Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên cầu lông đội tuyển quốc gia lứa tuổi 13 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.4 MB, 193 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

họ

c

BÙI KIM HÀ

c

NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ

dụ

CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN CẦU LÔNG ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA

án

tiế

n



G



o



LỨA TUỔI 13-15

Lu
ận

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

Hà Nội - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

BÙI KIM HÀ

NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ

dụ

c

LỨA TUỔI 13-15

họ

c

CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN CẦU LÔNG ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA


n



G



o

Tên ngành: Giáo dục học
Mã ngành: 9140101

Lu
ận

án

tiế

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Trần Hiếu

2. TS Lý Đức Trường

Hà Nội - 2022



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là
trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào.

dụ

c

họ

c

Tác giả luận án

Lu
ận

án

tiế

n



G




o

Bùi Kim Hà


MỤC LỤC

Lu
ận

án

tiế

n



G



o

dụ

c


họ

c

Trang bìa .............................................................................................................
Trang phụ bìa .....................................................................................................
Lời cam đoan ......................................................................................................
Mục lục ................................................................................................................
Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án .........................................................
Danh mục các biểu bảng, biểu đồ, sơ đồ, hình trong luận án ........................
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................. 7
1.1. Cơ sở lý luận về q trình huấn luyện VĐV cầu lơng .......................... 7
1.1.1. Cơ sở về phát triển vận động viên trong dài hạn ..................................... 7
1.1.2. Phân chia giai đoạn huấn luyện ............................................................. 12
1.1.3. Quá trình huấn luyện nhiều năm cho VĐV cầu lông ............................. 16
1.2. Phương pháp huấn luyện tố chất thể lực môn cầu lông ..................... 21
1.2.1. Khái niệm về sức mạnh tốc độ ............................................................... 22
1.2.2. Đặc điểm lượng vận động trong huấn luyện sức mạnh tố độ cho VĐV
Cầu lông ........................................................................................................... 23
1.2.3. Phương pháp huấn luyện sức mạnh tốc độ ............................................ 25
1.3. Bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV Cầu lông ..................... 29
1.3.1. Cơ sở lý luận chung ............................................................................... 29
1.3.2. Bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV Cầu lông ........................ 32
1.4. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 13-15 ..................................................... 34
1.5. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan .............................................. 38
1.5.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................ 38
1.5.2. Các nghiên cứu ở trong nước ................................................................. 45
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ................... 53

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 53
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 53
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................ 53
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 53
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu .......................................... 53
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm .......................................................... 54
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm ............................................................. 55
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm ............................................................. 56
2.2.5. Phương pháp kiểm tra tâm lý ................................................................. 62
2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm....................................................... 63


Lu
ận

án

tiế

n



G



o

dụ


c

họ

c

2.2.7. Phương pháp toán thống kê.................................................................... 63
2.3. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................ 66
2.3.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 66
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 66
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................ 67
3.1. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh tốc độ cho nam
VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15 ....................................... 67
3.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn hệ thống test đánh giá sức mạnh tốc
độ cho nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15 ...................... 67
3.1.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Cầu lông
đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15.................................................................... 77
3.1.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới huấn luyện tố chất sức mạnh tốc
độ cho nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15 ...................... 81
3.1.4. Bàn luận ................................................................................................. 85
3.2. Nghiên cứu thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ cho
nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15 .............................. 88
3.2.1. Thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam
VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15 .......................................... 88
3.2.2. Thực trạng sức mạnh tốc độ của nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc
gia lứa tuổi 13-15 ............................................................................................. 94
3.2.3. Bàn luận ................................................................................................. 96
3.3. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho
nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15 .................................. 98

3.3.1. Lựa chọn bài tập chuyên môn phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV
Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15 .................................................... 98
3.3.2. Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV
Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15 .................................................. 107
3.3.3. Bàn luận ............................................................................................... 123
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 131
A. Kết luận ..................................................................................................... 131
B. Kiến nghị ................................................................................................... 132
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................
PHỤ LỤC .............................................................................................................


DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Chuẩn bị chung

CBCM

Chuẩn bị chuyên môn

CT

Chiến thuật

CTI

Chuyển tiếp

HLV


Huấn luyện viên

HLTT

Huấn luyện thể thao

KT

Kỹ thuật

SMTĐ

Sức mạnh tốc độ

TDTT

Thể dục thể thao

TL

Thể lực

TN

Thực nghiệm

TP

Thành phố


TT

Thứ tự

VĐV

Vận động viên

họ
c
dụ
o


G


n
tiế
án
Lu
ận

c

CBC


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN

Nội dung

TT

Trang

BẢNG
71

3.2. Kết quả lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV
Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15 (n = 24)

73

3.3. Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam
VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15 (n = 15)

75

3.4. Mối tương quan thứ bậc giữa các test đánh giá sức mạnh tốc độ
với thành tích thi đấu của nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc
gia

76

3.5. Kết quả kiểm tra và xác định độ tin cậy các test đánh giá sức
mạnh tốc độ cho nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia

Sau
tr.80


3.6. So sánh kết quả kiểm tra các test đánh giá sức mạnh tốc độ cho
nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-14 (n = 15)

Sau
tr.80

3.7. Đánh giá phân bố chuẩn các test đánh giá sức mạnh tốc độ cho
nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia

Sau
tr.80

3.8. Tiêu chuẩn xếp loại sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Cầu lông
đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-14

Sau
tr.80

3.9. Tiêu chuẩn xếp loại sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Cầu lông
đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 15

Sau
tr.80

3.10. Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV
Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-14

Sau
tr.80


3.11. Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV
Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 15

Sau
tr.80

3.12. Tiêu chuẩn tổng hợp điểm xếp loại đánh giá sức mạnh tốc độ
cho nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15

81

3.13. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới huấn luyện sức mạnh tốc
độ cho nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15
(n = 10)

85

3.14. Thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho
VĐV Cầu lông lứa tuổi 13-15 tại một số Trung tâm Huấn luyện

90

3.15. Thực trạng sử dụng các loại bài tập phát triển sức mạnh tốc độ
cho nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15

92

3.16. Thực trạng kết quả xếp loại sức mạnh tốc độ của nam VĐV


95

Lu
ận

án

tiế

n



G



o

dụ

c

họ

c

3.1. Kết quả lựa chọn các chỉ tiêu, test đánh giá sức mạnh tốc độ
cho đối tượng nghiên cứu trước khi đem phỏng vấn chính thức
(n = 10)



TT

Nội dung
Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15

Trang
Sau
tr.104

3.18. Nội dung huấn luyện sức mạnh trong giai đoạn chuẩn bị cho
nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15

109

3.19. Nội dung huấn luyện sức mạnh trong giai đoạn chuẩn bị cho
nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15

109

3.20. Tỷ lệ huấn luyện tố chất sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Cầu
lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15 theo chu kỳ năm huấn
luyện

111

3.21. Nội dung huấn luyện sức bền ưa khí (Tối thiểu 12 tuần) cho
nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15


112

3.22. Nội dung huấn luyện sức mạnh cho nam VĐV Cầu lông đội
tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15

114

3.23. Tiến trình ứng dụng bài tập theo giai đoạn trong huấn luyện sức
mạnh tốc độ nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi
13-15

118

3.24. Tiến trình ứng dụng bài tập theo tuần trong huấn luyện sức
mạnh tốc độ nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi
13-

118

tiế

n



G



o


dụ

c

họ

c

3.17. Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV
Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15 (n = 24)

Sau
tr.119

3.26. Nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá sức mạnh tốc độ của
nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-14 qua các
giai thực nghiệm (n = 10)

Sau
tr.119

3.27. Kết quả so sánh tự đối chiếu các test đánh giá sức mạnh tốc độ
của nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 15 qua các
giai đoạn thực nghiệm (n = 5)

Sau
tr.119

3.28. Nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá sức mạnh tốc độ của

nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 15 qua các giai
thực nghiệm (n = 5)

Sau
tr.119

3.29. Kết quả so sánh tự đối chiếu test đánh giá phản xạ phức của
nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 15 qua các giai
đoạn thực nghiệm (n = 5)

121

3.30. Kết quả chỉ số VO2max qua các giai đoạn thực nghiệm (n =
15)

122

Lu
ận

án

3.25. Kết quả so sánh tự đối chiếu các test đánh giá sức mạnh tốc độ
của nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-14 qua
các giai đoạn thực nghiệm (n = 10)


Nội dung

TT


Trang

3.31. So sánh sự khác biệt của chỉ số VO2max giữa các giai đoạn
thực nghiệm (n = 15)

127

3.32. Kết quả xếp loại chỉ số VO2max theo các giai đoạn thực
nghiệm (n = 15)

128

3.33. So sánh theo tiêu chuẩn xếp loại tổng hợp đánh giá sức mạnh
tốc độ cho nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 1315

129

BIỂU ĐỒ
71

3.2. Tỷ lệ sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV
Cầu lông lứa tuổi 13-15

90

3.3. Tỷ lệ sử dụng các loại bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho
VĐV Cầu lông lứa tuổi 13-15

89


3.4. Tỷ lệ xếp loại sức mạnh tốc độ của nam VĐV Cầu lông đội
tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15

95

3.5. Diễn biến thành tích các test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam
VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15

120

3.6. Phân bố chỉ số VO2max qua các giai đoạn thực nghiệm

127

3.7. Tỷ lệ xếp loại chỉ số VO2max qua các giai đoạn thực nghiệm

129

án

tiế

n



G




o

dụ

c

họ

c

3.1. Đối tượng phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ
cho nam VĐV Cầu lơng đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-1

HÌNH

Vị trí di chuyển tốc độ kết hợp đánh cầu

59

2.2

Vị trí di chuyển tốc độ tăng dần

60

Lu
ận

2.1



1
MỞ ĐẦU
Cầu lông là môn thể thao được biết đến xuất hiện đầu tiên ở Châu Á, bắt
nguồn từ trò chơi dân gian ở Ấn Độ. Môn thể thao này phát triển rộng rãi như
ngày nay, thế giới vẫn ghi nhận là do công lao của người Anh [22], [64]. Họ
đã đưa môn thể thao này phát triển bằng cách phổ biến rộng rãi và xây dựng
hệ thống luật thi đấu chặt chẽ nhằm đảm bảo tính cơng bằng cho người chơi.
Ngày nay, cầu lông ngày một phát triển rộng rãi và đã được đưa vào chương
trình thi đấu tại các kỳ Đại hội Thể thao Olympic, ASIAD và các kỳ SEA
Games. Mơn thể thao này địi hỏi các thuộc tính thể chất và sinh lý cụ thể -

họ

c

chẳng hạn như tốc độ và sự nhanh nhẹn trên sân, cùng với một nền tảng tốt về

c

sức bền. Để đào tạo VĐV cầu lơng cấp cao, ngồi kỹ năng thì các thông số

dụ

sinh lý như sức mạnh, tốc độ, sự nhanh nhẹn, sức bền... và các thông số tâm

o

lý của sự dẻo dai và cống hiến cũng là các yếu tố vô cùng quan trọng.


G



Trong những năm gần đây, cầu lông ở Việt Nam là một trong những



môn thể thao phát triển rộng rãi trong quần chúng, có vị trí quan trọng trong

n

việc nâng cao sức khỏe, tinh thần đoàn kết cho mọi người tập luyện và thi

tiế

đấu. Bên cạnh đó cũng đã nhiều VĐV có thành tích thi đấu tốt ở các giải khu

án

vực, quốc tế, có thứ hạng cao trong bảng xếp hạng của liên đồn Cầu lơng thế

Lu
ận

giới như: VĐV Nguyễn Tiến Minh, Vũ Thị Trang, Nguyễn Thùy Linh, Lê
Đức Phát, Phạm Cao Cường...
Cầu lông là môn thể thao địi hỏi tính kỹ xảo và chuẩn xác cao về kỹ


thuật, mật độ động tác dày, cường độ lớn, nhưng thời gian làm việc liên tục
lại ngắn, xen kẽ có những đoạn nghỉ nhất định [43], [44]. Vì vậy, với cường
độ vận động lớn và cùng với thời gian thi đấu kéo dài tới hàng chục ngày nên
dễ tạo ra sự mệt mỏi thần kinh, cộng với việc tập luyện và thi đấu trong điều
kiện khơng gió, dưới ánh đèn, ít được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nên VĐV
cầu lông rất cần được huấn luyện thể lực tồn diện. Trong thể thao nói chung
và cầu lơng nói riêng, địi hỏi phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu lĩnh
kỹ thuật, chiến thuật, trạng thái tâm lý, môi trường và phương tiện tập luyện


2
với phát triển tố chất thể lực. Một VĐV có thể lực tuyệt vời nhưng nếu thiếu
kỹ thuật, chiến thuật, yếu tố tâm lý... thì khơng thể chiến thắng được đối
phương. Ngược lại, nếu một VĐV có các yếu tố kỹ thuật, chiến thuật, yếu tố
tâm lý... tốt mà thiếu thể lực thì cũng khó có thể chiến thắng được đối
phương. Hai VĐV có trình độ kỹ thuật, chiến thuật, trạng thái tâm lý và các
điều kiện khác như nhau, song VĐV nào có sức mạnh tốc độ và thể lực tốt
hơn thì VĐV đó sẽ chiến thắng ở các hiệp đấu sau, cho nên có thể khẳng định
rằng, sức mạnh tốc độ là nền tảng và chỗ dựa để phát huy kỹ, chiến thuật.
Phát triển tố chất sức mạnh tốc độ là cơ sở nền tảng để tiếp thu và nắm

họ

c

vững kỹ thuật cầu lông, để vận dụng chiến thuật cầu lông một cách linh hoạt

c

và sáng tạo trong thi đấu. Nói cách khác, việc tiếp thu và vận dụng có hiệu


dụ

quả kỹ, chiến thuật cầu lơng chỉ có thể thực hiện trên nền tảng sức mạnh tốc



o

độ vững chắc. Huấn luyện sức mạnh tốc độ còn đảm bảo phát triển mối quan

G

hệ chặt chẽ giữa nâng cao năng lực các tố chất của cơ thể VĐV với việc nâng



cao năng lực tâm lý, có tác dụng tích cực đến việc giáo dục các phẩm chất,

n

nhân cách, đặc biệt là giáo dục ý chí cho VĐV. Điều này được thể hiện ở

tiế

những cố gắng nỗ lực hoàn thành khối lượng tập luyện, phấn đấu vượt qua

án

được những thành tích của bản thân để vươn tới các thành tích mới, rèn luyện


Lu
ận

bản lĩnh vững vàng, chủ động sáng tạo trong thi đấu.
Sức mạnh tốc độ của VĐV đóng vai trị quan trọng trong nâng cao

thành tích. Cùng với xu hướng phát triển của cầu lông hiện đại với lối đánh
biến hố, thực dụng, hiệu quả, địi hỏi ở VĐV khả năng thích ứng cao với
lượng vận động lớn và năng lực phối hợp vận động cao trong thời gian dài.
Do đó, việc huấn luyện sức mạnh tốc độ cho VĐV có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng và là khâu khơng thể thiếu trong quy trình đào tạo VĐV cầu lơng. [4],
[20], [23], [24]
Theo các tài liệu chuyên môn trong cầu lông cho thấy, đào tạo một
VĐV cầu lông tham gia thi đấu ở đỉnh cao cần ít nhất từ 8 - 9 năm liên tục.
Điều đó nói lên rằng, ngay từ khi tuyển chọn, ngoài huấn luyện toàn diện các


3
mặt nói chung thì huấn luyện sức mạnh tốc độ có vị trí và tầm quan trọng đặc
biệt, là cơ sở chính để từng bước thực hiện kỹ, chiến thuật.
Một điều cần ghi nhận rằng, trong những năm gần đây cùng với mật độ
dày các trận thi đấu cầu lông thì rõ ràng việc huấn luyện sức mạnh tốc độ là
cơ sở để xác định được cách đánh giá khả năng phát triển của VĐV ngay từ
khi mới tham gia tập luyện và cả trong quá trình đào tạo VĐV lâu dài.
Qua khảo sát công tác huấn luyện thể lực cho VĐV ở các trung tâm,
các địa phương cho thấy, mỗi đội đều có các kế hoạch, phương pháp, hệ
thống bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ cho VĐV khác nhau. Tuỳ theo

họ


c

quan điểm của từng ban huấn luyện, nhìn chung những vấn đề trên vẫn chưa

c

có sự thống nhất và ít chú trọng đến hiệu quả huấn luyện. Do đó, việc nghiên

dụ

cứu sự phát triển các tố chất thể lực của VĐV cầu lông ở Việt Nam hiện nay

o

là rất quan trọng đặc biệt là sức mạnh tốc độ. Từ đó việc nâng cao trình độ

G



sức mạnh tốc độ cho VĐV sẽ có hiệu quả hơn.



Trong luật thi đấu cầu lơng của Tổng cục TDTT và Liên đồn cầu lơng

n

thế giới thì lứa tuổi 13-15 là một trong các lứa tuổi thi đấu chính thức. VĐV


tiế

cầu lơng có trình độ cũng đã được đào tạo, tập huấn theo nhiều tuyến từ tỉnh,

án

thành đến quốc gia. Mặc dù trình độ của VĐV cầu lơng Việt Nam nói chung

Lu
ận

và lứa tuổi 13-15 nói riêng đã có sự phát triển, nhưng qua các giải trong nước
và quốc tế, thành tích của VĐV cầu lông chưa đạt được kỳ vọng và thường
sớm bị loại ở các giải quốc tế. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng, song một
trong những tồn tại của VĐV cầu lơng nước ta nói chung và VĐV lứa tuổi 1315 nói riêng là do trình độ sức mạnh tốc độ còn hạn chế. Thể hiện ở khả năng
phát lực hoặc sức mạnh tối đa trong thời gian ngắn còn rất hạn chế, tốc độ di
chuyển chưa hiệu quả, uy lực đánh cầu về cuối trận suy giảm.
Ở Việt Nam việc nghiên cứu khoa học để phát triển môn cầu lông đã
được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Song thường tập trung lớn vào đối
tượng VĐV cấp cao, trọng điểm hoặc hướng đến các đại hội lớn như ASIAD
hoặc xa hơn nữa là Olympic. Chẳng hạn ở các đề tài cấp Bộ của: tác giả Đặng


4
Thị Hồng Nhung (2015) về “Ứng dụng các chỉ số về y sinh học trong đánh
giá trình độ tập luyện của VĐV Điền kinh cấp cao (nội dung nhảy xa)”; Lê
Q Phượng (2018) về “Nghiên cứu mơ hình VĐV cấp cao một số môn thể
thao trọng điểm hướng đến ASIAD và Olympic (cử tạ, điền kinh, bắn súng,
bơi lội, TDDC)”; Lâm Quang Thành (2016) về Nghiên cứu ứng dụng hệ

thống các giải pháp khoa học trong đào tạo vận động viên cấp cao các môn
thể thao Olympic cơ bản; Đặng Hà Việt (2016) về “Ứng dụng hệ thống các
giải pháp khoa học trong đào tạo VĐV cấp cao”. [29], [34], [40], [63]
Trong các cơng trình nghiên cứu dưới dạng sách và tài liệu của mơn

họ

c

Cầu lơng có thể kể tới các tác giả: Nguyễn Hạc Thúy (1997) [43], [44];

c

Nguyễn Hạc Thúy, Nguyễn Quý Bình (2000) [45], Trần Văn Vinh, Nguyễn

dụ

Văn Đức (1998) [64], ... Trong đó đã đề cập đến các vấn đề về huấn luyện



o

môn Cầu lông như huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, tuyển chọn VĐV.

G

Trong nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập huấn luyện tố chất thể lực




chuyên môn cho VĐV cầu lông của các tác giả: Đào Chí Thành (2001) với đề

n

tài: “Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng tổ hợp phương pháp huấn luyện sức bền

tiế

chuyên môn cho VĐV cầu lông trẻ 14-15 tuổi Việt Nam” [38]; Lê Hồng Sơn

án

(2006) với đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng hệ thống các bài tập nhằm phát triển

Lu
ận

thể lực chuyên môn cho nam VĐV cầu lông trẻ lứa tuổi 16-18” [36]; Đàm
Tuấn Khôi (2012) với đề tài “Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá trình độ
tập luyện của VĐV cầu lông cấp cao” [18], Nguyễn Văn Đức (2013) với đề
tài “Nghiên cứu chỉ tiêu chọn VĐV trẻ cầu lơng Việt Nam. Phân tích, đánh
giá thực trạng và nâng cao hiệu quả tuyển chọn VĐV trẻ cầu lơng Việt Nam,
góp phần thúc đẩy thành tích cầu lông nước nhà” [10], Nguyễn Văn Thạch
(2018) với đề tài “Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả giảng dạy
kỹ thuật tay cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông Khoa Sư phạm Thể dục
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh” [39]... Các tác giả trên đã góp phần quan
trọng cho việc phát triển và hoàn thiện kỹ, chiến thuật và thể lực cho VĐV
cầu lơng ở nhiều góc độ khác nau, nhưng chưa có tác giả nào quan tâm tới



5
việc nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Cầu lông
đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15.
Xuất phát từ những lý vấn đề cấp thiết trên tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Cầu lơng
đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15”
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác huấn luyện thể lực cho VĐV;
thực trạng sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa
tuổi 13-15 ở nước ta, từ đó tiến hành xác định hệ thống test và lựa chọn và

họ

c

xác định các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ phù hợp điều kiện thực tiễn

c

công tác huấn luyện nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Cầu lông

dụ

đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15.

o

Mục tiêu nghiên cứu:


G



Mục tiêu 1: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh tốc độ cho



nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15.

n

- Cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn hệ thống test đánh giá sức mạnh

tiế

tốc độ cho nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15.

án

- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Cầu

Lu
ận

lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15.
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới huấn luyện tố chất sức mạnh tốc
độ cho nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc
độ cho nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15.

- Thực trạng ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam
VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15.
- Thực trạng sức mạnh tốc độ của Nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc
gia lứa tuổi 13-15.
Mục tiêu 3: Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức
mạnh tốc độ cho nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15.


6
- Lựa chọn các bài tập chuyên môn phát triển sức mạnh tốc độ cho nam
VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15.
- Đánh giá hiệu quả các bài tập chuyên môn phát triển sức mạnh tốc độ
cho nam VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15.
Giả thuyết khoa học:
Qua điều tra thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam
VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15 cho thấy hiệu quả cịn thấp,
mà một trong những ngun nhân chính là do các bài tập sức mạnh tốc độ
chung và bài tập sức mạnh tốc độ chuyên môn ứng dụng trong cơng tác huấn

họ

c

luyện chưa được lựa chọn một cách có hệ thống và thiếu cơ sở khoa học cần

c

thiết. Kết quả nghiên cứu của đề tài nếu được áp dụng trên đối tượng nam

dụ


VĐV Cầu lông đội tuyển Quốc gia lứa tuổi 13-15 sẽ đem lại hiệu quả cao hơn

o

trong việc phát triển tố chất sức mạnh tốc độ chung và chun mơn, góp phần

G



nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo VĐV cầu lông đội tuyển Quốc gia

Lu
ận

án

tiế

n



lứa tuổi 13-15.


7
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về quá trình huấn luyện VĐV cầu lông

1.1.1. Cơ sở về phát triển vận động viên trong dài hạn
Trong quá trình phát triển, con người trải qua các giai đoạn tăng trưởng
và phát triển từ khi sinh ra đến khi chết. Ở bất kỳ giai đoạn nào, một loạt các
yếu tố thể chất, tâm lý, xã hội và mơi trường có thể ảnh hưởng đến khả năng
tham gia, rèn luyện và cạnh tranh trong hoạt động thể chất.
HLTT là một quá trình sư phạm thống nhất vận dụng các quy luật về sự

họ

c

phát triển nhân cách và năng lực thể thao. Ngoài ảnh hưởng của di truyền hiệu
quả HLTT phần lớn phụ thuộc quá trình luyện tập, mơi trường và xã hội.

dụ

c

Trong q trình đào tạo VĐV cầu lơng dài hạn sẽ giúp VĐV có thể nhận

o

ra tiềm năng của bản thân. Khuôn khổ gồm bảy giai đoạn nhằm định hướng



con đường tham gia, đào tạo, thi đấu và hồi phục trong quá trình tập luyện.




G

Điều này được định hình từ giai đoạn sơ sinh đến giai đoạn trưởng thành. Cụ

n

thể: [82]

tiế

Bắt đầu hoạt động (0-6 tuổi);

án

Các nguyên tắc cơ bản (Nam 6-9 tuổi; Nữ 6-8 tuổi);

Lu
ận

Học kỹ năng và kiến thức thể chất (Nam 9-12 tuổi; Nữ 8-11 tuổi);
Đào tạo nâng cao (Nam 12-16 tuổi; Nữ 11-15 tuổi);
Huấn luyện để cạnh tranh (Nam 16-19 tuổi; Nữ 15-18 tuổi);
Huấn luyện để chiến thắng (Nam 19-23 tuổi; Nữ 18-21 tuổi);
Duy trì thành tích (Nam 23+ tuổi; Nữ 21+ tuổi).
Khuôn khổ tập trung vào nhu cầu của những người tham gia và các giai
đoạn phát triển của cá nhân họ. Nó cung cấp tầm nhìn tổng qt cho các huấn
luyện viên, nhà quản lý, phụ huynh và các nhà khoa học thể thao. Khuôn khổ
công nhận cả con đường tham gia và định hướng thành tích trong hoạt động
TDTT.
Thực hiện q trình huấn luyện theo khn khổ này giúp các vận động



8
viên được trải nghiệm các chương trình tập luyện và thi đấu phù hợp về mặt
phát triển ở mọi lứa tuổi. Điều này giúp tối ưu hóa hiệu suất quá trình đào tạo
VĐV. Ở ba giai đoạn đầu của quá trình đào tạo giúp mọi người phát triển khả
năng về thể chất. Từ đó làm cơ sở chuyển tiếp sang các giai đoạn sau. Quá
trình phát triển theo bảy giai đoạn được xây dựng dựa trên 10 yếu tố sau:
Nền tảng thể chất;
Chun mơn hóa;
Lứa tuổi;

c

Cơng tác huấn luyện;

họ

Tâm sinh lý;

c

Thời gian đào tạo;

dụ

Chu kỳ huấn luyện;




o

Thi đấu;



Cải tiến liên tục.

G

Hỗ trợ huấn luyện;

tiế

n

Nội dung chi tiết từng yếu tố như sau:
Nền tảng thể chất.

án

Một chủ đề được nói nhiều trong giáo dục thể chất và thể thao, hiểu biết

Lu
ận

về thể chất là chìa khóa của cơng tác huấn luyện. Nó tập trung vào việc làm
chủ các chuyển động cơ bản của con người và các kỹ năng thể thao nền tảng.
Nó hỗ trợ sự tham gia lâu dài và hoạt động với khả năng tốt nhất của một cá
nhân. Hiểu biết về thể chất là nền tảng để đạt được sự xuất sắc trong thể thao

và hoạt động thể chất.
Chun mơn hóa.
Chun mơn hóa thể thao xảy ra khi các vận động viên tham gia tập
luyện và thi đấu một môn thể thao duy nhất. Họ tập luyện và thi đấu môn thể
thao này quanh năm. Độ tuổi tiến hành chun mơn hóa ở các mơn thể thao
có thể bắt đầu sớm hoặc muộn theo lứa tuổi. Đối với các mơn thể thao chun
mơn hóa sớm (chủ yếu là các môn thể thao nhào lộn và nghệ thuật như thể


9
dục dụng cụ, lặn và trượt băng nghệ thuật) thì việc đào tạo sớm (từ 5 đến 7
tuổi) là cần thiết cho việc đạt thành tích cao trong tương lai. Tuy nhiên, hầu
hết các môn thể thao đều chuyên môn hóa muộn và một số mơn thể thao thậm
chí rất muộn. Mặc dù, điều quan trọng cần nhớ là thời gian dành riêng cho
mỗi môn thể thao là duy nhất. Các mơn thể thao chun mơn hóa muộn bao
gồm bóng đá, khúc cơn cầu và bóng rổ. Các cấp độ ưu tú vẫn có thể được
thành thạo cùng với việc chun mơn hóa bắt đầu từ độ tuổi 12 đến 15. Điều
cần thiết là những vận động viên này đã có nền tảng về thể chất.
Lứa tuổi.

họ

c

Trẻ em phát triển với tốc độ khác nhau. Khi xem xét các chương trình

c

huấn luyện, thi đấu và phục hồi cho vận động viên ở bất kể giai đoạn nào,


dụ

huấn luyện viên cần xem xét độ tuổi của vận động viên. Tuy nhiên, điều này

o

không thể chỉ được thực hiện bằng cách kiểm tra ngày sinh. Một số loại tuổi

G



phải được xem xét. Bao gồm:



Tuổi theo khai sinh - số năm và ngày kể từ khi sinh ra.

n

Tuổi sinh học - sự khác biệt về tuổi giữa những đứa trẻ sinh ra trong năm

tiế

dương lịch.

án

Tuổi phát triển - trưởng thành về thể chất, tinh thần, nhận thức và cảm xúc.


Lu
ận

Tuổi xương - sự trưởng thành của bộ máy vận động dựa trên sự phát
triển của xương.

Tuổi huấn luyện chung - số năm huấn luyện và lấy mẫu các môn thể thao.
Tuổi tập luyện dành riêng cho môn thể thao - số năm kể từ khi vận động
viên chuyên ngành.
Công tác huấn luyện.
Để tạo ra các chương trình tập luyện và thi đấu tối ưu, các huấn luyện
viên và giáo viên cần lưu ý những giai đoạn nhạy cảm mà việc tập luyện cho
các hệ cơ thể khác nhau mang lại hiệu quả tối ưu. Các hệ thống cơ thể khác
nhau này bao gồm sức chịu đựng, sức mạnh, tốc độ, kỹ năng và sự linh hoạt.
Tâm sinh lý.


10
Trẻ em phát triển trí tuệ, tình cảm và đạo đức với tốc độ khác nhau. Đối
với mọi đứa trẻ, một hoặc nhiều yếu tố trong số này có thể tiến bộ hoặc vẫn
đang phát triển. Sự thay đổi trong tốc độ phát triển này ảnh hưởng đến khả
năng đưa ra quyết định và đối phó với những cảm xúc mạnh mẽ của trẻ trong
trải nghiệm thể thao. Thông thường trẻ em ở các giai đoạn phát triển khác
nhau. Do đó thầy trị HLV cần lưu ý điều này có thể ảnh hưởng đến việc tập
luyện và thi đấu như thế nào.
Thời gian đào tạo.
Nghiên cứu đã đề xuất rằng cần tối thiểu mười năm tập luyện để các

họ


c

VĐV trong bất kỳ mơn thể thao nào đạt được thành tích tối ưu (Ericsson et

c

al., 1993; Ericsson et al., 2007). Tuy nhiên, một số người cho rằng tài năng

dụ

dựa trên di truyền và có thể đạt được thành tích nhanh và cao hơn. Bất kể một

o

vận động viên trẻ có tài năng hay không, cần phải đào tạo và tập luyện nhiều



Chu kỳ huấn luyện.

G



năm để giúp họ trở thành người giỏi nhất trong một môn thể thao.

n

Định kỳ là quản lý thời gian huấn luyện trong thể thao. Nó đảm bảo rằng


tiế

loại đào tạo phù hợp được thực hiện vào đúng thời điểm. Trình tự thành phần

án

đào tạo thành tuần, ngày và phiên. Điều này phụ thuộc vào thời gian có sẵn để

Lu
ận

mang lại những cải thiện về đào tạo và cạnh tranh cần thiết.
Thi đấu.

Thi đấu luôn tạo ra sự cạnh tranh để thúc đẩy công tác huấn luyện VĐV
trong các môn thể thao. Huấn luyện viên hướng đào tạo dựa trên các cuộc thi
đấu và xác định sự thành công của mọi công việc dựa trên kết quả của các
cuộc thi. Do đó, thiết kế cạnh tranh phù hợp với sự phát triển ở từng giai đoạn
là chìa khóa của q trình huấn luyện.
Hỗ trợ huấn luyện.
Tham gia vào hoạt động thể dục thể thao giúp người tham gia tiếp xúc
với nhiều bối cảnh và tình huống khác nhau có thể được định nghĩa chung là
một hệ thống. Sự liên kết hệ thống từ quan điểm của một cá nhân cung cấp


11
hướng dẫn cho HLV và vận động viên để xem xét khi họ tiến bộ qua từng lộ
trình huấn luyện. Sự liên kết của các hệ thống từ góc độ tổ chức là cách thức
tương tác với bốn lĩnh vực chính là y tế, giáo dục, giải trí và thể thao. Vận
động viên ln đặt ở vị trí trung tâm, huấn luyện viên điều hành và quản lý,

hỗ trợ từ khoa học thể thao và nhà tài trợ.
Cải tiến liên tục.
Khái niệm cải tiến liên tục, điều cốt yếu để phát triển vận động viên lâu
dài, được rút ra từ triết lý của người Nhật được gọi là kaizen. Kaizen có thể
được dịch là “cải tiến” hoặc “thay đổi để tốt hơn”. Thế giới thể thao và thể

họ

c

thao luôn thay đổi và để theo kịp, cần phải thay đổi liên tục. Thay đổi có thể

c

khó, tuy nhiên khơng có hành động nào để cải thiệnthể thao có thể dẫn đến

dụ

giảm sự tham gia, tăng béo phì và các vấn đề khác.

o

Nhận xét:

G



Mặc dù q trình phát triển dài hạn có nhiều điểm tích cực, song 10 yếu




tố này khơng phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của

n

các vận động viên. Các yếu tố bổ sung bao gồm khuynh hướng di truyền, hỗ

tiế

trợ xã hội để tham gia và tiếp cận các nguồn tài chính. Tất cả những điều này

án

có thể có tác động đến cả sự phát triển và hiệu suất. Do đó, có khả năng là với

gian.

Lu
ận

kiến thức ngày càng tăng, chi tiết của các yếu tố này sẽ thay đổi theo thời
Một hạn chế cơ bản hơn của sự phát triển vận động viên dài hạn là người
ta biết rất ít về cách các yếu tố khác nhau tương tác. Hoặc, ngay cả khi những
thay đổi trong một yếu tố này có thể ảnh hưởng đến yếu tố khác như thế nào.
Ngồi ra, vẫn cịn rất nhiều điều phải học về các đột biến cá nhân để đáp
ứng với quá trình đào tạo. Ví dụ, chúng tơi khơng biết liệu những người có
cấu tạo di truyền khác nhau có phản ứng khác nhau với các hình thức đào tạo
khác nhau ở những thời điểm khác nhau khi trưởng thành hay không. Khi
kiến thức này có sẵn, nó có thể thay đổi quan điểm của chúng ta về việc tối ưu

hóa cơng tác đào tạo, huấn luyện VĐV.


12
Một hạn chế khác là nó thiếu bằng chứng để công nhận tốt hơn cách
huấn luyện vận động viên truyền thống đã áp dụng trước đó. Theo một cách
nào đó, điều này đúng. Thứ nhất, khơng có một cách thức huấn luyện vận
động viên hồn hảo. Chỉ có một sự tích lũy các kỹ năng thực hành và trở
thành kỹ xảo trong mỗi mơn thể thao. Thứ hai, khơng có thử nghiệm thực tế
nào có thể được tiến hành trong đó các vận động viên trẻ được chỉ định vào
các con đường phát triển truyền thống hoặc quá trình huấn luyện nêu trên
trong một khoảng thời gian cần thiết để phát triển tồn diện. Song q trình
đào tạo dài hạn này được thiết kế nhằm loại bỏ những vấn đề chưa phù hợp và

c

1.1.2. Phân chia giai đoạn huấn luyện

họ

c

xây dựng dựa trên các cơ sở khoa học.

dụ

Theo quan điểm của Dr.Harre, quá trình đào tạo VĐV chia thành hai giai

o


đoạn: Giai đoạn huấn luyện VĐV trẻ (tạo nên các tiền đề chung và chun

G



mơn cho thành tích thể thao cao nhất) và giai đoạn huấn luyện VĐV cấp cao.



Trong đó giai đoạn huấn luyện VĐV trẻ chia thành hai giai đoạn nhỏ là huấn

n

luyện ban đầu và chuyên môn hóa. [11]

tiế

Tác giả Nabatnhicơva, Philin cho rằng q trình đào tạo VĐV trẻ gồm

án

các giai đoạn: Huấn luyện ban đầu; chun mơn hóa (từ 9 - 10 tuổi); hồn

Lu
ận

thiện thể thao (16 tuổi trở lên). [26], [31]
Quan điểm của các tác giải A.Nơvicốp, L.MátVêép lại chia q trình
HLTT nhiều năm các giai đoạn lớn: Giai đoạn chuẩn bị thể thao sơ bộ; giai

đoạn chun mơn hóa bước đầu là tạo nền tảng đầy đủ và có chất lượng cho
những thành tích tương lai. [27]
Tác giả Bungacơva N.G (1983) cho rằng: Đánh giá quá trình huấn luyện
đi liền với đánh giá hình thái, chức năng, thể lực, kỹ thuật và tâm lý để xác
định năng lực tiềm tàng của VĐV nhằm đạt được những thành tích nhất định
trong mơn thể thao lựa chọn. Năng lực này được biểu hiện cụ thể ở mức
chuẩn bị về kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, đạo đức - ý chí và trí tuệ. Giữa hình
thái, chức năng, trình độ thể lực, kỹ thuật, tâm lý và TĐTL có mối liên quan


13
đến nhau nó phụ thuộc vào yêu cầu vận động chuyên môn của môn thể thao
sở trường. [3]
Tác giả Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Tấn Di Trọng chia quá trình huấn
luyện VĐV trẻ thành 4 giai đoạn: Huấn luyện sơ bộ; huấn luyện ban đầu;
huấn luyện chun mơn hóa; hồn thiện thể thao. Huấn luyện ban đầu còn
được gọi là giai đoạn dự bị năng khiếu. [52], [54]
Theo tác giả Phạm Danh Tốn, q trình huấn luyện nhiều năm của
VĐV có thể được chia thành 3 giai đoạn lớn: Giai đoạn đào tạo ban đầu, giai
đoạn thực hiện tối đa khả năng thể thao và giai đoạn duy trì thành tích thể

họ

c

thao. Mục đích của giai đoạn đào tạo ban đầu là đặt nền móng cho thành tích

c

thể thao trong tương lai. Giai đoạn này kéo dài từ 4 - 6 năm. Giai đoạn này có


dụ

thể chia thành hai giai đoạn nhỏ: Giai đoạn đào tạo thể thao - đây là giai đoạn

o

phát hiện tài năng và giai đoạn nhỏ thứ hai là là chun mơn hố ban đầu -

G



đây là giai đoạn chun mơn hố cơ sở. Giai đoạn thực hiện tối đa khả năng



thể thao là quãng thời gian vận động viên tập luyện thể thao tích cực nhất,

n

đồng thời bộc lộ khả năng thể thao và đạt trình độ điêu luyện thể thao cao. Ở

tiế

giai đoạn này có thể gồm 2 giai đoạn nhỏ: Giai đoạn tiền cực điểm và giai

án

đoạn thành tích thể thao tột đỉnh. Giai đoạn duy trì tuổi thọ thể thao chủ yếu


Lu
ận

nhằm duy trì những thành tích thể thao đã đạt được. Giai đoạn này cũng có
thể chia thành hai giai đoạn nhỏ là:duy trì thành tích thể thao và duy trì trình
độ tập luyện chung. [47]
Dưới quan điểm tuyển chọn tài năng thể thao theo các tác giả Nguyễn
Ngọc Cừ, Bùi Quang Hải, giai đoạn chun mơn hóa khoảng 4-6 năm. Giai
đoạn này nên đào thải những VĐV phát dục sớm cuối mỗi năm nên tổ chức
đánh giá TĐTL để tuyển chọn lại. Trong giai đoạn này nên đo lường và đánh
giá nhiều chỉ số hơn giai đoạn trước (về thể hình, chức năng, tố chất, thể lực
chuyên môn, kỹ - chiến thuật). Ngoài ra nên chú ý tới yếu tố ý chí, khả năng
chịu đựng lượng vận động trong tập luyện. Trong giai đoạn này cũng nên
kiểm tra sức khỏe chung để loại trừ các trường hợp có sức khỏe yếu. [7], [12]


14
Theo tác giả Ozolin M.G quá trình huấn luyện nhiều năm của VĐV chạy
ngắn được chia thành 4 giai đoạn: Huấn luyện ban đầu (từ 9 tuổi và kéo dài
trong khoảng 3 năm); Chun mơn hóa ban đầu (từ lứa tuổi 12 - 13 và kéo dài
tới 15 - 16 tuổi); Chun mơn hóa sâu (từ lứa tuổi 15 - 16 và kéo dài tới 1 8 1 9 tuổi); Hoàn thiện thể thao (từ 19 tuổi hoặc lớn hơn và đạt được thành tích
cao nhất ở đội tuổi 22 - 28). Trong đó nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn chun
mơn hóa ban đầu là huấn luyện thể lực toàn diện, nâng cao mức độ chịu đựng
chung của cơ thể tạo được vốn kỹ năng vận động, tăng tri thức để hình thành

c

những nền tảng ban đầu của tài năng thể thao. [30]


họ

Theo các tác giả Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Tốn, Phạm Danh Tốn giai

c

đoạn chun mơn hóa ban đầu là giai đoạn chun mơn hóa cơ sở. Ở giai

dụ

đoạn chun mơn hóa thể thao ban đầu cần tận dụng thời kỳ phát triển “nhạy

o

cảm” theo lứa tuổi của cơ thể tránh chun mơn hóa q hẹp, sớm. [15], [47]

G



Theo tác giả Mátvêep L, đặc điểm chuyên biệt của q trình tập luyện ở



giai đoạn chun mơn hóa ban đầu là: Hiệu quả cao của lượng vận động được

n

thể hiện ở chỗ lượng vận động tăng trưởng ít, song mức tăng thành tích tương


tiế

đối lớn; tính đều đặn tương đối của nhịp độ tăng hàng năm về khối lượng của

án

lượng vận động tập luyện thể hiện tính đặc thù, nhưng hiệu quả của chúng lại

Lu
ận

có phạm vi rộng thể hiện ở khả năng “chuyển” trình độ tập luyện khi sử dụng
những phương tiện huấn luyện khác nhau có biên độ lớn hơn so với giai đoạn
sau. [27]

Kết quả phân tích và tổng hợp các quan điểm của các tác giả trong và
ngoài nước về đặc điểm các giai đoạn của quy trình huấn luyện nhiều năm đối
với các mơn thể thao nói chung cho thấy:
Phân chia các giai đoạn huấn luyện có thể dựa trên nhiều tiêu chí khác
nhau song điều kiện tiên quyết là phải dựa vào quy luật phát triển sinh học tự
nhiên của con người. Trong quá trình huấn luyện phải tuân thủ quy luật phát
triển sinh học để hồn thành mục đích, nhiệm vụ trong từng giai đoạn huấn
luyện đặt ra trong quy trình huấn luyện hệ thống. Một hệ thống huấn luyện


15
nhiều năm phải gắn liền với giới hạn tuổi của VĐV ở mỗi giai đoạn và tuổi
đạt thành tích đỉnh cao ở môn thể thao cụ thể.
Tác giả Lê Thanh Sang chia quy trình huấn luyện VĐV cầu lơng thành
4 giai đoạn: giai đoạn huấn luyện ban đầu (7 - 9 tuổi), giai đoạn chun mơn

hóa ban đầu (10 – 12 tuổi), giai đoạn chun mơn hóa sâu (13 – 15 tuổi), giai
đoạn hoàn thiện thể thao (16 – 18 tuổi). [35]
Trên cơ sở lý luận chung, căn cứ đặc điểm lứa tuổi hệ thống thi đấu lứa
tuổi và thực tế q trình huấn luyện ở nước ta có thể nhận thấy quy trình huấn
luyện VĐV cầu lơng được chia làm 4 giai đoạn:

họ

c

Giai đoạn huấn luyện ban đầu (8-9-10 tuổi), khoảng 2-3 năm.

c

Giai đoạn chun mơn hóa ban đầu (11-12 tuổi) khoảng 2 năm.

dụ

Giai đoạn chun mơn hóa sâu (13-14-15 tuổi) khoảng 2-3 năm.

o

Giai đoạn hoàn thiện thể thao (16-17-18 tuổi) khoảng 2 năm trở lên.

G



Trong giai đoạn I (Giai đoạn huấn luyện ban đầu), nhiệm vụ của giai




đoạn này là huấn luyện để tăng cường sức khoẻ, nắm vững những kỹ năng

n

vận động đa dạng và các yếu tố kỹ thuật cầu lông, rèn luyện các tố chất thể

tiế

lực, những yêu cầu về năng khiếu của vận động viên và tham gia các cuộc thi

án

đấu đầu tiên (như trong các lớp học, các trường phổ thông, các câu lạc bộ ...).

Lu
ận

Giai đoạn này có thể kéo dài từ 2 - 3 năm và kết thúc lúc 10 tuổi.
Giai đoạn II (Giai đoạn chun mơn hóa ban đầu), kéo dài từ 11 đến 12

tuổi và nhiệm vụ của giai đoạn này là tăng cường sức khoẻ, phát triển thể lực
chung toàn diện và các tố chất thể lực chuyên môn như sức nhanh, sức bền
tốc độ, sức mạnh tốc độ, mềm dẻo khéo léo, khả năng phối hợp vận động,
thực hiện tốt các kỹ thuật cơ bản, trong đó có kỹ thuật mũi nhọn như giao cầu,
đánh cầu cao sâu, đập cầu ...; vận dụng được một số chiến thuật cơ bản; bắt
đầu xây dựng phong cách lối đánh, chọn kỹ thuật sở trường và các kỹ thuật hỗ
trợ cho lối đánh.
Giai đoạn III (Giai đoạn chun mơn hóa sâu): nhiệm vụ của giai đoạn

này là phát triển các tố chất thể lực chung và chuyên môn, nâng cao kiến thức


16
lý luận, tiếp tục hoàn thiện kỹ, chiến thuật và ổn định phong cách lối đánh,
giai đoạn này kéo dài trong 2-3 năm (13 - 15 tuổi). Kết thúc giai đoạn này vận
động viên phải đạt trình độ tương đương cấp I trở lên.
Giai đoạn IV (Giai đoạn hoàn thiện thể thao): nhiệm vụ của giai đoạn
này là tiếp tục nâng cao kỹ - chiến thuật, thể lực, hoàn thiện phong cách lối
đánh, nâng cao trình độ lý luận, tham gia nhiều cuộc thi đấu trong và ngồi
nước, có thể chịu được lượng vận động cao. Giai đoạn này kéo dài trong 2
năm (16 - 17 - 18 tuổi).
Quy trình đào tạo VĐV cầu lơng là một q trình nhiều năm, chia thành

họ

c

nhiều giai đoạn. Để đạt được thành tích thể thao khơng chỉ những nhân tố nền

c

tảng mang tính tổ chức, định hướng huấn luyện mà quy trình đào tạo VĐV

dụ

phải tìm kiếm các phương pháp huấn luyện khác nhau và ưu việt trong hệ

o


thống các phương pháp, đồng thời ứng dụng các phương pháp phù hợp vào

G



các giai đoạn huấn luyện mới có thể tích cực hồn thiện, phát huy tối đa các



yếu tố cơ bản tác động đến huấn luyện và cấu trúc thành tích thể thao.

n

1.1.3. Q trình huấn luyện nhiều năm cho VĐV cầu lơng

tiế

Nghiên cứu trước đây đã phân tích các đặc điểm của nỗ lực tập luyện và

án

thi đấu trong các môn thể thao với vợt như tennis. Điều này đã giúp tạo ra một

Lu
ận

cơ sở khoa học về nhu cầu năng lượng và sinh lý liên quan, điều này giúp
tăng năng lực thể chất cần thiết để thực hành các thể thao mới. Tuy nhiên,
khơng có đủ dữ liệu về cầu lơng để cho phép đánh giá thực tế hơn về tiêu hao

năng lượng trong các trận đấu cạnh tranh cao.
Người ta khơng biết đâu là khía cạnh quan trọng nhất của thành tích
trong mơn cầu lơng, cần cải thiện yếu tố nào để nâng cao trình độ, và yếu
tố nào mang lại lợi thế khi các đối thủ có trình độ tương đương. Điều này là
do sự thiếu hiểu biết về một số thơng số của VĐV có thể liên quan đến
thành tích thi đấu và ảnh hưởng của chúng đến kết quả cuối cùng.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của việc nghiên cứu các biến
số sinh lý như nồng độ lactate và nhịp tim để xác định nhu cầu năng lượng


×