với các giải pháp bảo tồn chưa cụ thể nên hiệu quả bảo tồn
đa dạng sinh học chưa cao.
Để đánh giá hiện trạng và quản lý tài nguyên ĐDSH làm cơ sở đề xuất một
số giải pháp bảo tồn ĐDSH tại VQG Pù Mát, tôi thực hiện đề tài “Thực trạng
hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Pù Mát, huyện Con
Cng, tỉnh Nghệ An”.
Mục đích nghiên cứu
- Xác định thực trạng đa dạng sinh học tại VQG Pù Mát.
- Đánh giá hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Pù Mát.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn đa
dạng sinh học tại vườn quốc gia Pù Mát.
Yêu cầu của đề tài
- Tìm hiểu được tổng thể hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn
quốc gia Pù Mát.
- Tìm hiểu được tất cả những hoạt động ảnh hưởng đến bảo tồn đa dạng
sinh học tại vườn quốc gia Pù Mát.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Pù Mát.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vườn quốc gia
1.1.1. Khái niệm vườn quốc gia
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa về vườn quốc gia:
Theo quyết định số 62/2005/QĐ - BNN ngày 12/10/2005 của Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn: Vườn quốc gia là một khu vực tự nhiên trên đất
liền hoặc có hợp phần đất ngập nước biển, có diện tích đủ lớn để thực hiện mục
đích bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện khỏi bị tác
động hay chỉ bị tác động rất ít; bảo tồn các sinh vật đặc hữu hoặc bị đe dọa cho
thế hệ hôm nay và mai sau. Vườn quốc gia là nền tảng cho các hoạt động tinh
thần, khoa học, giáo dục, giải trí và các hoạt động DLST được kiểm sốt và ít
có tác động tiêu cực.
Theo liên minh quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên
(IUCN, 2006) đã đưa ra định nghĩa về vườn quốc gia như sau:
Vườn quốc gia là một lãnh thổ tương đối rộng trên đất liền hay trên
biển mà:
+ Ở đó, có một hay vài hệ sinh thái không bị thay đổi lớn do sự khai thác
hoặc chiếm lĩnh của con người. Các loài thực vật, động vật, các đặc điểm hình
thái, địa hình, địa mạo và nơi cư trú của các loài hoặc cảnh quan thiên nhiên đẹp
là mỗi quan tâm cho nghiên cứu khoa học, cho giáo dục và giải trí.
+ Ở đó, có quản lý thực hiện các biện pháp ngăn chặn hoặc loại bỏ nhanh
chóng sự khai thác cho các mục đích nghiên cứu, giáo dục, văn hóa, giải trí và
lịng ngưỡng mộ.
+ Việc thiết lập VQG và khu bảo tồn nhằm mục đích chính cho sự
BTĐDSH và tính tồn vẹn lãnh thổ, phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục và
tạo môi trường du lịch. Như vậy, VQG là địa bàn phù hợp cho du lịch sinh thái.
Theo quyết định số 186/2006/QĐ - TTg ngày 14/08/2006 của Thủ tướng
chính phủ Việt Nam về quy chế quản lý rừng thì vườn quốc gia là một loại rừng
đặc dụng, được xác định trên các tiêu chí sau:
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3
+ Vườn quốc gia là khu rừng tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập
nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập, bảo tồn một hay nhiều hệ sinh
thái đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay bị tác động rất ít từ bên ngoài,
bảo tồn các sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp.
+ Vườn quốc gia được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho bảo tồn
rừng và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du
lịch sinh thái.
+ Vườn quốc gia được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh
thái đặc trưng, các động thực vật đặc hữu, về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ lệ
đất nơng nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của vườn.
1.1.2. Vài nét về một số VQG trên thế giới và ở Việt Nam
a) Một số VQG trên thế giới
Vườn quốc gia Kruger
Là một trong những VQG lớn nhất châu Phi, với diện tích 18.898 km2.
Đây là nơi bảo tồn động vật lớn nhất Nam Phi, nhằm kiểm soát các loài động
vật hoang dã bị săn bắn làm các loại hàng hóa đặc biệt. Kruger là nơi cư trú
của hơn 517 lồi chim, 147 lồi động vật có vú khác. Năm 1989, số lượng voi
bị giết hại trở nên nhiều nên VQG đã cố gắng bảo vệ chúng. Đến năm 2004 số
lượng voi đã tăng lên 11670 con, năm 2006 là 13500 con…Ở đây với nhiều
loài động vật hoang dã, quý hiếm như: Sư tử, voi, chó hoang, ngựa vằn, linh
dương, tê giác, bị rừng…Du khách đến đây có nhiều cơ hội thỏa mãn sở thích
chụp ảnh (Hà Duy, 2011).
Vườn quốc gia Galapagos
VQG Galapagos ở Equador không chỉ là một VQG mà còn là một di sản
thế giới, một khu dữ trữ sinh quyển và giờ đây còn là một khu dữ trữ sinh thái
biển. Về mặt vị trí thì VQG Galapagos nằm tách khỏi lục địa, có mơi trường phù
hợp cho các lồi sinh vật thích nghi như: rùa, chim sẻ, xương rồng khổng lồ và
họ hàng hướng dương, chim bói…(Hà Duy, 2011).
Tuy ở các nước khác nhau nhưng các VQG có đặc điểm chung là bảo vệ
các loài động - thực vật hoang dã, quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, các
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4
cảnh đẹp thiên nhiên hùng vỹ mà thiên nhiên ban tặng cùng với nét văn hóa địa
phương nhiều bí ẩn mà khách du lịch muốn khám phá.
b) Các vườn quốc gia điển hình ở Việt Nam
Năm 2003, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quyết định số 192/2003/QĐ
- TTg ban hành chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên của Việt
Nam đến năm 2012 (Chính phủ, 2003).
Hình 1.1: Quá trình phát triển hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2004.
Đến năm 2012, việc quy hoạch các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam
được đẩy mạnh, trong đó có 30 vườn quốc gia (Bộ NN & PTNT, 2004).
Vườn quốc gia Ba Bể - Bắc Cạn
VQG Ba Bể được thành lập vào ngày 10/11/1992 thuộc huyện Ba Bể, tỉnh
Bắc Cạn. VQG Ba Bể có tổng diện tích là 44.750 ha được chia thành các khu vực
như sau: vùng lõi 10.048 ha, vùng đệm 34.702 ha. Vùng lõi bao gồm: phân khu
bảo vệ nghiêm ngặt 3.931 ha, phân khu phục hồi sinh thái 6.083 ha, phân khu
hành chính 34 ha (Vườn quốc gia Ba Bể, 2013).
Từ khi thành lập vườn quốc gia Ba Bể đã thu được những kết quả như:
+ Về công tác bảo tồn và nghiên cứu khoa học, các kết quả điều tra khảo
sát cho thấy: có 1268 lồi thực vật bậc cao. Ở đây, đã chăm sóc, bảo vệ những
loài động vật hoang dã bị đe dọa như: hổ, gấu, sơn dương…(VQG Ba Bể, 2013).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5
+ Công tác quản lý và bảo vệ rừng: VQG Ba Bể đã bố trí các trạm kiểm
tra tại các địa bàn trọng điểm. Thu hút sự tham gia của cộng đồng trong công tác
quản lý và bảo vệ rừng thơng qua chương trình 661. Xây dựng cơ chế phối hợp
quản lý bảo vệ rừng với các xã trong và xung quanh vườn. Thường xuyên bàn
giao với lãnh đạo UBND huyện, các cơ quan khối nội chính về quản lý bảo vệ
rừng. Tuyên truyền giáo dục và vận động cộng đồng tại các thôn bản tham gia
quản lý bảo vệ rừng, thực hiện quy ước bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng.
+ Hoạt động DLST và tuyên truyền giáo dục môi trường: thực hiện theo
quy chế 104 của BNN&PTNT về hoạt động DLST trong rừng đặc dụng. Thực
hiện các hoạt động thu phí tham quan, tổ chức các dịch vụ ăn nghỉ, hướng dẫn
khách tham quan. Thu hút sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động DLST. Tổ
chức hướng dẫn cho học sinh, sinh viên, du khách đến tham quan về việc bảo vệ
rừng và bảo vệ môi trường. Xuất bản các ấn phẩm (tờ rơi, sách…) tuyên truyền
cho du khách (VQG Ba Bể, 2013).
Bên cạnh những kết quả vẫn cịn những hạn chế như: kinh phí cho hoạt
động nghiên cứu khoa học còn rất hạn chế do vườn trực thuộc tỉnh Bắc Cạn. Các
đề tài nghiên cứu mang tính chất thử nghiệm.
Qua những hoạt động đã đạt được và chưa đạt được của Vườn ta có thể rút
ra một số bài học kinh nghiệm như: dưới sự lãnh đạo của UBND tỉnh Bắc Cạn,
giám đốc VQG Ba Bể là người trực tiếp chỉ đạo các hoạt động, chương trình của
Vườn. Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương đó chính là những cán bộ,
người dân có năng lực đều đã được huy động tham gia vào các hoạt động,
chương trình của Vườn, chính họ đã góp phần quyết định đến sự thành cơng
trong cơng tác bảo tồn thiên nhiên và phát triển DLST. Cần phải duy trì và tiếp
tục phát triển các hạt nhân địa phương này theo cùng mục tiêu chung để tập trung
nguồn nhân lực, giữ vững các thành quả đạt được và tiến tới thành cơng mới. Bên
cạnh nguồn lực chính từ ngân sách nhà nước thì ban quản lý Vườn có nhiều hoạt
động nhằm thu hút nguồn tài trợ từ các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài
nước để cung cấp cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển DLST. Sự tham gia
và đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan trong đó có cộng đồng là thực sự cần
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6
thiết cho sự điều phối hiệu quả. Để trên cơ sở đó, mọi hoạt động diễn ra đều được
các bên liên quan hiểu rõ, tham gia và ủng hộ.
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được thành lập năm 2001 nằm ở
phía tây tỉnh Quảng Bình. VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là một trong những khu
rừng đặc dụng hàng đầu của Việt Nam đang lưu giữ nhiều giá trị khoa học rất
quan trọng. Vườn đã thống kê được 2.651 loài thực vật bậc cao có mạch, 843 lồi
thực vật có xương sống. BQLVQG đã có những nỗ lực quan trọng trong quá
trình hợp tác NCKH với nhiều tổ chức trong và ngồi nước. Năm 2003, lần đầu
tiên chương trình hợp tác NCKH giữa VQG Phong Nha - Kẻ Bàng với vườn thú
Cologne - cộng hòa liên bang Đức. Các nhà khoa học đã phát hiện ra 1 lồi bị sát
mới cho khoa học đó là lồi tắc kè Phong Nha. Cũng năm 2003, tiến sĩ Nguyễn
Thái Tự đã công bố 10 loài cá mới cho khoa học ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
Năm 2005, các nhà khoa học thuộc viện thực vật Comarop - viện hàn lâm khoa
học Liên Bang Nga, trường đại học khoa học tự nhiên Hà Nội đã phát hiện mới
về quần thể bách xanh đá cổ sơ và rộng lớn nhất khu vực Đông Nam Á (Đinh Hải
Dương, 2010).
Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định trong công tác nghiên
cứu khoa học và phát huy những giá trị di sản thiên nhiên nhưng VQG Phong
Nha - Kẻ Bàng vẫn cịn gặp nhiều khó khăn:
+ Cơng nghệ thơng tin và thiết bị nghiên cứu cịn thiếu và yếu.
+ Thiếu ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học: Trung tâm khơng
có nguồn kinh phí hoạt động chuyên môn mà cũng không tranh thủ được nguồn
kinh phí từ ngân sách sự nghiệp khoa học cơng nghệ của tỉnh để tổ chức các
nghiên cứu khoa học.
+ Thiếu nhân lực: mặc dù có 27 biên chế cho trung tâm nghiên cứu khoa
học và cứu hộ với đa phần là các kỹ sư và bác sĩ thú y được đào tạo chính quy
nhưng đều là cán bộ trẻ thiếu kinh nghiệm trong thực tiễn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7
+ Những áp lực của người dân địa phương lên tài nguyên rừng đang là
những đe dọa lớn đến sự nguyên vẹn của TNTN thế giới VQG Phong Nha Kẻ Bàng.
Qua những hoạt động đã đạt được và chưa đạt được của Vườn, ta có thể
rút ra những bài học kinh nghiệm như sau: VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã có
những nỗ lực trong cơng tác nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, để có nguồn kinh
phí lớn cho NCKH thì BQLVQG cần có những hoạt động nhằm thu hút sự tham
gia của các cá nhân, tập thể trong và ngồi nước, để tồn thể cộng đồng cùng
chung tay góp sức xây dựng và phát triển bền vững vườn quốc gia. VQG Phong
Nha - Kẻ Bàng được thiên nhiên ưu đãi có nhiều cảnh đẹp, là địa điểm hấp dẫn
khách du lịch. BQLVQG cần có những chương trình tập huấn các hoạt động
nhằm thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc bảo vệ rừng và
phát triển DLST của Vườn (Đinh Hải Dương, 2010).
1.1.3. Vai trò của vườn quốc gia trong bảo tồn đa dạng sinh học
1.1.3.1. Trên thế giới
Các vườn quốc gia được thành lập có vai trị to lớn trong việc bảo tồn các
lồi động - thực vật, cụ thể là:
- Tổ chức NCKH về bảo vệ, bảo tồn, phát triển động - thực vật rừng, đặc
biệt đối với các loài động - thực vật quý hiếm, đặc hữu, nguy cấp. Sưu tập, nuôi
trồng thực nghiệm, bảo tồn các nguồn gen, các loài động - thực vật quý hiếm.
- Phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại và sinh vật ngoại lai
xâm hại, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại rừng, môi trường cảnh quan.
- Các VQG được thành lập thu hút được nhiều dự án cho BTĐDSH và các
dự án phát triển kinh tế cho người dân sống trong vùng đệm của VQG.
- Giải quyết được việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Các dự án phát
triển kinh tế sẽ giúp cho người dân cải thiện được cuộc sống. Du lịch sinh thái ở VQG
phát triển sẽ giúp cho người dân có thêm việc làm trong các dịch vụ sinh thái phục vụ
khách du lịch. Giúp cho kinh tế của người dân được tốt hơn từ đó giảm được sức ép
của người dân vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên (Hà Duy, 2011).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8
1.1.3.2. Ở Việt Nam
Vườn quốc gia được thành lập có vai trị quan trọng trong cơng tác bảo tồn
đa dạng sinh học và những loài động vật quý hiếm đang bị đe dọa. Trong đó có
nhiều lồi được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới cũng như nhiều lồi vừa
mới được phát hiện gần đây:
- Có giá trị đa dạng sinh học cao và có sinh cảnh đa dạng.
- Phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại và sinh vật ngoại lai
xâm hại, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại rừng, môi trường cảnh quan.
- Phát triển và mở mang du lịch sinh thái tạo điều kiện phát triển kinh tế
xã hội và văn hóa vùng núi đồng thời tạo thêm nguồn thu bổ sung cho kinh phí
bảo vệ TNTN của vườn quốc gia.
- Tạo cơ hội trong việc thu hút các nguồn tài trợ quốc tế phục vụ cho mục
đích bảo tồn thiên nhiên (Nguyễn Văn Tý, 2014).
1.2. Bảo tồn đa dạng sinh học
1.2.1. Khái niệm đa dạng sinh học
Năm 1989, quỹ bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF) đã định nghĩa: “ĐDSH
là sự phồn thịnh của sự sống trên Trái Đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật
và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô
cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”. ĐDSH bao gồm 3 cấp độ: đa dạng
nguồn gen, đa dạng loài và đa dạng HST. Trong đó, đa dạng lồi bao gồm tồn
bộ các sinh vật sống trên Trái Đất, từ vi khuẩn đến các loài động vật, thực vật và
các loài nấm. Ở mức độ vi mô hơn, ĐDSH bao gồm sự khác biệt về gen giữa các
loài, khác biệt về gen giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể.
ĐDSH còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các lồi sinh
sống và cả sự khác biệt của mối tương tác gữa chúng với nhau (IUCN, UNEP,
WWF, 1996).
Theo cơng ước đa dạng sinh học thì ĐDSH là sự phong phú các sinh vật
sống gồm các hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái biển, các hệ sinh thái nước
ngọt và tập hợp các HST mà sinh vật chỉ là bộ phận. ĐDSH bao gồm sự đa
dạng trong một lồi (đa dạng gen) hay cịn gọi là đa dạng di truyền, sự đa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9
dạng giữa các loài (đa dạng loài) và sự đa dạng hệ sinh thái (đa dạng sinh
thái). Nói cách khác ĐDSH là sự đa dạng của sự sống ở các cấp độ và tổ hợp
(Bộ NN & PTNN, 1998).
Theo khoản 5, điều 3, luật đa dạng sinh học năm 2008: ĐDSH là sự
phong phú về nguồn gen, các loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên (Luật
ĐDSH, 2008).
ĐDSH là sự phong phú của tất cả các sinh vật sống trong tự nhiên trên
Trái Đất, từ các sinh vật nhỏ bé nhất đến những sinh vật lớn nhất, từ vi sinh vật,
nấm, thực vật, động vật, các hệ sinh thái và môi trường chúng sinh sống.
ĐDSH trực tiếp phục vụ đời sống của con người trong phát triển kinh tế,
góp phần xóa đói giảm nghèo…Những giá trị trực tiếp đó là giá trị sử dụng, tiêu
thụ và sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu của con người. ĐDSH và cảnh
quan là nền tảng cho sự phát triển các dịch vụ hệ sinh thái, điều tiết nguồn nước,
bảo vệ môi trường trong giảm nhẹ các tác động bất lợi do biến đổi khí hậu hiện
nay (Hồ Văn Cử, 2003).
1.2.2. Khái niệm bảo tồn đa dạng sinh học
Bảo tồn đa dạng sinh học (BTĐDSH) là quá trình quản lý mối tác động
qua lại giữa con người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi
ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng để đáp ứng nhu cầu của
các thế hệ mai sau.
Bảo tồn đa dạng sinh học ở mọi mức độ về cơ bản là duy trì các quần thể
lồi đang tồn tại và phát triển. Cơng việc này được tiến hành bên trong hoặc bên
ngoài nơi sống tự nhiên. Có nhiều phương pháp và cơng cụ để bảo tồn đa dạng
sinh học. Theo Bộ tài nguyên và mơi trường (2004) thì có thể phân chia các
phương pháp và cơng cụ thành các nhóm như sau:
- Bảo tồn tại chỗ:
Bảo tồn tại chỗ bao gồm các phương pháp và cơng cụ nhằm mục đích bảo
vệ các lồi, các chủng và các sinh cảnh, các HST trong điều kiện tự nhiên. Thông
thường bảo tồn tại chỗ được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và áp
dụng các biện pháp quản lý phù hợp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10
Để ngăn ngừa sự suy thoái đa dạng sinh học, Việt Nam đã tiến hành công
tác BTĐDSH khá sớm. Hai hình thức BTĐDSH phổ biến được áp dụng ở Việt
Nam là: Bảo tồn tại chỗ và bảo tồn chuyển vị. Bảo tồn tại chỗ là hình thức bảo
tồn chủ yếu ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. Kết quả của phương pháp bảo
tồn này thể hiện rõ rệt nhất là đã xây dựng và đưa vào hoạt động một hệ thống
rừng đặc dụng.
Bảng 1.1: Phân loại hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam
TT
Loại
Số lượng
Diện tích (ha)
I
Vườn quốc gia
30
1.041.956
II
Khu bảo tồn thiên nhiên
60
1.184.372
II.a
Khu dữ trữ thiên nhiên
48
1.100.892
II.b
Khu bảo tồn loài sinh cảnh
12
83.480
III
Khu bảo vệ cảnh quan
38
173.764
Tổng cộng khu bảo tồn
128
2.400.092
Nguồn: Nguyễn Văn Dũng, 2007
Trong 128 khu bảo tồn rừng hiện nay có 30 vườn quốc gia, 60 khu bảo tồn
thiên nhiên, 48 khu dữ trữ thiên nhiên, 12 khu bảo tồn loài và sinh cảnh, 38 khu
bảo vệ cảnh quan, với tổng diện tích 2.400.092 ha, chiếm 7,24% diện tích tự
nhiên trên đất liền của cả nước (Nguyễn Văn Dũng và cs, 2007).
Hệ thống các khu rừng đặc dụng hiện có phân bố rộng khắp trên các vùng
sinh thái toàn quốc. Tuy nhiên, hệ thống các khu rừng đặc dụng hiện nay có đặc
điểm là phần lớn các khu rừng đặc dụng đều có diện tích nhỏ, phân bố phân tán.
Trong số 128 khu bảo tồn có 14 khu có diện tích nhỏ hơn 1000 ha, chiếm 40,6%
các khu bảo tồn, bao gồm: vườn quốc gia có 4 khu, 9 khu dữ trữ thiên nhiên, 9
khu bảo vệ loài, 30 khu bảo vệ cảnh quan. Chỉ có 12 khu có diện tích từ 50.000
ha trở lên (Nguyễn Văn Dũng và cs, 2007).
- Bảo tồn chuyển vị:
Bảo tồn chuyển vị bao gồm các biện pháp di dời các loài cây, con và các
sinh vật ra khỏi môi trường sống tự nhiên của chúng (Bộ tài nguyên và môi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11
trường, 2005). Mục đích của việc di dời này là để nhân giống, lưu giữ, nhân ni
vơ tính hay cứu hộ trong trường hợp: (1) nơi sống bị suy thoái hay hủy hoại
khơng thể lưu giữ lâu hơn các lồi nói trên, (2) dùng để làm vật liệu cho nghiên
cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng
đồng. Bảo tồn chuyển chỗ bao gồm: các vườn thực vật, vườn động vật, các bể
nuôi thủy hải sản, các ngân hàng giống….
Ở Việt Nam công tác bảo tồn chuyển vị còn tương đối mới, nhưng trong
những năm gần đây công tác này đã đạt được những thành tựu nhất định.
◦ Bước đầu hình thành mạng lưới vườn thực vật, vườn động vật, vườn sưu
tập trên toàn quốc và dần đi vào hoạt động ổn định hơn.
◦ Các vườn thực vật, vườn cây thuốc, vườn động vật đã sưu tập được số
lượng loài và cá thể tương đối lớn.
◦ Bảo tồn chuyển vị góp phần đáng kể cho bảo tồn tại chỗ đối với các loài
động vật hoang dã, sắp tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Một số loài động thực vật
hoang dã bị tiêu diệt ngoài tự nhiên đã được gây nuôi thành công như: Hươu Sao,
Hươu xạ, cá sấu hoa cà, lim xanh…
Tuy nhiên công tác bảo tồn chuyển vị ở Việt Nam còn một số tồn tại như:
◦ Thiếu quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết. Hệ thống các vườn thực
vật, vườn cây gỗ, thường được quy hoạch, thiết kế chưa có hệ thống, chưa có tính
chất chun đề, chun sâu hay đại diện cho từng vùng sinh thái trên toàn quốc.
Các vườn thú chủ yếu vấn mang tính chất phục vụ tham quan, chưa chú ý đến
công tác bảo tồn.
◦ Công tác sưu tập chưa chú ý tới các loài quý hiếm, các loài lâm sản ngoại
gỗ, số lượng loài sưu tập cịn ít, chưa có vườn thực vật nào vượt quá 500 loài.
◦ Việc đào tạo cán bộ bảo tồn chuyển vị rất hạn chế, nhất là cán bộ chuyên sâu
bảo tồn chuyển vị làm việc tại các vườn thực vật, vườn động vật, trạm cứu hộ.
◦ Vấn đề bảo tồn chuyển vị chưa được quan tâm đúng mức trong các chủ
trương chính sách về BTTN. Cho đến nay mới chỉ có một số văn bản như: Quyết
định số 225/1999/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ về giống cây trồng, giống
vật nuôi. Quyết định 86/2006/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ về việc quy
hoạch tổng thể hệ thống bảo tồn tự nhiên Việt Nam đến năm 2020.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12
◦ Cho đến nay, việc đầu tư phát triển các vườn thực vật, vườn cây gỗ, cây
rừng, vườn động vật và các trạm cứu hộ chưa được thực sự chú ý. Chưa có chính
sách đầu tư các nguồn khác như các tổ chức kinh tế, xã hội, cộng đồng.
- Phục hồi (Rehabilitation):
Bao gồm các biện pháp để dẫn đến bảo tồn tại chỗ hay bảo tồn chuyển vị.
Các biện pháp này được sử dụng để phục hồi lại các loài, các quần xã, sinh cảnh,
các quá trình sinh thái. Việc phục hồi sinh thái bao gồm một số công việc như
phục hồi lại các hệ sinh thái tại những vùng đất đã bị suy thối bằng cách ni
trồng lại các lồi bản địa chính, tạo lại các q trình sinh thái, tạo lại vịng tuần
hồn vật chất, chế độ thủy văn, tuy nhiên không phải là để sử dụng cho cơng việc
vui chơi, giải trí hay phải phục hồi đủ các thành phần động - thực vật như trước
đã từng có (Bộ tài ngun và mơi trường, 2004). Một trong những mục tiêu quan
trọng trong công việc bảo tồn sinh học là bảo vệ các đại diện của HST và các
thành phần của ĐDSH. Ngoài việc xây dựng các khu bảo tồn cũng cần thiết phải
giữ gìn các thành phần của sinh cảnh hay các hành lang cịn sót lại trong khu vực
mà con người đa làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên và bảo vệ các khu vực được
xây dựng để thực hiện chức năng sinh thái đặc trưng quan trọng cho công tác bảo
tồn đa dạng sinh học.
1.2.3. Sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia
Việt Nam là nơi có ĐDSH cao trên thế giới nhưng ĐDSH ở nước ta đang
giảm sút với tốc độ khá nhanh. Chính vì diện tích rừng ngày càng giảm sút nên
hàng năm số lượng các loài trong sách đỏ Việt Nam không ngừng gia tăng.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm ĐDSH là do các hoạt động của
con người như: chặt phá rừng, săn bắt động vật, lấn chiếm đất đai làm thu hẹp
không gian sống của động vật.
Nhằm khắc phục tình trạng mất mơi trường của động vật cũng như bảo vệ
các nguồn gen của thực vật nhà nước đã phê chuẩn xây dựng hệ thống các khu
bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13
Việc hình thành hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam là một trong những
biện pháp tích cực đã và đang góp phần quan trọng trong sự nghiệp BTĐDSH
(Tổng cục mơi trường, 2010).
Có thể nhận định rằng, việc thành lập hệ thống các khu bảo tồn và VQG
đã làm cho công tác BTĐDSH ở Việt Nam phần nào đáp ứng được mục đích bảo
tồn. Vấn đề cịn lại là thực hiện cho đúng tiến trình, kèm theo đó là những thay
đổi, cải tiến về chính sách, thể chế trong quản lý và tất nhiên là thực hiện tiến
trình này cần rất sự hỗ trợ và hợp tác của nhiều tổ chức, cơ quan trong và ngồi
nước có liên quan (Bộ NN & PTNT, 2004).
1.2.4. Thực trạng về bảo tồn đa dạng sinh học ở một số VQG trên thế giới
Bảo tồn thông qua việc thiết lập hệ thống các khu bảo tồn là ý tưởng đầu
tiên xuất hiện ở Hoa Kỳ từ thế kỷ XIX bằng việc thành lập VQG Yellowstone
ngày 01/3/1872 (Oilwatch, 2004).
Bảo tồn ngày càng được chú trọng, mở đầu là việc tổ chức hội nghị thế
giới các VQG lần thứ nhất từ những năm 60 của thể kỷ XX, vấn đề đào tạo
chuyên sâu về quản lý động thực vật hoang dã cũng đã được quan tâm, các giải
pháp BTĐDSH, các chương trình hỗ trợ bảo tồn bằng nhiều hình thức khác nhau
như hưởng lợi từ động vật hoang dã, con người và sinh quyển cũng đã được triển
khai. Điều đặc biệt quan trọng là cứ 10 năm một lần, hội nghị các VQG và khu
bảo tồn được tổ chức, bắt đầu từ việc hỗ trợ các khu bảo tồn đến việc chú ý nhiều
đến các khu bảo tồn ở những vùng nhiệt đới, việc gặp gỡ các tổ chức bảo tồn và
các chính phủ tại các hội nghị đã rút ra được nhiều kinh nghiệm từ thực tế cũng
như cơ hội để các nước có tiếng nói chung về vấn đề bảo tồn (Ý Lâm, 2011).
Có thể nói rằng, đến nay trên thế giới mặc dù vẫn cịn nhiều khó khăn,
thách thức nhưng BTĐDSH đã được quan tâm một cách tồn diện. Cơng tác quản
lý BTĐDSH không chỉ tập trung bảo vệ tài nguyên, xây dựng hệ thống các khu
bảo tồn mà còn chú trọng đến giáo dục về quản lý và nâng cao hiệu quả trong điều
hành cũng như nhận thức bảo tồn, chú ý đến khía cạnh xã hội nhân văn trong bảo
tồn như phối hợp bảo tồn, bảo tồn dựa vào cộng đồng, chia sẻ lợi ích từ bảo tồn
nhằm hướng đến đích cuối cùng là sử dụng bền vững các thành phần của ĐDSH,
chia sẻ các lợi ích có được từ việc sử dụng các tài nguyên di truyền một cách bình
đẳng và công bằng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14
Bài học kinh nghiệm rút ra trong hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại
các vườn quốc gia trên thế giới.
Mỗi quốc gia với những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể nên có các biện
pháp phù hợp để quản lý hiệu quả khu bảo tồn của quốc gia mình. Trong một số
quốc gia, việc cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương được xem như một biện
pháp chủ yếu để thu hút người địa phương tham gia trong các hoạt động quản lý
bảo vệ rừng trong các khu bảo tồn. Điều này có thể được thực hiện thơng qua các
hoạt động như khuyến khích du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn, chuyển giao
các kỹ thuật canh tác tiên tiến tới người dân địa phương. Trong các quốc gia khác
nhau, thông qua các cuộc hội họp với cộng đồng địa phương và các hoạt động
nâng cao nhận thức như: giáo dục môi trường, người dân địa phương sẽ tham gia
tích cực hơn trong q trình đưa ra các quyết định quản lý trong các khu bảo tồn
(Ý Lâm, 2011).
1.2.5. Thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học tại các vườn quốc gia ở Việt Nam
Việc thành lập các khu bảo tồn và VQG đã làm cho công tác BTĐDSH
ở Việt Nam phần nào đáp ứng được mục đích bảo tồn. Ban quản lý các VQG
cũng đã đề ra và thực hiện các chương trình, hoạt động nhằm mục đích bảo
tồn đa dạng sinh học (Nguyễn Văn Tý, 2014) như:
+ Tuần tra, bổ sung các trang thiết bị cho các trạm bảo vệ rừng, ký hợp
đồng bảo vệ và trồng rừng, phòng chống cháy rừng, chống buôn bán động vật
hoang dã.
+ Giáo dục môi trường và truyền bá các thông tin liên quan cho người dân
sinh sống xung quanh vùng đệm Vườn quốc gia.
+ Cung cấp, bổ trợ các kỹ thuật khoa học cho công tác quản lý, xây
dựng cơ sở dữ liệu, duy trì chương trình cứu hộ động vật. Duy trì và bổ sung
các mẫu thực vật.
+ Đào tạo cán bộ và xây dựng các tuyến đường tại vùng đệm.
Tuy nhiên, trong công tác BTĐDSH vẫn cịn gặp nhiều khó khăn:
+ Có nhiều khu bảo tồn có diện tích nhỏ, tính liên kết yếu nên hạn chế đến
các hoạt động bảo tồn trên phạm vi khu vực rộng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15