Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho vận động viên câu lạc bộ bóng đá nam trường THPT bến tre phúc yên vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.93 KB, 63 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

NGUYỄN CÔNG HUẤN

LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO VẬN ĐỘNG
VIÊN CÂU LẠC BỘ BÓNG ĐÁ NAM
TRƢỜNG THPT BẾN TRE
PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

HÀ NỘI, 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

NGUYỄN CÔNG HUẤN

LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO VẬN ĐỘNG
VIÊN CÂU LẠC BỘ BÓNG ĐÁ NAM
TRƢỜNG THPT BẾN TRE
PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: CNKHSP TDTT - GDQP
Hƣớng dẫn khoa học

TS. LÊ XUÂN ĐIỆP



HÀ NỘI, 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Nguyễn Công Huấn
Sinh viên: K36 - Khoa Giáo dục thể chất
Tôi xin cam đoan đề tài: “Lựa chọn bài tập phát triển SMTĐ cho
VĐV CLB Bóng đá nam trường Trung học phổ thông Bến Tre Phúc Yên Vĩnh Phúc lứa tuổi 16 - 17” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Đề tài
không trùng kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Các kết quả nghiên cứu
này mang tính thời sự cấp thiết, đúng thực tế khách quan của trường THPT
Bến Tre Phúc Yên – Vĩnh Phúc.

Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Công Huấn


DANH MỤC VIẾT TẮT
1. TDTT

: Thể dục thể thao

2. VĐV

: Vận động viên

3. HLV


: Huấn luyện viên

4. THPT

: Trung học phổ thông

5. XPT

: Xuất phát thấp

6. XPC

: Xuất phát cao

7. BXTC

: Bật xa tại chỗ

8. TTN

: Trước thực nghiệm

9. STN

: Sau thực nghiệm

10. CNH - HĐH

: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa


11. NXB

: Nhà xuất bản

12. TT

: Thứ tự

13. SMTĐ

: Sức mạnh tốc độ

14. LVĐ

: Lượng vận động

15. s

: Giây

16. m

: Mét

17. cm

: Centi mét

18. CLB


: Câu lạc bộ


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Nội dung

Bảng 3.1

Thực trạng đội ngũ giáo viên TD trường THPT
Bến Tre – Phúc Yên – Vĩnh Phúc

Bảng 3.2

Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và
học tập môn GDTC

Bảng 3.3

Kết quả quan sát việc sử dụng các test kiểm tra, SMTĐ
của VĐV CLB Bóng đá khu vực(n=35).

Bảng 3.4

Trang

26
26
27

Kết quả phỏng vấn lựa chọn test kiểm tra, đánh giá thực

trạng SMTĐ cho VĐV CLB Bóng đá nam trường THPT

29

Bến Tre Phúc Yên – Vĩnh Phúc lứa tuổi 16 – 17 (n=35)
Bảng 3.5

Hệ số tương quan giữa 2 lần lập test và giữa kết quả lập
test với điểm kiểm tra thực tế (n = 35).

Bảng 3.6

Thang điểm SMTĐ của VĐV CLB Bóng đá nam trường
THPT Bến Tre Phúc Yên – Vĩnh Phúc lứa tuổi 16 – 17.

Bảng 3.7

30

31

Tiêu chuẩn tổng hợp đánh giá SMTĐ cho VĐV CLB
Bóng đá nam trường THPT Bến Tre Phúc Yên – Vĩnh

32

Phúc lứa tuổi 16 – 17.
Bảng 3.8

Kết quả kiểm tra SMTĐ của VĐV CLB Bóng đá nam

trường THPT Bến Tre Phúc Yên – Vĩnh Phúc lứa tuổi 16

33

– 17.
Bảng 3.9

Thực trạng SMTĐ của VĐV CLB Bóng đá nam trường
THPT Bến Tre Phúc Yên – Vĩnh Phúc lứa tuổi 16 – 17
(n = 35).

34


Bảng 3.10 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển SMTĐ
cho VĐV CLB Bóng đá nam trường THPT Bến Tre

37

Phúc Yên – Vĩnh Phúc lứa tuổi 16 – 17 (n=35).
Bảng 3.11 Kết quả so sánh trình độ SMTĐ giữa hai nhóm TN và
ĐT trước TN.
Bảng 3.12 Xây dựng kế hoạch tập luyện trong 12 tuần cho nhóm
TN
Bảng 3.13 Bảng so sánh tình trạng SMTĐ giữa 2 nhóm TN và ĐC
sau TN.
Bảng 3.14 Nhịp độ tăng trưởng của 2 nhóm TN và ĐC sau quá trình
TN
Biểu đồ 3.1 Nhịp độ tăng trưởng SMTĐ của 2 nhóm TN và đối
chứng sau 3 tháng TN.


39

42

43

44

44


MỤC LỤC
Nội dung

STT

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4

1.1

Đặc điểm của môn Bóng đá


4

1.2

Đặc điểm huấn luyện thể lực cho VĐV và thực

6

CHƢƠNG 1

trạng phong trào tập luyện TDTT của trƣờng
THPT Bến Tre – Phúc Yên – Vĩnh Phúc
1.3

Vai trò của tố chất SMTĐ trong Bóng đá

9

1.4

Cơ sở sinh lý của SMTĐ

10

1.5

Những yếu tố chi phối SMTĐ

10


1.6

Đặc điểm tâm sinh lý của đối tƣợng nghiên cứu

17

PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

20

2.1

Nhiệm vụ nghiên cứu

20

2.2

Phƣơng pháp nghiên cứu

20

CHƢƠNG 2

2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

20

2.2.2 Phương pháp phỏng vấn


20

2.2.3 Phương pháp quan sát sư phạm

21

2.2.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm

21

2.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

22

2.2.6 Phương pháp toán học thống kê

22

Tổ chức nghiên cứu

23

2.3.1 Thời gian nghiên cứu

23

2.3.2 Địa điểm nghiên cứu

24


2.3.3 Đối tượng nghiên cứu

24

2.3


CHƢƠNG 3
3.1

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN

25

Xác định test kiểm tra và xây dựng tiêu chuẩn

25

đánh giá SMTĐ cho VĐV CLB.
3.1.1 Thực trạng phong trào tập luyện TDTT của trường

25

THPT Bến Tre – Phúc Yên – Vĩnh Phúc
3.1.2 Lựa chọn nội dung kiểm tra SMTĐ cho đối tượng

26

nghiên cứu.

3.1.3 Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ cho VĐV CLB

31

Bóng đá nam trường THPT Bến Tre Phúc Yên – Vĩnh
Phúc lứa tuổi 16 – 17 .
3.1.4 Đánh giá thực trạng tố chất SMTĐ của VĐV CLB

33

Bóng đá nam trường THPT Bến Tre Phúc Yên – Vĩnh
Phúc lứa tuổi 16 – 17.
3.2

Lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển

34

SMTĐ cho VĐV CLB Bóng đá nam trƣờng THPT
Bến Tre Phúc Yên – Vĩnh Phúc lứa tuổi 16 – 17.
3.2.1

Lựa chọn bài tập phát triển SMTĐ cho VĐV CLB

34

Bóng đá nam trường THPT Bến Tre Phúc Yên – Vĩnh
Phúc lứa tuổi 16 – 17 .
3.2.2


Đánh giá đối tượng nghiên cứu trước thực nghiệm.

39

3.2.3

Tổ chức thực nghiệm

40

3.2.4

Đánh giá kết quả thu được sau thực nghiệm.

43

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

45

TÀI LIỆU THAM KHẢO

47


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận quan trọng trong nền giáo dục

Xã Hội Chủ Nghĩa nhằm đào tạo con người mới phát triển toàn diện. Mặt
khác, TDTT còn nâng cao vị thế của một đất nước trên thế giới, mang lại tính
đoàn kết và sự hiểu biết giữa các dân tộc.
Nhận biết được tầm quan trọng của TDTT, ngay sau Cách mạng Tháng
8 năm 1945, Hồ Chủ Tịch đã đề ra chiến lược về sức khoẻ, thể chất cho dân
tộc. Ngày nay Đảng và Nhà nước càng chú trọng đến sự nghiệp phát triển
TDTT, khẩu hiệu “khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc” được nêu lên khắp
mọi miền đất nước.
Trong những năm qua, nhất là từ những năm 1991 trở lại đây, một số
môn thể thao của Việt Nam đã đạt được thành tích cao trong các cuộc tranh
tài tại khu vực Đông Nam Á, Châu Á và thế giới. Thành tích đó bước đầu đã
được toàn xã hội thừa nhận, đánh giá cao, nhiệt tình ủng hộ, tự hào và hy
vọng vào tương lai của thể thao Việt Nam.
Một trong những môn thể thao được đông đảo nhân dân ta yêu thích và
hâm mộ đó là môn Bóng đá, không ai có thể phủ nhận rằng Bóng đá là môn
thể thao hấp dẫn nhất hành tinh và được mệnh danh là môn thể thao “Vua”.
Tập luyện bóng đá không những mang lại cho chúng ta sức khoẻ, một cơ thể
cường tráng mà cũng giúp ta rèn luyện ý chí, lòng quyết tâm, tính kỷ luật,
sáng tạo, tinh thần đồng đội.
Huấn luyện thể lực là một bộ phận quan trọng của công tác huấn luyện
và giảng dạy Bóng đá. Những năm 60 của thế kỷ trước chỉ có một số nước
như: Anh, Tây Đức, Scốtlen… chú trọng đến thể lực, nhiều người gọi đó là
nền Bóng đá sức mạnh. Nhưng sau này, đặc biệt là sau giải vô địch thế giới


2

năm 1974 tất cả các nước có đội bóng mạnh đều chú trọng đến phát triển thể
lực, coi đấy là một trong những mục tiêu lớn nhất của công tác huấn luyện.
Nhiệm vụ của huấn luyện thể lực là phát triển song song thể lực chung

và thể lực chuyên môn cho cầu thủ, nhằm phát triển đồng đều các tố chất:
nhanh, mạnh, bền, khéo léo, khả năng phối hợp vận động và trên cơ sở đó
nâng cao các hoạt động chuyên môn một cách có hiệu quả. Nhưng chúng ta
đều biết, giữa các tố chất thể lực của cơ thể bao giờ cũng có mối tương quan
chặt chẽ. Hầu như không thể phát triển các tố chất này nếu thiếu các tố chất
khác, và ngược lại.
Thể lực đối với Bóng đá Việt Nam là một điểm yếu còn tồn tại hết sức
nan giải, muốn khắc phục điều này chúng ta cũng có rất nhiều việc phải làm.
Thời gian qua tuy đó gặt hái được liên tiếp những kết quả đáng khích lệ trên
đấu trường khu vực nhưng vẫn chưa phải là cái đích mà chúng ta hướng tới.
Chứng kiến đội tuyển Quốc gia thi đấu, chúng ta chỉ thấy các cầu thủ thi đấu
tốt trong hiệp một, sang đến hiệp hai thì hình ảnh cầu thủ đi bộ nhiều hơn
chạy xuất hiện, nhất là vào thời điểm cuối trận đấu.
Tố chất SMTĐ là cơ sở cho VĐV nắm vững kỹ năng vận động, nâng
cao thành tích của VĐV. Các trận thi đấu Bóng đá hiện nay mang tính quyết
liệt, diễn ra với tốc độ nhanh yêu cầu mỗi cầu thủ trên sân phải liên tục thực
hiện những động tác: Chạy, nhảy, tỳ, chèn, đè, xoạc, xuất phát nhanh… khắc
phục quán tính và lực cản. Ngoài ra cũng đòi hỏi cầu thủ phải hoàn thành xuất
sắc các động tác kỹ thuật một cách nhanh chóng, chính xác trong điều kiện có
tranh cướp và cản phá.Chính vì vậy tố chất SMTĐ đã trở thành một trong
những thước đo trình độ huấn luyện thể lực cho VĐV Bóng đá.
Qua thực tiễn quan sát các trận đấu của VĐV trường tham gia giải bóng
đá U17 thị xã Phúc Yên và đặc biệt là giải bóng đá thanh thiếu niên của tỉnh
Vĩnh Phúc do Sở giáo dục và Đào tạo tổ chức thường niên vào các năm.


3

Chúng tôi nhận thấy thể lực chuyên môn của các VĐV còn yếu, nhất là tố
chất SMTĐ được thể hiện qua những động tác chạy (tốc độ, nước rút) dẫn

bóng, tranh cướp bóng, sút cầu môn của các em.
Trường THPT Bến Tre - Phúc Yên - Vĩnh Phúc là một trong những
ngôi trường có bề dày thành tích thể thao trong nhiều năm qua, song thành
tích môn Bóng đá vẫn chưa cao. Qua quan sát điều tra chúng tôi nhận thấy có
rất nhiều nguyên nhân, trong đó điển hình là tố chất SMTĐ. Trong quá trình
nghiên cứu tài liệu tôi thấy có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài điển hình
là đề tài nghiên cứu của sinh viên Nguyễn Thị Tâm: k32 Khoa GDTC GDQP trường ĐHSP Hà Nội 2 với nội dung “Lựa chọn ứng dụng một số bài
tập phát triển SMTĐ cho đội tuyển Bóng đá nam khối 11 Trường THPT Yên
Phong 1 - Bắc Ninh” nhưng do đặc điểm của trường tôi thấy các bài tập chưa
đem lại hiệu quả cao cho tố chất SMTĐ trong quá trình tập luyện và thi đấu.
Xuất phát từ thực tế nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Lựa chọn bài tập phát triển SMTĐ cho VĐV CLB Bóng đá nam trường
Trung học phổ thông Bến Tre Phúc Yên - Vĩnh Phúc lứa tuổi 16 - 17”.
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác huấn luyện SMTĐ, đề tài
nghiên cứu, lựa chọn bài tập nhằm phát triển SMTĐ cho VĐV CLB Bóng đá
nam Trường THPT Bến Tre Phúc Yên - Vĩnh Phúc lứa tuổi 16 - 17, qua đó
đóng góp một phần vào việc nâng cao thể lực cho VĐV CLB Bóng đá nói
riêng và thành tích của thể thao Vĩnh Phúc nói chung.


4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm của môn Bóng đá
* Bóng đá là môn thể thao có tính tập thể cao
Cuộc thi đấu bóng đá gồm 2 tập thể đông người, tiến hành trên 1 sân
rộng, nên nếu chỉ dựa vào vai trò từng cá nhân cầu thủ thì không thể nào
giành được phần thắng. Không có bất kỳ cầu thủ ưu tú nào có thể vượt qua

khoảng không gian rộng như thế, lọt qua cả 1 tập thể đối phương gồm 11
người để ghi bàn thắng và có đủ sức phòng thủ trước sức tấn công của toàn
đội đối phương. Điều đó có nghĩa là sức mạnh của một đội bóng trước hết là ở
tính tập thể của đội đó. Tập thể đội Bóng đá lớn (so với đội Bóng rổ, Bóng
chuyền, chỉ có 5, 6 người) nên trình độ hiệp đồng phải cao, phải biết phát huy
thế mạnh, khắc phục điểm yếu của toàn đội.
Với trình độ kỹ thuật, chiến thuật phát triển như ngày nay, tính tập thể
trong thi đấu lại càng cao. Khi bị đối phương tấn công, hầu như toàn đội rút
về phòng ngự. Khi tấn công, toàn đội phải dâng lên nhằm tăng cường sức uy
hiếp về số lượng, tận dụng những đường chuyền chọc khe, chính xác và bất
ngờ giữa các cầu thủ làm cho bên phòng ngự sơ hở và tung ra những cú dứt
điểm.
* Bóng đá là môn thể thao mang tính chiến đấu cao.
Trong thi đấu Bóng đá, cầu thủ hai đội được quyền tràn lấn sang sân
của đối phương (khác với Bóng chuyền, Bóng bàn, Quần vợt…) để tranh
giành bóng một cách hợp lệ, nên sự đối kháng mang tính chất trực tiếp. Các
cầu thủ của hai đội đều phải quyết tâm, giành giật phần thắng trong từng
trường hợp, tạo ra từng cơ hội thuận lợi nhỏ nhất cho đội mình. Bên cạnh ý
chí quyết tâm của toàn đội giành phần thắng, từng cầu thủ cũng có cuộc chiến


5

đấu riêng với cầu thủ đối phương. Bên cạnh hình ảnh toàn cục là cuộc đấu của
hai tập thể 11 người thì riêng lẻ có những cuộc đấu tay đôi giữa hậu vệ với
tiền đạo, giữa tiền vệ tấn công với tiền vệ phòng ngự… Nhìn chung, khi có
bóng thì đội tấn công thường tìm cách thoát khỏi sự kèm cặp, đeo bám của
cầu thủ đối phương để phối hợp với đồng đội. Ngược lại, khi bị tấn công, hầu
như cầu thủ toàn đội tìm cách kèm chặt các cầu thủ đối phương, nhất là những
cầu thủ có bóng và những cầu thủ ở gần cầu môn đội mình. Suốt 90 phút của

trận đấu, cuộc chiến đấu gay go của hai đội và từng nhóm cầu thủ diễn ra liên
tục và chỉ dừng lại khi tiếng còi kết thúc trận đấu của trọng tài nổi lên.
*Bóng đá là môn thể thao phức tạp
Bóng đá là môn thể thao duy nhất mà các cầu thủ trên sân không được
dùng tay mà chủ yếu sử dụng đôi chân để điều khiển trái bóng. Từ đó, đôi
chân không chỉ giữ chức năng di chuyển cơ thể như các môn thể thao khác mà
còn đảm nhận một nhiệm vụ rất quan trọng, phức tạp đó là thực hiện các động
tác điều khiển bóng. Đôi chân thực hiện các kỹ thuật giữ bóng, dẫn bóng, đá
bóng, động tác giả… vô cùng đa dạng và linh hoạt mà khiến người ta nghĩ
rằng ngay đến đôi tay khéo léo, mềm dẻo cũng khó có thể làm nổi.
Cùng với sự phát triển của chiến thuật, kỹ thuật phức tạp lên nhiều, đòi
hỏi cầu thủ có trình độ toàn diện hơn. Nếu như trước kia, các cầu thủ hậu vệ
chỉ biết kỹ thuật phòng thủ (tranh cướp, phá bóng) thì ngày nay cầu thủ hậu
vệ còn phải biết thuần thục các kỹ thuật tấn công như động tác giả, chuyền
bóng, sút bóng, dứt điểm mọi tư thế…
Mặt khác, tính chất phức tạp của môn Bóng đá còn thể hiện ở sự đa
dạng, phong phú của quá trình phát triển chiến thuật.
Trong thi đấu Bóng đá, không có hiện tượng trùng lặp và không có bất
kỳ khuôn mẫu nào thích hợp cho mọi trường hợp. Tính chất đa dạng và muôn
hình muôn vẻ đó đòi hỏi ở từng cầu thủ tính sáng tạo rất lớn. Mỗi đợt tấn


6

công hay phòng thủ đều có những nét riêng của nó mà cầu thủ cần nhanh
chóng tìm ra biện pháp xử lý hay đối phó thích hợp. Bởi thế, trong một trận
đấu, những tình huống thay đổi không ngừng đòi hỏi cầu thủ cũng phải linh
hoạt, sáng tạo không ngừng để đóng góp tốt nhất cho đội.
1.2. Đặc điểm huấn luyện thể lực cho VĐV và thực trạng phong trào tập
luyện TDTT của trƣờng THPT Bến Tre – Phúc Yên – Vĩnh Phúc

1.2.1 Đặc điểm huấn luyện thể lực cho VĐV Bóng đá
Từ những năm 1970, chính xác từ giải vô địch Bóng đá thế giới tổ chức
tại Munich (Cộng Hoà Liên Bang Đức trước kia, nay là nước Đức thống
nhất), Bóng đá thế giới đã có một bước tiến bộ vượt bậc. Thể hiện ở trận đấu
là tấn công toàn đội và phòng thủ cũng toàn đội, người ta gọi đây là Bóng đá
tổng lực. So với trước kia, dù là trên bình diện chất lượng, tốc độ, cường độ
trận đấu hay mức độ đối kháng quyết liệt của trận đấu đều được nâng cao và
phát triển một bước khá dài, do đó yêu cầu đối với trình độ huấn luyện thể lực
của VĐV bóng đá là rất cao. Ngày nay, nền Bóng đá các nước đều nghiên
cứu, ứng dụng, sử dụng nhiều biện pháp, vận dụng nhiều thủ pháp và phương
pháp huấn luyện rất khoa học, nỗ lực phấn đấu nâng cao trình độ huấn luyện
thể lực cho VĐV, thể hiện ở các mặt chính sau đây:
* Phương pháp huấn luyện có hệ thống
Theo kinh nghiệm của nhiều VĐV Bóng đá nổi tiếng trên thế giới đã
cho rằng chỉ có tiến hành huấn luyện một cách thật nghiêm khắc, khoa học,
phải hệ thống hoá và tập luyện liên tục nhiều năm mới có thể thành đạt, trở
thành những VĐV ưu tú, những ngôi sao lớn. Thực tiễn cũng chứng minh
trong quá trình huấn luyện, sự diễn biến tuần tự mục tiêu của từng giai đoạn
thường là không thể chuyển tiếp hết được, bất kỳ một ý đồ nào vượt quá đặc
điểm của quá trình huấn luyện, áp đặt sự huấn luyện chuyên môn hoá quá


7

sớm để đạt được một thành tích nhất thời, tất yếu dẫn đến sự bắt vận động
viên đạt thành tích khi chưa có thể đạt được.
Ngày nay, có rất nhiều quốc gia căn cứ vào quy luật phát dục và trưởng
thành của con người và quy luật “Thời kỳ nhạy cảm” để phát triển SMTĐ cho
VĐV. Người ta chia hệ thống huấn luyện thể lực từ nhi đồng, thiếu niên đến
khi trưởng thành bao gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn từ 7 - 11 tuổi: Là thời kỳ nhằm phát triển năng lực cơ bản
chủ yếu phát triển các năng lực có liên quan mật thiết đến hệ thống thần kinh
như: Tốc độ phản ứng, sức bền chung, tính linh hoạt, tính nhịp điệu, tính đàn
hồi, dẻo dai, tính thích ứng.
- Giai đoạn từ 12 - 17 tuổi: Thời kỳ phát triển toàn diện, chủ yếu là
củng cố và nâng cao năng lực cơ bản, tập trung phát triển SMTĐ và sức bền
chung nhằm đạt hiệu quả là phát triển toàn diện.
- Giai đoạn từ 18 tuổi trở lên: Là thời kỳ huấn luyện chuyên sâu.
Nhiệm vụ chính là trên cơ sở phát triển của SMTĐ, tốc độ, sức bền dần dần từ
quá độ sang chuyên sâu với mức độ lớn dần và tiến tới huấn luyện tố chất thể
lực chuyên môn.
* Nỗ lực nâng cao hiệu suất huấn luyện
Theo đà phát triển của bóng đá ngày nay, người HLV cần phải tìm hiểu
và khai thác những nhân tố thúc đẩy các năng lực tiềm tàng của VĐV. Thông
thường, những nhân tố đó là khối lượng vận động và cường độ vận động của
VĐV, hai nhân tố này là động lực chính làm tăng thành tích của VĐV.
Điều thật sự được người ta coi trọng đó là ngày càng nhiều người vận
dụng các phương pháp huấn luyện không mang tính truyền thống, như
phương pháp huấn luyện theo mô hình hoặc sử dụng các khí tài huấn luyện
chuyên sâu. Điều này không những tăng cường hiệu quả của công tác huấn
luyện mà còn thúc đẩy quá trình huấn luyện, nâng cao hiệu suất huấn luyện.


8

* Tăng cường công tác huấn luyện từ nhiều hướng, vận dụng các phương
pháp, phương tiện huấn luyện tiên tiến
TDTT là cánh cửa sổ của nền khoa học hiện đại, công tác huấn luyện
thể lực cho VĐV Bóng đá cũng giống như các môn khoa học khác, đối với
việc mở mang kiến thức khoa học mới có tính nhạy cảm rất cao. Nó có sự

cảm nhận mật thiết của sự phát triển mới không giống nhau về khoa học, về
các tầng, về thành quả mới, về bước nhảy vọt… mà nó phát triển nhanh theo
nhiều hướng, vận dụng các phương pháp, phương tiện huấn luyện thể lực, làm
sao sớm nhất, nhanh nhất đạt được thành tích tốt nhất.
Ngoài ra, vận dụng thành tựu nghiên cứu khoa học về sinh cơ học để
cải tiến công tác huấn luyện tố chất thân thể, vận dụng kiến thức mô phỏng
nhằm làm phong phú thêm phương hướng huấn luyện thể lực, vận dụng kỹ
thuật đo lường bằng điện tử không gian đối với công tác huấn luyện thể lực có
thể khống chế có hiệu quả. Vận dụng thành tựu nghiên cứu vi tuần hoàn để
tiến hành đánh giá bình luận về tình hình huấn luyện thể lực… Tất cả những
vận dụng thành tựu khoa học nêu trên đối với công tác huấn luyện thể lực có
một tác dụng rất lớn.
* Quá độ từ huấn luyện đơn lẻ sang huấn luyện tổng hợp
Ngày nay, việc huấn luyện thể lực cho các VĐV Bóng đá ưu tú là dựa
trên cơ sở đo đạc mấy loại tố chất thân thể rồi quá độ lên huấn luyện toàn diện
các tố chất có liên quan. Một vấn đề quan trọng cần đề cập là công tác huấn
luyện trước kia về kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý, phong cách, trí tuệ …và cả
nội dung huấn luyện từng chu kỳ hay từng giai đoạn đều được tiến hành một
cách đơn độc là chính. Sự phát triển theo xu thế hiện nay (trước mắt) là bằng
sự huấn luyện đồng bộ - tổng hợp chia thành nhiều chu kỳ tất cả những nhân
tố nêu trên. Đặc biệt trong công tác huấn luyện, cần sử dụng nhiều bài tập
mang tính đối kháng cao, diễn ra với tốc độ nhanh, có kết hợp việc sử dụng


9

quả bóng. Tỷ lệ huấn luyện thể lực đơn thuần không kết hợp với bóng từ chỗ
lớn giảm bé lại. Có như vậy mới làm cho công tác huấn luyện thể lực càng
phù hợp với yêu cầu chung của tình hình phát triển của nền bóng đá hiện đại.
* Cần coi trọng phần hồi phục sau huấn luyện

Theo đà tăng trưởng về khối lượng huấn luyện và khả năng chịu đựng của
VĐV trong các cuộc thi đấu của bóng đá hiện đại, đặc biệt là trong điều kiện chịu
đựng khối lượng lớn nhất, thì việc vận dụng các biện pháp về y học và phục hồi về
mặt tâm lý đã trở thành một khâu quan trọng trong quá trình huấn luyện Bóng đá
nói chung và huấn luyện thể lực nói riêng. Điều này không những đề phòng được
việc tập luyện quá sức, phòng ngừa được các chấn thương mà còn nâng cao năng
lực, khả năng chịu đựng của VĐV từ 5-10%.

1.3. Vai trò của tố chất SMTĐ trong Bóng đá
Tố chất SMTĐ đặc biệt quan trọng trong môn Bóng đá là môn thể thao
thi đấu đồng đội có tính đối kháng trực tiếp cao với những đặc điểm là: Xuất
phát nhanh, dừng đột ngột, bật nhảy, tạo ra sự bất ngờ và thời cơ cho việc ghi
bàn, chuyền bóng, đánh đầu, đột phá tác nhân có tính càn lướt, các hành động
phòng thủ cũng đòi hỏi SMTĐ cao hơn.
Vì vậy có thể nói SMTĐ có vai trò quan trọng để giúp VĐV có thể thực
hiện tốt được các động tác kỹ thuật trong Bóng đá.
Tố chất SMTĐ là tố chất quan trọng của VĐV Bóng đá, SMTĐ tạo cho
VĐV uy lực khi thực hiện ý đồ chiến thuật trong tập luyện và thi đấu, tạo ra
sự bất ngờ cho đối phương, nâng cao hiệu quả thành tích thi đấu.
Thực tiễn cho thấy những đội bóng đá hàng đầu của thế giới như Pháp,
Anh, Hà Lan… các VĐV đều có trình độ phát triển SMTĐ rất cao, từ đó họ
không những chiếm lĩnh được không gian, thời gian, thực hiện những động
tác rất khó khăn gây được bất ngờ lớn cho đối thủ và đạt hiệu quả cao trong
các động tác đá bóng, sút cầu môn. Điều đó cũng giải thích hiệu suất ghi bàn
cũng rất cao.


10

Tóm lại, SMTĐ là một trong những tố chất quan trọng hàng đầu trong

tập luyện, thi đấu và nâng cao thành tích môn Bóng đá. Chính vì vậy mà
nhiều chuyên gia, huấn luyện viên Bóng đá nổi tiếng thế giới đều rất coi trọng
huấn luyện tố chất SMTĐ cho VĐV của họ.
1.4. Cơ sở sinh lý của tố chất sức SMTĐ
SMTĐ là khả năng thực hiện động tác trong một khoảng thời gian ngắn nhất.
Trong các hoạt động thể dục thể thao, tốc độ và sức mạnh có liên quan
mật thiết với nhau. Mức độ phát triển sức mạnh ảnh hưởng rõ rệt đến sức
nhanh. Trong nhiều môn thể thao, kết quả hoạt động phụ thuộc không chỉ vào
sức nhanh hay sức mạnh riêng lẻ mà phụ thuộc vào sự phối hợp hợp lý giữa
hai tố chất. Các hoạt động như vậy được gọi là hoạt động sức mạnh - tốc độ
(ném, nhảy, chạy, ngắm…).
Như vậy sức nhanh phụ thuộc chủ yếu vào tính linh hoạt của thần kinh
và tốc độ co cơ. Cả hai nhóm các yếu tố ảnh hưởng đó, mặc dù có biến đổi
dưới tác động của tập luyện nhưng đều là những yếu tố được quyết định bởi
các đặc điểm di truyền. Do đó trong quá trình tập luyện sức nhanh biến đổi
chậm và ít hơn sức mạnh và sức bền. Cơ sở sinh lý để phát triển sức nhanh và
tăng cường độ linh hoạt là tốc độ dẫn truyền hưng phấn ở trung tâm thần kinh
và bộ máy vận động, tăng cường sự phối hợp giữa các sợi cơ và các cơ, nâng
cao tốc độ thả lỏng cơ. Các yêu cầu nêu trên có thể đạt được bằng cách sử
dụng các bài tập tần số cao, trọng tải nhỏ, có thời gian nghỉ dài.
1.5. Những yếu tố chi phối SMTĐ
* Ảnh hưởng của sự biến đổi tuổi tác với SMTĐ cơ bắp
Trong các tình huống chung, đối với nam giới trước độ tuổi 20 thì
SMTĐ tăng lên theo tuổi tác, nhưng sau 20 tuổi thì tốc độ tăng bị giảm đi. Đến

khoảng 25 tuổi thì đạt tới đỉnh cao, sau đó SMTĐ giảm dần. Sau 25 tuổi sức


11


mạnh mỗi năm giảm trung bình 1%. Song từ 25 tuổi đến 30 tuổi biến đổi
tương đối ít.
Khi con người ở độ tuổi 65, nhìn chung sức mạnh chỉ đạt được từ 6575% sức mạnh ở tuổi 20-30. Tuy vậy, sự suy giảm sức mạnh cũng chịu ảnh
hưởng của hoạt động sức mạnh và các yếu tố vật chất, bệnh tật...
Từ tuổi nhi đồng đến tuổi thanh niên SMTĐ và thể tích của cơ bắp tăng
lên theo tỷ lệ thuận nhưng từ 20-25 tuổi về sau sự giảm sút sức mạnh có thể là
do sự biến đổi cả về thể tích và chất lượng cơ nhất là có mối quan hệ với trạng
thái chức năng của hệ thần kinh trung ương và hệ thống nội tiết.
Trong quá trình triển SMTĐ nếu tiến hành huấn luyện SMTĐ vào đúng
thời kỳ nhạy cảm phát triển sức mạnh thì sẽ thu được hiệu quả rõ rệt.
Qua những phân tích ở trên cho thấy tuổi tác có ảnh hưởng đến SMTĐ,
nó là quy luật chung được biểu hiện ở quá trình phát dục bình thường. Song
nếu tiến hành huấn luyện SMTĐ thì ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng sẽ có sự thay
đổi biểu đồ phát triển SMTĐ khác đi.
* Ảnh hưởng của các mặt sinh lý cơ bắp đối với SMTĐ
Thông qua huấn luyện có thể làm cho tơ cơ to lên dẫn tới mặt cắt sinh
lý của cơ bắp cũng to lên. Khi mặt cắt sinh lý của cơ bắp lớn lên sẽ làm cho
hàm lượng CP và ATP trong cơ tăng, ngoài ra cũng làm cho mạng lưới mao
mạch tăng nhiều lên, chất đạm tăng dày lên, glucozen tăng thêm. Điều này sẽ
giúp cho sức mạnh co duỗi cơ tăng lên.
* Ảnh hưởng sự cải thiện việc điều tiết chi phối của thần kinh đối với sức
mạnh cơ bắp
Cải thiện việc điều tiết chi phối của thần kinh chủ yếu bao gồm:
- Động viên càng nhiều các đơn vị vận động tham gia vào co duỗi cơ.
Số lượng các sợi cơ tham gia vào co duỗi tăng lên, đối với VĐV trình độ thấp


12

chỉ động viên được khoảng 60% số sợi cơ tham gia làm việc. Còn đối với

VĐV cấp cao có thể động viên tới 90% số sợi cơ tham gia làm việc.
- Cải thiện mối quan hệ nhịp nhàng giữa cơ chủ động và cơ hiệp đồng,
giữa cơ đối kháng với nhau, năng lực thả lỏng của các cơ đối kháng... là nhân
tố quan trọng ảnh hưởng tới SMTĐ.
- Sự cải thiện cường độ và tính linh hoạt của quá trình thần kinh vỏ đại
nó có thể nâng cao SMTĐ cơ bắp một cách rõ rệt.
Các công trình nghiên cứu về sinh lý thể thao đó chứng tỏ rằng: Nếu
tiến hành các hoạt động dùng 20-80% năng lực của mình thì việc tăng sức
mạnh chủ yếu dựa vào động viên càng nhiều đơn vị vận động tham gia, nhưng
khi dùng tới 80% sức mạnh tối đa thì sự tăng lớn sức mạnh chủ yếu là dựa
vào tần số và cường độ xung động thần kinh của trung khu thần kinh đối với
thần kinh vận động tăng lên.
SMTĐ của cơ bắp ngoài quyết định bởi trạng thái cơ năng thần kinh
trung ương ra cũng có mối quan hệ mật thiết với thể tích trạng thái, tính chất
lý hóa, trạng thái chức năng và điều kiện sinh cơ khi cơ bắp dựng sức...
* Ảnh hưởng của loại hình sợi cơ đối với SMTĐ của cơ bắp
Sợi cơ chia thành 2 loại đó là cơ nhanh và cơ chậm. Cơ nhanh lại bao
gồm cơ trung gian loại hình I và loại hình II. Sợi cơ nhanh co duỗi với tốc độ
nhanh sức mạnh lớn dễ mệt mỏi. Còn tốc độ co duỗi của loại cơ chậm có tốc
độ chậm, sức mạnh nhỏ, không dễ bị mệt mỏi. Nguyên nhân của nó là hoạt
tính men ATP – CP trong đó có lớp gấp 3 lần cơ chậm.
* Ảnh hưởng hiệu suất máy móc của cánh tay đòn xương ảnh hưởng tới
SMTĐ của cơ bắp
Cơ thể con người thông qua cơ bắp, xương và khớp tổ chức thành hệ
thống lực học đòn bẩy. Trong co duỗi của cơ bắp và sự vận động của cơ thể
hiệu suất máy móc của đòn bẩy ảnh hưởng trực tiếp tới sức mạnh cơ bắp.


13


Hiệu suất của đòn bẩy xương chủ yếu thông qua sự thay đổi vị trí một
bộ phận nào đó trên cơ thể dẫn tới thay đổi góc độ co kéo của các nhóm cơ và
sự thay đổi tỷ lệ độ dài tương đối của cánh tay đòn xương để thực hiện. Điều
này có quan hệ với nhân tố kỹ thuật của động tác thực hiện. Nói chung khi co
kép đòn bẩy men theo góc vuông thì hiệu suất máy móc được tạo ra lớn nhất,
góc càng xa với góc vuông và góc càng lớn thì lực co kéo càng nhỏ.
* Ảnh hưởng của việc thiếu oxy và tình hình cung cấp năng lượng khi cơ
bắp hoạt động ảnh hưởng tới SMTĐ của cơ bắp
Dựa vào nghiên cứu của P.Vaxiliép, áp suất không khí ở độ cao khoảng
4.500-5.000m thì sức mạnh cơ bắp giảm thấp sức mạnh co gập cổ tay giảm đi
1.8-2.4kg. Lực kéo cơ lưng giảm 11.4kg nhưng áp suất không khí trên độ cao
2.000-2.500m thì sức mạnh cơ nói chung không bị ảnh hưởng.
Nhìn chung các nhà khoa học đều cho rằng: Phân áp oxy giảm đi 25%
thì có thể hiện ra hiệu quả huấn luyện. Thiếu oxy sẽ dẫn tới sự biến đổi quá
trình trao đổi chất, nâng cao tính hưng phấn của hệ thống thần kinh trung
ương. Hai tuần đầu ở trên cao nguyên có tác dụng nâng cao năng lực vận
động. Vì vậy, nhiều nước trên thế giới đó sử dụng rộng rãi điều kiện thiếu oxy
ở cao nguyên để tiến hành huấn luyện. Nhưng sau khi huấn luyện ở cao
nguyên cần có thời gian thích ứng trở lại với điều kiện ở đồng bằng. Olopiep
cho rằng thời gian thích ứng trở lại nên là 3 tuần. Còn Fxuslốp (1982) cho
rằng sau khi huấn luyện tại cao nguyên 2 - 5 tuần, từ cao nguyên trở về đồng
bằng sẽ xuất hiện 3 thời kỳ nâng cao năng lực vận động tức là ngày thứ 2 đến
ngày thứ 6, ngày thứ 14 đến ngày thứ 24 và ngày 35 đến ngày thứ 45. Nếu
như tiến hành thi đấu vào ngày thứ nhất thì mấy ngày cuối cùng của huấn
luyện trên cao nguyên phải giảm thấp LVĐ.
Cơ bắp làm việc phải dựa vào năng lượng, vì vậy mà sự tích lũy vật
chất dày năng lượng trong cơ bắp có quan hệ chặt chẽ với sức mạnh cơ bắp.


14


* Ảnh hưởng của các điều kiện kích thích bên ngoài đối với sự hoạt động
cơ bắp
Hille vào thập kỷ 50 của thế kỷ trước đó phát hiện ra nếu nhiệt độ cơ
thể tăng lên 2oC thì sức mạnh tăng lên. Còn Gloes thì phát hiện ra nếu cánh
tay ngâm vào trong nước 50oC trong 8 phút sức mạnh cũng sẽ tăng lên. Nhiệt
độ xung quanh cơ thể tăng lên ở phạm vi nhất định sức mạnh cơ bắp cũng có
thể tăng lên. Đó là vì nếu nhiệt độ cơ bắp hơi cao hơn nhiệt độ thân nhiệt thì
nhiệt này độ nhớt (tức độ đậm đặc) của máu giảm thấp phản ứng hoá học của
co cơ và thả lỏng tăng nhanh, tuần hoàn được cải thiện. Do vậy, cơ co càng
nhanh càng mạnh hơn. Ngược lại, nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt bình thường
(37oC) thì trị số ngưỡng kích thích (Stress) của cơ bắp bị trì trệ hơn, lực co cơ
bị giảm đi.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với SMTĐ và các tố chất thể lực khác là
rất rõ rệt và dễ thấy, trước khi VĐV tham gia tập luyện và thi đấu cần phải
khởi động kỹ. Mục đích thứ nhất là để tăng thêm thân nhiệt từ đó đạt được
mục đích nâng cao năng lực vận động. Xoa bóp trước khi thi đấu , đặc biệt là
khi xoa xát sử dụng một số cao, dầu có thể kích thích đối với cơ thể phát nhiệt
thì càng có tác dụng nâng cao sức mạnh. Fess và Wefoshe (1965) đó tiến hành
một thực nghiệm khá lý thú: để cho 3 người thực nghiệm một người tắm nước
lạnh, một người tắm nước ấm và một người dùng khởi động chung đều trong
thời gian 6 phút. Sau đó để họ ngồi yên tĩnh trong 15 phút, để quan sát hiệu
quả của nhiệt độ kích thích đối với sức mạnh. Hai nhà khoa học này cho rằng:
tắm nước lạnh do mao mạch ngoại biên co hẹp lại làm giảm nhẹ gánh nặng
của hệ thống tim mạch đồng thời đó kích thích tổ chức ứng kích của cơ bắp.
Nghiên cứu còn phát hiện kích thích của lạnh còn làm cho các kích tố thượng
thận tiết ra nhiều hơn từ đó nâng cao năng lực làm việc và nâng cao sức
mạnh.



15

Trong thi đấu thể thao nói chung (nhất là thi đấu cử tạ…) VĐV dùng
nước lạnh xoa lên mặt cũng có hiệu quả khá tốt.
Ngoài ra, mùi vị, âm thanh, ánh sáng cũng phát huy tác dụng nhất định
với sức mạnh tốc độ. Trước khi thi đấu VĐV có thể ngửi khí amôniăc, trong
thi đấu tự hô thành tiếng, hoặc âm thanh cổ vũ của khán giả, ánh sáng của
đèn… và các điều kiện kích thích bên ngoài khác đều có thể giúp cho việc
phát huy sức mạnh. Tất cả những cái đó đều là do tác dụng kích thích của môi
trường bên ngoài đối với hệ thống thần kinh làm tăng hưng phấn của hệ thống
thần kinh từ đó nâng cao SMTĐ của cơ bắp.
*Ảnh hưởng của nhân tố tâm lý đối với việc phát huy sức mạnh
Sự vận động của cơ thể con người đều được tiến hành dưới sự chi phối
của hệ thống thần kinh. Nếu hệ thống thần kinh bị ức chế thì cơ bắp không thể
phát huy được sức mạnh tối đa và SMTĐ. Nguyên nhân của sự ức chế hệ thần
kinh cơ là do hàng loạt các trở ngại tâm lý tạo ra. Ví dụ tâm lý không thoải
mái, lo lắng bị chấn thương, căng thẳng trước đối thủ, buồn phiền một việc gì
đó…
Song VĐV xuất sắc trước khi thi đấu thông qua việc tập trung chú ý có
ý thức tốt, có sự chuẩn bị tâm lý, có các biện pháp điều chỉnh tâm lý như ám
thị, tự kỷ ám thị… nâng cao tác dụng dị hoá của hệ thống thần kinh trung
ương làm cho các hệ thống, cơ quan của cơ thể tham gia đồng bộ vào trạng
thái làm việc căng thẳng, loại bỏ ức chế. Trong việc liên kết các hoạt động thể
thao phát huy được năng lực làm việc tối đa.
* Ảnh hưởng của nhịp sinh học đối với sức mạnh cơ bắp và SMTĐ
Sự tăng giảm của năng lực làm việc đương nhiên cũng là tiêu chí của
sự tăng, giảm sức mạnh cơ bắp. Công trình nghiên cứu của Vaxiliộp đó phát
hiện: sau khi ngủ và trực ca đêm sức mạnh so với ban ngày giảm từ 20-30%.
Con người sau khi ngủ dậy cảm thấy cơ thể thả lỏng và yếu, thậm chí còn khi



16

nắm chặt bàn tay. Sau đó sức mạnh tăng dần. Sau 3-5 giờ sức mạnh đạt tới
mức tối đa. Buổi trưa sau khi ăn cơm và nghỉ ngơi, sức mạnh lại bắt đầu giảm
xuống. Buổi chiều sau 15 giờ lại đạt tới mức tối đa lần thứ hai.
Cơ thể con người có khả năng thích ứng cao, nếu như thay đổi thời gian
nghỉ giữa huấn luyện, sau một thời gian sức mạnh lại có thể biểu hiện với
hình sin biến đổi khác đi. Do vậy, trong huấn luyện cần bồi dưỡng và kiểm tra
năng lực tích ứng với nhịp sinh học cho VĐV. Trong các cuộc thi đấu lớn, các
VĐV xuất sắc thường phải thi đấu trong buổi tối từ 19 - 21 giờ, đối với VĐV
có trình độ mà nói thì vấn đề này đối với họ không có trở ngại gì đáng kể.
Ngược lại, có thể biến thành các kích thích dương tính (tốt lên) và thường lập
lên các thành tích xuất sắc.
* Ảnh hưởng của huấn luyện và dừng huấn luyện đối với SMTĐ của cơ
bắp
Trong huấn luyện, sự phát triển SMTĐ của cơ bắp chịu ảnh hưởng của
các nhân tố như cường độ vận động, tốc độ động tác, biên độ động tác, số lần
lặp lại, thời gian nghỉ giữa… Nếu như ngừng huấn luyện SMTĐ, sức mạnh
tốc độ sẽ dần dần giảm thấp. Tốc độ giảm của sức mạnh sẽ bằng khoảng 1/3
tốc độ nâng cao. Điều đó cũng có nghĩa là nếu SMTĐ nâng lên nhanh thì tốc
độ giảm đi cũng sẽ nhanh. Sức mạnh được hình thành qua tập luyện lâu dài
thì sau khi ngừng huấn luyện thời gian duy trì được sức mạnh cũng sẽ dài.
Đương nhiên muốn tiếp tục phát huy SMTĐ cũng cần có kế hoạch để
tập luyện lại, muốn duy trì được SMTĐ cần phải kiên trì tập luyện. Vậy thời
gian cách quãng bao nhiêu lâu tập luyện một lần sức mạnh có thể giữ được
sức mạnh vốn đó đạt được, điều này còn phải xem xét đến độ phát triển sức
mạnh đến mức độ nào. Nếu trình độ phát triển sức mạnh không cao như vậy
muốn giữ được SMTĐ đó có thể thời gian giãn cách tương đối dài một chút là
được. Nếu như VĐV có trình độ phát triển rất cao, tiếp tục tiếp cận rất đại của



17

anh ta rồi, muốn duy trì sức mạnh phát triển cao nếu thời gian giãn cách
quãng huấn luyện dài sẽ không thể được.
Nếu như đã có trình độ phát triển SMTĐ cao rồi, muốn tiếp tục phát
triển cao hơn thì càng cần phải tiến hành một cách khoa học có hệ thống và
gian khổ hơn mới có hy vọng đạt được.
Tóm lại, nhân tố ảnh hưởng đến sức mạnh cơ bắp rất đa dạng, những
nhân tố này khái quát lại gồm các nhân tố về cấu tạo cơ, thần kinh, sinh cơ
tâm lý, nhân tố điều kiện bên ngoài… Nhận thức và lý giải được các nhân tố
trên sẽ có lợi cho việc nâng cao tính khoa học và tính hiệu quả của huấn luyện
các môn thể thao nói chung và môn Bóng đá nói riêng.
1.6. Đặc điểm tâm sinh lý của đối tƣợng nghiên cứu
* Đặc điểm sinh lý:
Đối với VĐV ở lứa tuổi 16 - 17 (ở lứa tuổi này cơ thể còn đang trưởng
thành và phát triển hoàn thiện) vì vậy trong quá trình huấn luyện cần phải đặc
biệt lưu ý đến đặc điểm này.Mặt khác, các đặc điểm tâm lý cũng đóng vai trò
không kém phần quan trọng. Do đó, trong khoa học thể dục thể thao thường
tồn tại khái niệm tâm sinh lý lứa tuổi. Chính vì thế mà đặc điểm tâm sinh lý
lứa tuổi này được xem xét một cách cơ hữu trong toàn bộ quá trình giảng dạy
và huấn luyện. Về đặc điểm tâm lý có sự thay đổi, tự chủ, khả năng tư duy…
Tuy nhiên, ở lứa tuổi này do tính hưng phấn vẫn chiếm ưu thế nên dễ bị
phân tán khi có tác động ngoại lực, năng lực tập trung chủ yếu còn kém.
- Hệ thần kinh:
Ở lứa tuổi này kích thước não và thành tủy đạt đến mức như ở người
trưởng thành. Hoạt động phân tích tổng hợp của vỏ não tăng lên, tư duy trừu
tượng đã hình thành tốt, điều này thuận lợi cho sự hình thành các phản xạ có
điều kiện. Ngoài ra do sự hoạt động mạnh của tuyến giáp trong sinh dục,

tuyến yên làm cho tính hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế. Tuy nhiên,


×