Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần express thành đạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.32 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH NHẬN
HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA
CƠNG TY CỔ PHẦN EXPRESS THÀNH ĐẠT

Giảng viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

TS. Phan Thu Trang

Phan Thị Hà Vi
Lớp: K55E3
Mã sinh viên: 19D130190

HÀ NỘI-2023


LỜI CAM ĐOAN
“Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp của em với đề tài nghiên cứu “Quản
trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của Công Ty Cổ
Phần Express Thành Đạt” được tiến hành công khai, dựa trên sự cố gắng, nỗ lực của
bản thân và sự giúp đỡ khơng nhỏ từ phía Cơng Ty Cổ Phần Express Thành Đạt,
dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình từ giảng viên TS. Phan Thu Trang.
Bài viết có sử dụng một số các trang web và giáo trình của khoa Kinh tế và
Kinh doanh quốc tế Trường Đại học Thương Mại. Tất cả các số liệu, thông tin trong
bài nghiên cứ đều trung thực, đã được xác nhận, khơng có bất cứ sự sao chép số liệu


nghiên cứu khảo sát từ nghiên cứu tương tự nào trước đó.”
Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2023
Sinh viên
Phan Thị Hà Vi

i


LỜI CẢM ƠN

“Trong q trình nghiên cứu và hồn thành khóa luận này, bên cạnh sự cố
gắng, nỗ lực khơng ngừng của bản thân, em còn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ rất
nhiều từ phía nhà trường, quý thầy cơ cũng như gia đình và bạn bè.
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn nhà trường, quý thầy cô giảng viên
khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, những người đã truyền đạt kiến thức và kinh
nghiệm quý báu cho em qua những bài học bổ ích trên giảng đường. Đặc biệt em
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Phan Thu Trang – người trực tiếp hướng dẫn tận
tình cho em trong suốt thời gian qua để giúp em có hướng đi đúng đắn và hồn
thành tốt bài khóa luận.
Bên cạnh đó, em cũng vơ cùng biết ơn ban lãnh đạo và các anh chị đồng
nghiệp trong cơng ty Cổ phần Express Thành Đạt đã nhiệt tình chỉ bảo, hỗ trợ em để
em có thêm kiến thức, kỹ năng trong q trình thực tập tại cơng ty cũng như khi
nghiên cứu thực hiện đề tài khóa luận này.
Với vốn kiến thức còn hạn chế nên dù đã có rất nhiều cố gắng những khơng
tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được những góp ý quý báu từ thầy cơ
để khóa luận của em được hồn thiện hơn nữa.
Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công!
Em xin chân thành cảm ơn!”

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
MỤC LỤC.............................................................................................................iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ........................................................ vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH .. 1
1.1.

Tính cấp thiết của quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập

khẩu bằng đường biển ........................................................................................ 1
1.2

Tổng quan quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng

đường biển của công ty cổ phần Express Thành Đạt ........................................ 2
1.2.1 Nghiên cứu trong nước .......................................................................... 2
1.2.2 Nghiên cứu ngồi nước ......................................................................... 3
1.3

Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 3

1.4 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 4
1.5 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4
1.6.


Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4

1.7 Kết cấu đề tài ................................................................................................ 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY
TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN ............................ 6
2.1

Một số khái niệm ...................................................................................... 6

2.1.1 Khái niệm về nguy cơ, rủi ro, tổn thất ................................................... 6
2.1.2 Khái niệm về quản trị, quản trị rủi ro .................................................... 7
2.1.3 Khái niệm về vận tải biển ....................................................................... 7
2.1.4 Khái niệm nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển .............................. 7
2.1.5 Khái niệm quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển ........................................................................................................ 8
2.2. Một số lí thuyết về quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu
bằng đường biển ................................................................................................. 8
2.2.1 Quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển ............................... 8

iii


2.2.2. Nội dung quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển ..................................................................................................... 11
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
Q TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN EXPRESS THÀNH ĐẠT ............................................... 16
3.1. Giới thiệu về công ty cổ phần Express Thành Đạt ................................... 16
3.1.1. Một số thông tin chung ........................................................................ 16
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty ........................................ 16

3.1.3 Cơ cấu tổ chức của cơng ty ................................................................... 18
3.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh chung của công ty Cổ phần Express
Thành Đạt trong giai đoạn 2020-2022 .......................................................... 19
3.2. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn
2020-2022 .......................................................................................................... 21
3.2.1. Hoạt động kinh doanh chủ chốt của công ty....................................... 21
3.3. Thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng 23
đường biển của công ty cổ phần Express Thành Đạt ...................................... 23
3.3.1. Thực trạng quy trình nhập hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
của cơng ty cổ phần Express Thành Đạt ...................................................... 23
3.3.2. Thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu
bằng đường biển của công ty cổ phần Express Thành Đạt.......................... 25
3.4. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong q trình vận chuyển hàng
hố nhập khẩu bằng đường biển công ty cổ phần Express Thành Đạt.......... 31
3.4.1 Thành công ............................................................................................ 31
3.4.2. Hạn chế ................................................................................................. 32
3.4.2. Nguyên nhân ........................................................................................ 33
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN EXPRESS THÀNH ĐẠT ........ 34
4.1. Định hướng phát triển quản trị rủi ro trong q trình vận chuyển hàng
hố nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần Express Thành Đạt ... 34
4.1.1. Định hướng về chiến lược kinh doanh của công ty đến năm 2027..... 34

iv


4.1.2. Định hướng phát triển về quản trị rủi ro trong nhận hàng hố nhập
khẩu bằng đường biển của cơng ty cổ phần Express Thành Đạt ................ 35
4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong q trình vận

chuyển hàng hố nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần Express
Thành Đạt ......................................................................................................... 35
4.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình nhận dạng rủi ro ................. 35
4.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong q trình phân tích và đo lường
rủi ro .............................................................................................................. 36
4.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong quá trình kiểm soát rủi ro ......... 37
4.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong quá trình tài trợ rủi ro .............. 38
4.3. Một số kiến nghị ......................................................................................... 38
4.3.1. Kiến nghị với tổng cục hải quan .......................................................... 38
4.3.2. Kiến nghị với với cơ quan nhà nước ................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 40

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

TT
Sơ đồ 1.1

Tên

Trang

Cơ cấu tổ chức của công ty

18

DANH MỤC BẢNG


TT

Tên

Bảng 2.1 Đo lường rủi ro dựa trên mức độ tổn thất và tần suất xuất hiện
Bảng 3.1

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2019-

Trang
13
21

2021
Bảng 3.2

Doanh thu kinh doanh và cơ cấu các dịch vụ của công ty Cổ

22

phần Express Thành Đạt giai đoạn 2019-2021
Bảng 3.3

Tỷ trọng doanh thu các dịch vụ chính của Cơng ty Cổ phần

23

Express Thành Đạt giai đoạn 2019-2021
Bảng 3.4


Đo lường rủi ro dựa trên mức độ tổn thất và tần suất xuất hiện

vi

29


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết

Tiếng Anh

Tiếng Việt

tắt
XNK

Xuất nhập khẩu

FOB

Free On Board

Giao hàng lên tàu

CFR

Cost and Freight

Tiền hàng và cước phí


D/O

Delivery Order

Lệnh giao hàng

NOR

Notice of Readiness

Thơng báo sẵn sàng của hàng hóa

FCL

Full Container Load

Hàng nguyên container

ICD

Inland Container Depot

Cảng nội địa

LCL

Less than container load

Hàng lẻ


H.B/L

House bill

Vận đơn thứ cấp

CFS

Container Freight Station

Điểm giao hàng lẻ

NN

Nhà nước

VND

Việt Nam Đồng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

C/O


Certificate of original

CP
HS code

Giấy chứng nhận xuất xứ
Cổ phần

Harmonized
Description

Commodity Hệ thống mã hóa và mơ tả hàng hóa hài
and

Coding hịa

System
USD

Đơ la Mỹ

CNY

Nhân dân tệ

vii


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG Q TRÌNH

1.1. Tính cấp thiết của quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập
khẩu bằng đường biển
“Trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, hoạt
động thương mại quốc tế được xem là một trong những hoạt động quan trọng để
xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển. Những năm gần đây, với tinh thần hội
nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập
tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việc Việt Nam
gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Cộng đồng kinh tế ASEAN
(AEC),...đã và đang mang lại cho Việt Nam nhiều thuận lợi, đặc biệt là cơ hội phát
triển cả về chiều rộng và chiều sâu của hoạt động XNK. Bên cạnh đó, giao nhận là
một nghiệp vụ khơng thể thiếu trong hoạt động thương mại quốc tế, tạo ra những
điều kiện cần thiết để đảm bảo hàng hóa xuất khẩu đến thị trường quốc tế kịp thời
và giúp hàng nhập khẩu từ nước ngoài đến tận tay người tiêu dùng trong nước một
cách hiệu quả.”
“Trong lĩnh vực giao nhận, đặc biệt là giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường
biển là phương thức có nhiều ưu điểm như chuyên chở được hàng hóa có khối
lượng lớn, cồng kềnh, giúp tiết kiệm chi phí.... Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu
bằng đường biển là một quy trình phức tạp bao gồm nhiều khâu trong mối quan hệ
với nhiều bên như: khách hàng, hãng tàu, hải quan,… Do đó, các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ giao nhận cũng mắc nhiều lỗi như chậm tiến độ giao hàng, sai sót
trong việc chuẩn bị chứng từ và các tài liệu có liên quan, hàng hóa trong q trình
vận chuyển bị hỏng, mất mát…. Những tác động này ảnh hưởng không nhỏ đến kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp và hạn chế sự phát triển của ngành giao nhận vận
tải trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường.”
“Express Thành Đạt là một trong những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực giao nhận. Trong quá trình thực tập tại cơng ty, em thấy rằng cơng ty vẫn cịn
những rủi ro trong q trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển. Việc phân tích,
nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu
bằng đường biển của công ty, từ đó góp phần nâng cao nhận thức trong quản trị rủi


1


ro trong dịch vụ giao nhận đó là một vấn đề thực tiễn mang tính cấp thiết. Vì vậy,
em đã chọn đề tài: “Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển của công ty cổ phần Express Thành Đạt” làm đề tài khóa luận của
mình.”
1.2

Tổng quan quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu
bằng đường biển của công ty cổ phần Express Thành Đạt

Khi lựa chọn đề tài này, em đã tìm hiểu một số khóa luận và luận văn thạc sỹ liên
quan đến đề tài để có thể hồn thiện đề tài khóa luận một cách tốt nhất. Một số đề
tài khóa luận, luận văn em đã tham khảo:”
1.2.1 Nghiên cứu trong nước
“Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong thực hiện quy trình, thủ tục đối với
hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội”. (Luận văn thạc sỹ, Đại
học Quốc gia Hà Nội, Nguyễn Khắc Anh, 2021). “Để tài Nghiên cứu một cách có
hệ thống và toàn diện về quản trị rủi ro trong thực hiện quy trình thủ tục đối với
hàng hóa nhập khẩu, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng tại Cục
Hải quan Hà Nội. Phân tích, luận giải, làm sáng rõ cơ sở nhận thức lý luận về quản
trị rủi trong thực hiện quy trình, thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.
Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình quản trị rủi ro trong thực hiện
quy trình, thủ tục đối với hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội,
rút ra những nhận xét, đánh giá về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của các hạn
chế, thiếu sót về quản trị rủi ro xác định những khó khăn, vướng mắc và hạn chế
cũng như làm rõ nguy cơ tiềm ẩn và các nguyên nhân gây ra rủi ro trong thực hiện
quy trình, thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Nội.”
“Tăng cường quản trị rủi ro trong quy trình nhập khẩu tại Công ty TNHH Cúp

vàng.” (Luận văn thạc sĩ, Đoàn Thị Thu Thủy, 2015). “Ở đề tài này, tác giả nghiên
cứu khái luận về rủi ro và rủi ro nhập khẩu bao gồm khái niệm rủi ro, khái niệm rủi
ro nhập khẩu, phân biệt nguy cơ rủi ro, rủi ro và tổn thất trong nhập khẩu, phân loại
rủi ro nhập khẩu và các chỉ tiêu đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro nhập
khẩu. Từ nghiên cứu đó, tác giả đã đau ra định hướng và giải pháp tăng cường quản
trị rủi ro nhập khẩu tại công ty TNHH Cúp Vàng.”

2


“Quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cục hải quan Hà Nội.”
(Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Phan Tuấn An Ninh, 2020). “Đề tài
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan. Nghiên cứu
kinh nghiệm quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại một số Cục Hải
quan và bài học đối với Cục Hải quan Hà Nội. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro
đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Nộị. Đề xuất giải pháp hoàn
thiện hệ thống quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà
Nội.”
1.2.2 Nghiên cứu ngoài nước
“Supply Chain Risk Assessment and Control of Port Enterprises: Qingdao port
as case study” xuất bản trên ấn phẩm The Asian Journal of Shipping and Logistics.
(B. Jian LI, Si Shen, 2018). “Bài viết lấy cảng Qingdao làm đối tượng để nghiên
cứu và đánh giá rủi ro dịch vụ giao nhận của doanh nghiệp. Tăng cường kiểm soát
rủi ro, cải thiện hiệu quả dịch vụ cảng, nâng cao khả năng hoạt động của cảng. Các
rủi ro tỏng bài là nghiên cứu đề cập là rủi ro trong quy trình dịch vụ cảng, rủi ro
vận hành và rủi ro đến mơi trường bên ngồi. Từ các rủi ro đó, bài viết đề xuất
phương pháp AHP cải tiến được sử dụng để đề xuất các biện pháp tăng cường
quản lý rủi ro.”
“Impact of Port Disruption on Supply Chains: A Petri Net Approach” trên
Computational Logistics. (Jasmine Siu Lee Lam và Tsz Leung Yip, 2012). “Nội

dung của bài viết nghiên cứu tác động của những rủi ro xảy ra tại cảng đối với chuỗi
cung ứng và ảnh hưởng của nó đến chuỗi cung ứng và các bên liên quan.”
“Strategies for Managing Risks from Imported Products.” (Riswadkar, A V;
Jewell, David. Professional Safety; Des Plaines, 2007). Bài nghiên cứu viết tầm
quan trọng của việc nhận thức được những rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa. Từ đó
bài nghiên cứu đưa ra những loại hàng hóa nào hay xảy ra rủi ro và đưa ra giải pháp
để hạn chế những rủi ro đó.”
1.3

Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm nghiên cứu các vấn đề sau:

3


-“Khái quát hệ thống các vấn đề lý thuyết cơ bản liên quan đến quản trị rủi ro,
quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty Cổ phần Express
Thành Đạt.”
-“Tìm hiểu, phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập
khẩu bằng đường biển của công ty Cổ phần Express Thành Đạt và từ đó đánh giá
thực trạng nhằm đánh giá những mặt đã đạt được và vấn đề còn tồn tại trong quản
trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty .”
-“Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong q trình vận
chuyển hàng hố nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần Express Thành
Đạt.”
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về hoạt động quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập
khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần Express Thành Đạt.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
“Phạm vi nội dung: Đề tài đi sâu nghiên cứu về quản trị rủi ro trong quá trình

nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần Express Thành Đạt.”
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Express Thành
Đạt. Địa chỉ: Tầng 3, 710 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội.
Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2019-2021
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
a, Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
“Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp quan sát thực tế qua quá
trình thực tập, tìm hiểu, làm việc tiếp xúc trực tiếp, nói chuyện trực tiếp với cán bộ
nhân viên tại công ty đánh giá về rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển.”
b, Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
“Nguồn dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong khóa luận dựa trên các cơ sở dữ
liệu được thu thập từ:”

4


- Nguồn dữ liệu nội bộ chi nhánh Công ty Cổ phần Express Thành Đạt như:
Bảng cân đối kế toán; báo cáo tài chính; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; báo
cáo của phòng xuất nhập khẩu trong giai đoạn từ năm 2019-2021.
- “Nguồn dữ liệu bên ngoài như các bài viết có liên quan được đăng trên báo,
tạp chí, website chính thức của cơng ty.”
c, Phương pháp phân tích, xử lí dữ liệu
“Phương pháp thống kê: Trong phạm vi khóa luận này, phương pháp thống kê
được sử dụng để thu thập, phân loại thông tin, số liệu, qua đó đánh giá về thực trạng
về quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của Cơng
ty cổ phần Express Thành Đạt.”
“Phương pháp phân tích: Từ những tài liệu nội bộ của công ty, sử dụng
phương pháp phân tích trong q trình tư duy logic để nghiên cứu, so sánh các mối

quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu thống kê.”
“Phương pháp so sánh: Lập các bảng biểu thống kê, sơ đồ hình vẽ về hoạt
động kinh doanh của công ty qua các năm, từ đó so sánh để chỉ ra sự khác nhau,
tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận cụ thể qua các năm. Trên cơ sở so sánh, đối chiếu
với các chỉ tiêu đã đặt ra để đánh giá các mặt mạnh, yếu, hiệu quả và khơng hiệu
quả để tìm ra biện pháp hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro trong quy trình nhận
hàng nhập khẩu bằng đường biển của Cơng ty Cổ phẩn Express Thành Đạt.”
“Phương pháp tổng hợp: Phương pháp tổng hợp được sử dụng để phân tích và
đưa ra các nhận xét đánh giá.”
1.7 Kết cấu đề tài
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập
khẩu bằng đường biển.
Chương 3 : Phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập
khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần Express Thành Đạt.
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất hoạt động quản trị rủi ro trong
quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển Công ty Cổ phần Express Thành
Đạt.

5


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY
TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
2.1 Một số khái niệm
2.1.1 Khái niệm về nguy cơ, rủi ro, tổn thất
2.1.1.1 Khái niệm về nguy cơ
“Nguy cơ rủi ro là những đe dọa nguy hiểm có thể xảy ra, là hiện tượng bất lợi
đối với con người, luôn tiềm ẩn và song hành cùng các hoạt động của con người.”
(PGS.TS Dỗn Kế Bộ, 2009, Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế,

Trang 334).
2.1.1.2 Khái niệm về rủi ro
“Rủi ro là những sự kiện bất ngờ ngoài mong đợi của con người và gây ra
những thiệt hại cho con người trong các hoạt động của mình. Mặc dù rủi ro là sự
kiện khách quan, xảy ra ngoài ý muốn của con người, nhưng con người lại hoàn
toàn có thể kiểm sốt được rủi ro ở những mức độ khác nhau, từ đó có những biện
pháp hạn chế tối đa những tổn thất rủi ro mang đến.” (PGS.TS Dỗn Kế Bộ, 2009,
Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Trang 334).
“Rủi ro là sự kiện bất ngờ đã xảy ra. Bất ngờ là con người không thể lường
trước được một cách chắc chắn, nó có thể xuất hiện vào một thời điểm bất kỳ trong
tương lai hoặc bất cứ nơi đâu. Mọi rủi ro đều là bất ngờ.”
“Rủi ro là những sự cố gây ra tổn thất. khi rủi ro xảy ra luôn để lại những hậu
quả, trong một số trường hợp có thể là tổn thất không đáng kể hoặc tổn thất gián
tiếp.”
“Rủi ro là sự kiện ngồi mong đợi. Rủi ro có tính khó lường trước, tính khách
quan và loại bỏ các ý đồ chủ quan của chủ thể tham gia các hoạt động.”
“Rủi ro là một biến cố không chắc chắn mà nếu xảy ra thì sẽ gây tổn thẩt cho
con người hoặc tổ chức nào đó.” (Chương 1: PGS. TS Nguyễn Thị Bích Loan,
Giáo trình quản trị rủi ro, trang 7).
2.1.1.3 Khái niệm về tổn thất
“Tổn thất là những thiệt hại, mất mát về tài sản; cơ hội mất hướng; về con
người, tinh thần, sức khỏe và sự nghiệp của họ do những nguyên nhân từ các rủi ro

6


gây ra.” (PGS.TS Dỗn Kế Bộ, 2009, Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại
quốc tế, Trang 336).
“Tổn thất có thể là hữu hình (tổn thất tài sản, con người, sức khỏe) và cũng có
thể là vơ hình (tinh thần, đe dọa sự nghiệp,...). Tổn thất vơ hình hồn tồn có thể đo

lường và quy đổi ra thành tiền, và trong khơng ít các trường hợp tổn thất vơ hình
cịn lớn hơn cả tổn thất hữu hình.”
2.1.2 Khái niệm về quản trị, quản trị rủi ro
“Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, tồn diện, liên
tục và có hệ thống nhắm nhận dạng, kiểm sốt, phịng ngừa và giảm thiểu những tổn
thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro
thành những cơ hội thành cơng”. (Đồn Thị Hồng Vân và ctg. 2013)
“Quản trị rủi ro là q trình nhận dạng, phân tích (bao gồm cả đo lường và
đánh giá) rủi ro, xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm soát, tài trợ để khắc phục các
hậu quả rủi ro”. (PGS. TS Trần Văn Hùng, 2017, Giáo trình quản trị rủi ro, Trang
28).
“Quản trị rủi ro trong tác nghiệp thương mại quốc tế là hệ thống các nghiệp vụ
nhằm nhận dạng, đánh giá, đối phó với những nguyên nhân và hậu quả của rủi ro
trong quá trình tiến hành các tác nghiệp thương mại quốc tế”. (PGS.TS Dỗn Kế
Bộ, 2009, Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Trang 375).
2.1.3 Khái niệm về vận tải biển
Vận tải biển là phương thức vận chuyển hàng hoá sử dụng phương tiện và cơ
sở hạ tầng đường biển để phục vụ cho mục đích vận chuyển. Phương tiện thường
dùng sẽ là các tàu thuyền.. Và phương tiện xếp, tháo dỡ hàng hoá…. Cơ sở hạ tầng
phục vụ cho vận tải đường biển bao gồm cảng biển, cảng trung chuyển, kho bãi…
2.1.4 Khái niệm nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
Nhập khẩu hàng bằng đường biển là dịch vụ liên quan đến vận chuyển và làm thủ
tục để nhận hàng nhập khẩu thông qua phương thức vận chuyển đường biển. Dịch
vụ nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển đảm nhận tồn bộ khối lượng cơng
việc kể từ khi nhận hàng từ người xuất khẩu đến khi giao hàng cho người nhập
khẩu.

7



2.1.5 Khái niệm quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển
“Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển là hệ
thống các nghiệp vụ nhằm nhận dạng, phân tích, đánh giá, đối phó với những
nguyên nhân và hậu quả của rủi ro trong quá trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường
biển.”
“Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển không
chỉ đơn thuần là nhận dạng rủi ro mà quan trọng hơn là phải đánh giá được mức độ
nguy hiểm và đưa ra các biện pháp hạn chế tới mức thấp nhất những tổn thất do rủi
ro mang đến trong từng nghiệp vụ từ lúc tiếp nhận yêu cầu của khách hàng đến khi
giao hàng cho khách hàng.”
2.2. Một số lí thuyết về quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu
bằng đường biển
2.2.1 Quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
Quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển:
Bước 1: Chuẩn bị để nhận hàng
-“Khai thác chứng từ”
-“Mua bảo hiểm cho hàng hóa ngay sau khi nhận được thơng báo giao hàng
của người bán (nếu mua FOB, CFR)”
-“Lập phương án nhận hàng”
-“Chuẩn bị kho bãi, phương tiện, công nhận bốc xếp……”
-“Thông báo bằng lệnh giao hàng (D/O) đề các chủ hàng nội địa kịp làm thủ
tục giao nhận tay ba hay dưới cần cầu ở cảng”.
Bước 2: Tổ chức dỡ và nhận hàng từ người vận chuyển
*Làm thủ tục hàng nhập khẩu
-“Xin giấy phép nhập khẩu (Import License), nếu có”.
-“Làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu”
-“Nộp thuế nhập khẩu (nếu có)”.
*Theo dõi q trình dỡ hàng và nhận hàng với người vận tải
- Lập “Bảng đăng ký hàng về bằng đường biển” giao cho cảng

-“Nhận và ký NOR (nếu là tàu chuyến)”

8


-“Thông báo cho chủ hàng nội địa thời gian giao hàng (nếu giao tay ba), và
kiểm tra lại kho bãi chứa hàng (nếu đưa về kho riêng)”.
-“Xuất trình vận đơn gốc cho đại diện hãng tàu để đổi lấy lệnh giao hàng
(D/O), làm thủ tục hải quan và nộp thuế nhập khẩu”.
-“Kiểm tra sơ bộ hầm tàu, công cụ vận tải và tình trạng hàng hóa xếp bên
trong trước khi dỡ hàng (nếu nhận nguyên tàu hoặc nguyên container)”.
-“Tổ chức dỡ hàng, nhận hàng và quyết toán với tàu theo từng B/L hoặc tồn
tàu”.
*Hàng khơng lưu kho, bãi cảng
-“Cảng nhận hàng từ tàu:”
+ “Dỡ hàng và nhận hàng từ tàu (do cảng làm)”.
+ “Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận (Cán bộ giao nhận phải
cung cảng lập)”
+ “Đưa hàng về kho bãi”
-“Cảng giao hàng cho chủ hàng”
+ “Khi nhận được thông báo hàng đến, người nhận phải mang O.B/L, giấy
giới thiệu đến hãng tàu để làm lệnh giao hàng (D/O – Delivery Order). Khi khai báo
hải quan và nộp thuế nhập khẩu”.
+ “Nộp phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai”.
+ “Xuất tình biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng Invoice và Packing List đến văn
phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O và tìm vị trí hàng (tại đây lư 1 bản
D/O)”.
+ “Mang 2 bản D/O còn lại đến văn phòng thương vụ cảng để là phiếu xuất
kho”.
+ Chuyển phiếu xuất kho đến kho cảng để nhận hàng, làm thủ tục hải quan và

nộp thuế nhập khẩu (nếu có)”
+ “Chở hàng về kho riêng của mình”.
*Hàng nguyên container (FCL)
-“Khi nhận được Arrival of Notice, người nhận mang O.B/L và giấy giới thiệu
của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O.”

9


-“Mang D/O đến hải quan làm thủ tục, nộp thuế nhập khẩu và đăng ký kiểm
hóa (chủ hàng có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra
hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hàng nếu khơng sẽ bị phạt).”
-“Sau khi hồn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang đến bộ chứng từ
đến văn phòng quản lý để xác nhận D/O.”
-“Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.”
*Hàng lẻ container (LCL)
-“Chủ hàng hàng O.B/L hoặc H.B/L đến hãng tàu hoặc đại lý của người gom
hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFS quy định, nộp tiền lưu kho, phí bốc xếp
và lấy biên lai. Mang biên lai phí lưu kho, 3 bản D/O, Invoice, Packing List đến văn
phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O. Chủ hàng xuống kho tìm vị trí hàng,
tại kho lưu 1 D/O, mang 2 D/O còn lại đến văn phòng thương vụ cảng để làm phiếu
xuất kho. Bộ phận này giữ 1 D/O và lập 2 phiếu xuất kho của chủ hàng.”
-“Chuyển 2 phiếu xuất kho đến kho đến xem hàng, làm thủ tục xuất kho, tách
riêng hàng hóa để chờ hải quan kiểm tra. Sau khi hải quan xác nhận “Hoàn thành
thủ tục hải quan”, hàng được xuất kho mang ra khỏi cảng để đưa về kho của chủ
hàng.”
Bước 3. Lập các chứng từ pháp lý ban đầu để bảo vệ quyền lợi của các chủ hàng
-“Biên bản kiểm tra sơ bộ - Survey Record”
-“Thư dự kháng – Letter of Indemnity/ Reservation (LOR) (thay thế cho
Notice of Claim)

-“Biên bản hư hỏng đổ vỡ -Cargo outturn Report (COR)”
-“Biên bản quyết toán nhận hàng với tàu – Report on receipt of Cargo
(ROROC)”
-“Giấy chứng nhận hàng thừa thiếu so với sơ lược khai – Certificate of short
overlanded Cargo and Outturn Report (CSC)”
-“Biên bản giám định –Servey Report/ Certificate of Servey”
Bước 4: Quyết toán
-“Thanh toán các chi phí liên quan đến cơng tác giao nhận.”
-“Tập hợp các chứng từ cần thiết tiến hành khiếu nại các cơ quan liên quan về
tổn thất hàng hóa (nếu có),và theo dõi kết quả khiếu nại của mình.”

10


2.2.2. Nội dung quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển
2.2.2.1. Nhận dạng rủi ro
Cơ sở để nhận dạng rủi ro dựa trên phân tích nguồn rủi ro (yếu tố làm phát
sinh mối nguy) và đối tượng rủi ro (đối tượng chịu tổn thất khi rủi ro xảy ra).
-“Nguồn rủi ro: là các yếu tố mơi trường, điều kiện khách quan, chủ quan có
mối quan hệ tương tác lẫn nhau, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động
của doanh nghiệp. Muốn đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, các nhà
quản trị phải thường xuyên phân tích sự biến động của các yếu tố mơi trường và
ảnh hưởng của nó tới hoạt động của doanh nghiệp để nhận dạng các rủi ro có khả
năng xảy ra.”
-“Đối tượng rủi ro: Nhóm đối tượng rủi ro hay đối tượng chịu tổn thất khi rủi
ro xảy ra bao gồm: Tài sản, nhân lực và trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp.”
a, Phương pháp nhận diện rủi ro mà doanh nghiệp có thể áp dụng:
Phương pháp chung: Xây dựng bảng liệt kê
“Xây dựng bảng liệt kê là việc đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra trong

các tình huống nhất định, từ đó doanh nghiệp có những thơng tin nhận hàng và xử
lý các đối tượng rủi ro. Phương pháp này cũng có hai mặt hạn chế là các bảng kê
được tiêu chuẩn hóa sẽ thất bại trong việc liệt kê rủi ro bất thường hay duy nhất đối
với một doanh nghiệp nào đó. Ngồi ra, phương pháp này cịn có mặt hạn chế là
không cung cấp được các thông tin cần thiết về rủi ro suy đoán.”
Phương pháp nhận dạng cụ thể
“Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Phân tích bảng tổng kết tài sản,
báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích từng tài khoản chi tiết các khoản
chi phí và lợi nhuận và đối chiếu với kế hoạch tài chính được thiết lập đầu năm tài
chính để có được những số liệu, nhận định về rủi ro. Trên cơ sở đó có thể xác định
mọi nguy cơ rủi ro của doanh nghiệp về tài sản, nguồn nhân lực và trách nhiệm
pháp lý. Đây là phương pháp khách quan có độ tin cậy nhưng khó áp dụng tại nhiều
doanh nghiệp đòi hỏi nhân sự quản trị rủi ro phải có năng lực và kỹ năng tốt về rủi
ro, tổn thất.”

11


“Phương pháp sơ đồ: Là phương pháp mơ hình hóa để nhận dạng rủi ro. Trên
cơ sở xây dựng một hay nhiều một dãy các sơ đồ diễn ra trong những điều kiện cụ
thể và trong những hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp, nhà quản trị có điều kiện
phân tích nguyên nhân, liệt kê tổn thất tiềm năng về tài sản, về trách nhiệm pháp lý
và về nguồn nhân lực trong từng công việc. Cụ thể, sơ đồ các hoạt động trong quy
trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển có thể bắt nguồn từ khi tạo đơn hàng,
chuẩn bị chứng từ, quá trình bảo quản, vận chuyển hàng hóa và kết thúc là quyết
tốn chi phí với khách hàng và nhà cung cấp.”
“Phương pháp khác
Ngoài hai phương pháp trên, có thể nhận dạng rủi ro doanh nghiệp có thể áp
dụng phương pháp khác như: Phương pháp làm việc với bộ phận khác bên ngồi;
Phương pháp phân tích số liệu tổn thất trong quá khứ; Phương pháp phân tích hợp

đồng.”
b, Một số rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình nhận hàng nhập
khẩu bằng đường biển:”
“Rủi ro từ chủ thể đối tác: Các cơng ty khơng có hoặc giả danh có hoạt động
kinh doanh; tư cách pháp nhân: khơng có đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh
doanh hết hiệu lực, khơng có chức năng kinh doanh; đối tác kinh doanh: khơng uy
tín, khơng đủ điều kiện về pháp lý hay khả năng tài chính yếu, người ký khơng có
thẩm quyền hoặc vượt q phạm vi được ủy quyền,....”
“Rủi ro từ chuyên môn nhân lực yếu: Cán bộ, nhân viên chưa trang bị đầy đủ
các kiến thức về chuyên ngành thương mại quốc tế và kinh nghiệm chưa nhiều.”
“Rủi ro từ việc không hiểu biết đầy đủ về hàng hóa: Khơng hiểu biết đầy đủ và
chính xác về đặc tính của hàng hóa mà sai sót trong các điều khoản về chất lượng,
bao bì, quy cách đóng gói,...”
“Rủi ro từ nội dung ký kết: Các điều khoản quy định không chi tiết cụ thể,
biến động giá cả tỉ giá, thời hạn thực hiện hợp đồng, vi phạm hợp đồng,...”
“Rủi ro về pháp lý: Các quy định về danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thay
đổi, thuế suất thay đổi, quy định về kiểm tra chất lượng hàng hóa thay đổi.”
“Rủi ro trong khâu nhận chứng bộ chứng từ: Sự chậm trễ khi giao bộ chứng từ
cho nhà nhập khẩu hoặc đại lý giao nhận, bộ chứng từ thiếu,...”

12


“Rủi ro khi làm thủ tục hải quan: Khai sai thông tin trên tờ khai hải quan.”
“Rủi ro trong khâu mua bảo hiểm hàng hóa: Mỗi hàng hóa tùy thuộc vào giá
trị lớn nhỏ mà nhà nhập khẩu nên mua các mức bảo hiểm khác nhau và nếu không
mua bảo hiểm mà trong quá trình nhận hàng gặp trục trặc thì gây tổn thất lớn.”
“Rủi ro trong quá trình thanh tốn: Tỷ giá biến động, điều khoản thành tốn
khơng rõ ràng, khơng khớp nhau về đồng tiền thanh tốn.”
2.2.2.2. Phân tích và đo lường rủi ro

“a, Phân tích rủi ro
Sau khi đã tìm ra chính xác rủi ro thì sẽ tiến hành đi phân tích các rủi ro đó.
Việc phân tích các rủi ro đó là để tìm ra ngun nhân xảy ra rủi ro, nguồn gốc phát
sinh vấn đề, phân tích những tổn thất mà rủi ro đem lại và từ đó đưa ra các biện
pháp, xử lý kịp thời và hiệu quả.”
“Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong q trình nhận hàng bằng đường biển có
thể kể đến như: Rủi ro từ chủ thể đối tác, rủi ro từ nguồn nhân lực, rui ro về hàng
hóa, rủi ro về hợp đồng, rủi ro về pháp lý, rủi ro trong quá trình làm thủ tục hải
quan, rủi ro về bộ chứng từ,…..”
b, Đo lường rủi ro
“Đo lường rủi ro là đo lường mức độ nghiêm trọng của rủi ro, xác định loại rủi
ro nào xuất hiện nhiều, loại rủi ro nào gây mức độ tổn thất cao…..để từ đó có biện
pháp quản trị rủi ro thích hợp.”
“Để đo lường rủi ro, cần thu thập số liệu và phân tích, đánh giá theo hai khía
cạnh: Tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Trên cơ sở đó
kết quả thu thập được, lập ma trận đo lường rủi ro:
Bảng 2.1. Đo lường rủi ro dựa trên mức độ tổn thất và tần suất xuất hiện
Tần suất xuất hiện
Mức độ tổn thất

Cao

Thấp

Cao

(I)

(III)


Thấp

(II)

(IV)

( nguồn PGS.TS Trần Hùng,2017, Giáo trình quản trị rủi ro)

13


Cụ thể như sau:
Nhóm(I) : Rủi ro nhiều, mức độ tổn thất nghiệm trọng cao. Nhà quản trị rủi ro
bắt buộc phải quan tâm đến nhóm này.
Nhóm (II): Tần suất xuất hiện cao, mức độ tổn thất không cao. Nhà quản trị
cần tập trung quản tri rủi ro ở nhóm này nhưng mức độ thấp hơn nhóm 1.
Nhóm (III): Rủi ro ít ở mức độ tổn thất cao. Tập trung quản trị rủi ro nhưng ở
mức độ tập trung nhiều lần
Nhóm (IV): Mức độ tổn thất khơng lớn và tần suất xảy ra rủi ro không nhiều.
Quản trị rủi ro ở nhóm này địi hỏi mức độ thấp nhất.
2.2.2.3. Kiểm sốt rủi ro
Sau khi đã nhận dạng, phân tích và đo lường rủi ro thì việc kiểm sốt rủi ro
giúp các nhà quản trị có thể đưa ra các biện pháp kiểm soát như:
-“Né tránh rủi ro: Chủ động né tránh rủi ro khi có rủi ro xảy ra và loại bỏ
những nguyên nhân có thể gây ra rủi ro.”
-“Chuyển giao rủi ro: Chuyển tải sản hoặc hoạt động có rủi ro đến cho tổ chức
khác và chấp nhận mọi thiệt hại nhất định.”
-“Giảm thiểu rủi ro: Doanh nghiệp sẽ tìm cách để giảm thiểu những rủi ro đó.”
-“Chấp nhận rủi ro: Doanh nghiệp sẵn sàng đương đầu với rủi ro đó, tuy nhiên
rủi ro đó vẫn có thể khơng hoặc khó có thể xảy ra. Về nguyên tắc, tổ chức chỉ chấp

nhận các rủi ro suy đoán.”
2.2.2.4. Tài trợ rủi ro
Các biện pháp tài trợ rủi ro:
“Tự tài trợ: Cá nhân hoặc tổ chức tự mình khắc phục các rủi ro có thể bù đắp
cá rủi ro bằng chính nguồn vốn của mình hoặc vốn đi vay. Tự tài trợ bao gồm tự tài
trợ có kế hoạch và tự tài trợ khơng có kế hoạch.”
“Chuyển giao tài trợ rủi ro: Là việc chuyển tốn thất cho một tác nhân kinh tế
khác có hai loại đó là chuyển giao rủi ro bảo hiểm và chuyển giao rủi ro phi bảo
hiểm. Bao gồm chuyển giao tài trợ rủi ro bằng bảo hiểm, chuyển giao tài trợ rủi ro
phí bảo hiểm.

14


2.2.2.5 Vai trò của quản trị rủi ro
Thứ nhất, nhận dạng , giảm thiểu và triệt tiêu những nguyên nhân gây rủi ro
trong hoạt động của tổ chức, sau đó xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh
bên trong và bên ngoài cho doanh nghiệp.
Thứ hai, nếu gặp phải những rủi ro khơng mong muốn thì cơng tác quản tri rủi
ro sẽ hạn chế và xử lí tổn thất các vấn đề và giúp doanh nghiệp nhanh ổn định, hồi
phúc, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt dộng kinh doanh.
Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện tốt các mục
tiêu đề ra, tổ chức triển khai chiến lược, chính sách kinh doanh hợp lí, hiệu

15


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
Q TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA
CƠNG TY CỔ PHẦN EXPRESS THÀNH ĐẠT

3.1. Giới thiệu về công ty cổ phần Express Thành Đạt
3.1.1. Một số thông tin chung
Tên công ty
Tên giao dịch quốc
tế

: Công ty Công ty Cổ phẩn Express Thành Đạt
: EXPRESS THANH DAT JOINT STOCK COMPANY

Đại diện pháp luật

: LÊ BÍCH NGỌC

Năm thành lập

: 2003

Mã số thuế

: 0106383144

Loại hình cơng ty

: Cơng ty cổ phần ngồi NN

Địa chỉ cơng ty

: Số 710 Đường Lạc Long Quân, Phường Nhật Tân, Quận
Tây Hồ, Thành phố Hà Nội, Việt Nam


Điện thoại

: 024 3872 6666

Website

: />
Email

:

Vốn điều lệ

: 20.000.000.000 VND

3.1.2. Q trình hình thành và phát triển cơng ty
Công Ty Cổ Phần Express Thành Đạt, đơn vị kế thừa của Công ty TNHH
Thành Đạt Express, được thành lập vào năm 2003. Công ty là nhà vận tải hàng hóa,
đồng thời cung cấp dịch vụ kho bãi, cung cấp các dịch vụ vận tải bao gồm dịch vụ
bốc xếp hàng hóa, thủ tục hải quan và giao nhận hàng hóa... Trụ sở chính của cơng
ty tại Hà Nội, văn phịng chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, văn phòng đại diện
tại Đà Nẵng và 4 kho bãi tại Khu công nghiệp Nội Bài - Hà Nội, thành phố Đà
Nẵng, tỉnh Bình Dương và thành phố Cần Thơ, hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt
Nam. Trong hơn 20 năm phát triển, khởi đầu từ số lượng xe tải ít ỏi và sự quyết tâm
của những cả đội ngũ, Express Thành Đạt hiện là Công ty Cổ phần với gần 200

16


nhân viên và đội xe 200 xe đầu kéo container cũng như gần 20.000 m2 kho bãi. Từ

một vài khách hàng ban đầu, công ty hiện đang cung cấp dịch vụ cho hơn 20 công
ty lớn tại Việt Nam như Yamaha Motor Việt Nam, Honda, Nestle, DHL Express,
DHL Excel Supply Chain, Ariston Thermo Việt Nam, Enkei Việt Nam, Thai
Summit Group, Dugarco , Volex Cable Singapore, Công ty Idemitsu Lube Việt
Nam....
“Lịch sử hình thành cơng ty Cổ phần Express Thành Đạt:
- 2003 Thành lập công ty TNHH Thành Đạt Express
- 2004 Ký hợp đồng với MTS Group phân phối sản phẩm máy nước nóng
Ariston
- 2005 Ký hợp đồng với Yamaha Motor Vietnam vận chuyển xe máy và phụ
tùng.
- 2006 Bắt đầu tham gia mảng kinh doanh kho bãi
- 2007 Mở rộng mạng lưới vận tải tới 61 tỉnh thành của Việt Nam.
- 2008 khởi động dự án Milkrun với Yamaha & với cam kết dịch vụ “Just in
time”
- 2009 Cung cấp gói 50 xe tải van và tải cho DHL Express Vietnam
- 2010 Ký hợp đồng với Nestle’ Vietnam & trở thành đối tác vận tải chiến
lược.
- 2011 Đầu tư, xây dựng & vận hành trung tâm phân phối cho DHL Express
tại Long An
- 2012 Thiết lập trung tâm điều phối tại KCN Nội Bài làm xưởng lắp ráp linh
kiện và trung tâm phân phối cho Yamaha.
- 2013 Ký hợp đồng làm nhà phân phối và vận tải cho IDEMITSU Việt Nam.
- 2014 Chuyển đổi thành công ty Cổ phần Express Thành Đạt
- 2 015 Khởi động dự án vận chuyển dầu Idemitsu cho các đại lý Honda tại
Việt Nam.
- 2016 Ký hợp đồng trực tiếp với Honda vận chuyển phụ tùng cho toàn hệ
thống phân phối tại miền Bắc Việt Nam.
- 2017 Bắt đầu dự án chuyển hàng đường biển cho khách hàng.
Trong cùng năm 2017, Thành Đạt được lựa chọn làm nhà vận tải hàng hóa


17


×