Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm việc tại quê hương của sinh viên các trường đại học tại tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 131 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ NGUYỄN HỒNG VIỆT
19480431

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
LÀM VIỆC TẠI QUÊ HƯƠNG CỦA SINH VIÊN
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI TP.HCM

Chuyên ngành: MARKETING
Mã chuyên ngành: 7340115

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. NGUYỄN THÀNH LONG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ NGUYỄN HỒNG VIỆT
19480431

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
LÀM VIỆC TẠI QUÊ HƯƠNG CỦA SINH VIÊN
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI TP.HCM
CHUYÊN NGÀNH: MARKETING
GVHD



: TS. NGUYỄN THÀNH LONG

SVTH

: LÊ NGUYỄN HỒNG VIỆT

LỚP

: DHMK15B

KHÓA

: 2019 - 2023

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên giảng viên: TS. Nguyễn Thành Long
Mã số giảng viên: 0199900137
Họ tên sinh viên: Lê Nguyễn Hồng Việt
MSSV: 19480431
Sinh viên hoàn thành đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của khoa trên lms.iuh.edu.vn trong
lớp học của giảng viên hướng dẫn bao gồm:
1. Bài báo cáo hoàn chỉnh (pdf),
2. Dữ liệu và các minh chứng liên quan. Yêu cầu sinh viên cài đặt mật khẩu dữ liệu và

minh chứng, mật khẩu truy cập cung cấp giảng viên hướng dẫn để kiểm tra đánh
giá.
TP. HCM, ngày

tháng

Ký tên xác nhận

năm


i

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm việc tại quê hương của sinh viên các trường
Đại học tại TP.HCM” được thực hiện tại TP.HCM, thời gian thực hiện từ đầu tháng 1/2023
đến đầu tháng 5/2023.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm
việc tại quê hương của sinh viên. Nhằm đạt được những mục tiêu đã đưa ra, tác giả đã xây
dựng mơ hình nghiên cứu đề xuất từ những lý thuyết liên quan, những bài nghiên cứu của
các nhóm tác giả trước. Mơ hình được tác giả thiết kế gồm 5 biến độc lập tác động đến ý
định làm việc tại quê hương của sinh viên bao gồm: (1) Thu nhập kỳ vọng, (2) Gia đình,
(3) Tình yêu quê hương, (4) Môi trường sống và (5) Cơ hội việc làm.
Bài nghiên cứu được thực hiện gồm 2 giai đoạn chính là nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng. Các nhân tố được kiểm định với 206 phiếu hợp lệ trong tổng 230 phiếu
phát ra. Sau khi thu thập được dữ liệu, tác giả tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu bằng
phần mềm SPSS 20.0, kết quả cho thấy rằng cả 5 yếu tố (Môi trường sống, Cơ hội việc
làm, Thu nhập kỳ vọng, Gia đình và Tình yêu quê hương) ảnh hưởng đến ý định làm việc
tại quê hương của sinh viên.
Từ kết quả phân tích được, tác giả đề xuất hàm ý quản trị nhằm giúp nâng cao ý định làm

việc tại quê hương của sinh viên. Đồng thời, nêu ra những hạn chế và hướng nghiên cứu
tiếp theo cho đề tài.


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến
Trường Đại học Cơng Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và khoa Quản trị kinh doanh đã tạo
điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài
“Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm việc tại quê hương của sinh viên các trường Đại học
tại TP.HCM”. Trong suốt q trình làm luận án, tơi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và
giúp đỡ đến từ quý thầy cô và bạn bè.
Đặc biệt, tôi xin gửi đến Thầy TS. Nguyễn Thành Long, người đã tận tình hướng dẫn, hỗ
trợ tơi hồn thành đề tài nghiên cứu khoa học này lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Luận văn tốt nghiệp được thực hiện và tơi nhận thấy bản thân cịn nhiều hạn chế cả về kiến
thức và kinh nghiệm. Vì thế, trong q trình thực hiện đề tài, khơng tránh khỏi những sai
sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ q thầy cơ để tơi có thể hồn thành
bài luận đạt kết quả tốt nhất. Từ đó, tơi có thể bổ sung và củng cố thêm kiến thức, kỹ năng
cũng như kinh nghiệm cho bản thân để hỗ trợ cho những định hướng sắp tới của bản thân.
Tôi xin chân thành cám ơn!


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của chính bản thân thực hiện dưới sự hướng
dẫn, hỗ trợ nhiệt tình và tận tâm của Thầy TS. Nguyễn Thành Long. Những số liệu, kết quả
phân tích và kết luận trong đề tài hoàn toàn trung thực, do bản thân tự thu thập, xử lý và
phân tích, không sao chép từ bất kỳ nguồn nào dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo

và kế thừa các tài liệu nghiên cứu đã được trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn theo đúng quy
định.
Sinh viên

Lê Nguyễn Hồng Việt


iv

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................
Tp.HCM, ngày..... tháng….. năm 2023
Hội đồng phản biện


v

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lâp - Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chun ngành: Marketing
Kính gửi: Khoa Quản trị kinh doanh
Họ và tên sinh viên: Lê Nguyễn Hồng Việt
Hiện là học viên lớp: DHMK15B
Chuyên ngành: Marketing

Mã học viên: 19480431
Khóa học: 2019 – 2023
Hội đồng: 13

.

Tên đề tài theo biên bản hội đồng:
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm việc tại quê hương của sinh viên các trường Đại
học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Sinh viên đã hồn chỉnh luận văn đúng với góp ý của Hội đồng và nhận xét của các phản
biện. Nội dung chỉnh sửa như sau (ghi rõ yêu cầu chỉnh sửa, kết quả chỉnh sửa hoặc giải
trình bảo lưu kết quả, trong đó sinh viên ghi rõ câu hỏi của hội đồng và trả lời từng câu
hỏi):
Nội dung yêu cầu chỉnh sửa theo ý kiến của

hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp

Kết quả chỉnh sửa hoặc giải trình
(Trao đổi với giảng viên hướng dẫn về
các nội dung góp ý của hội đồng trước
khi chỉnh sửa hoặc giải trình)

Nội dung nhận xét và bổ sung:
Kết quả chỉnh sửa:
- Bài đạt 5 chương theo yêu cầu.
- Đã thay đổi thứ tự của 2 lý thuyết.
- Trong mục “2.2. Các lý thuyết liên quan:” - Đã chỉnh sửa trích dẫn tài liệu tham khảo
tác giả nên trình bày lý thuyết TRA trước,
sau đó đến lý thuyết TPB thì hợp lý hơn.
- Trong mục “2.4.1 Giả thuyết nghiên cứu
có đoạn “Theo (Nguyễn Thị Thu Huyền và
cộng sự, 2019) → nên viết thành “Theo
Nguyễn Thị Thu Huyền và cộng sự (2019)”
như vậy mới phù hợp với trích dẫn tài liệu
tham khảo. Tương tự, tác giả chỉnh lại các
đoạn chưa phù hợp trong các trang tiếp theo.

theo góp ý.
- Đã chuyển đổi mục 5.1.2 lên cuối
chương 4 và bổ sung kết quả của hai thang
đo “Tình yêu quê hương” và “Thu nhập
kỳ vọng”.
- Đã chỉnh sửa thứ tự của các yếu tố theo
mức độ ảnh hưởng từ mạnh đến yếu trong
mục 5.2.

- Đã chỉnh sửa lại các bảng bị gãy và đưa

- Mục “5.1.2 So sánh với nghiên cứu trước” tiêu đề các bảng lên phía trên.
tác giả nên chuyển qua cuối chương 4 và đổi - Đã kiểm tra lỗi chính tả của tồn văn.
lại tên tiêu đề là “Thảo luận kết quả nghiên - Đã bổ sung thực trạng vào mục 1.5.2.


vi

cứu” thì phù hợp hơn. Đồng thời trong mục - Đã loại bỏ nghiên cứu ở hình 2.7.
thảo luận này, tác giả trình bày thêm kết quả - Đã cập nhật vào tài liệu tham khảo.
của hai thang đo “Tình yêu quê hương” và - Đã bổ sung phần giải thích hồi quy chưa
“Thu nhập kỳ vọng” có sự khác biệt, tương chuẩn hóa vào luận văn.
đồng hay phù hợp với các nghiên cứu trước - Đã sử dụng phần thơng tin cá nhân để
có liên quan khơng. Do trong mục 5.1.2 tác chạy kiểm định ANOVA cho nghiên cứu.
giả chưa so sánh hai thang đo này.
- Trong mục “5.2 Hàm ý quản trị” tác giả
nên trình bày hàm ý theo mức độ tác động
của các thang đo từ mạnh đến yếu nhất.
Trong bài, tác giả trình bày “Mơi trường
sống” trước tiên (trong khi yếu tố này tác
động mạnh thứ 2), còn yếu tố tác động mạnh
nhất (Cơ hội việc làm) tác giả lại trình bày
sau cùng.
- Chỉnh lại bảng 2.1, 4.2, 4.15, … bị gãy: do
trang sau khơng có tiêu đề. Đưa tiêu đề của
các bảng 2.2, 3.1, 3.2 lên phía trên bảng.
- Sinh viên đọc lại tồn văn KLTN và chỉnh
sửa các lỗi chính tả.
- Mục 1.5.2: Phạm vi: bổ sung thực trạng

trong 3 năm gần đây.
- Hình 2.7: ý định ở lại, khác với chủ đề về
quê, tác giả ứng dụng vào bài có mâu thuẫn
về tư tưởng.
- Trang 25, Tình yêu quê hương (Lê Trần
Thiên Ý và cộng sự) khơng có đề cập.
- 4.2.7.1 Bổ sung phần giải thích hồi quy
chưa chuẩn hóa (khi các yếu tố khác không
đổi), mức độ đồng ý → sửa ý định.
- Mục phần 2: thông tin cá nhân không sử
dụng vào bài (kiểm định ANOVA + T-Test)
sẽ cho thấy tác động → Bổ sung.


vii

Ý kiến của giảng viên hướng dẫn:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

tháng


Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)

năm 2023


viii

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ........................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 3
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính ...................................................................... 3
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng ................................................................... 3
1.5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 3
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.6 Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................... 4
1.6.1 Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 4
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................................. 4
1.7 Kết cấu của đề tài ....................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................... 6
2.1 Các khái niệm chính ................................................................................................... 6
2.1.1 Hành vi ................................................................................................................. 6
2.1.2 Ý định hành vi ..................................................................................................... 6

2.1.3 Việc làm ............................................................................................................... 7
2.2. Các lý thuyết liên quan .............................................................................................. 8
2.2.1 Thuyết hành động hợp lý của Ajzen và Fishbein 1975 (TRA: Theory of Reasoned
Action) .......................................................................................................................... 8
2.2.2 Mơ hình lý thuyết hành vi hoạch định của Ajzen 1991 (TPB: The Theory of
Planning Behaviour) ..................................................................................................... 9
2.2.3 Tháp nhu cầu của Maslow ................................................................................. 10
2.3 Các nghiên cứu có liên quan .................................................................................... 11
2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài ...................................................................................... 11
2.3.2 Nghiên cứu trong nước ...................................................................................... 15
2.3.3 Tóm tắt các nghiên cứu khoa học liên quan ...................................................... 20


ix

2.4. Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu đề xuất .............................................................. 22
2.4.1 Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 22
2.4.2 Xây dựng mơ hình nghiên cứu đề xuất .............................................................. 26
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 29
3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................... 29
3.2 Nghiên cứu định tính ................................................................................................ 31
3.2.1 Nghiên cứu định tính hồn thiện mơ hình ......................................................... 31
3.2.2 Nghiên cứu định tính xây dựng thang đo .......................................................... 32
3.3 Nghiên cứu định lượng sơ bộ ................................................................................... 38
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng ................................................................. 38
3.3.2 Kết quả kiểm định sơ bộ .................................................................................... 39
3.4 Nghiên cứu định lượng chính thức .......................................................................... 43
3.4.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu .................................................................. 43
3.4.2 Phương pháp lấy mẫu ........................................................................................ 44
3.4.3 Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................... 44

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .............................................................................. 49
4.1 Tổng quan về chất lượng nguồn nhân lực toàn quốc hiện nay ................................ 49
4.2 Tổng quan về thị trường lao động Việt Nam năm 2022 .......................................... 51
4.3 Phân tích dữ liệu sơ cấp ........................................................................................... 52
4.3.1 Phân tích thống kê mơ tả ................................................................................... 52
4.3.2 Kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha của thang đo ......................................... 53
4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ...................................................................... 56
4.3.4 Phân tích tương quan Pearson ........................................................................... 61
4.3.5 Phân tích hồi quy đa biến................................................................................... 61
4.3.6 Ý nghĩa của hệ số hồi quy.................................................................................. 63
4.3.7 Thảo luận kết quả hồi quy ................................................................................. 64
4.3.8 Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 65
4.3.9 Thống kê trung bình các nhân tố ....................................................................... 67
4.3.10 Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................... 71
4.3.11 Kiểm định ANOVA ......................................................................................... 72
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ................................................................................................. 75
5.1 Kết quả nghiên cứu .................................................................................................. 75


x

5.2. Hàm ý quản trị ......................................................................................................... 76
5.2.1 Cơ hội việc làm .................................................................................................. 76
5.2.2 Môi trường sống ................................................................................................ 77
5.2.3 Thu nhập kỳ vọng .............................................................................................. 79
5.2.4 Gia đình.............................................................................................................. 80
5.2.5 Tình yêu quê hương ........................................................................................... 81
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................. 82
5.3.1 Hạn chế của đề tài .............................................................................................. 82
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................................. 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 84


xi

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2. 1: Tóm tắt các bài nghiên cứu .............................................................................. 21
Bảng 3. 1: Bảng thang đo Thu nhập kỳ vọng................................................................….33
Bảng 3. 2: Bảng thang đo Gia đình ................................................................................... 34
Bảng 3. 3: Bảng thang đo Tình yêu quê hương ................................................................. 35
Bảng 3. 4: Bảng thang đo Môi trường sống ...................................................................... 36
Bảng 3. 5: Bảng thang đo Cơ hội việc làm ........................................................................ 37
Bảng 3. 6: Bảng thang đo Ý định làm việc tại quê hương của sinh viên .......................... 38
Bảng 3. 7: Bảng kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha yếu tố Thu nhập kỳ vọng ............ 39
Bảng 3. 8: Bảng kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha yếu tố Gia đình ........................... 40
Bảng 3. 9: Bảng kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha yếu tố Tình yêu quê hương ......... 40
Bảng 3. 10: Bảng kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha yếu tố Môi trường sống ............ 41
Bảng 3. 11: Bảng kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha yếu tố Cơ hội việc làm ............. 41
Bảng 3.12: Bảng kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha yếu tố Ý định làm việc tại quê
hương ................................................................................................................................. 42
Bảng 3. 13: Bảng tóm tắt kết quả thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha sơ bộ ............. 43
Bảng 3. 14: Đánh giá trung bình các nhân tố .................................................................... 47
Bảng 4. 1: Tổng hợp kết quả thống kê mô tả.....................................................................53
Bảng 4. 2: Kết quả kiểm định độ tin cậy cho các biến quan sát ........................................ 55
Bảng 4. 3: Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập .............................. 57
Bảng 4. 4: Ma trận xoay của các biến độc lập ................................................................... 58
Bảng 4. 5: Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc ................................ 59
Bảng 4. 6: Ma trận xoay của biến phụ thuộc ..................................................................... 60
Bảng 4. 7: Bảng tổng hợp các biến sau khi phân tích nhân tố EFA .................................. 60

Bảng 4. 8: Kết quả phân tích hệ số tương quan Pearson ................................................... 61
Bảng 4. 9: Đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình ........................................................... 62
Bảng 4. 10: Phân tích ANOVA ......................................................................................... 62
Bảng 4. 11: Kết quả kiểm định độ phóng đại VIF ............................................................ 63
Bảng 4. 12 : Kết quả phân tích hồi quy đa biến ................................................................ 63
Bảng 4. 13: Hệ số hồi quy chuẩn hóa ................................................................................ 65
Bảng 4. 14: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ................................................ 66
Bảng 4. 15: Bảng thống kê giá trị trung bình của các nhân tố .......................................... 70
Bảng 4. 16: Kết quả phân tích ANOVA cho các giả thuyết .............................................. 74


xii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 2. 1: Mơ hình lý thuyết TRA ...................................................................................... 8
Hình 2. 2: Mơ hình lý thuyết TPB ....................................................................................... 9
Hình 2. 3: Tháp nhu cầu của Maslow ................................................................................ 11
Hình 2. 4: Mơ hình nghiên cứu của Belaid, L. và cộng sự (2017) .................................... 12
Hình 2. 5: Mơ hình nghiên cứu của Morathop, N.và cộng sự (2010) ............................... 13
Hình 2. 6: Mơ hình nghiên cứu của Siew, S. Y. và cộng sự (2016) .................................. 14
Hình 2. 7: Mơ hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Huyền và cộng sự (2019) ............. 15
Hình 2. 8: Mơ hình nghiên cứu của Võ Chính Thống (2015) ........................................... 17
Hình 2. 9: Mơ hình nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy (2015)......................................... 18
Hình 2. 10: Mơ hình nghiên cứu của Lê Thị Bích Ngọc và cộng sự (2022) ..................... 20
Hình 2. 11: Mơ hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................... 27
Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu…………………………………………………………30
Hình 4. 1: Dân số, lao động và việc làm năm 2021………………………………………50
Hình 4. 2: Mơ hình nghiên cứu đã hiệu chỉnh ................................................................... 67



xiii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ tiếng Việt
TP.HCM
TS
TNHH
TMDV
GVHD
STT
Từ tiếng Anh
SPSS
Statistical Package for the
Social Sciences
TRA
Theory of Reasoned Action
TPB
Theory of Planned Behavior
ILO
International Labour
Organization
PR
Public Relation
SAS
Statistical Analysis System
EFA
Exploratory factor analysis
ANOVA Analysis of variance
VIF

Variance inflation factor
KMO
Kaiser-Meyer-Olkin

:
:
:
:
:
:

Thành phố Hồ Chí Minh
Tiến sĩ
Trách nhiệm hữu hạn
Thương mại dịch vụ
Giảng viên hướng dẫn
Số thứ tự

:

Phần mềm xử lý số liệu

:
:
:

Thuyết hành vi hợp lý
Thuyết hành vi có kế hoạch
Tổ chức Lao động Quốc tế


:
:
:
:
:
:

Quan hệ công chúng
Hệ thống phân tích thống kê
Phân tích nhân tố khám phá
Phân tích phương sai
Hệ số phóng đại phương sai
Hệ số KMO


xiv

DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI THẢO LUẬN TAY ĐÔI .............................................. xv
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ THẢO LUẬN TAY ĐÔI ........................................................ xvii
PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ........................................ xxi
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH SƠ BỘ.............................................................. xxiv
PHỤ LỤC 5: THỐNG KÊ MÔ TẢ ............................................................................... xxvii
PHỤ LỤC 6: KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA.................................................... xxxi
PHỤ LỤC 7: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA ......................................... xxxiv
PHỤ LỤC 8: PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN PEARSON ........................................... xxxvii
PHỤ LỤC 9: PHÂN TÍCH HỒI QUY ....................................................................... xxxviii
PHỤ LỤC 10: THỐNG KÊ TRUNG BÌNH CÁC NHÂN TỐ .......................................... xl
PHỤ LỤC 11: KIỂM ĐỊNH ONEWAY ANOVA .......................................................... xlii



1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong tình hình nguồn nhân lực tồn quốc ngày càng phát triển và đạt chất lượng cao cả
về trình độ chuyên môn và kỹ năng mềm liên quan. Đồng nghĩa với đó, các cá nhân, đặc
biệt là các bạn sinh viên cần phải chủ động trong việc tìm hiểu, trau đồi kiến thức và xây
dựng thương hiệu cá nhân để có thể đáp ứng được những tiêu chí của thị trường lao động
hiện nay. Và số lượng lớn các bạn học sinh, sinh viên đều có ý định tập trung về các thành
phố lớn như: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… để học tập và phát triển bản thân tốt hơn.
Đồng thời, tại các Thành phố cơ hội tìm kiếm việc làm và tiếp xúc được với nhiều doanh
nghiệp lớn sẽ làm cho các bạn sinh viên trẻ đầy nhiệt huyết muốn phát triển và đóng góp
tại đây. Tuy nhiên, để nắm bắt được những cơ hội tốt ấy, các bạn sinh viên phải đối mặt
với những thách thức, áp lực và cạnh tranh cao trong thị trường lao động ngày càng phát
triển như hiện nay.
Ngày nay, trong nền kinh tế tri thức đang được nâng cao, sự sáng tạo ngày càng trở nên
quyết định trong việc định hình cơ hội và phát triển kinh tế. Và sự phát triển lớn mạnh và
thịnh vượng của thành phố hiện nay ít chịu ảnh hưởng bởi khả năng tiếp cận các nguồn lực
vật chất và ngày càng bị tác động nhiều hơn vào khả năng thu hút những người lao động
có kiến thức, kỹ năng cao, đặc biệt là các sinh viên đã tốt nghiệp. Đối tượng sinh viên sẽ
là sự quan tâm lớn nhất của các doanh nghiệp vì họ là những người trẻ sắp tốt nghiệp, tài
năng, nhiều hoài bão, năng động, sáng tạo. Sinh viên được xem là nguồn nhân lực quý giá
nhất, có tri thức và sẵn sàng cống hiến năng lực của bản thân để phát triển kinh tế - xã hội
ở nơi mà họ sinh sống. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên thường có xu hướng ở lại thành phố
và tìm việc, ổn định cuộc sống của họ và có rất ít số lượng sinh viên chọn về q làm việc.
Song song đó, khơng phải bất kỳ thời điểm nào thị trường lao động tại các Thành phố lớn
cũng đáp ứng đủ nhu cầu tìm việc của người lao động. Theo Thơng cáo báo chí tình hình
lao động việc làm q III năm 2022 của Tổng cục Thống kê thì tỷ lệ người tham gia lao

động khu vực thành thị là 66%, nông thôn chiếm 70,4%. Về nhóm tuổi, ở khu vực thành
thị độ tuổi tham gia lao động thấp hơn khu vực nông thơn ở các nhóm tuổi trẻ và nhóm tuổi
già, trong đó ở nhóm 55 tuổi trở lên có sự chênh lệch nhiều nhất (thành thị: 33,1%; nông


2

thơn: 46,6%) và nhóm từ 15-24 tuổi (thành thị: 35,8%; nông thôn: 44,8%). Những thanh
niên 15-24 tuổi của quý III năm 2022 là 8,02%, tăng 0,39 % so với quý trước về tỷ lệ thất
nghiệp. Phần trăm thất nghiệp của thanh niên ở thành thị là 10,54%, nhiều hơn 3,84 % so
với nông thôn. (Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, 2022)
Sinh viên năm tư đại học là những thanh niên sắp tốt nghiệp trong tương lai gần. Chính từ
những thống kê và dữ liệu trên tác giả đã quyết định chọn nghiên cứu “Các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định làm việc tại quê hương của sinh viên các Trường Đại học tại Thành phố
Hồ Chí Minh” giúp xác định vấn đề và đưa ra đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao ý
định làm việc tại quê hương của sinh viên để đóng góp và xây dựng quê hương ngày càng
vững mạnh, văn minh và hiện đại hơn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm việc tại
quê hương của sinh viên các Trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó có thể đưa
ra hàm ý quản trị nhằm nâng cao ý định làm việc tại quê hương của sinh viên để đóng góp
và phát triển quê hương giàu mạnh, hiện đại.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm việc tại quê hương của sinh viên các
Trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định làm việc tại quê hương của sinh
viên các Trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ kết quả phân tích, có thể đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm giúp nâng cao ý định làm
việc tại quê hương của sinh viên.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định làm việc tại quê hương của sinh viên
các Trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh?


3

Câu hỏi 2: Các yếu tố này đã ảnh hưởng như thế nào đến ý định làm việc tại quê hương
của sinh viên các Trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Câu hỏi 3: Những hàm ý quản trị nào giúp nâng cao ý định làm việc tại quê hương của sinh
viên?
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu được tác giả tham khảo từ các lý thuyết, số liệu được thống kê và các bài
nghiên cứu trước có liên quan thơng qua Internet… để đưa ra các giả thuyết và xây dựng
mơ hình nghiên cứu đề xuất. Từ kết quả này sẽ làm nền tảng để thiết kế bảng câu hỏi trong
nghiên cứu định lượng.
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng được sử dụng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý
định làm việc tại quê hương của sinh viên các Trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh
và sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý dữ liệu từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá
độ tin cậy, giá trị của các thang đo, mơ hình và giả thuyết nghiên cứu.
1.5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm việc tại quê hương của sinh
viên các Trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đối tượng khảo sát: Sinh viên các trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh đến từ các
tỉnh thành (ngoại trừ TP.HCM).
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ đầu tháng 01/2023 đến đầu tháng

05/2023.
- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào sinh viên các trường Đại học tại Thành
phố Hồ Chí Minh.


4

Bên cạnh đó, số liệu thống kê của Bộ Tài Chính cho biết, hơn 10.000 người từ TP.HCM
đã lần lượt trở về quê hương sau hơn 2 năm đại dịch diễn biến phức tạp (TS. Nguyễn Xuân
Hải, ThS. Chu Thị Lê Anh, 2021). Và giai đoạn 2012 - 2021, mức thu nhập khu vực thành
thị đạt khoảng 13,3%/ năm và khu vực nông thôn đạt khoảng 19,1%/ năm, điều này chứng
tỏ mức độ tăng trưởng ở nơng thơn đã có sự thay đổi đáng kể giúp cho mọi người có sự
nhìn nhận tích cực hơn về thị trường lao động tại quê nhà. (Cường Ngô, Hương Thơ, 2023)
1.6 Ý nghĩa của đề tài
1.6.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài được thực hiện nghiên cứu nhằm bổ sung thêm một số nội dung lý thuyết và làm rõ
được các yếu tố này tác động như thế nào đến ý định làm việc tại quê hương của sinh viên
các trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của bài nghiên cứu giúp đưa ra các hàm ý quản trị có liên quan nhằm nâng cao ý
định làm việc tại quê hương của sinh viên giúp xây dựng và phát triển cho Công ty và quê
hương.
1.7 Kết cấu của đề tài
Cấu trúc của đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài
Tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm: lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa và kết cấu đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận
Trình bày các khái niệm khoa học và các mơ hình nghiên cứu liên quan, từ đó đề xuất mơ
hình nghiên cứu cho đề tài.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trình bày về quy trình nghiên cứu, xây dựng thang đo, phương pháp thu thập và tiến hành
xử lý phân tích dữ liệu.


5

Chương 4: Phân tích kết quả
Trình bày thực trạng và phân tích về kết quả nghiên cứu: phân tích dữ liệu thứ cấp và dữ
liệu sơ cấp nhằm đạt được mục tiêu đề ra bằng việc thực hiện xử lý số liệu bằng phần mềm
SPSS và đưa ra nhận xét theo từng dữ liệu.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Đưa ra kết luận về nghiên cứu, đề xuất giải pháp, hàm ý quản trị và trình bày những hạn
chế của bài nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Các khái niệm chính
2.1.1 Hành vi
Ajzen (1991) cho rằng “một hành vi là một chức năng của các ý định tương thích với nhận
thức kiểm sốt hành vi trong đó kiểm sốt hành vi được nhận thức sẽ làm giảm bớt tác
động của ý định đối với hành vi, do đó một dự định có lợi chỉ tạo ra hành vi khi nhận thức
kiểm soát hành vi là mạnh”. (Ajzen, 1991)
Elizabeth A. Minton, Lynn R. Khale phát biểu “hành vi là hành động và cách cư xử được
các cá nhân, sinh vật, hệ thống hoặc thực thể nhân tạo thực hiện kết hợp với chính họ hoặc
mơi trường của họ, bao gồm các hệ thống hoặc sinh vật khác xung quanh cũng như môi
trường vật lý. Đó là phản ứng được tính tốn của hệ thống hoặc sinh vật đối với các kích

thích hoặc đầu vào khác nhau, cho dù bên trong hay bên ngồi, ý thức hay tiềm thức, cơng
khai hoặc bí mật và tự nguyện hoặc không tự nguyện”. (Elizabeth A. Minton, Lynn R.
Khale, 2014)
Theo tác giả Roberta Greene cho rằng hành vi của con người là sản phẩm của sự tương tác
qua lại giữa mỗi cá nhân gán cho các sự kiện, hoàn cảnh và hành vi của những người khác
tạo nên thế giới bên ngoài của họ. (Greene, 2017)
Qua ba khái niệm của các tác giả trên, có thể hiểu tổng quát về hành vi là một hành động
được chủ thể thực hiện nhằm đáp ứng, thỏa mãn cho nhu cầu của chính bản thân họ.
2.1.2 Ý định hành vi
Ý định hành vi là thể hiện sự sẵn sàng của mỗi chủ thể khi thực hiện một hành vi nhất định
và nó được xem là tiền đề trực tiếp để thực hiện hành vi. (Ajzen, I., & Fishbein, M., 1975).
Với mơ hình TPB đưa ra giả thuyết rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích
bằng các ý định để thực hiện hành vi đó. Ajen cho rằng ý định hành vi sẽ phụ thuộc vào ba
yếu tố: các thái độ đối với hành vi, quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi.
(Ajzen, 1991)


7

Ngồi ra, ý định cịn biểu thị việc có một ý tưởng hoặc kế hoạch về những gì một người sẽ
làm: một quyết định làm điều gì đó theo một cách nhất định. Nó cho thấy một mong muốn
kiên định để làm một điều gì đó. (Likitthammarotchanee, Pornchai, 2002)
Tác giả Thomas R. Shultz đã rút kinh nghiệm từ những khó khăn của các nhà tâm lý
học trước, Thomas đã cố gắng xác định ý nghĩa của khái niệm ý định. Tác giả cho
rằng việc xác định ý định không dễ thực hiện, bởi vì nó là một trong những khái niệm
nguyên thủy về mặt ngữ nghĩa và bản thân nó khơng thể bị giản lược thành bất kỳ khía
cạnh ý nghĩa cơ bản nào khác. Và Thomas đã đưa ra khái niệm cơ bản về ý định là
một quyết tâm hành động theo một cách nhất định hoặc để mang lại một trạng thái
nhất định. (Shultz, 1982)
Từ đó, cho thấy rằng thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm sốt

hành vi có sự tương quan cùng chiều với ý định thực hiện hành vi. Và nếu mức độ kiểm
soát thực tế đối với hành vi đủ mạnh thì cá nhân có thể thực hiện ý định ngay khi có cơ
hội.
2.1.3 Việc làm
Bộ Luật Lao Động năm 2019 tại điều 9 Việc làm, giải quyết việc làm: “Việc làm là hoạt
động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm. Nhà nước, người sử dụng lao động
và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng
lao động đều có cơ hội có việc làm.” (Bộ Luật Lao động, 2019)
Tổ chức lao động quốc tế ILO cho rằng “Việc làm là công việc được thực hiện để trả lương
hoặc lợi nhuận”. (Tổ chức lao động quốc tế ILO, 2022)
Việc làm là một thể chế chính để phân phối của cải và gián tiếp hơn là quyền lực trong các
xã hội hiện đại. Vấn đề làm thế nào để quan hệ việc làm nên được quy định để cho phép
nó hoạt động thỏa đáng hồn toàn trở nên bị chi phối bởi những cân nhắc rộng hơn về cách
ảnh hưởng tác động phân phối của thị trường, từ đó mở rộng thành vấn đề cơ bản về cơng
bằng xã hội và tính hợp pháp của nhà nước. (Collins, 2010)
Catherine Barnard cho rằng việc làm có nghĩa là việc làm theo hợp đồng, hợp đồng học
việc hoặc hợp đồng cá nhân để làm việc. (Barnard, 2012)


8

Với những khái niệm trong và ngồi nước trên, có thể hiểu rằng: Việc làm là một quá trình
bán sức lao động để đổi lấy tiền công nhằm đáp ứng được nhu cầu sống của mỗi cá nhân.
Và việc làm được hình thành bởi ba yếu tố cơ bản: lao động, tạo ra thu nhập, hoạt động
phải hợp pháp.
2.2. Các lý thuyết liên quan
2.2.1 Thuyết hành động hợp lý của Ajzen và Fishbein 1975 (TRA: Theory of Reasoned
Action)
Niềm tin đối với thuộc tính
sản phẩm

Thái độ
Đo lường niềm tin đối với
thuộc tính sản phẩm

Xu hướng
hành vi

Niềm tin của những người
ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng tôi
nên hay không nên mua sản
phẩm

Chuẩn chủ quan

Hành vi
thực sự

Đo lường niềm tin đối với
những thuộc tính sản phẩm
Hình 2. 1: Mơ hình lý thuyết TRA
Nguồn: (Ajzen, I., & Fishbein, M., 1975)

Thuyết hành động hợp lý (TRA) được hai nhà tâm lý học Martin Fishbein và Icek Ajen
nghiên cứu và phát triển năm 1967 dựa trên các nghiên cứu về tâm lý học xã hội, các mơ
hình về sự thuyết phục và các lý thuyết về thái độ đã có trước kia.
Thuyết TRA dự đốn ý định thực hiện hành vi là một yếu tố quan trọng để có thể biết được
cá nhân đó có thực hiện hành vi hay không. Và thuyết này đã nghiên cứu và cho thấy ý
định hành vi phụ thuộc vào hai yếu tố chính: thái độ với các hành vi và chuẩn chủ quan.
Với sự sửa đổi và phát triển của Fishbein và Ajen cho thấy rằng ý định càng lớn mạnh thì



×