Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bài Tập Tình Huống Về Luật Phòng Vệ Thương Mại.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.86 KB, 13 trang )

Điểm khác nhau giữa các biện pháp phòng vệ thương mại 
Biện pháp tự vệ

1, Khái niệm

Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu
hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam
(sau đây gọi là biện pháp tự vệ) là
biện pháp được áp dụng trong
trường hợp hàng hóa được nhập
khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra
thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa
gây ra thiệt hại nghiêm trọng của
ngành sản xuất trong nước.

+ Khối lượng, số lượng hoặc trị giá
hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột
biến một cách tuyệt đối hoặc tương
đối so với khối lượng, số lượng hoặc
trị giá của hàng hóa tương tự hoặc
hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được
sản xuất trong nước;
2, Điều kiện áp
dụng

+ Việc gia tăng khối lượng, số lượng
hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gây
ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại
nghiêm trọng cho ngành sản xuất
hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa
cạnh tranh trực tiếp trong nước hoặc


ngăn cản sự hình thành của ngành
sản xuất trong nước.

3, Nguyên tắc
áp dụng

+ Thuế tự vệ được áp dụng trong
phạm vi và mức độ cần thiết nhằm
ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại
nghiêm trọng cho ngành sản xuất
trong nước và tạo Điều kiện để
ngành sản xuất đó nâng cao khả

Biện pháp chống bán phá giá

Biện pháp chống trợ cấp

Biện pháp chống bán phá giá là biện
pháp được áp dụng trong trường hợp
hàng hóa được xác định bị bán phá
giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây
ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây
ra thiệt hại đáng kể của ngành sản
xuất trong nước hoặc ngăn cản sự
hình thành của ngành sản xuất trong
nước.

Biện pháp chống trợ cấp đối với
hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
(sau đây gọi là biện pháp chống trợ

cấp) là biện pháp được áp dụng
trong trường hợp hàng hóa được
trợ cấp khi nhập khẩu vào Việt
Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc
đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của
ngành sản xuất trong nước hoặc
ngăn cản sự hình thành của ngành
sản xuất trong nước.

+ Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại
Việt Nam và biên độ bán phá giá phải
được xác định cụ thể;

+ Hàng hóa nhập khẩu được xác
định có trợ cấp theo quy định pháp
luật;

+ Việc bán phá giá hàng hóa là
nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây
ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản
xuất trong nước hoặc ngăn cản sự
hình thành của ngành sản xuất trong
nước

+ Hàng hóa nhập khẩu là nguyên
nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra
thiệt hại đáng kể cho ngành sản
xuất trong nước hoặc ngăn cản sự
hình thành của ngành sản xuất
trong nước


+ Thuế chống bán phá giá chỉ được
áp dụng ở mức độ cần thiết; hợp lý
nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt
hại đáng kể cho ngành sản xuất trong
nước;

+ Thuế chống trợ cấp chỉ được áp
dụng ở mức độ cần thiết; hợp lý
nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt
hại đáng kể cho ngành sản xuất
trong nước;

+ Việc áp dụng thuế chống bán phá

+ Việc áp dụng thuế chống trợ cấp

1


năng cạnh tranh;
+ Việc áp dụng thuế tự vệ phải căn
cứ vào kết luận Điều tra; trừ trường
hợp áp dụng thuế tự vệ tạm thời;
+ Thuế tự vệ được áp dụng trên cơ
sở không phân biệt đối xử và không
phụ thuộc vào xuất xứ hàng hóa.

giá được thực hiện khi đã tiến hành
Điều tra và phải căn cứ vào kết luận

Điều tra theo quy định của pháp luật;
+ Thuế chống bán phá giá được áp
dụng đối với hàng hóa bán phá giá
vào Việt Nam;
+ Việc áp dụng thuế chống bán phá
giá khơng được gây thiệt hại đến lợi
ích kinh tế – xã hội trong nước

được thực hiện khi đã tiến hành
Điều tra và phải căn cứ vào kết
luận Điều tra theo quy định của
pháp luật;
+ Thuế chống trợ cấp được áp
dụng đối với hàng hóa được trợ cấp
nhập khẩu vào Việt Nam;
+ Việc áp dụng thuế chống trợ cấp
không được gây thiệt hại đến lợi
ích kinh tế – xã hội trong nước

4. Thời hạn áp
dụng

 + Thời hạn áp dụng thuế tự vệ
không quá 04 năm; bao gồm cả thời
gian áp dụng thuế tự vệ tạm thời.
Thời hạn áp dụng thuế tự vệ có thể
được gia hạn khơng q 06 năm tiếp
theo; với Điều kiện vẫn còn thiệt hại
nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra
thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản

xuất trong nước và có bằng chứng
chứng minh rằng ngành sản xuất đó
đang điều chỉnh để nâng cao khả
năng cạnh tranh.

+ Thời hạn áp dụng thuế chống bán
phá giá không quá 05 năm; kể từ ngày
quyết định áp dụng có hiệu lực.
Trường hợp cần thiết, quyết định áp
dụng thuế chống bán phá giá có thể
được gia hạn.

+ Thời hạn áp dụng thuế chống trợ
cấp không quá 05 năm; kể từ ngày
quyết định áp dụng có hiệu lực.
Trường hợp cần thiết, quyết định
áp dụng thuế chống trợ cấp có thể
được gia hạn.

5. Ví dụ

Trong bài tập tình huống

Trong bài tập tình huống

Trong bài tập tình huống

TÌNH HUỐNG:
I. Tình huống 1:
Từ giữa năm 2021, sản phẩm X được nhập khẩu từ nước A vào Việt Nam được bán với giá cạnh

tranh, khối lượng sản phẩm X nhập khẩu vào Việt Nam chiếm tỷ lệ 4% tổng khối lượng sản
phẩm tương tự nhập khẩu vào Việt Nam. Vào thời điểm này, các doanh nghiệp sản xuất sản
phẩm tương tự trong nước có xu hướng suy giảm rõ rệt, rất nhiều doanh nghiệp thua lỗ, nhiều
dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động và số lượng lớn lao động đã phải nghỉ việc. Cơ quan
điểu tra của Việt Nam đã tiến hành điều tra sơ bộ cho thấy, sản phẩm X được tiêu thụ tại nước A
có giá là 2usd/m, giá nhập khẩu vào Việt Nam là 1,5usd/m, các chỉ số hoạt động của ngành sản

2


xuất trong nước đểu biến động theo chiều hướng đi xuống, thể hiện ở các tiêu chí như: sản lượng
sản xuất, lượng bán hàng, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, hàng tồn kho. Anh chị hãy cho biết:
1. Tình huống nêu trên có thể làm phát sinh quyền áp dụng biện pháp phịng vệ thương mại của
Việt Nam khơng? Nếu có, biện pháp phịng vệ trong trường hợp này là biện pháp gì? Chủ thể có
thẩm quyền khởi xướng điều tra?
2. Chủ thể có thẩm quyền ra quyết định điều tra? Chủ thể có thẩm quyền điều tra?
3. Điều kiện áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong trường hợp nêu trên? Chủ thể có
thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại? biện pháp phòng vệ thương mại
có thể được áp dụng trong trường hợp này là gì? Vì sao?
4. Giả sử, có 4 doanh nghiệp từ các quốc gia khác nhau cùng nhập khẩu sản phẩm X vào Việt
Nam lần lượt là: Doanh nghiệp từ nước A có khối lượng nhập khẩu là 2%, doanh nghiệp từ nước
B có khối lượng nhập khẩu là 1,5%, doanh nghiệp từ nuóc C có khối lượng nhập khẩu là 2,5%,
doanh nghiệp từ nước D có khối lượng nhập khẩu là 2%; các tình tiết khác của tình huống khơng
thay đổi thì doanh nghiệp của các nước A, B, C, D có bị điều tra và áp dụng biện pháp phịng vệ
thương mại hay khơng? Biện pháp đó là biện pháp gì? Vì sao?
Bài làm tình huống 1:
Nhận diện:
- Khối lượng sản phẩm X nhập khẩu vào Việt Nam chiếm tỷ lệ 4% tổng khối lượng sản phẩm
tương tự nhập khẩu vào Việt Nam.
- Vào thời điểm này, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự trong nước có xu hướng suy

giảm rõ rệt, rất nhiều doanh nghiệp thua lỗ, nhiều dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động và
số lượng lớn lao động đã phải nghỉ việc. Tức là việc sản phẩm X nhập khẩu vào Việt Nam có
gây thiệt hại cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của Việt Nam.
- Cơ quan điểu tra của Việt Nam đã tiến hành điều tra sơ bộ cho thấy, sản phẩm X được tiêu thụ
tại nước A có giá là 2usd/m, giá nhập khẩu vào Việt Nam là 1,5usd/m. Tức là có hành vi phá
giá với biên độ biên độ: (2-1,5)/1,5 = 33,3%.
- Cơ quan điểu tra của Việt Nam đã tiến hành điều tra sơ bộ cho thấy, sản phẩm X được tiêu thụ
tại nước A có giá là 2usd/m, giá nhập khẩu vào Việt Nam là 1,5usd/m, các chỉ số hoạt động của
ngành sản xuất trong nước đểu biến động theo chiều hướng đi xuống, thể hiện ở các tiêu chí như:
sản lượng sản xuất, lượng bán hàng, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, hàng tồn kho. Tức có quan
hệ nhân quả từ việc bán phá giá của sản phẩm X đến thiệt hại của ngành sản xuất sản
phẩm tương tự trong nước.
3


1. Tình huống nêu trên có thể làm phát sinh quyền áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
của Việt Nam khơng? Nếu có, biện pháp phịng vệ trong trường hợp này là biện pháp gì?
Căn cứ theo khoản 1, Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017, tình huống này có thể áp
dụng biện pháp phịng vệ thương mại của Việt Nam và biện pháp phòng vệ trong trường hợp này
là biện pháp chống bán phá giá vì đủ các điều kiện ápdunjgg biện pháp chống bán phá giá như:
- Sản phẩm X được nhập khẩu từ nước A vào Việt Nam với biên độ bán phá giá là 33,3% đã
vượt quá 2% (- theo khoản 2, điều 78) và tổng khối lượng sản phẩm là 4% khối lượng sản phẩm
nhập vào Việt Nam vượt quá 3% (- theo khoản 3, điều 78).
- Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của Việt Nam bị thiệt hại đáng kể.
- Có mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu sản phẩm X bị bán phá giá với thiệt hại của
ngành sản xuất trong nước.
Chủ thể có thẩm quyền khởi xướng điều tra?
- Căn cứ theo khoản 1, Điều 79 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017, Chủ thể có thẩm quyền
khởi xướng điều tra là tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.
Và theo khoản 2 điều này, Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá

giá được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước khởi xướng điều tra khi có đủ 2 điều kiện
sau đây:
a, Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong
nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống
bán phá giá phải lớn hơn tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của
các nhà sản xuất trong nước phản đối việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá; Và theo
Hiệp định về chống bán phá giá tại khoản 5.4, điều 5 thì đơn yêu cầu sẽ được coi là được yêu cầu
thay mặt ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện ngành sản xuất trong nước nếu đơn này được
ngành sản xuất trong nước ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm tối thiểu 50% khối lượng của sản
phẩm tương tự được làm bởi cac nhà sản xuất bày tỏ ý kiến tán thành.
b) Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong
nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống
bán phá giá chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất
của ngành sản xuất trong nước.
2. Chủ thể có thẩm quyền ra quyết định điều tra? Chủ thể có thẩm quyền điều tra?
- Theo Khoản 3, Điều 79, Luật Quản lý ngoại thương 2017: Bộ trưởng Bộ Công thương là chủ
thể có thẩm quyền ra quyết định điều tra.
4


- Theo Khoản 3, Điều 3, Thông tư số 37/2019/TT-BCT: Cục Phịng vệ thương mại – Bộ Cơng
thương là chủ thể có thẩm quyền điều tra.
3. Điều kiện áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong trường hợp nêu trên? Chủ thể có
thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại? biện pháp phòng vệ thương
mại có thể được áp dụng trong trường hợp này là gì? Vì sao?
Điều kiện áp dụng biện pháp phịng vệ thương mại trong trường hợp nêu trên?
Căn cứ khoản 1, Điều 78, Luật Quản lý ngoại thương năm 2017, điều kiện áp dụng biện pháp
phòng vệ thương mại trong trường hợp nêu trên cụ thể là biện pháp chống bán phá giá như phải
đầy đủ 3 điều kiện sau:
Thứ nhất, Sản phẩm X được nhập khẩu từ nước A vào Việt Nam với biên độ bán phá giá là

33,3% đã vượt quá 2% (theo khoản 2, điều 78 luật này), tổng khối lượng sản phẩm là 4% vượt
quá 3% tức quá mức cho phép (theo khoản 3, điều 78 luật này).
Thứ hai, Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của Việt Nam bị thiệt hại đáng kể.
Thứ ba, Có mối quan hệ nhân quả giữa việ nhập khẩu sản phẩm X bị bán phá giá với thiệt hại
của ngành sản xuất trong nước.
Chủ thể có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại? biện pháp phòng
vệ thương mại có thể được áp dụng trong trường hợp này là gì? Vì sao?
Căn cứ theo khoản 1, Điều 81, Luật Quản lý ngoại thương năm 2017: “Việc áp dụng thuế chống
bán phá giá tạm thời do Bổ trưởng Bộ Công Thương quyết định căn cứ vào kết luận sơ bộ của
Cơ quan điều tra. Mức thuế chống bán phá giá tạm thời không vượt quá biên độ bán phá giá
trong kết luật sơ bộ.” =>Chủ thể có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương
mại, trong trường hợp này là biện pháp chống bán phá giá là Bộ trưởng Bộ Cơng thương.
- Biện pháp phịng vệ thương mại có thể áp dụng trong trường hợp này là: Theo điều 81, luật
Quản lý ngoại thương 2017 về áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
1.Việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định
căn cứ vào kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra. Mức thuế chống bán phá giá tạm thời không
được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luật sơ bộ.
Thời gian áp dụng thuế chống bán phá giá thạm thời là không quá 120 ngày kể từ ngày quyết
định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực. Khi có yêu cầu của tổ chức, cá
nhân xuất khẩu hàng hóa tương tự vào Việt Nam, Bổ trưởng Bộ Cơng Thương có thể gia hạn
áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nhưng không quá 60 ngày.
+ Sau khi có kết luận sơ bộ và trước khi kết thúc điều tra, nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị
5


điều tra có thể đưa ra cam kết với Cơ quan điều tra về việc tự nguyện điều chỉnh giá bán hoặc tự
nguyện hạn chế khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra xuất khẩu vào Việt Nam; Cơ quan
điều tra có thể chấp nhận, khơng chấp nhận hoặc đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết trên cơ sở
lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.
+ Trường hợp không đạt được cam kết quy định tại khoản 2 Điều 81, Luật Quản lý ngoại thương

năm 2017 về biện pháp cam kết, sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra công bố kết luận cuối
cùng về các nội dung điều tra quy định tại Điều 80 của Luật Quản lý ngoại thương năm 2017.
Kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra và các căn cứ chính để ban hành kết luận cuối cùng phải
được thơng báo bằng phương thức thích hợp cho các bên liên quan trong vụ việc điều tra;
Căn cứ vào kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định
áp dụng hay không áp dụng thuế chống bán phá giá;
Mức thuế chống bán phá giá không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận cuối cùng;
Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá là không quá 05 năm kể từ ngày quyết định áp dụng
thuế chống bán phá giá có hiệu lực, trừ trường hợp được gia hạn theo quy định tại  khoản 2 Điều
82 của Luật Quản lý ngoại thương năm 2017.
+ Việc áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước được thực hiện như sau: Trong
trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại đáng kể hoặc có đe dọa
gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Cơng Thương có thể quyết
định áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước; Thuế chống bán phá giá được áp
dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn 90 ngày trước khi áp
dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nếu hàng hóa nhập khẩu được xác định bán phá giá; khối
lượng hoặc số lượng hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam tang nhanh đột biến trong
giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời và gây thiệt
hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.
4. Giả sử, có 4 doanh nghiệp từ các quốc gia khác nhau cùng nhập khẩu sản phẩm X vào Việt
Nam lần lượt là: Doanh nghiệp từ nước A có khối lượng nhập khẩu là 2%, doanh nghiệp từ
nước B có khối lượng nhập khẩu là 1,5%, doanh nghiệp từ nước C có khối lượng nhập khẩu
là 2,5%, doanh nghiệp từ nước D có khối lượng nhập khẩu là 2%; các tình tiết khác của tình
huống khơng thay đổi thì doanh nghiệp của các nước A, B, C, D có bị điều tra và áp dụng
biện pháp phịng vệ thương mại hay khơng? Biện pháp đó là biện pháp gì? Vì sao?
Theo đề bài thì các tình tiết khác khơng thay đổi. Tức là các doanh nghiệp của nước A, B, C, D
đều nhập khẩu sản phẩm X vào Việt Nam có bán phá giá với biên độ 33,3% vượt mức cho phép
2%; gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của Việt Nam và có mối quan
6



hệ nhân quả giữa việc bán phá giá của các doanh nghiệp nước A, B, C, D sản phẩm X vào Việt
Nam gây nên thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất sản phẩm X và tương tự của Việt Nam.
Thì doanh nghiệp của các nước A, B, C, D có bị điều tra và áp dụng biện pháp phịng vệ
thương mại không?
Không, nếu xét riêng từng nước A, B, C, D vì số lượng nhập khẩu của các doanh nghiệp nước A,
B, C, D đều dưới 3% (theo khoản 3, điều 78, luật ngoại thương 2017), như vậy nếu xét riêng rẽ
từng nước thì các nước này khơng bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.
Có, nếu xét chung cả 4 nước thì tổng sản phẩm nhập khẩu từ tất cả 4 nước (A+B+C+D= 2%
+1,5% + 2,5% + 2 = 8% vượt 7% mức cho phép) (theo Khoản 3, Điều 78 Luật Quản lý ngoại
thương 2017) thì các doanh nghiệp từ nước A, B, C, D đều bị điều tra và áp dụng biện pháp
phòng vệ thương mại.
- Biện pháp phòng vệ thương mại ở đây là biện pháp chống bán phá giá vì theo khoản 1, điều 77
luật quản lý ngoại thương 2017 và khoản 1, điều 78 luật này đã được giải thích rõ hơn ở phần 1.
II. Tình huống 2:
Đầu năm 2022, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm X tại Việt Nam cáo buộc rằng các nhà sản
xuất/xuất khẩu hàng hoá của nước A và nước B (là các nước đang phát triển) đã được nhận các
khoản trợ cấp có thể đối kháng từ Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước các cấp của nước
A, B (ưu đãi thuế, miễn giảm thuế, ưu đãi khoản vay, hỗ trợ xuất khẩu…) gây ra thiệt hại đáng
kể cho ngành sản xuất nội địa của Việt Nam.
Hai doanh nghiệp M (có khối lượng hàng hóa tương tự chiểm 10% tổng khối lượng hàng hóa sản
xuất tại Việt Nam) và N (có khối lượng SX hàng hóa tại VN là 20%) cùng nộp đơn yêu cầu khởi
xướng điều tra. Anh, chị hãy cho biết:
1. Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ yêu cầu điều tra? Điều kiện để tiếp nhận điều tra
là gì?
2. Giả sử có 3 doanh nghiệp của Việt Nam phản đối, vụ việc này có được thụ lý giải quyết
khơng? Vì sao?
3. Giả sử, qua q trình điều tra, cơ quan điều tra phát hiện, các doanh nghiệp ở nước A và B
được hỗ trợ miễn giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp do dịch bệnh. Hỗ trợ này có bị áp dụng
biện pháp chống trợ cấp khơng? Vì sao?

4. Giả sử kết quả điều tra cho thấy, lượng hàng hóa X từ nước A chiếm 5% tổng khối lượng hàng
nhập khẩu vào VN và có mức trợ cấp là 2%, hàng hóa từ nước B chiếm 4,1% tổng khối lượng

7


hàng nhập khẩu vào Việt Nam với mức trợ cấp là 2,5%, thì các nhà sản xuất nước A và nước B
có là đối tượng áp dụng biện pháp trợ cấp hay khơng? Vì sao?
1. Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ yêu cầu điều tra? Điều kiện để tiếp nhận điều
tra là gì?
- Theo Khoản 3, Điều 3, Thơng tư số 37/2019/TT-BCT: Cục Phịng vệ thương mại – Bộ Cơng
thương là chủ thể có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ yêu cầu điều tra.
- Điều kiện tiếp nhận điều tra:
Căn cứ Điều 87, Luật Quản lý ngoại thương 2017, căn cứ tiến hành điều tra khi có hồ sơ yêu cầu
áp dụng biện pháp chống trợ cấp của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp được coi là đại diện cho
ngành sản xuất trong nước khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong
nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ
cấp phải lớn hơn tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà
sản xuất trong nước phản đối việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp; Và
+ Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong
nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ
cấp chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của
ngành sản xuất trong nước.
Như vậy điều kiện thứ 2 là tổng khối lượng hàng hóa tương tự của doanh nghiệp M và N là
30%>25% đã đảm bảo yêu cầu.
Tuy nhiên phải đủ cả hai điều kiện này thì sẽ được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước
Và điều kiện 1 sẽ đủ điều kiện điều tra trong trường hợp:
Nếu các doanh nghiệp của VN phản đối áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với sản phẩm X,

có tổng số lượng hàng hóa tương tự sản xuất nhỏ hơn 30% tổng sản lượng sản phẩm X sản xuất
tại Việt Nam thì doanh nghiệp M và N đủ điều kiện đại diện cho ngành sản xuất trong nước vì
vậy đủ điều kiện điều tiến hành điều tra. Hoặc là chỉ có 2 dồnh nghiệp M,N gửi đơn kiện và
khơng có doanh nghiệp nào phản đối thì sẽ coi là 100% doanh nghiệp gửi đơn kiện.
Không đủ điều kiện điều tra, nếu các doanh nghiệp của VN phản đối áp dụng biện pháp chống
trợ cấp đối với sản phẩm X, có tổng số lượng hàng hóa tương tự sản xuất từ 30% tổng sản lượng
sản phẩm X sản xuất tại Việt Nam thì doanh nghiệp M và N khơng đủ điều kiện đại diện cho
ngành sản xuất trong nước vì vậy khơng đủ điều kiện điều tiến hành điều tra. Hoặc là ngoài 2
8


doanh nghiệp M, N gửi đơn kiện thì có 2 doanh nghiệp khác có khối lượng hàng hóa tương tự là
45% > 30% thì doanh sẽ khơng đủ điều kiện tiến hành điều tra.
2. Giả sử có 3 doanh nghiệp của Việt Nam phản đối, vụ việc này có được thụ lý giải quyết
khơng? Vì sao?
Theo khoản 2, điều 87, luật ngoại thương 2017 thì doanh nghiệp hay tổ chức, cá nhân được coi là
đại diện ngành sản xuất trong nước nộp hộ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp phải đủ 2
điều kiện sau:
+ Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong
nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ
cấp phải lớn hơn tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà
sản xuất trong nước phản đối việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp; Và
+ Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong
nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ
cấp chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của
ngành sản xuất trong nước.
Nên với tình huống này:
Đã có hai doanh nghiệp M và N nộp đơn yêu cầu điều tra chống trợ cấp và hai doanh nghiệp này
có khối lượng hàng hóa tương tự 30% khối lượng hàng hóa tương tự sản xuất trong nước và
>25% đã thỏa mãn điều kiện 2 nên sẽ có hai trường hợp xảy ra với điều kiện 1:

Được thụ lý giải quyết: Nếu 3 doanh nghiệp của VN phản đối áp dụng biện pháp chống trợ cấp
đối với sản phẩm X, khi có tổng số lượng hàng hóa tương tự sản xuất nhỏ hơn 30% tổng sản
lượng sản phẩm X sản xuất tại Việt Nam thì doanh nghiệp M và N đủ điều kiện đại diện cho
ngành sản xuất trong nước.
Không được thụ lý giải quyết: Nếu 3 doanh nghiệp của VN phản đối áp dụng biện pháp chống
trợ cấp đối với sản phẩm X, có tổng số lượng hàng hóa tương tự sản xuất từ 30% trở lên tổng sản
lượng sản phẩm X sản xuất tại Việt Nam.
3. Giả sử, qua quá trình điều tra, cơ quan điều tra phát hiện, các doanh nghiệp ở nước A và B
được hỗ trợ miễn giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp do dịch bệnh. Hỗ trợ này có bị áp
dụng biện pháp chống trợ cấp khơng? Vì sao?
Trước tiên xem xét trợ cấp miến giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp do dịch bệnh là loại trợ
cấp khơng nhằm mục đích ưu tiên sản xuất trong nước, thúc đẩy xuất khẩu mà là khoản trợ cấp
nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội, trợ cấp điều chỉnh các điều kiện sản xuất kinh doanh
mới (trong điều kiện có dịch bệnh) vì vậy nếu trợ cấp này khơng có tính cá biệt thì thuộc nhóm
9


trợ cấp đèn xanh và nếu có tính cá biện thì thuộc nhóm trợ cấp đèn vàng theo quy định của
WTO. Trong đó Việt Nam là thành viên của WTO vì vậy:
Căn cứ Điều 85, Luật Quản lý ngoại thương 2017, ta xem xét 02 trường hợp.
- Trường hợp trợ cấp này được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực
ngành nghề của nước A và nước B thì đây là khoản trợ cấp đèn Xanh theo quy định của WTO vì
vậy trợ cấp này không bị áp dụng biện pháp chống chợ cấp.
- Trường hợp trợ cấp này chỉ được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm X của nước
A và nước B thì đây là khoản trợ cấp này có tính cá biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất sản
phẩm X như vậy trợ cấp này có thể xem xét khiếu kiện nếu thỏa mãn những điều kiện tại Điều
86, Luật Quản lý ngoại thương 2017 như
+ Mức trợ cấp này đã vượt 2% (trợ cấp giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp) giá xuất khẩu sản
phẩm X vào VN.
+ Tổng khối lượng hàng hóa của nước A hoặc B này vượt quá 4% tổng lượng HH nhập khẩu vào

nước ta, hoặc nếu không vượt quá 4% nhưng tổng lượng HH của nước A, B và các nước khác
cùng điều kiện vượt quá 9% tổng lượng HH nhập khẩu vào VN.
+ Chứng minh ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể và tồn tại mối quan hệ nhân quả
giữa việc nhập khẩu hàng hóa X từ nước A và B vào VN gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản
xuất HH tương tự của VN.
4. Giả sử kết quả điều tra cho thấy, lượng hàng hóa X từ nước A chiếm 5% tổng khối lượng
hàng nhập khẩu vào VN và có mức trợ cấp là 2%, hàng hóa từ nước B chiếm 4,1% tổng khối
lượng hàng nhập khẩu vào Việt Nam với mức trợ cấp là 2,5%, thì các nhà sản xuất nước A và
nước B có là đối tượng áp dụng biện pháp trợ cấp hay khơng? Vì sao?
- Hàng hóa X từ nước A tuy chiếm 5% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu vào VN nhưng mức trợ
cấp là 2% (nước A là nước đang phát triển). Áp dụng Khoản 2, Điều 86, Luật Quản lý ngoại
thương 2017, các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa X từ nước A khơng bị áp dụng biện pháp
chống trợ cấp.
- Hàng hóa X từ nước B tuy chiếm 4,1% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu vào VN (vượt 4%) và
mức trợ cấp là 2,5% vượt 2% (nước A là nước đang phát triển). Áp dụng Khoản 2, Khoản 3,
Điều 86, Luật Quản lý ngoại thương 2017, các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa X từ nước B bị
áp dụng biện pháp chống trợ cấp của Việt Nam.

III. Tình huống 3
10


Ngày 02/2/2022, cơ quan điều tra nhận được hồ sơ yêu cầu điều tra của nhóm các doanh nghiệp
sản xuất sản phẩm X trong nước gồm A (10% thị phần), B (10% thị phần), C (15% thị phần).
Nguyên đơn cáo buộc có sự gia tăng đột biến nhập khẩu sản phẩm X vào Việt Nam, là nguyên
nhân chính gây thiệt hại nghiêm trọng và đe dọa thiệt hại nghiêm trọng hơn nữa đối với ngành
sản xuất trong nước.
Kết quả điều tra cho thấy, lượng hàng gia tăng đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất
sản phẩm X trong nước, cơ quan điều tra đã xác định lượng hàng nhập khẩu sản phẩm X từ các
quốc gia như sau: M: 3%, N: 10%, E: 37%, P: 50%. Kết thúc điều tra, cơ quan có thẩm quyền

quyết định áp dụng biện pháp tự vệ đối với hóa X vào Việt Nam.
Anh, chị hãy cho biết:
1. Chủ thể có thẩm quyền thụ lý hồ sơ? Chủ thể có thẩm quyền quyết định điều tra? Chủ thể có
thẩm quyền điều tra? Chủ thể có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp tự vệ?
2. Có căn cứ để khởi xướng điều tra khơng? Vì sao? Giả sử có 5 doanh nghiệp (chiếm 50% thị
phần) phản đối khởi xướng điều tra thì cơ quan có thẩm quyền có đình chỉ điều tra?
3. Giả sử chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp tự vệ quyết định chỉ áp dụng biện pháp tự vệ
(áp thuế tự vệ) đối với hàng hóa từ nhập khẩu từ các quốc gia N, E, P, loại trừ quốc gia M thì
quyết định này có hợp pháp khơng? Vì sao?

Bài làm tình huống 3
Nhận diện:
- Cơ quan điều tra nhận được hồ sơ yêu cầu điều tra của nhóm các doanh nghiệp sản xuất sản
phẩm X trong nước gồm A (10% thị phần), B (10% thị phần), C (15% thị phần). Tổng sản
lượng của các doanh nghiệp A, B, C là 35%.
- Nguyên đơn cáo buộc có sự gia tăng đột biến nhập khẩu sản phẩm X vào Việt Nam, là nguyên
nhân chính gây thiệt hại nghiêm trọng và đe dọa thiệt hại nghiêm trọng hơn nữa đối với
ngành sản xuất trong nước.
- Cơ quan điều tra đã xác định lượng hàng nhập khẩu sản phẩm X từ các quốc gia như sau: M:
3%, N: 10%, E: 37%, P: 50%.
1. Chủ thể có thẩm quyền thụ lý hồ sơ? Chủ thể có thẩm quyền quyết định điều tra? Chủ thể
có thẩm quyền điều tra? Chủ thể có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp tự vệ?
Chủ thể có thẩm quyền thụ lý hồ sơ: Cơ quan điều tra – Cơ quan điều tra phòng vệ thương
mại – Theo Khoản 3, Điều 3, Thông tư số 37/2019/TT-BCT.
11


Chủ thể có thẩm quyền quyết định điều tra: Bộ trưởng Bộ Công Thương theo khoản 3, điều
93 luật ngoại thương 2017.
Chủ thể có thẩm quyền điều tra: Cơ quan điều tra – Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại –

Theo Khoản 3, Điều 3, Thông tư số 37/2019/TT-BCT
Chủ thể có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp tự vệ: Bộ trưởng Bộ Công Thương
theo khoản 1, điều 95 luật ngoại thương 2017.
2. Có căn cứ để khởi xướng điều tra khơng? Vì sao? Giả sử có 5 doanh nghiệp (chiếm 50%
thị phần) phản đối khởi xướng điều tra thì cơ quan có thẩm quyền có đình chỉ điều tra?
Có căn cứ để khởi xướng điều tra khơng: Có – Căn cứ Khoản 1, Điều 46 Nghị định 10/2018/NĐCP ngày 15/01/2018 của Chỉnh phủ: “Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra khi có Hồ
sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước
với điều kiện tổng khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được
sản xuất bởi các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc
yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự,
hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước.” =>Vì vậy trong trường hợp này thì hồ
sơ yêu cầu điều tra của nhóm các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm X trong nước gồm A, B,C
(35% khối lượng hàng hóa trong nước) ≥25% tổng khối lượng hàng hóa trong nước và nhóm
doanh nghiệp này có bằng chứng việc gia tăng đội biếp nhập khẩu sản phẩm X vào VN là
nguyên nhân chính gây thiệt hại nghiêm trọng và đe dọa thiệt hại nghiêm trọng hơn nữa đối với
ngành sản xuất trong nước=> Nên Bộ trưởng Bộ Công thương đủ căn cứ để quyết định điều tra.
Giả sử có 5 doanh nghiệp (chiếm 50% thị phần) phản đối khởi xướng điều tra thì cơ quan có
thẩm quyền có đình chỉ điều tra: Có, vì
Căn cứ Khoản 1, Điều 46 Nghị định 10/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chỉnh phủ thì nhóm
doanh nghiệp A, B, C đã có đủ điều kiện tổng sản lượng chiếm ≥25% tổng khối lượng HH trong
nước và không phụ thuộc vào số lượng doanh nghiệp phản đổi vì vậy việc có thêm doanh nghiệp
phản đối thì việc điều tra vẫn được tiến hành bình thường.
3. Giả sử chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp tự vệ quyết định chỉ áp dụng biện pháp tự
vệ (áp thuế tự vệ) đối với hàng hóa từ nhập khẩu từ các quốc gia N, E, P, loại trừ quốc gia M
thì quyết định này có hợp pháp khơng? Vì sao?
Căn cứ Khoản 2, Điều 92, Luật Quản lý ngoại thương năm 2017: Bộ trưởng Bộ Công thương
quyết định áp dụng biện pháp tự về đối với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc giá N, E, P là hồn
tồn hợp pháp vì số lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam của các nước này đều vượt quá
3%.
12



Còn đối với trường hợp của nước M, cho dù lượng hàng hóa của nước M nhập khẩu vào Việt
Nam chỉ 3% chưa vượt quá 3% theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương nhưng do chưa xác
định được M là nước đang phát triển hay khơng vì vậy có thể xảy ra 2 trường hợp như sau:
- Trường hợp 1: Nếu M là nước đang phát triển thì việc khơng áp dụng biện pháp phịng vệ với
nước M là hợp lý.
- Trường hợp 2: Nếu M không phải là nước đang phát triển thì việc khơng áp dụng biện pháp
phịng vệ với nước M là khơng hợp lý.

13



×