Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Đề tài tổng quan các nghiên cứu về thất nghiệp của thanh niênvà các hệ lụy kinh tế xã hội sức khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI BÁO CÁO NHĨM LẦN 2
MƠN HỌC: KINH TẾ HỌC VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
ĐỀ TÀI:
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THẤT NGHIỆP CỦA THANH NIÊN
VÀ CÁC HỆ LỤY KINH TẾ - XÃ HỘI - SỨC KHỎE

Họ và tên: Hà Thị Lan Anh - 11213023
Nguyễn Phương Anh - 11220415
Nguyễn Thị An Bình - 11220860
Ngơ Thị Quỳnh Chi - 11220990
Dương Ngọc Linh - 11223408
Nguyễn Như Quỳnh - 11225544
Ninh Quốc Vượng - 11226971
GV hướng dẫn: Giang Thanh Long
Lớp tín chỉ: 05


Hà Nội - Tháng 9/2023

MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................................................ 2
I. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................................................................2
II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU..............................................................................................2
1. Khái niệm thất nghiệp......................................................................................................2
1.1. Khái niệm chung.......................................................................................................2
1.2. Khái niệm riêng với mỗi quốc gia.....................................................................................4
2. Thực trạng thất nghiệp....................................................................................................4


III. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VÀ SO SÁNH..............................................................6
1. Tổng quan các nghiên cứu..............................................................................................6
1.1. Đối với kinh tế........................................................................................................... 6
2.2. Đối với xã hội........................................................................................................... 7
2.3.

Đối với sức khỏe...................................................................................................8

2. So sánh và đánh giá các yếu tố tác động........................................................................9
IV. HỆ LỤY CỦA THẤT NGHIỆP Ở THANH NIÊN.................................................................11
1. Đối với kinh tế................................................................................................................11
1.1. Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống...........................................................................12
1.2. Tác động đến ngân sách nhà nước........................................................................12
1.3. Ảnh hưởng tới sự tăng trưởng kinh tế....................................................................12
1.4. Liên hệ những ảnh hưởng của thất nghiệp lên sự tăng trưởng kinh tế ở Jordan....13
2. Đối với xã hội.................................................................................................................14
2.1. Bạo lực và tội phạm................................................................................................14
2.2. Ma túy..................................................................................................................... 15
2.3. Khả năng tìm được việc làm...................................................................................15
2.4. Vấn nạn tự tử..........................................................................................................16
2.5. Hoạt động mại dâm.................................................................................................16
3. Đối với sức khỏe........................................................................................................... 16
3.1. Sức khỏe tâm thần..................................................................................................17
3.2. Sức khỏe thể chất...................................................................................................17
3.3. Liên hệ Thụy Điển...................................................................................................17
V. KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU...........................................................18
5.1. Khuyến nghị................................................................................................................ 18


5.2. Định hướng nghiên cứu..............................................................................................21

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................21

I. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Khoa học công nghệ đang ngày càng được phát triển, cùng với đó là sự phát
triển về nhiều mặt của đời sống con người. Chúng ta đang được sống trong thời đại mà
điều kiện sống đã ít đi những sự khó khăn thiếu thốn. Tuy vậy, vẫn tồn tại những vấn
đề cần được quan tâm như biến đổi khí hậu, tệ nạn xã hội, dịch bệnh,... Một trong
những vấn đề nhức nhối nhất có lẽ phải kể đến thất nghiệp.
Thất nghiệp không phải là một hiện tượng mới hay một vấn đề mới, bất kể quốc
gia nào trên thế giới đều tồn tại “thất nghiệp”. Nhưng từ sau đại dịch COVID - 19
khiến kinh tế suy thoái thì tỷ lệ thất nghiệp trên tồn cầu đã tăng lên đáng kể. Thất
nghiệp trở thành vấn đề mang tính cấp thiết bởi thất nghiệp sẽ gây ra nhiều hệ lụy đối
với kinh tế, xã hội và sức khỏe con người. Đặc biệt hiện nay, tình hình thất nghiệp diễn
ra ở giới trẻ - tương lai của thế giới - đang chiếm phần trăm nhiều hơn cả. Chính vì
vậy, giải quyết nạn thất nghiệp ở người trẻ tuổi là vấn đề nan giải của xã hội hiện nay.
Với nội dung “Tổng quan nghiên cứu về thất nghiệp của thanh niên và các hệ
lụy kinh tế - xã hội - sức khỏe”, nhóm chúng em hi vọng có thể đưa đến thông tin về
thực trạng và hệ lụy của thất nghiệp, khuyến nghị giải pháp và góc nhìn của các bài
báo nước ngồi về tình trạng thất nghiệp trên tồn cầu hiện nay.

II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm thất nghiệp
1.1. Khái niệm chung
Thất nghiệp là tình trạng mà một người lao động khơng có việc làm và khơng
nhận được mức lương ổn định từ công việc nào. Đây là một vấn đề kinh tế và xã hội
quan trọng, có thể gây ra nhiều hệ lụy cho cá nhân và xã hội.
Thất nghiệp có thể phân loại thành hai loại chính: thất nghiệp cấp cao và thất
nghiệp cấp thấp. Thất nghiệp cấp cao xảy ra khi người lao động có trình độ cao và kỹ
năng chun mơn, nhưng khơng tìm được cơng việc phù hợp với năng lực của mình.
Thất nghiệp cấp thấp xảy ra khi người lao động khơng có đủ kỹ năng hoặc trình độ để

tìm được việc làm.
Thất nghiệp có thể gây ra nhiều vấn đề và tác động đáng kể đến cuộc sống của
người lao động và xã hội. Các vấn đề phổ biến liên quan đến thất nghiệp bao gồm mất
thu nhập, sự mất tự tin, căng thẳng tâm lý, suy giảm chất lượng cuộc sống, gia đình bị
ảnh hưởng và tăng cường các vấn đề xã hội như tội phạm và nghèo đói.


1.2. Khái niệm riêng với mỗi quốc gia
Ở những quốc gia khác nhau, những châu lục khác nhau luôn tồn tại những điểm khác
biệt về tình hình kinh tế và đặc điểm xã hội. Do vậy mà “thất nghiệp” ở mỗi vùng đất
sẽ được định nghĩa dựa theo đặc điểm riêng biệt.
Ở Pháp người ta cho rằng, thất nghiệp là khơng có việc làm, có điều kiện làm việc,
đang đi tìm việc làm. Theo bài viết “Thất nghiệp là gì? Phân loại và tác động của thất
nghiệp đến kinh tế?” của Luật sư Nguyễn ra Dương vào năm 2022 cho biết về định
nghĩa thất nghiệp ở Thái Lan và Trung Quốc. Thái Lan, định nghĩa về thất nghiệp
khẳng định: “Thất nghiệp là khơng có việc làm, muốn làm việc, có năng lực làm việc”.
Đối với Trung Quốc thì thất nghiệp được định nghĩa: “Thất nghiệp là người trong tuổi
lao động (dân thành thị) có khả năng lao động, chưa có việc làm, đang đi tìm việc làm,
đăng ký tại cơ quan giải quyết việc làm”. Và với nước Mỹ, qua bài viết “Bức tranh
kinh tế Mỹ qua 12 biểu đồ” vào năm 2021 của tác giả An Huy thì “Thất nghiệp là tình
trạng người lao động khơng tìm được việc, mặc dù đã chủ động tìm kiếm trong vịng 4
tuần, và hiện sẵn sàng đi làm”.
Theo định nghĩa thất nghiệp của ILO 2003 được nhắc đến trong “Towards the right to
work”, “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số người trong lực lượng lao động đang
trong giai đoạn không có việc làm, đang tìm việc và sẵn sàng đi làm”. Theo Ông Phú
Huỳnh - Chuyên gia kinh tế lao động của ILO cho biết: “Tỷ lệ thất nghiệp thấp có thể
khơng thể hiện được tỷ lệ nghèo, bởi vì tỷ lệ thất nghiệp cao thường chỉ có ở các nước
phát triển với tỷ lệ nghèo thấp. Ở những quốc gia với những hạn chế về bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm thất nghiệp và các phúc lợi xã hội khác, đơn giản là nhiều người không
thể tồn tại nổi nếu bị “thất nghiệp”. Họ phải tìm kế sinh nhai bằng mọi cách, và thông

thường họ chấp nhận làm những công việc chất lượng kém, trả lương thấp trong nền
kinh tế phi chính thức hoặc chấp nhận những thỏa thuận làm việc một cách khơng
chính thức. Ngược lại, ở những nước phát triển với hệ thống bảo trợ xã hội tiên tiến và
mức sống cao hơn, người lao động có thể tồn tại trong hoàn cảnh thất nghiệp và dành
thời gian đi tìm những cơng việc mà họ mong muốn.
2. Thực trạng thất nghiệp


( Nguồn: Nhóm tác giả)
Quan sát biểu đồ ta có thể thấy thực trạng thất nghiệp trên thế giới và đặc biệt là
Việt Nam đang diễn ra vô cùng phức tạp:
-

-

Theo số liệu thống kê thì ta có thể thấy, trong thời kỳ 5 năm từ 2016 - 2021 thì
các nước như Việt Nam và Jordan có tỉ lệ thất nghiệp tăng nhanh, Nhật Bản đã
giảm được tỷ lệ thất nghiệp chung trong khi đó, Hàn Quốc và Vương quốc Anh
vẫn giữ vững tỷ lệ thất nghiệp.
Ta có thể thấy, Jordan là 1 nước chiếm tỉ lệ thất nghiệp cao đáng chú ý, lên tới
15,3% vào năm 2021 và cao nhất là 19% vào năm 2019, điều này gây ra nhiều
tác động với Jordan, nó tạo ra tình trạng suy thối kinh tế do nhu cầu về hàng
hóa và dịch vụ giảm dẫn đến tốc độ sản xuất giảm. Vấn đề thất nghiệp ở Jordan
rất nghiêm trọng, chủ yếu xảy ra ở thanh niên (15 - 24 tuổi), 35% ở nam và
40% ở nữ. Những con số quyết liệt này phản ánh tình trạng thất nghiệp trong số
sinh viên tốt nghiệp đại học và các trường học. Trong 5 năm qua, nền kinh tế
Jordan khơng có dấu hiệu tăng trưởng tích cực nhằm tạo cơ hội việc làm mới
cho sinh viên tốt nghiệp đại học tham gia vào thị trường lao động . Chi tiêu vốn
của chính phủ khơng tăng nhiều trong vài năm qua do thiếu nguồn lực và doanh
thu thuế giảm (Cục Thống kê, Jordan, 2021 ). Chính phủ khơng chi đủ tiền cho

mục đích sản xuất. Khu vực tư nhân khơng thể hồn thành trách nhiệm và
nhiệm vụ của mình trong việc tạo ra các dự án và cơ hội việc làm mới vì sự bất
ổn chính trị xung quanh biên giới Jordan ở Syria và Iraq.

-

Tại Việt Nam, năm 2018 số thanh niên là 23,3 triệu người, chiếm 24,6% dân số
(Chu Thanh Vân, 2018) và đến năm 2021, theo báo cáo thống kê của World


Bank( 2021) thì tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam là 2,4% trong tổng số lực lượng
lao động, trong đó có 2,5% nam giới và 2,3% nữ giới trong lực lượng lao động
thất nghiệp.Theo báo cáo của World Bank thì Labor Force của Việt Nam năm
2021 là 55.034.918 người trong đó sẽ có 1.375.872 người nam giới trong Labor
Force thất nghiệp và 1.265.803 người nữ giới trong Labor Force thất nghiệp.

III. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VÀ SO SÁNH
1. Tổng quan các nghiên cứu
1.1. Đối với kinh tế
Theo bài báo cáo của tác giả Hala Hjazeen, Mehdi Seraj & Huseyin Ozdeser (2021),
nghiên cứu về các mối quan hệ giữa kinh tế và sự thất nghiệp ở Jordan như sau có sự
tác động nghịch chiều. Bằng cách chạy mơ hình tự hồi quy phân phối trễ (ADRL), tác
giả đã chỉ ra mối quan hệ lâu dài tồn tại giữa các biến thất nghiệp, dân số nữ, tăng
trưởng GDP, đô thị và giáo dục. Cứ tăng 1% ở tăng trưởng kinh tế thì sẽ giảm 0.32% ở
tỷ lệ thất nghiệp. Mối tương quan tiêu cực giữa tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế
chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế có thể được sử dụng như một công cụ quan trọng để
giảm và đạt được việc làm mong muốn.
Murat Putun và các cộng sự - Đại học Cukurova (Thổ Nhĩ Kỳ) năm 2017,nghiên
cứu về các hệ lụy kinh tế đến từ sự thất nghiệp của người trẻ ở châu Âu có sự hội tụ về
tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên ở Bỉ, Croatia, Luxembourg, Malta, Ba Lan và

Romania. Báo cáo sử dụng dữ liệu được thu thập từ ngân hàng dữ liệu của World Bank
giai đoạn 1996-2014. Dữ liệu thất nghiệp của thanh niên được lấy từ tất cả 28 quốc gia
trong Liên minh Châu Âu làm tỷ lệ phần trăm tổng lực lượng lao động trong độ tuổi từ
15-24 (theo mơ hình ước lượng của ILO). Để thấy rõ liệu có sự hội tụ về mức thấp
nhất hay khơng, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị (unit
root tests) - phương pháp được đề xuất bởi Dickey và Fuller (1979, 1981) .
Kết quả cho thấy rằng có một sự hội tụ về tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên ở Bỉ, Croatia,
Luxembourg, Malta, Ba Lan và Romania. Chúng ta cũng có thể thêm Đức vào danh sách các
quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên giảm ngay cả khi chuỗi bao gồm một đơn vị gốc.
Theo bài báo cáo của tác giả Diellza Kukaj, MSc (được công bố vào năm 2018), nghiên cứu
về tác động của thất nghiệp tới sự tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua các nước ở phía Tây
Balkan cho thấy tăng trưởng kinh tế đã làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, và ngược lại thất nghiệp
làm chậm đi sự tăng trưởng kinh tế. Đây là mối quan hệ nghịch chiều với nhau. Bài báo cáo
trên sử dụng nguồn dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.
Theo báo cáo kinh tế của các nước Tây Balkan, sự tăng trưởng kinh tế vùng trong năm 2016
là 2.8% và 2017 là 3.2% đã giúp tăng thêm số việc làm và do đó đã làm giảm đi sự nghèo đói.
Báo cáo năm 2016 của World Bank chỉ ra rằng tỷ lệ nghèo đói ở những quốc gia đã giảm hẳn
2% tại mỗi quốc gia. World Bank cũng chỉ ra số lượng việc làm trong khoảng từ 2010 - 2016
đã tăng thêm 300,000 việc làm, tương đương với 6% tăng thêm trong tỷ lệ việc làm tại đây.
Đối với Việt nam, theo đồng tác giả Phạm Hồng Mạnh, Nguyễn Văn Ngọc, Hà Thị Thiều
Dao (2014), nghiên cứu về các mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và sự thất nghiệp ở Việt
Nam giai đoạn 1991-2012 có tác động thuận chiều giữa sự tăng trưởng và số việc làm được
tạo ra. GDP tăng lên thì số việc làm được tạo ra cũng tăng lên.Bài báo cáo sử dụng nguồn dữ
liệu từ GSO của Việt Nam bằng cách sử dụng hàm sản xuất Cobb- Douglas, tác giả đã kiểm
tra mối quan hệ giữa cơ cấu ngành kinh tế và thị trường lao động ở Việt Nam giai đoạn 19912012. .Liên quan đến nền kinh tế quốc gia, tổng của (α +β)> 1 giải thích rằng chức năng sản
xuất thể hiện sự trở lại tăng theo tỷ lệ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn cả lao động và


Document continues below
Discover more from:

Kinh tế học so sánh KTHSS 01
Đại học Kinh tế Quốc dân
3 documents

Go to course

72

Kthss BTN Nhóm2 - SOPremium
SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
TỰ DO CỦA MỸ VỚI NỀN KINH TẾ TẬP TRUNG CỦA LIÊN XÔ
Kinh tế học so sánh

15' sinh học
1

None

Premium

Kinh tế học so sánh

None

Kth lđong - jjjj
4

Kinh tế học thể chế

100% (1)


KD-Logistic - hiiiiiiiiii
5

Kinh doanh Logistics

100% (1)

Correctional Administration
8

Criminology

96% (111)

English - huhu
10

Led hiển thị

100% (3)


vốn. Trong nông nghiệp, tổng của (α + β) <1 chỉ ra giảm lợi nhuận theo tỷ lệ. Sự tăng trưởng
của sản lượng nông nghiệp thấp hơn lao động và vốn. Trong lĩnh vực sản xuất, giá trị khơng
có ý nghĩa thống kê (Sig. = 0,144> 5%), ngụ ý rằng lao động không ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng kinh tế trong giai đoạn được khảo sát trong khi TFP đóng vai trò quan trọng hơn.
Trong lĩnh vực dịch vụ, (α +β = 0,88) <1 cho thấy việc giảm lợi nhuận theo tỷ lệ. Tốc độ tăng
trưởng của ngành dịch vụ thấp hơn so với lao động và vốn.
Tanveer Choudhry; M., Marelli E. and Signorelli, M. (2012), nghiên cứu về tỷ lệ thất

nghiệp và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đã chỉ ra những ảnh hưởng
khủng hoảng tài chính có tác động đến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên, vượt xa tác động
do hay đổi GDP và ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên lớn hơn ảnh hưởng
đến tỷ lệ thất nghiệp nói chung. Báo cáo sử dụng dữ liệu từ 70 quốc gia trên thế giới
giai đoạn 1980-2005 dựa trên các tài liệu hiện có (cả lý thuyết và thực nghiệm) về các
yếu tố tác động đến tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ nói chung. Khủng hoảng tài chính có
tác động đến YUR vượt ra ngoài tác động do thay đổi GDP; và ảnh hưởng đến YUR
lớn hơn ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp nói chung. Việc bao gồm nhiều biến kiểm soát
- bao gồm đặc biệt là tăng trưởng GDP - không làm thay đổi dấu hiệu và tầm quan
trọng của biến giải thích chính. Kết quả cho thấy các cuộc khủng hoảng tài chính ảnh
hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên trong 5 năm sau khi cuộc khủng hoảng bắt
đầu; tuy nhiên, những tác động bất lợi nhất xảy ra vào năm thứ hai và thứ ba sau cuộc
khủng hoảng tài chính.
2.2. Đối với xã hội
Bài báo nghiên cứu của Fraol Udessa (2015) mô tả tác động xã hội của tình trạng thất
nghiệp đối với thanh niên thất nghiệp ở thị trấn Shakiso bang Oromia, đã chỉ ra rằng
thất nghiệp ở thanh niên tác động mạnh đến các vấn đề xã hội . Tỷ lệ tử vong do bạo
lực ở Châu Phi ước tính khoảng 60,9 trên 100.000 người, cao hơn gấp 2 lần tỷ lệ toàn
cầu (WHO 2004). Trong số những người trẻ thất nghiệp, tội phạm và bạo lực đã gia
tăng ở các vùng xung quanh Sahara, Châu Phi. tình trạng thất nghiệp đã đẩy nhiều phụ
nữ và trẻ em gái vào hoạt động mại dâm. Để hỗ trợ gia đình và chăm sóc các thành
viên bị bệnh trong nhà, họ thường bị hạn chế về cơ hội học tập. Việc thiếu cơ hội việc
làm và vai trò xã hội bất lợi của họ đều là lý do tạm thời khiến họ có nhiều khả năng
trở thành gái mại dâm hơn. Phụ nữ trẻ thất nghiệp ở Châu Phi, cụ thể là ở khu vực cận
Sahara dễ bị nhiễm HIV/AIDS hơn nam thanh niên. Ít nhất 3/4 số thanh niên bị nhiễm
HIV/AIDS sống ở các nước Châu Phi vào cuối năm 2003 là phụ nữ
Nghiên cứu của Thor Norstrom, Hans Gronqvist (2014) bao gồm 30 quốc gia và thời
gian quan sát dài nhất là 1960 - 2012, mặc dù thời gian này ngắn hơn đáng kể ở một số
quốc gia nhưng đã cho thấy rằng ảnh hưởng của thất nghiệp ở thanh niên dẫn đến hành
vi tự tử. Ảnh hưởng của thất nghiệp tác động đến hành vi tự tử có thể lây lan sang

vợ/chồng. Những tác động như vậy biểu hiện đặc biệt rõ ràng khi hiệu ứng thất nghiệp
ở mức độ đáng kể được điều hòa bởi sự thiếu hụt vật chất, ảnh hưởng đến tồn bộ hộ
gia đình - điều mà các phân tích kiểm sốt GDP của nhóm tác giả đề xuất là trường
hợp của nhóm nước Đơng Âu.
Bài báo cáo của Paul Gregg (2001) cho biết những người từng thất nghiệp khi cịn trẻ
sẽ tiếp tục gặp tình trạng thất nghiệp nhiều hơn khi họ ở độ tuổi trưởng thành. Áp dụng
phương pháp Instrumental Variable để kiểm soát các yếu tố khơng quan sát được có
thể ảnh hưởng đến kết quả như: Trong một khoảng thời gian ngắn, thất nghiệp làm
tăng khả năng phải chịu nhiều thất nghiệp hơn. Bảng thông báo trợ cấp thất nghiệp ở
độ tuổi 18 - 24 trong giai đoạn 1983 - 1997 của JUVOS cho thấy những người thất
nghiệp khi cịn trẻ trung bình trải qua 14% số tháng thất nghiệp và 44% rơi vào tình


trạng thất nghiệp. Vì vậy, những người bị ảnh hưởng bởi tình trạng thất nghiệp ở thanh
niên, từ bất kỳ hoàn cảnh nào, đều mang theo những ảnh hưởng dai dẳng từ quá khứ
của họ cho đến ít nhất là 33 tuổi. Mức độ nghiêm trọng là tùy thuộc vào các đặc điểm
nền tảng, thêm 3 tháng thất nghiệp ở thanh niên (trước 23) đối với nam giới sẽ dẫn đến
thêm 11 tháng nữa. Tác động đối với phụ nữ chỉ bằng một nửa con số này, ngay cả khi
tính đến tình trạng khơng hoạt động cũng như thất nghiệp.
2.3.
Đối với sức khỏe
Emilie Thern (2016), nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của thanh thiếu niên có
liên quan chặt chẽ với các rối loạn sử dụng rượu và ma túy trong đồn hệ khủng hoảng
và đồn hệ khơng khủng hoảng cho thấy tình trạng sưc khỏe liên quan đến thời gian
thất nghiệp. Thất nghiệp ở thanh niên có liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần,
không phụ thuộc vào tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước, điều này rất quan trọng vì tỷ
lệ thất nghiệp ở thanh niên hiện đang ở mức cao ổn định .Bài nghiên cứu sử dụng khảo
sát lực lượng lao động ( LFS), dân số quốc gia và các cuộc điều tra nhà ở, nguyên nhân
đăng ký tử vong và xuất viện quốc gia. Trong các mơ hình được điều chỉnh đầy đủ, <3
tháng (HR: 1,69; 95% CI 1,14 đến 2,49), 3-6 tháng (2,19; 1,43 đến 3,37) và >6 tháng

(2,70; 1,71 đến 4,28) thất nghiệp có liên quan đến tăng nguy cơ nhận được chẩn đốn
tâm thần trong nhóm khủng hoảng. Trong nhóm khơng khủng hoảng, rủi ro là: 1,92;
1,40 đến 2,63, 2,60; 1,72 đến 3,94 và 3,33; tương ứng là 2,00 đến 5,57. Khơng tìm
thấy mối tương tác giữa tình trạng lực lượng lao động và mức độ thất nghiệp.
Magnus Helgesson, Bo Johansson, Tobias Nordqvist, Ingvar Lundberg, Eva
Vingård ( 2012) đã cho thấy thất nghiệp ở độ tuổi thanh niên có thể ảnh hưởng đến sức
khỏe tương lai của cá nhân. Đối với một xã hội, nó có thể dẫn đến gia tăng gánh nặng
cho hệ thống phúc lợi và giảm năng suất trong nhiều năm. Bài nghiên cứu sử dụng.
Nghiên cứu sử dụng năm cơ sở là 1992, và giai đoạn theo dõi là từ 1993 đến 2007. Đối
tượng nhận trợ cấp thất nghiệp trong giai đoạn 1990–1991, trợ cấp tàn tật trong giai
đoạn 1990–1992, rối loạn nghiêm trọng dẫn đến nhập viện trong giai đoạn 1990–1992
và đối tượng di cư trong thời gian theo dõi đã bị loại trừ. Và kết quả thu được cho thấy
những người thất nghiệp vào năm 1992 có nguy cơ cao phải nghỉ ốm ≥60 ngày (OR
1,02-1,49), trợ cấp tàn tật (HR 1,08-1,62) và tất cả ngoại trừ phụ nữ Thụy Điển bản địa
đều có nguy cơ tử vong cao (HR 1,01-1,65) trong quá trình theo dõi so với những
người khơng thất nghiệp. Nguy cơ nghỉ ốm trong tương lai tăng theo thời gian thất
nghiệp trong năm 1992 (OR 1,06-1,54), và nguy cơ nghỉ ốm tăng theo thời gian. Ở
thời điểm ban đầu, phần lớn nhóm người nhập cư bị thất nghiệp hơn người Thụy Điển
bản địa. Việc lựa chọn thất nghiệp bởi các đối tượng kém sức khỏe hơn có thể giải
thích một phần mối liên hệ giữa thất nghiệp và kết quả nghiên cứu.
2.So sánh và đánh giá các yếu tố tác động.


Hướng tác động
Thuận chiều

Yếu tố tác động
- Với xã hội: Báo cáo ở trên đều chỉ ra
mối quan hệ giữa thất nghiệp ở thanh
niên và các vấn đề xã hội là mối quan hệ

thuận chiều. Có thể thấy rằng, thất
nghiệp và xã hội tác động lẫn nhau. Khi
tỷ lệ thất nghiệp tăng lên; thanh niên dễ
bị chán nản, cảm thấy bản thân vơ dụng,
dần dần rơi vào tình trạng khó khăn về
tài chính; từ đó dễ bị sa ngã vào các tệ
nạn với số tiền nhận lại như “miếng mồi
béo bở” trước mắt hoặc thậm chí là dẫn
đến quyết định kết liễu cuộc đời. Như
vậy, dưới góc độ xã hội, tình trạng thất
nghiệp dễ nảy sinh ra các tệ nạn, và
Chính phủ sẽ phải chi nhiều tiền hơn cho
trợ cấp thất nghiệp.
- Với sức khỏe: Qua các nghiên cứu trên
có thể nhận thấy rằng sức khỏe và tỷ lệ
thất nghiệp có mối quan hệ thuận chiều
với nhau. Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng, sức
khỏe của người lao động cũng đi theo
chiều hướng tiêu cực. Bởi lẽ khi điều
kiện kinh tế trở nên hạn hẹp, nhiều vấn
đề phát sinh sẽ làm cho họ thiếu đi sự
quan tâm đến sức khỏe của bản thân và
những người xung quanh. Bên cạnh đó,
khi thất nghiệp tăng đồng nghĩa với các
tệ nạn xã hội cũng ra tăng. Từ đó mà các
loại bệnh truyền nhiễm cũng xảy ra
nhiều hơn. Chính vì vậy khi vấn đề thất
nghiệp ở thanh niên tăng cũng yêu cầu
Chính phủ cần quan tâm hơn đến vấn đề
này


Nghịch chiều

- Qua những nghiên cứu, báo cáo ở trên,
tất cả đều chỉ ra mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và thất nghiệp là mối quan
hệ nghịch chiều. Khi kinh tế có dấu hiệu
suy thối, số việc làm giảm, khiến cho tỷ
lệ thất nghiệp tăng, và ngược lại, số
lượng thất nghiệp cao cũng dẫn đến GDP
giảm hoặc sự tăng trưởng chậm chạp của
nền kinh tế. Tuy nhiên, khơng chỉ có sự
thay đổi GDP tác động đến thất nghiệp.
Khủng hoảng tài chính và sự thay đổi cơ


cấu ngành kinh tế khác nhau đều gây ra
ảnh hưởng nhất định đối với thất nghiệp;
đặc biệt, khủng hoảng tài chính ảnh
hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên
lớn hơn ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp
nói chung. Thất nghiệp gây ra một vòng
luẩn quẩn trong cuộc sống, khi tăng tỷ lệ
thất nghiệp ở giai đoạn sau của cuộc đời,
lương thấp hơn, thiếu kỹ năng, bị xã hội
loại trừ làm giảm mức độ hạnh phúc
trong cuộc sống, những điều này có thể
quay lại và ảnh hưởng đến lớp trẻ tiếp
theo, tiếp tục làm tăng tỷ lệ thất nghiệp
và từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng

trưởng kinh tế, Như vậy, mối quan hệ
giữa thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế là
quan hệ nghịch chiều và lâu dài.

IV. HỆ LỤY CỦA THẤT NGHIỆP Ở THANH NIÊN
1. Đối với kinh tế
Tác động tài chính, ngân sách và kinh tế của thất nghiệp là rất sâu sắc. Nhiều
người rời bỏ lực lượng lao động một cách miễn cưỡng, khơng có đủ nguồn lực để nghỉ
hưu lâu dài và thoải mái. Cái giá mà xã hội phải trả là tăng cường hỗ trợ thu nhập, sức
khỏe và, chi phí hỗ trợ cộng đồng và giảm vốn con người và năng suất. Thất nghiệp cố
hữu dẫn đến tình trạng chia rẽ quốc gia, nơi những người có việc làm được hưởng lợi
từ tăng trưởng kinh tế trong khi những người bị bỏ lỡ có thể bị bỏ lại phía sau.
1.1. Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống
Mức độ căng thẳng của việc tìm tiền để chi trả cho những khoản tiện ích mỗi
q khơng bao giờ kết thúc. Ngay khi một khoản tiện ích được chi trả, những khoản
tiếp theo cũng sẽ đến hạn.
Một số báo cáo đã báo cáo rằng tỷ lệ thất nghiệp thường xuyên tác động mạnh
hơn đến những người ở độ tuổi trưởng thành, có ảnh hưởng đáng kể các cam kết tài
chính liên tục như thế chấp hoặc tiền thuê nhà, chi phí giáo dục và nghĩa vụ chăm sóc
cha mẹ, do đó làm giảm chỉ số hạnh phúc ( Murat Putun, 2017).
Vốn con người ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận, đồng thời nó giải thích
phạm vi và những thay đổi về thu nhập giữa các cá nhân. Ngoài thực tế là thất nghiệp
làm cho việc sinh kế trên đường phố nhiều hơn, khu vực mà các cá nhân thường có xu
hướng phạm tội trái pháp luật, nó cịn thể hiện sự mất mát lớn về lực lượng lao động
của một quốc gia; sản lượng sẽ càng thấp thì doanh thu càng thấp, và phúc lợi sẽ càng
kém, chất lượng cuộc sống cũng giảm theo ((Akinboyo, 1987) và (Raheem, Mufutau
Iyiola, 1993)).


Thống kê tại Úc cho thấy có hơn 300.000 trẻ em sống trong gia đình phụ thuộc

vào trợ cấp thất nghiệp và có bằng chứng cho thấy khoảng một phần ba số gia đình
thất nghiệp sống trong cảnh nghèo đói.
1.2. Tác động đến ngân sách nhà nước
Một lý do tại sao nó lại quan trọng khi phải xem xét sự phụ thuộc vào hỗ trợ thu
nhập là do sự nghỉ hưu sớm của những người từ độ tuổi 50 - 64 sẽ gây ra chi phí đáng
kể áp lực lên cả hệ thống lương hưu và y tế.
Ví dụ: Tại Úc, nếu tỷ lệ người từ 50 đến 64 tuổi được hỗ trợ thu nhập vẫn giữ
nguyên như ở 1997, thì đến năm 2011, sẽ có thêm khoảng 460.000 người sẽ nhận được
thanh toán; việc này sẽ tiêu tốn khoảng 3,6 tỷ USD mỗi năm.
Tác động về ngân sách của tình trạng thất nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi sự
tương tác giữa tiền hưu bổng và kiểm tra tài sản hỗ trợ thu nhập, giảm doanh thu thuế.
Vì thời gian thất nghiệp kéo dài là điều bình thường đối với nhóm tuổi này, họ buộc
phải dựa vào lương hưu và tiết kiệm sớm có thể thể sử dụng khi nghỉ hưu, điều này đã
gây nên những hậu quả tiêu cực về mặt ngân sách. Những người lớn tuổi đang trong
lực lượng lao động phải nghỉ hưu sớm không tự nguyện sẽ có nguy cơ cạn kiệt tài
chính của họ. Nguồn tài chính trước khi họ đến tuổi nghỉ hưu thơng thường được dự
trữ để sử dụng từ sau độ tuổi 65. Điều này sẽ dẫn đến tỷ lệ ngày càng tăng của những
người về hưu nghèo buộc phải dựa hoàn tồn hoặc phần lớn vào lợi ích của chính phủ
nếu việc làm của họ chưa kết thúc sớm trái với ý muốn của họ.
1.3. Ảnh hưởng tới sự tăng trưởng kinh tế
Thất nghiệp là một vấn đề quan trọng ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ thất
nghiệp cao có nghĩa là đất nước không sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động (Hoti,
2003). Thất nghiệp là vấn đề kinh tế lớn nhất vì nó ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân và
xã hội.
Tỷ lệ thất nghiệp cao, sẽ dẫn đến thu nhập thấp và từ đó chi tiêu trong các hộ
gia đình giảm, điều này có tác động lớn đến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và ảnh
hưởng xấu đến q trình tăng trưởng kinh tế. Ví dụ như hệ thống giáo dục, y tế sẽ khó
được nâng cấp vì ngân sách nhà nước khơng được đảm bảo. Thất nghiệp được coi là
một trong những rào cản nghiêm trọng nhất cản trở sự tiến bộ kinh tế (Al-Hamdi,
Mohaned and Alawin, Mohammad, 2016).

Trong báo cáo về cuộc khủng hoảng thất nghiệp ở Tây Balkan của Ngân hàng
Thế giới, được thực hiện bằng phương pháp hồi quy, đã đánh giá mối quan hệ giữa thất
nghiệp và tăng trưởng kinh tế, và dựa trên kết quả thực nghiệm đã đi đến kết luận rằng,
mức tăng 1% của GDP có liên quan đến tỷ lệ thất nghiệp giảm 0,37% ở Tây Balkan và
0,25% ở các nước phát triển các nước Châu Âu, cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa
tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp. (World Bank, 2017)
1.4. Liên hệ những ảnh hưởng của thất nghiệp lên sự tăng trưởng kinh tế ở Jordan
a. Giới thiệu về Jordan:
Jordan là một quốc gia nhỏ (90.000 km2) ở phía tây châu Á, có dân số cao
(khoảng 9,702 triệu người vào năm 2019). Jordan đã phải đối mặt với một số thách
thức kinh tế, chẳng hạn như tỷ lệ nghèo đói, thất nghiệp, lạm phát, thâm hụt ngân sách
lớn và nợ công ở mức khoảng 90% GDP.


b. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tình trạng thất nghiệp ở Jordan năm
1991 - 2019:
Tỷ lệ thất nghiệp và sự tăng trưởng GDP ở Jordan năm 1991 - 2019

Jordan đang phải đối mặt với tình trạng thiếu tài nguyên thiên nhiên trong khi phần lớn
các nước Trung Đơng lại có q nhiều dầu mỏ, khí đốt và các tài nguyên khoáng sản
khác. Sự thiếu hụt tài nguyên này là một trong những nguyên nhân khiến GDP ở
Jordan thấp. Thu nhập quốc dân thấp và đầu tư nhỏ do thuế suất cao cũng là một lý do
khác khiến GDP ở Jordan thấp. Bên cạnh đó, do tỷ lệ thất nghiệp cao, nền kinh tế vẫn
chưa có đủ khả năng sản xuất, tiêu dùng và sức mua còn thấp.
- Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp cho thấy có mối tương
quan cao giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức giảm tỷ lệ thất nghiệp. Sự gia
tăng tốc độ tăng trưởng sẽ làm tăng tỷ lệ việc làm hoặc giảm tỷ lệ thất nghiệp.
+ Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp đã được nghiên cứu
thực nghiệm trong các tài liệu kinh tế dựa trên cái được gọi là định luật
Okun, cho thấy có mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa sự thay đổi của tốc độ

tăng trưởng (GDP) và sự thay đổi của tỷ lệ thất nghiệp. Okun đã thành
cơng khi chỉ ra rằng có mối tương quan qua lại giữa thất nghiệp và tăng
trưởng kinh tế. Ông nhận thấy rằng nếu tỷ lệ thất nghiệp giảm (1%), thì
điều này sẽ là do tổng sản phẩm quốc nội thực tế (RGDP) tăng (3%) và
ngược lại, và khi RGDP tăng, tỷ lệ việc làm cũng tăng.
-

Một số nghiên cứu đã kiểm chứng mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thất
nghiệp bằng cách áp dụng định luật Okun. Điển hình là đã có 1 nghiên cứu
phân tích mối liên hệ giữa thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế ở một số nước Ả
Rập và tập trung vào Jordan làm trường hợp nghiên cứu chính bằng cách áp
dụng một mơ hình đơn giản của luật Okun. Kết quả cho thấy tồn tại mối tương
quan đáng kể giữa tăng trưởng và thay đổi tỷ lệ thất nghiệp và cho thấy hiệu
quả của các chính sách kinh tế nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp với tốc độ tăng
trưởng kinh tế cân bằng. Ngồi ra, có sự giải thích cho rằng mối liên hệ giữa


thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế ở Jordan cùng với việc thực thi luật Okun và
Augmented Dickey–Fuller (ADF) trong giai đoạn 1970–2008, cho rằng sự thiếu
hụt nguồn lực tăng trưởng kinh tế không làm rõ hiện tượng thất nghiệp ở
Jordan.
(Nguồn: )
2. Đối với xã hội
Sự thất nghiệp của thanh niên không chỉ là vấn đề kinh tế mà nó cịn có tính xã
hội rất lớn, tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của giới trẻ. Ở nhiều nước
trên thế giới, quá trình trưởng thành của phần lớn dân số sau khi rời trường học là tìm
việc làm và hỗ trợ gia đình. Tệ hơn cả nghèo đói, thất nghiệp dài hạn dẫn đến việc bị
bỏ lại là loại trừ khỏi xã hội, đặc biệt là ở các khu vực thành thị - nơi địa vị xã hội của
một người gắn liền với công việc hoặc sự nghiệp của họ. Điều này tạo ra sự tăng
trưởng nhanh chóng của dân số thành thị và làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường

lao động thành thị (Schoumaker and Beauchemin, 2002).
Thất nghiệp là nguồn cung cấp nhân lực hiệu quả nhất cho các băng đảng và tổ
chức tội phạm ở thành thị. Những người trẻ tuổi thất nghiệp buộc phải tìm những giải
pháp thay thế để tạo thu nhập, bao gồm các hoạt động trong khu vực trái phép để sinh
tồn và trường hợp cực đoan nhất là tội phạm. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thành
thị càng trở nên trầm trọng hơn do di cư thành thị ở nông thôn. Dân cư ở nông thôn tin
rằng sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn ở khu vực thành thị nhưng khi đến thành phố, họ
lại không thể tìm được cơng việc cho bản thân. Bị mắc kẹt và chán nản trước cơ hội
việc làm gần như khơng có, một số người buộc phải tham gia vào đường dây mại dâm,
tội phạm và ma túy để tồn tại (UN-Habitat 2004).
2.1. Bạo lực và tội phạm
Tỷ lệ tử vong do bạo lực ở Châu Phi ước tính khoảng 60,9 trên 100.000 người,
cao hơn gấp 2 lần tỷ lệ toàn cầu (WHO 2004). Trong số những người trẻ thất nghiệp,
tội phạm và bạo lực đã gia tăng ở các vùng xung quanh Sahara, Châu Phi. Một số
thanh niên bước vào con đường tội phạm ở độ tuổi rất trẻ và cuối cùng trở thành nạn
nhân của tội ác. Đáng chú ý là hiện nay, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh, hình thành bạo lực
tập thể dã man trong nhóm thanh thiếu niên nhập cư khơng có việc làm, cơng nhân do
mâu thuẫn bộc phát và không rõ ràng, liều lĩnh.
2.2. Ma túy
Những trẻ vị thành niên không được đến trường, sống ngoài đường phố và nằm
ngoài phạm vi tiếp cận của các dịch vụ chính thống có nhiều khả năng lạm dụng các
chất ma túy bất hợp pháp (UN, 2003). Phụ nữ trẻ thất nghiệp ở Châu Phi, cụ thể là ở
khu vực cận Sahara dễ bị nhiễm HIV/AIDS hơn nam thanh niên. Ít nhất 3/4 số thanh


niên bị nhiễm HIV/AIDS sống ở các nước Châu Phi vào cuối năm 2003 là phụ nữ
(Nattrass, 2002).
Thiếu tướng Phan Anh Minh, Ngun Phó Giám đốc Cơng an TP.HCM cho
biết: “Trong số 19.000 người nghiện thì có đến hơn 3/4 khơng có việc làm hoặc việc
làm khơng ổn định. Vậy tiền đâu để mua ma túy? Chúng ta không quy chụp nhưng khả

năng nhiều người trong số đó giải quyết cơn nghiện bằng hành vi chiếm đoạt tài sản.”
2.3. Khả năng tìm được việc làm
Ở tất cả các quốc gia, tỷ lệ thất nghiệp ở nam giới luôn cao hơn ngoại trừ Đan
Mạch. Vì vậy, họ có thời gian thất nghiệp dài hơn (Furlong and Cartmel, 1999). Thanh
niên thất nghiệp ở Đan Mạch cũng có cam kết làm việc và mức độ tìm kiếm việc làm
thấp hơn. Hơn nữa, việc nhận trợ cấp thất nghiệp có tác động tiêu cực đáng kể đến khả
năng tìm được việc làm ở Đan Mạch so với các quốc gia khác khơng có phúc lợi này.
Dù kiểm sốt các vấn đề tài chính, tinh thần và thời gian thất nghiệp như thế nào thì
xác suất có việc làm ở Đan Mạch vẫn khơng thấp hơn so với các quốc gia khác có
cùng mức thất nghiệp (Hammer, 1999).
Tờ The Hill nhận định các gói cứu trợ được Chính phủ Mỹ thơng qua có nguy
cơ thổi bùng thâm hụt ngân sách của Mỹ nhưng lại góp phần tạo ra một thế hệ những
người lười biếng, thà ngồi nhà xem truyền hình thực tế cịn hơn đi làm việc để kiếm
tiền. Tháng 4/2020, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ là 14,8%, cao nhất kể từ khi dữ liệu này
được thu thập năm 1948. Đến tháng 12/2020, tỷ lệ thất nghiệp giảm chỉ còn 6,7%.
Nhưng nay, khi khoảng 53,2% người dân Mỹ đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin
(vaccine) và 44,9% đã tiêm đủ 2 liều, nhiều bang mở cửa hoàn toàn nền kinh tế, tỉ lệ
này là trịm trèm 6%. Rất nhiều người Mỹ khơng trở lại làm việc. Đến hết ngày
1/5/2021, mỗi tuần tổng số người thất nghiệp ở Mỹ nhận khoảng 10 tỷ USD tiền trợ
cấp thất nghiệp từ chính quyền liên bang.
2.4. Vấn nạn tự tử
Hệ quả nghiêm trọng nhất của thất nghiệp là vấn nạn tự tử ở thanh niên. Nhìn
nhận một cách tồn diện, việc làm chính là sinh kế, là yếu tố cơ sở để đáp ứng những
nhu cầu cơ bản hay bậc cao của mỗi cá nhân, trong đó có thanh niên. Điều này cũng
được thể hiện qua quan điểm của Durkheim về sự liên hệ giữa những biến đổi kinh tế
và tự tử. Dù tác động đến tự tử có nhiều nguyên nhân, cả kinh tế, tâm lý, xã hội với
những cơ chế tác động phức tạp nhưng Morell và cộng sự (1990) đã cho thấy mối liên
hệ khăng khít giữa tự tử và thất nghiệp ở nam giới lứa tuổi 19-24 ở Australia trong giai
đoạn 1966-1990. Hammarström (1994) khi tổng hợp các nghiên cứu về hệ quả sức
khỏe của thất nghiệp ở thanh niên trên cơ sở giới cũng kết luận, tỷ lệ tử vong cao hơn

đáng kể ở những nam nữ thanh niên thất nghiệp, đặc biệt là trong các vụ tự tử và tai
nạn. Khơng có việc làm tạo ra những bi kịch trong sự phát triển cá nhân khiến 2,46%


người dân Hàn Quốc lựa chọn giải pháp tự tử để giải thoát khỏi các vấn đề kinh tế do
thiếu việc làm gây ra. Tỷ lệ tự tử ở Bỉ là 2,16%, ở Phần Lan là 2,04% và Mỹ là 1,1%.
Nghiêm trọng nhất là Nhật Bản với tỷ lệ 24,8% thanh niên trẻ có ý định tự tử có liên
quan đến việc khơng tìm được việc làm (Nguyễn Văn Lịch và cộng sự 2012).
2.5. Hoạt động mại dâm
Ở Châu Phi, tình trạng thất nghiệp đã đẩy nhiều phụ nữ và trẻ em gái vào hoạt
động mại dâm. Để hỗ trợ gia đình và chăm sóc các thành viên bị bệnh trong nhà, họ
thường bị hạn chế về cơ hội học tập. Việc thiếu cơ hội việc làm và vai trò xã hội bất lợi
của họ đều là lý do tạm thời khiến họ có nhiều khả năng trở thành gái mại dâm hơn
(ILO, 2005).
Tại Việt Nam chưa có số liệu chính thức nào về tình trạng tự tử trong giai đoạn
kinh tế khó khăn những năm qua, nhưng một hiện tượng khác là mãi dâm thì có xu
hướng tăng rõ rệt. Tại một cuộc họp các sở ngành ở TPHCM gần đây về tình hình tệ
nạn xã hội, ơng Lê Văn Q, Chi cục phó Chi cục Phịng chống tệ nạn xã hội TPHCM,
nhận định hoạt động mại dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ngày càng phức tạp,
đặc biệt là sự gia tăng mại dâm nam, trong đó nổi lên là mại dâm nam đồng tính. Đại
diện Công an TPHCM cũng cho rằng hoạt động mại dâm nam tại các cơ sở dịch vụ
massage đang nở rộ.
3. Đối với sức khỏe
Trong những thập kỷ qua, thất nghiệp ở thanh niên đã trở thành một vấn đề
ngày càng nghiêm trọng ở nhiều quốc gia. Bỏ học để tìm việc làm là một quá trình
chuyển đổi trọng tâm và khó khăn đối với những người trẻ tuổi. Một lượng lớn tài liệu
cho thấy rằng tình trạng thất nghiệp ở thanh niên có liên quan đến sự suy giảm sức
khỏe thể chất và tinh thần cũng như sự gia tăng hút thuốc và uống rượu. Hơn nữa, tuổi
trẻ dường như là khoảng thời gian nhạy cảm trong cuộc đời, vì các nghiên cứu gần đây
đã phát hiện ra rằng ảnh hưởng của tình trạng thất nghiệp ở thanh niên đối với sức

khỏe tâm thần vẫn tồn tại ở tuổi trưởng thành, độc lập với những trải nghiệm thất
nghiệp sau này. Mối quan hệ giữa thất nghiệp và sức khỏe kém tuy nhiên, phức tạp
hơn vì tác động có thể khác nhau tùy thuộc vào tỷ lệ thất nghiệp quốc gia.
3.1. Sức khỏe tâm thần
Theo Emelie Thern và các cộng sự của bà (2016),tỷ lệ thất nghiệp của thanh
thiếu niên có liên quan chặt chẽ với các rối loạn sử dụng rượu và ma túy trong đoàn hệ
khủng hoảng và đoàn hệ khơng khủng hoảng. Ngồi ra, trong thất nghiệp đồn hệ
khơng khủng hoảng có liên quan tích cực với các rối loạn liên quan đến căng thẳng.
Các chuyên gia về sức khỏe tâm thần cho biết, hiện nay số người trẻ phải nhập
viện do khủng hoảng tâm lý theo Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 (80)-2014
76 chiếm tỷ lệ cao. Trong số các bệnh nhân bị tâm thần phải vào Viện sức khỏe tâm
thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai điều trị, có tới 47% là người trẻ tuổi ( dưới 30
tuổi). Còn trong điều kiện bình thường, tỷ lệ người mắc các bệnh tâm thần Việt Nam
chiếm khoảng 1%. Tuy nhiên, trong giai đoạn thất nghiệp ở người trẻ tuổi tăng cao vừa
qua, tỷ lệ này trở nên cao đột biến trên cả nước. (Nguồn: Báo giáo dục)


Theo nghiên cứu trước đây, các kết quả hiện tại khơng tìm thấy bằng chứng
mạnh mẽ cho thấy trải nghiệm thất nghiệp thay đổi khi tỷ lệ thất nghiệp quốc gia dao
động với một thời kỳ thất nghiệp cao. Tuy nhiên, các quá trình xã hội và tâm lý tiềm
năng thay đổi theo bối cảnh có thể khác nhau ở thanh thiếu niên so với dân số trung
niên. Thanh niên có nhiều khả năng tìm kiếm việc làm thay vì trở nên thất nghiệp, do
đó, thời gian thất nghiệp cao có thể gây căng thẳng hơn cho nhóm này do các cơ hội
việc làm hạn chế.
Bên cạnh đó, cha mẹ của các cá nhân thất nghiệp có sức khỏe tâm thần tệ hơn
so với các nhóm khác. (Bảng 1)
3.2. Sức khỏe thể chất
Thất nghiệp kéo theo tổn thất về thu nhập, đối mặt với tài chính hạn chế, một số
thanh niên thất nghiệp có thể khơng thể đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh và
đầy đủ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như suy dinh

dưỡng, thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết. Nghiên cứu của Schuring và cộng sự
(2009) đã chỉ ra thất nghiệp là nguyên nhân của 14% các vấn đề sức khỏe ở nhóm dân
cư Hà Lan gốc và Namibia, 26% ở nhóm Thổ Nhĩ Kỳ và Ma Rốc và 13% ở người tị
nạn nước ngoài. Latalski và cộng sự (2002) đã nghiên cứu 200 khách thể tại một địa
phương của Ba Lan cho thấy mức sống ngày càng tồi tệ, có ảnh hưởng tiêu cực đến
tình trạng sức khỏe chung của người thất nghiệp. Những suy giảm về sức khỏe thể
chất, các bệnh lý như đau đầu, đau dạ dày, buồn nôn, đau ngực, chán ăn, rối loạn giấc
ngủ,...
Sử dụng các chất kích thích như rượu và ma túy, thanh niên không chỉ bị ảnh
hưởng đến sức khỏe tinh thần mà nó cịn ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng đến thể
chất của con người bao gồm các vấn đề về gan, hệ thần kinh, tim mạch và hơ hấp.
Thất nghiệp dẫn đến thanh niên khơng có tiền lương, và không đảm bảo được
bảo hiểm y tế. Điều này có thể làm cho việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe trở
nên khó khăn hoặc khơng thể. Chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể của họ có
thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thiếu điều trị và quan tâm y tế.
3.3. Liên hệ Thụy Điển
Cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 1990 ảnh hưởng trực tiếp đến hệ
thống chính sách phúc lợi ở Thụy Điển và thanh niên là một nhóm rất dễ bị tổn thương
với rất ít bảo vệ phúc lợi xã hội và các nguồn lực phúc lợi có sẵn. Nghiên cứu trước
đây cho thấy các nguồn tài chính tốt hơn có liên quan đến sức khỏe tinh thần tốt hơn,
do đó thay đổi trong các nguồn lực phúc lợi có thể có khả năng làm sai lệch kết quả
của nghiên cứu.
Những người thất nghiệp năm 1992 có nguy cơ cao phải nghỉ ốm ≥60 ngày (OR
1,02 - 1,49), trợ cấp tàn tật (HR 1,08 - 1,62) và tất cả ngoại trừ phụ nữ Thụy Điển bản
địa đều có nguy cơ tử vong cao (HR 1,01–1,65) trong quá trình theo dõi so với những
người không thất nghiệp. Nguy cơ nghỉ ốm trong tương lai tăng theo thời gian thất
nghiệp trong năm 1992 (OR 1,06 - 1,54), và nguy cơ nghỉ ốm tăng theo thời gian. Ở
thời điểm ban đầu, phần lớn nhóm người nhập cư bị thất nghiệp hơn người Thụy Điển
bản địa. Việc lựa chọn thất nghiệp bởi các đối tượng kém sức khỏe hơn có thể giải
thích một phần mối liên hệ giữa thất nghiệp và kết quả nghiên cứu



V. KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
5.1. Khuyến nghị
-

Đối với thế giới, Tổng Giám đốc ILO G. Rai-đơ trong báo cáo “Xu hướng việc
làm của thanh niên toàn cầu” năm 2015 kêu gọi cộng đồng quốc tế khẩn trương
hợp tác chặt chẽ trên quy mơ tồn cầu để giải quyết vấn đề thanh niên thất
nghiệp, thiếu việc làm, vì lợi ích tăng trưởng kinh tế tồn cầu, hướng tới một
thế giới bền vững hơn. Cũng trong bài báo cáo này của ILO và Quỹ Tiền tệ
quốc tế (IMF) vào năm 2015 đã đề nghị các nước xúc tiến nhiều giải pháp tạo
việc làm cho giới trẻ, như: Một là, áp dụng chính sách bảo đảm xã hội trong
khn khổ các chính sách kinh tế vĩ mơ bền vững và chiến lược phát triển trung
và dài hạn cho những người sống trong đói, nghèo, kém may mắn để họ có thể
hòa nhập được với xã hội. Hai là, áp dụng các chính sách chuyển dịch cơ cấu
kinh tế để người lao động có thể chuyển dịch từ các ngành cơng nghiệp dễ bị
mất việc làm sang các ngành công nghiệp tạo nhiều việc làm. Ba là, đẩy mạnh
các chính sách trợ cấp và bảo hiểm thất nghiệp; tạo thêm nhiều việc làm và đào
tạo lại lực lượng lao động dư thừa. Bốn là, khai thác tiềm năng của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ qua việc cắt giảm các thủ tục hành chính, cung cấp tài chính,

-

cũng như các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Năm là, mở rộng quy mô đầu tư và
xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng kỷ nguyên mới về công bằng xã hội.
Đối với Việt Nam, một nước có vấn đề thất nghiệp ở thanh niên đang vô cùng
cấp bách,để giải quyết vấn đề thất nghiệp hiện nay cần có sự tác động từ phía
Nhà nước và chính từ người lao động, cụ thể:
+ Thực tế, hiện nay chất lượng nguồn lao động Việt Nam thực tế còn thấp

so với nhiều nước. Chủ yếu là lao động thủ cơng, tay chân lao động trình
độ thấp và không phù hợp với yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Với tình
trạng chất lượng nguồn nhân lực cịn thấp, Nhà nước nên tổ chức các
chương trình đào tạo lại để nâng cao chuyên môn và kỹ thuật, đáp ứng
nhu cầu kinh tế ngày càng phát triển sâu rộng. Hiện nay, ở nước ta vẫn
còn nhiều những lao động chưa được qua đào tạo do khơng có điều kiện
kinh tế hoặc ở những thôn không được tiếp cận giáo dục. Giải pháp đặt
ra là Nhà nước kết hợp với các chính quyền địa phương tổ chức các
chương trình đào tạo nghề miễn phí cho những đối tượng thất nghiệp
chưa được qua đào tạo,những đối tượng lao động yếu thế trên cả nước.
+ Tuy nhiên,khơng phải vì vậy mà đào tạo một cách ồ ạt khơng có mục
đích. Bởi lẽ, giáo dục ở Việt Nam hiện nay chưa gắn liền vấn vấn đề đào
tạo và nhu cầu với nhau. Chỉ tiêu tuyển sinh do mỗi trường đặt ra nhằm


đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học nhưng chưa thực sự đáp ứng được
nhu cầu việc làm thực tế của ngành yêu cầu. Vì vậy, số lượng sinh viên
tốt nghiệp hàng năm cao hơn rất nhiều so với nhu cầu thực tế. Cũng
chính bởi lẽ đó mà số lượng lao động dư thừa cũng ngày càng tăng.Chi
phí học tập và đào tạo là khơng nhỏ, vì vậy khi sinh viên thất nghiệp vài
năm sau khi tốt nghiệp dẫn đến kiến thức bị giảm sút dần hoặc kiến thức
khơng cịn phù hợp với sự phát triển của môi trường hiện tại. Điều đó có
nghĩa là hầu hết nỗ lực và tiền bạc đầu tư đều bị lãng phí. Ngồi ra,
những năm trước đây cũng có nhiều trường đại học mới nộp đơn xin
thành lập. Các trường cũng xin mở chi nhánh ở nhiều địa phương khác
nhau nhằm tăng chỉ tiêu tuyển sinh. Điều này làm cho nhiều người có
điều kiện tiếp cận với tri thức hơn nhưng nó cũng dẫn đến việc tăng số
lượng sinh viên thất nghiệp. Vì vậy, một mơ hình giáo dục mới có sự
tương tác giữa lý thuyết và thực hành cần phải xây dựng.Cụ thể, nhà
trường nên liên kết với doanh nghiệp để tạo cơ hội việc làm cho sinh

viên nhằm giúp sinh viên thấy được kỹ năng thực sự trong công việc
cũng như nâng cao kiến thức chuyên môn, tiếp cận môi trường làm việc.
Điều cần thiết là sinh viên phải nhanh chóng nắm bắt được tính chất
cơng việc mình đã lựa chọn và cách áp dụng những kiến thức trên trường
lớp đưa vào thực tế công việc. Đồng thời, không ngừng trau dồi, nâng
cao năng lực và kiến thức của bản thân để ngày càng hồn thiện, tìm
kiếm được những cơ hội việc làm tốt hơn.
+ Nhà nước cần thực hiện các chính sách giải quyết việc làm cho thanh
niên theo các nhóm đối tượng. Đối với nhóm thanh niên tốt nghiệp đại
học, cao đẳng, trung cấp nghề nên sử dụng vào các ngành kinh tế có yêu
cầu cao về chất lượng lao động, chính sách ưu đãi và tuyển dụng nhân tài
.Đối với những thanh niên đã học xong phổ thông, không có điều kiện
học lên cao hơn nên có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, phát triển nghề
nghiệp và sản xuất nơng nghiệp ngay tại địa phương. Ngồi ra, cần phát
triển các khu công nghiệp để thu hút nhiều lao động có trình độ lao động
chưa cao vào làm việc vừa giải quyết vấn đề dư thừa lao động, vừa tận
dụng các lợi thế “rừng vàng, biển bạc” của nước ta. Ưu tiên đưa lao động
đi làm theo hướng mở rộng thị trường, khuyến khích phát triển kinh tế
hộ gia đình và tạo việc làm cho thanh niên.Đối với nhóm thanh niên thất
nghiệp, cần khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế tư nhân,
doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ để thu
hút thêm lao động, tạo việc làm cho họ. Có chính sách hỗ trợ, tạo điều


kiện thuận lợi cho thanh niên thất nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay ưu
đãi để tự lập việc làm và tăng thu nhập cho thanh niên nhằm nâng cao
mức sống.
+ Tiếp tục triển khai các chính sách về an sinh xã hội. Chính phủ cần có
chính sách hồn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ người thất
nghiệp. Có một thực tế cho thấy, bảo hiểm thất nghiệp có thể hỗ trợ đảm

bảo cuộc sống cho người lao động cũng như hỗ trợ họ tìm được việc làm
và quay trở lại làm việc sớm nhất.Bên cạnh đó, bảo hiểm thất nghiệp còn
giúp giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước và doanh nghiệp. Ở
Việt Nam, do tình trạng thất nghiệp mới được thừa nhận trong những
năm gần đây nên việc thành lập quỹ thất nghiệp mới ở giai đoạn đầu
nghiên cứu và gặp nhiều khó khăn cũng như phức tạp. Một trong những
khó khăn là nguồn vốn, xác định đối tượng thụ hưởng và thời gian được
hưởng. Người lao động nên tham gia bảo hiểm thất nghiệp để khi họ mất
việc làm sẽ có một khoản tiền trang trải cho cuộc sống và có cơ hội tìm
một cơng việc mới. Hơn nữa, bảo hiểm thất nghiệp còn hỗ trợ người lao
động học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để
duy trì việc làm. Điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là phải
đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước
khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của
pháp luật.
+ Sự giảm sút của tổng cầu là nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế,
doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất và công nhân bị thất nghiệp. Vì vậy,
cần thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước nhằm nâng cao tổng cầu
trong nền kinh tế, hay như hiện nay chúng ta gọi là phải kích cầu tiêu
dùng và cầu đầu tư . Trong học thuyết của Keynest, ơng đã nhấn mạnh
tới các cơng cụ và chính sách kinh tế mà Nhà nước có thể sử dụng để tác
động tới nền kinh tế nhằm nâng cầu, bao gồm các cơng cụ và chính sách
kinh tế như: chính sách khuyến khích đầu tư, cơng cụ tài chính và chính
sách tài khố, cơng cụ tiền tệ cũng như chính sách tiền tệ và lãi suất của
Chính phủ.
5.2. Định hướng nghiên cứu
Vấn đề thất nghiệp đặc biệt là thất nghiệp thanh niên không chỉ ảnh hưởng đến
các yếu tố về kinh tế, xã hội và sức khoẻ mà còn tác động đến các yếu tố khác như
chính trị, tâm lý của thế hệ trẻ,... Bởi vậy, với những tác động của thất nghiệp gây ra,
chúng ta cần phải khắc phục tình trạng thất nghiệp của thanh niên để làm giảm đi đáng

kể những ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế, xã hội, sức khoẻ và các vấn đề liên quan


khác. Trong tương lai, Chính phủ cần đề ra các phương án rõ ràng, cụ thể để cải thiện
thất nghiệp thanh niên và các hệ luỵ đến kinh tế - xã hội - sức khoẻ, khi đó nghiên cứu
sẽ được thực hiện chính xác và dễ dàng hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Diellza Kukaj, MSc (2018) Impact of Unemployment on Economic Growth:
Evidence from Western Balkans.European Journal of Marketing and
Economics,January-April. 2018 Volume 1, Issue 1, ISSN 2601-8659 (Print), ISSN
2601-8667 (Online).
2.Emelie Thern, Child and Adolescent Public Health Epidemiology Unit, Department
of Public Health Sciences, Karolinska Institutet, Tomtebodavägen 18A, Widerströmska
huset, Stockholm 171 77, Sweden (2016) Long-term effects of youth unemployment
on mental health: does an economic crisis make a difference? Volume 71, Issue 4.


3. Fraol Undessa (2015) The Social Impact of Unemployment on Unemployed Youth
(In Oromia Regional State the Case of Shakiso Town..ID NO.671/01.
4.Hala Hjazeen, Mehdi Seraj & Huseyin Ozdeser (2021) The nexus between the
economic growth and unemployment in Jordan.
5. Magnus Helgesson, Bo Johansson, Tobias Nordqvist, Ingvar Lundberg, Eva Vingård
(2012) Unemployment at a young age and later sickness absence, disability pension
and death in native Swedes and immigrants.European Journal of Public Health,
Volume 23, Issue 4, August 2013, Pages 606–610.
6.MBA. PHAN THUC UYEN NHUNG (Công ty TNHH Binitis (Khách sạn Vanda Đà
Nẵng)), MBA. NGUYEN THI HIEU HAN (Trường Cao đẳng Thương mại) (2018)
Causes and Effects of Unemployment among youth in Vietnam.
7.Misbah Tanveer Choundhry, Erico Marelli, Marcello Signorelli (2012) Youth

unemployment rate and impact of financial crises.ISSN: 0143-7720, article publication
date: 23 March 2012.
8.Murat Putun, Ali Samet Karatas, £brahim Ethem Akyildiz (2017) The economic
consequences of the youth unemployment case in EU countries: A critical
analysis.International journal of economics and finance studies Vol 9, No 1, 2017
ISSN: 1309-8055 (online).
9.Phạm Hồng Mạnh, Nguyễn Văn Ngọc, Hà Thị Thiều Dao (2014) Relationship
between Economic Growth and Employment in Vietnam.October 2014
DOI:10.24311/jed/2014.222.07.
10.World Bank (2023) Unemployment, total (% of total labor force) (modeled ILO
estimate) - Japan, Korea, Rep., Jordan, United Kingdom, Vietnam . .International
Labour Organization. “ILO Modeled Estimates and Projections database ( ILOEST )”
ILOSTAT. Accessed September 05, 2023.



×