Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Bệnh học 2862 Nguyễn Chí Thanh Đống Đa 2862 Nguyễn Chí Thanh Đống Đa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.92 KB, 20 trang )

ĐỀ CƯƠNG THI HẾT HỌC PHẦN
MÔN: BỆNH HỌC
Câu 1: Anh (Chị) hãy trình bày nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh tăng huyết
áp?
Nguyên nhân:
1.1.Tăng huyết áp thứ phát: Còn gọi là tăng huyết áp triệu chứng. Loại này chiếm khoảng
10% các trường hợp tăng huyết áp, thường gặp ở người trẻ tuổi. Các nguyên nhân thường gặp
có thể là:
- Bệnh thận: viêm cầu thận cấp,mạn; viêm thận mạn mắc phải hoặc bẩm sinh; thận đa nang; ứ
nước bể thận; ứ tăng tiết rerin; hẹp động mạch thận; suy thận.
- Bệnh nội tiết: hội chứng conn; hội chứng cushing; phì đại tuyến thượng thận bẩm sinh; ứ
tủy thượng thận; tăng calci máu; cường tuyến giáp; bệnh to đầu chỉ.
- Bệnh tim mạch: hẹp cơ động mạch chủ(tăng HA chi trên, giảm HA chi dưới); hở van động
mạch chủ( tăng HA tâm thu, giảm HA tâm trương); rò động tĩnh mạch
- Một số nguyên nhân khác: nhiễm độc thai nghén; bệnh tăng hồng cầu; nhiễm toan hô hấp do
thần kinh.
1.2.Tăng huyết áp ngun phát:khi khơng tìm thấy ngun nhân người ta gọi là tăng huyết
áp nguyên phát. Loại này chiếm trên 90%các trường hợp tăng huyết áp, thường gặp ở người
trung niên và tuổi già. Tuy ko tìm thấy nguyên nhân nhưng người ta thấy có một số yếu tố
nguy cơ chính như hút thuốc lá; rối loạn chuyển hóa lipid; tiểu đường; tuổi trên 60; nam giới
và phụ nữ mạn kinh; tiền sử gđ có tiền sử bệnh tim mạch sớm( nam dưới 65, nữ dưới 55);
ngồi ra cịn kể đến một số yếu tố nguy cơ khác như béo phì, ít hoạt động thể lực, sang chấn
tinh thần, nghiện rượu..
Triệu chứng và giai đoạn tăng huyết áp:
-Tăng huyết áp thường ko có triệu chứng cơ năng
-Triệu chứng quan trọng nhất là đo huyết áp thấy tăng
-Các triệu chứng thực thể phụ thuộc vào giai đoạn bệnh:
Giai đoạn I: không có dấu hiệu khách quan nào về tổn thương thực thể.
Giai đoạn II: có ít nhất một trong các dấu hiệu sau các cơ quan đích:
+Dày thất trái: phát hiện trên lâm sàng và các thăm dò cận lâm sàng.
+Hẹp động mạch ở võng mạc qua soi đáy mắt


+Protein niệu hoặc creatinin máu tăng nhẹ


Giai đoạn III:có tổn thương ở các cơ quan đích khác nhau biểu hiện bằng các triệu chứng cơ
năng và thực thể như:
+Ở tim: suy tim trái, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim
+Ở não: tai biến mạch máu não hoặc bệnh não do tăng huyết áp
+Ở mắt: xuất huyết, xuất tiết võng mạc, có thể có phù gai thị
+Ở thận: suy thận
+Ở mạch máu: phình tách thành động mạch, tắc động mạch
-Tăng huyết áp tính:
+chỉ số huyết áp rất cao
+đau đầu dữ dội, tổn thương đáy mắt nặng
+khát nước, sụt cân, rối loạn tiêu hóa
+tiến triển nhanh, nặng nề
+hay gây biến chứng ở não và tim
Câu 2: Anh (Chị) hãy chỉ ra sự khác nhau giữa triệu chứng của sốt rét và sốt xuất huyết?
Trình bày phác đồ điều trị sốt rét?
Đặc điểm

Sốt xuất huyết

Sốt rét

Virus gây bệnh

Do virus Dengue ở muỗi vằn gây ra

Do ký sinh trùng Plasmodium ở
muỗi Anophen gây ra


Thời gian xuất
hiện triệu chứng

Từ 4 đến 13 ngày sau khi muỗi đốt

Từ 8 đến 25 ngày sau khi muỗi đốt

Thời điểm muỗi
đốt gây bệnh

Ban ngày

Chập tối và rạng sáng

Cơ chế lây lan

Không lây qua đường hô hấp, nước
bọt hay giao tiếp hàng ngày. Chỉ
lây lan khi muỗi đốt một người
nhiễm bệnh và đốt sang người
khơng có bệnh

Lây qua vết cắn của muỗi cái
nhiễm bệnh. Có thể lây trực tiếp
qua đường máu. Mẹ có thể truyền
sốt rét cho con khi nhau thai bị tổn
thương. Dùng chung bơm kim tiêm
cũng có khả năng bị lây nhiễm nếu
kim tiêm chứa máu có virus gây

sốt rét

Thời gian ủ bệnh

Từ 4 đến 5 ngày sau khi bị muỗi
cắn

Từ 10 đến 15 ngày sau khi bị muỗi
cắn


Triệu chứng

Đau ở phần sau mắt, nhức xương.
Kèm theo tình trạng sốt cao kéo dài
và các triệu chứng buồn nôn, đau
nhức đầu, phát ban. Khi tình trạng
sốt thuyên giảm, người bệnh có thể
bị chảy máu cam hoặc chảy máu ở
nướu, chân răng

Xuất hiện cảm giác ớn lạnh và vã
mồ hôi. Kèm theo đó là cảm giác
buồn nơn, đau đầu.

Nhiệt độ sốt

Từ 39.5 đến 41.5 độ

Từ 39 đến 40 độ


Cường độ sốt

Liên tục

Sốt theo từng cơn. Mỗi cơn kéo dài
từ 6 đến 10 giờ

Đối tượng dễ
nhiễm bệnh

Những gia đình có thói quen đựng
nước trong chum, chậu. Và không
vệ sinh nơi sinh sống sạch sẽ.

Những nhóm di dân tự do, người
sống ở các vùng biên giới, thường
xuyên phải di chuyển và không sử
dụng màn khi ngủ.

Biến chứng nếu
khơng điều trị

Có thể gây nên các biến chứng
nguy hiểm như:

Các biến chứng có thể xảy ra nếu
sốt rét không được điều trị:

– Suy tim, suy thận


– Rối loạn ý thức, đau đầu dữ dội

– Sốc do mất máu

– Tiêu chảy kéo dài

– Xuất huyết não

– Truy tim, suy thận dẫn đến hồng
cầu và huyết sắc tố bị giảm mạnh

– Tràn dịch màng phổi
– Hôn mê kéo dài

– Da xanh tái, đổ nhiều mồ hôi, ớn
lạnh kéo dài

– Sinh non, sảy thai ở phụ nữ đang
mang thai

– Vàng da, vàng mắt và hôn mê
sâu

Phác đồ điều trị sốt rét:
Điều trị sốt rét thể thông thường:
Do p.vivax: Dùng Chloroquine viên 0,25g hoặc 0,3g
Người lớn: Ngày 1 uống 4 viên chia 2 lần cách 6h. Ngày 2,3 uống 2 viên 1 lần
Trẻ em: tổng liều 25mg/kg. Ngày 1 uống 10mg/kg, sau 6h uống tiếp 5mg/kg. Ngày 2,3 uống
5mg/kg

Sau khi uống hết thuốc phải uống primaquin để chống tái phát và tái nhiễm
Người lớn: primaquin 13,2mgX 4 viên/24h X 5 ngày


Trẻ em trên 2 tuổi primaquin 0,25mg/kg X 10 ngày
Chống chỉ định: trẻ em dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai; bệnh nhân đái huyết sắc tố
Do p./lalciparum: có đặc điểm kháng thuốc, bởi vậy có nhiều phác đồ. Trong bài này, có 2
phác đồ thơng dụng:
Phác đồ 1: Quininsulphat 30mg/kg/24h lần uống 7 đến 10 ngày
Phác đồ 2: Artesunate(viên) 50mg: Ngày đầu 4mg/kg/24h; Ngày thứ 2 đến ngày thứ 5
2mg/kg/24h
Sau khi sử dụng phác đồ 1 và 2 người bệnh phải tiếp tục uống primaquin chống lây lan
Người lớn 4 viên chia 2 lần với 1 liều duy nhất
Trẻ em trên 2 tuổi 0,25mg/kg uống 1 lần
b,Điều trị sốt rét ác tính
Dùng 1 trong 2 loại thuốc sau:
-

Artesunate lọ 60mg, dung môi NaHCO3 5% để pha tiêm bắp
Ngày thứ 1 giờ đầu 2 lọ, giờ thứ 8 1 lọ
Những ngày sau mỗi ngày tiêm 2 lọ nếu còn hôn mê
Nếu tiêm tĩnh mạch thêm 5,4ml muối đẳng trương NaCl 9%. Tiêm tốc độ 3-4ml/
phút
Cả đợt từ 5-7 ngày tùy theo thời gian tình, thời gian hết sốt và thời gian khí sinh trùng
nhanh hay chậm

-

Quinine: Quinine Cholohydrate với liều tấn công 20mg/kg, pha vào huyết thanh ngọt
5% truyền nhỏ giọt tĩnh mạch trong 4h sau đó cứ 8h truyền tĩnh mạch 1 liều 10mg/kg

cho tới khi ra khỏi hơn mê. Nếu bệnh nhân đã uống đc thì ngừng truyền để dùng thuốc
viên tới đủ 7 ngày

Điều trị các biến chứng:
Hạ nhiệt chủ yếu bằng phương pháp vật lý như chườm mát,cần thiết thì cho paracetamol
Chống co giật Diazepam
Chống phù não truyền manitol 10%-500ml
Chống thiếu máu chỉ định truyền máu khi hồng cầu <2 triệu/ml và Hematocrit <20%
Chống mất nước và rối loạn điện giải
Chống suy thận nếu suy thận thực tồn dùng Furosemid


Chống suy hô hâp
Chống bội nhiễm và loét nên sử dụng kháng sinh
Điều trị sốt rét đái huyết sắc tố
Về cơ bản điều trị sốt rét đái huyết sắc tó giống điều trị sốt rét ác tính, tuy nhiên có những
chú ý cơ bản như: Thuốc điều trị sốt rét chỉ dùng Artesunat tiêm tĩnh mạch với liều lượng
như điều trị sốt rét ác tính; Trong điều trị biến chứng phải đặc biệt chú ý chống thiếu máu và
chống suy thận
Câu 3: Anh (chị) hãy trình bày nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bệnh xơ gan?
Nguyên nhân xơ gan: có một số nguyên nhân xơ gan đã được xđ. Một số còn chưa rõ hoặc
còn đang tranh cãi
-

Xơ gan do viêm gan virus: ngày nay đã biết 6 loại virus gây ra viêm gan trong đó có
virus B, virus C được coi là tác nhân gây suy gan nhiều nhất

-

Xơ gan do ứ mật kéo dài

+Ứ mật thứ phát: sỏi, giun gây tắc, chít hẹp
+Ứ mật nguyên phát: hội chứng Hannot

-

Xơ gan do rượu

-

Xơ gan do ứ động mạch kéo dài:
+Suy tim, viêm màng ngồi tim dày dính
+Viêm tắc tĩnh mạch trên gan
+Bệnh huyết sắc tố

-

Xơ gan do kí sinh trùng như sán máng, sán lá gan

-

Xơ gan do nhiễm độc hóa chất và thuốc

-

Xơ gan do rối loạn chuyển hóa như nhiễm sắt, nhiễm đồng, rối loạn chuyển hóa
porphyrin

-

Xơ gan do di truyền


-

Xơ gan lách to kiểu bantin

Triệu chứng
Lâm sàng: Triệu chứng cơ năng không đặc hiệu bao gồm mệt mỏi, gầy sút, mau mệt, kém ăn,
sợ mỡ,.. thường thấy trong các bệnh mạn tính khác
-

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa


+Cổ trướng tự do dịch thấm. Lượng albumine thấp dưới 30g/l
+Lách to do ứ máu, từ đó có thể gây giảm tế bào máu, nhất là giảm số lượng và độ tập
trung của tiểu cầu
+Giãn tĩnh mạch ở ở vòng nối cửa chủ, tuần hoàn bàng hệ kiểu gánh chủ; đặc biệt gây
giãn tĩnh mạch thực quản, rất nguy hiểm do có thể vỡ, chảy máu
-

Suy chức năng gan
+Rối loạn tiêu hóa như táo hoặc lỏng, chán ăn, sợ mỡ
+Phù 2 chi hoặc phù toàn thân kèm theo cổ trướng
+Xuất huyết dưới da, niêm mạc
+Giãn các mao mạch dưới da
+Vàng da do chèn ép ống mật và bilirubin tự do khơng liên hợp được, khi có vàng da
thường thể hiện đợt tiến triển nặng của bệnh
+Rối loạn chuyển hóa gluxit, lipid, protit biểu hiện chóng mệt mỏi, có cơn hạ đường
huyết, da khơ, bong vảy, lơng tóc dễ gãy rụng
+Trí nhớ giảm, mất ngủ đêm

+Giảm tình dục
+Giai đoạn muộn gây tiền hôn mê, hôn mê gan

-

Khám gan
+Gan teo nhỏ hoặc to ra nhưng thường teo nhỏ
+Mật độ chắc
+Bờ sắc, không đều
+Mặt gồ gề do tăng sinh các cục u

Cận lâm sàng:
*Suy gan
- Cơng thức máu giảm 3 dịng tế bào máu khi có lách to rõ ràng
-Albumine giảm, tỉ số A/G <1
-Cholesterol este giảm dưới 65% cholesterol toàn phần
-Prothrombin máu giảm dưới 75%
-Bilirubin máu tăng


-Phosphatasa kiềm tăng
-BSP và Glactose niệu(+)
-NH3 tăng ure có thể tăng hoặc giảm
*Do viêm tổ chức
-Gros <1,7ml dung dịch Hayem. Maclagan >10 đơn vị
-Globulin tăng vừa (men SGOT, SGPT cũ)
*Siêu âm gan: trên mặt gan có nhiều nốt đậm, có hình ảnh giãn tính mạch cửa, tĩnh mạch
lách. Hình ảnh siêu âm chỉ là xét nghiệm bổ sung chứ không phải là xét nghiệm đặc hiệu
*Sinh thiết gan
Điều trị

+Chế độ nghỉ ngơi tuyệt đối trong đợt tiến triển
+Ăn tăng cường đạm, ăn nhạt nếu có phù
+Thuốc - cải thiện chuyển hóa tế bào gan như các loại vitamin
-

Glucocorticoit

-

Tăng cương đồng hóa đạm testosteron

-

Truyền máu, đạm, plasma, albumin

+Cổ trướng - chọc tháo ko quá 2l, tốc độ chậm
-

Lợi tiểu ko thải kali, kháng aldosteron

+Xử trí các biến chứng, ghép gan
Câu 4: Anh (chị) hãy trình bày triệu chứng, biến chứng. Từ đó vẽ sơ đồ giải thích cơ chế
bệnh sinh và ứng dụng trong điều trị trong loét dạ dày- tá tràng?
Triệu chứng
Lâm sàng: Triệu chứng thường đa dạng, diễn biến theo chu kì
-

Đau là triệu chứng chính, có tính chất chu kì, từng đợt. Vị trí đau thay đổi tùy theo vị
trí lt.
+Lt tâm vị, mặt sau dạ dày có thể đau khu trú ở thượng vị, lan lên ngực trái, dễ

chẩn đoán nhầm, đau ngay sau khi ăn
+Loét bờ cong lớn-hang vị đau sau khi ăn từ 2-3h
+Loét môn vị thường không liên quan đến thời gian ăn và thường đau quặn


+Loét hành tá tràng đau lúc đói, hơi lệch bên phải, cảm giác đau bỏng rát
+Cả loét dạ dày-hành tá tràng có thể khơng đau gọi là lt câm. Đây là một thể hiện
lâm sàng khá đặc biệt của loét dạ dày hành tá tràng thường ko phát hiện triệu chứng gì
chỉ thực sự phát hiện khi có các biến chứng như thủng hoặc chảy máu ổ loét
-

Rối loạn din dưỡng dạ dày như ợ hơi ợ chua nấc,nôn, buồn nôn

-

Rối loạn thần kinh thực vật như chướng hơi, táo bón. Ít gặp hơn lt tá tràng

-

Thăm khám: phản ứng nhẹ khi khám vùng thượng vị ấn tức hoặc cảm giác đau tăng
lên. Ngồi cơn đau khám ko thấy gì đặc biệt

-

Nếu có hẹp mơn vị nơn ra thức ăn của ngày hơm trước, lắc óc ách lúc đói

-

Thăm khám thấy co cứng thượng vị hơi lệch phải


Cận lâm sàng:
-

Chụp X quang dạ dày: hành tá tràng có uống cản quang, thấy ổ đọng thuốc ở dạ dày,
hành tá tràng biến dạng. hình ảnh rất phong phú tùy theo hình thái loét. Tuy nhiên có
nhiều hạn chế

-

Soi dạ dày bằng ống soi mềm rất có giá trị để chuẩn đốn xác định và sinh thiết để
chuẩn đoán phân biệt

Các biến chứng: Có 5 biến chứng thường gặp
-

Chảy máu dạ dày-hành tá tràng: Hay gặp nhất, trong đó hay gặp chảy máu hành tá
tràng ở mặt trước nhiều hơn mặt sau. Nếu loét dạ dày kèm chảy máu phải xem khả
năng ung thư. Lâm sàng có thêm triệu chứng nơn ra máu hoặc/và ỉa phân đen. Tùy
mức độ mất máu mà có ảnh hưởng huyết động nhiều hay ít. Đây là một biến chứng
nguy hiểm dễ gây tử vong nếu không phát hiện sớm

-

Thùng ơ lt: gây viêm phúc mạc tồn thể, thửng bít gây viêm phúc mạc khu trú. Lâm
sàng có đau dữ dội vùng thượng vị, bụng cứng như gỗ. Xquang bụng có liềm hơi dưới
cơ hồnh

-

Hẹ mơn vị: Nôn nhiều, nôn ra thức ăn ngày hôm trước, ăn khơng tiêu, lắc óc ách lúc

đói.

-

Ung thư hóa:vấn đề đang cịn tranh cãi. Lt hành tá tràng ko có ung thư hóa. Loét dạ
dày có ung thư hóa. Ung thư có trước hay loét có trước khó xác định. Thức ăn cũng là
một tác nhân gây ung thư hóa, nhất là thức ăn có nhiều Nitrit

-

Viêm quanh dạ dày-tá tràng: có mảng cứng vùng thượng vị, hội chứng nhiễm trùng.
Nội soi ko tổn thương dạ dày, hành tá tràng

Sơ đồ giải thích cơ chế bệnh sinh và ứng dụng trong điều trị trong loét dạ dày- tá tràng


Câu 5: Anh chị hày trình bày triệu chứng và cách điều trị bệnh tả?
Triệu chứng
Lâm sàng điển hình:
-

Thời kì nung bệnh rất ngắn, có thể từ 4h đến tối đa là 5 ngày

-

Thời kì khởi phát bắt đầu đột ngột sơi bụng, đầy bụng và đi ngồi, lúc đầu có phân
sau chỉ tồn nước, bệnh nhân mệt lả. chỉ sau vài giờ chuyển sang thời kì tồn phát

-


Thời kì toàn phát gồm 3 dấu hiệu chủ yếu
+Ỉa chảy là dấu hiệu chủ yếu từ 10-20 lần/ngày, ỉa chảy liên tục ko cầm, ko đau
bụng,ko mót rặn, ko có máu,màu trắng đục như nước vo gạo, có nhiều hạt trắng xám,
màu tanh nồng. Trong 6-8h có thể mất 20l nước theo dịch phân
+Nôn thường xuất hiện sau ỉa chảy 1-2 lần có trường hợp trc khi ỉa chảy hoặc ko
nơn.Lúc đầu nơn ra thức ăn sau nơn ra tồn nước trong hoặc màu vàng
+Mất nước mất điện giải do ỉa chảy và nôn. Thể trạng bệnh nhân suy sụp rõ rất nhanh.
Da khơ, nhăn nheo, ngón tay nheo như ngâm nước lâu, mắt trùng, niêm mạc khô, mắt
khô lờ đờ, chuột rút rất đau ở bùng bắp chân, đùi bụng. Bệnh nhân đái ít rồi vơ niệu,
thân nhiệt giảm dưới 36độ, huyết áp tụt rồi ko đo được, mạch nhanh khô, môi tái, đầu
chỉ lạnh râm rấp mồ hôi. Trẻ em đôi khi co giật do hạ đường huyết, bụng chướng,
loạn nhịp tim

-

Tiến triển
+Nếu bệnh nhân được bồi phụ nước và điện giải sớm và nhanh chóng thì da và niêm
mạc hồng hào trở lại, người bệnh dễ chịu tươi tỉnh, mạch, huyết áp trở về ổn định. Số
lần nôn, ỉa chảy giảm dần, ngưng hẳn sau 1-2 ngày thường 48-72h bệnh nhân khỏi
+Còn nếu ko được điều trị bệnh nhân diễn biến nặng hoặc tử vong do truy tim mạch
hoặc do biến chứng

Điều trị
Bồi phụ nước và điện giải cần làm sớm, khẩn trương, triệt để. Căn cứ vào độ mất nước chia
làm 3 loại để xử trí:
-

Độ 1 mất nước khoảng 5% trọng lượng cơ thể, toàn trạng bình thường, dấu hiệu mất
nước kín đáo, mạch nhanh, rỗ, huyết áp bình thường, lượng bài tiết nước tiểu bình
thường, da hơi mất độ căng bóng.Cho bệnh nhân uống Oresol trung bình 5ml đến

20ml/kg/h phải theo dõi dấu hiệu mất nước và số lượng nược tiểu để bt khi nào bù đủ
dịch


-

Độ 2 mất nước khoảng 6%-8% trọng lượng cơ thể, da mất độ căng bóng, người mệt,
hơi bứt rứt, khó chịu, khát nước, mắt hơi trũng, mạch nhanh yếu, huyết áp hơi hạ,
lượng nước tiểu giảm. truyền dịch có điện giải+uống oresol

-

Độ 3 mất nước khoảng 10%-12%, mất đi sợ đàn hồi của da, nép véo da mất chậm, da
tím tái, trẻ nhỏ thì thóp lõm, mắt trũng sâu, người lờ đờ, mệt lả, có thể có rối loạn tí
giác. Huyết áp tối đa <60mmHg hoặc huyết áp ko đo đc, mạch nhanh nhỏ, khó bắt
mạch bệnh nhân trong tình trạng sốc nặng. Phải truyền dịch nhanh chóng và có thể
truyền 2 đường tĩnh mạch. Khi đã qua giai đoạn nguy kịch, nếu bệnh nhân cịn nơn và
ỉa chảy thì cho uống Oresol. Ngừng bù dịch khi bệnh nhân đã khỏe hoàn toàn. Các
loại dịch để bù phụ nước và điện giải là dung dịch uống Oresol( có thể dùng cháo pha
lỗng với một ít muối cho bệnh nhân uống); các loại dịch truyền như Ringerlactat,
NaCl 9%0, NaHCO3 14%0(hoặc dd Dhaka; trong 1l dd gồm 5g NaCl, 4g NaHCO3
và 1g KCl)

Kháng sinh dùng trong điều trị tả có tác dụng ladm giảm khối lượng và thời gian ỉa chảy, rút
ngắn thời gian thải phẩy khuẩn tả trong phân. Chỉ dùng kháng sinh đường uống, cho uống
kháng sinh ngay sau khi hết nơn. Có thể chọn một trong các loại kháng sinh như Doxyclin
uống liều duy nhất điều trị tốt nhất cho người lớn trừ phụ nữ có thai; ngồi ra có thể dùng
tetracyclin, trimethoprim, furazolidon.
Câu 6: Anh (chị) Trình bày nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng của sỏi thận?
Nguyên nhân sỏi thận do nhiều nguyên nhân và yếu tố tạo ra

Nguyên nhân tại chỗ
-

Nhiễm trùng đường tiết niệu

-

Tổn thương ở vùng dưới liên bào của gai thận( trong trường hợp nhiễm trùng hay ngộ
độc) hình thành 1 đám vơi và sỏi sẽ hình thành từ vơi đó

-

Nước tiểu bị ứ đọng lâu ngày gây nhiễm trùng và sinh sỏi

Nguyên nhân tồn thân
-

Do rối loạn chuyển hóa các chất Oxalat, Urats đặc biệt là chuyển hóa canxi. Canxi
tăng quá mức bthg trong nước tiểu; tăng do chế độ ăn hoặc do rối loạn tuyến nội tiết
nhất là do cường tuyến cận giáp trạng

-

Thiếu vitamin A tạo điều kiện làm sừng hóa các tổ chức liên bào đài để thận

Triệu chứng
Triệu chứng cơ năng:
-

Cơn đau quặn thận điển hình đau quặn ở một bên vùng thắt lưng, xuyên ra trước lan

dọc đường đi của niệu quản rồi tận cùng ở cơ quan sinh dục ngoài. Cơn đau thường
xuất hiến sau lao động nặng hoặc đi xa. Kèm với cơn đau bệnh nhân có thể đái buốt,


đái rắt hoặc đái máu. Nôn và buồn nôn; Cơn đau sẽ hết khi bệnh nhân đái ra sỏi hoặc
giảm đau khi được nghỉ ngơi
-

Đái ra máu thường gặp với các tính chất như đái ra máu tồn bãi; Xuất hiện ngay sau
cơn đau quặn thận và giảm dần khi bệnh nhân nằm nghỉ; Hay tái diễn khi bệnh nhân
hoạt động mạnh hoặc đi lại nhiều

-

Đái ra mủ khi thận đã bị nhiễm trùng nặng. Bệnh nhân đái ra mủ nên nghĩ tới sỏi thận

-

Đái ra sỏi ít gặp, nếu đái ra sỏi giúp chuẩn đốn chính xác hơn

Triệu chứng thực thể:
-

Khám trong khi bệnh nhân đang có cơn đau. Có phản ứng cơ vùng thắt lưng. Ấn điểm
niệu quản và điểm sườn lưng,đấm nhẹ vào vùng thắt lưng bệnh nhân rất đau.

-

Nếu thận đã giãn to, khám có dấu hiệu chạm thận và bập bềnh thận. Thăm khám trong
giai đoạn đầu thường ko thấy thận to


-

Triệu chứng cận lâm sàng:
+Nước tiểu tùy theo mức độ tổn thương và nhiễm trùng của thận mà xét nghiệm nước
tiểu có hồng càu, bạch cầu, tế bào mủ,...
+Xquang tuyến trên
+Chụp thận ko chuẩn bị thấy hình ảnh của sỏi
+Chụp thận tĩnh mạch(U.I.V) cho biết thận có sỏi hay ko và biết đc chức năng của
thận
+Chụp thận ngược dòng(U.P.R)

Biến chứng
-

Viêm bể thận: Bệnh nhân sốt cao, đau một bên thắt lưng, đái mủ, đái máu. Khám có
phản ứng cơ vùng thắt lưng. Bệnh tiến triển từng đợt và hay tái phát

-

Viêm tẩy quanh chậu: toàn thân bệnh nhân suy sụp, sốt cao dao động, đau vùng thắt
lưng. Vùng thắt lưng sưng nề, tấy đỏ, ấn mềm. Phải mổ dẫn lưu mủ

-

Thận ứ mủ là biến chứng nặng do thận ứ nước tiểu, nhiễm khuẩn rồi gây ứ mủ thận.
Toàn thân bệnh nhân suy sụp, đái ra mủ, thân to đau

-


Vô niệu do sỏi đài thận di chuyển xuống niệu quản và mắc lại làm tắc niệu quản hoàn
toàn và đột ngột. Cần phải xử trí sớm để tránh tình trạng ứ đọng nước tiểu ở thận. Lấy
sỏi hoặc dẫn lưu bể thận cấp cứu

Câu 7: Anh chị hãy chỉ ra sự khác nhau giữa đái tháo đường tuýp I và tuýp II. Vẽ sơ đồ
giải thích cơ chế bệnh sinh, triệu chứng cận lâm sàng và điều trị bệnh đái tháo đường?


So sánh sự khác nhau giữa đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2
Tuýp 1:
-

Đái nhiều, uống nhiều, người bệnh mất nước, rất khát và thích nước ngọt

-

Người bệnh thường trẻ, bệnh cảnh thường bị nhiễm toan ceton

-

Gầy nhiều do giảm đồng hóa và tăng dị hóa protid, lipid.làm teo các cơ, các tổ chức
mỡ dưới da

-

Sút cân có thể từ 5kg-10kg trong vài tháng

-

Ăn nhiều, người bệnh ln có cảm giác đói, do vậy ăn rất nhiều


-

Mệt mỏi nhiều, hay bị nhiễm trùng; đặc biệt là nhiễm trùng da, sinh dục, tiết niệu

Tuýp 2:
-

Thường gặp ở người bệnh lớn tuổi

-

Phần lớn người bệnh có béo phì, biểu hiện của bệnh kín đáo thường diễn biến tiềm
tàng trong thời gian dài( có yếu tố gia đình). Biến chứng thường gặp là tăng áp lực
thẩm thấu máu

Câu 8: Anh chị hãy trình bày triệu chứng, biến chứng và phịng bệnh uốn ván?
Triệu chứng:
Mơ tả uốn ván tồn thể


-

Thời kì nung bệnh: trung bình từ 7-14 ngày , ngắn nhất 48h-72h tính từ lúc bị thương
đến lúc xuất hiện triệu chứng cứng hàm. Thời kì này hồn tồn n lặng, ko có triệu
chứng lâm sàng ngồi dấu hiệu viêm tấy vết thương. Thời kì càng ngắn thì bệnh càng
nặng

-


Thời kì khởi phát:
+Trung bình khoảng 2 ngày đến 3 ngày tính từ lúc cứng hàm đến khi co cứng tồn
thân.
+Thời kì khởi phát càng ngắn thì bệnh càng nặng.
+Bệnh nhân thấy người hơi mệt, nhức đầu,mất ngủ, mỏi quai hàm, nói khó, nuốt
vướng, uống nước sặc,dần dần cứng hàm ko há miệng rộng được.
+Thăm khám thấy cơ nhai co cứng, nổi rõ khi cử động; dùng đè lưỡi cố mở rộng
miệng ra thì hai hàm răng càng khít lại; khơng tìm thấy điểm đau rõ rệt ở vùng quai
hàm; mọi cố gắng nhai nuốt thức ăn mềm đều làm cho các cơ mặt co lại

-

Thời kì tồn phát kéo dài từ 1 tuần đến 3 tuần với các biểu hiện:

*Co cứng toàn thân:Co cứng cơ toàn thân theo một trình tự nhất định, bắt đầu từ cơ nhai rồi
đến các cơ mặt, cơ gáy, cơ lưng, cơ bụng, cuối cùng là các cơ chi, tạo cho bệnh nhân tư thế
“uốn ván”:
+Co cứng các cơ ở mặt tạo nụ cười nhăn nhó “đau khổ”
+Co cứng các cơ ở cổ (làm nổi rõ cơ ức đòn chùm), cơ gáy(làm cổ ưỡn cong lên và cứng
gáy)
+Co cứng cơ lưng gây ưỡn cong lưng lên, đôi khi gặp uốn cong lưng tôm hoặc uốn cong
nghiêng về một bên
+Co cứng cơ ngực, bụng, cơ hoành làm các múi cơ nổi rõ, di động theo nhịp thở kép, thở
nông, sờ bụng cứng như gỗ
+Co cứng cơ chi: tay thường ở tư thế gấp, chân duỗi thẳng cứng
+Co cứng cơ họng và thanh quản gây khó nuốt, khó thở, khó nói, đau họng
+Co cứng cơ ở tầng sinh mơn, gây bí đái, táo bón.
*Các cơn co giật cứng toàn thân trên nền co cứng cơ toàn thân liên tục xuất hiện các cơn
giật cứng toàn thân. Cơn co giật thường xuất hiện tự nhiên hoặc khi có kích thích như tiếng
động, ánh sáng chiếu, khám xét, tiêm chích, hút đờm rãi…

-Tính chất cơn giật lúc đầu chỉ ở 1 vài nhóm cơ, sau lan tới tất cả nhóm cơ. Thời gian 1 cơn
từ vài giây đến vài phút hay hơn
-Số lượng cơn trong vòng 24h từ vài cơn đến hàng trăm cơn, có khi liên tiếp


-Cơn giật rất mạnh, gây đau đớn cho bệnh nhân, làm bệnh nhân lo âu sợ hãi, trong khi bệnh
nhân vẫn tỉnh táo. Trong cơn giật, bệnh nhân có thể tím tái do suy hơ hấp, vã mồ hơi, uốn
cong người lên hoặc sang 1 bên, có thể gây biến chứng trong cơn như đứt và rách cơ, gãy
xương, co thắt họng, cứng cơ hoành và thanh quản, gây ngạt và tử vong đột ngột
*Các triệu chứng khác :
-Do rối loạn thần kinh thực vật nên:
+Sốt tăng dần lên 39độ đến 40độ hoặc hơn
+Mạch căng và nhanh, đôi khi loạn nhịt
+Huyết áp tăng từng cơn hoặc liên tục, đôi khi cũng tăng nhịp tim chậm, huyết áp
giảm và có thể ngừng tim đột ngột
+Tăng tiết đờm rãi, vã mồ hôi
-Biến chứng:
+Biến chứng hô hấp: Ngừng thở đột ngột, bội nhiễm phổi, suy hô hấp cấp do tắc
nghẽn dường thở, xẹp phổi.
+Biến chứng tim mạch: Ngừng tim đột ngột truy tim mạch do suy hơ hấp.
+Biến chứng tiêu hố. Xuất huyết tiêu hoá, bụng chướng do rối loạn hấp thu, táo bón.
+Biến chứng bội nhiễm: Nhiễm trùng răng miệng, nhiễm trùng vết mở khi quản, loét
do nằm lâu ở một tư thế
-Tai biến điều trị:
+ Sau mở khí quản, bệnh nhân không thở đường mũi được
+ Tại biến huyết thanh khủng độc tổ uốn ván xuất hiện từ ngày thứ 5 thứ 6 trở đi sau
tiêm SAT. Phát ban dị ứng, sốt cao, co giật tìm tái, ngừng thở.
+Liều an thần cao kéo dài có thể làm cho hơn mê sâu lâu hồi phục, đặc biệt ở người
nhiều tuổi.
Phòng bệnh:

-Phòng bệnh chủ động:
+Tiêm vacxin giải độc tố uốn ván Anatoxin (AT).
+ Tiêm 3 mũi cách nhau một tháng
+ Sau đó cứ 5 năm, tiêm nhắc lại một mũi.


+Hiện nay ở nước ta, trong chương trình tiêm chủng mở rộng, đã tiêm phòng cho trẻ
em và phụ nữ có thai. Các đối tượng khác nên tự ngun
-Phịng bệnh thụ động sau khi bị thương:
+ Cắt, lọc sạch vết thương, rửa oxy giả và thuốc sát trùng.
+ Dùng kháng sinh Penixilin
+ Tiêm SAT 1500 đơn vị (1 ống).
+ Phải tiêm kèm AT để cỏ miễn dịch chủ động.
-Đề phòng uốn ván rốn:
+Quản lý thai nghẽn, tránh đẻ rơi
+Đỡ đẻ vơ trùng.
+Tiêm phịng uốn vẫn cho bà mẹ khi mang thai.

Câu 9: Anh chị hãy trình bày nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bệnh hen phế quản?
Nguyên nhân:
-

Có cơ địa dị ứng

-

Nhiễm khuẩn đường hơ hấp

-


Có thể trạng thần kinh dễ bị mất thăng bằng

-

Bộ hô hấp dễ bị kích thích

Triệu chứng
Triệu chứng lâm sàng
- Cơn hen thường xảy ra về đêm, từ những cơ hội thuận lợi:
+ Thay đổi thời tiết.
+ Ăn uống, ngửi mùi vị đặc biệt.
+ Làm việc quá sức, cảm xúc, viêm nhiễm.
-Trong thể điển hình, com hen thường qua 3 thời kỳ:
Triệu chứng báo trước: mệt mỏi, hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi, đỏ mắt, ho khan, đau tức ngực
như có gì chẹn làm cho khó thở.
Con hen Triệu chứng cơ năng: Khó thở. Khó thở là dấu hiệu quan trọng nhất của hen.


-Khó thở dữ dội tăng dần lên. Bệnh nhân đang nằm phải ngồi dậy để thở cảm thấy lo sợ, ngột
ngạt, tắc nghẽn.
-Khó thở chậm: tần số từ 8 lần đến 16 lần/phút.
-Khó thở ra: thở ra khó, nên người bệnh phải há mồm và tỳ tay lên thành giường để thở. Thở
ra rất khó nhọc và kéo dài, rồi hít vào nhanh và dễ dàng, gây ra tiếng khị khè, có cử mà chính
bệnh nhân cũng nghe thấy. Vì khó thở nhiều lần nên rất mệt mỏi, nói hổn hển, ngắt quãng.
Cơn hen có thể lâu hay chóng, dài hay ngắn. Có cơn hen từ 10 phút đến nửa giờ hoặc một vài
giờ. Có cơn nặng kéo dài vài ba ngày, làm bệnh nhân hết sức lo sợ, hoang mang.
Triệu chứng thực thể: khám phổi sẽ thấy:
- Nhìn: lồng ngực nở ra nhưng ít di động.
- Sở: Rung thanh vẫn bình thường.
- Gõ: Tiếng gõ trong hơn bình thường.

- Nghe: Rì rào phế nang giảm nhiều, có nhiều ran khơ (ran rít và ran ngáy) ở khắp hai bên
phổi.
Triệu chứng X.quang:Lúc thở, lồng ngực khơng di động, cơ hồng cũng kém di động. Các
khoang liên sườn giãn rộng. Hai phế trường sáng khác thường, nhưng hai bên rốn phổi có
những vết đen hơn (do ứ huyết).
Hết cơn:
Lúc bắt đầu hết cơn bệnh nhân ho khạc ra nhiều đờm, lúc đầu dính về sau dễ khạc hơn. Càng
khạc ra nhiều đờm, bệnh nhân càng cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái, dễ chịu, dễ thở và yên
tâm. Đờm trong, óng ánh và dính.
Triệu chứng cận lâm sàng:
-X quang lồng ngực: ít khi chỉ định trong cơn khó thở. Lồng ngực căng ứ khí, có thể thấy xẹp
phổi
-Xét nghiệm đờm thấy có nhiều bạch cầu ái toan và có nhiều tinh thể sacco lâyden
-Phân tích khí máu.
Điều trị:
1.Điều trị trong cơn
Nguyên tắc:
- Tăng khả năng thơng khí.


- Giãn cơ trơn phế quản.
- Điều hoà nước và điện giải.
Cụ thể:
- Với cơn hen nhẹ: Salbutamol 2mg, từ 4 viên đến 6 viên/ ngày hoặc khí dung Ventolin, hoặc
Berodual
- Với cơn hen trung bình:
+Nằm đầu cao, hút đờm dãi. Thở oxy
+Aminophylin hoặc Salbutamol 0,5mg truyền tĩnh mạch hoặc Adrenalin 1 mg (tiêm bắp hoặc
tiêm dưới da).
+ Nếu không đỡ, sau 1 giờ tiêm nhắc lại.

-Với com hen nặng:
+Nằm đầu cao, hút đờm dãi, thở oxy. Nếu có suy hơ hấp nặng phải đặt nội khí quản, thở máy.
+ Corticosteroid
+ Điều hoà nước và điện giải
+ Kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn
2.Điều trị ngồi cơn (dự phịng)
- Hạn chế và loại bỏ tiếp xúc với dị nguyên: thuốc lá, thuốc lào, bụi...
- Kháng viêm Corticoid dạng hít.
- Điều trị các ổ nhiễm trùng ở mũi, họng, xoang ...
- Thay đổi nơi làm việc và sinh sống, làm sạch môi trường sống.
- Tránh mọi sang chấn tinh thần.
- Tập thể dục liệu pháp.

Câu 10: Anh chị hãy trình bày ngun nhân, triệu chứng, chẩn đốn và xử trí thai chết
lưu?
Nguyên nhân:
1.1 Về phía mẹ
- Mắc các bệnh nội khoa mạn tính: tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh gan…


- Bệnh nội tiết:
+Tiểu đường:Trong quá trình mang thai vẫn bị tiểu đường, sau khi đẻ xong vẫn bị tiểu
đường
-> Tiểu đường thai kỳ: Tăng đường máu do thai nghén sự xuất hiện bánh rau-> nhau thai gây
rối loạn tiết của tuyến tụy Astrulin làm loạn chuyển hóa trong quá trình mang thai.
+Basedow(đường giáp trạm): Tuyến giáp nằm ở phía trên cổ chức năng bài tiết ra
hoocmon để điều tiết điều hịa chuyển hóa cơ bản cho cơ thể
O2+insulin
Glucose------------- ATP + CO2 + H2O+Q
Thiroxin

Dạng nhiệt năng để duy trì nhiệt độ cơ thể 37 ℃, tham gia quá trình chuyển hóa cơ cở
hoocmon D3-D4 của tuyến giáp
Khi thiroxin bài tiết ra nhiều nhu cầu C02 và 02 tăng tim sẽ đập nhanh
Trạng thái sốt nhẹ, khó ngủ, tim đập nhanh, tăng thân nhiệt, gầy
-Nhiễm trùng cấp : Virut obeta(bệnh sống đốc) tăng nguy cơ khiến thai chết lưu do độc tố của
virus làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển bào thai
-Nhiễm độc thai nghén: Tình trạng tăng huyết áp trong quá trình mang thai( huyết áp
140/90mmHg) nguy cơ tiền sản kèm theo triệu chứng phù và đi tiểu ra protein. Tình trạng
tăng huyết áp dài làm mạch máu gia tăng, gây tổn thương mao mạch máu ở bánh rau hạn chế
trao đổi 02 và chất dinh dưỡng giữa mẹ và con => thai suy và chết
-Mẹ bị nhiễm độc mạn tính: Tất cả các chất độc tiếp xúc trong thời gian dài tăng nguy cơ chết
lưu. VD: Nhiễm độc chì, thủy ngân, thuốc trừ sâu=>làm rối loạn quá trình hình thành bào
thai(trong 3 tháng đầu)làm bào thai phát triển khơng đầy đủ , khơng bình thường.
1.2. Về phía thai
-Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con: Mẹ mang máu RH- và thai mang Rh+ mang thai đầu
sinh bình thường. Bởi vì hệ thống khơng có sẵn kháng thể trong huyết tương. Kháng thể sinh
ra khi có sự giao thoa Rh- + Rh+
- Rối loạn nhiễm sắc thể: VD; triệu chứng ewas
-Thai dị dạng: VD thai vô sọ(chỉ tồn tại tháng 3- tháng 4) bụng cóc
-Đa thai: Từ 2 thai trở lên, các thai tự truyền máu cho nhau và chết
-Thai già tháng: thai ngày 1 lớn nhu cầu tăng nhanh nhưng tử cung không tăng lên được nữa,
ối cạn dần


1.3. Về nguyên nhân phần phụ tử cung
- Tử cung dị dạng: tử cung đôi, tử cung hai sừng..
- Dây rốn thắt nút, xoắn..
- Bánh rau: xơ hóa, bị bong(nhiễm khuẩn)
-Đa ối hoặc thiếu ối
2. Triệu chứng

2.1Thai dưới 20 tuần chết lưu
- Bệnh nhân có biểu hiện thai sống: chậm kinh, nghén, bụng to dần, HCG+
- Thai chết:+Ra máu tự nhiên, ít một màu nâu đen, khơng đau bụng vì cơ tử cung chưa
căng nên chưa đau
+Hết nghén, vú căng tiết sữa
+Tử cung bé hơn tuổi thai, mật độ chắc hơn. Vì thai chết rồi, khơng lớn lên
được , tổ chức mơ mềm bị thối hóa
+HCG- thai chết trên 1 tuần
+ siêu âm không thấy âm vang thai, không thấy tim thai
tiết sữa sau khi đẻ xong
khi mang thai nghén là do phản ứng của người phụ nữ trước khi xuất hiện của protein lạ
nên cơ thể phản ứng lại
2.2 Thai chết lưu trên 20 tuần
- Người bệnh đang có dấu hiệu thai sống, thai máy, thấy tim thai
- Dấu hiệu thai chết:
+Người bệnh tự nhiên không thấy thai máy, 2 vú tiết sữa non
+Ra máu âm đạo, tử cung bé đi
Thăm khám:
+Tử cung bé hơn tuổi thai
+Tim thai mất
+Khi chuyển dạ thấy đầu ối hình quả lê, nước ối đỏ hồng có lẫn phân su
Cận lâm sàng:


+Siêu âm không thấy âm vang thai, không tim thai hoạt động bình thường
+Sét nghiệm máu Fibrinogen giảm mạnh vì tổ chức thai chết long ra
3 chuẩn đoán
-

Lâm sàng: triệu chứng cơ năng và thực thể


-

Cận lâm sàng HCG (+/-) beta HCG thấp hơn bình thường

-

Siêu âm tui ối khơng phát triển, thay đổi hình dạng, khơng thấy âm vang thai, tim
thai(-)

-

Xét nghiệm đơng máu: có rơi loạn, bình thường

Xử trí
-

Thai chết lưu trong tử cung chưa sẩy hoặc chưa chuyển dạ đẻ
+Nếu thai nhỏ: nạo gắp bằng dụng
+Nếu thai togaay chuyển dạ đẻ bằng oxytocin

-

Sảy thai hoặc đẻ thai chết lưu
+Nếu thai nhỏ: nạo kiểm soát tử cung bằng dụng cụ
+Nếu thai to kiểm soát tử cùng bằng tay, sau đẻ dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn.




×