Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

21032295- Nguyễn Thị Hải- Tiểu Luận Cuối Kì Công Tác Xã Hội Đc.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.19 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Mơn: CƠNG TÁC XÃ HỘI ĐẠI CƯƠNG
Yêu cầu: Câu 1. Hãy chọn một vấn đề của một nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong
thực tế mà bạn biết, sử dụng các lý thuyết phù hợp để phân tích. Từ góc độ nhân viên
công tác xã hội, bạn sẽ giải quyết vấn đề đó như thế nào
Câu 2. Phân tích mối quan hệ giữa ngành công tác xã hội với ngành mà bạn đang theo
học.
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ cho người sau cai nghiện ma túy tái hịa
nhập cộng đồng.

Giảng viên: Lương Bích Thủy
Sinh viên: Nguyễn Thị Hải
MSV: 21032295
Lớp K66 XHH

HÀ NỘI, 2023
1


MỤC LỤC
Câu 1. Hãy chọn một vấn đề của một nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong thực
tế mà bạn biết, sử dụng các lý thuyết phù hợp để phân tích. Từ góc độ nhân viên
cơng tác xã hội, bạn sẽ giải quyết vấn đề đó như thế nào?..........................................3
PHẦN I. MỞ ĐẦU.........................................................................................................3
1.

Lý do chọn đề tài..................................................................................................3



2.

Tổng quan nghiên cứu.........................................................................................4

PHẦN II. NỘI DUNG....................................................................................................5
Chương 1. Cơ sở lý luận chung về công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ người sau
cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng................................................................................5
1.

Các khái niệm cơ bản...........................................................................................5

1.1.

Khái niệm công tác xã hội...............................................................................................5

1.2.

Khái niệm nhân viên công tác xã hội (NVCTXH)..................................................6

1.3.

Khái niệm ma túy...............................................................................................................6

1.4.

Khái niệm nghiện ma túy.................................................................................................7

1.5.


Khái niệm người nghiện ma túy (NNMT).................................................................8

1.6.

Khái niệm tái hòa nhập cộng đồng...............................................................................8

2.
Lý luận công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa
nhập cộng đồng..............................................................................................................9
2.1.

Khái niệm công tác xã hội cá nhân...............................................................................9

2.2. Khái niệm vai trị của cơng tác xã hội cá nhân đối với người nghiện ma túy
9

2.3.
Khái niệm công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ người sau cai nghiện tái
hòa nhập cộng đồng........................................................................................................................10
2.4.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc hỗ trợ pháp lý cho người sau
cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng............................................................................................10
3.

Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu........................................................10

3.1.

Lý thuyết nhu cầu của Maslow....................................................................................10


3.2.

Lý thuyết hệ thống sinh thái.........................................................................................11

3.3.

Lý thuyết thân chủ trọng tâm......................................................................................12

Chương 2. Thực trạng công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ người sau cai nghiện
ma túy........................................................................................................................... 13
1.

Đặc điểm tâm sinh lý của người nghiện ma túy...............................................13
2


1.1.

Thể chất...............................................................................................................................13

1.2.

Tinh thần.............................................................................................................................13

1.3.

Mối quan hệ xã hội...........................................................................................................13

2.
Vai trị của cơng tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ người sau cai nghiện ma

túy tái hòa nhập cộng đồng..........................................................................................16
3.
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ người sau
cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng..............................................................................17
3.1.

Bản thân người sau cai nghiện ma túy......................................................................18

3.2.

Yếu tố gia đình và cộng đồng.......................................................................................18

3.3.

Chính sách của nhà nước...............................................................................................18

3.4.

Nhân viên cơng tác xã hội..............................................................................................19

Chương 3. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao vai trị cơng tác xã hội cá nhân trong
hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng.................................................19
1.

Giải pháp từ góc độ nhân viên cơng tác xã hội................................................19

1.1.

Đối với chính sách xã hội...............................................................................................19


1.2.

Đối với bản thân người sau cai nghiện......................................................................20

1.3.

Đối với gia đình và mơi trường xã hội.......................................................................20

1.4.

Đối với nhân viên công tác xã hội...............................................................................20

PHẦN III. KẾT LUẬN................................................................................................22
Câu 2. Phân tích mối quan hệ giữa ngành cơng tác xã hội với ngành mà bạn đang
theo học......................................................................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................28

3


Câu 1. Hãy chọn một vấn đề của một nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong thực tế
mà bạn biết, sử dụng các lý thuyết phù hợp để phân tích. Từ góc độ nhân viên cơng
tác xã hội, bạn sẽ giải quyết vấn đề đó như thế nào?
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì trường, sự đa diện hóa các hoạt động
sản xuất, nền kinh tế đất nước phát triển nhanh chóng. Bên cạnh đó, nền kinh tế đất nước
luôn phải đối mặt với những mặt tiêu cực, các tệ nạn xã hội diễn xa thường xuyên, đa
dạng gây nhiều khó khăn trong q trình quản lý. Ma túy và tình trạng người nghiện ma

túy cũng là một trong những vấn đề cần được quan tâm và quản lý chặt chẽ khơng chỉ ở
trên tồn thế giới mà còn của mỗi quốc gia. Ma túy gây nhiều tác hại đến sức khỏe, tinh
thần của người sử dụng nó, mất dần khả năng lao động, hành vi, khiến người nghiện
khơng kiểm sốt được hành động của mình, trở thành gánh nặng cho xã hội, gia đình, làm
rối loạn trật tự xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó tình trạng tái nghiện cũng
tăng cao do ảnh hưởng của tâm lý và môi trường xã hội.
Việc điều trị, cai nghiện ma túy là một quá trình lâu dài, đỏi hỏi phải có sự kết hợp của
nhiều yếu tố, sự nỗ lực của bản thân người nghiện ma túy, sự giúp đỡ của gia đình, trợ
giúp của xã hội. Thấu hiểu điều đó nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm giúp
người nghiện ma túy có thể cai nghiện thành cơng, giảm tác hại đến sức khỏe, hạn chế
gây ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế, xã hội, gia đình của người nghiện ma túy.
Theo đó, ngày 27/12/2013 Đảng và Nhà nước đã ban hành quyết định 2596/QĐ-TTg phê
duyệt công tác đổi mới cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020. Thông tư số
62/2022 TT-BTC ngày 5/10/2022 quy định về việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp
từ ngân sách nhà nước thực hiện chế độ áp dụng đưa vào cơ sở cai nghện ma túy bắt
buộc; công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cơ sở cai nghiện ma
túy và quản lý sau cai nghiện ma túy. Bên cạnh đó, cịn rất nhiều chính sách khác được
đưa vào thực hiện cho thấy đây là vấn đề rất được nhiều người quan tâm và cần được
thực hiện cách triệt để.
Quá trình tiến hành điều trị cho người nghiện ma túy đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và nghiệp
vụ chuyên môn, do người sử dụng ma túy trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến sức
khỏe, thể chất, cơ thể suy nhược, tinh thần hoảng loạn, rối loạn tâm trí, lo âu, trầm cảm,...
Việc sử dụng các loại thuốc như Methadone, Cedemex mới chỉ giải quyết được vấn đề
thể chất. Bên cạnh đó, người nghiện ma túy cũng bị ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần, bị
khinh miệt, bài trừ, mọi người xa lánh, trở nên trầm cảm,…Vì vậy, cơng tác xã hội cá
nhân đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc hỗ trợ, giải quyết vấn đề mà người
nghiện ma túy mắc phải, kết nối các nguồn lực, giúp họ có thể tái hòa nhập cộng đồng
cách hiệu quả, giải quyết vấn đề tâm lý mà người nghiện gặp phải. Đồng thời đề xuất một
4



số định hướng giúp họ vượt lên được những khó khăn, những rào cản tâm lý, nâng cao
hiệu quả điều trị, giảm tình trạng tái nghiện.
2.
Tổng quan nghiên cứu
Ma túy là hiểm họa của tất cả các nước trên phạm vi toàn thế giới. Vấn đề ma túy và
nghiện ma túy trở thành vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm được đề cập qua các
cơng trình nghiên cứu cả trong và ngồi nước. Trong đó cơng tác xã hội trong việc hỗ trợ
người nghiện cũng được quan tâm thể hiện trong các lĩnh vực như: vấn đề việc làm, vấn
đề chăm sóc sức khỏe, tái hịa nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện, vấn đề chính
sách hỗ trợ, các quyền lợi cơ bản của người nghiện ma túy, chính sách hỗ trợ học
nghề,..v.v. Trên thế giới và Việt Nam đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu khác nhau,
trong đó.
Trên thế giới, Nghiên cứu “Hiệu quả của quản lý trường hợp trong việc hỗ trợ người sử
dụng ma túy” của Richard.C, Bowit (2010) đã đưa ra các dẫn chứng cụ thể về hiệu quả
của việc sử dụng cơng cụ quản lý trường hợp ở các khía cạnh tâm sinh lý cũng như quản
lý tình trạng nghiện hút của các đối tượng [Richard. C. (2010), University of Maryland
Francis King Carey School of Law].
Nghiên cứu “Hiệu quả trong việc kết nối, điều phối các ngành dịch vụ cho người sử dụng
ma túy” của Martin SS, Scapiti FR (1993). Đây là nghiên ứu dựa trên sự phối hợp của các
ngành khác nhau với cách tiếp cận mơ hình quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy
để tìm hiểu về hiệu quả trong việc kết nối, điều phối các ngành dịch vụ dành cho người
sử dụng ma túy [Martin SS 1993, Scapiti FR Adai Library, Drug Issues].
Ở Việt Nam cũng có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến cơng tác xã hội trong hỗ trợ
người nghiện ma túy.
Tác giả Lê Hồng Minh (2007) trong nghiên cứu “Tổ chức chương trình tư vấn hướng
nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện ở Quận 3, Thành phố HCM” đã đề cập tới vai trò
quan trọng của tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện. hoạt động tư vấn
hướng nghiệp cho thanh niên sau địi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức.
huy động sức dân thành lập các tổ cán sự an sinh xã hội mà tình nguyện viên là thành

viên, đại diện ban ngành đồn xã, tư vấn giáo dục cho người cai nghiện ma túy. Tuy
nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc mô tả thực trạng đào tạo việc làm cho người
cai nghiện ma túy tại trung tâm đào tạo, chưa giải quyết vấn đề tâm lý, sức khỏe cho
người nghiện ma túy (NNMT)
Nghiên cứu của tác giả Phan Thị Tươi (2016) về “Mơ hình hỗ trợ tái hịa nhập cộng đồng
cho người sau cai nghiện ma túy tại trung tâm quản lý dạy nghề và giải quyết việc làm” .
Nghiên cứu đưa ra cách thức giúp người sau cai nghiện ma túy có thể tái hịa nhập cộng
đồng, giảm tình trạng tái nghiện . đồng thời chỉ ra ưu điểm và hạn chế của mơ hình tái
5


hòa nhập cộng đồng . Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chưa đề ra cách hỗ trợ tâm lý cho
người nghiện ma túy, nhất là với người sau cai nghiện ( NSCN )
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Thắm (2018) về “dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ
người nghiện ma túy tại cớ sở điều trị Methadone thị xã Sơn Tây”. Nghiên cứu chỉ ra
những vấn đề về dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy, các dịch vụ
tham vấn, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ xã hội cho người nghiện ma túy. Thực trạng
việc áp dụng các dịch vụ xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến việc hỗ trợ các dịch vụ xã
hội, sự hỗ trợ, tham vấn từ các nhân viên công tác xã hội cho người nghiện ma túy tại thị
xã Sơn Tây.
Nghiên cứu của Nguyễn Long Nhật về “vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong hỗ trợ
người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng tại huyện Gia Lâm thành phố Hà
nội” cũng đã cho thấy vai trò, sự cần thiết của nhân viên công tác trong việc hỗ trợ người
sau cai nghiện có đủ khả năng, quyền lợi có thể tái hòa nhập cộng đồng. Qua sự giúp đỡ
của nhân viên công tác xã hội giúp người nghiện tự tin hơn về bản thân. Nghiên cứu cũng
chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến vai trị của nhân viên cơng tác xã hội đến việc hỗ trợ
người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng tại huyện Gia Lâm- Hà Nội. Tuy nhiên
nghiên cứu vẫn còn hạn chế trong việc tiếp cận các đặc điểm tâm lý của người sau cai
nghiện, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tái hịa nhập cộng đồng cho người sau cai
nghiện.

Nhìn chung nghiên cứu về vấn đề nghiện ma túy đã có rất nhiều các cơng trình nghiên
cứu khác nhau. Nhưng phần lớn là tập chung nhằm giải quyết việc làm, đưa ra các giải
pháp giúp người nghiện ma túy có khả năng tái hòa nhập cộng đồng, cũng như các
nghiên cứu cho thấy vai trị của cơng tác xã hội trong việc quản lý, hỗ trợ giúp người sau
cai nghiện ma túy có thể hưởng các quyền lợi cơ bản giúp họ nâng cao khả năng phát
triển. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu về Cơng tác xã hội cá nhân
trong việc hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng.
PHẦN II. NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận chung về công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ người sau
cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng
1.
Các khái niệm cơ bản
1.1. Khái niệm công tác xã hội
Công tác xã hội là một ngành khoa học, nghề chun mơn, tùy vào hồn cảnh cụ thể, nền
tảng tư tưởng mà công tác xã hội có những điểm khác biệt. Do đó, có rất nhiều định
nghĩa về công tác xã hội.
Theo Hiệp hội quốc gia Nhân viên công tác xã hội Mỹ NASW-1970 cho rằng công tác xã
hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khơi
6


phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm
thực hiện các mục tiêu đó. (Nguyễn Hồi Loan, Nguyễn Thị Kim Hoa, 2015).
Theo tổ chức Foundation of social Work Practice nhấn mạnh đến tư cách của một khoa
học khi cho rằng công tác xã hội là một môn khoa học ứng dụng để giúp đỡ mọi người
vượt qua có khăn của họ và đạt được vị tró ở mức độ phù hợp trong xã hội. Công tác xã
hội được coi như một mơn khoa học vì nó dựa trên nhữn luận chứn khoa học và những
cuộc nghiên cứu đã được chứng minh. Nó cung cấp một lượng kiến thức cơ sở thực tiễn
và xây dựng những kỹ năng chun mơn hóa (Lê Văn Phú, 2006) .
Theo Nguyễn Hồi Loan “công tác xã hội là một hoạt động thực tiễn xã hội, được thực

hiện theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định và được vận hành trên cơ sở văn
hóa truyền thống của dân tộc, nhằm giúp đỡ các cá nhân và các nhóm người trong giải
quyết các vấn đề nan giải trong đời sống của họ, vì phúc lợi và hạnh phúc con người và
tiến bộ xã hội”. Theo đó, công tác xã hội không giải quyết mọi vấn đề của con người và
xã hội mà chỉ giải quyết những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của con
người như an sinh xã hội, giải quyết vấn đề cụ thể đời sống cho họ, nhằm đem lại sự ổn
định, hạnh phúc và phát triển cộng đồng. (Nguyễn Hồi Loan; Nguyễn Thị Kim Thoa,
2015).
1.2. Khái niệm nhân viên công tác xã hội (NVCTXH).
Theo Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế nhân viên là những người được đào tạo
và trang bị các kiến thức kỹ năng trong cơng tác xã hội, có nhiệm vụ trợ giúp các đối
tượng nâng cao khả năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, tạo cơ hội để thân chủ
tiếp cận được các nguồn lực cần thiết, thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, vận động
chính sách xã hội vì lợi ích của cá nhân, nhóm, cộng đồng thơng qua hoạt động nghiên
cứu thực tiễn. Tại Việt Nam NVCTXH được hiểu là những người làm việc liên quan
đến các hoạt động ctxh tại các tổ chức, đơn vị của ngành lao động có nhiệm vụ là thúc
đẩy, phục hồi, duy trì và tăng cường các chức năng của thân chủ. Xây dựng hoạch định
và thực thi các chính sách cho chương trình hoạt độngvà hệ thống dịch vụ. Phát triển các
kiến thức và kỹ năng công tác xã hội. Theo dõi, kiểm sốt và biện hộ.
Nhân viên cơng tác xã hội có vai trị quan trọng trong q trình trợ giúp thân chủ giải
quyết vấn đề khó khăn. Các vai trị đó gồm: Người tạo khả năng; Người điều phối, kết
nối nguồn lực; người giáo dục; Người tạo môi trường thuận lợi; Người đánh giá và giám
sát. Ngoài ra nhân viên cơng tác xã hội cịn đóng nhiều vai trò khác nhau, nhưng tựu
chung đều nhằm hỗ trợ những người yếu thể có khả năng phát triển bản thân, hịa nhập
với cộng đồng, góp phần thay đổi nhận thức, tâm lý của thân chủ.
1.3. Khái niệm ma túy
1.3.1 Khái niệm ma túy
7



Trước đây ma túy là chất chủ yếu từ cây thuốc phiện. Theo Tổ chức Liên Hợp Quốc: Ma
túy là “Các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm
thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng”.
Cũng theo tổ chức y tế thế giới 1982: Ma túy theo nghĩa rộng nhất là “Mọi thực thể hoá
học hoặc là những thực thể hỗn hợp khác với tất cả những cái được địi hỏi, để duy trì
một sức khoẻ bình thường, việc sử dụng những cái đó sẽ làm biến đổi chức năng sinh học
và có thể cả cấu trúc của vật”. (Kiều Trang, 2021).
Theo Từ điển Tiếng Việt 1981: “Ma túy là chất bột trắng kết tinh dẫn xuất từ Moocphin
rất độc, dùng làm thuốc giảm đau, người lạm dụng có cảm giác thần kinh bị tê liệt và lâu
dài có thể nghiện”.
Tóm lại, Ma tuý là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi được đưa vào cơ
thể con người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Nếu
lạm dụng ma tuý, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho
người sử dụng và cộng đồng.
1.3.1. Phân loại ma túy
Dựa trên nguồn gốc, tác dụng trên hệ thần kinh, mức độ gây nghiện, người ta đưa ra một
số phân loại ma tuý như sau:
Phân loại theo nguồn gốc, người ta phân chia thành 3 loại: Ma túy có nguồn gốc tự nhiên,
ma túy bán tổng hợp và ma túy tổng hợp.
Ma túy tự nhiên: Đây là các chất ma tuý có sẵn trong tự nhiên, là alcaloid của một số thực
vật như cây thuốc phiện (anh túc), cây cần sa (cây gai dầu), cây coca (cocain).
Ma túy bán tổng hợp: Là các chất ma túy được tổng hợp một phần từ một số loại ma tuý
có sẵn trong tự nhiên, có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu. Ví dụ: Morphin,
heroin.
Ma túy tổng hợp: Là nhóm các chất ma túy khơng có trong tự nhiên. Ma túy tổng hợp
được tổng hợp nên từ các loại hóa chất (các hóa chất này được gọi là tiền chất): ví dụ:
Amphetamin, MDMA, ecstasy, ma túy đá...
Phân loại theo tác động lên thần kinh trung ương
Nhóm gây ức chế hệ thần kinh trung ương: Nhóm này khi sử dụng gây ra trạng thái buồn
ngủ, an thần, giảm nhịp tim, ức chế hô hấp. Nhóm này gồm thuốc phiện, nguồn gốc thuốc

phiện (morphin, heroin, cocain...), các thuốc an thần gây ngủ (seduxen, phenobarbital)
Nhóm gây kích thích thần kinh trung ương: Nhóm này gồm amphetamin và các dẫn xuất.
Khi sử dụng gây tăng hoạt động, tăng sinh lực, tăng nhịp tim, tăng hơ hấp...
Nhóm gây ảo giác: Nhóm này gây thay đổi về nhận thức và môi trường xung quanh, nghe
8


thấy những âm thanh khơng có thực. Bao gồm các loại như LSD (bùa lưỡi), thuốc lắc,
cần sa. (Kiều trang 2021-tập chí cục phịng chóng HIV/AIDS Bộ y tế.)
1.4. Khái niệm nghiện ma túy
Nghiện ma túy là sự phụ thuộc của con người vào các chất ma túy, việc đưa một lượng
ma túy nhất định vào cơ thể là một nhu cầu thường xun, ln có xu hướng tăng dần
liều, khi ngừng sử dụng ma túy sẽ xuất hiện hội chứng cai (lên cơn nghiện) rất khó chịu,
bao gồm các dấu hiệu: buồn nôn, nổi da gà, bứt rứt, đau rút cơ khớp (có cảm giác dịi bị
trong xương), chảy nước mắt, nước mũi, dãn đồng từ, tiêu chảy, mất ngủ, bồn chồn...
Theo tổ chức y tế thế giới WHO nghiện ma túy là tình trạng nhiễm độc mãn tính hay chu
kỳ do sử dụng nhiều lần chất ma túy với những đặc điểm cơ bản là không cưỡng lại được
nhu cầu sử dụng ma túy và sẽ tìm mọi cách để có ma túy; liều dùng tăng dần; lệ thuộc
chất ma túy cả về thể chất và tinh thần. (Bùi Thị Xuân Mai, 2013)
Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 của Chính
Phủ đã xác định: Nghiện ma túy là bệnh mãn tính do rối loạn của não bộ, điều trị nghiện
ma túy là một quá trình lâu dài bao gồm tổng thể các can thiệp hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã
hội làm thay đổi nhận thức, hành vi nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy và giảm tình
trạng sử dụng ma túy trái phép. (Nguyễn Thị Hồng Thắm, 2018).
1.5.

Khái niệm người nghiện ma túy (NNMT)

Theo định nghĩa của Hiệp hội Tâm thần Mỹ (APA): Người nghiện ma túy là việc một
người có các triệu chứng bao gồm các hiện tượng sau: Hiện tượng dung nạp (cần phải

tăng liều lượng sử dụng để đạt được khoái cảm). Khi đã nghiện, các liều lượng thấp, liều
cũ sẽ không đủ để học thấy khoái cảm, đạt được trạng thái tinh thần cao hơn. Sử dụng ma
túy để giảm các triệu chứng cai. Phải sử dụng ma túy thường xuyên, ổn định, nếu khơng
sẽ có biểu hiện của người nghiện. Họ tiếp tục sử dụng để các triệu chứng, sự khó chịu
khơng biểu hiện ra bên ngồi. Khơng thể giảm liều sử dụng thuốc hay ngừng sử dụng. Đã
nghiện thì liều lượng dùng thực tế phải tăng lên. Vẫn tiếp tục sử dụng dù biết nó có hại
cho bản thân hay những người khác. Họ hoàn toàn nhận thức được sự nguy hiểm của ma
túy, nhưng do nghiện, khó cai nên vẫn sử dụng.
Người nghiện ma túy là những người mua và sử dụng trái phép chất ma túy. Họ thường
sử dụng ma túy với liều lượng lớn, thường xuyên và phải có ma túy để duy trì trạng thái
bình thường. Nếu khơng có ma túy, họ sẽ có các biểu hiện, các trạng thái kích động, gây
nguy hiểm cho xã hội. Trong thực tế người nghiện ma túy là người bệnh cả về thể xác lẫn
tinh thần. Họ là một nhóm xã hội đặc thù, khơng chỉ yếu về mặt thể chất mà cả về mặt
tinh thần. Có thể nói người nghiện ma túy được xem như người bệnh mãn tính, khó chữa
và phải điều trị liên tục, lâu dài. (Nguyễn Thị Hồng Thắm, 2018).
9


1.6. Khái niệm tái hịa nhập cộng đồng
“Tái hồ nhập cộng đồng là quá trình người phạm tội sau thời gian chấp hành hình phạt
tù trở lại với cộng đồng và cuộc sống xã hội bình thường. Đây là quá trình phức tạp với
nội hàm phong phú và biến động. Về mặt xã hội, tái hoà nhập cộng đồng là quá trình
quay trở lại với xã hội, tham gia vào các quan hệ xã hội với tư cách là chủ thể của các
quan hệ xã hội đó của người đã chấp hành xong hình phạt tù. Trong thời gian chấp hành
án, phạm nhân bị cách li khỏi đời sống xã hội bình thường, khơng được tham gia vào
nhiều quan hệ pháp luật với tư cách là chủ thể của các quan hệ đó. Điều đó có thể dẫn
đến những khó khăn chủ quan cũng như khách quan mà người tái hoà nhập cộng đồng
gặp phải cả trong nhận thức, suy nghĩ và cách hành xử trong các quan hệ xã hội khi quay
trở lại với cuộc sống xã hội hiện tại sau thời gian nhất định bị cách li. Như vậy, tái hồ
nhập cộng đồng là q trình hai chiều: một chiều là người tái hoà nhập hướng tới cộng

đồng, hoà nhập với cộng đồng và chiều ngược lại sự tác động, chi phối của chính cộng
đồng mà họ hướng tới đối với họ. Q trình tái hồ nhập cộng đồng có thể được phân
chia thành hai giai đoạn cơ bản: Giai đoạn chuẩn bị tái hoà nhập của người đang chấp
hành hình phạt tù tại các trại giam và giai đoạn người đã chấp hành xong hình phạt tái
hồ nhập cộng đồng”. (Nguyễn Diễm, 2022)
2.
Lý luận công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ người sau cai nghiện tái hịa
nhập cộng đồng
2.1. Khái niệm cơng tác xã hội cá nhân
Khái niệm này có thể hiểu là một phương pháp giúp đỡ từng cá nhân con người thông
qua mối quan hệ một-một (nhân viên xã hội – thân chủ). Công tác xã hội cá nhân được
các nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng trong các cơ sở xã hội hoặc trong các tổ
chức công tác xã hội để giúp những người có vấn đề về thực hiện chức năng xã hội.
Những vấn đề thực hiện chức năng xã hội nói đến tình trạng liên quan đến vai trị xã hội
và việc thực hiện các vai trò ấy.
Về mặt khái niệm, theo Grace Mathew “Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp
giúp đỡ cá nhân con người thơng qua mối quan hệ một - một. Nó được nhân viên xã hội ở
các cơ sở xã hội sử dụng để giúp những người có vấn đề về chức năng xã hội và thực
hiện chức năng xã hội”. Còn theo Helen Harris Perman, “Công tác xã hội cá nhân là một
tiến trình được các cơ quan lo về an sinh con người sử dụng để giúp các cá nhân đối phó
hữu hiệu hơn với các vấn đề thuộc về chức năng xã hội của họ”. Các thành phần trong
công tác xã hội cá nhân gồm: Con người (thân chủ và nhân viên xã hội); Vấn đề của thân
chủ; Cơ quan giải quyết vấn đề; và Công cụ - tiến trình giải quyết vấn đề. Tiến trình giải
quyết vấn đề của thân chủ gồm: Tiếp cận thân chủ; Nhận diện vấn đề; Thu thập thơng tin;
Đánh giá chẩn đốn; Vạch kế hoạch giải quyết vấn đề; Lượng giá – tiếp tục giúp đỡ hoặc
chấm dứt sự giúp đỡ. (Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam Women’s Union, 2013).
2.2.

Khái niệm vai trị của cơng tác xã hội cá nhân đối với người nghiện ma túy.
10



CTXH với cá nhân thiết lập mối quan hệ tốt giữa nhân viên xã hội với thân chủ, giúp cho
họ hiểu rõ về chính họ (khám phá bản thân), xác định lại mối tương quan giữa họ với
những người xung quanh, giúp họ tăng khả năng vận dụng các nguồn lực xã hội (tài
nguyên) và của bản thân để thay đổi. Nói một cách khác, CTXH cá nhân nhằm phục hồi,
củng cố và phát triển sự thực thi bình thường chức năng xã hội của cá nhân và gia đình
trong bối cảnh xã hội mà vấn đề của họ đang diễn ra và bị tác động. Giúp mọi người phát
huy năng lực của chính họ và nâng cao khả năng tự xử lý và giải quyết vấn đề. Giúp mọi
người tìm các nguồn lực và tạo thuận lợi cho các quan hệ tương tác giữa các cá nhân với
tổ chức hay cá nhân khác. Giúp các tổ chức đáp ứng nhiệt tình nhu cầu của thân chủ và
tạo ảnh hưởng tới quan hệ giữa các tổ chức và cá nhân. Tạo ảnh hưởng tới chính sách xã
hội.
2.3. Khái niệm cơng tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ người sau cai nghiện tái hịa
nhập cộng đồng
Cơng tác xã hội với người nghiện ma túy là hoạt động chuyên, ở đó NVCTXH sử dụng
kiến thức, kỹ năng, phương pháp chuyên môn nhằm trợ giúp người nghiện ma túy nâng
cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường thực hiện chức năng xã hội, đồng thời thúc
đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ liên quan tới việc đảm bảo
thực hiện các quyền, nghĩa vụ cơ bản của người nghiện ma túy.
2.4. Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc hỗ trợ pháp lý cho người sau cai
nghiện tái hòa nhập cộng đồng.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng quan
tâm đến vấn đề trợ giúp người nghiện ma túy, tạo điều kiện để giúp họ có
thể điều trị cai nghiện tốt nhất. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước đã được ban hành, đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp cho cơng
tác xã hội có thể trợ giúp tốt nhất cho họ trong công tác điều trị cai nghiện
và hòa nhập cộng đồng. Theo Điều 45 Luật thi hành án Hình sự 2019 quy định về các
hoạt động giúp cho người sau cai nghiện chuẩn bị các điều kiện để tái hòa nhập cộng
đồng như tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý; định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ việc

làm; được hỗ trợ kinh phí từ quỹ hịa nhập cộng đồng của trại giam. Nhà nước khuyến
khích cơ quan, tổ chức, đơn vị cá nhân tạo điều kiện, giúp đỡ họ có thể tái hòa nhập cộng
đồng cùng nhiều các biện pháp hỗ trợ khác.
Bên cạnh đó nhà nước cịn ban hành quyết định số 2596/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án
đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 đã giúp cho việc thay đổi
cách nhìn cũng như quan niệm đối với người nghiện ma túy. Xem người nghiện ma túy là
bệnh nhân và nghiện ma túy là một căn bệnh mãn tính của não bộ. Điều đó tạo nên sự
thay đổi lớn trong các giải pháp, chương trình hỗ trợ, giúp cho việc tái hịa nhập cộng
dodogf dễ dàng và đạt hiệu quả hơn. ( Đỗ Thanh Huyền, 2017).
11


3.
Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu.
3.1. Lý thuyết nhu cầu của Maslow
Abraham Maslow 1908-1970, nhà tâm lý học người Mỹ, với việc đưa ra hệ thống lý
thuyết về các thang bậc nhu cầu của con người, ông được coi là người tiên phong trong
trường phái tâm lý học. Lý thuyết nhu cầu nhằm lý giải những nhu cầu thiết yếu, cần có ở
mỗi con người đáp ứng những địi hỏi cần thiết mang lại lợi ích từ nhu cầu cơ bản bậc
thấp đến những nhu cầu bậc cao hơn và điều kiện để có những nhu cầ bậc cao là khi
những nhu cầu bậc thấp hơn đã được đáp ứng. Các thang nhu cầu của Maslow gồm 5 cấp
bậc gồm: Nhu cầu cơ bản như ăn uống, ngủ, hít thở,…/ Nhu cầu về an tồn như an ninh,
nhà ở, việc làm,…/ Nhu cầu về xã hội như nhu cầu về hòa nhập cộng đồng,../ Nhu cầu
được quý trọng như được chấp nhận có vị trí trong một nhóm người, cộng đồng, xã hội,
…/ Nhu cầu được thể hiện mình, được hồn thiện, phát triển trí tuệ, thể hiện năng lực,
khả năng của mình. (Nguyễn Hồi Loan, Nguyễn Thị Kim Hoa , 2015).
Khi ứng dụng lý thuyết nhu cầu trong việc hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy, có thể
thấy người sau cai nghiện cũng trải qua các thang bậc nhu cầu từ nhu cầu bậc thấp đến
nhu cầu bậc cao. Người sau cai nghiện ma túy cũng có những nhu cầu về ăn mặc, ngủ, đi
lại, mong muốn có nhà ở, được hịa nhập với cộng đồng sau thời gian cách ly với môi

trường độc hại bên ngồi để thực hiện q trình cai nghiện. Người sau cai nghiện ma túy
cũng có những nhu cầu nhận được sự tơn trọng, q trọng từ phía mọi người xung quanh,
cũng muốn thể hiện khả năng, trí tuệ, năng lực của mình để nhận được sự cơng nhận từ
mọi người. Tuy nhiên, người sau cai nghiện mong muốn tái hòa nhậ cộng đồng xảy ra
tình trạng khó hịa nhập, do sự kỳ thị, xa lánh, khinh bỉ từ mọi người xung quanh, thậm
chí từ chính người thân trong gia đình, khiến những nhu cầu của họ bị hạn chế. Đồng
thời vấn đề việc làm đối với họ cũng trở nên khó khăn, nhiều cơng ty doanh nghiệp chưa
thật sự tạo điều kiện cho người sau cai nghiện ma túy có việc làm, khiến thu nhập của họ
không ổn định, tinh thần trở nên hoảng loạn, trầm cảm, thu mình lại, ít tiếp xúc với mọi
người xung quanh, thậm chí tái sử dụng ma túy. Điều này gây nhiều khó khăn cho việc
đáp ứng các nhu cầu bậc cao hơn của họ.
Từ lý thuyết nhu cầu của Maslow nhân viên công tác xã hội có thể vận dụng trong q
trình phân tích, tìm hiểu sâu hơn để đánh giá các nhu cầu cần thiết, mong muốn cơ bản
của người sau cai nghiện. Qua đó, tìm cách khắc phúc, hỗ trợ họ vượt qua khó khăn, kết
nối nguồn lực giúp họ có thể tìm được việc làm cụ thể, đá ứng nhu cầu sinh hoạt, có điều
kiện phát triển tốt nhất, dễ dàng tái hòa nhập cộng đồng.

3.2.

Lý thuyết hệ thống sinh thái

Lý thuyết hệ thống cho rằng các cá nhân trong xã hội chịu sự tác động của môi trường
xung quanh, các tổ chức, cộng đồng, các nhóm, chính sách, thiết chế xã hội,…Lý thuyết
12


hệ thống sinh thá coi các sinh vật tồn tại với nhau trong một môi trường sinh thái , tác
động lên nhau và tác động vào môi trường. lý thuyết này xem mỗi cá nhân con người
được cấu thành nên từ các tiểu hệ thống sinh học, tâm lý, xã hội. Công tác xã hội khi tiếp
cận cá nhân cần đặt cá nhân dưới góc nhìn hệ thống. Hệ thống sinh thái của mỗi cá nhân

luôn biến đổi, vấn đề xã hội xảy ra khi thân chủ không tiếp cận được các hệ thống xã hội.
Ứng dụng lý thuyết này vào trong quá trình can thiệp, hỗ trợ người sau cai nghiện tái hịa
nhập cộng đồng, ta thấy có sự tác động qua lại giữa môi trường xung quanh ảnh hưởng
đến người sau cai nghiện. Họ luôn bị đặt trong trong các mối quan hệ xã hội, mơi trường
gia đình mơi trường xã hội tác động có thể là tích cực, hoặc tiêu cực. Nếu hệ thống môi
trường xung quanh lành mạnh, cởi mở, tạo điều kiện sẽ giúp họ có thể phát triển dễ dàng,
hịa nhập với mọi người rất tốt. Nhưng sau cai nghiện họ sống trong môi trường bị mọi
người xa lánh, các mối quan hệ không lành mạnh, các chính sách về hưởng dịch vụ hỗ trợ
bị hạn chế, điều kiện sống không được đảm bảo gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất,
tâm lý của người bệnh, hạn chế sự phát triển của họ.
Bởi vậy, lý thuyết này cung cấp cho nhân viên công tác xã hội có cái nhìn tồn diện về
vấn đề thân chủ gặp phải, có kế hoạch giúp đỡ hiệu quả. Khi tiếp cận thân chủ cần đặt
thân chủ vào hệ thống sinh thái hiện tại của họ để tìm ra các yếu tố tác động như mơi
trường gia đình, cơ quan, cộng đồng, từ đó tìm ra cấp độ can thiệp, kết nối các nguồn lực,
chính sách giúp họ vượt qua khó khăn.
3.3. Lý thuyết thân chủ trọng tâm
Lý thuyết thân chủ trọng tâm của Carl Rogers là một lý thuyết của trường phái tâm lý
học nhân văn, có vai trò quan trọng trong trị liệu tâm lý, tham vấn cho thân chủ. Theo lý
thuyết này nhân viên công tác xã hội khơng chỉ đơn thuần là người tìm kiếm, liên kết các
nguồn lực mà cịn đóng vai trị là nhà hỗ trợ tham vấn. Theo C. Rogers trong tham vấn
nếu nhà tham vấn tạo được mối tương giao định tính bằng một sự chân thực trong suốt,
trong đó nhà tham vấn sống với các cảm quan thực của mình, một sự nhiệt tình tơn trọng
và chấp nhận thân chủ như một cá nhân riêng biệt, một khả năng nhạy cảm để nhìn thế
giới của thân chủ y như thân chủ nhìn họ, thì tahan chủ sẽ nhìn nhận và hiểu được những
phương diện của mình mà trước đây bị đè nén. Tư tưởng lạc quan hơn, dễ dàng bộc lộ
hơn. Có thể đương đầu với những vấn đề cuộc sống cách hợp lý và dễ chịu hơn.
Khi sử dụng phương pháp này đối với người sau cai nghiện ta thấy được những khía cạnh
tâm lý bên trong của họ. Những người yếu thế này, họ thường sau cai nghiện là đối tượng
thường xuyên chịu ảnh hưởng tâm lý, bị tổn thương, khi khơng tìm được ai thực sự hiểu
mình, họ thường tự an ửi bản thân, nhưng cũng có thể trở nên căng thẳng, tâm lý bng

bỏ, chán nản xuất hiện khiến họ rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Từ góc độ nhân viên
cơng tác xã hội sẽ giúp họ nhận sự tham vấn, hỗ trợ tâm lý giúp họ vượt qua tâm lý cá
13


nhân, hạn chế những khủng hoảng trong cuộc sống đồng thời định hướng cho họ theo
hướng tích cực.

Chương 2. Thực trạng công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ người sau cai nghiện
ma túy.
1.
Đặc điểm tâm sinh lý của người nghiện ma túy.
1.1. Thể chất
Khi người nghiện ma túy coi ma túy là một phần không thể thiếu của cuộc sống và
thường xuyên sử dụng ma túy, điều đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thể chất
của người sử dụng. Người nghiện thường không chú ý đến người thân, bỏ bê cơng việc, ít
chú ý đến vệ sinh thân thể. Về cơ thể sinh học thì táo bón, co đồng tử, thiếu máu, chán ăn
nên sút cân, mất ngủ, già trước tuổi, run tay, nổi da gà. Khả năng chống nhiễm khuẩn
kém, dễ chết vì bệnh truyền nhiễm. Người nghiện ma túy thường bị giảm trí nhớ và khả
năng suy nghĩ, tư duy, mất phương hướng, rối loạn thần kinh thực vật.
1.2.

Tinh thần

Bên cạnh những ảnh hưởng về thể chất, người nghiện ma túy còn bị ảnh hưởng đến sức
khỏe tinh thần. Biểu hiện thông qua các triệu chứng như rối loạn tâm lý Khi khơng có ma
túy họ thường cau có, bực bội hoặc cơ độc, u sầu. Do các chất ma túy thường tạo nên
khoái cảm, sảng khoái làm cho người nghiện giảm hứng thú, nhân cách bị thu hẹp, cách
cư xử trở nên thô lỗ. Khi sử dụng thì trạng thái của họ liền thay đổi, cảm thấy lạc quan,
mất cảm giác đói, tinh thần hưng phấn, cảm giác cơ thể rất mạnh khỏe.

1.3.

Mối quan hệ xã hội

Một đặc điểm nữa đáng chú ý của người nghiện ma túy là họ ln tìm cách gây “Lây lan
về tâm lý”: họ thường hứng thú nói về cảm giác sảng khoái, sung sướng khi dùng ma túy,
khiến mọi người khác có ý nghĩ muốn dùng, nên bị mọi người xa lánh, các mối quan hệ
xã hội bị đổ vỡ. Đặc biệt do tính lệ thuộc ma túy nên người nghiện tìm đủ mọi cách để
đảm bảo có được liều quen dùng. Vì vậy, họ có thể nói dối, lấy cắp của gia đình, của xã
hội, cướp giật… miễn làm sao họ có được ma túy. Khiến mối quan hệ gia đình trở nên
rạn nứt, gây cẳng thẳng trong gia đình. Đời sống tinh thần của người nghiện thường biểu
hiện ở dạng mất niềm tin vào cuộc sống, thiếu ý chí, nhân cách bị thu hẹp, cách cư xử thô
lỗ, xa lánh bạn tốt, ngại tiếp xúc với mọi người- kể cả với người thân trong gia đình, thích
quan hệ với người có lối sống bng thả, hoặc nghiện ma túy, tham gia vào các tổ chức
có sử dụng ma túy, những nơi kín đáo, vắng người để sử dụng ma túy. Trong mối quan
14


hệ, họ luôn sống cô lập, tách rời các mối quan hệ xã hội, tách biệt với cộng đồng, mặ
cảm, muốn lẩn tránh mọi người, vì bản thân họ ln ý thức được những việc họ làm là
những hành vi lệch chuẩn, không được xã hội chấp nhận, bị coi là tệ nạn xã hội chứ
không phải người bệnh và ln có cảm giác bị xa lánh, những cái nhìn khơng thiện cảm,
dị xét, khơng chia sẻ của cộng đồng.
Theo bài đăng trên tạp chí du lịch của Lan Anh đã trình bày những đặc điểm tâm sinh lý
của người nghiện ma túy được biểu hiện qua một số giai đoạn:
“Giai đoạn cắt cơn (từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 15):
Đây là giai đoạn đầu NNMT bắt đầu ngừng sử dụng ma túy, họ có những đặc điểm sau:
Xuất hiện hội chứng cai (rối loạn sinh học) như: người mệt mỏi, ngáp chảy nước mắt,
nước mũi, nổi da ga, vã mồ hôi, thèm ma túy, mất ngủ, dị cảm, đau mỏi cơ khớp buồn
bực chân tay, chuột rút cơ, dãn đồng tử, tăng thân nhiệt… Trong đó người nghiện sợ nhất

là triệu chứng dị cảm và mất ngủ. Người nghiện ma túy có thời gian nghiện lâu và sử
dụng nhiều lần trong ngày thì các triệu chứng cai càng nặng. Những đặc điểm tâm lý:
chán nản, tính khí thay đổi thất thường: khó chịu, cáu gắt. Lúc đầu họ sẵn sàng phối hợp
với cán bộ để tham gia điều trị, sau họ lại thay đổi ý kiến không muốn cai nữa; uể oải,
không tự chủ được bản thân, nhiều khi họ đi lại lung tung, nói năng thơ tục bừa bãi. Do
những đặc điểm này, người nghiện dễ bỏ dở điều trị hoặc bỏ trốn khỏi nơi cai nghiện. Vì
vậy, giai đoạn này cần có biện pháp tư vấn để họ yên tâm điều trị.
Giai đoạn lạc quan tếu (từ ngày thứ 16 đến ngày thứ 45):
Sau khi người nghiện vượt qua giai đoạn cắt, hội chứng cai giảm đáng kể, sức khoẻ bắt
đầu hồi phục, họ có thể lên cân. Người nghiện thường lầm tưởng đã chiến thắng và dễ
dàng bỏ được ma túy, ở họ xuất hiện những đặc điểm tâm lý sau: Cảm giác lâng lâng như
đi trên mây, hưng phấn, nói cười rất nhiều hay bộc lộ những lỗi lầm trong quá khứ, khẳng
định không bao giờ nhắc lại những quá khứ đó. Cảm giác phấn khích mạnh mẽ, lạc quan
quá đáng, họ lúc nào cũng nói rằng họ đã bỏ được ma túy, chủ động trong việc sử dụng
ma túy. Những đặc điểm tâm lý giai đoạn này đã đánh lừa nhiều cán bộ điều trị, họ tưởng
đã cai nghiện cho một người thành cơng do tâm lý ngộ nhận về mình. Giai đoạn này họ
cho là khơng ai bằng họ, việc gì họ cũng có thể làm được, nhưng thực chất họ khơng làm
được việc gì cả.
Giai đoạn bế tắc (từ ngày thứ 46 đến ngày thứ 120):
Đây là giai đoạn người nghiện có những tâm lý xấu ảnh hưởng đến cơng tác điều
trị phục hồi với một số tâm lý sau: buồn chán, lười nhác, cáu kỉnh; thiếu tự tin, không thật
thà; hay cô đơn; bi quan, chán nản, thấy cuộc đời đen tối, dễ kích động đánh nhau hoặc
doạ tự sát; lo lắng, phủ nhận thực tế; hồi tưởng lại những hình ảnh, âm thanh… về những
15


ngày qua họ sử dụng ma túy; khơng có khối cảm tình dục; dễ bị bạn bè rủ rê hoặc muốn
sử dụng lại ma túy; dễ bỏ dở điều trị, có nguy cơ tái nghiện; thiếu lịng tự trọng. Những
đặc điểm tâm sinh lý phổ biến: một số sinh lý bắt đầu ổn định như các triệu chứng của
hội chứng cai dần dần hết, thường chỉ còn lại triệu chứng mất ngủ, đau nhức trong

xương; tâm lý người nghiện muốn có thêm nhiều bạn mới; khả năng suy nghĩ rõ ràng
hơn, họ có thể suy nghĩ theo chiều hướng tốt, cũng có thể theo chiều hướng xấu. Do đó,
cán bộ điều trị phục hồi phải nắm bắt được những đặc điểm tâm lý của họ để định hướng
phục hồi, sửa đổi hành vi, đưa họ tham gia các chương trình hoạt động nhóm, hoạt động
tập thể để họ tiếp xúc với gương tốt, học hỏi kinh nghiệm những người nghiện tiến bộ.
Giai đoạn tự điều chỉnh (từ ngày thứ 121 đến ngày thứ 180):
Giai đoạn này người nghiện đang được phục hồi, họ sẽ xuất hiện một số hành vi phổ biến
và các đặc điểm tâm lý sau: Một số hành vi phổ biến: hiện tượng buồn chán giảm, tích
cực tham gia cai nghiện; có thể trở lại trạng thái nguy cơ cao, có hành vi muốn sử dụng
lại ma túy nếu nguyên nhân về sang chấn tâm lý “stress” trước kia chưa được giải quyết,
hoặc trong quá trình cai nghiện, phục hồi họ gặp phải những thái độ không tốt của người
phục vụ (gia đình, cán bộ điều trị…). Một số đặc điểm về nhận thức: mức độ thèm ma túy
giảm; nhận thức được tác hại của ma túy và suy nghĩ đặt thành vấn đề cần phải giải quyết
như thế nào. Một số biểu hiện về tình cảm: buồn phiền giảm; lo lắng giảm, cáu kỉnh
giảm; người nghiện thích lẻ loi, cơ độc, khơng muốn tham gia các hoạt động. Do những
đặc điểm tâm lý trên, cán bộ điều trị và người thân phải giám sát những hành vi của đối
tượng chặt chẽ hơn đồng thời phải tăng cường tư vấn về tâm lý nhóm, tâm lý cá nhân,
làm việc nhiều và tư vấn cho gia đình họ giải quyết tận gốc những sang chấn tâm lý, lôi
kéo họ tham gia vào các hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động
xã hội, hoạt động nhóm…
Giai đoạn bắt đầu phục hồi tâm sinh lý (trên 180 ngày):
Người nghiện đã trải qua một quá trình điều trị, đã tham gia sửa đổi những hành vi sai
lệch, học tập được nhiều điều trong cuộc sống kể cả những điều hay, điều dở. Do đó, họ
xuất hiện một số hành vi, nhận thức sau: Một số hành vi thông thường: hay đánh bạc,
uống rượu, tham gia làm việc tốt, việc không tốt, hay muốn quan hệ tình dục. Biểu hiện
tình cảm: trong họ xuất hiện sự mâu thuẫn, một bên thực hiện nhiều nguyên tắc, quy định
trong quá trình cai nghiện phục hồi, những nguyên tắc xây dựng môi trường điều trị, cơ
cấu điều trị và một bên là những nhu cầu quan hệ xã hội của đối tượng như nhu cầu thích
tự do, thích uống rượu, đánh bạc. Nếu người nghiện được điều trị, phục hồi với thời gian
liên tục trên 6 tháng, cung cấp các dịch vụ điều trị đầy đủ, họ sẽ ít có khả năng quay lại

sử dụng ma túy.

16


Tóm lại, đặc điểm tâm sinh lý của họ thay đổi theo từng giai đoạn của quá trình điều trị
phục hồi, giống như tâm lý của người bị bệnh đái đường, cao huyết áp. Lúc huyết áp cao,
đường máu cao, họ lo lắng, kiêng khem… nhưng khi huyết áp, đường máu trở về bình
thường họ lại sẵn sàng uống rượu, ăn uống khơng cần kiêng khem, thậm chí khơng cần
uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong quá trình điều trị phục hồi, cán bộ điều trị
cần phải nắm được những đặc điểm tâm sinh lý của người nghiện ở các giai đoạn khác
nhau để đưa ra biện pháp xử lý mới đạt hiệu quả cao”.
2.
Vai trị của cơng tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy
tái hòa nhập cộng đồng.
Theo Nguyễn Mạnh Hà khi tìm hiểu về vai trị của nhân viên hỗ trợ xã hội đã chỉ ra một
số những vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong việc hỗ trợ người sau cai nghiện ma
túy có thể hưởng các quyền lợi, tiếp cận các dịch vụ xã hội nhằm sớm tái hòa nhập cộng
đồng.
Vai trò tạo điều kiện thuận lợi: Với triết lý của việc hỗ trợ là nâng cao năng lực cho người
được hỗ trợ, do vậy nhân viên hỗ trợ xã hội có vai trị là người đồng hành cùng người
nghiện ma túy và luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ người nghiện ma túy giải
quyết các vấn đề của họ. Trong vai trò này, nhân viên xã hội cần thực hiện các hoạt động
cụ thể, như: Tác động, gỡ bỏ các rào cản đang ngăn người sử dụng ma túy tiếp cận với
các dịch vụ sức khỏe, tìm kiếm việc làm, nghề nghiệp, hỗ trợ người nghiện ma túy tham
gia điều trị nghiện và vươn lên trong cuộc sống; hỗ trợ họ giải quyết các thủ tục hành
chính mà họ cần. Khi người nghiện ma túy đã cai nghiện thành công và có nguyện vọng
muốn tìm việc làm, nhưng việc khai hồ sơ, giấy tờ khá phức tạp, lúc này, nhân viên hỗ
trợ xã hội có thể cùng người nghiện ma túy hoàn thiện các giấy tờ, hồ sơ, thủ tục, để họ
có đủ điều kiện nhận việc làm.

Vai trị kết nối nguồn lực: Trong vai trò này, nhân viên hỗ trợ xã hội sẽ dựa trên những
nhu cầu thiết thực của người nghiện ma túy để kết nối và hỗ trợ họ tiếp cận, sử dụng có
hiệu quả các dịch vụ xã hội mà họ có nhu cầu. Nhân viên hỗ trợ xã hội như “chiếc cầu”
kết nối giữa những nhu cầu thiết thực của người nghiện ma túy và những dịch vụ đang
được cung cấp. Trên thực tế, nhiều người nghiện ma túy, do không biết thông tin hoặc do
ngại ngần và chưa hiểu đúng ý nghĩa, chưa có đủ những thủ tục, điều kiện nhất định, nên
họ đã không tiếp cận được các dịch vụ - mặc dù họ đang có nhu cầu. Đối với các trường
hợp như vậy, nhân viên hỗ trợ xã hội cần tìm hiểu lý do, các khó khăn, cản trở...và từ đó
có kế hoạch hỗ trợ tối đa để người nghiện ma túy tiếp cận được những dịch vụ cần thiết
cho việc giải quyết vấn đề, cũng như lợi ích trong cuộc sống của họ.
Vai trị tư vấn: Trong q trình điều trị nghiện, người nghiện ma túy phải đương đầu với
rất nhiều vấn đề. Sự hỗ trợ tư vấn sẽ giúp họ tự tin và giải quyết các vấn đề của họ tốt
hơn: Tư vấn về pháp luật, tư vấn về các mô hình cai nghiện, tư vấn về một số phương
17


pháp cai nghiện cơ bản, cũng như tư vấn về những vấn đề có liên quan khác đều rất hữu
ích đối với họ. Ngoài ra, trong những trường hợp cấp bách hoặc người nghiện ma túy
đang rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng, khủng hoảng… việc tư vấn có thể giúp họ
vượt qua dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý về mặt quan điểm thì hỗ trợ xã hội để đi
cùng họ, giúp họ nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề, việc liên tiếp đưa ra các lời
khuyên (qua tư vấn) sẽ có thể làm cho người nghiện ma túy ỷ lại, lệ thuộc vào sự hỗ trợ
của chúng ta. Do đó, nhân viên hỗ trợ xã hội cần cân nhắc trong việc vận dụng vai trò này
khi hỗ trợ người sử dụng ma túy.
Vai trị huy động nguồn lực: Trong q trình điều trị nghiện, ngoài những nỗ lực của bản
thân, người nghiện ma túy còn cần rất nhiều các nguồn lực khác để hỗ trợ họ. Nhân viên
hỗ trợ xã hội là người giúp họ tìm kiếm, tiếp cận...những nguồn lực này (xem thêm mục
kết nối ở trên). Nguồn lực ở đây bao gồm cả những nguồn lực vật chất và tinh thần, pháp
luật và đạo đức..., từ phía gia đình, hàng xóm, cộng đồng và xã hội. Trên thực tế, việc
huy động nguồn lực, ngoài việc mang lại sự hỗ trợ cho người nghiện ma túy còn tạo ra

được những nhận thức chung, cũng như sự đoàn kết trong cộng đồng, trong việc hỗ trợ
người nghiện ma túy.
Vai trò biện hộ: Trong vai trò này, nhân viên hỗ trợ xã hội là người bảo vệ quyền lợi hợp
pháp cho người nghiện ma túy, để họ được hưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi
của họ, đặc biệt trong những trường hợp họ bị từ chối những dịch vụ hay chính sách mà
đáng lẽ ra họ được hưởng. Xét trên quan điểm tiếp cận dựa vào Quyền, rõ ràng người
nghiện ma túy là con người, họ có quyền và cũng cần được tiếp cận những dịch vụ , cần
được đảm bảo những lợi ích chính đáng của họ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác
nhau như sự kỳ thị, thiếu hiểu biết và những thủ tục hành chính... nên trong nhiều trường
hợp, người nghiện ma túy khơng được đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình. Điều đó
làm hạn chế khả năng phục hồi cũng như hòa nhập cộng đồng của họ.
Vai trò truyền thông: Việc hiểu đúng đắn về người sử dụng/nghiện ma túy là điều rất
quan trọng để giảm bớt sự kỳ thị và phân biệt đối xử với họ, đồng thời tăng sự đồng cảm,
chia sẻ, hỗ trợ của gia đình và cộng đồng xã hội đối với họ, đặc biệt trong quá trình tham
gia các chương trình điều trị nghiện. Khi người nghiện ma túy được sống trong một môi
trường lành mạnh (không kỳ thị, phân biệt đối xử...), được nhận sự hỗ trợ tối đa từ cộng
đồng và những người xung quanh thì việc điều trị nghiện của họ mới đạt được hiệu quả.
Muốn có được một mơi trường như vậy, nhân viên hỗ trợ xã hội cần thực hiện tốt vai trị
truyền thơng trong cộng đồng và xã hội. Mặt khác, để thực hiện vai trò này, nhân viên hỗ
trợ xã hội cần nắm chắc các kiến thức, kỹ năng về truyền thông cũng như biết cách làm
việc với các bên liên quan mục đích truyền thơng đạt hiệu quả.
Vai trò là người giáo dục: Người giáo dục là người cung cấp kiến thức, kỹ năng liên quan
tới vấn đề về ma túy: cách thức chăm sóc người sử dụng ma túy; Cách thức vượt qua khỏi
18


những vấn đề khó khăn mà họ cần giải quyết; nâng cao năng lực cho cá nhân, gia đình,
nhóm hay cộng đồng qua tập huấn, giáo dục cộng đồng thêm hiểu biết, tự tin và tự mình
nhìn nhận, đánh giá, phân tích và tìm kiếm nguồn lực cho vấn đề cần giải quyết. Giáo dục
giúp họ thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi từ tiêu cực sang tích cực”. (Nguyễn Mạnh

Hà, 2022).
3.
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ người sau cai
nghiện tái hòa nhập cộng đồng.
3.1.

Bản thân người sau cai nghiện ma túy.

Bản thân người sau cai nghiện sau khi trở về với cộng đồng mang theo mình những cảm
xúc, suy nghĩ, nhận thức rất nhạy cảm, nhất là với những tiếng đồn bàn tán từ mọi người
xung quanh, nên ln tìm cách xa lánh mọi người. Bên cạnh đó những ảnh hưởng từ trình
độ nhận thức, văn hóa của họ vẫn cịn hạn chế địi hỏi phải có sự quan tâm, giáo dục từ
chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ hiểu biết
cho họ. Khi chịu các ảnh hưởng về tâm lý xung quanh, sự tác động của môi trường sống
khiến họ cảm thấy khó thích nghi, tâm lý cho rằng thế giới này khơng phải của mình
khiến họ thu mình lại, dễ nống nảy, bực bội. Lúc này việc làm đối với họ cũng cần được
hỗ trợ và quan tâm, bởi hiện nay tư tưởng và những định kiến xấu đối với người nghiện
ma túy vẫn thường xảy ra, các chính sách của các doanh nghiệp trong hỗ trợ việc làm vẫn
cịn hạn chế. Điều đó gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của họ, giảm động lực tái phát triển
bản thân họ theo hướng tích cực. Chính vì vậy, rất cần sự hỗ trợ tham vấn của nhân viên
công tác xã hội, giúp họ có suy nghĩ lạc quan, tích cực, định hướng đúng đắn trong các
quyết định của mình.
3.2.

Yếu tố gia đình và cộng đồng

Gia đình là yếu tố quan trọng hình thành nên tính cách và đặc điểm của con người.
Nhưng nó cũng là yếu tố gây ảnh hưởng mạnh nhất đến tâm lý, hành vi của con người.
Hầu hết những người nghiện ma túy đều xuất phát từ sự thiếu quan tâm, chăm sóc của gia
đình, cha mẹ chỉ lo làm việc mà ít quan tâm đến con cái, hoặc con cái khơng nhận được

tình u thương của cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ. Khi thành viên bị nghiện ma túy gây nên
bất hòa trong mối quan hệ với gia đình, bị gia đình miệt thị, xua đuổi, xa lánh. Khơng có
sự quan tâm an ủi, động viên, khích lệ tinh thần cho người nghiện nhưng đẩy họ vào sự
tuyệt vọng. Hoặc sau khi người nghiện được tái hòa nhập cộng đồng nếu nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ, tạo điều kiện từ chính gia đình sẽ giúp họ thuận lợi phát triển
hơn. Nhưng nếu gia đình tác động xấu đến việc tái hòa nhập cộng đồng của người sau cai
nghiện sẽ khiến họ ảnh hưởng xấu đến tinh thần, sức khỏe, gia tăng tình trạng tái nghiện.
Vì vậy, gia đình là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến việc hình thành và
phát triển của người sau cai nghiện.
19


3.3.

Chính sách của nhà nước

Chính sách là tập hợp những chủ trương và hành động về phương diện nào đó của chính
phủ bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách để thực hiện các mục
tiêu đó về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, mơi trường, xã hội.
Các chính sách pháp luật và chính sách xã hội là yếu tố ảnh hưởng đến công tác hỗ trợ
cho người sau cai nghiện ma túy. Khi có chính sách cụ thể sẽ giúp nhân viên cơng tác xã
hội có đủ điều kiện, căn cứ để hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy có thể tiếp cận các dịch
vụ xã hội. Thơng qua chính sách bản thân người nghiện ma túy cũng tự tin hơn về việc
được hưởng các quyền lợi hợp pháp của mình tránh bị xâm hại. Nhà nước cùng đã đưa ra
các chính sách nhằm giảm sự kỳ thị với người sau cai. Bên cạnh đó là các quy định cụ thể
tạo điều kiện cho dịch vụ công tác xã hội phát triển nhằm giúp đỡ người sau cai.
Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ cho người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng vẫn
cịn hạn chế trong q trình thực thi chính sách. Các chính sách đưa ra hầu hết vẫn chỉ
dừng lại nhiều ở việc khuyến khích thực hiện nhất là trong việc hỗ trợ tìm kiếm và tạo
việc làm cho người sau cai nghiện ma túy. Nhiều công ty, doanh nghiệp, tổ chức vẫn còn

hạn chế trong việc tuyển dụng người lao động là người sau cai nghiện ma túy vào là tại
đơn vị của mình. Điều đó trở thành chướng ngại cản trở họ tái hòa nhập cộng đồng, gây
ra nhiều vấn đề tâm lý, không đảm bảo chất lượng cuộc sống, vơ hình chung đẩy họ quay
trở lại con đường nghiện ngập. Bên cạnh đó các chính sách và các luật ban hành văn bản
vẫn cịn nhiều hạn chế trong việc loại bỏ các tệ nạn xã hội, tình trạng bn bán và sử
dụng ma túy vẫn còn tồn tại,… nên việc người sau cai nghiện ma túy có nguy cơ tái sử
dụng ma túy cũng rất cao, điển hình ở tỉnh Bắc Kạn tỷ lệ tái nghiện sau cai năm 2022 là
63,85%.
3.4. Nhân viên công tác xã hội
Bên cạnh các yếu tố ảnh hưởng trên, cịn có sự ảnh hưởng cũng rất quan trọng khác, đó là
sự can thiệp, hỗ trợ của NVCTXH. NVCTXH đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ
người sau cai nghiện có thể tiếp cận được các dịch vụ xã hội, các quyền và nghĩa vụ, hỗ
trợ tham vấn. Vì vậy, địi hỏi NVCTXH phải có đầy đủ trình độ, nhận thức, kinh nghiệm
trong vấn đề ma túy, sử dụng ma túy, các vấn đề liên quan như tâm lý, chính sách xã hội,
tơn giáo, văn hóa, tín ngưỡng,…Bên cạnh đó sức ép đối với NVCTXH sẽ nặng hơn so
với các ngành khác khi phải tiếp cận với nhóm dễ kích động, có thể bị tác động tâm lý trở
lại khi tiếp xúc với nhóm người này. Khơng chỉ cần có trình độ nhận thức, kinh nghiệm
mà NVCTXH cịn phải có trong mình những phẩm chất, đạo đức cần thiết, tôn trọng
trong cách ứng xử, cảm thông, chia sẻ,… với nhóm đối tượng này. Khơng ngừng bổ
sung các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế để rút ra bài học cho các tình huống tiếp
theo tránh những sai lầm khơng đáng có.
20



×