Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Nghiên cứu tác động từ môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu dầu bôi trơn từ thị trường mỹ của công ty cổ phần dầu khí bvp bp anh quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 51 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG TỪ MƠI TRƢỜNG
KINH DOANH ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
NHẬP KHẨU DẦU BÔI TRƠN TỪ THỊ TRƢỜNG
MỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ BVP.BP
ANH QUỐC

Giáo viên hƣớng dẫn

Sinh viên thực tập

ThS. Nguyễn Đức Xuân Lâm

Trần Vân Anh
Lớp: K55E2
Mã sinh viên: 19D130074

HÀ NỘI - 2023


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài: “ Nghiên cứu tác động từ môi trƣờng kinh doanh
ảnh hƣởng đến hoạt động nhập khẩu dầu bôi trơn từ thị trƣờng Mỹ của
Cơng ty Cổ phần dầu khí BVP.BP Anh Quốc” là một cơng trình nghiên cứu
độc lập dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên Th.S Nguyễn Đức Xuân Lâm.
Ngoài ra khơng có bầt cứ sự sao chép của nguời khác. Để tài, nội dung báo cáo
thực tập là sản phẩm mà em đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập tại


trƣờng cũng nhƣ tham gia thực tập tại Công ty Cổ phần BVP.BP Anh Quốc. Các
số liệu, kết quả trình bày trong báo cáo là hồn tồn trung thực, em xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm, kỷ luật của bộ mơn và nhà trƣờng đề ra nếu nhƣ có vấn đề xảy
ra.
Hà nội, ngày 28 tháng 4 năm 2023

Sinh viên

2


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trƣờng, cùng với
các thầy cô trong khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tận tình dạy dỗ, truyền
đạt kiến thức, ln ln hết mình vì sinh viên. Bên cạnh đó, em muốn cảm ơn
thầy hƣớng dẫn Nguyễn Đức Xuân Lâm đã chỉ bảo, giải đáp những thắc mắc và
hƣớng dẫn em để hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong q
trình làm khóa luận sẽ khơng tránh khỏi những sai sót khơng đáng có, em mong
thầy cơ bỏ qua.
Tiếp đến, để hồn thành bài khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
Công ty Cổ phần dầu khí BVP.BP Anh Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài, tiếp cận với thực tế, vận dụng
những kiến thức đã học mà phát huy khả năng sáng tạo của mình.
Sau cùng, do trình độ lý luận với kinh nghiệm thực tiễn cịn hạn chế, bài khóa
luận khơng thể tránh khỏi những thiều sót, em rất mong muốn nhận đƣợc sự góp
ý từ thầy/cơ để bài luận đƣợc hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

3



MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. 2
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ 3
MỤC LỤC ............................................................................................................. 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ................................................. 7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... 8
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................... 9
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................. 9
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. ................................................................ 10
1.2.1. Tình hình nghiên cứu thế giới ............................................................... 10
1.3. Mục tiêu nghiên cứu. ................................................................................ 11
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu. .............................................................................. 12
1.4.1. Lý thuyết môi trường kinh doanh .......................................................... 12
1.4.2. Lý thuyết về hoạt động nhập khẩu ..................................................... 12
1.4.3. Tác động của môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động
nhập khẩu dầu bôi trơn từ thị trường Mỹ của Cơng ty Cổ phần dầu khí
BVP.BP Anh Quốc ........................................................................................ 12
1.5. Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................. 12
1.5.1. Phạm vi về nội dung. .............................................................................. 12
1.5.2 Phạm vi về thời gian ............................................................................ 13
1.5.3. Phạm vi không gian ............................................................................ 13
1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu. ........................................................................ 13
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. ............................................. 13
1.6.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu. .......................................... 13
1.7. Kết cấu đề tài. ........................................................................................... 13
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TÁC ĐỘNG TỪ MÔI TRƢỜNG
KINH DOANH ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU DẦU BÔI
TRƠN ................................................................................................................... 15

2.1. Khái quát về hoạt động nhập khẩu......................................................... 15
4


2.1.1. Khái niệm và vai trò của nhập khẩu .................................................. 15
2.1.2. Hình thức nhập khẩu.......................................................................... 16
2.2. Khái qt về mơi trƣờng kinh doanh. .................................................... 17
2.2.1. Khái niệm môi trường kinh doanh ..................................................... 17
2.2.2. Phân loại.............................................................................................. 17
2.2.3. Khái quát về mặt hàng dầu bôi trơn. .................................................. 20
2.3. Tác động của yếu tố môi trƣờng đến hoạt động nhập khẩu. ................ 21
2.3.1. Tác động của yếu tố mơi trường bên ngồi đến hoạt động nhập khẩu.
........................................................................................................................ 21
2.3.2. Tác động của yếu tố môi trường bên trong đến hoạt động nhập khẩu.
........................................................................................................................ 24
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG TỪ MÔI TRƢỜNG KINH
DOANH ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
TỪ THỊ TRƢỜNG MỸ CỦA CƠNG TY ........................................................ 25
3.1. Khái qt về cơng ty Cổ phần dầu khí BVP.BP Anh Quốc. ................ 25
3.1.1 Giới thiệu về công ty. ........................................................................... 25
3.1.2. Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của công ty. ................................. 26
3.1.3. Cơ cấu tổ chức..................................................................................... 26
3.2. Khái quát kết quả kinh doanh của cơng ty. ........................................... 27
3.2.1. Nguồn tài chính................................................................................... 27
3.2.2. Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2020-2022. ..................................... 28
3.2.3. Sản phẩm nhập khẩu của cơng ty. ..................................................... 29
3.2.4. Tình kinh kinh doanh và nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Mỹ của
cơng ty giai đoạn 2020-2022. ........................................................................ 30
3.3. Phân tích thực trạng tác động của các yếu tố môi trƣờng kinh doanh
quốc tế ảnh hƣởng đến hoạt động nhập khẩu dầu bôi trơn từ Mỹ của cơng

ty. ....................................................................................................................... 31
3.3.1 Phân tích thực trạng tác động của môi trường bên trong. ................ 31
3.3.2. Phân tích thực trạng tác động của mơi trường bên ngoài ................ 33
3.4. Đánh giá về thực trạng tác động từ môi trƣờng kinh doanh ảnh hƣởng
đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ thị trƣờng Mỹ của cơng ty. ........... 40
3.4.1. Tác động tích cực. ............................................................................... 40
5


3.4.2. Tác động tiêu cực. ............................................................................... 41
3.4.3. Nguyên nhân. ...................................................................................... 45
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT DỰA TRÊN
TÁC ĐỘNG TỪ MÔI TRƢỜNG KINH DOANH ẢNH HƢỞNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HĨA TỪ THỊ TRƢỜNG MỸ CỦA
CƠNG TY ............................................................................................................ 47
4.1. Dự báo triển vọng và định hƣớng của CT CP dầu khí BVP.BP Anh
Quốc . ............................................................................................................ 47
4.2. Kiến nghị. .................................................................................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 50
GIẤY XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN ................................ 51

6


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Tên bảng biểu, hình vẽ
Bảng 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức CT CP dầu khí BVP.BP Anh
Quốc
Bảng 3.2: Năng lực tài chính của CT CP dầu khí BVP.BP Anh

Quốc năm 2020 -2022
Bảng 3.3: Kim ngạch nhập khẩu của công ty từ thị trƣờng Mỹ
năm 2020-2022
Bảng 3.4: Cơ cấu nhập khẩu của công ty theo mặt hàng từ Mỹ
2020-2022
Bảng 3.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 20202022
Bảng 3.6: Cơ cấu nguồn vốn của hoạt động kinh doanh nhập
khẩu 2020-2022
Bảng 3.7. Cơ cấu lao động tại công ty cổ phần dầu khí BVP.BP
Anh Quốc

Trang
26

27

28

29

30

32

33

Biểu đồ 3.1: Lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2020-2022

40


Biểu đồ 3.2: Cơ cấu vốn của công ty giai đoạn 2020-2022

41

7


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Danh mục từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

DN

Doanh nghiệp

CT CP

Cơng ty cổ phần

BCTC

Báo cáo tài chính

BCTH

Báo cáo tổng hợp

TT


Tỷ trọng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

8


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Ngay từ những năm 80 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nƣớc ta đã sớm nhận
thức đƣợc tính cần thiết và tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó đến nay,
đƣờng lối, chủ trƣơng hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng ta khơng ngừng đƣợc
hồn thiện, phù hợp với tình hình cụ thể của từng giai đoạn, phục vụ đắc lực cho
sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nƣớc và đƣợc tích cực thể chế hóa. Cùng với sự
diễn ra ngày càng mạnh mẽ của xu thế tồn cầu hóa, Việt Nam, thông qua các
chiến lƣợc hội nhập cũng cũng nhƣ các chính sách thƣơng mại mở cửa, đã và
đang thực hiện đƣờng lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát
triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa các quan hệ
quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Trong nền kinh tế, dầu luôn là nguồn năng lƣợng quan trọng nhất, là một loại
hàng hóa chiến lƣợc nên dầu khơng chỉ mang lại nguồn tài chính đáng kể cho các
quốc gia sở hữu nó mà cịn đóng vai trị quan trọng đối với nền chính trị tồn cầu.
Là một doanh nghiệp nhập khẩu dầu vừa và nhỏ, Công ty Cổ phần dầu khí
BVP.BP Anh Quốc tập trung nghiên cứu chuyên sâu phát triển các sản phẩm dầu
bôi trơn đạt chuẩn ISO – API- ACEAJASO – IISAC và TCVN tại thị trƣờng Việt
Nam và quốc tế. Là một doanh nghiệp có hoạt động thƣơng mại quốc tế, thì việc
nghiên cứu tác động của môi trƣờng kinh doanh là rất cần thiết đối với sự phát
triển của doanh nghiệp, doanh nghiệp không chỉ chịu tác động của môi trƣờng

trong nƣớc mà cịn bị chi phối bởi mơi trƣờng quốc tế, tạo ra thách thức khiến
doanh nghiệp cần thay đổi để thích ứng phù hợp. Cơng ty kinh doanh mặt hàng
dầu nhập khẩu từ thị trƣờng Mỹ, Pháp, Đức, Hàn Quốc… Các mặt hàng dầu này
sau khi đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngồi sẽ đƣợc gia cơng và xử lý để bán tại thị
trƣờng Việt Nam. Trong đó, cơng ty chủ yếu nhập dầu bôi trơn từ thị trƣờng Mỹ,
đặc biệt là nhập dầu từ Công ty năng lƣợng Devon nằm trong top 10 các cơng ty
dầu khí uy tín nhất tại Mỹ.
9


Với những lý do trên, nên em lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu tác động từ môi
trƣờng kinh doanh ảnh hƣởng đến hoạt động nhập khẩu dầu bôi trơn từ thị
trƣờng Mỹ của Cơng ty Cổ phần dầu khí BVP.BP Anh Quốc” với mong
muốn đóng góp kiến thức vào việc tìm hiểu rõ các tác động của mơi trƣờng kinh
doanh đến doanh nghiệp. Từ đó giúp cơng ty đƣa ra những giải pháp để cải thiện
những tác động của môi trƣờng kinh doanh, nâng cao vị thế của doanh nghiệp
trên thị trƣờng.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
1.2.1. Tình hình nghiên cứu thế giới
Liên quan đến đề tài này, có một số cơng trình nghiên cứu sau:


Leslie Hamilton và Philip Webster (2009) đã phát hành cuốn sách “The

International business environment” - Đại học Oxford. Cuốn sách chỉ ra những
yếu tố ảnh hƣởng đến môi trƣờng kinh doanh quốc tế và trách nhiệm của quốc gia
trong việc hội nhập quốc tế. Từ đó đƣa ra giải pháp cho các doanh nghiệp để nâng
cao điểm mạnh và hạn chế rủi ro trong môi trƣờng kinh doanh quốc tế.



Luận văn của tác giả Hong Pil Gi (2011): “2010년의 국제 비즈니스

환경” - Cơ quan Xúc tiến Xã hội Thơng tin Tình báo Hàn Quốc. Bài luận văn chỉ
ra các vấn đề về kinh doanh quốc tế nói chung vào khoảng năm 2010, các hoạt
động kinh doanh riêng lẻ, từ đó nêu ra vai trị của chính phủ, cơ hội và hạn chế
kinh doanh mới trong mơi trƣờng chính trị xã hội quốc tế.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trên thực tế đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu xung quanh về vấn đề môi
trƣờng kinh doanh tác động đến hoạt động của doanh nghiệp:


Luận văn tốt nghiệp của tác giả Vũ Thị Hoa (2018): "Mơi trƣờng văn

hóa, chính trị, pháp luật trong kinh doanh quốc tế" – Trƣờng Đại học Ngoại
Thƣơng. Bài luận văn chỉ ra sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong
kinh doanh quốc tế phụ thuộc phần lớn vào doanh nghiệp có am hiểu về văn hóa,
chính trị, luật pháp của nƣớc sở tại hay không.
10




Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Tạ Thị Nhung (2010): "Môi trƣờng kinh

doanh quốc tế: Những vấn đề cơ bản, cơ hội và thách thức đối với doanh
nghiệp Việt Nam" – Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng. Khóa luận đã trình bày
đƣợc những vấn đề cơ bản của mơi trƣờng kinh doanh quốc tế nhƣ khái niệm, các
yếu tố cấu thành... và chỉ ra ảnh hƣởng của các yếu tố đó tới các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế của Việt Nam. Từ đó đƣa ra giải
pháp cho các doanh nghiệp nhằm tận dụng cơ hội và hạn chế khó khăn mang lại

bưi mơi trƣờng kinh doanh quốc tế.


Luận văn tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thu Phƣơng (2009): "Phân tích

và dự báo mơi trƣờng kinh doanh của Tổng công ty hàng không Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế" – Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng .
Khóa luận đã nghiên cứu giới thiệu chung về Tổng công ty hàng không Việt Nam
và cơ sở lý thuyết cho việc phân tích và dự báo môi trƣờng kinh doanh của Tổng
công ty Hàng không Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời
đƣa ra định hƣớng chiến lƣợc cho phát triển môi trƣờng kinh doanh của Tổng
công ty Hàng không Việt Nam.
Thực trạng tổng quan nghiên cứu giúp nhận thấy hiện tại đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề phân tích tác động của mơi trƣờng kinh
doanh đến hoạt động nhập khẩu, tuy nhiên với mặt hàng dầu bơi trơn thì vẫn chƣa
có cơng trình nghiên cứu nào cụ thể. Từ thực tiễn trên, em nhận thấy đề tài
“Nghiên cứu tác động từ môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động nhập
khẩu dầu bôi trơn từ thị trường Mỹ của Cơng ty Cổ phần dầu khí BVP.BP Anh
Quốc” là hoàn toàn mới, mang ý nghĩa thiết thực và không bị trùng lặp.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện với 3 mục đích chính:


Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về môi trƣờng kinh doanh và ảnh

hƣởng trƣờng kinh doanh tới hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp.


Thứ hai, tìm hiểu và phân tích ảnh hƣởng của mơi trƣờng kinh doanh đến


hoạt động nhập khẩu dầu nhờn từ thị trƣờng Mỹ của Cổ phần dầu khí BVP.BP
11


Anh Quốc, chỉ ra và đánh giá cách mà doanh nghiệp đã phản ứng với các ảnh
hƣởng đó.


Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại và hoàn thiện

hơn hoạt động kinh doanh quốc tế của Cổ phần dầu khí BVP.BP Anh Quốc trƣớc
những ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh doanh.
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu.
1.4.1. Lý thuyết môi trường kinh doanh
Về mặt lý thuyết, bài luận làm rõ đƣợc các vấn đề lý luận cơ bản về mơi trƣờng
kinh doanh, phân tích mơi trƣờng kinh doanh, những yếu tố này có ảnh hƣởng
bên trong hoặc ảnh hƣởng bên ngồi đến kết quả, hiệu suất cơng việc và sự phát
triển của công ty nhƣ thế nào.
1.4.2. Lý thuyết về hoạt động nhập khẩu
Bài luận xây dựng cơ sở lý luận về hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp, hệ
thống hóa các cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động nhập khẩu; khái quát đƣợc tình
hình nhập khẩu của cơng ty Cổ phần dầu khí BVP.BP Anh Quốc.
1.4.3. Tác động của môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động nhập
khẩu dầu bôi trơn từ thị trường Mỹ của Cơng ty Cổ phần dầu khí BVP.BP Anh
Quốc
Tại phần này, bài luận sẽ nghiên cứu ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh doanh
đến hoạt động của doanh nghiệp, thực trạng tác động của môi trƣờng kinh doanh
đến hoạt động nhập khẩu dầu bôi trơn từ thị trƣờng Mỹ; phân tích, đánh giá mơi
trƣờng kinh doanh của cơng ty Cổ phần dầu khí BVP.BP Anh Quốc để từ đó nhận
định những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, đề xuất một số

giải pháp cho cơng ty trong thời gian tới.
1.5. Phạm vi nghiên cứu.
1.5.1. Phạm vi về nội dung.
Đề tài đề cập đến các yếu tố môi trƣờng kinh doanh:
-

Môi trƣờng bên trong doanh nghiệp: vốn, con ngƣời, cơ cấu, văn hóa...

12


-

Mơi trƣờng bên ngồi doanh nghiệp: mơi trƣờng quốc tế, môi trƣờng
quốc dân, môi trƣờng ngành ( đặc thù).

1.5.2 Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu thực trạng tác động của môi trƣờng kinh doanh đến hoạt động
nhập khẩu dầu bôi trơn từ Mỹ của cơng ty Cổ phần dầu khí BVP.BP Anh Quốc,
sử dụng số liệu thống kê giai đoạn 2020-2022, để phân tích, đánh giá và đƣa ra
giải pháp cho giai đoạn từ nay đến 2025.
1.5.3. Phạm vi không gian
Trong đề tài, đi sâu nghiên cứu tác động của môi trƣờng kinh doanh đến hoạt
động nhập khẩu của công ty từ Mỹ.
1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu.
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.
Để có đƣợc dữ liệu thứ cấp về vấn đề nghiên cứu, em đã sử dụng phƣơng pháp
nghiên cứu tài liệu, thu thập các dữ liệu đƣợc lƣu trữ ở các phịng ban cơng ty.
Các tài liệu đƣợc nghiên cứu là báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh,
tài liệu internet, tài liệu giáo trình và tạp chí và kết quả nghiên cứu của những

năm trƣớc ( đề tài luận văn, chuyên đề tốt nghiệp liên quan đến đề tài ...)
1.6.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu.
Xử lý dữ liệu là bƣớc quan trọng để có thơng tin chính xác và đầy đủ nhất. Các
dữ liệu khi mới đƣợc thu thập thi chƣa đƣợc phân loại, phân tích nên cần phải sử
dụng các phƣơng pháp để xử lý . Trong quá trình làm đề tài khóa luận, em sử
dụng phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp quy nạp, diễn dịch. Đây là phƣơng
pháp dựa vào kết quả của phƣơng pháp định lƣợng để đi sâu vào phân tích, bóc
tách bản chất của vấn đề.
1.7. Kết cấu đề tài.
Ngoài lời mở đầu, mục lục, các danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, từ viết tắt,
kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận tốt nghiệp gồm 4 chƣơng nhƣ sau:
 Chƣơng 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu

13


 Chƣơng 2: Cơ sở lý luận của tác động từ môi trƣờng kinh doanh ảnh
hƣởng đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp
 Chƣơng 3: Thực trạng tác động từ môi trƣờng kinh doanh ảnh hƣởng đến
hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ thị trƣờng Mỹ của cơng ty.
 Chƣơng 4: Định hƣớng phát triển và đề xuất dựa trên tác động từ môi
trƣờng kinh doanh ảnh hƣởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ thị
trƣờng Mỹ của công ty.

14


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TÁC ĐỘNG TỪ MÔI TRƢỜNG
KINH DOANH ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU DẦU BÔI
TRƠN

2.1. Khái quát về hoạt động nhập khẩu.
2.1.1. Khái niệm và vai trò của nhập khẩu
Theo Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, nhập khẩu hàng hóa là việc hàng
hóa đƣợc đƣa vào Việt Nam từ nƣớc ngồi hoặc từ khu vực năm trên lãnh thổ
Việt Nam đƣợc coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Sản xuất và phân công lao động lao động xã hội phát triển đã dẫn đến sự
chun mơn hóa sản xuất từ đó tạo ra lợi thế so sánh cho từng quốc gia, từ đó,
sinh ra hoạt động xuất - nhập khẩu. Khi các quốc gia chun mơn hóa sản xuất
tức là quốc gia đó sẽ tập trung vào sản xuất những loại hàng hóa mà quốc gia có
lợi thế hơn so với việc sản xuất những loại hàng hóa khác. Lợi thế ở đây thƣờng
là lợi thế về nhân công, nguyên vật liệu, các điều kiện tự nhiên, tài nguyên, ...
Một quốc gia không thể đáp ứng đƣợc tất cả các nhu cầu trong nƣớc, hoặc có
thể với một chi phi đắt đỏ, vì thế trong nền kinh tế thị trƣờng, buộc các quốc gia
phải tham gia vào hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu giúp các quốc gia bổ sung
hàng hóa mà quốc gia đó khơng đủ để đáp ứng nhu cầu, các loại hàng hóa mà
quốc gia khơng sản xuất đƣợc hoặc các loại hàng hóa mà nêu tự sản xuất sẽ
khơng có lợi bằng nhập khẩu. Vì thế mà nhập khẩu đóng một vai trị rất quan
trọng trong hoạt động ngoại thƣơng và nhập khẩu nếu đƣợc thực hiện tốt sẽ giúp
cân đối nền kinh tế.
Đối với các doanh nghiệp trong nƣớc, nhập khẩu thúc đẩy sản xuất. Khi có sự
gia nhập của hàng hóa quốc tế với chất lƣợng tốt, đa dạng buộc các doanh nghiệp
trong nƣớc phải nâng cao năng lực sản xuất về giá cả, chất lƣợng, ... thì mới có
thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Nhập khẩu đem lại sự chuyển giao công nghệ,

15


giúp các doanh nghiệp năm bắt cơ hội này để áp dụng vào hoạt động sản xuất của
mình.
Đối với nền kinh tế, nhập khẩu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

theo hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời đẩy mạnh q trình hội nhập
kinh tế quốc tế của đất nƣớc. Nhập khẩu không chỉ cung cấp nguyên liệu đầu vào
cho sản xuất trong nƣớc mà nhập khẩu cịn bổ sung hàng hóa mà quốc khơng thể
sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu trong nƣớc.
2.1.2. Hình thức nhập khẩu
Theo luật thương mại Việt Nam 2005:
- Nhập khẩu tiểu ngạch: Hình thức này rất đƣợc ƣa chuộng bởi thủ tục đơn giản,
chi phí thấp. Đó là hoạt động trao đổi mua bán của những ngƣời dân sinh sống
gần đƣờng biên giới giữa hai nƣớc có biên giới liền kề.
- Nhập khẩu chính ngạch: Cũng là hình thức nhập khẩu hàng từ các nƣớc liên kế.
Nhƣng nhập khẩu chính ngạch sẽ có quy mơ lớn hơn, hàng đƣợc nhập qua các
cửa khẩu với chế độ kiểm duyệt kỹ lƣỡng về chất lƣợng, an tồn vệ sinh,...mức
thuế phí cao hơn nhiều so với tiêu ngạch và phải đóng đầy đủ trƣớc khi thông
quan.
- Phân loại nhập khẩu :


Nhập khẩu trực tiếp: bên mua và bên bán sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng với

nhau. Các điều khoản và quyền lợi trong hợp đồng thƣơng mại do hai bên
tự thống nhất, không bị ràng buộc bởi một đơn vị trung gian nào, đƣợc sử dụng
khá phổ biến bởi cách thức đơn giản, nhanh chóng.


Nhập khẩu ủy thác: khơng chi có sự tham gia của bên mua và bên bán mà

cịn có một bên thứ 3 (đơn vị trung gian). Hình thức này đƣợc sử dụng khi ngƣời
mua hàng thuê một đơn vị khác (ủy thác) đứng ra thay họ nhập khẩu hàng hóa.

16





Bn bán đối lƣu (hay cịn gọi là nhập khẩu hàng đổi hàng) đƣợc thực hiện

song song với hoạt động xuất khẩu. Hinh thức này không dùng tiền tệ mà dùng
hàng hóa làm phƣơng tiện trao đổi. Hàng hóa dùng để nhập - xuất có giá trị tƣơng
dƣơng.


Tạm nhập tái xuất: là hình thức hàng hóa đƣợc đƣa vào Việt Nam nhƣng

không để tiêu thụ mà để xuất sang nƣớc thứ 3 nhằm thu lợi nhuận. Hoạt động này
bao gồm cả xuất khẩu và nhập khẩu, mục đích là để thu ngoại tệ.


Nhập khẩu gia công: bên nhận gia công sẽ nhập nguyên liệu từ bên xuất

khẩu về để sản xuất theo yêu cầu của hợp đồng giữa hai bên. Xét về tính chất,
hình thức nhập khẩu gia cơng và xuất khẩu gia cơng giống nhau. Mục đích đều là
gia công theo yêu cầu của các nƣớc khác,
2.2. Khái quát về môi trƣờng kinh doanh.
2.2.1. Khái niệm môi trường kinh doanh
Theo giáo trình Kinh doanh quốc tế - Đại học Thương Mại:


Môi trƣờng kinh doanh: Môi trƣờng kinh doanh là tổng thể các yếu tố, các

nhân tố (bên ngoài và bên trong) vận động tƣơng tác lẫn nhau, tác động trực tiếp

và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trƣờng kinh doanh
là giới hạn không gian mà ở đó doanh nghiệp tồn tại và phát triển.


Mơi trƣờng kinh doanh quốc tế: Là sự tác động qua lại giữa các yếu tố môi

trƣờng quốc gia với môi trƣờng nƣớc ngồi và giữa các yếu tố mơi trƣờng nƣớc
ngồi của hai quốc gia khi một cơng ty hoạt động tại quốc gia này hoạt động kinh
doanh với khách hàng của quốc gia khác.
2.2.2. Phân loại.
Theo giáo trình Kinh doanh quốc tế - Đại học Thương Mại, yếu tố bên ngoài
doanh nghiệp bao gồm yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, các yếu tố
khác nhƣ sự liên kết và hợp tác giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới, các

17


thỏa thuận song phƣơng và đa phƣơng giữa các quốc gia và khu vực, các quy
định của các tổ chức quốc tế.
 Môi trường vĩ mô
+ Kinh tế: Sự hƣng thịnh của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các
điều kiện kinh tế. Nền kinh tế thế giới, khu vực và trong nƣớc đang ở đà phát
triển với tốc độ cao sẽ kéo doanh nghiệp vào vòng phát triển, ngƣợc lại, khi nền
kinh tế ở giai đoạn phát triển chậm chạp sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển của
mỗi doanh nghiệp hoạt động trong đó. Đây là một yếu tố quan trọng thu hút sự
quan tâm của các nhà quản trị. Sự tác động của các yếu tố mơi trƣờng này có tính
chất trực tiếp và năng động hơn so với một số yếu tố khác của mơi trƣờng tổng
qt.
+Chính trị và pháp lý: Nhà quản trị phải lƣu ý tới các yếu tố chính trị và pháp
lý nhằm tiên đoán những thay đổi quan trọng về chính trị trong nƣớc, khu vực và

trên thế giới để có những quyết sách đúng đắn trong kinh doanh. Chúng ta có thể
xem xét một số khía cạnh ảnh hƣởng của mơi trƣờng chính trị đến hoạt động của
doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị có ảnh hƣởng rất lớn đến các doanh nghiệp, vì
rủi ro do mơi trƣờng chính trị là rất lớn. Khi chính phủ thay thế nhau có thể dẫn
đến những thay đổi đáng kể về chính sách kinh tế, nhƣ chính phủ có thể quốc hữu
hóa, tịch thu tài sản, ngăn cấm di chuyển ngoại tệ hoặc can thiệp vào chính sách
tài chính tiền tệ.
+Văn hóa - xā hội: Văn hóa xã hội ảnh hƣởng nhiều tới thói quen tiêu dùng,
cách thức ứng xử, sở thích của khách hàng cũng nhƣ giúp tạo nên văn hóa bên
trong của doanh nghiệp và ảnh hƣởng tới cách thức doanh nghiệp cƣ xử, giao tiếp
với bên ngoài. Các yếu tố văn hóa xã hội tác động lên tổng cầu về hàng hóa, dịch
vụ của doanh nghiệp và cách doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu khách hàng. Để đánh
giá môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp thi các yếu tố của mơi trƣờng văn
hóa xã hội cần xem xét gồm: Tăng trƣởng dân số - Cơ cấu độ tuổi - Di dân và

18


nguồn lao động - Bình đẳng giới - Phân phối thu nhập - Sức khỏe - Nghề nghiệp Trình độ học vấn chung - An sinh xã hội.
+ Yếu tố tự nhiên: Môi trƣờng tự nhiên gồm các yếu tố tự xung quanh con
ngƣời, ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của con ngƣời nhƣ vị trí địa lý, khí hậu,
đất đai, thời tiết hay thiên tai, dịch bệnh... Không quốc gia nào trên thế giới có
mơi trƣờng tự nhiên giống nhau. Sự khác biệt về môi trƣờng tự nhiên phần nào
ảnh hƣởng và tạo ra sự khác biệt cho các yếu tố khác nhự văn hóa, kinh tế... của
các quốc gia.
+Các yếu tố khác: ngoài các yếu tố kể trên, mơi trƣờng bên ngồi doanh
nghiệp cịn có thể cấu thành từ một số yếu tố khác nhƣ nhân khẩu học, cơng nghệ,
cạnh tranh,...
 Yếu tố bên trong doanh nghiệp:
+Tình hình tài chính của cơng ty: Cơng ty nên thƣờng xuyên xem xét, kiểm tra,

đối chiếu so sánh số liệu về tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã
qua. Từ đó có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ những rủi ro
về tài chính trong tƣơng lai của cơng ty.
+ Nguồn nhân lực của công ty: bao gồm tất cả những ngƣời đã và đang làm
việc tại công ty ở tất cả các vị trí khác nhau. Có thể nói, đây là nguồn chính quyết
định đến lợi nhuận và sự phát triển của cơng ty.
+ Các yếu tố khác: Ngồi nhân lực và vốn, mơi trƣờng bên trong DN cịn đƣợc
cấu thành bởi một số yếu tố khác nhƣ văn hóa doanh nghiệp hay quản trị doanh
nghiệp.

19


2.2.3. Khái quát về mặt hàng dầu bôi trơn.
a, Khái niệm
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, dầu bôi trơn là loại dầu đƣợc dùng để bôi
trơn hệ thống máy móc, dầu bơi trơn cịn có những tên gọi trong ngành khác nhƣ
dầu nhờn, dấu nhớt. Dầu bôi trơn đƣợc chế tạo từ hỗn hợp dầu gốc kết hợp với
các phụ gia. Mọi ngƣời thƣờng gọi loại dầu này là dầu thƣơng phẩm. Bởi chất
phụ gia đƣợc thêm nhằm mục đích giúp dầu bơi trơn có đƣợc những đặc tính phù
hợp với những chỉ tiêu đƣợc đƣa ra mà dầu gốc khơng có.
b, Phân loại
Dầu bơi trơn đƣợc sản xuất từ hai thành phần chính là dầu khống và chất phụ
gia. Chủ yếu từ parafin, isoparafin, naphten. Dầu bôi trơn đƣợc chia thành nhiều
loại và mỗi loại đƣợc chia thành nhiều nhóm khác nhau và hầu hết dựa trên độ
nhớt. Có thể phân các loại dầu bơi trơn cơng nghiệp hiện nay dựa vào độ nhớt. Cụ
thể:
+ Dầu nhớt công nghiệp nhẹ: Độ nhớt nằm ở mức 5 – 10 centistokes (1
centistoke = 10 −6 m 2/giây). Chỉ số này đạt tiêu chuẩn ở nhiệt độ 40°C. Nó đƣợc
dùng để bơi trơn máy móc với tốc độ cao và khả năng tải thấp. Thƣờng đƣợc ứng

dụng nhiều nhất trong ngành công nghiệp dệt may, cắt gọt kim loại.
+ Dầu nhớt cơng nghiệp có độ nhớt trung bình: Loại dầu bơi trơn này có chỉ số
độ nhớt cao hơn. Đạt ở mức 10 đến 50 centistokes. Cơng dụng chính là bơi trơn
máy móc có khả năng chạy và tải ở mức độ trung bình . Loại dầu bơi trơn này
đƣợc ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp nhẹ hoặc ngành gia công kim loại.
+ Dầu nhớt công nghiệp nặng: Đây là loại dầu bơi trơn cơng nghiệp có chỉ số
độ nhớt cao nhất trong 3 loại chúng tôi vừa nêu trên. Ở mức nhiệt 100°C, dầu
nặng sẽ có độ nhớt đạt mức 10-30 centistokes.. Chúng đƣợc dùng để bôi trơn hệ
thống thiết bị máy móc chạy ở tốc độ thấp nhƣng có thể chịu đƣợc tải nặng.
20


c, Vai trị
Đối với nền kinh tế: Dầu khí nói chung và dầu nhờn nói riêng chính là ngành
kinh tế mũi nhọn, bảo đảm an ninh năng lƣợng quốc gia, bảo đảm tăng trƣởng
kinh tế của đất nƣớc nhanh và bền vững, cũng nhƣ bảo vệ an ninh, chủ quyền
quốc gia trên biển, đồng thời có những đóng góp quan trọng trong hội nhập kinh
tế quốc tế, phát triển khoa học cơng nghệ, đóng góp rất quan trọng vào tiến trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Trong q trình vận hành và chạy máy móc: động cơ sẽ thƣờng xuyên có sự
ma sát của bề mặt kim loại với các chi tiết hoặc một số bộ phận tiếp giáp với chi
tiết máy. Những ma sát ấy sẽ làm máy nóng lên và gây ra những cản trở trong q
trình chuyển động và làm mòn chi tiết máy, dẫn đến hƣ hỏng. Vậy nên, dầu bôi
trơn sẽ làm nhiệm vụ ngăn cách sự tiếp xúc trực tiếp giữa các bề mặt bằng một
chất mang đặc tính trơn trƣợt gọi là chất bôi trơn. Các chất bôi trơn thông thƣờng
sẽ là dầu nhớt hay mỡ bôi trơn. Sẽ làm nhờn và bôi trơn bề mặt kim loại, dẫn đến
giảm hệ số ma sát, cùng với tộc độ ăn mòn của các chi tiết máy. Qua đó, bảo vệ
và chống rỉ cho bề mặt chi tiết, các bộ phận động cơ hoặc tách biệt bề mặt kim
loại với mơi trƣờng bên ngồi.
2.3. Tác động của yếu tố môi trƣờng đến hoạt động nhập khẩu.

2.3.1. Tác động của yếu tố môi trường bên ngồi đến hoạt động nhập khẩu.
a, Tác động của mơi trường kinh tế đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp
Mơi trƣờng kinh tế có thể mang lại cho các doanh nghiệp những cơ hội tốt khi
nền kinh tế tăng trƣởng và phát triển ổn định. Ngƣợc lại, khi có những dấu hiệu
bất ổn từ nền kinh tế khiến hoạt động kinh doanh gặp nhiều rủi ro và khó khăn, vì
vậy sẽ khó có thể phát triển hoạt động nhập khẩu trong môi trƣờng kinh tế biến
động.

21


Tác động của những biến động về kinh tế rất phong phú. Một số biến động tác
động trực tiếp và rõ ràng với các môi trƣờng kinh doanh, các doanh nghiệp hay
các đối thủ của họ nhƣ khủng hoảng kinh tế. Một số khác lại gây ra những ảnh
hƣởng không rõ ràng lên hoạt động và kết quả cuối cùng của doanh nghiệp, nhƣ
việc xuất hiện những liên kết kinh tế khu vực. Nắm đƣợc môi trƣờng kinh tế của
một đất nƣớc sẽ giúp các nhà quản lý nhận biết chính xác sự phát triển và các xu
hƣớng kinh doanh đã và sẽ có thể ảnh hƣởng nhƣ thể nào đến doanh nghiệp của
họ.
b, Tác động của mơi trường chính trị - pháp luật đến hoạt động nhập khẩu của
doanh nghiệp
Khi mơi trƣờng chính trị mang tính ổn định sẽ là nhân tố thuận lợi thúc đẩy tốt
các hoạt động kinh doanh quốc tế. Sự bình ổn của hệ thống chính trị thể hiện
trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ
có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó. Các
thể chế bình ổn và khơng có xung đột tạo điều kiện hải hịa hóa chính sách và tạo
mơi trƣờng thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.
Khi môi trƣờng chính trị khơng ổn định, khơng lành mạnh...sẽ dẫn đến các rủi
ro cho hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp. Một xã hội càng nổi loạn,
hay càng tiềm ẩn những bất ổn ngay trong lịng thì nguy cơ rủi ro về chính trị gặp

phải ngày càng cao. Những bất ổn xã hội biểu hiện rõ ràng dƣới hình thức của các
cuộc bãi cơng, biểu tình, khủng bố, và những xung đột vũ lực. Rủi ro chính trị
cũng xuất phát từ mâu thuẫn hay xung đột về chính trị giữa các quốc gia dẫn đến
ảnh hƣởng tới việc nhập khẩu của các doanh nghiệp.
c, Tác động của môi trường văn hóa - xã hội đến hoạt động nhập khẩu của doanh
nghiệp
Mỗi quốc gia có nền văn hóa khác nhau, mỗi khu vực trong quốc gia cũng có
những nét riêng biệt về văn hóa. Hiểu rõ đƣợc sự đa dạng về văn hóa giữa các
22


quốc gia, khu vực mang lại nhiều lợi ích cho các DN trong quá trình kinh doanh
quốc tế. Trên thế giới có một số quốc gia có nền văn hóa mở, ngƣời dân hứng thú
và dễ dàng tiếp nhận cái mới, điều này tạo thuận lợi cho các DN kinh doanh quốc
tế trong hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa nƣớc ngồi.
Trong kinh doanh quốc tế, DN phải làm việc trong những mơi trƣờng hóa khác
nhau với những ngôn ngữ, những hệ thống giá trị, những niềm tin và hành vi ứng
xử khác biệt. Chúng ta sẽ có cơ hội gặp gỡ những khách hàng và đối tác với
những lỗi sống, những quy tắc và những thói quen tiêu dùng hồn tồn khác biệt,
do đó rủi ro văn hóa mà DN có thể phải đối mặt là rất lớn. Rủi ro văn hóa đƣợc
hiểu là những tình huống hay sự kiện trong đó việc truyền đạt sai lệch về văn hóa
có thể gây nên hiểu nhầm nghiêm trọng trong quan hệ giữa các đối tác từ những
nền văn hóa khác nhau. Sự truyền đạt sai lầm có liên quan đến q trình giao thoa
văn hóa có thể làm hỏng các thỏa thuận làm ăn, làm giảm lƣợng hàng bán đƣợc
và làm xấu đi hình ảnh của doanh nghiệp. Rủi ro về văn hóa cũng là rủi ro khó
khắc phục, nhất là đối với những nền văn hóa "khó tính". Có những DN phải
nhận sự tẩy chay, chỉ trích nặng nề tại một thị trƣờng vì có những hành động
đƣợc cho là xâm phạm đến nền văn hóa của thị trƣờng đó.
d, Tác động của mơi trường tự nhiên đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp
Môi trƣờng tự nhiên đem lại nhiều cơ hội cho các hoạt động kinh doanh quốc

tế. Vị trí địa lý thuận lợi tạo điều kiện tốt cho vận chuyển, trao đổi hàng hóa...
DN kinh doanh quốc tế có thể gặp phải nhiều rủi ro đến từ môi trƣờng tự
nhiên. Sự khác biệt về khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm giữa các quốc gia và vùng lānh
thổ ảnh hƣởng đến chất lƣợng cũng nhƣ việc bảo quản và lƣu trữ hàng hóa. Sản
phẩm có thể đƣợc xem là hồn hảo ở những nƣớc ơn đới cũng có thể bị hƣ hỏng
nhanh chóng tại những nƣớc hàn đới, hay cần đƣợc thƣờng xuyên bảo dƣỡng các
tại nƣớc nhiệt đới. Thiên tai, dịch bệnh cũng là những yếu tố gây cản trở các hoạt
động kinh doanh quốc tế: bão, lũ, hạn hán.. có thể khiến cho hàng hóa bị mất mát,

23


hƣ hỏng gây thiệt hại cho DN. Dịch bệnh gây ảnh hƣởng chung tới toàn bộ nền
kinh tế, khiến các DN bị trì trệ trong hoạt động, chịu thua lỗ thậm chí phá sản.
2.3.2. Tác động của yếu tố mơi trường bên trong đến hoạt động nhập khẩu.
a, Tình hình tài chính của cơng ty
DN có khả năng tài chính mạnh thì sẽ đảm bảo các hoạt động nhập khẩu diễn
ra một cách liên tục và ổn định; đồng thời còn giúp cho DN nâng cao khả năng
đầu tƣ đổi mới cơng nghệ từ đó làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất
lƣợng sản phẩm và ngƣợc lại.
Ngoài ra, khả năng tài chính của một DN cịn có ảnh hƣởng trực tiếp tới uy tín,
vị thế của DN đối với các đối tác tiêu thụ và cung cấp từ trong nƣớc đến ngồi
nƣớc. Điều này cũng có tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh quốc tế của
cơng ty, giúp tối thiểu hóa chi phí cũng nhƣ tối đa hóa doanh thu, từ đó nâng cao
hiệu quả cho hoạt động kinh doanh quốc tế.
b, Nguồn nhân lực
Nhân lực là một trong các nhân tố đầu vào quan trọng, quyết định cho mọi hoạt
động, của DN nói chung cũng nhƣ DN kinh doanh quốc tế nói riêng. Trình độ,
năng lực chuyên môn và trách nhiệm của ngƣời lao động tác động trực tiếp đến
tất cả các khâu, giai đoạn của q trình hoạt động kinh doanh, do đó sẽ ảnh hƣởng

trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của DN, Đặc biệt là đối với DN hoạt động nhập
khẩu, để việc kinh doanh nhập khẩu đạt hiệu quả cao địi hỏi nguồn nhân lực phải
có trình độ chun và mơn, nghiệp vụ ngoại thƣơng cao, có năng lực trong việc
nghiên cứu, tìm kiếm đàm phán với nhà cung ứng nƣớc ngoài tiềm năng nhằm đạt
đƣợc mức giá trao đổi tốt nhất.

24


CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG TỪ MÔI TRƢỜNG KINH
DOANH ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
TỪ THỊ TRƢỜNG MỸ CỦA CƠNG TY
3.1. Khái qt về cơng ty Cổ phần dầu khí BVP.BP Anh Quốc.
3.1.1 Giới thiệu về cơng ty.
Tên cơng ty: Cơng ty cổ phần dầu khí BVP.BP Anh Quốc.
Tên tiếng anh: BVP.BP ANH QUOC PETROL JOINT STOCK COMPANY.
Mã số thuế: 0106396104.
Trụ sở chính: Số 41/81 phố Đức Giang, Phƣờng Đức Giang, Quận Long Biên,
Thành phố Hà Nội.
Website: />Email:
Số điện thoại: 02466839888
Ngày thành lập: 20/12/2013
Thời gian hoạt động: 8 năm ( đến năm 2023)

Hình 3.1: Logo công ty ( nguồn: website công ty)

25



×