Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản trị lợi nhuận tại công ty cổ phần đầu tư thương mại sản xuất xây dựng at

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.79 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI SẢN
XUẤT XÂY DỰNG AT

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN LÊ HỮU HẠ

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI SẢN
XUẤT XÂY DỰNG AT

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101

Họ và tên học viên: Nguyễn Lê Hữu Hạ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Trung Thành


Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của TS Lê Trung Thành.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
TP. HCM, ngày tháng

năm 2022

Tác giả luận văn

Nguyễn Lê Hữu Hạ


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện tại Đại học Ngoại Thương, cơ sở II tại thành
phố Hồ Chí Minh.
Để hồn thành được luận văn này tơi đã nhận được rất nhiều sự động viên,
giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Trung Thành đã
hướng dẫn tơi thực hiện đề tài của mình.
Xin cùng bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới q thầy cơ giáo phụ trách các
bộ môn, những người đã đem lại cho tơi những kiến thức bổ trợ, vơ cùng có ích
trong những năm học vừa qua.
Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo của
nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi suốt trong q trình nghiên cứu học tập.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã ln

bên tơi, động viên và khuyến khích tơi trong quá trình học tập nghiên cứu thực hiện
đề tài của mình.


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1

2.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................................. 5

3.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 9

3.1.

Mục tiêu tổng quát ............................................................................................... 9

3.2.

Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 9

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 9


4.1.

Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 9

4.2.

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 9

5.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 9

6.

Ý nghĩa của luận văn ............................................................................................. 10

7.

Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 10
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT XÂY DỰNG AT ..................................................... 11

1.1.

Giới thiệu chung ................................................................................................. 11

1.2.

Lĩnh vực hoạt động ............................................................................................ 12


1.3.

Tình hình tổ chức quản lý và hoạt động của Công ty AT .................................. 12

1.4.

Đào tạo và huấn luyện ........................................................................................ 14
1.4.1. Giới thiệu chung về đào tạo ............................................................................ 15
1.4.2. Huấn luyện ...................................................................................................... 17

1.5.

Sứ mệnh và tầm nhìn .......................................................................................... 17
1.5.1. Sứ mệnh........................................................................................................... 18
1.5.2. Tầm nhìn ......................................................................................................... 18
1.5.3. Giá trị cốt lõi ................................................................................................... 18

1.7.

Văn hóa .............................................................................................................. 20

1.8.

Chiến lược .......................................................................................................... 20

1.9.

Quan tâm cộng đồng .......................................................................................... 20
1.10. Bảo vệ môi trường ............................................................................................ 21
1.11. Trách nhiệm như một thành viên của cộng đồng quốc tế ................................ 23

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN ........................ 24


2.1. Khái quát về quản trị lợi nhuận........................................................................ 24
2.1.1. Định nghĩa quản trị lợi nhuận........................................................................ 24
2.1.2. Mục đích và động cơ quản trị lợi nhuận........................................................ 26
2.2. Các cách thức thực hiện quản trị lợi nhuận của nhà quản lý.............................29
2.2.1. Quản trị lợi nhuận thông qua lựa chọn phương pháp kế tốn........................29
2.2.2. Quản trị lợi nhuận thơng qua lựa chọn thời điểm vận dụng các phương pháp
kế toán và thục hiện các ước tính kế tốn................................................................ 33
2.2.3. Quản trị lợi nhuận thông qua quyết định kinh doanh về thời điểm thực hiện
nghiệp vụ kinh tế..................................................................................................... 36
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN TRỊ
LỢI NHUẬN CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI SẢN
XUẤT XÂY DỰNG AT........................................................................................ 38
3.1. Năm tài chính, đơn vị tiền tệ sử dụng của cơng ty AT trong kế tốn................38
3.1.1. Quy định về năm tài chính............................................................................. 38
3.1.2. Quy định về đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán.......................................... 38
3.2. Quy định về chuẩn mực, chế độ kế toán áp dụng............................................. 38
3.2.1. Quy định về chế độ kế toán áp dụng.............................................................. 38
3.2.2. Tuyên bố về việc tuân thủ chuẩn mực trong kế toán và chế độ trong kế toán 38

3.3. Quy định về các chính sách kế tốn áp dụng.................................................... 38
3.3.1. Cơ sở để thành lập báo cáo tài chính............................................................. 38
3.3.2. Các giao dịch bằng ngoại tệ........................................................................... 38
3.3.3. Tiền và các khoản tương đương tiền............................................................. 40
3.3.4. Quy định về các khoản phải thu.................................................................... 40
3.3.5. Hàng tồn kho................................................................................................. 40
3.3.6. Chi phí trả trước............................................................................................ 41
3.3.7. Tài sản thuê hoạt động................................................................................... 41

3.3.8. Tài sản cố định hữu hình............................................................................... 41
3.3.9. Những khoản nợ phải trả và các chi phí phải trả........................................... 42
3.3.10. Vốn chủ sở hữu........................................................................................... 43
3.3.11. Phân phối lợi nhuận..................................................................................... 43
3.3.12. Ghi nhận doanh thu và thu nhập.................................................................. 43


3.3.13. Các khoản giảm trừ doanh thu..................................................................... 44
3.3.14. Các khoản chi phí........................................................................................ 44
3.3.15. Thuế thu nhập doanh nghiệp....................................................................... 45
3.3.16. Bên liên quan............................................................................................... 46
3.4.Thơng tin các khoản mục trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .

46
3.4.1. Tiền và các khoản tương đương tiền............................................................. 46
3.4.2. Phải thu ngắn hạn của khách hàng................................................................. 47
3.4.3. Trả trước cho người bán ngắn hạn................................................................. 48
3.4.4. Hàng tồn kho................................................................................................. 49
3.4.5. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ...................................................... 50
3.5 Kết quả phân tích và hồn thiện quản trị lợi nhuận của cơng ty AT..................59
3.6. Hồn thiện quản trị lợi nhuận của Cơng ty AT................................................. 60
3.6.1. Nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC.......................................................... 60
3.6.2. Tối ưu hóa lợi nhuận..................................................................................... 61
3.6.2.1. Gia tăng doanh thu..................................................................................... 61
3.6.2.2. Gia tăng doanh thu..................................................................................... 61
3.6.2.3. Đầu tư sinh lời............................................................................................ 62
KẾT LUẬN............................................................................................................ 72


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BCTC
GD
CCDC

Báo cáo tài chính
Giám đốc
Cơng cụ dụng cụ

DN

Doanh nghiệp

NĐT

Nhà đầu tư

NQL

Người quản lý

SXKD
P. HCNS

Sản xuất kinh doanh
Phịng hành chính nhân sự

TSCĐ

Tài sản cố định


VAS

Chuẩn mực kế toán Việt Nam


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: chênh lệch các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng 2019 - 2020 48

Biểu đồ 3.2: Chênh lệch các các khoản thanh toán khi mua hàng 2019 – 2020......49
Biểu đồ 3.3: Chênh lệch các khoản giảm trừ doanh thu năm 2019 – 2020..............52
Biểu đồ 3.4: Chênh lệch giá vốn hàng bán năm 2019 – 2020.................................. 53
Biểu đồ 3.5: Chênh lệch doanh..thu hoạt động tài..chính năm 2019 - 2020............54
Bảng 3.10: Tỷ lệ chênh lệch chi phí bán hàng năm 2019 - 2020.............................55
Biểu đồ 3.6: Chênh lệch chi phí bán hàng năm 2019 - 2020................................... 56
Biểu đồ,3.7: Chênh lệch chi phí.,quản lý của cơng ty AT năm 2019 - 2020...........57
Bảng 3.13: Tỷ lệ chênh lệch chi phí sản xuất kinh doanh năm 2019 - 2020............58
Biểu đồ 3.8: Chênh lệch chi.,phí sản xuất kinh.,doanh năm 2019 - 2020................59


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tỷ lệ chênh lệch của tiền 2019 - 2020 ......................................................

46

Bảng 3.2: Tỷ lệ chênh lệch các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng 2019 2020 ...........................................................................................................................

47

Bảng 3.3: Tỷ lệ chênh lệch các khoản thanh toán khi mua hàng 2019 – 2020 .........


48

Bảng 3.4 Tỷ lệ chênh lệch hàng tồn kho năm 2019 – 2020 ......................................

49

Bảng 3.5: Tỷ lệ chênh lệch biến động dự phòng năm 2019 – 2020..........................

50

Bảng 3.6: Tỷ lệ chênh lệch doanh..thu mua bán năm 2019 – 2020 ..........................

51

Bảng 3.7: Tỷ lệ chênh lệch những khoản..giảm trừ doanh,.thu năm 2019 - 2020 ....

51

Bảng 3.8: Tỷ lệ chênh lệch giá vốn hàng bán năm 2019 – 2020 ..............................

53

Bảng 3.9: Tỷ lệ chênh lệch doanh thu.hoạt động,.tài chính năm 2019 - 2020..........

54

Bảng 3.10: Tỷ lệ chênh lệch chi phí bán hàng năm 2019 - 2020 ..............................

55


Bảng 3.11: Tỷ lệ chênh lệch chi phí.,quản.,lý doanh nghiệp năm 2019 - 2020 ........

56

Bảng 3.12: Tỷ lệ chênh lệch thu nhập khác năm 2019 - 2020 ..................................

57

Bảng 3.13: Tỷ lệ chênh lệch chi phí sản xuất kinh doanh năm 2019 - 2020 ............

58

Bảng 3.14: Biến động của doanh thu, lợi nhuận và dòng tiền trong năm 2019 và
năm 2020 ...................................................................................................................

59


1

1.

LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn này, cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của q trình
tồn cầu hóa, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, nhiều doanh nghiệp trong nước cũng
như quốc tế có cơ hội làm việc và hình thành các mối quan hệ kinh tế quốc tế với
các doanh nghiệp ở nhiều quốc gia khác nhau trên thị trường tồn cầu. Vì vậy, các
doanh nghiệp phải có đầy đủ những báo cáo tài chính đáng tin cậy để giúp các nhà

đầu tư đưa ra những quyết định đúng đắn. Các báo cáo tài chính khơng rõ ràng và
khơng có độ tin cậy cao sẽ đem lại nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho nhà đầu tư cũng như
uy tín của cơng ty.
Một trong các nhân tố rất quan trọng để thu hút nhiều sự quan tâm của những
nhà đầu tư là chỉ tiêu lợi nhuận, qua đó đánh giá tồn bộ kết quả từ hoạt động kinh
doanh cũng như triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp. Những nhà đầu tư thường
có những xu hướng đầu tư vào các doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế và triển vọng
tăng trưởng cao. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là một trong những chỉ tiêu tối
quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng đến sự thành công của doanh
nghiệp và sự trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận là vấn đề rất quan trọng vì nó ảnh
hưởng đến việc ra quyết định của người quản trị cũng như người sử dụng thông tin.
Trong khi những nhà quản trị sử dụng những xét đoán của mình trong báo cáo tài
chính và trong cơ cấu của nghiệp vụ kinh tế phát sinh để làm thay đổi báo cáo tài
chính, để gây ra sự hiểu nhầm về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp hay tác
động đến kết quả các hợp đồng mà chúng dựa vào số liệu báo cáo của kế toán, nhằm
đạt được các lợi ích cá nhân của mình thì đồng nghĩa với việc hành vi QTLN của
nhà quản trị đã xảy ra (Healy and Whalen, 1999).
Quản trị lợi nhuận được coi là một trong những công cụ rất quan trọng để
hạn chế những rủi ro về hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Từ đó, việc nghiên cứu
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến quá trình đánh giá hoạt động kinh
doanh của một doanh nghiệp đối với quản trị lợi nhuận sẽ giúp doanh nghiệp hạn
chế sự mập mờ cũng như sự không rõ ràng trong kết quả kinh doanh để từ đó tạo ra
mơi trường kinh doanh, đầu tư minh bạch, công bằng cho các nhà đầu tư.


2
Trong q trình thực hiện cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước cũng như
cơng cuộc hội nhập và phát triển nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, công bằng,
dân chủ, văn minh”, Đảng ta đã xác định phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước là phương hướng cơ bản quan trọng thứ nhất. Bởi vì, xã hội chủ nghĩa mà

dân ta xây dựng có một đặc trưng rất quan trọng là: Có nền kinh tế phát triển cao,
dựa trên lực lượng, tài nguyên sản xuất hiện đại và quan hệ trong sản xuất tiến bộ
phù hợp.
Trong định hướng phát triển đó, với nhiều giải pháp khác nhau để phát triển
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu cơng nghệ cao… Đảng và chính phủ đã có
những văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể như sau:
NĐ 82/2018/NĐ-CP về quản lý KCN, khu kinh tế: “CHÍNH SÁCH KHUYẾN
KHÍCH ĐẦU TƯ KHU CƠNG NGHIỆP HỖ TRỢ”. Theo đó, thực hiện chính sách
phát triển cơ sở hạ tầng và đất đai phục vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ.
a)

Tập trung hoàn chỉnh Quy hoạch sử dụng đất cấp thành phố, chỉ đạo, đôn

đốc, hướng dẫn nâng cao chất lượng Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp xã, làm cơ sở
cho việc giới thiệu địa điểm và chủ trương đầu tư.
b)

Tập trung thực hiện tốt cơng tác giải phóng mặt bằng, đáp ứng yêu cầu

của các nhà đầu tư.
c)

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trên tất

cả các lĩnh vực chuyên môn của ngành:
d)

Tham gia với các ngành, UBND cấp quận đánh giá tình hình triển khai

thực hiện về đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu các dự án có sử dụng đất và thực hiện

tốt việc đấu giá khai thác khoáng sản theo cơ chế công khai, minh bạch, cạnh tranh lành
mạnh.
e)

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện tốt hơn nữa cải cách thủ

tục hành chính trong các lĩnh vực đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước và bảo vệ môi
trường.
f)

Các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nâng

cao năng lực, chất lượng, hiệu quả công việc, chủ động thực hiện nhiệm vụ góp phần tạo
điều kiện cho các hoạt động của các doanh nghiệp.


3
Quyết định số 03/2013/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
“Về việc thơng qua quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí
Minh đến năm 2020. Tầm nhìn đến 2025.” Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn
minh, hiện đại với vai trị đơ thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, đóng góp ngày càng lớn đối với khu vực và cả nước; từng bước trở
thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ của đất
nước và khu vực Ðơng Nam Á; góp phần tích cực đưa nước ta cơ bản trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Phát triển Thành phố Hồ Chí
Minh thành trung tâm văn hóa, thể thao, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao cho vùng và cả nước.
+

Hệ thống hạ tầng đã và đang phát triển: Các KCN được phát triển tạo ra địa


bàn hấp dẫn và thu hút đầu tư, đồng thời cũng là cơ hội để phát triển mạnh các làng nghê
truyền thồng với nhiều ngành nghề nổi tiếng là thế mạnh của địa phương. Các chính sách
nhằm vừa tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các KCN, vừa phát triển các làng nghề
truyền thống. Tiếp tục phát huy các chính sách về xây dựng và phát triển các KCN và các
CCN của địa phương.
Song song đó, dự thảo kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển hạ tầng
công nghiệp TPHCM 2020-2045 và Kế hoạch triển khai giai đoạn 2020-2025 mà Sở
QH-KT TPHCM vừa trình UBND TPHCM, thành phố sẽ đóng vai trị đầu tàu về
dịch vụ gắn với hạ tầng, phát triển đô thị hiện đại, kết nối giữa các vùng, khu đô thị,
khu công nghiệp và liên kết thương mại - dịch vụ với nhau, đảm bảo cho việc phát
triển phù hợp, hướng đến mục tiêu bền vững lâu dài. Thành phố Hồ Chí Minh là
trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước, vừa đóng vai trò liên
kết, vừa hỗ trợ các địa phương trong vùng cùng phát triển, tạo lập vị thế quốc gia và
quốc tế. Nhằm đảm bảo định hướng phát triển hạ tầng công nghiệp TPHCM theo
đúng chủ trương này, Đề án đặt mục tiêu phát triển hạ tầng công nghiệp TPHCM
gắn với chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang dịch vụ, phát triển đô thị bền vững và tận
dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Ngay trong đợt bùng phát dịch COVID-19 đầu tiên, một số nhà sản xuất đa
quốc gia đã thông báo kế hoạch mở rộng nhà máy, di chuyển sản xuất đến Việt
Nam. Điển hình như là các nhà cung cấp linh kiện và lắp ráp cho Apple là Pegatron


4
và Foxconn từ Đài Loan (Trung Quốc); Sharp, Nintendo và Komatsu từ Nhật Bản
và Lenovo từ Hồng Kông (Trung Quốc)… 15 doanh nghiệp.
Làn sóng dịch chuyển đầu tư đang tạo cơ hội rất lớn cho lĩnh vực xây dựng
KCN tại Việt Nam trong giai đoạn này. Tuy nhiên, theo Mirae Asset Việt Nam, có
một thực tế cần được đánh giá nghiêm túc là tỉ lệ lấp đầy trung bình tăng mạnh từ
2018 đang dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung và nhu cầu có thêm các KCN mới trên

địa bàn khu vực công nghiệp cấp 1. Cụ thể, ở khu vực phía nam, tỉ lệ lấp đầy đạt
88% ở TP.Hồ Chí Minh, 99% ở Bình Dương, 94% ở Đồng Nai và 84% ở Long An.


phía Bắc, tỉ lệ này lần lượt đạt 90% ở Hà Nội, 95% ở Bắc Ninh, 89% ở Hưng

Yên, 82% ở Hải Dương và 73% ở Hải Phịng.
Đón làn sóng ngầm dịch chuyển các nhà máy công nghiệp trong đại dịch,
giai đoạn qua cũng đã ghi nhận nhiều vụ việc cho thấy Việt Nam đã và đang có dấu
hiệu trở thành điểm trung chuyển của hàng hóa gian lận xuất xứ. Từ tháng 3, hãng
Apple của Mỹ bắt đầu chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc sang Việt Nam và tăng số
lượng sản xuất tai nghe tại Việt Nam. Hay Google và Microsoft cũng đang chuyển
một số dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam… Đặc biệt mới đây,
truyền thông thế giới thông tin, Mỹ đã xác định Việt Nam là đối tác ưu tiên trong
chuỗi cung ứng…
Đến quý II năm 2020, trên toàn quốc có 336 khu cơng nghiệp với tổng diện
tích khoảng 97.800 ha. Trong đó, 261 khu cơng nghiệp đang hoạt động và 75 cịn lại
đang trong q trình giải phóng mặt bằng và bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng. Bên
cạnh đó, cơng suất th đạt 76% trên tổng các khu công nghiệp đang hoạt động trên
cả nước.
Vừa qua, Vụ Quản lý các Khu kinh tế cũng đã công bố bản đồ quy hoạch
tổng thể cho 561 dự án KCN trên cả nước với diện tích trên 201.000 ha. Trong đó,
cả nước có 259 KCN sử dụng 86.500 ha vẫn chưa được thành lập, chiếm 43% tổng
diện tích mới. Đây là một trong những thông tin quan trọng giúp các nhà đầu tư ra
quyết định dịch chuyển sản xuất từ các tập đoàn lớn và đáp ứng nhu cầu về hạ tầng
cơng nghiệp cho việc thu hút dịng vốn FDI những năm sắp tới. Các nhà sản xuất có
dự định rời khỏi Trung Quốc với số lượng lớn vào năm 2021 và 2022, các nhà phát


5

triển cần xây dựng nhiều dự án hơn để có thể nắm bắt cơ hội và đáp ứng được các
khoản đầu tư sản xuất có giá trị cao.
Cụ thể, sức hút của các cở sở hạ tầng khu công nghiệp tại Việt Nam trong làn
sóng dịch chuyển khỏi Trung Quốc. Những yếu tố nêu trên chính là cơ hội tiềm
năng để các cơng ty xây dựng cơng nghiệp nói chung cũng như cơng ty AT nói
riêng đáp ứng nhu cầu về cơ sở hạ tầng cho chủ đầu tư trong những năm sắp tới tại
các khu công nghiệp, khu chế xuất…
Để xây dựng cơ sở khoa học và hiểu rõ tác động của quản trị lợi nhuận cũng
như định hướng phát triển cơng ty, thì việc nghiên cứu đề tài “Hồn thiện cơng tác
quản trị lợi nhuận tại Cơng ty cổ phần đầu tư thương mại sản xuất xây dựng
AT” mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quản trị lợi nhuận được các nước phát triển thực hiện từ những năm 80 của
thế kỷ trước, trong các bối cảnh (động cơ) khác nhau như trước và sau thời điểm
công ty niêm yết hay phát hành thêm chứng khoán, thời điểm Chính phủ thay đổi
các chính sách thuế, kiểm tra các doanh nghiệp bán phá giá hay thời điểm khủng
hoảng kinh tế thế giới… cũng như sự tác động của các tổ chức tài chính, các quỹ
đầu tư mạo hiểm, hay các chính sách của Chính phủ đến hành vi quản trị lợi nhuận.
Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về việc điều chỉnh lợi nhuận
và các giả thuyết đã được chứng minh bằng nhiều mơ hình nghiên cứu kinh nghiệm
như: The Healy Model (1985), The DeAngelo Model (1986), The Jones Model
(1991), Modified Jones Model, Industry Model của Dechow and Sloan (1991), The
Friedlan (1994), …
Nghiên cứu “Các mơ hình nghiên cứu lợi nhuận ở các nước phát triển có phù
hợp với bối cảnh Việt Nam? Phân tích lý thuyết” (2005) đã tổng hợp động cơ và các
mô hình quản trị lợi nhuận đã được kiểm chứng trên thế giới, phân tích ưu nhược
điểm của từng mơ hình, qua đó giúp cho các nghiên cứu trong nước có thể lựa chọn
mơ hình thích hợp để thực hiện kiểm chứng lý thuyết kế tốn chứng thực.

Nghiên cứu “Về tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận” (2007) đề cập đến
tính minh bạch của chỉ tiêu lợi nhuận cơng bố bởi các công ty niêm yết trên thị


6
trường chứng khốn, phân tích khả năng nhà quản trị thực hiện hành động điều
chỉnh lợi nhuận và đề xuất vận dụng một cơ chế chặt chẽ hơn về trình bày và cơng
bố báo cáo tài chính để thơng tin tài chính phản ánh trung thực khách quan hoạt
động kinh tế.
Nghiên cứu “Kế tốn theo cơ sở dồn tích và hành vi quản trị lợi nhuận của
doanh nghiệp” (2009) chỉ ra cơ sở của hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp
cùng các cách thức mà nhà quản trị có thể thực hiện hành vi đó.
Một số nghiên cứu về lý thuyết quản trị lợi nhuận của các tác giả khác như:
Bài viết “Hành vi quản trị lợi nhuận đối với thông tin lợi nhuận công bố trên
BCTC” của TS. Đường Nguyễn Hưng (2013) đã đưa ra nội dung rõ ràng về hành vi
điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị thơng qua việc vận dụng chính sách kế tốn
cũng như mục đích của việc điều chỉnh lợi nhuận.
Hai tác giả Đường Nguyễn Hưng, Phạm Kim Ngọc (2013), “Phương pháp và
thủ tục áp dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính các cơng ty niêm yết tại Việt Nam
đối với các hành vi quản trị lợi nhuận” bàn về cách nhận diện các hành vi quản trị
lợi nhuận trên phương diện kiểm toán, đồng thời làm rõ hơn các thủ tục và phương
pháp vận dụng trong kiểm toán đối với các hành vi quản trị lợi nhuận trong kiểm
toán BCTC các công ty niêm yết tại Việt Nam.
Bên cạnh đó cũng đã có một số nghiên cứu kiểm định việc điều chỉnh lợi
nhuận bằng việc vận dụng các mô hình như:
Đề tài “Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty cổ phần trong
năm đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của tác giả Huỳnh Thị
Vân (2012) đã chỉ ra các công ty cổ phần trong năm đầu niêm yết trên thị trường
chứng khốn Việt Nam giai đoạn (2008 – 2010) có điều chỉnh tăng lợi nhuận và khả
năng điều chỉnh tăng lợi nhuận trong năm đầu niêm yết phụ thuộc (thuận chiều) vào

điều kiện ưu đãi thuế TNDN công ty được hưởng.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu là hệ thống các cơ sở lý thuyết để
chỉ ra các kỹ thuật có thể vận dụng để điều chỉnh lợi nhuận của cơng ty; phán đốn
và đặt giải thuyết nghiên cứu dựa trên cơ sở lập luận logic các vấn đề liên quan đến
đối tượng nghiên cứu; thu thập số liệu kiểm chứng giả thuyết thơng qua mơ hình
DeAngelo và Friedlan. Dựa trên kết quả nghiên cứu để đưa ra các nhận xét và kiến


7
nghị nhằm tăng cường tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận ở các công ty cổ phần
niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam.
Đề tài cịn những hạn chế như: Nghiên cứu chỉ thực hiện đối với những công
ty lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp mà bỏ qua các công ty
lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp. Trong khi đó, việc lập
báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp nào cũng không ảnh hưởng đến kết
quả nghiên cứu. Việc lựa chọn mẫu như trên của nghiên cứu làm cho mẫu chọn
không thực sự ngẫu nhiên và khơng có tính đại diện cao. Mặt khác, mơ hình
Friedlan cũng có những hạn chế nhất định trong việc dự đoán hành động quản trị lợi
nhuận.
Đề tài: “Nghiên cứu hành động quản trị lợi nhuận của các công ty trong 2
năm đầu niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh” của tác giả Trần
Thị Thanh Quý (2012) đã làm rõ các cơng ty niêm yết có điều chỉnh tăng lợi nhuận
trong hai năm đầu niêm yết để tiết kiệm thuế TNDN. Đồng thời kết quả kiểm
nghiệm cũng cho thấy mức độ điều chỉnh lợi nhuận của các công ty là không giống
nhau do mục tiêu khác nhau giữa các DN và giữa các thời kỳ.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, thu
thập số liệu BCTC của các cơng ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn TP Hồ
Chí Minh có hai năm đầu niêm yết trong giai đoạn từ năm 2004-2006, vận dụng mơ
hình Friedlan để chứng minh số liệu và đưa ra kết luận.
Đề tài có ý nghĩa thực tiễn khơng cao do nghiên cứu một sự việc đã kết thúc

trong quá khứ. Đồng thời nguồn số liệu của đề tài còn hạn chế, mẫu nhỏ khiến cho
mức độ tin cậy chưa cao. Ngoài ra, như đã đề cập ở trên, mơ hình Friedlan cũng có
những hạn chế nhất định trong việc dự đốn hành động quản trị lợi nhuận; những
giải pháp đề xuất của đề tài cịn mang tính khái qt chung chưa chi tiết, cụ thể hóa.
Đề tài: “Nghiên cứu việc điều chỉnh lợi nhuận trong trường hợp phát hành
thêm cổ phiếu của các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam” của
tác giả Nguyễn Thị Uyên Phương đã cho thấy phần lớn các công ty cổ phần niêm
yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam có điều chỉnh tăng lợi nhuận trong năm
tài chính liền trước năm phát hành bổ sung thêm cổ phiếu.


8
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tiếp cận chứng thực, sử dụng mơ
hình tốn Friedlan (1994) để kiểm định giả thuyết. Đồng thời, phân tích kết quả
thơng qua cơng cụ thống kê tốn.
Đề tài cịn những hạn chế như: Chỉ xem xét các cơng ty phát hành vì động cơ
“thu hút tài trợ từ bên ngoài”, mà bỏ qua các cơng ty phát hành cổ phiếu cho mục
đích trả cổ tức hoặc trả lương CNV,…
Đề tài: “Sử dụng mơ hình Jones để nhận diện điều chỉnh lợi nhuận: Trường
hợp các công ty niêm yết ở HoSE phát hành thêm cổ phiếu năm 2013” của tác giả
Phan Thị Thùy Dương đã cho thấy cho thấy phần lớn các công ty niêm yết (18 công
ty trong tổng số mẫu là 24 công ty) điều chỉnh tăng lợi nhuận trước khi phát hành
thêm cổ phiếu.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tiếp cận chứng thực, sử dụng mơ
hình nhận diện quản trị lợi nhuận Modified Jones với kỳ nghiên cứu là quý để kiểm
định giả thuyết. Đồng thời, phân tích kết quả được thực hiện thông qua việc vận
dụng các cơng cụ thống kê tốn (kiểm định dấu Sign test).
Ngược lại với đề tài của tác giả Nguyễn Thị Uyên Phương, đề tài này có hạn
chế là chỉ nghiên cứu trường hợp phát hành “quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện
hữu”, chứ chưa xét đến các trường hợp phát hành để huy động vốn bên ngồi.

Tóm lại, phần lớn những nghiên cứu ở trên vận dụng mơ hình DeAngelo và
Friedlan, có hạn chế là các mơ hình này giả định quy mô doanh nghiệp không thay
đổi qua 2 năm và năm liền trước khơng có điều chỉnh lợi nhuận. Do đó, nếu giả
thuyết bị vi phạm thì kết quả nghiên cứu khơng cịn chính xác nữa.
Mặt khác, những nghiên cứu trên đều tập trung vào phân tích một số lượng
lớn doanh nghiệp để kết luận chung. Chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào một doanh
nghiệp cụ thể để tìm hiểu kỹ hành vi quản trị lợi nhuận.
Kế thừa những nghiên cứu trên, nghiên cứu này vận dụng mô hình Modified
Jones với dữ liệu chéo trong trường hợp phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Đây được coi là mô hình cốt lõi nhất
trong việc nhận diện hành động điều chỉnh lợi nhuận.


9
3.

Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực trạng về quản trị lợi nhuận tại Công
ty cổ phần đầu tư thương mại sản xuất xây dựng AT và đề xuất các phương án hoàn
thiện về quản trị lợi nhuận tại doanh nghiệp.
3.2. Mục tiêu cụ thể



Tìm kiếm những bằng chứng về quản trị lợi nhuận tại Công ty cổ phần đầu tư

thương mại sản xuất xây dựng AT.



Từ những kết quả phân tích, đưa ra gợi ý nhằm nâng cao chất lượng chỉ tiêu lợi

nhuận của doanh nghiệp nói chung.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu



Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp.



Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này xem xét hành vi quản trị lợi nhuận của công

ty AT.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Giới hạn phạm vi nội dung: Đây là một chủ đề rộng, gồm nhiều phương pháp

nghiên cứu tác động đến việc tác động của quản trị lợi nhuận tới hiệu quả hoạt động của
Công ty cổ phần đầu tư thương mại sản xuất xây dựng AT, luận văn chỉ tập trung nghiên
cứu một số chính sách, phương pháp kế tốn chủ yếu có tác động trực tiếp đến việc tác
động quản trị lợi nhuận tới hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần đầu tư thương mại
sản xuất xây dựng AT.
-

Giới hạn không gian: Luận văn nghiên cứu Công ty cổ phần đầu tư thương


mại sản xuất xây dựng AT.
-

Giới hạn thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng thực hiện quản trị lợi

nhuận của Công ty cổ phần đầu tư thương mại sản xuất xây dựng AT.
5.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Mô tả chi tiết, cụ thể từng phương pháp, bao gồm các phương pháp:
-

Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp.


10
-

Phương pháp phỏng vấn sâu.

-

Phương pháp thống kê.

-

Phân tích tổng hợp.

6.


Ý nghĩa của luận văn

-

Luận văn góp phần làm quản trị lợi nhuận của Công ty cổ phần đầu tư

thương mại sản xuất xây dựng AT có hiệu quả.
-

Góp phần cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc điều chỉnh của quản trị lợi

nhuận tới hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần đầu tư thương mại sản xuất xây dựng
AT.
-

Luận văn là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các viện nghiên cứu

và các trường đại học.
7.

Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục tiêu, danh mục tài liệu thảo khảo, nội
dung của luận văn được trình bày theo 3 chương.
Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần đầu tư thương mại sản xuất
xây dựng AT
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và thực trạng quản trị lợi nhuận
Chương 3: Thực trạng và hồn thiện quy trình quản trị lợi nhuận tại Công ty
cổ phần đầu tư thương mại sản xuất xây dựng AT




×