Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của sở thông tin và truyền thông tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.01 KB, 101 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHAN VĂN DOANH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA SỞ THÔNG
TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

8340102

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Trần Hữu Cường

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức,
viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh” là cơng trình nghiên cứu
của riêng tơi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Trần Hữu Cường.
Các số liệu, thông tin được sử dụng trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính
khách quan, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày


tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Phan Văn Doanh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của q thầy cô Trường Học viện Nông nghiệp
Việt Nam.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường quý thầy cơ Trường
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập tại Trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Trần Hữu Cường đã dành rất nhiều
thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tơi hồn thành luận văn tốt
nghiệp.
Đồng thời, tơi cũng xin chân thành cảm ơn quý anh, chị và ban lãnh đạo Sở
Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện giúp tơi có dữ liệu viết luận
văn.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên khuyến khích tơi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2018

Tác giả luận văn


Phan Văn Doanh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan....................................................................................................................................i
Lời cảm ơn.......................................................................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................................v
Danh mục bảng..............................................................................................................................vi
Trích yếu luận văn........................................................................................................................vii
Thesis abstract................................................................................................................................ix
Phần 1. Mở đầu............................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung.............................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể..............................................................................................................3


1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.....................................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận..................................................................................................................4

2.1.1.

Khái niệm, vị trí vai trị, đặc điểm đội ngũ cơng chức, viên chức ....................4

2.1.2.

Khái niệm về chất lượng đội ngũ công chức, viên chức...................................11

2.1.3.

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công chức, viên chức theo luật định ...........12

2.1.4.


Nội dung nâng cao chất lượng công chức, viên chức ........................................14

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ....................16

2.2.

Cơ sở thực tiễn............................................................................................................18

2.2.1.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của
một số nước trên thế giới..........................................................................................18

2.2.2.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ở một

số địa phương ở Việt Nam.......................................................................................22
2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh
23

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu................................................25
3.1.

Đặc điểm cơ bản của sở thông tin và truyền thông tỉnh Bắc Ninh ..................25


3.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển của Sở Thơng tin và Truyền thông tỉnh Bắc

Ninh...............................................................................................................................25

iii


3.1.2.

Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Thông tin và
Truyền thông tỉnh Bắc Ninh....................................................................................27

3.1.3.

Đặc điểm vị trí việc làm............................................................................................29

3.1.4.

Đặc điểm về CCVC ngành thơng tin và truyền thông.......................................31

3.1.5.

Kết quả hoạt động của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh ...........32

3.2.

Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................34


3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin..............................................................................34

3.2.2.

Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.................................................................35

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu.................................................................36

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu................................................................................36

3.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu...................................................................................36

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận...........................................................................38
4.1.

Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của sở thông tin và
truyền thông tỉnh Bắc Ninh.....................................................................................38

4.1.1.

Thực trạng về cơ cấu đội ngũ công chức, viên chức..........................................38


4.1.2.

Thực trạng về chất lượng công chức, viên chức.................................................44

4.1.3.

Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của Sở Thông tin

và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh...............................................................................56
4.2.

Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức, viên chức của sở thông tin và
truyền thông tỉnh Bắc Ninh......................................................................................58

4.2.1.

Yếu tố khách quan......................................................................................................58

4.2.2.

Yếu tố chủ quan..........................................................................................................58

4.3.

Giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của sở
thông tin và truyền thông tỉnh Bắc Ninh..............................................................61

4.3.1.


Định hướng, mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh.....................................................61
4.3.2.

Giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của Sở
Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh...........................................................62

Phần 5. Kết luận và kiến nghị...............................................................................................72
5.1.

Kêt luân.........................................................................................................................72

5.2.

Kiến nghị......................................................................................................................73

Danh mục tài liệu tham khảo.....................................................................................................74

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CQNN


Cơ quan Nhà nước

CV

Chun viên

CVC

Chun viên chính

CCVC

Cơng chức, viên chức

HCNN

Hành chính nhà nước

HĐH

Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân


KT-XH

Kinh tế - xã hội

NSNN

Ngân sách Nhà nước

QLNN

Quản lý Nhà nước

QPPL

Quy phạm pháp luật

CNTT

Công nghệ thông tin

CNTT&TT

Công nghệ thông tin và Truyền thông

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1.


Phân biệt giữa công chức và viên chức ......................................................

Bảng 4. 1.

Số lượng công chức viên chức Sở Thông tin và Truyền thông từ

6

năm 2015-2017 tỉnh Bắc Ninh ................................................................

39

Bảng 4. 2.

Số lượng CCVC các phòng ban trong những năm 2015-2017 ..................

40

Bảng 4. 3.

Cơ cấu CCVC theo giới tính 2015-2017 ..................................................

41

Bảng 4. 4.

Cơ cấu CCVC theo độ tuổi năm 2017 .....................................................

42


Bảng 4. 5.

Trình độ đào tạo của cơng chức, viên chức ở Sở Thông tin và
Truyền thông tỉnh Bắc Ninh (2015 – 2017) .............................................

Bảng 4. 6 .

Trình độ tin học của CCVC sở Thông tin và Truyền thông năm
2017........................................................................................................

Bảng 4. 7.

47

Đánh giá chất lượng công chức Sở Thông tin và Truyền thông qua
kỹ năng xử lý công việc năm 2017 ..........................................................

Bảng 4. 10.

46

Trình độ lý luận chính trị đội ngũ CCVC của Sở Thông tin và
Truyền thông tỉnh Bắc Ninh ....................................................................

Bảng 4. 9.

45

Trình độ ngoại ngữ của CCVC Sở Thông tin và Truyền thông năm
2017........................................................................................................


Bảng 4. 8.

44

49

Đánh giá chất lượng viên chức Sở Thông tin và Truyền thông qua
kỹ năng xử lý công việc năm 2017 ..........................................................

49

Bảng 4. 11.

Kết quả đánh giá xếp loại CCVC các năm 2015-2017 .............................

50

Bảng 4. 12.

Danh hiệu thi đua, khen thưởng của công chức Sở TT&TT tỉnh
Bắc Ninh các năm 2015– 2017 ................................................................

Bảng 4. 13.

Danh hiệu thi đua, khen thưởng của viên chức Sở TT&TT tỉnh Bắc
Ninh các năm 2015– 2017 .......................................................................

Bảng 4. 14.


52

Số lượng CCVC được cơ quan cử đi đào tạo bồi dưỡng trong giai
đoạn 2015-2017 ......................................................................................

Bảng 4. 15.

51

54

Ý kiến đánh giá của người dân, doanh nghiệp đối với công chức,
viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh ....................

vi

55


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phan Văn Doanh
Tên luận văn:Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của Sở Thông tin và
Truyền thông tỉnh Bắc Ninh.
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 8340102

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu chung: Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CCVC, thực

tiễn công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh,
Luận văn đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CCVC
của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh.
Mục tiêu cụ thể: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng công
chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước; Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng
đội ngũ công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh; Đề
xuất những quan điểm, phương hướng và một số giải pháp góp phần nâng cao chất
lượng đội ngũ công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin tài liệu, số liệu thứ cấp và số
liệu sơ cấp nhằm đánh giá để phân tích, lựa chọn các quan điểm về giải pháp nâng cao
chất lượng đội ngũ công chức, viên chức sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh.
Đồng thời luận văn sử dụng phương pháp chuyên gia, chuyên khảo, phương pháp tổng
hợp xử lý số liệu, thống kê mô tả, so sánh, sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng
cơng cụ excel để phân tích kết quả. Số liệu điều tra, phỏng vấn trực tiếp công dân
(những người tham gia dịch vụ hành chính cơng).
Kết quả chính và kết luận
Luận văn đã tập trung phân tích các nội dung về thực trạng chất lượng của đội
ngũ công chức, viên chức sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh; đánh giá về
năng lực về trình độ đào tạo, chun mơn nghiệp vụ, nhận thức chính trị, kỹ năng xử
lý cơng việc, khả năng đảm nhận hồn thành cơng việc, cơng tác đào tạo bồi dưỡng ...
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của sở
Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh: công tác tuyển dụng, công tác đào tạo và phát
triển CCVC, độ tuổi, giới tính; tuyển dụng.... Căn cứ vào kết quả phân tích để đánh
giá chất lượng đội ngũ công chức, viên chức và quan điểm, phương hướng, mục tiêu đội
ngũ công chức, viên chức, luận văn đã đưa ra 6 giải pháp: Hoàn thiện đề án vị trí việc

vii



làm; Hồn thiện cơng tác bố trí sử dụng cơng chức, viên chức; Tăng cường đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức; Đổi mới công tác đánh giá bằng các tiêu chí
có tính định lượng cao; Cải cách chế độ, chính sách tạo động lực cho cán bộ cơng
chức, viên chức; Đẩy mạnh đấu tranh phịng chống tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ
công chức, viên chức.

viii


THESIS ABSTRACT
Master Candidate: Phan Van Doanh
Thesis title: Improving the quality of officials of Bac Ninh Provincial Department of
Information and Communication.
Field of Study: Business Administration

Code: 8340102

Educational Institution: Vietnam National University of
Agriculture Research Objectives
Overall objective: On the basis of evaluating the quality of officials and the reality
of human resource management at Bac Ninh Provincial Department of Information and
Communication, the thesis proposes some feasible solutions to improve the quality of
officials of Bac Ninh Provincial Department of Information and Communications.

Specific objectives: To systematize theoretical and practical basis on the quality
of the officials in state agencies; Analyzing and assessing the quality situation of
officials of Bac Ninh Provincial Department of Information and Communication;
Proposing ideas, orientations and solutions to improve the quality of officials of Bac
Ninh Provincial Department of Information and Communication.
Materials and Methods

The researcher has employed the method of collecting information, materials,
secondary data and primary data to evaluate in order to analyze and select opinions on
solutions to improve the quality of officials of Bac Ninh Provincial Department of
Information and Communication. At the same time, a series of method have been used
including expertise, monographs, data synthesis, descriptive statistics, comparison,
data processing by excel tool in order to analyze the results, survey data and direct
interviews of citizens (participants in public administrative services).
Main findings and conclusions
The thesis has focused on analyzing the key content on the real situation of
officials’ quality of Bac Ninh Provincial Department of Information and
Communication; assessing the officials regarding capacity, training level, professional
knowledge, political awareness, job-solving skills, job completion capacity, training
and fostering, etc; analyzing factors influencing the quality of oficials of Bac Ninh
Provincial Department of Information and Communication including recruitment,
training and development, age and gender. Basing on the analysis results which have
been used to assess the quality of ofificials and the viewpoints, orientations and

ix


objectives of officials, the thesis has put forward 6 solutions: Complete job placement
scheme; Complete the arrangement and assigning the officials; Strengthen the training
and fostering of the oficials; Renew the assessment with high quantitative criteria;
Reforming policies to motivate the officials; Promote the fight against corruption and
negativity in the contingent of officials.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bắc Ninh là vùng đất ngàn năm văn hiến và cách mạng, nơi khởi nguồn của
Thuỷ tổ Việt Nam (Kinh Dương Vương), là quê hương của Vương triều Lý cùng
nhiều nhà cách mạng tiền bối như: Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Quốc
Việt,...quê hương của những làn điệu Dân ca Quan họ Bắc Ninh mượt mà đằm
thắm đã được UNESCO cơng nhận là Di sản văn hố phi vật thể đại diện của nhân
loại. Được thành lập năm 1831 trên vùng đất Xứ Kinh Bắc nổi tiếng, trải qua nhiều
lần điều chỉnh địa giới hành chính, ngày 1-1-1997, tỉnh Bắc Ninh được tái lập và
chính thức hoạt động theo đơn vị hành chính mới theo Nghị quyết của Quốc hội
khố IX, kỳ họp thứ 10. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, tạo đà phát triển cho
quê hương Bắc Ninh trong giai đoạn mới.
Ngay sau khi được tái lập, Đảng bộ và nhân dân Bắc Ninh rất phấn khởi,
đoàn kết một lòng, chung sức xây dựng quê hương, cùng với cả nước thực hiện
chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng tới mục tiêu xây dựng
nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tỉnh ủy, HĐND, UBND
tỉnh đã đề ra 10 nhiệm vụ cấp bách và thực hiện nhiều giải pháp phù hợp với điều
kiện của từng thời kỳ với quyết tâm Bắc Ninh phải đi nhanh hơn, đi trước một
bước so với lộ trình phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước. 20 năm trước,
Bắc Ninh còn là một tỉnh nơng nghiệp thuần t thì đến hơm nay đã cơ bản trở
thành một tỉnh công nghiệp với hầu hết các chỉ tiêu cơ bản về kinh tế - xã hội
thuộc nhóm đứng đầu như: Quy mơ GRDP đứng thứ 6; Các chỉ tiêu: GRDP bình
quân đầu người; giá trị sản xuất công nghiệp; kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2; thu
nhập bình quân đầu người đứng thứ 7; thu hút vốn FDI đứng thứ 5; là tỉnh thứ 13
cân đối được Ngân sách và có đóng góp cho Ngân sách Trung ương; nhiều chỉ tiêu
trong lĩnh vực giáo dục, y tế thuộc nhóm dẫn đầu; nhiều chính sách an sinh xã hội
đi trước và thực hiện ở mức cao hơn so với Trung ương như: hỗ trợ nhà ở cho
người nghèo; trợ cấp cho người cao tuổi; hỗ trợ tiền điện thắp sáng cho khu vực
nông thôn.
Trong thành tựu nói trên, đội ngũ cơng chức, viên chức các cơ quan hành
chính nhà nước tỉnh Bắc Ninh đã có những đóng góp quan trọng, tích cực, thật sự

là lực lượng nòng cốt trong xây dựng, hoạch định, tổ chức thực hiện các chính

1


sách phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế và các mặt của đời sống xã
hội. Chính họ đã cụ thể hóa một cách sáng tạo các đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam vào thực tế ở Bắc Ninh để
Bắc Ninh có được diện mạo như hơm nay.
Mục tiêu phấn đấu xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc
Trung ương vào năm 2022 của thế kỷ XXI theo hướng văn minh hiện đại, và
hướng tới đơ thị thơng minh. Bắc Ninh đang có nhiều cơ hội cũng như đứng trước
khơng ít khó khăn, thách thức. Để tận dụng cơ hội, vượt qua khó khăn, vấn đề đào
tạo, bồi dưỡng người cán bộ, lãnh đạo vừa có “tâm”, có “tầm”, đủ sức gánh vác
những nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ hội nhập quốc tế luôn được tỉnh ta coi là
khâu đột phá. Với phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng có nhiều cải
tiến, đổi mới theo hướng sát thực với điều kiện tình hình cơng tác, trình độ, kiến
thức và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
ngày càng được nâng cao, thích nghi với xu thế hội nhập quốc tế.
Sở Thông tin và Truyền thơng tỉnh Bắc Ninh (tiền thân là Sở Bưu chính - Viễn
Thông tỉnh Bắc Ninh), là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực Công nghệ thông tin
và Truyền thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ không
ngừng của lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông cũng như sự hội nhập kinh
tế quốc tế, đã và đang đặt ra những thách thức lớn đối với đội ngũ công chức, viên
chức của Sở. Để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao thì cần phải chú
trọng phát triển và nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của sở
là rất cần thiết. Trong những năm vừa qua, mặc dù công tác phát triển và nâng cao
chất lượng công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh đã
luôn được coi trọng, nhưng các giải pháp thực hiện cịn thiếu tính hệ thống, chưa gắn
với nhu cầu thực tiễn cịn mang tính hình thức, do vậy chất lượng công chức, viên

chức chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

Xuất phát từ những lý do đó, tác giả chọn đề tài:“Nâng cao chất lượng đội
ngũ công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh” để
thực hiện luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, chương trình định
hướng ứng dụng.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại Sở

2


Thơng tin và Truyền thơng tỉnh Bắc Ninh. Qua đó luận văn đề xuất một số giải
pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CCVC của Sở Thông tin và
Truyền thông tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng công chức, viên chức
trong các cơ quan nhà nước;
-

Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức, viên chức và phân tích

những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền
thông tỉnh Bắc Ninh;
Đề xuất những quan điểm, phương hướng và một số giải pháp góp phần nâng
cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Các vấn đề có liên quan đến chất lượng đội ngũ công

chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh.
-

Đối tượng khảo sát: Đội ngũ công chức, viên chức.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

-

Về không gian: Nghiên cứu tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh.

-

Về thời gian: Luận văn được nghiên cứu trong giai đoạn 2015 - 2017. Các giải

pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CCVC của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh được
xác định cho giai đoạn 2015– 2020 tầm nhìn đến năm 2025.
Phạm vi về nội dung: chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại Sở Thông
tin và truyền thông tỉnh Bắc Ninh.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm, vị trí vai trị, đặc điểm đội ngũ cơng chức, viên chức
Khái niệm về đội ngũ tuy có các cách hiểu khác nhau, nhưng đều có chung
một điểm đó là: Một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng để
thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng hay khơng cùng nghề nghiệp,
nhưng đều có một mục đích nhất định. Từ cách hiểu này, có thể nói chung: đội ngũ
là một tập thể gồm số đông người, có cùng lý tưởng, cùng mục đích, làm việc theo

sự chỉ huy thống nhất.
Thuật ngữ “công chức”, “viên chức” thường được hiểu một cách khái quát
là những người được nhà nước tuyển dụng, nhận một công vụ hoặc một nhiệm vụ
nhất định, do nhà nước trả lương và có nghĩa vụ, bổn phận phục vụ nhân dân, phục
vụ nhà nước theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, phạm vi rộng hẹp khi xác
định đối tượng là công chức hoặc là viên chức lại không giống nhau đối với các
quốc gia khác nhau. Sự khác nhau này phụ thuộc vào thể chế chính trị, cách thức
tổ chức bộ máy nhà nước và ảnh hưởng của lịch sử, văn hóa mỗi quốc gia.
Như vậy, đội ngũ công chức, viên chức là một tập thể gồm từng công chức,
viên chức trong cơ quan, đơn vị cùng thực hiện nhiệm vụ, mục đích, làm việc theo
sự lãnh đạo của cấp trên. Đội ngũ cơng chức, viên chức có sự liên thơng với nhau
chặt chẽ.
2.1.1.1. Khái niệm công chức, viên chức
Khái niệm công chức
Do tình hình về kinh tế, đặc điểm xã hội khác nhau, nên quan niệm về công
chức của mỗi nước cũng khác nhau, khơng hồn tồn đồng nhất. Tuy nhiên dưới
cách hiểu chung thì “ Cơng chức là những cơng dân được tuyển dụng vào làm việc
thường xuyên trong cơ quan Nhà nước, do ngân sách Nhà nước trả lương”.


Việt nam, ngày 20/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số

76/SL về "Quy chế công chức", đây được xem là văn bản pháp luật đầu tiên có liên quan trực
tiếp đến khái niệm này. Quy chế xác định rõ nghĩa vụ, quyền lợi của công chức, cùng các thể lệ
về việc tổ chức, quản trị và sử dụng các ngạch cơng chức trong tồn quốc, theo đó "những cơng
dân Việt Nam được chính quyền

4



nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở
trong hay ở ngồi nước, đều là công chức".
Trải qua thời gian, chúng ta cũng đã có nhiều văn bản đề cập đến cơng
chức, công vụ và gần đây nhất, ngày 13/11/2008, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XII
đã thơng qua Luật cán bộ, công chức. Theo quy định này, tại Khoản 2, Điều 4 Luật
Cán bộ công chức năm 2008 của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qui
định "Cơng chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị – xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Cơng an nhân dân mà không
phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của
đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính
trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo,
quản lý của đơn vị sự nghiệp cơng lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của
đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật."
Khái niệm viên chức
Viên chức là thuật ngữ chỉ những người làm việc công hoặc tư bao gồm
nhiều ngành nghề và công việc khác nhau trong xã hội. Có thể chia đội ngũ viên
chức thành viên chức công - viên chức nhà nước và viên chức ngoài khu vực nhà
nước - viên chức tư. Sự khác nhau căn bản giữa viên chức công (viên chức nhà
nước) và viên chức tư là viên chức cơng được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Khơng có sự khác nhau về mặt chuyên môn, nghiệp vụ theo từng ngành, nghề giữa
viên chức công và viên chức tư. Đồng thời, theo ngành nghề, đối tượng lao động
có thể chia thành viên chức sự nghiệp, viên chức kinh doanh, viên chức làm dịch
vụ.
Theo Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 của
Quốc hội thì “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc
làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp cơng lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng

lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

5


Phân biệt công chức, viên chức
Bảng 2. 1. Phân biệt giữa cơng chức và viên chức
Cơng chức
1.Nơi làm việc

2.Cơng
dụng

tác

3. Tính
việc

chất

Cơ quan Nhà nước, tổ chức

5. Chế độ làm việc

6. Bảo hiểm xã hội

7.Hình thức kỷ luật

Đơn vị sự nghiệp cơng lập


chính trị - xã hội

- Căn cứ vào yêu cầu nhiệm
vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu
biên chế
tuyển - Trách nhiệm chính trị, trách
nhiệm hành chính của cơng
chức.
- Thực hiện thông qua thi
tuyển và xét tuyển trong
trường hợp đặc biệt theo Điều
36 Luật Cán bộ Công chức
2008

4. Chế độ lương

Viên chức

công Hoạt động công vụ và quản lý
Nhà nước

- Căn cứ vào nhu cầu cơng
việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp và quỹ
tiền lương của đơn vị sự nghiệp
công lập
- Thực hiện thông qua thi
tuyển hoặc xét tuyển
- Bảo đảm tính cạnh tranh,
cơng khai, minh bạch

- Căn cứ vào kết quả tuyển
dụng, người đứng đầu đơn vị
sự nghiệp công lập ký kết hợp
đồng làm việc với người trúng
tuyến vào viên chức
- Trách nhiệm trước cơ quan,
người đứng đầu tổ chức, cơ
quan xét tuyển, ký hợp đồng.
Hoạt
động
chuyên môn

nghề nghiệp,

- Hưởng lương từ NSNN, theo
ngạch bậc.

- Lương hưởng một phần từ
ngân sách, còn lại là nguồn
thu sự nghiệp.

- Được bổ nhiệm vào ngạch,

- Chức danh nghề nghiệp

chức vụ, chức danh
Khơng phải đóng bảo hiểm

Phải


thất nghiệp

nghiệp

- Khiển trách
- Cảnh cáo
- Hạ bậc lương

- Khiển trách
- Cảnh cáo
- Cách chức

- Giáng chức
- Cách chức
- Buộc thơi việc

đóng

- Buộc thơi việc

bảo hiểm thất


Nguồn: Tổng hợp của tác giả

6


Đặc điểm, đặc thù, tính chất, đối tượng, thời gian lao động và kỹ năng tác
nghiệp của công chức hành chính hồn tồn khác với viên chức sự nghiệp. Cụ thể,

công việc của công chức trong các cơ quan hành chính cơng quyền là thực thi pháp
luật, quyền lực. Cơng chức là những người thực thi công vụ. Công vụ và công
chức luôn gắn liền với nhau: chủ thể của công vụ là công chức; công vụ là một
dạng lao động quyền lực, khác với lao động sản xuất trực tiếp, lao động mang tính
chất chun mơn, nghiệp vụ kỹ thuật; cơng vụ mang tính quyền lực nhà nước,
cơng chức nhân danh Nhà nước thực thi quyền lực nhà nước.
Viên chức là những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công khác
nhau, công việc của họ không mang tính chất quyền lực nhà nước, mà thuần tuý
mang tính chất chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên sâu. Đặc điểm, đặc thù,
tính chất, đối tượng và kỹ năng tác nghiệp của họ khác với của công chức nhà
nước. Việc sử dụng thời giờ làm việc, đạo đức nghề nghiệp của họ cũng khác với
việc sử dụng thời giờ làm việc và đạo đức nghề nghiệp của công chức nhà nước.
Do đó, các quan điểm, nguyên tắc, các chế định và quy định cụ thể trong Luật viên
chức phải khác với các quan điểm, nguyên tắc, các chế định và quy định cụ thể
trong Luật cán bộ, cơng chức.
Có như vậy mới khắc phục được tình trạng hành chính hóa các hoạt động
của đơn vị sự nghiệp công, tạo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị
sự nghiệp công, đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ viên chức nhà nước có đạo đức
nghề nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày
càng cao của nhân dân.
2.1.1.2. Vị trí, vai trị của đội ngũ công chức, viên chức
Đội ngũ CCVC ở bất kỳ vị trí nào thì họ cũng có vai trò, ý nghĩa nhất định
đối với bộ máy Nhà nước, cụ thể:
Thứ nhất, là lực lượng hoạch định đường lối, chiến lược, định hướng cho sự
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hỗi, an ninh quốc phịng…của địa phương và đất
nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hành của Nhà nước thì đội ngũ
CCVC nhất là các chuyên gia đầu ngành là lực lượng trực tiếp tham mưu, hoạch
định các kế hoạch – chiến lược của cơng tác quản lý hành chính, các chiến lược –
kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội nói chung.
Thứ hai, đội ngũ CCVC là cái gốc của mọi công việc, họ là những người

trực tiếp triển khai thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của

7


Nhà nước. Họ sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, quản
lý và điều hành các hoạt động của toàn xã hội theo nguyên tắc tập trung dân chủ
trong quá trình phát triển đất nước.
Thứ ba, đội ngũ CCVC là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Họ là
những người thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước
giải thích cho nhân dân hiểu và thi hành. Là bộ phận đại diện cho Nhà nước gián
tiếp hoặc trực tiếp làm việc với nhân dân về các nội dung liên quan đến hành chính
nhà nước. Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước tìm ra giải pháp, chính sách phù hợp
với thực tiễn.
Thứ tư, đội ngũ CCVC là công bộc của nhân dân, có trách nhiệm và bổn
phận trong việc phục vụ nhân dân, đảm bảo quản lý xã hội trật tự, an toàn, đúng
quy định của pháp luật.
2.1.1.3. Đặc điểm đội ngũ CCVC
Đội ngũ CCVC Việt Nam là một bộ phận nguồn nhân lực quan trọng trong hệ
thống chính trị do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Hệ thống chính trị


Việt Nam bao gồm tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội, các đồn thể quần chúng;

hệ thống hành chính nhà nước và lực lượng vũ trang…Theo quy định hiện hành, những người
đang làm việc trong hệ thống chính trị đều được coi là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước,
những người đang làm việc thuộc khối nhà nước là công chức HCNN (làm công tác QLNN).
Đội ngũ CCVC là những người trưởng thành về mặt thể chất và xã hội, họ
được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một chức danh thường xuyên trong các cơ quan Nhà nước. Họ
trực tiếp tham gia vào bộ máy của nền hành chính quốc gia

Đội ngũ CCVC là những người đã qua đào tạo và trong đó đa số là người đã
được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật ở cấp độ cao.
Nhà nước.

Được Nhà nước đảm bảo các điều kiện và lợi ích khi thực thi nhiệm vụ của

-

Đội ngũ CCVC có phẩm chất, bản lĩnh chính trị vững vàng.
2.1.1.4. Phân loại công chức, viên chức.
Theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức: Việc phân loại cán bộ,
cơng chức, viên chức đóng một vai trị quan trọng nhằm đạt hiệu quả cao cả trong
hoạt động công việc và cả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Vì mỗi đối

8



×