Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Xây dựng bài tập nhiều cách giải nhằm phát triển trí thông minh cho học sinh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.26 KB, 2 trang )

Xây dựng bài tập nhiều cách giải nhằm
phát triển trí thông minh cho học sinh

Bài tập Hóa học giúp học sinh đào sâu và
mở rộng kiến thức một cách sinh động,
phong phú, giúp cho giáo viên củng cố và
hệ thống hóa kiến thức một cách thuận lợi,
rèn luyện được nhiều kĩ năng cần thiết về Hóa học góp
phần vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh.
Nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng dạy
học Hóa học nói riêng là nhiệm vụ cấp bách hiện nay của
các trường phổ thông.
Trong dạy học Hóa học có thể nâng cao chất lượng dạy
học và phát triển năng lực nhận thức của học sinh bằng
nhiều biện pháp và nhiều phương pháp khác nhau, mỗi
phương pháp đều có những ưu điểm riêng, nên đòi hỏi
mỗi chúng ta phải biết lựa chọn, phối hợp các phương
pháp một cách thích hợp để chúng bổ sung cho nhau
nhằm giúp học sinh phát huy tối đa khả năng tư duy độc
lập, tư duy logic và tư duy sáng tạo của mình.
Bài tập Hóa học là một biện pháp quan trọng để thực hiện
nhiệm vụ đó. Bài tập Hóa học giúp học sinh đào sâu và
mở rộng kiến thức một cách sinh động, phong phú, giúp
cho giáo viên củng cố và hệ thống hóa kiến thức một cách
thuận lợi, rèn luyện được nhiều kĩ năng cần thiết về Hóa
học góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học
sinh.
Bài tập Hóa học giúp cho học sinh phát triển năng lực
nhận thức, rèn trí thông minh. Một bài tập có nhiều cách
giải, ngoài cách giải thông thường, quen thuộc còn có
cách giải độc đáo, thông minh, sáng tạo, ngắn gọn và


chính xác. Việc đề xuất một bài tập có nhiều cách giải,
yêu cầu học sinh tìm được lời giải hay, ngắn gọn, nhanh
trên cơ sở các phương pháp giải toán, các qui luật chung
của Hóa học cũng là một biện pháp có hiệu quả nhằm
phát triển tư duy và trí thông minh cho học sinh.
Tôi xin đưa ra một số bài tập nhiều cách giải, rất mong sự
đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp, của các em học
sinh để việc học tập của các em ngày càng thú vị.
Bài tập: Cho hỗn hợp A gồm 3 oxit sắt Fe
2
O
3
, Fe
3
O
4
,
FeO với số mol bằng nhau. Lấy m gam A cho vào ống sứ
chịu nhiệt, nung nóng rồi cho luồng khí CO đi qua. Chất
rắn B còn lại trong ống sứ sau phản ứng có khối lượng là
19,20 gam gồm Fe, FeO, Fe
3
O
4
. Cho B tác dụng hết với
dung dịch HNO
3
, đun nóng được 2,24 lít khí NO (đktc)
duy nhất. Tính m


×