Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài Điều Kiện 2 Lịch Sử Báo Chí.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA VIẾT VĂN - BÁO CHÍ

BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN
Mơn : Lịch sử báo chí - truyền thông
Sinh viên : Sầm Thị Mai Lan
Lớp Bc12A
Mã sinh viên : 63DBC12035


Bài thu hoạch : Hoạt động tham quan Bảo tàng Báo chí giúp ích gì cho anh/chị
trong việc học mơn Lịch sử Báo chí - Truyền thơng Việt Nam?
Bài làm
Nằm trên con đường Dương Đình Nghệ phường n Hịa quận Cầu Giấy , Hà Nội
là bảo tàng Báo chí Việt Nam được thành lập vào năm 2017. Nơi đây đã trở thành
địa điểm thăm quan lí tưởng cho sinh viên ngành Báo chí - Truyền thơng nói riêng
và những người quan tâm tới Báo chí - Truyền thơng nói riêng. Thứ Sáu ngày
21/4/2023 em - một sinh viên năm nhất ngành Báo chí trường Đại học Văn hóa Hà
Nội đã có dịp đến địa chỉ này và thật vinh hạnh cho em hơm đó cũng là kỉ niệm 73
năm thành lập hội Nhà Báo Việt Nam ( 21/4/1950 - 21/4/2023 ).

Trước cổng Bảo tàng Báo chí Việt Nam

Với diện tích rộng lớn 1.5000m2 Bảo tàng Báo Chí Việt Nam là nơi trưng bày
nhiều hiện vật cũng như tài liệu lớn nhất liên quan đến ngành Báo chí. Các tài liệu
ở đây được trưng bày một cách rất khoa học, chia theo các giai đoạn của sự phát
triển nền Báo chí Việt Nam. Báo chí Việt Nam giai đoạn 1865-1925; Báo chí Việt
Nam giai đoạn 1925-1945; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1945-1954; Báo chí Việt
Nam giai đoạn 1954-1975; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay.



Tầng 2 của bảo tàng

Trong quá trình học tập em đã được nghe cơ và các bạn nói về từng giai đoạn của
Báo chí Việt Nam tuy nhiên khi được nhìn tận mắt và chính mình cảm nhận em
thấy mình như được chiêu đãi một bữa tiệc thị giác. Đến đây đã cho em thấy
những thông tin mà em tưởng chừng như chỉ có ở trong sách vở, trên internet, thì
giờ đây em đã được tận mắt nhìn thấy cảm giác được thấy những thứ trong sách vở
ngoài đời thật , những số báo của các tờ : Gia Định Báo; Nơng - Cổ - Mín - Đàm ;
Khai hóa; Nam Phong tạp chí những tờ báo đặt dấu mốc đầu tiên cho nền Báo chí
Việt Nam sau này cảm giác thực sự rất tuyệt vời. Việc được tiếp xúc với những tờ


báo ấy giúp em được hình dung lại kiến thức một cách cụ thể trực quan hơn rất
nhiều thay vì chỉ nhìn vào những tờ giáo trình khơ khan.

Đến đây em cịn hiểu thêm về những khó khăn, vất vả mà các nhà báo đã phải trải
qua. Nhất là những nhà báo trong giai đoạn đất nước chiến tranh - báo chí Cách
mạng Việt Nam . Ngồi việc làm người truyền đạt thơng tin thì họ cịn là người
cầm súng chiến đấu trên chiến trường, trực tiếp tiếp nhận và xử lý thơng tin trong
hồn cảnh hết sức nguy hiểm. Và ngay cả khi bị bắt họ cũng vẫn tiếp tục công việc
viết và làm báo trong lao tù. Họ sống đúng như lời Bác Hồ từng nói : “Ngịi bút
của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phị chính trừ tà” (Thư
gửi anh em trí thức Nam Bộ, năm 1947). Ngịi bút của họ cũng là những viên gạch
làm nên đất nước này. Thấy được những điều ấy chúng em, những thế hệ nhà báo
tương lai càng phải trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm kỹ năng nghiệp vụ, đạo
đức để phát triển nền báo chí - truyền thơng nước nhà tiếp nối sự thành công của
thế hệ các nhà báo đi trước. Giai đoạn này trong sách giáo trình viết cũng rất khái
quát nhưng đến đây em như bị ngợp bởi khối lượng kiến thức mình được mang về
và tiếp xúc. Kết hợp với những video, tư liệu độc quyền ở đây thì em hoàn toàn tự
tin đã nắm được kiến thức phần này.



Thực sự nơi đây giống như một cuốn giáo trình phiên bản khổng lồ. Khơng chỉ
cung cấp kiến thức cịn giúp chúng ta thực hành mang lại nhiều trải nhiệm mới mẻ
hơn cho môn học. Kiến thức trong sách được đem ra so sách đối chiếu trực tiếp với
thực tế, khẳng định sự chính xác thơng tin em tìm hiểu điều này thực sự cần thiết
khi mà ta đang ở trong thời đại mà sự chính xác của các nguồn thông tin luôn phải
cần được kiểm chứng. Việc trở thành người kiểm chứng thơng tin mà mình đã học
thực sự là một việc vô cùng thú vị.
Không chỉ cung cấp cho chúng em thêm những kiến thức, hoàn thiện những phần
kiến thức cịn thiếu hụt cho mơn Lịch sử báo chí - truyền thơng. Đến bảo tàng cho
em hiểu thêm về dấu mốc đầu tiên của Báo chí Việt Nam tuy lúc ấy làm báo trong
một hồn cảnh rất khó khăn ( việc in ấn, phát hành chưa đi vào khuôn khổ ) nhưng
những người làm báo lúc bấy giờ vẫn luôn chau chuốt cho từng trang báo. Người
ta vẫn thường bảo : “Báo chí là tấm gương soi của xã hội đến đấy ta không chỉ thấy
lịch sử của báo chí mà cịn hiểu thêm về lịch sử của đất nước, của dân tộc anh
hùng, văn hóa và lịch sử đấu tranh, sự phát triển của đất nước”. Quả thật không sai


những người làm báo như những người viết sử nghiệp dư khi từng sự kiện dù lớn
hay nhỏ đều được ghi chép lại một cách tỉ mỉ, rõ ràng, chính xác đến từng chi tiết
vì người làm báo chỉ nói sự thật.
Chúng em vô cùng cảm ơn cô Trần Thị Liễu và Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã cho
chúng em một trải nghiệm vô cùng thú vị. Tại đây chúng em được hiểu thêm nững
kiến thức liên quan đến báo chí - truyền thơng. Nắm rõ hơn kiến thức về lịch sử
báo chí - truyền thơng Việt Nam cũng như thế giới. Chúng em có dịp để tưởng nhớ
những người làm báo chí đã hi sinh vì Tổ quốc, anh em đồng bào, vì sự nghiệp báo
chí Việt Nam. Dù vốn kiến thức cịn ít ỏi so với biển kiến thức bao la ngoài kia
nhưng bản thân em đã nhận thức được tầm quan trọng của báo chí trong thời kì đổi
mới của đất nước.

Mong rằng em sẽ có cơ hội để tới bảo tàng nhiều hơn nữa trong tương lai !



×