MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG KỸ THUẬT NUÔI
TÔM SÚ
/ LỰA CHỌN HÌNH THỨC NUÔI:
1.1 Các hình thức nuôi tôm sú hiện nay:
Quảng canh (QC): hình thức này sử dụng diện tích lớn tận
dụng con giống & nguồn thức ăn hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên
hiện nay người nuôi hầu hết chuyển sang hình thức thả bổ sung
con giống ở mật độ thấp và sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn tự
nhiên (phổ biến nhiều nhất là ở tỉnh Cà Mau).
1.2 Chọn hình thức nuôi: trong việc chọn lựa để quyết định
hình thức nuôi quý bà con nuôi tôm cần lưu ý và xem xét thật
cẩn thận về điều kiện đất đai, mức độ đầu tư (nguồn vồn) và
trình độ quản lý nhằm có những quyết định đúng đắn nhất, để
tránh tình trạng "Tiến thoái lưỡng nan" gây thiệt hại không thể
lường hết được.
II/ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM ĐỂ THIẾT KẾ AO HỒ:
2.1 Vị trí - chất đất:
Những vùng có nguồn nước mặn từ 5 - 35
o
/
oo
và có Ph đất trên
5 đều có thể nuôi tôm sú. Tuỳ theo hình thức nuôi mà có mức độ
đòi hỏi về chất đất và chất nước. Hình thức nuôi thâm canh thì
đòi hỏi chất nước và đất cao hơn hình thức nuôi bán thâm canh
và quảng canh cải tiến. Nói chung, đất nên có độ kết dính tốt, ít
xác bã hữu cơ, giữ được nước là điều kiện lý tưởng.
2.2 Cơ sở hạ tầng:
Để phục vụ sản xuất tốt, có các vấn đề cần lưu ý:
- Giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển con giống và tôm
thương phẩm không quá lâu (trên 10 giờ).
- Có điều kiện thuận lợi về điện lưới quốc gia.
- Hệ thống cấp thoát nước đảm bảo.
- Có quy hoạch tổng thể và chi tiết cho vùng nuôi tôm.
- Thuận tiện cho thông tin, liên lạc và an ninh nông thôn được
tốt.
III/ CHUẨN BỊ - CẢI TẠO AO:
3.1 Làm sạch ao:
Trong quá trình nuôi, chất thải tích tụ ở đáy ao, các chất thải
này gây độc hại cho tôm. Do đó sau mỗi vụ nuôi phải nên vét
sạch đáy bùn nhằm tạo cho nền đáy ao sạch, cứng giúp quá trình
sử dụng được lâu dài.
3.2 Bón vôi:
- Tháo rữa ao nhiều lần và kiểm tra PH (giữ nước lại để qua
đêm) cho tới khi PH thật sự ổn định (Riêng ao nhiễm phèn phải
rữa bằng CaO).
- Tháo cạn nước và tiến hành bón vôi ngay (lúc ao còn ẩm).
- Liều lượng và chủng loại vôi bón: khuyến cáo nên dùng
CaCO
3
hay Dolomite, chỉ sử dụng Ca(OH)
2
khi đất có PH thấp
(PH<5), không cần bón nhiều cần thiết sẽ bổ sung sau.
Đ
ộ PH của đất
CaCO
3
(kg/1.000m
2
)
Ca(OH)
2
(kg/1.000m
2
)
CaO
(kg/1.000m
2
)
>6 50 - 100
25 - 50 20 - 30
5-6 100 - 15050 - 75 30 - 40
<5 150 - 25075 - 125
40 - 50
- Đối với những ao có nền đáy không được tốt (nhiều hữu cơ,
ao cũ, ) ta cần bón lót thêm Asahi Zeolite hay Sitto Zeolite với
liều từ 10 - 15kg/1.000m
2
phủ trên bề mặt ao hồ.
3.3 Phơi ao:
Thời gian phơi từ 1- 2 tuần để có đủ thời gian cho vôi phát
huy tác dụng sát trùng đáy (chú ý: đối với ao bị nhiễm phèn phải
giữ đáy ao luôn được ẩm).
3.4 Diệt tạp:
Nguồn nước cho vào ao nuôi nên để ít nhất 03 ngày mới tiến
hành diệt tạp (để cho các trứng cá tạp được nở).
- Diệt các tạp sẽ tuỳ thuộc vào độ mặn mà ta sử dụng các loại
hoá chất sau:
+ Độ mặn từ 5 - 15
o
/
oo
: sử dụng Saponine với liều từ 15 - 25
ppm ngâm 15% muối ăn.
+ Độ mặn từ > 15
o
/
oo
: sử dụng Saponine với liều từ 10 - 20
ppm.
+ Độ mặn từ <5
o
/
oo
: khuyến cáo nên sử dụng dây thuốc cá.
+ Ghi chú: Độ mặn càng cao thì sử dụng Saponine với liều
càng giảm.
- Diệt ký chủ trung gian (tôm tạp, cua, tép, ): có thể sử dụng
các hoá chất như Neu-kuta (1ppm), Chlorine (15 - 25 ppm),
khuyến cáo nên sử dụng ở ao xử lý sau đó mới cấp vào ao nuôi