Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN CÔNG TÁC XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.53 KB, 11 trang )

Đề bài: Hãy lựa chọn một trường hợp thân chủ và sử dụng các bước trong tiến
trình Công tác xã hội để giúp thân chủ giải quyết vấn đề.
MỤC LỤC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Những khái quát về CTXH
CTXH là hoạt động chyên nghiệp được thực hiện trên nền tảng khoa học
chuyên ngành nhằm hỗ trợ đối tượng có vân đề xã hội (cá nhân, nhóm, cộng
đồng) giải quyết vấn đề gặp phải, cải thiện hoand cảnh, vươn lên hòa nhập với
xã hội theo hướng tích cực, bền vững.
Ở các nước công nghiệp hóa, dù bắt đầu như một việc làm từ thiện nhưng
CTXH đã trở thành một khoa học xã hội ứng dụng có trên dưới 100 năm thâm
niên, để hình thành những giải pháp cho các hậu quả xã hội tiêu cực tất yếu của
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là sự thay đổi trong cấu trúc và khủng hoảng
gia đình, khoảng cách giàu nghèo, trẻ em cơ nhỡ, người già lang thang, rượu
chè, cờ bạc, mại dâm...
Sự ra đời và phát triển CTXH ở Việt Nam vận động theo quy luật chung của
sự hình thành phát triển CTXH thế giới: từ nhân đạo, từ thiện trở thành khoa


học, phương pháp trợ giúp xã hội và nghề nghiệp chuyên môn. Tuy nhiên sau
mấy chục năm hình thành và phát triển CTXH nước ta đang ở trong Top cuối
trong khu vực về lực lượng làm công tác xã hội.
(Ở nước Anh cứ 500 người dân thì có 1 nhân viên CTXH. Nhiều nước trên
thế giới và trong khu vực có tỉ lệ 1.000 dân / nhân viên CTXH.Trong khi đó, ở
Việt Nam, 10.000 dân chưa có được 1 nhân viên CTXH chuyên nghiệp. Đa số
cán bộ, nhân viên CTXH ở nước ta làm việc theo bản năng và trực giác; thiếu
nhận thức, hiểu biết và những kỹ năng cần thiết về CTXH.)
Dựa trên cơ sở các khoa học về hành vi con người và các khoa học khác,
CTXH đã hình thành triết lý, các qui phạm đạo đức, các nguyên tắc và phương
pháp hành động đặc thù để giúp cá nhân, nhóm, tập thể và cộng đồng gặp khó


khăn, bằng khơi dậy tiềm năng của chính họ để tìm ra những giải pháp và
nguồn lực (bên trong và bên ngoài) để vượt khó và hòa nhập cộng đồng. Không
chỉ giải quyết mà còn phòng ngừa các vấn đề xã hội, CTXH góp phần thực hiện
an sinh xã hội, đẩy mạnh phát triển xã hội để hướng tới phát triển bền vững.
CTXH nhằm tiến tới “bình đẳng công bằng, tiến bộ xã hội và phát triển toàn
diện con người”
2. CTXH với cá nhân
Trong CTXH thì CTXH với cá nhân là một trong những phương pháp chủ
yếu và cơ bản của CTXH. CTXH với cá nhân xuất hiện sớm nhất trong lịch sử
hình thành và phát triển CTXH cả trên phương diện lý tuyết và thực tế. CTXH
với cá nhân bắt đầu được thực hiện từ nửa sau của thế kỉ XIX và không ngừng
được bổ sung hoàn thiện cho đến ngày nay. Hơn một thế kỉ qua ở nhiều nước
trên thế giới, cùng với các phương pháp tác động khác, CTXH với cá nhân đã
phát huy tác dụng rất lớn trong việc hạn chế những hậu quả gây lên từ bi kịch
cuộc sống cá nhân, gia đình, nhờ sư hỗ trợ, tác động của CTXH với cá nhân mà
rất nhiều cá nhân, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, rủi ro, bất hạnh, gặp phải
vấn đề trong cuộc sống có thể khắc phục được hoàn cảnh, vươn lên hòa nhập
với cuộc sống xã hội, điều đó đã góp phần không nhỏ vào việc giả quyết các
vấn đề xã hội, tạo cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng, phát triển xã hội ổn định,
lành mạnh và tiến bộ.
Bất kì lĩnh vực nào khi đi vào tìm hiểu, nghiên cứu cũng cần có những
nguyên tắc cần tuân thủ, CTXH vơi cá nhân cũng không ngoại trừ. Trong tiến
trình giải quyết vấn đề nhân viên CTXH cần nắm vững và thực thi những
nguyên tắc cơ bản như sau: Chấp nhận thân chủ, tôn trọng quyền tự quyết định
của thân chủ, thân chủ cùng tham gia giải quyết vấn đề, cá biệt hóa, giữ bí mật
thông tin liên quan đến thân chủ, luôn ý thức về bản thân, xây dựng mối quan
hệ làm việc chuyên nghiệp với thân chủ. Những nguyên tắc này sẽ được tôi đề
cập đến trong việc giả quyết vấn đề của thân chủ ở câu chuyện tình huống dưới
đây.
3. Tình huống



Đây là tình huống mà tôi mô phỏng theo câu chuyện trong cuốn tiểu
thuyết “Trò chơi” của nhà văn Nga. Iuri Vanxilievich.Bondarep. Lấy nhân vật
trung tâm của câu chuyện là cô gái trẻ tên Irina, một nữ diễn viên múa và đạo
diễn Crumop. Cuốn tiểu thuyết viết năm 1984 khi xã hội nước nga có nhiều
khủng hoảng sâu sắc đặc biệt trong làng giải trí vốn nghiều tai tiếng cũng giống
như Việt Nam bây giờ vậy. Hàng ngày, hang giờ những tin tức về những ngôi
sao, diễn viên, ca sĩ, đạo diễn…xung quanh làng giải trí chúng ta dễ dàng đọc
được, nghe được trên nhiều trang báo viết truyền thống, báo mạng điện
tử...Chính vì thế tôi quyết định chọn tình huống này bởi tính thời sự của nó về
đời sống phức tạp của giới văn nghệ sĩ vốn nhiều tai tiếng khác thường. Tình
huống kể về Ngọc Hà cô diễn viên múa đang ở trong những tháng ngày mệt
mỏi, buồn chán về những tin đồn cùng hậu quả kéo theo:
Ngọc Hà sinh năm 1988, nghề nghiệp chuyên môn diễn viên múa Nhà hát
ca múa nhạc Việt Nam. Sống xa gia đình từ khi theo học cao đẳng múa, hiện tại
cô sống cùng người em gái kém cô 3 tuổi đang học đại học Ngoại Thương.
Thỉnh thoảng cô có về thăm nhà ở Hải Phòng.
Gia đình: Gia đình Ngọc Hà thuộc loại kinh tế khá giả, cả bố và mẹ đều là
công chức nhà nước. Bố mẹ Ngọc Hà muốn cô học trường kinh tế và không
muốn cô theo đuổi cái nghề “xướng ca vô loài” ấy nhưng cô đã quyết định đi
theo con đường mà cô lựa chọn là trở thành một diễn viên múa. Vì thế cô
không nhận được nhiều sự quan tâm của bố mẹ kể từ đó, chỉ có cô em gái là
hiểu và hết lòng ủng hộ chị. Thời gian trôi qua khi Ngọc Hà ra trường đi làm
thì bố mẹ cũng hiểu dần và thông cảm, quan tâm hơn tới cô.
Môi trường xã hội: Sau khi tốt ngiệp ra trường Ngọc Hà về công tác tại
Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam. Tại đây cô sống trong môi trường lao động
nghệ thuật đầy mầu sắc, hết long trên sân khấu như con tằm nhả hết tơ mong
đợi những phản ứng, những tiếng vỗ tay của khán giả. Nhưng đằng sau cánh
màn nhung là cả một thế giới phức tạp của những ghen ghét, đố kị và cạnh

tranh ngấm ngầm của những con người mới đây thôi còn là bạn diễn trên sân
khấu. Với nhà hát trên sân khấu cô nghĩ đó là thiên đường, rời khỏi sân khấu cô
như bước xuống cạnh hố bom khi quả bom từ trường đang chờ nổ.
Chuyện cách đây 6 tháng, sau một buổi tập tổng duyệt cho buổi công diễn
lớn của nhà hát cô bị trật gân không phải do tai nạn ngẫu nhiên mà do cô bị
chơi sấu từ phía bạn diễn. Một trong số họ đã ném đá dấu tay mà sự hỗn loạn
trên sân khấu lúc ấy cô không thể nhận ra đó là ai, có thể là Lan Anh người
phải múa vai phụ không phải vì kĩ thuật mà vì nét đẹp, trẻ trung duyên dáng
không bằng cô. Sau vụ tai nạn cô phải nghỉ ở nhà trong 4 tháng liền với câu hỏi
ai là thủ phạm trong vụ tai nạn trước buổi công diễn một ngày của mình?
Trong khoảng thời gian đó cô nhận được lời mời từ ông đạo diễn có tiếng
của làng giải trí Việt. Quốc Đại đạo diễn của nhiều bộ phim thị trường ăn khách
gần đây, trong việc lựa chọn nữ diễn viên chính cho bộ phim sắp bấm máy
nhiều cái tên đã được xem xét trong đó có Lan Anh nhưng cuối cùng Quôc Đại
đã chọn Ngọc Hà cả khi biết cô đang bị trật gân. Quốc Đại chấp nhận lùi lịch


quay 2 tháng vì chấn thương của Ngọc Hà còn Ngọc Hà rất cảm động vì lời
mời thịnh tình dó nên quyết định nhận lời ngay. Nhưng cô không biết rằng lại
có nhiều lời đồn thổi xung quanh việc nhận vai diễn đó. Những bạn diễn, nhất
là mấy nữ diễn viên như Lan Anh bàn tán xôn xao về cô, nào cô là bồ mới của
tay đạo diễn Quốc Đại đã có vợ và một đứa con gái 5 tuổi, rồi những lời độc
địa “gớm cô ta chỉ như con chuột nhắt trên miệng con mèo sắp hóa cáo thôi, nó
vờn chán xong bỏ đi thôi” hay “con nhỏ tưởng hiền lành ngoan đạo lắm ai ngờ
quân buôn chồng người mà lại có con mới khổ chứ”…Người yêu cô vì thế mà
đang giận cô vô cớ .
Ngọc Hà không biết làm sao để thoát khỏi mớ bòng bong đó nữa. Mọi
việc đến với cô thật tồi tệ sau vụ tai nạn đầy nghi vấn đó. Cô bị Stress nặng với
hàng tá những câu hỏi, câu trách giận về những con người nơi sân khấu mới
đây thôi họ còn tung hô cô như một bà hoàng mà giờ họ lại biến cô thành “con

đĩ”. Cô muốn từ bỏ thánh đường sân khấu trở về là người con gái bình thường
như bao người con gái khác nhưng điều đó dường như là không thể nó khác chi
con chim bị nhốt trong lồng. Giờ cô như con thiên nga gãy cánh chưa kịp liền
lại bị bầy đàn mổ xẻ. Với tâm trạng ấy cô tìm đến vũ trường mong giải tỏa tâm
trạng đang đè nén nhưng nhìn những cậu ấm, cô chiêu đang oằn mình vì những
viên thuốc lắc, tiếng nhạc sống chói tai, mùi thuốc lá nồng nặc lại càng làm cô
đau đầu thêm. Đang định đứng dậy ra về thì gã dê xồm không biết từ đâu đến
ngồi cạnh cô tính trò ve vãn,cô bực mình phủi tay đứng dậy vừa quay mặt ra thì
gặp ngay ánh mắt của Nam Phong người yêu cô, một cái tát nổ đom đóm mắt
và những lời lẽ không muốn nhớ mà anh dành cho cô. Trước khi để đám đông
kịp hình thành cô tạt cho gã dê xồm nột ly Whisky vào mặt rồi chạy nhanh ra
khỏi vũ trường mắt ngân ngấn nước, chạy khỏi ánh mắt sắc như dao cạo và
hành động phũ phàng của Nam Phong.
Kể từ hôm đó Ngọc Hà sống gần như cô lập với thế giới bên ngoài, Nam
Phong thì không chịu gặp cô, cô có nhắn tin, gửi mail cũng vô ích còn những
con người nơi sân khấu cô gặp họ âu chỉ là xã giao, chỉ thêm phần mệt mỏi.
Không biết phải làm sao thì cô được cô em gái khuyên chị nên đến trung tâm tư
vấn nhờ các anh chị CTXH giúp giải quyết vấn đề.
4. Những nguyên tắc áp dụng trong quá trình giúp đỡ thân chủ
● Nguyên tắc chấp nhận thân chủ: là thái độ chấp nhận những giá trị của
bất kì thân chủ nào cho dù họ là ai có quá khứ như thế nào nhưng quan trọng họ
là con người. Với thái độ chấp nhận thật sâu sắc ta mới có thể tôn trọng thân
chủ, không phê phán hay kết án mà tìm hiểu hoàn cảnh thân chủ đưa thân chủ
tới hiện tại. Cảm nhận được sự tôn trọng ấy thân chủ mới tự tin để bộc lộ, giãi
bày vấn đề của mình. Ở tình huống này Ngọc Hà là cô gái có một tâm hồn nhạy
cảm cô yêu những vũ khúc như yêu chính hơi thở của mình vậy. Một tâm hồn
tinh khiết như vậy lại đang gặp những rắc rối trong mối quan hệ với đồng
nghiệp và người yêu. Cô không sẽ biết sống những tháng ngày sắp tới thế nào,
làm cái gì để thoát ra khỏi mớ rắc rối đó. Bản thân là nhân viên CTXH tôi và
Ngọc Hà cũng hiểu thế giới sân khấu vốn nhiều phức tạp và rối ren, đầy tai



tiếng. Song khi rời khỏi sân khấu cô ấy cũng là một người con gái bình thường
như bao người con gái khác cũng có tình yêu, bạn bè, sở thích, niềm vui, nỗi
buồn...và ta cần tôn trọng con người cô ấy.
● Nguyên tắc thân chủ cùng tham gia giải quyết vấn đề: Đây là nguyên tắc
cơ bản nhất, thể hiện đặc thù và tính ưu việt của CTXH nói chung và CTXH cá
nhân nói riêng trong việc trợ giúp, giải quyết vấn đề của thân chủ. Cùng biết,
cùng bàn, cùng làm, cùng đánh giá, một mặt giúp thân chủ cảm nhận được giá
trị của bản thân, mặt khác khích lệ thân chủ nỗ lực, phát huy tối đa tiềm năng
bản thân cho mục tiêu đặt ra. Trong tiếp cận vấn đề của Ngọc Hà tôi đã cùng cô
ấy nhận diện vấn đề của mình, bên cạnh đó là việc tìm kiếm thông tin từ phía
em gái của cô ấy để có thể cùng thân chủ nhìn nhận vấn đề và tìm ra giải pháp
thích hợp hơn cho vấn đề của thân chủ. Vì thân chủ chỉ có họ mới có thể thay
đổi bản thân và cuộc sống của mình.
● Nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết định của thân chủ: Sự tự quyết biểu
hiện rõ nét sự tôn trọng và cùng tham gia giải quyết vấn đề của thân chủ. Song
cuối cùng thân chủ, chỉ có họ mới có thể thay đổi bản thân và cuộc sống của
mình cũng như có những bước đi cho vấn đề của mình. Với thân chủ Ngọc Hà
tôi chỉ đưa ra những giải pháp gợi mở, phân tích những mặt tích cực, hiệu quả
của giải pháp song quyết định cuối cùng thuộc về cô ấy.
● Nguyên tắc cá biệt hóa: Con người có những nhu cầu giống nhau nhưng
mỗi người là một cái gì đó độc đáo không giống người khác. Vì thế cách làm
“cá mè một lứa” trong nhìn nhận cũng như giải quyết những vấn đề của thân
chủ là không thể tránh khỏi thất bại. Vì vậy nhân viên CTXH phải căn cứ trên
những thông tin, cứ liệu chính xác trong nhìn nhận đánh giá về vấn đề của thân
chủ từ đó cơ sở để đưa ra giải pháp thích hợp với mỗi trường hợp thân chủ. Với
Ngọc Hà cô gái này cũng có những nhu cầu cơ bản của một thân chủ khi tìm
đến gặp nhân viên CTXH ấy là được chia sẻ, nói ra những tâm sự sâu kín nhất
trong vấn đề của mình nhưng cô ấy cũng có sự khác biệt trong việc đòi hỏi sự

thấu cảm cũng như cách mà nhân viên CTXH giúp cô ấy giải quyết vấn đề.
● Nguyên tắc giữ bí mật thông tin liên quan đến thân chủ: Bí mật thông tin
liên quan đến đời tư và vấn đề của thân chủ là một nguyên tắc quan trọng trong
quá trình tác nghiệp đối với bất kì lĩnh vực nào.Đối với CTXH cá nhân khi thân
chủ tin tưởng nhân viên CTXH nguyên tắc này được quán triệt và thực hiện sâu
sắc. Đặc biệt với CTXH cá nhân khi thân chủ tin tưởng nhân viên CTXH sẽ
giúp thân chủ tiết lộ những thông tin là riêng tư nhất. Vì vậy nhân viên CTXH
phải biết lắng nghe, đánh giá tính xác thực, độ tin cậy của thông tin và trên cơ
sở phân tích, sàng lọc đó quyết định sẽ áp dụng nguyên tắc giữ bí mật như thế
nào là phù hợp. Trong trường hợp của Ngọc Hà cũng vậy nguyên tắc này được
tôi chấp hành tuyệt đối, thông tin của Ngọc Hà ngoài tôi, cô ấy và người em gái
không ai khác biết được vấn đề cô ấy đang vướng mắc.
● Nhân viên CTXH phải luôn ý thức về bản thân: Nhân cách, phẩm chất
đạo đức là những yêu cầu với bất cứ cá nhân trong bất kì lĩnh vực nào không
ngoại trừ CTXH. Chúng ta phải biết tự hoàn thiện nhân cách và không ngừng
củng cố năng lực chuyên môn nghiệp vụ của mình để có thể hoạt động xã hội
hiệu quả và phát huy nhân tố con người. Trong việc tư vấn cho Ngọc Hà tôi ý


thức được mình trong lĩnh vực CTXH thì mình là chuyên gia nhưng trong lĩnh
vực sân khấu, những vấn đề sân khấu và của chính thân chủ, cô ấy là người
hiểu mình nhất nên về sân khấu tôi không nói nhiều mà tập trung vào những
vấn đề thuộc về quan hệ ứng xử của thân chủ với mọi người.
● Xây dựng mối quan hệ làm việc chuyên nghiệp với thân chủ: Giữa nhân
viên CTXH và thân chủ phải có mối quan hệ bình đẳngkhông ngoài quan hệ
công việc. Cả thân chủ và nhân viên CTXH cần giữ được đạo đức nghề nghiệp
và nhân cách cũng như chứng kiến của mình, cả hai đều có những quyền và
nghĩa vụ cần thực hiện để đảm bảo cho quá trình tác nghiệp được thuận lợi.
Một nhân viên CTXH giỏi là người biết làm cho thân chủ mau chóng không
cần tới mình nữa, nghĩa là tự giúp lấy mình. Trong quan hệ với thân chủ Ngọc

Hà tôi lắng nghe, đề đạt ý kiến đều căn cứ vào sự đồng thuận của cô ấy không
làm thay cô ấy mà chỉ ra giải pháp cho cô ấy lựa chọn cũng như lắng nghe
những lời cô ấy nói nhằm tìm ra giải pháp tối ưu nhất.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Tiến trình CTXH với cá nhân là quá trình thể hiện sự tương tác giữa nhân
viên CTXH và thân chủ trong việc trợ giúp, giải quyết vấn đề của thân chủ từ
khi bắt đầu tiếp nhận ca cho đến khi kết thúc. Qúa trình này bao gồm 7 bước:
Tiếp cận thân chủ; Nhận diện vấn đề; Thu thập và xử lý thông tin; Xác định
vấn đề ưu tiên và trọng tâm cần giải quyết; Xây dựng kế hoạch giải quyết vấn
đề; Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề; Lượng giá và kết thúc.
1. Tiếp cận thân chủ
Đây là bước đầu tiên quan trọng tạo tiền đề và có ý nghĩa lớn đến sự thành
công của CTXH với cá nhân, từng trường hợp cụ thể. Nhân viên CTXH phải cố
gắng thiết lập mối quan hệ trên sự tin tưởng và hợp tác của thân chủ. Trong
trường hợp của Ngọc Hà, thân chủ tự tìm tới nhân viên CTXH nhờ sự trợ giúp
qua điện thoại. Thân chủ đã cung cấp những thông tin cần thiết về bản thân và
những vấn đề mà mình gặp phải với nhân viên CTXH và được hẹn gặp mặt
trực tiếp tại văn phòng tư vấn vào một ngày khác sau khi hai bên đồng ý.
2. Nhận diện vấn đề của thân chủ
Nhận diện đúng vấn đề gặp phải của thân chủ, xác định nguồn gốc làm nảy
sinh vấn đề là cơ sở để nhân viên CTXH có những bước đi tiếp theo, nó liên
quan đến khả năng đáp ứng nhu cầu cũng như huy động sự tham gia của thân
chủ vào giải quyết vấn đề. Trong trường hợp của mình tôi xác định vấn đề hiện
tại của thân chủ là căng thẳng tâm lý do sự mất cân bằng trong công việc, thói
quen sinh hoạt và những rắc rối quanh mối quan hệ với đồng nghiệp và người
yêu.
3. Thu thập và xử lý thông tin
Từ những luồng thông tin mà thân chủ cung cấp cho tôi bên cạnh việc tìm
hiểu thêm thông tin về Ngọc Hà qua lời kể của em gái cô: “Ngọc Hà có người
yêu và họ yêu nhau cách đây 2 năm, Nam Phong anh ấy vừa tốt nghiệp đại học



Ngoại thương mới đi làm tại ngân hàng. Khi anh ấy còn đi học thì tình cảm hai
người rất sâu đậm, có lần anh ấy ốm chị xin nghỉ diễn một tuần liền để chăm
sóc và không buổi diễn nào của chị mà anh ấy vắng mặt. Nhưng từ khi anh ấy
đi làm thì ít lui tới hơn, trừ lúc chị bị trật gân nghỉ diễn ở nhà, thỉnh thoảng hai
người hẹn hò đi chơi đây đó quanh thành phố thôi. Lần trước. sau buổi đi chơi
với anh ấy về em thấy mắt chị ấy đỏ hoe, em hỏi nhưng chị ấy không nói chỉ
khóc một mình trong phòng.”
Có thể rút ra được một số kết luận về thân chủ qua những thông tin thu thập và
xử lý được như sau:
● Điểm mạnh:
- Có hiểu biết, sống có trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh.
- Có sự quan tâm chia sẻ từ em gái.
● Điểm yếu:
- Thiếu quyết đoán trong trình bày quan điểm, phản biện.
- Tâm hồn đa cảm, yếu đuối dễ lâm vào trầm cảm.
● Cơ hội:
- Sự giúp đỡ của nhân viên CTXH, nhân viên tư vấn tâm lý...
- Sự quan tâm chia sẻ từ phía cộng đồng (những người hâm mộ).
● Thách thức:
- Mâu thuấn trong quan hệ với người yêu.
- Áp luận từ phí dư luận xã hội.
- Mâu thuẫn gia đình có thể tăng lên (việc cô tiếp tục theo đuổi sự nghiệp).
- Mâu thuẫn từ phía đồng nghiệp.
● Rủi ro:
- Ảnh hưởng đến công việc, hình ảnh bản thân cũng như các mối quan hệ xã
hội.
- Ảnh hưởng xấu đến tâm lý, sức khỏe thể chất, kéo dài có thể gây trầm cảm,
mất định hướng giá trị cuộc sống.

Từ những kết luận trên có thể đánh giá vấn đề của thân chủ trong mô hình nội
ngoại lực dưới đây:
Nội lực
Ngọc Hà

Vi mô
- Buồn rầu muốn
bỏ bê công việc.
- Căng thẳng tâm
lý.
- Thất vọng với
thái độ của những
người thân quen.
- Sống có trách
nhiệm.
- Có ý thứ về bản
thân và công việc

Hành vi
- Chán chường
muốn trở về với
cuộc sống bình
thường sông rất
yêu sân khấu.
- Bắt đầu có dấu
hiệu tiêu cực
đến vũ trường
uống rượu.
- Dần sống khép
kín.


Ngoại
lực

Trung mô
- Bạn diễn đồn
đại điều tiếng.
- Người yêu
hiểu lầm.
- Gia đình ít
quan tâm trừ
em gái hiểu và
quan tâm đến
chị.

Vĩ mô
- Áp lực từ
công việc.
- Môi trường
sân khấu
phức tạp.
- Chia sẻ
cộng đồng
hạn chế.
Dư luận xã
hội gay gắt.


-


Mô hình nội ngoại lực.
(8) Toàn vẹn (45 +)
(7) Chăm sóc (23 – 45 t)

(6) Gắn bó (18 – 22 t)
(5) Bản sắc (12 – 17 t)
(4) Siêng năng (7 – 11 t)
(3) Khả năng khởi sự (4 – 6 t)
(2) Tự trị (1 – 3 t)
(1) Tin tưởng (0 – 1 t)
- Mô hình vòng đời của Erik Erikson.
4. Xác định vấn đề ưu tiên và trọng tâm vấn đề cần giải quyết
Vấn đề thân chủ gặp phải ở đây là những rắc rối xung quanh quan hệ với
đồng nghiệp và người yêu do những hiểu lầm và một số mâu thuẫn trong cách
ứng xử từ đó dẫn đến áp lực tâm lý cho thân chủ. Trọng tâm vấn đề giải quyết
của thân chủ vì thế không nằm ngoài những vấn đề trên song hóa giải sự hiểu
lầm với Nam Phong là bước đi quan trọng giup thân chủ tìm lại nguồn an ủi,
động viên to lớn này. Từ đó việc giải quyết những mâu thuẫn từ phia đồng
nghiệp và áp lực công việc sẽ dễ dàng hơn.
5. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề
Thứ thự ưu tiên giải quyết trong tình huống này là gỡ bỏ mối hiểu lầm của
Nam Phong về con người Ngọc Hà cũng như tình yêu của cô dành cho anh. Việc
làm này sẽ là chìa khóa mở cho vấn đề tâm lý mà cô gặp phải.
Tôi sẽ cùng Ngọc Hà và người em gái lên một kế hoạch gặp mặt Nam
Phong, ở đó chỉ có em gái Ngọc Hà, Ngọc Hà và có thể cả nhân viên CTXH
nếu cần hỗ trợ. Tôi tin là với mối quan hệ thân thiết của em gái Ngọc Hà và anh
rể tương lai cùng sự hỗ trợ từ phía nhân viên CTXH, Nam Phong sẽ hiểu và
thông cảm với hoàn cảnh, những khó khăn, rắc rối mà cô ấy gặp phải khi là
người của công chúng. Nói rằng cô ấy rất yêu anh và lúc này cô ấy rất cần anh ở



bên hơn bao giờ hết. Cô ấy có thể từ bỏ sân khấu để làm một người phụ nữ, một
người vợ, một người mẹ bình thường như bao người con gái khác, nhưng điều
đó là rất khó cũng như anh với công việc của mình vậy. Anh hãy ở bên cô ấy,
động viên cô ấy đứng dậy trở lại, mạnh mẽ hơn và biết cách bảo vệ và đấu tranh
cho danh dự của mình.
Sau khi mối quan hệ với Nam Phong được giải quyết, với sức mạnh tình
yêu cô ấy sẽ dần tìm lại được giá trị cuộc sống, ổn định về mặt tâm lý, tự tin
hơn để đứng vững trước những sóng gió trong nghề.
Tiếp theo là việc gỡ bỏ những khúc mắc trong quan hệ với đồng nghiệp.
Việc làm này tự thân Ngọc Hà phải đứng ra giải quyết, cô cần thẳng thắn nói ra
quan điểm của mình, những phản biện về những tin đồn sai trái, xúc phạm đến
danh dự, nhân phẩm và ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của cô.
Cô nên gạp Lan Anh để nói chuyện thẳng thắn với thái độ chân thành, hết
sức bình tĩnh, chia sẻ nhiều hơn về bản thân và mong muốn nhận được điều đó
từ phía Lan Anh. Hãy nói với cô ấy rằng: “Nếu cuộc đời là một sân khấu lớn thì
nhiệm vụ của chúng ta không chỉ mình mà còn phải giúp người khác làm tròn
vai.”
Cô không cần, cũng không thể giải thích, thanh minh với tất cả mọi người
rằng sự việc là như thế này, thế kia mà quan trọng là những hành vi của mình
phải đúng mực. Người gieo tai tiếng ắt phải gặt tai tiếng khi nó không đúng sự
thực mà thôi. Những tiếng nói từ phía đạo diễn Quốc Đại hay trưởng đoàn, em
gái, người yêu nên được cô tận dụng. Một lời nói của họ lúc này bằng nhiều lời
nói của cô cộng lại. Nó sẽ phá vỡ, làm cô lập những tiếng đồn khi nó còn trong
suy nghĩ lệch lạc của người khác và là hồi chuông cảnh tính cho chính họ vì biết
đâu sẽ có lúc họ lâm vào hoàn cảnh giống như Ngọc Hà. Lúc ấy tôi tin là cô sẽ
là nơi họ gửi gắm những tâm sự sâu kín nhất.
Thứ ba, để tránh những tình huống tương tự xảy ra trong công việc, các mối
quan hệ, cuộc sống của cô sau này, Ngọc Hà cần chia sẻ những khó khăn, thử
thách, niềm vui, nỗi buồn của nghề diễn cho Nam Phong, gia đình, bạn bè để họ

hieur và thông cảm với cô hơn.
Trong tiến trình giải quyết tình huống trên của thân chủ tôi chỉ dừng lại ở
bước xây dựng và thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề tuy chỉ là kế hoạch giải
quyết trên giấy song thực tế kế hoạch này sẽ được chúng tôi thực hiện.Tôi hy
vọng cuối cùng thân chủ của mình sẽ giải quyết triệt để được những rắc rối trong
vấn đề của mình và vui vẻ trở lại sân khấu với lòng yêu nghề, tình yêu cuộc
sống với sức khỏe và tâm lý vững vàng.


III. KẾT LUẬN
Nếu như có chiếc di động thì hẳn William Shakespeare đã không có vở
kịch thiên tình sử “Romeo and Juliet”. Điều đó cũng tương tự như Irina, cô gái
trong câu chuyện của cuốn tiểu thuyết “Trò chơi” gặp được một nhân viên
CTXH hay một nhân viên tư vấn tâm lý hẳn cô ấy đã không vội vã từ bỏ cuộc
đời mình. Không ai trong chúng ta hy vọng phait chứng kiến những cái chết
đáng tiếc như thế, nhất là với nhân viên CTXh và nhân viên tư vấn tâm lý. Đấy
là nỗi đau rằn vặt ghê gớm, vì vậy hãy đến với thân chủ của bạn dù bạn ở đâu.
Hãy chia sẻ tình yêu cuộc sống, kĩ năng sống cho họ. Hãy luôn là điểm đến an
toàn khi thân chủ của bạn cần. Tuy CTXH không phải làm từ thiện đơn thuần
mà còn nhiều mục đích khác nhưng trước tiên khi là nhân viên CTXH không
bao giwof được bỏ rơi thân chủ của mình song bạn có quyền từ chối để bảo vệ
chính thân chủ và cả chính bạn – ăn mày cũng có khi không lấy tiền là thế.
Không ai muốn chứng kiến kết cục của câu chuyện “khỉ nhân đạo và cá vô ơn”
cả...
Tôi hy vọng với câu chuyện tình huống mà mình đưa ra có thể làm bài học
cho những ai đang trong hoàn cảnh tương tự và cho cả chính bản thân mình nữa.


Chắc chắn thân chủ trong câu chuện tình huống của tôi sẽ trở lại cuộc sống bình
thường với tình yêu đôi lứa mặn nồng, tình yêu sân khấu rực cháy, tình yêu gia

đình ấm áp vì nó theo ý tưởng của tôi. Nhưng cuộc sống này vốn không đơn
giản, ở mỗi con người là một miền tâm lý, mang những tâm sự, băn khoăn, hoàn
cảnh cần ai đó chia sẻ, tìm hiểu, thấu cảm. Khi bạn là nhân viên CTXH hay nhân
viên tư vấn tâm lý bạn có thể là tất cả song chớ bao giờ là duy nhất.



×