BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NGỌC DUY UYÊN
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ
TINH THẦN DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO
PHÁP LUẬT NƯỚC NGỒI VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM
KHĨA LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----.
NGUYỄN NGỌC DUY UYÊN
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ
TINH THẦN DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO
PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: LÊ THỊ HỒNG VÂN
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Lê Thị Hồng Vân, đảm bảo tính trung
thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tơi xin chịu
hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả
Nguyễn Ngọc Duy Uyên
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Nội dung được viết tắt
Chữ viết tắt
BLDS
Bộ luật Dân sự
BTA
Hiệp định Thương mại Việt Nam và Mỹ
CISG
Cơng ước Vienna về mua bán hàng hóa quốc tế
năm 1980
Nghị quyết số 03/2006/NQ- Nghị
HĐTP
quyết
số
03/2006/NQ-HĐTP
ngày
08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định
của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng
PECL
Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng châu Âu
PICC
Bộ nguyên tắc Unidroit về Hợp đồng thương
mại quốc tế
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TP.
Thành phố
TRIPS
Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương
mại của quyền sở hữu trí tuệ
UCC
Bộ luật Thương Mại Thống Nhất Hoa Kỳ
Vol.
Volume
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu đề tài .................................................................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ............................................................. 4
5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu .................................................................... 5
6. Bố cục tổng quát của khóa luận ........................................................................... 6
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ
TINH THẦN DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG .................................................................. 7
1.1. Khái niệm và đặc điểm của thiệt hại về tinh thần ............................................... 7
1.1.1. Khái niệm thiệt hại về tinh thần .......................................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm của thiệt hại về tinh thần ................................................................... 10
1.2. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi
phạm hợp đồng ............................................................................................................ 14
1.2.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp
đồng ............................................................................................................................... 14
1.2.2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp
đồng ............................................................................................................................... 15
1.3. Sự chấp nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp
đồng .............................................................................................................................. 17
1.3.1. Quy định của pháp luật nước ngoài .................................................................. 17
1.3.2. Quy định của pháp luật Việt Nam ..................................................................... 20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 24
CHƯƠNG 2: TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ TINH
THẦN DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ................................................................. 25
2.1. Trường hợp được bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng theo
pháp luật nước ngoài ................................................................................................... 25
2.1.1. Thiệt hại về tinh thần là hậu quả mà các bên có thể lường trước được một cách
hợp lý từ việc vi phạm hợp đồng tại thời điểm giao kết .............................................. 27
2.1.2. Thiệt hại về tinh thần xuất phát từ sự bất tiện về thể chất do vi phạm hợp đồng
...................................................................................................................................... 32
2.1.3. Thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng nghỉ dưỡng (Holiday
Contracts) ...................................................................................................................... 34
2.1.4. Thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng có đối tượng chính là mang lại
niềm vui, sự giải trí, tận hưởng ................................................................................... 35
2.1.5. Thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng cung cấp dịch vụ thẩm mỹ, chăm
sóc sức khỏe .................................................................................................................. 38
2.1.6. Thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng vận chuyển hành khách ............ 41
2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................................... 43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 47
CHƯƠNG 3: MỨC VÀ HÌNH THỨC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ TINH
THẦN DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ................................................................. 48
3.1. Mức bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng theo pháp luật
nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................... 48
3.1.1. Mức bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng theo pháp luật nước
ngoài .............................................................................................................................. 48
3.1.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................... 61
3.2. Hình thức bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng theo pháp
luật nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................... 64
3.2.1. Hình thức bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng theo pháp
luật nước ngoài ............................................................................................................. 64
3.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................... 66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 68
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................
PHỤ LỤC .........................................................................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chế định hợp đồng đã tồn tại từ lâu trong pháp luật của mỗi quốc gia (ví dụ: Bộ
luật La Mã1, Bộ luật Hammurabi2). Trong q trình thực hiện hợp đồng, khơng hiếm
trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ đúng hạn, thực hiện không đầy
đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ theo hợp đồng. Theo đó,
hợp đồng bị vi phạm tùy mức độ khác nhau sẽ dẫn đến những thiệt hại về vật chất hoặc
tinh thần. Một cách hiển nhiên rằng, khi hợp đồng bị vi phạm, các bên trong hợp đồng,
thậm chí là bên thứ ba đều mong muốn quyền và lợi ích hợp pháp của mình được bảo
vệ.3 Vì vậy, trong trường hợp vi phạm hợp đồng làm phát sinh thiệt hại (về vật chất hoặc
tinh thần) thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại (về vật chất hoặc tinh thần) do vi phạm
hợp đồng được đặt ra căn cứ theo khoản 1 Điều 419 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015
“Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy
định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này”.
Về mặt thực tiễn, với sự phát triển của kinh tế, xã hội, nhu cầu về tinh thần của
con người ngày càng tăng, cụ thể hơn, đó có thể là các nhu cầu về việc cải thiện hình
thể, chăm sóc sức khỏe, nhu cầu về sự thư giãn, giải tỏa căng thẳng, v.v. Cũng vì thế, có
rất nhiều hợp đồng liên quan đến các lĩnh vực này được giao kết. Tuy nhiên, rủi ro, vi
phạm hợp đồng là vấn đề không thể tránh khỏi. Các quy định của pháp luật đối với vấn
đề liên quan đến bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng và thực tiễn thực
thi các quy định này trên thực tế còn chưa đa dạng, chưa phổ biến.4
Về mặt pháp lý, khoản 1 Điều 361 BLDS năm 2015 quy định rằng “thiệt hại do
vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần”. Vì thế, khi vi
phạm hợp đồng bên cạnh việc phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất thì
có thể phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần. Theo đó, thiệt hại về tinh
thần phát sinh từ những tổn thất về “tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín
và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể”. Trước đây, BLDS năm 2005 cũng đã
có quy định về “trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần” liên quan đến
trách nhiệm dân sự tại Điều 307. Tuy nhiên, phạm vi xác định những tổn thất về tinh
thần để làm căn cứ cho việc bồi thường thiệt hại lại bị giới hạn đối với “tính mạng, sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín” (khoản 3 Điều 307 BLDS năm 2005). Có thể nhận
định rằng, phạm vi để xác định tổn thất về tinh thần trong BLDS năm 2015 đã mở rộng
Nguyễn Ngọc Đào (1994), Luật La Mã, Nxb. Đại học Tổng hợp Hà Nội, tr. 87 - 158.
World Civilization, “Hammurabi’s Code”, Lumen Learning, truy cập ngày 17/4/2022.
3
Phạm Thị Mỹ Hạnh (2021), Bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt
Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 1.
4
Phạm Thị Mỹ Hạnh, tlđd (3), tr. 1.
1
2
1
hơn so với BLDS năm 2005 khi đã bổ sung trường hợp “các lợi ích nhân thân khác bị
xâm phạm”.5
Tuy nhiên, pháp luật hợp đồng Việt Nam vẫn còn một số bất cập liên quan đến
trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng, cụ thể là những bất
cập liên quan đến trường hợp được bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp
đồng, mức bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng và hình thức bồi
thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng theo pháp luật nước ngoài và bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Khóa luận khơng
những đưa ra những vấn đề cơ bản về lý luận mà còn cập nhật nội dung, tham khảo quy
định pháp luật và thực tiễn xét xử của một số quốc gia trên thế giới, quy định của các
văn bản, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tìm ra những bất cập, vướng mắc
nhằm đề xuất một số kiến nghị phù hợp góp phần hồn thiện quy định pháp luật Việt
Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, có rất ít cơng trình nghiên cứu một cách cụ thể, chuyên biệt về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng. Để thực hiện đề tài, tác
giả đã tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu như sau:
- Thứ nhất, về giáo trình, sách chuyên khảo
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Hợp đồng và
Bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, Đỗ Văn Đại (chủ biên), Nxb. Hồng Đức – Hội
Luật gia Việt Nam: Đây là một trong những tài liệu pháp lý cơ bản, tại phần trách nhiệm
dân sự do vi phạm nghĩa vụ, giáo trình đã khái quát hóa các điều luật liên quan đến trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng về các đặc điểm, căn cứ, nguyên tắc
bồi thường. Tuy nhiên, giáo trình chưa đề cập chuyên sâu đối với bồi thường thiệt hại
về tinh thần trong trường hợp có hành vi vi phạm hợp đồng, nhất là đối với việc chứng
minh tổn thất về tinh thần và xác định mức bồi thường.
Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật Dân sự
năm 2015, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam: Tại phần xử lý việc thực hiện
không đúng hợp đồng, tác giả đã đề cập, phân tích, bình luận về tổn thất tinh thần được
bồi thường. Nhưng tài liệu chưa đề cập sâu về căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại
đối tổn thất tinh thần do vi phạm hợp đồng mà chỉ dừng lại ở việc đánh giá vai trò của
Tòa án trong việc đánh giá và xác định mức bồi thường.
5
Phạm Thị Mỹ Hạnh, tlđd (3), tr. 1.
2
Đỗ Văn Đại (2018), Luật Hợp đồng Việt Nam (Tập 2) – Bản án và Bình Luận án,
Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam: Về bồi thường tổn thất tinh thần do vi phạm
hợp đồng, tác giả đã dẫn chứng các sự việc cụ thể bằng các bản án và tham khảo quy
định của pháp luật nước ngoài, cụ thể là Pháp và Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng châu Âu.
Đây là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng và có ý nghĩa trong việc thực hiện đề tài
dưới góc độ lý luận.
Lê Minh Hùng (2019), Sách tình huống – Pháp luật Hợp đồng và Bồi thường
thiệt hại về hợp đồng (Bình luận bản án), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam: Tại
Chương IV – Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ, tài liệu đã khẳng định pháp luật
dân sự về hợp đồng cũng cần phải “xác định thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng”;
quyền của Tòa án trong việc giảm mức phạt vi phạm hợp đồng và hạ mức bồi thường
thiệt hại theo Điều 7.4.13 Bộ nguyên tắc Unidroit về Hợp đồng thương mại quốc tế.
Nhưng, tài liệu chưa đề cập cụ thể về căn cứ, trách nhiệm chứng minh, mức bồi thường
về tổn thất tinh thần do vi phạm hợp đồng.
- Thứ hai, về luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu khoa học
Võ Thị Oanh (Trưởng nhóm), Phan Thị Trúc Phương, Lê Thị Thảo, Bạch Thủy
Tiên (2017), Bồi thường tổn thất tinh thần do vi phạm hợp đồng theo pháp luật một số
quốc gia trên thế giới – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Cơng trình nghiên cứu khoa
học sinh viên cấp trường, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh: Đây là cơng
trình riêng biệt nhất nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi
phạm hợp đồng bằng cách chỉ ra căn cứ xác định, đề xuất phương pháp chứng minh tổn
thất tinh thần và xác định mức bồi thường thiệt hại. Hơn nữa, các tác giả cũng nghiên
cứu pháp luật một số quốc gia trên thế giới như Pháp, Nhật Bản và phân tích một số bản
án trong và ngoài nước. Tuy nhiên, những giải pháp được các tác giả đưa ra chủ yếu vẫn
mang tính định tính mà chưa đi sâu vào việc xác định được mức bồi thường và hình thức
bồi thường thiệt hại.
- Thứ ba, về các bài báo, tạp chí chuyên ngành
Nguyễn Tấn Hoàng Hải (2017), “Bồi thường tổn thất tinh thần khi tài sản bị xâm
phạm – Kinh nghiệm từ pháp luật nước ngồi”, Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam, Số
08 (111): Trong cơng trình này, tác giả đã đi vào phân tích, so sánh, đối chiếu kinh
nghiệm nước ngoài về trường hợp được bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị
xâm phạm. Cơng trình này là tài liệu khá hữu ích để tác giả sẽ tiếp tục kế thừa, khai thác
sâu hơn trong công trình nghiên cứu của mình.
Shannon Kathleen O’Byrne (2005), “Damages for Mental Distress and Other
Intangible Loss in a Breach of Contract Action”, Dalhousie Law Journal, Vol. 28 (2):
Trong bài viết, tác giả đã đề cập những trường hợp được bồi thường thiệt hại về tinh
3
thần do vi phạm hợp đồng và những trường hợp không được bồi thường thiệt hại về tinh
thần thông qua các vụ việc trên thực tiễn. Tác giả nhận định nguyên tắc chung trong hợp
đồng là không phải trong mọi trường hợp nguyên đơn đều được hưởng các khoản bồi
thường thiệt hại về tinh thần hay các thiệt hại vô hình khác như sự khó chịu, buồn bã,
thất vọng, lo lắng khi có hành vi vi phạm. Theo tác giả, các trường hợp cho phép bồi
thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng bao gồm: bồi thường thiệt hại khi
hợp đồng là phi thương mại; bồi thường thiệt hại nếu đó là trường hợp thuộc một trong
các ngoại lệ đã được đặt ra đối với nguyên tắc chung của bồi thường thiệt hại (nghỉ
dưỡng, cưới hỏi, lao động, bảo hiểm, tài sản sang trọng (luxury chattels), luật sư – khách
hàng); bồi thường thiệt hại dựa trên khả năng dự đốn đơn thuần.
Như vậy, có thể thấy rằng, hiện nay, số lượng cơng trình nghiên cứu về vấn đề
trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng khá hạn chế, chủ yếu
vẫn là vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần trong lĩnh vực kinh doanh,
thương mại hoặc trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Nếu có cũng chủ
yếu phát hiện vấn đề, nêu vấn đề mà chưa đi sâu phân tích và đánh giá một cách toàn
diện. Từ thực tiễn trên, tác giả mong muốn đi sâu nghiên cứu, phân tích một cách có hệ
thống, cụ thể về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp
đồng.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài được thực hiện với mong muốn tìm hiểu một cách chun sâu, độc lập và
tồn diện các nội dung liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi
phạm hợp đồng. Cụ thể, bên cạnh việc nghiên cứu khái quát những nội dung cơ bản về
lý luận, tác giả cũng tìm hiểu thực tiễn áp dụng, những hạn chế, khó khăn đối với trách
nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng trong hệ thống pháp luật
Việt Nam. Khơng chỉ dừng lại ở đó, tác giả cũng đã tiến hành nghiên cứu quy định của
các văn bản, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; quy định và thực tiễn xét xử
của một số quốc gia trên thế giới về vấn đề liên quan. Trên cơ sở đó, học hỏi một cách
có chọn lọc và đưa ra những đề xuất thích hợp và có tính thuyết phục nhằm hoàn thiện
pháp luật Việt Nam liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi
phạm hợp đồng.
Tác giả cũng mong muốn rằng sản phẩm nghiên cứu của mình có thể trở thành
một trong những nguồn tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu, ứng dụng trong
tương lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
4
Đề tài nghiên cứu về “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm
hợp đồng”. Trong khóa luận này, tác giả tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ ba vấn đề
chính, bao gồm: trường hợp được bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng,
mức bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng và hình thức bồi thường thiệt
hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của khóa luận này, tác giả tập trung nghiên cứu một số vấn đề
sau:
Về nội dung, đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu khái quát những vấn đề cơ
bản đối với thiệt hại về tinh thần và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi
phạm hợp đồng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả tập trung nghiên
cứu và làm sáng tỏ ba vấn đề mà pháp luật Việt Nam còn bỏ ngỏ dựa trên quy định của
các văn bản, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; quy định và thực tiễn xét xử
của một số quốc gia trên thế giới, bao gồm: trường hợp được bồi thường thiệt hại về tinh
thần do vi phạm hợp đồng, mức bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng
và hình thức bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng.
Về không gian, khóa luận khơng chỉ được thực hiện bằng việc nghiên cứu, phân
tích các quy định pháp luật, các vụ việc thực tiễn trong nước mà tác giả cịn tìm hiểu, so
sánh với các bản án, quyết định và quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới
như Anh, Canada, Úc, Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Thái Lan, v.v; các văn bản, điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên như Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng châu Âu (PECL),
Bộ nguyên tắc Unidroit về Hợp đồng thương mại quốc tế (PICC), Công ước Vienna về
mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG)6, v.v để làm cơ sở và tăng tính thuyết phục
cho các quan điểm, lập luận của mình.
Về thời gian, khóa luận được tác giả thực hiện bằng việc nghiên cứu các quy định
của BLDS năm 2015, đối chiếu với các quy định tương ứng tại BLDS năm 2005 và các
Luật, văn bản hướng dẫn có liên quan đang có hiệu lực thi hành.
5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Tổng quan khóa luận tốt nghiệp được nghiên cứu dựa trên các phương pháp như
sau:
Phương pháp liệt kê: được tác giả sử dụng chủ yếu trong phần mở đầu (mà cụ thể
là trong phần tình hình nghiên cứu đề tài) và nêu lên các bất cập liên quan đến nội dung
đề tài.
Công ước của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế được thông qua năm 1980, Việt Nam phê duyệt việc
gia nhập ngày 18/12/2015, có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 01/01/2017.
6
5
Phương pháp lịch sử: được tác giả sử dụng để có thể tìm hiểu khái niệm và đặc
điểm một cách cụ thể nhất, chuyên sâu nhất liên quan đến thiệt hại về tinh thần và trách
nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng trong hệ thống pháp luật
Việt Nam tại Chương 1 của khóa luận.
Phương pháp phân tích: được tác giả sử dụng để phân tích những vấn đề mang
tính lý luận cũng như thực tiễn đối với từng nội dung của đề tài để đưa ra quan điểm,
nhận định có sức thuyết phục cho khóa luận. Đây là phương pháp được sử dụng xuyên
suốt và quan trọng trong khóa luận, ở cả ba Chương.
Phương pháp so sánh: được tác giả sử dụng ở cả ba Chương nhằm so sánh quy
định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam so với quy định pháp luật và
thực tiễn xét xử của một số quốc gia trên thế giới; quy định trong các văn bản, điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên để từ đó đạt được hiệu quả và tăng khả năng thuyết
phục khi đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan đến
đề tài.
Phương pháp tổng hợp: được tác giả sử dụng chủ yếu trong các kết luận, bao
gồm Kết luận Chương 1, Kết luận Chương 2, Kết luận Chương 3 và Kết luận của khóa
luận.
6. Bố cục tổng qt của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của khóa luận được chia thành ba chương như sau:
Chương 1: Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm
hợp đồng.
Chương 2: Trường hợp được bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp
đồng theo pháp luật nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Chương 3: Mức và hình thức bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp
đồng theo pháp luật nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
6
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
VỀ TINH THẦN DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG
1.1. Khái niệm và đặc điểm của thiệt hại về tinh thần
1.1.1. Khái niệm thiệt hại về tinh thần
Thiệt hại về tinh thần là một vấn đề không mới trong lịch sử lập pháp nhân loại.
Sở dĩ nói khơng mới vì ngay từ thời La Mã, vấn đề bồi thường về mặt tinh thần đã được
đặt ra đối với các trường hợp làm chết người, gây thương tích, v.v.7 Trong cổ luật La
Mã, các luật gia sử dụng danh từ “praetium doloris” (tức là “giá tiền của sự đau
thương”) để chỉ ngạch số bồi thường trong tổn hại tinh thần.8 Tuy nhiên, khái niệm
“thiệt hại về tinh thần” và các quy định về bồi thường đối với thiệt hại về tinh thần lại
là một điểm tương đối mới trong pháp luật dân sự hiện hành của nước ta.
Trong phần Restatement second of Tort của từ điển Black’s Law Dictionary,
“thiệt hại về tinh thần” còn được biết đến với các tên gọi khác nhau, chẳng hạn như đau
đớn tinh thần – “mental anguish”, tổn thất tinh thần – “mental distress”.9 Dựa theo từ
điển The Essential Law Dictionary, “thiệt hại về tinh thần” còn được sử dụng bằng thuật
ngữ đau khổ về tinh thần – “emotional distress”.10
Tại Việt Nam, trong từ điển pháp lý, nhiều tài liệu sử dụng cả thuật ngữ “thiệt hại
về tinh thần” và “tổn thất (về) tinh thần”.11 Có quan điểm cho rằng các nhà làm luật chỉ
sử dụng thuật ngữ “tổn thất về tinh thần” mà không dùng thuật ngữ “thiệt hại về tinh
thần”. Bởi lẽ, “thiệt hại về tinh thần” có nội hàm hẹp hơn “tổn thất về tinh thần”. Thiệt
hại mang ý nghĩa chắc chắn xảy ra và hồn tồn có thể định lượng được, cịn tổn thất
bao hàm cả những trường hợp trừu tượng, khó định lượng được. Các nhà làm luật cho
rằng “tinh thần” là những giá trị “phi vật chất” thuộc về yếu tố nội tâm bên trong của
con người, nó gắn liền với tâm lý, tình cảm, uy tín của cá nhân, tổ chức nên khơng thể
xác định thiệt hại một cách chính xác như “thiệt hại vật chất” mà chỉ có thể ước lượng
“tổn thất”. Do vậy, các nhà làm luật sử dụng thuật ngữ “tổn thất về tinh thần” để chỉ
tính khơng cụ thể của loại thiệt hại này.12
Nguyễn Văn Huy (2010), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đồng do tổn thất về tinh thần theo
pháp luật hiện hành, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 1.
8
Võ Phan Thị Ngọc Lan (2017), Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần theo quy định của Bộ luật Dân sự,
Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 16.
9
Võ Thị Oanh (Trưởng nhóm), Phan Thị Trúc Phương, Lê Thị Thảo, Bạch Thủy Tiên (2017), Bồi thường tổn thất
tinh thần do vi phạm hợp đồng theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam,
Cơng trình nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 9.
10
Phạm Thị Mỹ Hạnh, tlđd (3), tr. 12; xem thêm Amy Hackney Blackwell (2008), The Essential Law Dictionary,
Sphinx® Publishing, tr. 160.
11
Lê Thị Tuyết Hà (2016), Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại ở Việt Nam hiện nay, Luận án
Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, tr. 64, 135; Bùi Thị Thanh Hằng (2018), Bồi thường thiệt hại do vi
phạm hợp đồng, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 84.
12
Võ Thị Oanh (Trưởng nhóm), Phan Thị Trúc Phương, Lê Thị Thảo, Bạch Thủy Tiên, tlđd (9), tr. 9.
7
7
Trên thực tế, BLDS năm 2005 tại khoản 1 và khoản 3 Điều 307 sử dụng thuật
ngữ “tổn thất về tinh thần” nhưng khoản 3 lại quy định “người gây thiệt hại về tinh
thần cho người khác”. Đến BLDS năm 2015, tại khoản 3 Điều 361 và khoản 3 Điều 419
thống nhất sử dụng thuật ngữ “thiệt hại về tinh thần”. Có lẽ, việc sử dụng thuật ngữ
“thiệt hại về tinh thần” là phù hợp bởi BLDS năm 2015 mô tả những mất mát về tinh
thần với nội hàm hẹp. Theo đó, tại khoản 3 Điều 361, BLDS năm 2015 đã quy định rằng:
“Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.”
Trong trường hợp này, “thiệt hại về tinh thần” có nội hàm hẹp hơn “tổn thất về
tinh thần”. “Thiệt hại” này phải được xác định dựa trên các căn cứ gây ra “tổn thất”,
nghĩa là nếu một “tổn thất về tinh thần” tồn tại trên thực tế thì cũng chưa đủ căn cứ để
xem đó là “thiệt hại về tinh thần” mà phải dựa trên nguyên nhân hình thành nên “tổn
thất về tinh thần” đó có phải xuất phát từ “tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể” “bị xâm phạm” hay khơng.13 Do
đó, để bảo đảm chính xác về mặt ngôn từ theo BLDS hiện hành, “thiệt hại về tinh thần”
được tác giả sử dụng trong khóa luận này là một khái niệm pháp lý.
Về khái niệm “thiệt hại về tinh thần”, thật ra, khơng có định nghĩa duy nhất cho
khái niệm “thiệt hại về tinh thần”. Có nhiều định nghĩa cho “thiệt hại về tinh thần”
trong nhiều từ điển pháp lý đối với từng lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, trong từ điển
Dictionnaire de Droit International Public (Từ điển về Luật Quốc tế công – Công pháp
quốc tế) định nghĩa về thiệt hại về tinh thần – “Dommage moral” như sau: “thiệt hại
này được hiểu rằng, trong trường hợp có một sự kiện xảy ra thì có thể dẫn đến một khả
năng bồi thường thiệt hại cho những người liên quan về vấn đề bồi hoàn các tổn thương
(đau khổ) tinh thần được chứng minh”.14 Ngồi ra, có nhiều định nghĩa liên quan đến
thiệt hại về tinh thần trong từ điển pháp lý ngoại văn, “đau khổ về tinh thần là đau khổ
tột độ, lo lắng và bất kỳ nỗi đau tinh thần nào khác đủ lớn để bồi thường thiệt hại cho
nạn nhân”, “đau đớn và đau khổ là sự đau khổ hoặc tổn thương về thể chất và tinh
thần, mà thiệt hại có thể được bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, “đau khổ về cảm
xúc là đau khổ nặng nề về tinh thần và cảm xúc do hành vi của người khác”.15
Phạm Thị Mỹ Hạnh, tlđd (3), tr. 14.
Phạm Thị Mỹ Hạnh, tlđd (3), tr. 12 - 13; “Le dommage comprend, s’il y a lieu, une indemnité pour les personnes
lésées, à titre de réparation de souffrances morales qu’elles ont éprouvées.” _ Xem thêm Jean Salmon (2001),
Dictionnaire de Droit international public (Từ điển về Luật Quốc tế công), Bruyant, Bruxelles, tr. 361 - 362.
15
Phạm Thị Mỹ Hạnh, tlđd (3), tr. 15; “Mental anguish - extreme distress, anxiety, and any other mental pain
that is extreme enough to merit damages for the victim”, “pain and suffering - physical and mental distress or
injury, for which damages may be recovered in a tort action”, “emotional distress - evere mental and emotional
suffering that results from another person’s conduct.” _ Xem thêm Amy Hackney Blackwell, tlđd (10), tr. 160,
314, 358.
13
14
8
Theo khoản 2 Điều 7.4.2 Bộ nguyên tắc Unidroit về Hợp đồng thương mại quốc
tế (PICC): “thiệt hại có thể là phi tiền tệ và bắt nguồn đặc biệt từ nỗi đau thể chất hoặc
tinh thần”. Thiệt hại về tinh thần được đề cập tại khoản 2 Điều 7.4.2 PICC có thể bao gồm
những “căng thẳng, áp lực về tinh thần”16, hoặc “đó có thể là nỗi đau về thể xác và tinh
thần (pretium doloris), tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, thiệt hại về hình thể,… cũng như
những xúc phạm đến danh dự hoặc uy tín”17. Ngồi ra, tại khoản 2 Điều 9:501 Bộ nguyên
tắc Luật hợp đồng châu Âu (PECL) có quy định “thiệt hại có thể được bồi thường bao
gồm thiệt hại phi vật chất”. Theo đó, “thiệt hại có thể được bồi thường khơng giới hạn ở
những mất mát tài chính mà có thể là tổn thất về tinh thần - đau đớn, bất tiện, bất an tâm
lý - phát sinh từ việc không thực hiện đúng hợp đồng”.18 Với quy định tại PICC và PECL,
có thể hiểu rằng, thiệt hại về tinh thần là những đau khổ do nỗi đau về thể xác và tinh thần;
do những căng thẳng và áp lực tinh thần; do những đau đớn, bất tiện, bất an về tâm lý phát
sinh từ việc không thực hiện đúng hợp đồng.19
Theo Từ điển Tiếng Việt thì “tốn thất” là “sư mất mát, hư hao, thiệt hại lớn”20
và “tinh thần” là “tổng thể nói chung những ý nghĩ, tình cảm, v.v, những hoạt động
thuộc về nội tâm của con người”21. Do đó, hiểu theo nghĩa chung nhất thì thiệt hại về
tinh thần là “sự đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, sự thương tiếc, sự đau
đớn, dằn vặt nội tâm mà con người phải chịu đựng”.22 Tuy nhiên, nếu hiểu theo nghĩa
này, thì chỉ có cá nhân – một con người cụ thể mới có thiệt hại về tinh thần vì bản chất
của tinh thần là tình cảm của cá nhân con người mà tổ chức khơng thể có được. Điều
này còn được khẳng định qua một số bài viết23, trong đó có bài viết “Damages for
Mental Distress and Other Intangible Loss in a Breach of Contract Action” của tác giả
Shannon Kathleen O’Byrne: “Một tổ chức không thể trải qua được những cảm xúc của
con người, do đó, tổ chức khơng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về tinh thần”24.
Phạm Thị Mỹ Hạnh, tlđd (3), tr. 13; xem thêm Ghafour Khoeini, Ghader Sheneivar (2016), “Comparative Study
of Damages by Non-performance of Obligations in UNIDROIT Principles, Islamic Jurisprudence and Iranian
Laws”, Mediterranean Journal of Social Sciences, Vol. 7 (6), tr. 135.
17
Cao Ngọc Sơn (2020), “Xác định thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng theo quy định của Bộ Luật
Dân sự 2015”, Tạp chí Cơng thương, truy cập ngày 05/4/2022; Đỗ Văn Đại
(2019), Luật Hợp đồng Việt Nam (Tập 2) – Bản án và Bình Luận án, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.
502.
18
Cao Ngọc Sơn, tlđd (17), truy cập ngày 05/4/2022; Đỗ Văn Đại, tlđd (17), tr. 503.
19
Phạm Thị Mỹ Hạnh, tlđd (3), tr. 13.
20
Nguyễn Văn Xô (chủ biên) (2008), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Thanh niên (tái bản lần V), tr. 757.
21
Nguyễn Văn Xô (chủ biên), tlđđ (20), tr. 739.
22
Võ Thị Oanh (Trưởng nhóm), Phan Thị Trúc Phương, Lê Thị Thảo, Bạch Thủy Tiên, tlđd (9), tr. 10.
23
Nguyễn Tôn (2010), Bồi thường tổn thất tinh thần do sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá
nhân bị xâm phạm, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 12.
24
“When a plaintiff is a corporation, it cannot receive damages based on distress and humiliation. A corporation
cannot experience human emotions and therefore is not entitled to recovery for damages for non-pecuniary loss.”
_ Xem Shannon Kathleen O’Byrne (2005), “Damages for Mental Distress and Other Intangible Loss in a Breach
of Contract Action”, Dalhousie Law Journal, Vol. 28 (2), tr. 341.
16
9
Tuy nhiên, tại điểm b tiểu mục 1.1 Phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày
08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số
quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Nghị
quyết số 03/2006/NQ-HĐTP) có diễn giải đối với thiệt hại về tinh thần của pháp nhân
khi xác định thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng: “Thiệt hại do tổn thất về tinh
thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức)
được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín
nhiệm, lịng tin… vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp
tổn thất mà tổ chức phải chịu”. Như vậy, ngoài cá nhân thì các tổ chức cũng tồn tại thiệt
hại về tinh thần khi có hành vi xâm phạm. Theo đó, thiệt hại về tinh thần là sự tổn thất
về tình cảm, tâm trạng của con người, sự tín nhiệm của xã hội đối với pháp nhân và các
chủ thể khác mà biểu hiện là việc cá nhân phải chịu những đau đớn, lo lắng, buồn khổ
về tinh thần hay việc pháp nhân hay các chủ thể khác phải gặp nhiều khó khăn trở ngại
trong các hoạt động thường ngày do bị làm suy giảm tơn trọng, tín nhiệm của xã hội.25
Trên cơ sở những phân tích trên, theo tác giả, khái niệm thiệt hại về tinh thần do
vi phạm hợp đồng nên được hiểu như sau:
“Thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng là những tổn thất về tinh thần do
hành vi vi phạm hợp đồng gây ra đối với thể xác, tinh thần và các lợi ích khác của bên
bị vi phạm.”26
1.1.2. Đặc điểm của thiệt hại về tinh thần
Nhìn chung, thiệt hại về tinh thần có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, thiệt hại về tinh thần để lại những vết hằn sâu trong tâm lý, khó phai
mờ hoặc không thể phai mờ trong ký ức của người bị hại.27 Ví dụ, Cổng thơng tin điện
tử MSD Manual chuyển ngữ bài viết về Rối loạn Stress sau sang chấn (PTSD) của Bác
sĩ John H. Greist chuyên ngành Y học và Sức khỏe cộng đồng của Trường Đại học
Wisconsin: “khi những điều khủng khiếp xảy ra, nhiều người bị ảnh hưởng lâu dài; trong
một số trường hợp, những ảnh hưởng này tồn tại dai dẳng và nghiêm trọng đến mức
chúng gây ra sự suy nhược và cấu thành một rối loạn”. Tỷ lệ kéo dài đến trọn đời của
PTSD là gần 9%.28 Do đó, một khi tinh thần đã bị xâm phạm thì khó có thể khơi phục
lại tình trạng ban đầu như trường hợp lợi ích vật chất bị xâm phạm. Nói cách khác,
Nguyễn Văn Huy, tlđd (7), tr. 4.
Phạm Thị Mỹ Hạnh, tlđd (3), tr. 14.
27
Tưởng Duy Lượng (2018), Pháp luật Dân sự và thực tiễn xét xử, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, tr. 364.
28
Phạm Thị Mỹ Hạnh, tlđd (3), tr. 16; MSD MANUAL - Phiên bản dành cho chuyên gia, “Rối loạn Stress sau
sang chấn (PTSD)”, />th%E1%BA%A7n/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-lo-%C3%A2u-v%C3%A0-c%C3%A1cr%E1%BB%91i
lo%E1%BA%A1n-li%C3%AAn-quan-t%E1%BB%9Bi-stress/r%E1%BB%91ilo%E1%BA%A1n-stress-sau-sang ch%E1%BA%A5n-ptsd, truy cập ngày 05/4/2022.
25
26
10
khơng thể khắc phục được tồn bộ thiệt hại về tinh thần.29 Việc bồi thường thiệt hại cũng
chỉ đạt được ở mức khắc phục một phần những thiệt hại về tinh thần đã xảy ra. Việc
pháp luật buộc người vi phạm hợp đồng phải bồi thường một khoản tiền cho người bị
thiệt hại có mục đích chủ yếu là vừa nhằm động viên, chia sẻ, an ủi người bị thiệt hại
hoặc nhân thân của họ, vừa là một biện pháp giáo dục nhằm ngăn chặn người có hành
vi vi phạm hợp đồng.
Thứ hai, khi xác định mức độ thiệt hại về tinh thần thì khơng phải trong mọi
trường hợp đều giống nhau mà cần phải căn cứ vào từng điều kiện, hoàn cảnh của từng
chủ thể cụ thể bị xâm phạm. Chẳng hạn, một người chết đi có thể làm một người đau
buồn và suy sụp tinh thần nhưng đối với một người khác điều này chỉ là một sự kiện
bình thường.
Thứ ba, về sự tồn tại, thiệt hại về tinh thần có thể là hậu quả kéo theo của thiệt
hại về thể chất (Ví dụ, nạn nhân đau buồn vì biết mình tàn tật vĩnh viễn) hoặc có thể tồn
tại một cách độc lập và ngược lại cịn có thể dẫn đến hậu quả thiệt hại về thể chất (Ví
dụ, bị sốc khi nghe một tin xấu dẫn đến bị sảy thai, lên cơn đau tim), miễn là loại thiệt
hại này tồn tại trên “thực tế”.
Đối với đặc điểm này, trước đây, trong hệ thống pháp luật thông luật – điển hình
là pháp luật Anh - ban đầu chỉ chấp nhận việc bồi thường thiệt hại về tinh thần khi mà
loại thiệt hại này gắn với thiệt hại về thể chất. Điều này đồng nghĩa với việc mọi yêu
cầu bồi thường thiệt hại về tinh thần không “kèm theo” thiệt hại về thể chất đều bị Toà
án bác bỏ. Một trong những vụ án đầu tiên khiếu kiện đòi bồi thường thiệt hại về tinh
thần ở Anh vào năm 1883 đã chứng minh cho điều này – vụ Victorian Railway
Commissioners v. Coultas30. Theo đó, yêu cầu bồi thường thiệt hại về tinh thần của bà
Coultas khơng được Tịa án chấp nhận. Hội đồng cơ mật Anh (Privy Council) đã nhận
định rằng những thiệt hại phát sinh do “sự kích động đột ngột khơng có tổn thương thể
chất đi kèm, nhưng gây ra tổn thất về tinh thần thì khơng thể cho là hậu quả của sự bất
cẩn của người gác đường ray”31. Có thể nói, ngun nhân chính cho việc từ chối bồi
thường thiệt hại về tinh thần này là do sự hiểu biết hạn chế về tâm thần học thời bấy giờ
cũng như việc thiếu tiền lệ án.
Tưởng Duy Lượng, tlđd (27), tr. 364.
Victorian Railway Commissioners v. Coultas [1883] 13 App. Cas. 222: Cụ thể, người gác đường ray đã bất cẩn
để thanh chắn mở dẫn đến việc ông bà Coultas cùng với anh trai băng qua đường ray trên chiếc xe ngựa khi tàu
hỏa đang chạy đến. Tuy cả ba người họ không bị thương, nhưng bà Coultas do bị tác động lớn về mặt tinh thần
nên dẫn đến sảy thai sau đó. Bà Coultas đã quyết định kiện công ty Victorian Railway Commissioner.
31
Victorian Railway Commissioners v. Coultas [1883] 13 App. Cas. 222.
29
30
11
Tương tự, trong vụ việc Keltner v. Washington County tại Hoa Kỳ vào năm
1982 , Tòa án tối cao Oregon đã từ chối yêu cầu bồi thường thiệt hại về tinh thần của
nguyên đơn do sự đau khổ về tinh thần khơng kèm theo một thương tổn về thể chất.
32
“Tịa án lý luận rằng: (1) những loại thiệt hại này khơng nằm trong dự tính trước của các
bên, (2) chúng quá suy đoán, (3) chúng quá xa vời và do đó khơng thể khởi kiện được.”33
Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống tinh thần của con người ngày càng được
chú trọng. Ngành tâm thần học đã đạt được những bước tiến quan trọng vào cuối thế kỷ
19 đến đầu thế kỷ 20. Hơn nữa, các án lệ liên quan ngày càng đa dạng theo thời gian,
dẫn đến hình thành các nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tinh thần hợp lý hơn. Chính
vì thế, phạm vi được bồi thường thiệt hại về tinh thần ngày càng mở rộng hơn là một hệ
quả tất yếu. Cho đến thời điểm hiện tại, các nước theo hệ thống pháp luật thông luật đã
chấp nhận thiệt hại về tinh thần như một loại thiệt hại độc lập, không tất yếu là hậu quả
kéo theo của thiệt hại về thể chất.
Theo đó, ở Hoa Kỳ, The Restatement (Second) of Contracts Section 353 quy định
rằng: “Bồi thường thiệt hại về tinh thần sẽ bị bác bỏ trừ trường hợp hành vi vi phạm hợp
đồng cũng gây ra thiệt hại về thể chất hoặc hợp đồng hoặc hành vi vi phạm thuộc loại
gây ra rối loạn cảm xúc nghiêm trọng là một kết quả đặc biệt có thể xảy ra”.34 Như
vậy, bên bị vi phạm trong quan hệ hợp đồng có thể được bồi thường thiệt hại về tinh
thần, ngay cả khi khơng có thiệt hại về thể chất, khi hợp đồng hoặc hành vi vi phạm có
tính chất đến mức gây ra rối loạn cảm xúc nghiêm trọng là một “kết quả đặc biệt có thể
xảy ra”.35 Ở Nhật Bản, theo quy định tại Điều 710 BLDS Nhật Bản: “Một người, dựa
Keltner v. Washington County [1990] 310 Or. 499, 800 P.2d 752; Douglas J. Whaley, “Paying for the Agony:
The Recovery of Emotional Distress Damages in Contract Actions”, Suffolk University Law Review, Vol. 26 (4),
tr. 935 – 936.
Cụ thể, Keltner, một cô bé 14 tuổi, biết được những tình tiết liên quan đến một vụ việc bi thảm - một đứa trẻ 9 tuổi
tên Wendy Harris bị sát hại. Keltner đã biết được danh tính của kẻ sát nhân, vị trí cất vũ khí giết người, vị trí của
thi thể Wendy và phương thức giết người của kẻ sát nhân. Cô ấy muốn báo với cảnh sát nhưng lại lo sợ cho sự an
toàn của mình. Tuy nhiên, sau đó, ngun đơn đã cung cấp thông tin liên quan cho cảnh sát với niềm tin vào lời
hứa bằng miệng của họ rằng sẽ không để danh tính của nguyên đơn bị tiết lộ cho thủ phạm biết. Keltner đã rất kinh
ngạc khi một công tố viên đã cung cấp báo cáo của cảnh sát, trong đó có xác nhận Keltner là người cung cấp thơng
tin, cho luật sư của thủ phạm; sau đó vị luật sư này đã nhanh chóng tiết lộ danh tính của Keltner cho thân chủ của
mình. Điều này khiến nguyên đơn rất đau khổ về tinh thần.
33
“The Supreme Court of Oregon refused to grant relief, adhering to its long-standing rule that emotional distress
damages are not recoverable in contract actions absent evidence of physical injury. The court reasoned that: (1)
such damages are not within the contemplation of the parties, (2) they are too speculative, and (3) they are too
remote and consequential to be actionable.” – Xem Douglas J. Whaley, tlđd (32), tr. 936.
34
The Restatement (Second) of Contracts Section 353: “Recovery for emotional disturbance will be excluded
unless the breach also caused bodily harm or the contract or the breach is of such a kind that serious emotional
disturbance
was
a
particularly
likely
result.”,
e/law/outlines/1L/2nd+Semester/LAW+506002+%E2%80%93+Contracts+II/R2C+%C2%A7+353, truy cập ngày 09/5/2022.
35
“In that Restatement version, then, damages for mental distress can be awarded, even in the absence of
physical injury or wilful breach of contract, where the contract or breach is of such a nature that serious
emotional disturbance is a “particularly likely result”.” _ Xem John D. McCamus (2008), “Mechanisms for
Restricting Recovery for Emotional Distress in Contracts”, Loyola of Los Angeles Law Review, Vol. 42 (1), tr. 75.
32
12
vào nền tảng của điều luật ở trên, sẽ chịu trách nhiệm cho những thiệt hại phi vật chất,
bất kể người này có gây thiệt hại về vật chất cho người khác, vi phạm sự tự do, danh dự
và quyền về tài sản của người khác hay khơng”36. Có thể thấy rằng, thiệt hại phi vật chất
– mà cụ thể hơn có thể là thiệt hại về tinh thần – không nhất thiết phải là hậu quả của sự
xâm phạm về thể chất vẫn được bồi thường khi có hành vi xâm phạm trái pháp luật của
người khác.
Trên thực tế, khơng phải tất cả các Tịa án ở Hoa Kỳ đều tuân theo quy tắc của
The Restatement yêu cầu thiệt hại về thể chất như là một điều kiện tiên quyết để bồi
thường thiệt hại về tinh thần.37 Ví dụ, Tòa án trong vụ việc Volkswagen of America v.
Dillard38 cho rằng: “Mặc dù Albama trước đó trong lịch sử khơng cho phép bồi thường
thiệt hại về tinh thần mà không có thiệt hại về thể chất kèm theo, nhưng hiện nay chúng
tôi đã áp dụng quy tắc nỗi đau khổ về tinh thần có thể được bồi thường mà khơng cần
có sự hiện diện của thiệt hại về thể chất”.39 Hay trong vụ việc Chizmar v. Mackie40 năm
1995 ở Alaska, Tòa án cấp phúc thấm cho phép nguyên đơn được bồi thường thiệt hại
về tinh thần do bị chuẩn đoán sai là dương tính với bệnh AIDS mà khơng cần kèm theo
thiệt hại về thể chất.41
Như vậy, tác giả đã tiến hành nghiên cứu và trình bày khái quát về khái niệm và
đặc điểm của thiệt hại về tinh thần, cụ thể là thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng.
“Thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng là một nội dung của trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong lĩnh vực hợp đồng”.42 Do vậy, bên cạnh việc làm rõ các khái niệm và đặc
điểm của thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng, tác giả cũng tiến hành phân tích và
làm sáng tỏ khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực
hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp
đồng nói riêng.
Điều 710 BLDS Nhật Bản quy định: “A person who, on the basis of the preceding provision, is liable for
damages of non-pecuniary loss, irrespective of whether he has harmed the other person physically, prejudice his
freedom, honour, or property rights”.
37
Ronnie Cohen & Shannon O'Byrne (2005), “Cry Me a River: Recovery of Mental Distress Damages in a Breach
of Contract Action - A North American Perspective”, American Business Law Journal, Vol. 42, tr. 112.
38
Volkswagen of America v. Dillard [1991] 8579 So. 2d 1301, truy cập ngày 14/5/2022.
39
"Although Alabama historically did not allow the recovery of damages for mental distress where there was no
accompanying physical injury, we have now adopted the rule that recovery may be had for mental suffering
without the presence of physical injury ...." _ Xem Ronnie Cohen & Shannon O'Byrne, tlđd (37), tr. 112;
Volkswagen of America v. Dillard, tlđd (38), truy cập ngày 14/5/2022.
40
Chizmar v. Mackie [1995] 896 P2d 196, truy cập ngày 13/5/2022.
41
“On appeal, Savitri argues that, under the facts of this case, a claim of physical injury should not be necessary
to support recovery of emotional distress damages. We agree and reverse the superior court's grant of a directed
verdict on this issue.” _ Xem Chizmar v. Mackie, tlđd (40), truy cập ngày 13/5/2022.
42
Phạm Thị Mỹ Hạnh, tlđd (3), tr. 12.
36
13
1.2. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần
do vi phạm hợp đồng
1.2.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp
đồng
Theo pháp luật Việt Nam, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
là loại trách nhiệm dân sự mà theo đó người có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng
gây ra thiệt hại thì phải bồi thường những thiệt hại đã gây ra cho phía bên kia. Như vậy,
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng khác với trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng ở những điểm sau:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng bao giờ cũng phải dựa trên cơ
sở một hợp đồng có trước, tức là giữa người được hưởng bồi thường và người gây ra
thiệt hại trước đó phải có một quan hệ hợp đồng hợp pháp. Nếu giữa hai bên không tồn
tại một hợp đồng nào thì nếu có thiệt hại xảy ra sẽ là những thiệt hại phát sinh ngoài hợp
đồng và bên gây thiệt hại chỉ có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng.43
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng chỉ phát sinh khi có hành vi vi
phạm nghĩa vụ theo hợp đồng. Nếu giữa các bên tồn tại quan hệ hợp đồng hợp pháp
nhưng hành vi gây thiệt hại không phải là do vi phạm hợp đồng thì trách nhiệm dân sự
phát sinh chỉ có thể là trách nhiệm ngồi hợp đồng.44
Chủ thể gây thiệt hại và người bị thiệt hại chính là các bên trong quan hệ hợp
đồng đó. Do đó, nếu người thứ ba có lỗi để gây ra thiệt hại cho một bên trong hợp đồng
hoặc một bên trong hợp đồng gây ra thiệt hại cho người thứ ba thì trách nhiệm dân sự
phát sinh chỉ có thể là trách nhiệm ngồi hợp đồng. Trường hợp này khơng áp dụng đối
với hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba vì người thứ ba cũng là người có quyền lợi liên
quan và được đề cập đến trong hợp đồng; do đó, đây được xem là trường hợp ngoại lệ.45
Đồng thời, cũng cần lưu ý rằng, không phải trong mọi trường hợp, chủ thể giao
kết hợp đồng là chủ thể trực tiếp thực hiện hợp đồng mà họ có thể ủy quyền việc thực
hiện hợp đồng sang cho chủ thể khác. Bởi vậy, chủ thể được các bên trong hợp đồng ủy
quyền thực hiện hợp đồng mà có hành vi vi phạm thì cũng được xác định chính là sự vi
phạm của chủ thể hợp đồng.46
Từ những phân tích trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
là một lĩnh vực rộng, đã được nghiên cứu trong thời gian dài bởi các chuyên gia, học giả
Võ Thị Oanh (Trưởng nhóm), Phan Thị Trúc Phương, Lê Thị Thảo, Bạch Thủy Tiên, tlđd (9), tr. 11 - 12.
Võ Thị Oanh (Trưởng nhóm), Phan Thị Trúc Phương, Lê Thị Thảo, Bạch Thủy Tiên, tlđd (9), tr. 12.
45
Võ Thị Oanh (Trưởng nhóm), Phan Thị Trúc Phương, Lê Thị Thảo, Bạch Thủy Tiên, tlđd (9), tr. 12.
46
Đinh Văn Cường (2020), “Thực trạng pháp luật và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế tài phạt vi
phạm, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại và mối quan hệ giữa hai chế tài”, Tạp chí Khoa học
kiểm sát, số 03, tr. 52.
43
44
14
trong và ngoài nước. Một bộ phận của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực
hợp đồng đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng đang
là một vấn đề được quan tâm ở Việt Nam trong cả trong lĩnh vực dân sự, thương mại.47
Trong pháp luật dân sự Việt Nam, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh
thần do vi phạm hợp đồng, có nhiều luận giải khác nhau. Từ quy định của BLDS năm
1995 tại khoản 3 Điều 310 đến quy định của BLDS năm 2005 tại khoản 3 Điều 307,
trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần được đặt ra đối với “người gây thiệt hại về
tinh thần cho người khác” mà “xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, uy tín của người đó”. Đến nay, theo BLDS năm 2015 thì khoản 3 Điều 361 không
quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của “người gây thiệt hại về tinh thần” như
hai Bộ luật trước đó, mà đưa ra định nghĩa đối với thiệt hại về vật chất và thiệt hại về
tinh thần, cụ thể “thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ
thể.”.48
Như vậy, về khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm
hợp đồng, tác giả đồng tình với quan điểm cho rằng: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
về tinh thần do vi phạm hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự phát sinh khi một bên
vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng gây ra thiệt hại về tinh thần thì phải bồi thường thiệt
hại theo quy định của pháp luật”.49
1.2.2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm
hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng có các đặc
điểm sau đây:
Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng
không chỉ phát sinh từ việc chủ thể bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, các lợi ích nhân thân khác mà cịn có thể phát sinh khi có sự xâm
phạm về tài sản.50
Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng khơng
thể khơi phục lại hồn tồn tình trạng ban đầu. Bởi lẽ, thiệt hại về tinh thần để lại những
vết hằn tâm lý rất sâu sắc, khó phai mờ hoặc khơng thể phai mờ trong ký ức của người
bị hại.51 Một khi tinh thần đã bị xâm phạm thì khó có thể khơi phục lại tình trạng ban
Phạm Thị Mỹ Hạnh, tlđd (3), tr. 24.
Phạm Thị Mỹ Hạnh, tlđd (3), tr. 14.
49
Phạm Thị Mỹ Hạnh, tlđd (3), tr. 27.
50
Phụ lục 3: Các ví dụ về bồi thường thiệt hại về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm: Ở Pháp, vụ việc Cheval Lunnus
năm 1962; Ở Canada, vụ việc Ferguson v. Birchmount Boarding Kennels Ltđ. năm 2006, vụ việc Nevelson v.
Murgaski năm 2006; Ở Hoa Kỳ, vụ việc McManus v. Galaxy Carpet Mills năm 1983, vụ việc B & B Cut Stone
Co. v. Resneck năm 1985; v.v.
51
Tưởng Duy Lượng, tlđd (27), tr. 364.
47
48
15
đầu như trường hợp lợi ích vật chất bị xâm phạm. Vì vậy, chúng ta khơng thể khắc phục
tồn bộ tình cảm bị tổn thương đó mà chỉ là bù đắp một khoản tiền nhằm xoa dịu một
phần nỗi đau tinh thần mà họ phải gánh chịu.52
Thứ ba, bồi thường thiệt hại về tinh thần khơng được xem là hình thức duy nhất
để khơi phục các lợi ích tinh thần. Bồi thường thiệt hại về tinh thần cần kết hợp với các
biện pháp khác như xin lỗi, cải chính cơng khai, v.v bởi vì, trong nhiều trường hợp các
biện pháp này mang lại hiệu quả cao hơn so với bồi thường thiệt hại.53 Ví dụ, theo quy
định tại Điều 723 BLDS Nhật Bản, trong trường hợp gây thiệt hại đến danh dự của cơng
dân thì theo u cầu của người bị thiệt hại, Tịa án có thể u cầu người gây thiệt hại
phải bồi thường thiệt hại đồng thời khôi phục lại danh dự hoặc chỉ khôi phục lại danh
dự cho người bị thiệt hại.54 Như vậy, pháp luật dân sự Nhật Bản, ngoài việc quy định về
khoản tiền bù đắp thiệt hại về tinh thần, cũng thừa nhận các biện pháp khôi phục lại
danh dự cho người bị thiệt hại.55 Chẳng hạn như, đăng lời xin lỗi người bị thiệt hại trên
phương tiện thông tin đại chúng. Quy định tương tự cũng có ở khoản 3 Điều 1 của Luật
về ngăn ngừa cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản.56
Cuối cùng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần có thể gắn liền hoặc độc
lập với trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất. Chẳng hạn như trong trường hợp
người bị đưa vào trường giáo dưỡng chỉ bị tổn thất về tinh thần do hành vi trái pháp luật
của người thi hành cơng vụ gây ra thì Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại về tinh thần mà không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất hoặc trong
trường hợp xâm phạm đến tính mạng của người khác thì ngồi các chi phí cứu chữa, bồi
dưỡng cho người chăm sóc người bị thiệt hại, chi phí mai táng, cấp dưỡng cịn phải bồi
thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần.57
Như vậy, tác giả đã tiến hành nghiên cứu và trình bày khái quát về khái niệm và
đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng. Xét
thấy, ngày nay, nhu cầu về thẩm mỹ kéo theo nhu cầu chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, nhu
cầu về sử dụng, hưởng thụ các dịch vụ du lịch và vận chuyển ngày càng tăng. Song hành
đó các phịng khám, các viện thẩm mỹ, các cơng ty du lịch, lữ hành cũng được xây dựng
và phát triển. Trong q trình kinh doanh, đơi khi khơng tránh khỏi những rủi ro. Và
Võ Thị Oanh (Trưởng nhóm), Phan Thị Trúc Phương, Lê Thị Thảo, Bạch Thủy Tiên, tlđd (9), tr. 14.
Phạm Thị Mỹ Hạnh, tlđd (3), tr. 16 – 17; Tưởng Duy Lượng, tlđd (27), tr. 364.
54
Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1995), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Nxb.Chính
trị quốc gia Hà Nội, tr. 689;
Điều 723 BLDS Nhật Bản quy định: “Nếu một người gây thiệt hại cho uy tín của người khác, thì theo u cầu của
người này Tịa án buộc người gây thiệt hại tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm khơi phục uy tín của người bị
thiệt hại hoặc vừa bồi thường thiệt hại vừa khôi phục uy tín.” _ Xem Tưởng Duy Lượng, tlđd (27), tr. 345.
55
Nguyễn Lê Quỳnh Như (2021), Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần ngoài hợp đồng theo pháp luật
dân sự Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 19.
56
Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, tlđd (54), tr. 689.
57
Võ Thị Oanh (Trưởng nhóm), Phan Thị Trúc Phương, Lê Thị Thảo, Bạch Thủy Tiên, tlđd (9), tr. 14.
52
53
16
quy định mới có liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm
hợp đồng sẽ là những nền tảng để giải quyết tranh chấp trong thực tiễn.58 Do đó, một số
quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã dần thừa nhận đối với trách nhiệm bồi
thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng.
1.3. Sự chấp nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm
hợp đồng
1.3.1. Quy định của pháp luật nước ngoài
Ngày nay, trong một số trường hợp nhất định thì loại trách nhiệm bồi thường thiệt
hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng cũng đã được chấp nhận ở một số nước theo hệ
thống pháp luật thông luật.
Về mặt pháp lý, ở Hoa Kỳ, The Restatement (Second) of Contracts Section 353
quy định rằng: “Bồi thường thiệt hại về tinh thần sẽ bị bác bỏ, trừ trường hợp hành vi vi
phạm hợp đồng cũng gây ra thiệt hại về thể chất hoặc hợp đồng hoặc hành vi vi phạm
thuộc loại gây ra rối loạn cảm xúc nghiêm trọng là một kết quả đặc biệt có thể xảy ra”.59
Ở Thái Lan, căn cứ theo Điều 420 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan cũng
quy định đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhưng cịn hạn chế: “Một người cố
tình hay vơ tình làm tổn thương một cách trái pháp luật đến đời sống, thân thể, sức khỏe,
tự do, tài sản hoặc bất cứ quyền nào của người khác, thì bị coi là phạm một hành vi sai
trái và có nghĩa vụ bồi thường cho sự tổn thương đó”60. Bộ luật này lại không thể hiện
một cách minh thị về việc chấp nhận hay không chấp nhận đối với thiệt hại về tinh thần.
Thay vào đó, với việc thực thi Đạo luật về thủ tục hồ sơ người tiêu dùng (Consumer
Case Procedure Act in August) năm 2008 và Đạo luật về trách nhiệm sản phẩm (Product
Liability Act ) năm 2009 thì Tịa án có cơ sở để chấp nhận đối với các thiệt hại về tinh
thần (ví dụ: đau đớn, đau khổ, lo lắng, sợ hãi, đau buồn, v.v) do tổn thương cơ thể, sức
khỏe, vệ sinh của bên bị tổn thương dựa trên thiệt hại thực tế.61
Phạm Thị Mỹ Hạnh, tlđd (3), tr. 27.
The Restatement (Second) of Contracts Section 353: “Recovery for emotional disturbance will be excluded
unless the breach also caused bodily harm or the contract or the breach is of such a kind that serious emotional
disturbance
was
a
particularly
likely
result.”,
e/law/outlines/1L/2nd+Semester/LAW+506002+%E2%80%93+Contracts+II/R2C+%C2%A7+353, truy cập ngày 09/5/2022.
60
Điều 420 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan quy định: “A person who, willfully or negligently, unlawfully
injures the life, body, health, liberty, property or any right of another person, is said to commit a wrongful act and
is bound to make compensation therefore.”
61
Phạm Thị Mỹ Hạnh, tlđd (3), tr. 56; xem thêm Tilleke & Gibbins (2012), “Thailand”, in Harvey L Kaplan,
Gregory L Fowler and Simon Castley (2012), “Product Liability in 33 jurisdictions worldwide”, Getting the Deal
Through - Law Business Research, tr. 181; Thailand Contract Dispute Blog, “Civil Litigation in Thailand: PART
6 – damages”, truy cập ngày 11/5/2022.
58
59
17
Về mặt thực tiễn xét xử, trong vụ kiện McQueen v. Echelon General Insurance
Co năm 200962. Nguyên đơn bị tai nạn xe và phải chấp nhận thất nghiệp, nhận trợ cấp
từ chương trình hỗ trợ người khuyết tật và cịn bị chấn thương tâm lý (manic depression).
Sau tai nạn, bà Janey McQueen đã nộp đơn yêu cầu công ty bảo hiểm thanh tốn trợ cấp
dọn dẹp và chi phí đi lại nhưng công ty bảo hiểm đã từ chối thanh tốn. Hơn nữa, cơng
ty bảo hiểm cịn giới hạn ngun đơn tiếp cận với đánh giá y tế (medical assessment).
Nguyên đơn khẳng định rằng việc từ chối của công ty bảo hiểm đối với quyền lợi của
bà và giới hạn bà tiếp cận với đánh giá y tế đã khiến bà bị chấn thương tâm lý.63 Tịa án
cơng lý tối cao Ontario đã chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại về tinh thần của nguyên
đơn. Số tiền mà nguyên đơn được bồi thường là 25.000 đơ la Mỹ. Tịa án cho rằng thiệt
hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng trong vụ án này là sự yên tâm mà họ sẽ có được
nếu hợp đồng được thực hiện.64
Ngồi ra, ở Anh, một số ngoại lệ được đặt ra đối với việc bồi thường thiệt hại về
tinh thần do vi phạm hợp đồng, trong đó có thể kể đến trường hợp “đối tượng chính hoặc
quan trọng của hợp đồng là mang lại niềm vui, mối quan hệ hoặc sự yên tâm”65. Cụ thể,
vụ kiện liên quan đến hợp đồng nghỉ dưỡng (holiday contract) giữa Jarvis v. Swans
Tours Ltd [1973] 1 QB 23366. Trong vụ việc này, nguyên đơn muốn tận hưởng kỳ nghỉ
của mình với nhiều mong đợi khi xem quảng cáo về “houseparty” của bị đơn. Tuy nhiên,
kỳ nghỉ đã không như mong đợi khiến ông cảm thấy thất vọng. Tịa án cấp sơ thẩm cho
ơng được hưởng số tiền bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng là 31.72
bảng Anh và Tòa án cấp phúc thẩm tuyên lại số tiền mà ông Jarvis được bồi thường là
125 bảng Anh. Trong vụ Jarvis, thiệt hại về tinh thần có thể được bồi thường trong lĩnh
vực hợp đồng (Hợp đồng nghỉ dưỡng) như một minh chứng thực tế.67 Bên cạnh đó, có
các trường hợp khác cho phép bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng
như: liên quan đến hợp đồng nghỉ dưỡng như vụ việc giữa Jackson v. Horizon Holidays
[1975] 3 All ER 9268; hoặc thiệt hại về sự thất vọng do thư mời tham dự vòng chung kết
của cuộc thi sắc đẹp đến quá muộn dẫn đến đánh mất cơ hội giành thắng lợi trong cuộc
McQueen v. Echelon General Insurance Co [2009] O.J.No.3965, Anne Davenport (2009), “Damages for Mental
Distress”, Insurance Law Bulletin, tr. 01, truy cập ngày 11/4/2022.
63
Phùng Thị Phương (2019), “Một số vấn đề về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng”, Tạp chí điện tử Tòa
án nhân dân, truy cập ngày 11/4/2022.
64
Anne Davenport, tlđd (62), tr. 02, truy cập ngày 11/4/2022; Phạm Thị Mỹ Hạnh, tlđd (3), tr. 21.
65
Jassmine Girgis (2010), “Damages for Mental Distress in Breach of Contract”,
truy cập ngày 11/4/2022.
66
Jarvis v. Swans Tours Ltd [1973] 1 QB 233; James Walter John Jarvis v, Swan Tours Limited [1972] EWCA
Civ 8; Samantha Cotton (1999), “Remedies for breach of contract”, truy cập ngày 11/4/2022.
67
Phạm Thị Mỹ Hạnh, tlđd (3), tr. 22; xem thêm Ewan Mc. Kendrick (2017), Contract Law, Macmillan Publishers,
12th edition, tr. 456.
68
Jackson v. Horizon Holidays [1975] 3 All ER 92; Jackson v Horizon Holidays Ltd [1975] 1 WLR 1468.
62
18
thi (Chaplin v. Hicks [1911] 2 KB 786)69; hoặc bồi thường thiệt hại về tinh thần của cả
hai vợ chồng ông bà Thake khi bị đơn thất bại trong ca phẫu thuật thắt ống dẫn tinh mà
họ không được cảnh báo về thất bại này, do đó, người vợ đã mang thai và sinh con
(Thake v. Maurice [1986] 1 All ER 497)70.
Không như hệ thống pháp luật thông luật, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về
tinh thần do vi phạm hợp đồng rất bị hạn chế trong hệ thống pháp luật dân luật. Luật
pháp các nước Châu Âu như Đức, Hà Lan không chấp nhận bồi thường thiệt hại về tinh
thần trong quan hệ hợp đồng, và trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, loại
thiệt hại này được bồi thường chỉ trong trường hợp xâm phạm về cơ thể, đời tư cá nhân
hay danh tiếng. Tuy nhiên, Pháp lại không nằm trong số các quốc gia này. Ở Pháp, Tòa
án đã chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng từ rất
sớm. Vào năm 1932, một công ty phục vụ mai táng đã phải bồi thường thiệt hại về tinh
thần cho một gia đình đã ký hợp đồng với họ khi công ty này chậm trễ trong việc mai
táng.71 Về mặt pháp lý, nguyên tắc cơ bản và mang tính nền tảng trong BLDS Cộng hòa
Pháp là thiệt hại phải được bồi thường tồn bộ. Nó bao gồm thiệt hại về vật chất như
thiệt hại về sức khỏe, tài sản của người bị hại hay tổn hại về quyền lợi được cấp dưỡng
của bên thứ ba trong trường hợp nạn nhân chết hay bị thương tật, v.v. Khơng chỉ có vậy,
nguyên tắc này còn bao gồm cả những thiệt hại về tinh thần, chẳng hạn như tổn hại danh
tiếng, những đau đớn mà nạn nhân phải gánh chịu, những đau buồn mất mát của bên thứ
ba khi nạn nhân bị xâm phạm về tính mạng hay sức khoẻ, v.v. Ngồi ra, Điều 1382
BLDS Cộng hòa Pháp72 chỉ quy định trách nhiệm của người gây thiệt hại là phải bồi
thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Sự khái quát, không cụ thể của điều luật
này thể hiện ý chí của nhà làm luật: cho phép bồi thường đối với mọi loại thiệt hại, bất
kể đó là thiệt hại vật chất hay phi vật chất, là thiệt hại về tài sản, về thân thể hay đơn
thuần chỉ là các lợi ích kinh tế. Như vậy, có thể thấy rằng, ở Pháp, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng hoàn toàn được thừa nhận cả về quan
điểm pháp lý lẫn thực tiễn áp dụng.73
69
Chaplin v Hicks [1911] 2 KB 786: Cụ thể, Seymour Hicks là một diễn viên nổi tiếng và quản lý nhà hát. Hicks
mời các cô gái tham gia một cuộc thi sắc đẹp do anh tổ chức bằng cách gửi ảnh của mình. Những bức ảnh của các
cơ gái sẽ được đăng trên một tờ báo và độc giả của tờ báo sẽ bình chọn ra mười hai cơ gái chiến thắng lọt vào vòng
chung kết. Chaplin tham gia cuộc thi và về nhất trong nhóm của cơ ấy, do đó, cơ ấy có cơ hội được xem xét vào
vịng chung kết. Tuy nhiên, thư mời cơ tham dự vịng tiếp theo của cuộc thi đến quá muộn khiến cô không thể đến
cuộc hẹn vào đúng ngày trong thư mời để gặp ông Hicks. Kết quả là cô bị từ chối cơ hội được xem xét vào vòng
chung kết của cuộc thi. Tòa án cấp phúc thẩm trao cho nguyên đơn số tiền bồi thường là 100 bảng Anh cho sự thất
vọng khi bị đánh mất cơ hội giành được giải thưởng cao trong cuộc thi do hành vi vi phạm của bị đơn.
70
Thake v. Maurice [1986] 1 All ER 497; Thake v. Maurice [1983] Queens Bench Division, judgment delivered
26 March 1983.
71
Đỗ Văn Đại, tlđd (17), tr. 502.
72
Điều 1382 BLDS Cộng hòa Pháp quy định: “Bất cứ hành vi nào của một người mà gây thiệt hại cho người khác,
thì người đã gây ra thiệt hại do lỗi của mình phải bồi thường thiệt hại”.
73
Phạm Thị Mỹ Hạnh, tlđd (3), tr. 23
19