Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.48 KB, 16 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM
1.1. Tổng quan về tín dụng và rủi ro tín dụng trong NHTM:
1.1.1. Khái niệm tín dụng:
Tín dụng NH là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ NH cho KH trong một
thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.
1.1.2. Vai trò của tín dụng:
1.1.2.1. Tín dụng làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục và ổn định:
Trong hoạt động sản xuất kinh doah không thể nào có sự trao đổi ngya trực tiếp giữa
hàng và tiền vì thế cần vốn để có thể không làm gián đoạn quá trình sản xuất rất cần đến
tín dụng ngân hàng, làm cho quá trình sản xuất được liên tục ổn định và có thể tồn tại
được.
1.1.2.2. Tín dụng là điều kiện tạo ra bước nhảy vọt phát triển kinh tế xã hội:
Tiền luôn có mặt ở tất cả các hoạt động kinh tế xã hội. Trong hoạt động sản xuất kinh
doanh việc rút ngắn thời gian nhằm làm tăng vòng quay vốn do đó mỗi chủ thể kinh doanh
phải chủ động tìm kiếm và thực hiện nhiều biện pháp như ứng dụng thành tựu khoa học
công nghệ…những việc làm này đòi hỏi một lượng lớn về vốn. Và tín dụng NH là nơi có
thể cạnh tranh và sẽ làm cho nền kinh tế phát triển nhảy vọt.
1.1.2.3. Tín dụng là một công cụ điều tiết vĩ mô của NN:
Nhà nước có thể điều chỉnh kinh tế giữa các vùng, các ngành, các lĩnh vực khác nhau
thông qua tín dụng NH của Nhà nước để có thể phát huy mọi tiềm năng của cùng ngành
đó, đưa kinh tế của vùng đó phát triển mạnh lên và có điều kiện như những vùng khác.
1.1.2.4. Tín dụng tạo điều kiện phát triển kinh tế đối ngoại:
Việc giữa các NH mở tài khoản ở các quốc gia khác nhau giúp cho việc quan hệ kinh
doanh giữa các quốc gia được diễn ra thuận lợi hơn, tin tưởng nhau hơn để các đối tác yên
tâm hợp tác làm ăn.
1.1.3. Các phương thức cấp tín dụng:
1.1.3.1. Chiết khấu thương phiếu:
KH có thể đem thương phiếu lên để xin chiết khấu trước hạn. Số tiền NH ứng trước
phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu, thời hạn chiết khấu. Thường là NH ký với khách hợp
đồng chiết khấu, khi cần chiết khấu KH chỉ cần gửi phiếu lên NH chiết khấu. Do có ít nhất


hai người cam kết trả tiền cho NH nên độ an toàn của thườn phiếu cao.
1.1.3.2. Cho vay:
1.1.3.2.1. Thấu chi:
Là nghiệp vụ cho vay qua đó NH cho phép người cho vay được bội chi só dư tiền gửi
thanh toán. Thấu chi dựa trên cơ sở thu chi của KH không phù hợp về thời gian và quy mô.
Thời gian và số lượng thiếu có thể dự đoán dựa vào dự đoán ngân quỹ song không chính
xác.
1.1.3.2.2. Cho vay trực tiếp từng lần:
Là hình thức cho vay áp dụng đối với những KH không có nhu cầu vay thường
xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi. Theo từng kỳ hạn trong hợp
đồng, NH sẽ thu gốc và lãi.
1.1.3.2.3. Cho vay theo hạn mức:
Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó NH thỏa thuận cấp cho KH hạn mức tín dụng. Hạn mức
tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ. Đó là số dư tại thời điểm tính. Trong nghiệp
vụ này NH không xác định trước kỳ hạn nợ và thời hạn tín dụng, khi KH có thu nhập NH
sẽ thu nợ, do đó tạo chủ động quản lý ngân quỹ cho KH.
1.1.3.2.4. Cho vay trả góp:
Là hình thức tín dụng theo đó NH cho phép KH trả gốc làm nhiều lần trong thời hnạ tín
dụng đã thỏa thuận. Cho vay trả góp thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và
dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền.
1.1.3.2.5. Cho thuê tài sản:
Cho thuê của NH là hình thức tín dụng trung và dài hạn. NH mua tài sản cho KH thuê
với thời hạn sao cho NH phải thu gần đủ giá trị tài sản cho thuê cộng lãi. Hết thời hạn thuê
KH có thể mua lại tài sản đó.
1.1.3.2.6. Bảo lãnh:
Bão lãnh của NH là cam kết của NH dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện
nghĩa vụ tài chính thay cho KH của NH khi KH không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam
kết.
1.1.4. Quy định pháp lý về cho vay:
1.1.4.1. Nguyên tắc cho vay:

Theo Điều 6 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với KH (Ban hành theo Quyết
định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN) về nguyên tắc
vay vốn như sau:
1.1.4.1.1. Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng:
Điều này rất quan trọng vì việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ vay sau này. Việc KH sử dụng vốn vay không đúng
mục đích dễ dẫn đến thất thoát và lãng phí khiến vốn vay không tạo được ngân lưu để trả
nợ cho NH.
Về phía KH, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn vay, đồng thời giúp DN đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay cho NH. Từ đó, nâng
cao uy tín của KH đối với NH và củng cố quan hệ vay vốn của KH với NH sau này.
1.1.4.1.2. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng:
Đây là nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Đại đa số nguồn vốn mà
NH sử dụng để cho vay là vốn huy động từ KH gửi tiền. Do đó, sau khi vay một thời hạn
nhất định, KH vay tiền phải hoàn trả lại cho NH để NH hoàn trả lại cho KH gửi tiền.
1.1.4.2. Điều kiện vay vốn:
Mặc dù khi cho vay, NH yêu cầu KH vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc như vừa
nêu nhưng thực tế không phải KH nào cũng có thể tuân thủ đúng các nguyên tắc này. Do
vậy, theo Điều 7 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với KH (Ban hành theo Quyết
định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN) về điều kiện vay
vốn, tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi KH có đủ các điều kiện sau:
• Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy
định của pháp luật.
• Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
• Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
• Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả hoặc có
dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
• Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn
của NHNN Việt Nam.
1.1.4.3. Những nhu cầu vốn không được cho vay:

Theo Điều 9 của Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với KH (Ban hành
Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN) tổ chức
tín dụng không được cho vay các nhu cầu vốn sau đây:
• Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán,
chuyển nhượng, chuyển đổi.
• Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm.
• Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.
1.1.4.4. Giới hạn cho vay:
Theo Điều 18 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với KH (Ban hành theo
Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN) thì:
• Tổng dư nợ cho vay đối với một KH không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín
dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính
phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một KH vượt quá 15% vốn
tự có của tổ chức tín dụng hoặc KH có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ
chức tín dụng cho vay hợp vốn theo quy định của NHNN Việt Nam.
1.1.4.5. Những trường hợp không được cho vay:
Theo Điều 19 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với KH (Ban hành theo
Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN) tổ chức
tín dụng không được cho vay đối với KH trong các trường hợp sau đây:
• Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám
đốc (Phó giám đốc) của tổ chức tín dụng.
• Cán bộ, nhân viên của chính tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định
cho vay.
• Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc
(Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc).
1.1.4.6. Hạn chế cho vay:
Theo Điều 20 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với KH (Ban hành theo
Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN) tổ chức
tín dụng không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi
suất, về mức cho vay đối với những đối tượng sau đây:

• Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại tổ chức tín dụng cho vay,
Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại tổ chức tín dụng cho vay, Kế toán trưởng
của tổ chức tín dụng cho vay.
• Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng.
• DN có một trong những đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 77 của Luật các tổ
chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của DN đó.
1.1.5. Thời hạn cho vay:
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi KH bắt đầu nhận khoản tiền
vay đầu tiên cho đến thời điểm trả hết nợ vay bao gồm gốc và lãi vay đã được thỏa thuận
trong hợp đồng tín dụng giữa NHTM và KH (bên đi vay).
1.1.5.1. Dựa vào đặc điểm và chu kỳ hoạt động tương ứng với các nghiệp vụ kinh doanh của người đi
vay (chu kỳ ngân quỹ):
Chu kỳ hoạt động là khoảng thời gian từ khi mua nguyên vật liệu, đưa nguyên vật
liệu vào sản xuất ra sản phẩm cho tới khi tiêu thụ sản phẩm thu được tiền bán hàng để bù
đắp chi phí và tiếp tục chu kỳ hoạt động kế tiếp.
Đặc điểm và chu kỳ hoạt động kinh doanh của KH ảnh hưởng đến chu kỳ ngân quỹ,
từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ cho NH.
Nghiên cứu chu kỳ hoạt động và chu kỳ ngân quỹ của DN cho thấy:
• Chu kỳ hoạt động và chu kỳ ngân quỹ của DN xuất hiện sự không ăn khớp về thời gian lưu
chuyển tiền tệ giữa dòng tiền ra và dòng tiền vào. Ðiều này đòi hỏi phải có nguồn tài trợ về
ngân quỹ để đáp ứng mức chênh lệch đó.
• Về mặt thời gian và qui mô của chu kỳ hoạt động và chu kỳ ngân quỹ của KH có ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ cho NH, vì vốn vay của NH là một bộ phận cấu thành nên chi
phí sản xuất nên NH chỉ có thể thu hồi vốn vay khi DN có nguồn thu từ bán hàng.
• Thông thường thời hạn cho vay được xác định căn cứ vào độ dài thời gian chu kỳ hoạt
động của KH. Tuy nhiên thời hạn cho vay có thể ngắn hơn chu kỳ hoạt động nếu trong kế
hoạch trả nợ KH có cân đối thêm các nguồn trả nợ khác (lợi nhuận, khấu hao..).
1.1.5.2. Ðặc điểm đối tượng vay vốn và mục đích vay vốn của KH:
Nghiên cứu đặc điểm đối tượng vay vốn của KH để có biện pháp quản lý, tính toán
xác định thời hạn cho vay phù hợp với đặc điểm luân chuyển vốn của đối tượng vay. Về

nguyên tắc KH phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã ghi trong đơn xin vay, đây là căn
cứ để NH kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của KH.
1.1.5.3. Dựa vào thời gian hoàn vốn đầu tư của dự án, phương án đầu tư:
Thời gian hoàn vốn đầu tư là thời gian cần thiết để dự án, phương án hoạt động thu
hồi đủ số vốn đầu tư đã bỏ ra. Đó chính là thời gian để hoàn trả số vốn đầu tư ban đầu
bằng các khoản lợi nhuận và khấu hao thu hồi hàng năm. Do đối tượng vay vốn tham gia
vào quá trình luân chuyển vốn của dự án, phương án đầu tư nên thời hạn hoàn vốn của dự
án là cơ sở để NH xác định thời hạn cho vay phù hợp để thu hồi được nợ vay khi đến hạn.
1.1.6. Thẩm định tín dụng trung và dài hạn:
1.1.6.1. Khái niệm:
Thẩm định tín dụng đầu tư là việc tổ chức thu thập và xử lý thông tin một cách khách
quan, toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án làm căn
cứ để quyết định cho vay.
1.1.6.2. Mục đích:
• Rút ra các kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư, khả
năng trả nợ, những rủi ro có thể xảy ra để quyết định cho vay hoặc từ chối một cách đúng
đắn.
• Tham gia góp ý cho chủ đầu tư, tạo tiền đề bảo đảm hiệu quả cho vay, thu được nợ cả lãi
và gốc đúng hạn, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
• Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời hạn cho vay, mức thu nợ hợp lý, tạo điều kiện
cho DN hoạt động có hiệu quả.
1.1.6.3. Cơ sở để thẩm định:
Việc thẩm định được thực hiện trên cơ sở các thông tin mà NH thu nhận từ KH cùng
các văn bản, tài liệu có liên quan khác, bao gồm:
Toàn bộ hồ sơ xin vay vốn của chủ đầu tư trong đó có:
• Ðơn xin vay kèm theo kế hoạch vay vốn: KH trình bày cụ thể mục đích, thời hạn và tổng
số tiền vay.

×