Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Biện pháp thi công ĐHKK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.69 KB, 33 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I - TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN...........................................................................5
I. TÊN DỰ ÁN..........................................................................................................................5
II. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG......................................................................................................5
III. CHỦ ĐẦU TƯ...................................................................................................................5
IV. ĐƠN VỊ TƯ VẤN THIẾT KẾ.............................................................................................5
V. CÁC TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM ÁP DỤNG...............................................................5
PHẦN II - ĐIỀU HỊA THƠNG GIĨ............................................................................................
I. CÁC ỨNG DỤNG.....................................................................................................................
II. MÁY VÀ THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HỊA KHƠNG KHÍ.................................
1. Máy điều hịa loại 2 cục....................................................................................................
2. Máy điều hịa điều chỉnh cơng suất lạnh bằng máy nén biến tần VRV/VRF.....................
3. Yêu cầu về lắp đặt..............................................................................................................
4. Điện nguồn, điện điều khiển..................................................................................................
5. Kiểm tra danh sách để lắp đặt...............................................................................................
6. Kiểm tra hoạt động...............................................................................................................
III. QUẠT THƠNG GIĨ...............................................................................................................
1. Khái qt...........................................................................................................................
2. Quạt li tâm.........................................................................................................................
3. Quạt hướng trục................................................................................................................
4 Yêu cầu lắp đặt quạt thơng gió..............................................................................................
IV. HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG DẪN MƠI CHẤT LẠNH.......................................................
1. Đường ống dẫn môi chất lạnh...........................................................................................
2. Côn, cút, tê, van các phụ kiện khác...................................................................................
3. Thử kín hệ thống đường ống..............................................................................................
V. HỆ THỐNG THƠNG GIĨ.......................................................................................................
I. u cầu chung....................................................................................................................
3. Đường ống gió tốc độ cao.................................................................................................
4. Các phụ kiện khác của hệ thống ống gió...........................................................................
5. Ống gió chạy xuyên tường.................................................................................................
6. Ống gió mềm......................................................................................................................


VI. VAN GIÓ.............................................................................................................................
1. Yêu cầu chung....................................................................................................................
3. Van điều chỉnh lưu lượng gió............................................................................................
4. Các van chia gió................................................................................................................
5. Van gió một chiều..............................................................................................................
6. Các van vận hành bằng động cơ điện...............................................................................
VII. HỆ THỐNG CỬA GIÓ..........................................................................................................
1. Yêu cầu kỹ thuật.....................................................................................................................
2. Yêu cầu lắp đặt các loại cửa gió:...........................................................................................
Chỉ dẫn kỹ thuật phần M&E

1


PHẦN I - TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN
I. TÊN DỰ ÁN
- CĂN HỘ DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN - PENINSULA.
II. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
- Lô đất CC-C khu đô thị biển An Viên – phường Vĩnh Tường – Thành Phố Nha Trang
III. CHỦ ĐẦU TƯ
- Công ty Cổ phần đầu tư Điện Lực Hà Nội.
- Địa chỉ: tầng 5M tòa nhà HEI Tower, số 1 Ngụy Như Kon Tum, Phường Nhân Chính,
Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
IV. ĐƠN VỊ TƯ VẤN THIẾT KẾ
V CÁC TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM ÁP DỤNG
- Luật phòng cháy chữa cháy đã được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam khố X, kỳ họp thứ 9 thơng qua ngày 29/06/2001.
- QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn quốc gia về an toàn cháy cho nhà và cơng trình.
- QCVN 08:2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơng trình ngầm đơ thị - Phần
2: Gara ôtô.

- QCVN QTĐ-08:2010/BCT Quy chuẩn kỹ thuật điện hạ áp.
- Quy phạm trang bị điện 2006.
- Quy chuẩn hệ thống cấp thốt nước trong nhà và cơng trình, ban hành kèm theo Quyết
định số 47/1999/QĐ-BXD, ngày 21 tháng 12 năm 1999.
- QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- QCVN 09:2013/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các cơng trình xây dựng sử
dụng năng lượng hiệu quả.
- TCVN 7114-1:2008 Ecgônômi - Chiếu sáng nơi làm việc - Phần 1: Trong nhà.
- TCVN 7114-3:2008 Ecgônômi - Chiếu sáng nơi làm việc - Phần 3: Yêu cầu chiếu sáng
an toàn và bảo vệ tại những nơi làm việc ngoài nhà.
- TCVN 9207:2012 Đặt đường dẫn điện trong nhà và cơng trình cơng cộng - Tiêu chuẩn
thiết kế.
- TCVN 9206:2012 Đặt thiết bị trong nhà ở và cơng trình cơng cộng - Tiêu chuẩn thiết
kế.
- TCVN 7447:2010 Hệ thống lắp điện hạ áp.
- TCVN 9385:2012 Chống sét cho các cơng trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm
tra và bảo trì hệ thống.
- TCVN 10251:2013 Thiết kế, lắp đặt hệ thống cáp thông tin trong các tòa nhà - Yêu
cầu kỹ thuật.
Chỉ dẫn kỹ thuật phần M&E

2


- TCVN 9373: 2012 Thiết bị trong hệ thông phân phối cáp tín hiệu truyền hình - u
cầu về tương thích điện từ.
- TCVN 10296:2014 Cáp đồng trục trong mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp u cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
- TCVN 8238:2009 Mạng viễn thông – Cáp thông tin kim loại dùng trong mạng điện
thoại nội hạt.
- TCVN 8698:2011 Mạng viễn thông – Cáp sợi đồng thông tin CAT.5, CAT.5E –Yêu

cầu kỹ thuật.
- TCVN 8697:2011 Mạng viễn thông – Cáp sợi đồng vào nhà thuê bao – Yêu cầu kỹ
thuật.
- TCVN 8696:2011 Mạng viễn thông – Cáp sợi quang vào nhà thuê bao – Yêu cầu kỹ
thuật.
- TCVN 8665:2011 Sợi quang dùng cho mạng viễn thông – Yêu cầu kỹ thuật chung.
- TCVN 8700:2011 Cống, bể, hầm, hố, rãnh kỹ thuật và tủ đấu cáp viễn thông - Yêu cầu
kỹ thuật.
- TCVN 8699:2011 Mạng viễn thông - Ống nhựa dùng cho tuyến cáp ngầm - Yêu cầu
kỹ thuật.
- TCVN 8235:2009 Tương thích điện từ (EMC) - Thiết bị mạng viễn thông - Yêu cầu về
tương thích điện từ.
- TCVN 8071:2009 Cơng trình viễn thơng - Quy tắc thực hành chống sét và tiếp đất.
- TCVN 7189:2009 Thiết bị cơng nghệ thơng tin – Đặc tính nhiễu tần số vô tuyến – Giới
hạn và phương pháp đo.
- TCVN 5687:2010 Thơng gió - Điều hịa khơng khí - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 7830:2012 Máy điều hòa khơng khí khơng ống gió. Hiệu suất năng lượng.
- TCXD 232:1999 Hệ thống thơng gió, điều hịa khơng khí và cấp lạnh - Chế tạo, lắp đặt
và nghiệm thu.
- TCVN 4605:1988 Kỹ thuật nhiệt. Kết cấu ngăn che - Tiêu chuẩn thiết kế.
- Tham khảo các tiêu chuẩn nước ngoài như: ASHRAE, JIS, ARI, BS, AS/NZS...
- TCVN 4037:2012 Cấp nước - Thuật ngữ và định nghĩa.
- TCVN 4038:2012 Thoát nước - Thuật ngữ và định nghĩa.
- TCVN 4513:1988 Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCXDVN 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới bên ngồi và cơng trình - Tiêu chuẩn thiết
kế.
- TCVN 4474:1987 Thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế.

Chỉ dẫn kỹ thuật phần M&E


3


- TCVN 7957:2008 Thốt nước - Mạng lưới bên ngồi và cơng trình - Tiêu chuẩn thiết
kế.

PHẦN II - ĐIỀU HỊA THƠNG GIĨ
I. CÁC ỨNG DỤNG

Chỉ dẫn kỹ thuật phần M&E

4


1. Chỉ dẫn kỹ thuật này đưa ra các chỉ dẫn cơ bản nhất về chất lượng của thiết bị, vật liệu
và chất lượng thi công của hệ thống Điều hịa khơng khí và Thơng gió cơ khí của dự án.
2. Nhà thầu bảo đảm các chỉ dẫn này sẽ được tuân thủ triệt để khi thực hiện công việc,
ngoại trừ khi được hướng dẫn khác.
3. Các chỉ dẫn đặc biệt riêng của dự án được phát hành bao gồm các điều khoản có thể ứng
dụng thêm cho hợp đồng riêng. Nếu phần nào trong đặc tính kỹ thuật này trái với Đặc tính
kỹ thuật cụ thể, sẽ thực hiện theo Đặc tính kỹ thuật cụ thể.
4. Chỉ dẫn kỹ thuật này được đọc kèm với các yêu cầu đặc biệt khác của dự án, bản vẽ
thầu, các điều kiện của hợp đồng và các tài liệu hồ sơ khác đặc biệt cho mỗi hợp đồng. Tất
cả hạng mục công trình điện nêu ở đây được đọc kèm với tài liệu về điện (Electrical
Volume).
5. Ngoại trừ các chỉ định khác, các công việc và vật liệu sẽ tuân theo các yêu cầu của các
quy chuẩn tiêu chuẩn liên quan của Việt Nam. Khi không thể áp dụng, tiêu chuẩn Anh BS
hay các tiêu chuẩn khác tương đương đã được chấp thuận sẽ được áp dụng. Các tiêu chuẩn
được tham khảo cho quy cách kỹ thuật này là các ấn bản (bao gồm các sửa đổi) có hiệu lực
30 ngày trước khi đóng thầu.

6. Các từ viết tắt, ở đây được dùng sẽ là:
AS – Tiêu chuẩn Úc
BS – Tiêu chuẩn Anh
CP – Bộ quy phạm xây dựng thực hành
DIN – Tiêu chuẩn công nghiệp Đức
ISO – Tổ chức chất lượng quốc tế
NFPA - Hiệp hội phòng cháy quốc gia(Mỹ)
SWG – Cỡ dây tiêu chuẩn(Anh)
UL - Các phịng thí nghiệm độc lập Quốc tế
VS – Các tiêu chuẩn Việt Nam
7 Phạm vi công việc
7.1. Quy cách kỹ thuật này nêu rõ các yêu cầu cho việc cung cấp và lắp ráp, cố định vào vị
trí, kết nối, thử kiểm tra và thay thế, sửa chữa hay các lắp đặt thêm cho hệ thống điều hịa
khơng khí.
7.2. Cơng việc sẽ bao gồm tồn bộ nhân cơng và ngoại trừ các chỉ định khác, tất cả các vật
liệu cần thiết để hoàn thành công việc lắp đặt như là thử kiểm tra, chỉnh sửa và chạy thử
như đã được quy định trong các Khoản mục sau đây và như có thể được yêu cầu để mang
lại hiệu quả cho công việc lắp đặt để đáp ứng yêu cầu của Chủ đầu tư.

Chỉ dẫn kỹ thuật phần M&E

5


7.4. Trừ khi đã được chỉ rõ, công việc xây dựng và cung cấp cầu dao cách ly điện sẽ thực
hiện bởi nhà thầu khác.
7.5. Công việc bảo quản đầy đủ trang thiết bị trong quá trình vận chuyển sẽ được thực hiện
bởi nhà sản xuất và nhà thầu sẽ đảm bảo đầy đủ tới công trường. Nhà thầu sẽ báo cho Chủ
đầu tư biết về bất cứ sự hư hại nào xảy ra cho thiết bị bao gồm các cơng việc hồn tất và sẽ
thực hiện sửa chữa theo định hướng của Chủ đầu tư.

8 Vật tư và trang thiết bị
8.1. Các trang thiết bị của hệ thống điều hịa khơng khí và thơng gió, vật liệu và các vật tư
phụ được lắp đặt sẽ là sản phẩm của nhà sản xuất đáng tin cậy và các đặc tính đầy đủ chi
tiết sẽ được cung cấp trong danh mục thiết bị. Thiết bị sẽ thích hợp cho hoạt động với điện
áp nguồn cung cấp 415V, 3-pha, 50Hz hoặc 230V, 1-pha, 50Hz. Các thiết bị riêng ở đây sẽ
được cấp bởi nhà phân phối được ủy quyền với văn phòng được thành lập ở địa phương để
bảo đảm các dịch vụ hậu mãi và bảo dưỡng. Các thiết bị không được cung cấp bởi nhà
cung cấp đã được ủy quyền sẽ bị bác bỏ. Các nhà thầu sẽ đệ trình danh sách các nhà cung
cấp được ủy quyền cung cấp cho thiết bị đã chào hàng tại thời điểm chào thầu.
8.2. Các vật tư và thiết bị sẽ loại mới và chưa được sử dụng. Vật tư và thiết bị đã sử dụng
và lắp đặt sẽ bi bác bỏ. Vật tư và thiết bị sẽ được bảo quản theo cách để giữ tình trạng mới
của chúng cho tới khi được lắp đặt và để tránh sự hư hỏng thiệt hại bởi các điều kiện môi
trường tại công trường. Vật tư và thiết bị đã hư hỏng, bị méo mó, gãy nứt sẽ bị bác bỏ. Nhà
thầu phải chịu trách nhiệm thay thế mà khơng có chi phí thêm.
8.3. Các vật tư và thiết bị được yêu cầu đạt chất lượng/các kiểm tra yêu cầu. Tuy nhiên, các
vật tư trang thiết bị tương đương đạt các tiêu chuẩn qui định chính thức sẽ bảo đảm một
chất lượng tương đưong hay cao hơn đã được đề cập trong tiêu chuẩn có thể cũng sẽ được
chấp nhận, sẽ được phê duyệt bởi Chủ đầu tư.
8.4. Nhà thầu đề xuất các vật tư trang thiết bị trừ khi đã được định rõ, như đã được cho
phép bởi “hay chấp thuận tương đương” điều khoản; Nhà thầu sẽ đệ trình văn bản yêu cầu
cho bất kỳ sự thay đổi nào. Các mơ tả hồn chỉnh (Nhà sản xuất, số Catalogue...) và các dữ
liệu kỹ thuật cho các hạng mục đã được ghi rõ và các hạng mục đề xuất thay thế, sẽ bao
gồm các phần thêm và giảm theo hợp đồng.
8.5. Khi mà các thay thế làm thay đổi thiết kế hay các khoản không yêu cầu đã chỉ rõ trong
bản vẽ mặt bằng, nhà thầu sẽ đưa các khoản chi phí này vào sự thay đổi thiết kế và thi công
bao gồm các giao dịch thương mại liên quan khác tương đương.
8.6. Sự chấp thuận hay bác bỏ của việc đề xuất thay thế sẽ phải được chủ đầu tư chấp
thuận.
8.7. Nhà thầu sẽ chịu các chi phí cho huấn luyện và thử nghiệm.
Chỉ dẫn kỹ thuật phần M&E


6


II. MÁY VÀ THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHƠNG KHÍ
1.

Máy điều hịa loại 2 cục

1.1. Máy điều hịa nhiệt độ 2 mảnh được cung cấp và lắp đặt phải tuân thủ bản vẽ thiết
kế.
1.2. Động cơ máy nén phải được cấu tạo kiểu kín với khung đàn hồi và có đầy đủ bộ
bảo vệ quá tải nhiệt.
1.3. Giàn lạnh máy lạnh được làm bằng ống đồng và cánh tản nhiệt nhơm. Quạt giàn
nóng phải được cấu tạo kín và hoạt động liên tục.
1.4. Bộ lọc được cấu tạo sao cho có thể rửa, thay thế và dễ lắp đặt, chùi rửa. Bộ điều
chỉnh tự động dùng thermostat phải bảo đảm sao cho máy chạy đúng nhiệt độ đặt.
1.5. Quạt giàn nóng phải được cố định trong bộ giải nhiệt và phải chọn kiểu kín.
1.6. Máy điều hịa nhiệt độ phải được cung cấp trọn gói và đồng bộ, tùy theo yêu cầu của
Kỹ sư dự án, một số máy điều hòa nhiệt độ sẽ được di chuyển lắp tại vị trí mới.
1.7. Hệ thống điều khiển phải được lắp đặt tại nhà máy sản xuất và được bố trí ở phía
trước máy.
Quạt giàn lạnh phải được điều khiển thay đổi tốc độ tùy thuộc vào độ lạnh yêu cầu.
2.

Máy điều hịa điều chỉnh cơng suất lạnh bằng máy nén biến tần VRV/VRF

2.1. Tổng quát.
VRV/VRF là từ viết tắt từ tiếng Anh “Variable Refrigerant Volume System”, nghĩa
là hệ thống ĐHKK có lưu lượng mơi chất có thể thay đổi được thơng qua điều chỉnh

tần số dịng điện nhờ việc áp dụng cơng nghệ mới. Dàn nóng của hệ thống này gồm từ 2
đến 3 máy nén tùy theo công suất, trong đó tồn bộ máy nén là loại biến tần (inverter)
theo nguyên lý: khi thay đổi tần số điện vào động cơ máy nén thì tốc độ quay của động
cơ thay đổi, do đó thay đổi lượng tác nhân lạnh qua máy nén, khả năng thay đổi phụ tải
của máy nén inverter rất rộng do tần số điện có thể thay đổi trong phạm vi 102 bước
tương ứng 1Hz cho mỗi bước giảm tải. Nhờ đó năng suất lạnh hệ thống có thể điều chỉnh
theo nhiều cấp, điều này cho phép điều khiển riêng biệt hoạt động tuyến tính ở mỗi dàn.
Mỗi dàn nóng có thể kết nối với nhiều dàn lạnh khỏang cách giữa dàn nóng và dàn lạnh
có thể tới 150m, chênh lệch chiều cao có thể tới 50m.
Hệ thống lạnh trung tâm sử dụng kết hợp nhiều cụm dàn nóng (VRV/ VRF) phải là thế hệ
máy lạnh tiên tiến nhất hiện nay, sử dụng tác nhân lạnh không gây hại môi trường
R410A. Đây phải là hệ thống gồm 1 hoặc nhiều dàn nóng kết hợp cho nhiều dàn lạnh
khác nhau tùy theo yêu cầu sử dụng.
2.2 Ngun lý hệ thống điều hồ khơng khí biến tần (VRV/VRF) được lựa chọn: gồm cục
ngoài (outdoor unit) qua hệ thống đường ống tải lạnh dẫn dịch tới cục trong (indoor unit)
Chỉ dẫn kỹ thuật phần M&E

7


tại đây môi chất bay hơi trong điều kiện nhiệt độ thấp, áp suất thấp trở về máy nén nhờ áp
lực dư trên đường ống. Hơi ga qua máy nén trở thành khí có áp suất cao, nhiệt độ cao đẩy
qua dàn giải nhiệt, van tiết lưu thành dịch có nhiệt độ thấp và áp suất thấp đưa xuống cục
trong (indoor).
Cứ như vậy vịng tuần hồn của tác nhân lạnh liên tục trong suốt thời gian vận hành máy.
Chính vì vậy, các hãng cung cấp thiết bị nên lựa chọn tác nhân lạnh có tiêu chuẩn thân
thiện với mơi trường, không phá hủy tầng ôzôn, tuân theo Nghị định thư Montreal như
mơi chất lạnh R410A. Các dàn nóng có tính năng khởi động luân phiên và thay nhau làm
tổ máy chính để tăng tuổi thọ của hệ thống. Máy nén, dàn nóng của tổ hợp VRV có chức
năng hoạt động ở chế độ sự cố khi hỏng 1 máy nén trong dàn nóng hoặc một dàn nóng

trong tổ hợp.
Mỗi hệ thống VRV/VRF ở đây gồm có:
Mơđun dàn nóng sử dụng từ 02 đến 03 máy nén trong đó tồn bộ là loại máy nén biến
tần kiểu xoắn ốc kín (Scroll Compressor) (CondensingUnit/Outdoor Unit-viết tắt là CDU/
OU). Là loại thiết bị không cần đường ống cân bằng dầu giữa các modul cơ sở.
Các dàn lạnh đặt trong nhà (Indoor Unit-viết tắt là IU).
Các tổ hợp OU ở đây là loại tổ hợp ghép từ các mơđun. Mỗi mơđun có tồn bộ máy nén
là loại máy nén biến tần kiểu xoắn ốc kín (Scroll Compressor) và 01 hoặc 02 quạt gió giải
nhiệt. Tất cả các máy nén và quạt gió của tất cả các môđun hợp thành tổ hợp OU phải
được dẫn động bằng các bộ biến tần một chiều (DC) có hiệu suất cao.
2.3 Cao độ chênh giữa cục ngoài và cục trong tới 50m (lớn hơn phải đặt hàng), chiều dài
tương đương đường ống môi chất cho phép tới 150m, cao độ chênh giữa 2 cục trong
(indoor unit) là 15m mà khơng ảnh hưởng đến độ bền cũng như tính năng của thiết bị.
2.4 Hệ thống điều hồ khơng khí VRV/VRF sử dụng các thiết bị đồng bộ: cục trong, cục
ngồi, bộ xử lý khơng khí ngồi, các bộ chia ga, dịch, các bộ điều khiển chế độ nhiệt ẩm
2.5 Hệ thống điều hồ có tính năng hiện đại, thuận tiện cho người dùng có thể điều khiển
tồn hệ thống thơng qua hệ thống BMS tồn nhà, vừa có thể điều khiển tại các vị trí đặt
máy. Bộ điều khiển có thể kết nối tối đa 1024 dàn lạnh và 160 tổ hợp dàn nóng. Các bộ
điều khiển dây có màn LCD hiển thị tồn bộ tính trạng hoạt động của máy, cho phép lập
trình và kết thúc trong vịng 72 giờ, có bộ cảm biến nhiệt độ, có tính năng tự kiểm tra và
hiển thị mã các lỗi ngay khi có sự cố... và những tính năng hiện đại nhất cho hệ
VRV/VRF.
2.6. Máy nén
Mỗi dàn nóng trong đó tồn bộ máy nén là loại máy nén biến tần kiểu xoắn ốc kín (Scroll
Compressor) và cơng suất mỗi máy nén phải lớn hơn hoặc bằng 8HP.
Chỉ dẫn kỹ thuật phần M&E

8



Sử dụng máy nén kiểu xoắn ốc kín (Scroll Compressor) nên lượng dầu cần thiết để bơi
trơn ít hơn, trọng lượng và kích thước máy nén nhỏ hơn và phù hợp với chế độ hoạt động
ở tốc độ thấp. Hệ thống phải có chức năng tự động cân bằng dầu máy nén cho phép vận
hành ổn định, gia tăng tuổi thọ máy nén.
Các máy nén mỗi Môđun đều được điều khiển bằng động cơ biến tần nên khi hoạt động ở
chế độ giảm tải sẽ hạn chế được số lần bật, tắt máy nén vì vậy làm tăng độ bền của máy
nén.
Máy nén phải được điều khiển ở chế độ khởi động mềm và hoạt động luân phiên để thời
gian hoạt động của các máy nén là gần bằng nhau, sự mài mòn của các chi tiết trong máy
nén cũng gần như nhau vì vậy gia tăng độ bền các máy nén.
Khi 1 trong các máy nén ở dàn nóng đơn vị gặp sự cố, các máy nén còn lại có khả năng
hoạt động ở chế độ khẩn cấp, khi 1 dàn nóng trong hệ thống bị sự cố (đối với tổ hợp có từ
2 dàn nóng trở lên) thì các dàn nóng cịn lại có khả năng hoạt động ở chế độ khẩn cấp cho
đến khi dàn nóng đó được sửa chữa.
Máy nén phải được sử dụng kết hợp 2 van tiết lưu song song để kiểm soát tối ưu lưu
lượng tác nhân lạnh (gas).
Máy nén phải được đặt trên máng trượt, với lò xo và đệm cao su chống rung nhằm tăng
cường tính ổn định,vận hành êm cũng như tháo lắp bảo trì dễ dàng.
Việc sử dụng cụm dàn nóng (bao gồm các Mơđun) trong đó tồn bộ máy nén là loại biến
tần kiểu xoắn ốc kín (Scroll Compressor)/1 modul, việc chỉ sử dụng một máy nén biến
tần/cụm dàn nóng (bao gồm nhiều Mơđun) sẽ khơng được chấp nhận.
2.7 Dàn lạnh:
Hệ thống phải có khả năng kết hợp tối đa 50 dàn lạnh với độ cao chênh lệch giữa 2 dàn
lạnh xa nhất tối đa 15m.
Các dàn lạnh phải có khả năng vận hành độc lập thơng qua hệ thống các thiết bị phụ: cảm
biến áp suất, van tiết lưu, cảm biến nhiệt độ của mỗi dàn lạnh cho phép tự động điều
chỉnh công suất máy nén tiết kiệm điện năng tối đa.
Thiết bị sử dụng công nghệ của Nhật Bản.
Các dàn lạnh đều được trang bị các thiết bị đi kèm: phin lọc gió, máng nước ngưng, bơm
nước ngưng (nếu cần).

Khả năng kết nối của hệ thống đảm bảo có thể mở rộng trong tương lai, tỉ lệ kết nối của
dàn lạnh/dàn nóng phải từ 30-130 %.
2.8 Dàn nóng
Dàn nóng phải là loại mơđun cho phép kết nối giữa nhiều cụm với nhau.
Công suất mỗi cụm phải đạt tối thiểu từ 8HP (22.4 kW) cho đến 50HP (140 kW).
Chỉ dẫn kỹ thuật phần M&E

9


Mỗi môđun phải được trang bị bộ điều khiển nguồn thông minh IPU cho máy nén nhằm
tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
Quạt giải nhiệt của các mơđun dàn nóng CDU phải là loại hướng trục thiết kế dạng
khí động học cho phép lưu lượng gió thổi là cao nhất.
Quạt giải nhiệt của các mơđun dàn nóng CDU phải được dẫn động bằng bộ biến tần một
chiều (DC) đem lại hiệu suất giải nhiệt cao và tự động giảm được độ ồn khi hoạt động ở
chế độ giảm tải.
Dàn trao đổi nhiệt của mỗi môđun phải là loại trao đổi nhiệt đa hướng nhằm tăng cường
hiệu suất giải nhiệt tối đa. Độ ồn khi vận hành của mỗi môđun không vượt quá 61÷68
dB(A).
Remote điều khiển: sử dụng loại nối dây, điều chỉnh nhiệt độ khơng gian điều hịa chính
xác ±0.5 oC, điều chỉnh tốc độ gió, hiển thị các trạng thái làm việc dàn lạnh (nhiệt độ, áp
suất môi chất vào/ ra khỏi dàn; ..); hiển thị các mã lỗi của thiết bị,…
2.9 Các thiết bị điều khiển (remote control) của các IU là loại điều khiển nối dây hoặc
không dây được nhập khẩu chính hãng, đồng bộ cùng hãng sản xuất máy lạnh. Remote
được gắn trên tường tại các không gian cần điều hoà, dùng để điều khiển tại chỗ một cách
độc lập theo từng không gian riêng. Các bộ remote điều khiển này có thể được kết nối với
bộ điều khiển trung tâm để có thể điều khiển chúng từ xa.
3.


Yêu cầu về lắp đặt

3.1. Tổng quan về đặc điểm kỹ thuật đường ống dẫn mơi chất lạnh
Chọn kích thước ống đồng (đường kính, chiều dày) phù hợp theo tiêu chuẩn kỹ thuật, lắp
đặt của hãng thiết bị được cung cấp cho cơng trình.
3.2 Lắp đặt đường ống dẫn môi chất lạnh (ống đồng):
+ Vệ sinh đường ống.
+ Lắp đặt đường ống.
+ Thử kín đường ống.
+ Bảo ơn đường ống.
3.3. Bộ chia gas phải lắp đặt đúng vị trí, đúng quy định.
Thi cơng lắp đặt:
Vị trí các dàn lạnh và dàn nóng của các tổ máy điều hịa đã được xác định và đánh dấu
trên kết cấu xây dựng từ cơng đoạn trước, từ đó ta xác định được chiều dài và hình dáng
đi của các đoạn ống, ta tiến hành cắt và hàn ống. Công đoạn cắt ống và hàn ống được
chúng tôi triển khai bằng máy cắt ống chuyên dụng (không dùng máy cắt tay thông
thường), máy mài và máy hàn ống đồng chuyên dụng.

Chỉ dẫn kỹ thuật phần M&E

10


Việc liên kết các đường ống được thực hiện bằng phương pháp hàn vẩy bạc. Trước khi
hàn cần kiểm tra bằng mắt thường các lỗi của đường ống (nứt, rỗ, cong…) và làm sạch sơ
bộ bề mặt bên trong ống tránh bụi bẩn bám vào. Trong quá trình hàn nối, ln đảm bảo
có một luồng khí Nitơ được xả qua với áp lực 0,02 Mpa (~ 0,2 kg/cm 2, 2,8 psi) nhằm loại
bỏ hiện tượng cháy bám muội bẩn mặt trong đường ống đồng. Sau khi kết thúc tất cả các
q trình hàn nối đường ống tiến hành cơng tác tiếp theo là làm sạch bên trong đường
ống. Dùng khí Nitơ xả qua đường ống và một đầu ống kia ta bịt lại giữ một lát sau đó xả

nhanh tay để các bụi bẩn cịn sót lại trong q trình hàn được đẩy hết ra ngồi.
+ Cơng việc đo cắt ống:
Cơng tác đo cắt ống phải được thực hiện chính xác tránh thừa thiếu ống, tránh mối hàn
tiếp nối nằm tại vị trí bị ứng suất uốn, xoắn như góc lượn, điểm tỳ, ngồi ra để thuận tiện
khi thi cơng cũng như kiểm tra, phải chú ý tránh hàn nối tại các điểm khuất hay góc chết
như các vị trí xuyên tường, góc nhà…
+ Cắt ống
Cắt ống cần chú ý tránh để bavia, bụi bẩn rơi vào trong ống. Phải dùng dụng cụ lấy via
vắt trong ống tránh làm tăng trở lực trong đường ống.
Tại các góc lượn (cút) với ống từ 19.1 trở lên dùng cút hàn, còn lại ta sử dụng dụng cụ
uốn (Bender đúng tiêu chuẩn để tránh dập, móp ống. Sử dụng bộ uốn ống cầm tay
EA275H-KHCKI (Nhật).
+ Vệ sinh:
Ống được vệ sinh trước khi treo giá để tránh trường hợp bụi bẩn hay nước tồn tại trong
ống. Tại các điểm nối hàn cần được vệ sinh kỹ bề mặt hàn bằng giấy nhám để đảm bảo
chất lượng mối hàn. Ống đồng chờ phải được bịt kín đầu để tránh bụi bẩn rơi vào trong
ống.
Nếu như trong q trình lắp đặt thời tiết có độ ẩm cao (100% - vào những ngày trời nồm)
hoặc những đường ống để quá lâu sau 30 ngày sau khi thi cơng, sẽ có biện pháp xử lý
đường ống trước khi làm tiếp công việc như dùng Nitơ nén, hút chân không hoặc gia
nhiệt cho đường ống đã thi công trước tránh hiện tượng đọng ẩm.
+Với các mối nối bằng Racco:
Đây là mối nối động có thể tháo ra lắp lại, được sử dụng khi lắp ráp vào máy. Để tạo ra
được mối nối này phải tiến hành loe đầu ống. Trình tự loe đầu ống được tiến hành như
sau.
- Kẹp ống vào dụng cụ loe.
- Kiểm tra đầu kẹp dụng cụ loe đã sạch chưa.
- Kẹp đầu ống đúng theo kích thước loe
Chỉ dẫn kỹ thuật phần M&E


11


- Kích thước loe xem hình. Nếu chiều cao đầu ống so với mặt dụng cu loe “B” qua nhỏ
dẫn đến đoạn loe sẽ quá nhỏ và khả năng rò rỉ gas lớn. Nếu “B” quá lớn thì mép ống dễ
rách, hình thành nếp nhăn và khơng vừa mũ ren.
 Lưu ý: Sau khi loe ống cần kiểm tra kỹ đầu loe để đảm bảo khơng có bụi bẩn, khơng bị
gợn, rách mép loe. Nên bôi một lớp dầu lạnh vào phần mặt tiếp xúc để tăng độ kín.
 Thổi ống:
Là phương pháp làm sạch trong ống gas bằng áp lực khí. Phương pháp này có 3 tác dụng:
- Làm sạch các oxit trong ống khi hàn.
- Làm sạch bụi bẩn khác hay hơi ẩm.
- Kiểm tra các mối nối giữa dàn lạnh và dàn nóng.
Sau khi hàn tồn bộ đường ống xong, tiến hành bịt chặt đầu ống nối với các dàn lạnh rồi
cho khí có áp lực (Nitơ – 0,5 kg/cm2) vào hệ thống đường ống qua đầu thăm (phục vụ cho
cơng tác sửa chữa) ở dàn nóng. Sau đó mở nhanh đầu bịt dàn lạnh vài lần để thổi bẩn
trong ống.
+ Bịt kín ống:
Bịt kín ống để ngăn chặn các bụi bẩn hay hơi ẩm lọt vào trong ống sau khi đã hàn kín.
Dùng băng dính bọc kín các đầu hở hoặc hàn kín lại đối với các đầu hở nằm ngoài trời
với thời gian dài.
Hệ thống ống dẫn gas bao gồm ống đồng được luồn vào ống bảo ơn bằng cao su xốp định
hình nhập ngoại. Phía ngồi ống bảo ơn được bọc bởi băng cuốn bảo ôn ẩm màu trắng.
Hạn chế thấp nhất khi hở giữa ống đồng và lớp cách nhiệt.
Tiến hành đặt ống vào các vị trí định sẵn cho ngay ngắn, ngắn nhất với số lượng các đoạn
uốn cong ít nhất.
Trong quá trình lắp đặt ống, nếu các đoạn ống chưa đủ chiều dài thì phải tiến hành nối
ống, việc nối ống bằng phương pháp hàn đảm bảo kín, chịu được áp lực. Và nơi nối ống
được để hở để khi nối xong tồn bộ hệ thống phải tiến hành thử kín ống gas bằng áp lực.
Quang treo, giá đỡ ống dẫn môi chất lạnh:

Đường ống dẫn môi chất lạnh đi trên trần phải được treo lên trần bằng hệ thống quang
treo bao gồm thanh tiren M8, M10 hoặc M12 và thanh L30x30, hoặc L50x50 (tuỳ theo
số lượng đường ống). Đường ống dẫn mơi chất lạnh chạy ngồi trời phải được đỡ và che
bằng hộp máng tôn bảo vệ chống mưa nắng. Đường ống chạy trong hộp kỹ thuật phải
được cố định bằng đai colie.
4. Điện nguồn, điện điều khiển
4.1. Dây điện
Sử dụng phụ kiện đảm bảo bởi nhà cung cấp.
Chỉ dẫn kỹ thuật phần M&E

12


Chi tiết về dây theo tiêu chuẩn của nó và sơ đồ mạch cung cấp bởi nhà sản xuất.
Cầu dao chính và phụ được lắp đặt. Và giữ ở vị trí ngắt trong khi lắp đặt.
- Lắp đặt chuyển mạch và cầu chì cho từng thiết bị.
- Kết nối dây để kết nối theo các mô-men xoắn dưới tiêu chuẩn.
4.2. Nguồn điện cho các dàn nóng.
(Nguồn điện khơng được phép hơn ± 10% công suất đầu vào danh định.)
- Sử dụng 3 phases 4 dây 380V/50Hz
- Kết nối dây nối đất dưới 10Ω.
- Kết nối cáp điện theo thứ tự (R, S, T, N)
- Kiểm tra nó có được kết nối tốt.
4.3. Nguồn điện cho các dàn lạnh.
Sử dụng nguồn 1 pha 220V / 50Hz
Kết nối nguồn điện bị tách và cơng tắc từ ngồi trời của đơn vị.
- Cable động lực: CV 2,5mm2↑
- Cáp ngầm: 2.5mm (VVF 1Wire) ↑
- Kiểm tra nó được kết nối tốt.
- Sử dụng cụ thể máng đi dây ống cho điện và cáp truyền thơng một cách riêng biệt.

4.4. Cáp tín hiệu giữa các dàn nóng (đơn vị ngồi trời loại Module)
- Sử dụng VCTF 0,75 ~ 1,5 mm2 cáp truyền thông cho các dàn nóng và kết nối chúng tới
kết nối OF1 OF2,.
- Chiều dài của cáp truyền thơng cần được trong vịng 30m.
4.5. Cáp tín hiệu giữa dàn nóng và dàn lạnh.
Cable giao tiếp từ đơn vị trong nhà có thể kết nối tới đơn vị ngoài trời kỹ thuật số. (F1,
F2)
Sử dụng VCTF 0,75 ~ 1,5 mm2 cáp truyền thông.
Kiểm tra nó được kết nối chặt chẽ.
Sử dụng riêng máng đi dây cho cable động lực và cable truyền thông
5. Kiểm tra danh sách để lắp đặt
Tình trạng của mỗi thiết bị chuyển mạch
→ Đặt thiết bị chuyển mạch lên đến tình trạng ban đầu trước khi hoạt động thử nghiệm.
Sử dụng các loại cáp chính xác của nó và kiểm tra kết nối tốt
→ Sử dụng đảm bảo cáp.
Kích thước ống được lắp đặt tốt khơng?
→ Kiểm tra nếu có sai kết nối và rị rỉ.
Sử dụng chính xác đường kính của ống và đó là cách điện tốt khơng?
Chỉ dẫn kỹ thuật phần M&E

13


→ Kiểm tra kết nối với một phần cách điện tốt.
Sạc thêm ga lạnh
Cơ lập mạch lực chính→ thử Mega sử dụng cho DC500V
→ Kiểm tra có 20 MΩ đo nối giữa điện và mặt đất nếu cung cấp 500V.
6. Kiểm tra hoạt động.
Kết nối đơn vị trong và ngoài trời bằng ống đồng và kiểm tra độ kín của nó.
Hút chân khơng để loại bỏ bụi và độ ẩm bên trong các đường ống, sử dụng bơm chân

không.
Kiểm tra xem dây cáp điện được kết nối chính xác.
Kiểm tra nguồn điện: 3phases 380V, đơn phase 220V (50Hz)
Mở van dịch vụ.
Kiểm tra hoạt động (Kiểm tra giao tiếp / Sensor / mỗi van và số lượng ga lạnh)
Sạc ga lạnh bổ sung.
Kiểm tra thiết bị trong / ngoài trời và trạng thái hoạt động.
+ Dịng khơng khí và ồn.
+ Kiểm tra hệ thống kiểm sốt:
Cài đặt thơng số kỹ thuật mà không được đề cập trong đặc điểm kỹ thuật tổng hợp này
Có thể được thay thế bằng các kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng và cài đặt hướng dẫn sử
dụng.
III. QUẠT THƠNG GIĨ
1.

Khái qt

1.1. Quạt sẽ được chọn từ đường đặc tính (chứ khơng phải từ bảng biểu) xác định được
qua các thử nghiệm được tiến hành phù hợp với tiêu chuẩn BS848. Các bản sao đường
đặc tính của quạt đã chọn phải nộp và được chấp thuận bởi Kỹ sư dự án trước khi đặt
hàng.
1.2. Kỹ sư dự án phải kiểm tra sự tính tóan trở lực hệ thống của dãy thiết bị sẽ được
chào lắp và phải thực hiện những điều chỉnh cần thiết trước khi đặt mua hàng.
1.3. Khi quạt được lắp xa hoặc thoát khỏi tầm nhìn của tủ khởi động thì phải gắn thêm
một dao cách ly điện hoặc cơng tắc khóa liên động sát bên những quạt đó để bảo đảm an
tồn trong thời gian bảo trì.
1.4. Báo cáo thử nghiệm hoạt động của quạt (số loạt sản xuất của quạt, công suất, áp
suất tĩnh, hiệu suất, công suất điện cấp, độ ồn, vv…) của tất cả các quạt cung cấp bởi
nhà thầu phải được đệ trình cho Chủ đầu tư để thẩm tra trước khi vận chuyển hàng từ
nhà máy. Những quạt không tuân thủ các yêu cầu trên sẽ bị loại.

1.5. Nguồn điện cấp cho các loại quạt này phải được lấy sau cơng tắc có cầu chì cung
Chỉ dẫn kỹ thuật phần M&E

14


cấp bởi nhà thầu khác.
1.6. Tất cả các quạt phải được cân bằng động và tĩnh.
2.

Quạt li tâm

2.1. Quạt phải là loại lắp ráp tại nhà máy, khơng có bộ quá tải và ngõ vào đơn hay kép
như đã hướng dẫn trong bản vẽ.
2.2. Lồng quạt: Lồng cho tất cả các loại quạt phải được làm từ thép mềm và phải được
hàn kỹ với gia cường thích hợp để ngăn chặn việc biến dạng và kêu (như gõ trống). Lồng
quạt phải được bảo vệ thích hợp để chống lại việc rỉ sét bằng sơn lót (02 lớp) và hai lớp
sơn hồn thiện có màu sắc đã được Kỹ sư dự án chấp thuận. Quạt có đường kính guồng
cánh quạt nhỏ hơn 650mm có thể hàn chấm hoặc tán rivê ở gờ cánh quạt và làm kín khí.
Lồng quạt phải có móc để nâng chuyển.
2.3. Đầu hút và đầu đẩy đơn của tất cả các quạt phải là kiểu nối mặt bích phù hợp với
đường ống gió và được hàn vào lồng quạt. Các đầu hút phải có đặc tính khí động học
phù hợp để tăng hiệu quả và phải khớp sát với tấm tơn nằm trước của guồng quạt gió.
2.4. Các tấm lưới tháo lắp được làm bằng dây thép lớn và được mạ kẽm, sau khi chế tạo
xong sẽ được gắn ở các đầu vào của những quạt mà khơng nối với đường ống gió hay
các ống cơn dài hơn 500mm.
2.5. Đối với các quạt có đường kính guồng cánh quạt lớn hơn hay bằng 1130 mm phải
được gắn thêm các cửa bảo trì có khố đóng mở nhanh và kèm theo gioăng cao su làm
kín hoặc ở những quạt có ghi chú liệt kê.
2.6. Quạt có lồng quạt kiểu hai nửa ghép lại theo phương ngang phải được cung cấp

theo danh mục liệt kê. Mặt bích ghép hai nửa lồng quạt được hàn liền với mỗi thân quạt
và phải có gioăng giữa mối ghép.
2.7. Guồng quạt: Guồng quạt có kiểu cánh lá mỏng, hình dạng cánh uốn cong về phía
ngược chiều quay, chế tạo từ thép tấm, hàn hay tán rivê vào mâm cánh (chỉ loại nhỏ).
Guồng quạt có hình dạng cánh máy bay phải được hàn kỹ ở những vị trí đọng nước và
bụi bám từ phần có tiết diện cánh máy bay.
2.8. Guồng quạt phải được cân bằng tại nhà máy và được cố định với trục bằng then
nêm hoặc loại tương đương
2.9. Trục dẫn động phải bằng thép gia cơng một cách chính xác với tất cả những chổ có
thay đổi tiết diện tạo gờ trục. Tốc độ tới hạn đầu tiên của trục phải đạt tối thiểu 130% của
tốc độ vận hành bình thường của quạt.
2.10. Ổ trục phải là loại ổ bi tự lựa hay ổ bi trụ có vú mỡ ở vị trí tiện lợi, tuổi thọ khoảng
300.000 giờ hoạt động.
2.11. Động cơ và bộ truyền động - Động cơ và bộ truyền động của quạt li tâm phải là
Chỉ dẫn kỹ thuật phần M&E

15


loại làm việc liên tục theo tiêu chuẩn BS2613, kiểu kín hồn tồn, có quạt giải nhiệt
động cơ có, cách điện loại “B” theo tiêu chuẩn B.S.2757. Tốc độ động cơ khơng được
vượt q 1450vịng/phút. Cơng suất động cơ khơng nhỏ hơn 125% công suất thắngcủa
quạt tại điểm hoạt động chọn được chọn.
2.12. Đế - Vỏ quạt: phải được lắp cùng với động cơ truyền động trên một đế cứng được
làm từ thép và đi kèm theo bộ lò so chống rung.
2.13. Việc chọn lựa quạt phải được chọn theo các yêu cầu kỹ thuật hoặc chỉ ra trên bản
vẽ trừ phi có chỉ định khác. Tốc độ gió đầu ra sẽ không vượt quá 9 m/s. Việc chọn thay
đổi quạt khác có thể đệ trình kèm trong hồ sơ mời thầu đối với quạt có tốc độ đầu ra cao
hơn mà hiệu suất tĩnh cao có thể được chọn. Các quạt có lưu lượng gió lớn hơn
34.000m3/giờ thì cánh phải có hình dạng cánh máy bay cong về phía ngược với chiều

quay, loại khác thì thường dùng cánh phẳng có hình dạng cánh uốn cong về phía ngược
chiều quay.
2.14. Độ ồn tối đa cho quạt ly tâm hút bếp là 85dB
3.

Quạt hướng trục

3.1. Quạt được truyền động kiểu trực tiếp, dây curoa hoặc truyền động dây cuaroa cách
ly.
3.2. Vỏ phải là loại hình trụ kín có mặt bích ở mỗi đầu để nối vào hệ ống gió và cửa bảo
trì. Quạt phải là loại thích hợp với việc vận hành theo hướng đứng hoặc ngang của luồng
khí và phải có chân đế treo.
3.3. Cánh quạt phải được đúc bằng nhôm hoặc bằng Composite được áp dụng tùy theo
công suất. Cánh phải có biên dạng được thiết kế theo nguyên tắc khí động lực học và
phải được gắn vào moayơ. Góc bước cánh sẽ được điều chỉnh qua lại trong phạm vi 20
độ.
3.4. Cánh quạt phải được lắp trực tiếp vào động cơ phù hợp với chức năng. Hộp nối điện
phải phía bên ngồi vỏ để đấu dây. Các điểm bơi trơn phải được nối dài thêm về phía bên
ngồi vỏ quạt.
3.5. Các cánh hướng dòng ở đường hút phải là loại có cấu kết cứng gồm có cánh và
khung bằng thép, được mạ kẽm sau khi chế tạo. Trong trường hợp thay thế có thể sử
dụng cánh bằng nhơm.
3.6. Tất cả động cơ quạt hướng trục dẫn động trực tiếp sẽ được đặt đồng tâm trong vỏ
quạt để đảm bảo chảy rối và được cố định vào vỏ quạt bằng các thanh chống hình trịn
theo phương bán kính.
3.7. Động cơ quạt phải là loại hoạt động liên tục theo tiêu chuẩn BS.2613 và được thiết
kế phù hợp với chức năng vận hành thích hợp trừ phi được chỉ định khác. Tất cả các loại
Chỉ dẫn kỹ thuật phần M&E

16



quạt 300 mm và lớn hơn phải là loại hoạt động ở hiệu điện áp 380V/3pha/50Hz.
3.8. Ổ trục phải là loại có tuổi thọ phục vụ 300.000 giờ hoạt động và phải có đường bơi
trơn kéo dài kết thúc tại vỏ quạt được lắp các núm châm dầu.
3.9. Quạt cánh chong chóng (cơng suất: 1200CMH và lớn hơn).
3.10. Đây là lọai quạt hướng trục có ít cánh và truyền động trực tiếp. Cánh và động cơ
được lắp trong một hộp quạt thích hợp. Hộp quạt phải là dạng vng ngoại trừ trường
hợp dạng tròn nếu quạt được lắp trên hệ ống gió trịn hoặc nếu được chỉ định. Hộp quạt
được làm bằng thép và phải có kết cấu cứng. Nó phải được thiết kế đúng để phù hợp với
kích thước cánh quạt.
3.11. Quạt phải có cánh bằng thép, được gắn cơ học vào trục bằng nhôm hoặc bằng
thép, được chốt vào trục động cơ và được định vị với một đai ốc hãm.
3.12. Động cơ phải được lắp vào hộp treo khơng ít hơn 3 giá đỡ có đế chống rung
bằng cao su tổng hợp.
3.13. Động cơ hồn tồn kín, gắn kèm với hộp nối quạt có nắp để đấu dây ra bên ngồi.
3.14. Miệng loe để dịng khí vào quạt sẽ được gắn vào quạt có đường kính 500mm hoặc
nhỏ hơn. Các lưới chắn bảo vệ bằng dây thép, được mạ kẽm sau khi sản xuất, phải được
gắn vào ngõ ra hay ngõ hút theo thiết kế hoặc như đã hướng dẫn trên bản vẽ.
3.15. Độ ồn tối đa cho quạt hướng trục là 46dB đối với quạt <2000m3/h, Quạt hướng trục
>2000m3/h là 65dB,
4 Yêu cầu lắp đặt quạt thơng gió
4.1 u cầu kiểm tra trước khi lắp đặt:
+ Trước khi lắp đặt phải kiểm tra lại tất cả các bộ phận của quạt theo chứng từ xuất
xưởng của nhà máy và theo các tài liệu kỹ thuật của thiết bị, bôi trơn lại trước khi cho
chạy thử.
+ Trước khi lắp đặt phải kiểm tra kỹ đế quạt và các thiết bị chống rung.
- Yêu cầu đối với không gian lắp đặt quạt: Phải chừa các lối đi hợp lý xung quanh khu
vực đặt quạt. Nếu đặt quạt trong phịng thì phải chừa chiều cao khơng gian hợp lý để đảm
bảo xoay chuyển, tháo dỡ và bảo dưỡng.

- Lưu ý khi lắp đặt mối nối liên kết đầu vào và đầu ra của quạt: Phải chú ý đặc biệt đến
mối nối liên kết đầu vào và đầu ra của quạt khi lắp đặt để tránh sự giảm áp lực q mức
hoặc tạo ra dịng khí quẩn.
- u cầu đối với các miệng cửa gió vào và ra của quạt gió: Các miệng cửa gió vào và ra
của quạt gió phải có giá đỡ riêng và phải được liên kết chặt chẽ với móng máy.

Chỉ dẫn kỹ thuật phần M&E

17


- Yêu cầu đối với việc liên kết đường ống gió với quạt gió: Liên kết đường ống gió với
quạt gió phải đảm bảo vỏ khơng bị co kéo mạnh và không gánh chịu trọng lượng của các
bộ phận khác để tránh biến dạng.
- Biện pháp bảo vệ bộ truyền động và phần miệng vào của quạt gió hoặc ống gió: Bộ
phận hở của bộ truyền động của quạt gió phải có nắp bảo vệ. Phần miệng vào của quạt
gió hoặc ống gió nhơ ra ngồi trời phải có lưới bảo vệ hoặc có biện pháp bảo vệ khác.
4.2 Yêu cầu lắp đặt:
- Yêu cầu khi lắp đặt quạt gió dùng để vận chuyển khơng khí ẩm ướt: Đáy vỏ quạt đặt
một van xả nước có đường kính 15÷20mm và phải có một ống xi phơng bịt nước.
- Trình tự làm sạch quạt gió sau lắp đặt: Việc tháo dỡ, rửa sạch và lắp ráp lại quạt gió
phải theo trình tự sau: Tháo vỏ máy, hộp ổ trục và tháo bánh đà ra để rửa sạch. Đối với
loại quạt gió truyền động trực tiếp thì có thể khơng cần tháo ra rửa.
- Yêu cầu về cân bằng đối với quạt sau lắp đặt: Quạt phải được cân bằng tĩnh và động.
Trục quạt không vượt quá tốc độ tới hạn đầu tiên để đạt số vòng quay định mức trong
một phút.
- u cầu chạy thử quạt thơng gió: Trước khi chạy thử, phải tra dầu vào khớp nối giữa
động cơ điện và guồng cánh quạt và phải kiểm tra các mục đảm bảo an tồn. Bánh quay
khi thử khơng có hiện tượng bị chẹt hoặc va chạm, chiều quay của guồng cánh quạt phải
đúng. Nhiệt độ cao nhất của ổ trục bi không quá 70ºC, nhiệt độ cao nhất của ổ trục bạc

khơng q 80ºC.
IV.

HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG DẪN MƠI CHẤT LẠNH

1.

Đường ống dẫn môi chất lạnh

1.1. Yêu cầu kỹ thuật
- Yêu cầu về kích cỡ đường ống. Kích cỡ các ống được chỉ ra trong bản vẽ;
- Yêu cầu về thiết kế đường ống.
+ Đường ống được thiết kế và bố trí để đảm bảo dầu có thể quay trở lại máy nén bao gồm
các bẫy dầu, bộ phận tách, đường chứa dầu, bộ sấy dầu và các điều kiện cần thiết để duy
trì hiệu quả của máy nén.
+ Đường ống được thiết kế theo mạch vịng có mức tổn thất áp suất không vượt quá
40kPa giữa máy nén và dàn ngưng, 20kPa giữa dàn bay hơi và máy nén, 20 kPa giữa dàn
ngưng và dàn bay hơi. Và không có bất kỳ mặt cắt nào có độ dài tới hạn để gây ra xung
động theo nhịp mà có thể nhận thấy được.
- Vật liệu chế tạo và quy cách đường ống. Sử dụng ống đồng tuân theo ASHRAE loại K
hoặc tất cả các quy định tương đương. Đường ống đồng được dùng có chiều dầy thành
nhỏ hơn yêu cầu của ASHRAE.
Chỉ dẫn kỹ thuật phần M&E

18


1.2 Yêu cầu gia công và lắp đặt
- Yêu cầu gia công đường ống trong hệ thống Freon. Khi gia công, lắp đặt đường ống
trong hệ thống Freon, cần đảm bảo yêu cầu sau:

+ Bề mặt của mặt cắt ống đồng phải bằng phẳng, trơn, nhẵn, không được lồi lõm. Sai số
cho phép về độ không bằng phẳng của mặt cắt là 1% đường kính ống.
+ Ống đồng và ống hợp kim có thể uốn nóng hoặc uốn nguội, độ e líp khơng lớn hơn 8%.
+ Miệng ống đồng sau khi lật biên phải đảm bảo đồng tâm, khơng có khe nứt, phân tầng
hoặc khuyết tật khác.
+ Ống đồng có thể được hàn nối, hàn lồng ghép hoặc hàn có ống lồng, nếu hàn lồng ghép
thì chiều dài lồng ghép khơng được nhỏ hơn đường kính ống, hướng mở rộng ống phải
tuận theo chiều của chất chuyển động trong ống.
+ Nếu có nhiều nhóm ống ghép theo dãy song song thì bán kính uốn cong phải bằng
nhau, cự ly, chiều dốc, độ dốc phải thống nhất.
- Yêu cầu lắp đặt đường ống dẫn môi chất lạnh.
+ Không lắp đường ống dẫn mơi chất lạnh ngược lên để tránh hình thành túi khí hoặc
vịng xuống để tránh hình thành túi thể lỏng.
+ Trên đường ống dẫn môi chất, các ống nhánh cần được nối với ống chính ở phía dưới
đáy hoặc bên cạnh ống.
+ Đường ống môi chất lạnh khi xuyên qua tường hoặc sàn phải có ống lồng bằng thép,
mạch hàn không được để trong ống lồng. Khe hở giữa đường ống với ống lồng phải được
bịt kín bằng vật liệu cách nhiệt hoặc vật liệu không cháy.
+ Đường ống môi chất lạnh nối giữa các thiết bị phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về độ
dốc và chiều dốc của đường ống.
2.

Côn, cút, tê, van các phụ kiện khác

2.1. Các cút trong tất cả đường ống đều phải có bán kính cong khơng nhỏ hơn 4 lần
đường kính. Nếu khơng thể đạt bán kính này, phải sử dụng các cút xen nhau loại đã được
duyệt:
a. Các cút xen nhau trong các ống thép đều phải được vát cạnh xiên và các cút được cung
cấp phải cho phép được hàn vào các phụ kiện ống.
b. Tuỳ ý, các cút cho ống đồng đều phải là các cút bằng đồng đúc theo tiêu chuẩn Anh.

Tất cả các cút đều phải được chế tạo theo cung cách đã duyệt không được phép có dấu
búa gị hay nếp gấp trên đường ống.
c. Cút có bán kính tối thiểu bằng 1,5 lần đường kính ống, bề mặt bên trong phải nhẵn và
chịu được áp lực như hệ thống đường ống
2.2 Đối với côn:
Chỉ dẫn kỹ thuật phần M&E

19


+ Côn là chi tiết dùng để thay đổi đường kính ống và dùng để nối các đường ống có các
đường kính khác nhau.
+ Cơn có thể là cơn thường hoặc côn lệch tâm ở những nơi cần thiết để lắp các van xả cặn
và xả khí của hệ thống đường ống.
2.3. Các Tê trên ống thép từ 50mm trở lên phải là loại trượt vào hoặc có đầu vát xiên.
Đối với ống nhỏ hơn 50mm, các Tê phải là loại ren răng. Tất cả Tê đều phải do nhà sản
xuất được duyệt cung cấp.
2.4. Các Tê trên ống đồng đều phải hoàn toàn bằng đồng, được hàn đồng hay hàn bạc.
Các Tê trên ống đồng 20 mm và 13mm cũng có thể được thực hiện sử dụng các phụ kiện
ống mao dẫn đã được duyệt kết hợp với hàn bạc.
2.5 Đầu nối ống chữ T, chữ thập được dùng để chia lưu lượng ở các ngả hoặc đi thẳng và
phải có áp suất làm việc như hệ thống đường ống.
2.6 Đối với ống nối chữ U: Các điểm uốn cong của ống nối chữ U phải:
+ Có bán kính cong tối thiểu bằng 1,5 lần đường kính ống.
+ Có mặt cắt khơng bị méo.
+ Có khả năng chịu áp suất tương đương với khả năng chịu áp suất của đường ống mà nó
được lắp vào.
2.7 Đối với ống lồng (măng xông):
+ Ống lồng được làm từ thép tráng kẽm dày 5mm và được hàn vào các đường ống để
chống rò rỉ khi đường ống đi qua tường và vỏ thiết bị.

+ Ống lồng phải được đặt nhơ ra ngồi 50mm ở cả hai bên tường, với đầu loe ra khi tiếp
xúc bề mặt ngoài của vỏ thiết bị. Đường kính của ống lồng lớn hơn đường kính của
đường ống và lớp bảo ơn là 10mm và được gắn kín với vỏ thiết bị và các lỗ xuyên của
tường bên ngoài nhà.
2.8 Đối với tấm bịt:
+ Tấm bịt dùng để nối vào đoạn cuối của ống khi đi qua tường;
+ Tấm bịt được làm từ thép tráng kẽm dầy 1mm. Tấm bịt cần được làm nhẵn trước khi
gắn vào đường ống và trước khi các mối nối được thực hiện và được bắt ren gắn vào
tường.
3.

Thử kín hệ thống đường ống

3.1. Khi tiến hành lắp đặt đường ống nước và trước khi đường ống được giấu hoặc bọc
cách nhiệt phải thử thử kín hệ thống bằng áp lực thủy tĩnh, thời gian thử trong 24 giờ. Áp
suất thử 150% áp suất làm việc. Trong trường hợp có bất kỳ sự sụt áp nào trong q
trình thử áp, phát hiện rị rỉ thì phải sửa chữa và thử lại. Áp lực không sụt quá 1% trong
24 giờ. Thử áp lực khi hệ thống ống hòan chỉnh với tất cả các van đúng vị trí.
Chỉ dẫn kỹ thuật phần M&E

20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×