Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần tiếp vận intercargo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.82 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH NHẬN
HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI
CƠNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN INTERCARGO

Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
TS. PHAN THU TRANG PHẠM THỊ HUYỀN TRANG Lớp:
K55E3
Mã sinh viên: 19D130186

HÀ NỘI – 2023
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài “Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu
bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Tiếp Vận Intercargo ” là một cơng trình nghiên


cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn: TS. Phan Thu Trang. Ngồi ra
khơng có bất cứ sự sao chép của người khác. Bài nghiên cứu là kết quả của quá trình
học hỏi, thực tập và phân tích luận giải thực tế các vấn đề có liên quan đến đề tài. Các
số liệu, bảng biểu được sử dụng trong bài là số liệu hoàn toàn trung thực, được trích
dẫn nguồn và chú thích rõ ràng. Em xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước bộ mơn, khoa
và nhà trường về sự cam đoan này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2023
Sinh viên
Phạm Thị Huyền Trang


i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập nghiên cứu tại Trường Đại học Thương Mại em đã được
tiếp thu rất nhiều kiến thức bổ ích từ các học phần đặc biệt là các thầy cô. Bởi vậy
trước tiên em xin cảm ơn ban lãnh đạo nhà trường đã cho em cơ hội được tham gia đào


tạo trong môi trường giáo dục chất lượng. Cảm ơn q các thầy cơ nói chung và thầy
cơ khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế nói riêng đã giảng dạy cho em nhiều kiến thức
chuyên ngành bổ ích.
Em xin cảm ơn cô Phan Thu Trang người trực tiếp hướng dẫn em hồn thành đề
tài khóa luận này. Trong q trình thực hiện em đã gặp khơng ít khó khăn nhưng nhờ
có sự giúp đỡ, hướng dẫn, động viên, khích lệ của cơ em đã có thể hồn thành khóa
luận này.
Mặc dù đã trải qua thời gian nỗ lực và cố gắng nghiên cứu nhưng do khả năng và
lượng kiến thức của bản thân còn hạn chế nên kết quả nghiên cứu không thể tránh khỏi
những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thơng cảm cũng như ý kiến
đóng góp của q thầy cơ để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
MỤC

LỤC................................................................................................................

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ............................................................................ vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................1
1.1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu...............................................................1
1.2.Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...........................................................................1
1.3.Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................2
1.4. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................3
1.5.Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................3
1.6.Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................3
1.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu......................................................................4
1.7.Kết cấu của khóa luận........................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH
NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN...........................................5 2.1.
Một số khái niệm cơ bản....................................................................................5 2.1.1.
Khái niệm về nguy cơ, rủi ro, tổn thất .............................................................5 2.1.2.
Khái niệm về quản trị rủi ro ............................................................................6 2.1.3.
Khái niệm về nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển ..................................7 2.1.4.
Khái niệm về quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường
biển..................................................................................................................8 2.2. Cơ sở
lý thuyết về quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường
biển........................................................................................................9 2.2.1. Quy trình
nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển .......................................9 2.2.1. Nội dung
quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường
biển 10

iii

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH NHẬN
HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP
VẬN INTERCARGO.......................................................................17 3.1. Giới thiệu
về Công ty cổ phần tiếp vận Intercargo.......................................17 3.1.1. Khái quát về
Công ty cổ phần tiếp vận Intercargo .......................................17 3.1.2. Lĩnh vực kinh
doanh chính ..........................................................................18 3.1.3. Cơ cấu tổ
chức ...............................................................................................18 3.1.4. Nhân lực của
công ty.....................................................................................19 3.1.5. Cơ sở vật chất
kỹ thuật.................................................................................19 3.1.6. Tài chính cơng
ty ...........................................................................................20 3.2. Khái quát hoạt


động kinh doanh của Công ty cổ phần Tiếp vận
Intercargo….............................................................................................................20
3.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Cơng ty Cổ phần Tiếp Vận Intercargo
giai đoạn 2020 – 2022 ..............................................................................................20
3.2.2. Tình hình hoạt động nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ
phần tiếp vận Intercargo..........................................................................................22 3.3.
Thực trạng quy trình nhập khẩu bằng đường biển của cơng ty cổ phần tiếp vận
Intercargo .........................................................................................................23 3.4.
Thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
của công ty cổ phần tiếp vận Intercargo...........................................26 3.4.1. Nhận
dạng rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ
phần tiếp vận Intercargo ...............................................................26 3.4.2. Phân tích
rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của cơng ty
Intercargo ....................................................................................................27 3.4.3.
Kiểm sốt rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của Công ty
Cổ phần tiếp vận Intercargo ......................................................................31 3.4.4. Tài
trợ rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ
phần tiếp vận Intercargo ......................................................................33 3.4. Đánh giá

thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
của cơng ty Intercargo ..............................................................35 3.4.1. Những kết quả
đạt được................................................................................35
iv
3.4.2. Những tồn tại ................................................................................................37
3.4.3. Nguyên nhân .................................................................................................38
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH NHẬN HÀNG
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CP TIẾP VẬN
INTERCARGO .......................................................................................................40
4.1. Định hướng phát triển quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu
bằng đường biển của Công ty Cổ phần tiếp vận Intercargo...............................40 4.2.
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu
bằng đường biển của công ty........................................................................40 4.2.1.
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình nhận dạng rủi ro...........................40 4.2.2.
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình phân tích và đo lường rủi ro ........41 4.2.3.
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình kiểm sốt rủi ro .............................41 4.2.4.


Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình tài trợ rủi ro...................................42 4.3.Một
số kiến nghị................................................................................................42 4.3.1. Kiến
nghị với nhà nước ................................................................................42 4.3.2. Kiến
nghị với Tổng cục hải quan .................................................................43 KẾT
LUẬN..................................................................Error! Bookmark not defined. TÀI
LIỆU THAM KHẢO ..........................................Error! Bookmark not defined.

v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.2: Ma trận về tần suất và biên độ rủi ro ........................................................13
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty giai đoạn 2020 – 2022 ...............20

Bảng 2.4 :Kết quả hoạt động dịch vụ vận tải đường biển giai đoạn 2020 – 2022....22
Bảng 3. 4. Bảng ma trận đo lường rủi ro trong chi nhánh công ty cổ phần tiếp vận
Intercargo ..................................................................................................................29
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần tiếp vận Intercargo .............19
Biểu đồ 3.4.1: Biện pháp kiểm sốt rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển của công ty Intercargo............................................................................32
Biểu đồ 3.4.2: Biện pháp tài trợ rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường
biển của công ty Intercargo............................................................................34


vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt

Từ đầy đủ

Nghĩa tiếng Việt

POD

Port of Loading

Cảng đóng hàng

POL

Port of Discharge


Cảng dỡ hàng

Ops

Operations

Hiện trường

HS

The Harmonized

Hệ thống hài hòa mơ tả và mã hóa hàng

Commodity Description and

hóa

Coding System
FWD

Fowarder

Người giao nhận

C/O

Certificate of Origin

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa


A/N

Arrival Note

Thơng báo hàng về

D/O

Delivery Order

Lệnh giao hàng

LCC

Local Charges

Phí địa phương được trả tại cảng

EXW

Ex Work

Giao hàng tại xưởng

FOB

Free on board

Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi


FCL

Full Container Load

Xếp hàng nguyên container

LCL

Less than container load

Xếp hàng lẻ container

MBL

Master Bill of Lading

Vận đơn chủ

HBL

House Bill Of Lading

Vận đơn thứ cấp

CFS

Container Freight Station

Điểm giao hàng lẻ


i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt

Từ đầy đủ

ĐVT

Đơn vị tính

VNĐ

Việt Nam đồng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

ii


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Ngày nay, giao thương hàng hóa giữa các quốc gia trên thế giới đang ngày càng
trở nên phổ biến và phát triển. Nhằm giúp cho việc vận chuyển hàng hóa từ bên bán
đến bên mua nhanh chóng, vận tải quốc tế là một hoạt động vô cùng quan trọng và
không thể thiếu.
Để hoạt động bn bán, trao đổi hàng hóa được diễn ra một cách thuận lợi thì
phải tối ưu được quy trình giao nhận và giảm thiểu được rủi ro nhất có thể. Và để đảm

bảo các điều kiện đó, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải triển khai
những giải pháp, chiến lược nhằm kiểm soát và hạn chế rủi ro xảy ra. Công ty Cổ phần
Tiếp vận Intercargo trải qua hơn 16 năm hình thành và phát triển đã đạt được những
thành tựu nhất định trong hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh
đó cơng ty vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc trong quá trình quản trị rủi ro đối với quy
trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của mình. Điều này vừa gây ra khơng ít tổn
thất về kinh tế cho doanh nghiệp vừa ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của cơng ty trên thị
trường kinh doanh. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất ra giải pháp để công ty có
thể kiểm sốt và hạn chế rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
là điều vơ cùng cần thiết cho Intercargo. Vì lẽ đó, em lựa chọn đề tài: “Quản trị rủi ro
trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Tiếp vận
Intercargo” nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Vũ Thị Hải (2018), “Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế
tại cơng ty TNHH Jet Delivery Logistics Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ_Đại học dân lập
Hải Phịng. Luận văn đã đi phân tích quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại
cơng ty TNHH Jet Delivery Logistics Việt Nam để từ đó đánh giá và có những tiền đề
để đưa ra được những định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình giao
nhận hàng hóa quốc tế của cơng ty.
Nguyễn Thị Quỳnh Như (2021), “Hồn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu
nguyên container (FCL) bằng đường biển tại công ty TNHH Logistics Chim Bồ Câu”,
Khóa luận tốt nghiệp _ Đại học kinh tế Huế. Tác giả đã đi phân tích từ cơ sở lý
1
luận đến các bước cụ thể trong quy trình nhận hàng nhập khẩu nguyên container của
Chim Bồ Câu Logistics từ đó chỉ ra được một số ưu điểm và nhược điểm trong quy
trình thực hiện của donah nghiệp. Từ đó nêu ra những rào cản, bất cập khiến công ty
giảm sút năng lực cạnh tranh trên thị trường như về trình độ, nghiệp vụ chun mơn


của nhân viên hay dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Nguyễn Khánh Dư (2017), “Quản trị rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại
cục hải quan Hải Phịng”, Luận văn thạc sĩ_Đại học dân lập Hải Phòng. Luận văn này
tập trung phân tích thực trạng quản trị rủi ro đối với hàng xuất nhập khẩu tại cục hải
quan Hải Phòng. Tác giả đã chỉ ra được những kết quả đã làm được và những hạn chế
còn tồn tại song song với việc đi tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế ấy. Qua
đó, tác giả đã có những cái nhìn tổng quan và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện
quản trị rủi ro đối với Cục hải quan Hải Phòng.
Thái Thành Trung (2021), “Quản trị rủi ro trong hoạt động quản lý hàng hóa xuất
nhập khẩu tại cục hải quan thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ _Đại học Ngoại
thương. Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong việc hoạt động
quản lý hàng hóa tại cục hải quan. Tác giả đã đi phân tích thực trạng quản trị rủi ro cụ
thể qua các năm để có được những cái nhìn tổng quan nhằm có thể đo lường, đánh giá
và đưa ra được những giải pháp giúp hoàn thiện quản trị rủi ro trong hoạt động quản lý
hàng hóa xuất nhập khẩu tại cục hải quan thành phố Hà Nội.
Nguyễn Thu Hồng (2022), “Quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu
bằng đường biển của Cơng ty TNHH vận tải Bách Việt”, Khóa luận tốt nghiệp_Đại học
Thương mại. Bài nghiên cứu đã phân tích quy trình giao hàng xuât khẩu bằng đường
biển của Công ty TNHH vận tải Bách Việt. Qua đó nhận diện, phân tích, đo lường và
đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trong quy trình này. Tác giả đã nêu ra được các giải
pháp thiết thực để góp phần hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp trong quy trình giao nhận
hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển.
1.3. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến quản trị rủi ro trong quy trình nhận
hàng nhập khẩu bằng đường biển

2
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập
khẩu bằng đường biển của Công ty cổ phần tiếp vận Intercargo trong giai đoạn 2020 2022.
- Đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị
rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty Công ty cổ

phần tiếp vận Intercargo.
1.4. Đối tượng nghiên cứu


Đề tài khóa luận tập trung nghiên cứu quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng
nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần tiếp vận Intercargo. 1.5. Phạm vi
nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: nghiên cứu về quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng
nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần tiếp vận Intercargo. - Phạm vi về thời
gian: tập trung phân tích và đánh giá trong giai đoạn 2020 – 2022
- Phạm vi về không gian: đề tài nghiên cứu về quản trị rủi ro trong quy trình nhận
hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần tiếp vận Intercargo. 1.6. Phương
pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập trong suốt quá trình thực tập tại Công ty cổ phần
tiếp vận Intercargo. Thông qua sự quan sát, tìm hiểu và phân tích của bản thân để nắm
được quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển và đánh giá các vấn đề liên quan
đến dịch vụ này của công ty.
- Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phiếu khảo sát: Thiết kế và phát một phiếu câu hỏi
định tính về các vấn đề xoay quanh quản trị rủi ro trong quá trình nhận hàng nhập khẩu
bằng đường biển tại Công ty cổ phần tiếp vận Intercargo. Phiếu này sẽ được dùng để
khảo sát giám đốc, nhân viên các phòng ban tham gia vào quy trình nhận hàng nhập
khẩu bằng đường biển tại cơng ty.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nguồn dữ liệu nội bộ của cơng ty như báo cáo tài
chính, báo cáo của phòng kinh doanh, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty trong giai đoạn 2020 – 2022.
3
1.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp thống kê mơ tả
Bài nghiên cứu thống kê mô tả dữ liệu về các hoạt động kinh doanh của công ty
qua các năm thông qua các bảng biểu thống kê, sơ đồ và hình vẽ; qua đó đánh giá thực
trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty cổ phần tiếp vận Intercargo. - Phương
pháp phân tích và tổng hợp
Phân tích và tổng hợp các số liệu, thông tin thu thập được từ tài liệu nội bộ của
công ty để nghiên cứu mối quan hệ giữa các số liệu thống kê. Trên cơ sở đó nhận xét và
đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường
biển của công ty cổ phần tiếp vận Intercargo.


- Phương pháp so sánh
Dựa trên các bảng, sơ đồ hình vẽ để so sánh sự tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận
về các hoạt động kinh doanh cụ thể của cơng ty qua các năm. Từ đó, đối chiếu với các
chỉ tiêu đề ra để đánh giá những kết quả đã làm được và hạn chế đang gặp phải để tìm ra
biện pháp hồn thiện vấn đề quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển của công ty.
- Phương pháp kế thừa
Bài nghiên bài kế thừa những cơng trình nghiên cứu trước như đã đề cập ở phần
tổng quan các vấn đề nghiên cứu và các tài liệu tham khảo kèm theo. 1.7. Kết cấu của
khóa luận
Chương 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu
bằng đường biển
Chương 3: Thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển của Công ty Cổ phần tiếp vận Intercargo
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị
rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần tiếp
vận Intercargo


4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY
TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 2.1. Một số
khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm về nguy cơ, rủi ro, tổn thất
2.1.1.1. Khái niệm về nguy cơ
“Nguy cơ là một nguồn, một tình huống hoặc một hành động có tiềm năng gây ra
tổn hại đối với con người như tổn thương hay tác hại sức khỏe hoặc kết hợp cả hai tổn
hại trên” (Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7301-1:2008).
2.1.1.2. Khái niệm về rủi ro
“Rủi ro là những sự kiện bất ngờ ngoài mong đợi của con người gây ra những
thiệt hại cho con người trong các hoạt động của mình. Mặc dù rủi ro là sự kiện khách
quan, xảy ra ngoài ý muốn con người, nhưng con người hoàn toàn có thể kiểm sốt


được rủi ro ở những mức độ khác nhau, từ đó có những biện pháp hạn chế tối đa những
tổn thất rủi ro mang đến” (PGS. TS Dỗn Kế Bơn, 2009, Giáo trình quản trị
tác nghiệp thương mại quốc tế, trang 334)
“Rủi ro là những sự kiện bất lợi, bất ngờ đã xảy ra gây tổn thất cho con người”
(Nguyễn Anh Tuấn, 2006, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại thương, NXB Lao
động- Xã hội, trang 16)
Một sự kiện được coi là rủi ro nếu thoản mãn đồng thời ba điều kiện sau: Rủi ro là
sự kiện bất ngờ đã xảy ra. Bất ngờ là con người không thể lường trước được, nó có thể
xuất hiện ở một thời điểm bất kì nào đó trong tương lai và ở bất cứ nơi đâu. Mọi rủi ro
đều là bất ngờ cho dù mức độ bất ngờ có thể là khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu
tố. Tuy nhiên sự kiện bất ngờ đó đã phải xảy ra thì mới được coi là rủi ro.
Rủi ro là những sự cố gây ra tổn thất. Mọi rủi ro xảy ra đều sẽ để lại những hậu
quả nhưng tổn thất đó có thể không đáng kể hoặc tổn thất gián tiếp. Rủi ro là sự kiện
ngoài mong đợi. Rủi ro gây ra tổn thất, là sự cố bất ngờ nằm ngoài mong đợi của con
người. Hơn nữa, nó thể hiện tính khó lường trước, tính khách quan và loại bỏ ý chủ

quan của các chủ thể tham gia hoạt động.
Việc nghiên cứu rủi ro thực chất nhằm đạt được mục đích cuối cùng là hạn chế
những thiệt hại, tổn thất cho các đối tượng liên quan. Có nghĩa là việc nghiên cứu rủi
5
ro được xem xét trong những phạm vi và đối tượng nhất định trong từng hoạt động cụ
thể bởi lẽ sự kiện xảy ra được coi là rủi ro với đối tượng này nhưng lại là cơ hội cho đối
tượng khác.
2.1.1.3. Khái niệm về tổn thất
“Tổn thất là những thiệt hại, mất mát về tài sản; cơ hội mất hưởng; về con người,
tinh thần, sức khoẻ và sự nghiệp của họ do những nguyên nhân từ các rủi ro gây ra.”
(PGS.TS Dỗn Kế Bơn, 2009, Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, trang
336)
Tổn thất có thể là hữu hình (tổn thất con người, tài sản, ...) và có thể là vơ hình
(tổn thất tinh thần, đe dọa sự nghiệp,...). Trong hoạt động thương mại quốc tế, thường
người ta chỉ đề cập đến những tổn thất hữu hình.
Có thể thấy, rủi ro và tổn thất là hai phạm trù khác nhau, chúng cùng phản ánh
một sự kiện bất ngờ xảy ra, nhưng lại có mối quan hệ nhân quả. Trong đó, rủi ro là
ngun nhân cịn tổn thất là hậu quả. Rủi ro phản ánh về mặt chất của sự kiện bao gồm
nguyên nhân, mức độ, tính chất nguy hiểm; còn tổn thất về mặt lượng của sự kiện bao
gồm mức độ thiệt hại, mất mát về vật chất và tinh thần. 2.1.2. Khái niệm về quản trị rủi


ro
“Quản trị rủi ro là quá trình nhận dạng, phân tích (ba gồm cả đo lường và đánh
giá) rủi ro, xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm soát, tài trợ để khắc phục các hậu quả
của rủi ro” (PGS. TS Trần Hùng, 2017, Giáo trình quản trị rủi ro, trang 28)
Mục đích của quản trị rủi ro là tối ưu hoá sử dụng các nguồn lực nhằm tối thiểu
hoá những tổn thất do rủi ro gây ra và khai thác những cơ hội từ rủi ro đó. Quản trị rủi
ro không chỉ là hoạt động thụ động, né tránh hay phòng tránh mà còn là những hoạt
động chủ động, tích cực trong việc dự kiến tổn thất có thể xảy ra và tìm ra phương án

hạn chế tối thiểu thiệt hại.
Quá trình quản trị rủi ro bao gồm các nội dung: nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro,
kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro.
“Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi
ro có thể xảy ra trong các hoạt động của doanh nghiệp.” (PGS.TS Trần Hùng, 2017,
Giáo trình quản trị rủi ro, trang 39).

6
“Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm hoạ, xác định nguyên nhân
gây ra rủi ro và phân tích những tổn thất” (PGS.TS Trần Hùng, 2017, Giáo trình quản
trị rủi ro, trang 69).
“Kiểm soát rủi ro là hoạt động liên quan đến việc đưa ra và sử dụng các biện
pháp, kỹ thuật, cơng cụ khác nhau nhằm phịng ngừa và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy
ra trong quá trình hoạt động của tổ chức” (PGS.TS Trần Hùng, 2017, Giáo trình quản
trị rủi ro, trang 82).
“Tài trợ rủi ro là tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra và cung cấp những phương
tiện (hay nguồn lực) để khắc phục hậu quả hay bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra, gây
quỹ dự phịng cho những chương trình để giảm bớt bất trắc và rủi ro hay để gia tăng
những kết quả tích cực” (PGS.TS Trần Hùng, 2017, Giáo trình quản trị rủi ro, trang
97).
2.1.3. Khái niệm về nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
- Khái niệm về nhập khẩu
Theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật Thương Mại 2005: “Nhập khẩu hàng
hóa là việc hàng hố được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực
đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định
của pháp luật.”


- Khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng hóa
Theo Quy tắc mẫu của Hiệp Hội Giao Nhận Quốc Tế - FIATA về dịch vụ giao

nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa :“ Dịch vụ giao nhận là bất kỳ dịch vụ nào
liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng
hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên quan đến các dịch vụ kể trên, bao
gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những vấn đề hải quan hay tài chính, khai báo hàng
hóa cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm hàng hóa và thu tiền hay những
chứng từ liên quan đến hàng hóa”.
Theo Luật Thương mại Việt Nam: “Dịch vụ giao nhận là hành vi thương mại,
theo đó người làm dịch vụ giao nhận nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu
kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan đến giao hàng
cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc người giao nhận
khác”.
7
Có thể hiểu rằng, giao nhận vận chuyển là tập hợp những nghiệp vụ có liên quan
đến quá trình vận tải nhằm vận tải hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng Người
giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch
vụ của đơn vị thứ ba khác.
- Khái niệm về vận tải biển
Vận tải đường biển là hình thức vận chuyển hàng hóa trong đó sử dụng phương
tiện và cơ sở hạ tầng đường biển nhằm phục vụ cho mục đích vận chuyển. Phương tiện
thường dùng sẽ là các tàu thuyền, các phương tiện xếp, tháo gỡ hàng hóa như xe cần
cẩu, xe đầu kéo, ... Cơ sở hạ tầng để phục vụ cho vận tải đường biển đó là các cảng
biển, các cảng trung chuyển, bãi cảng, ...
- Khái niệm về nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
Nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển là dịch vụ liên quan đến vận chuyển và
làm các thủ tục để tiến hành nhập khẩu hàng hóa thơng qua phương thức vận chuyển
đường biển. Dịch vụ nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển có thể bao gồm nhiều bước
khác nhau tùy thuộc vào điều kiện giao hàng mà người mua và người bán đã thỏa thuận
trong hợp đồng.
2.1.4. Khái niệm về quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển

Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển là q trình
nhận dạng, phân tích, đo lường và triển khai kế hoạch kiểm soát, tài trợ để khắc phục
các hậu quả của rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển.


Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển phải đảm
bảo rằng nhận dạng được rủi ro, đánh giá mức độ nguy hiểm của rủi ro và đưa ra giải
pháp hạn chế tối thiểu những tổn thất do rủi ro gây ra lúc tiếp nhận yêu cầu khách hàng
đến khi giao hàng cho khách. Qua đó giúp cho quy trình nhập khẩu diễn ra thuận lợi,
nhanh chóng và hiệu quả.

8
2.2. Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu
bằng đường biển
2.2.1. Quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
Quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển bao gồm các bước sau:
Bước 1: Tìm kiếm khách hàng, nhận yêu cầu khách hàng
Nhân viên kinh doanh tiến hành tìm kiếm và nhận yêu cầu khách hàng, thu thập
đầy đủ thơng tin về hàng hóa như: Tên hàng, HS Code, điều kiện giao hàng, POD,
POL, … và thông chi chi tiết về bao gói hàng hóa, thơng tin về tuyến đường. Từ đó
hiểu rõ về lịch trình chi tiết lô hành nhập cũng như yêu cầu của khách hàng.
Từ thông tin khách hàng cung cấp bộ phận kinh doanh sẽ liên hệ với agent nước
xuất khẩu nắm bắt tình hình tàu biển hoặc tiến hành lưu cước, đăng ký chuyến tàu
(Trong trường hợp hàng hóa được giao theo điều kiện nhóm E, F), liên lạc với các đại
lý nước ngồi hoặc hãng tàu để biết lịch trình mức giá và so sánh để chọn ra chuyển
phù hợp.
Dựa theo lịch trình phương tiện vận tải, giá từ các hãng tàu, lượng hàng nhập của
khách, người viên kinh doanh sẽ xây dựng báo giá gửi khách trong điều kiện cân đối lợi
nhuận mà doanh nghiệp mong muốn. Nội dung báo giá cần có: Cước vận chuyển, thời
gian vận chuyển, lịch tàu, phụ phí, ... Sau khi khách đã đồng ý với phương án giá do

người giao nhận cung cấp. Hợp đồng giữa hai bên sẽ được xây dựng và ký kết.
Bước 2. Nhận và kiểm tra bộ chứng từ từ người xuất khẩu
Người giao nhận sẽ nhận pre-alert và bản chụp chứng từ từ đại lý nước ngoài, in
chứng từ, kiểm tra đối chiếu với vận đơn. Nếu có điểm khác biệt thì sẽ báo ngay với đại
lý và yêu cầu họ kiểm tra và tiến hành chỉnh sửa bill để nộp Manifest. Lúc này nhân


viên sẽ hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các chứng từ cần thiết cho việc nhập hàng.
Bước 3: Nhận thông báo hàng đến (A/N) và khai hải quan
Trước ngày tàu đến hãng tàu hoặc Co-loader sẽ gửi giấy báo hàng đến (Arrival
Note), trên A/N thường có thơng báo số cước và các loại Local charges phải nộp. Kiểm
tra xem tiền cước có khớp với Pre-alert hay khơng. Gửi A/N đến cho khách

9
hàng, công ty giao nhận sẽ lên tờ khai nháp và đăng ký cơ quan chuyên ngành nếu cần.
Khách hàng sẽ kiểm tra lại thông tin trên tờ khai nếu khơng có vấn đề gì thơng
báo lại cho người giao nhận rồi sẽ khai và gửi khách hàng tờ khai chính thức. Bước 4:
Thơng quan hàng hóa
Sau khi tàu cập cảng nắm tình hình hoặc thay mặt chủ hàng mang vận đơn gốc và
giấy giới thiệu đến hãng vận chuyển để lấy lệnh giao hàng (D/O) và đóng lệ phí. Người
nhập khẩu chuẩn bị các chứng từ phục vụ cho việc khai báo và thông quan hải quan
như hợp đồng, hóa đơn, phiếu đóng gói, vận đơn gốc, giấy hun trùng kiểm dịch,
...
Sau khi nhận được bộ chứng bản gốc bản cứng và có tờ khai chính thức bộ phận
hiện trường tiến hành nộp hồ sơ thông quan hàng hóa. Khách hàng có trách nhiệm đóng
thuế và hàng hóa sẽ được thơng quan.
Nếu trong q trình thơng quan hàng hóa bị phân vào luồng đỏ thì cần phối hợp
với cán bộ hải quan để kiểm tra hàng hóa. Tiến hàng kiểm nghiệm, giám định nếu cần
và lấy giấy chứng nhận hoặc biên bản thích hợp.
Bước 5: Thực hiện lấy hàng và giao hàng cho khách

Sau khi thông quan bộ phận chứng từ sẽ thông báo cho khách hàng về lịch giao
hàng, các thông tin về xe giao hàng về kho của khách. Hàng sẽ được vận chuyển đến
kho cho khách như theo như thơng báo. Q trình này sẽ có sự kiểm tra và giám sát
trực tiếp của bộ phận hiện trường.
Bước 6: Thực hiện lưu hồ sơ nhập khẩu
Sau khi hàng hóa đã rời cảng bộ phận kế tốn sẽ tiến hành lên các debit các chi
phí để khách hành kiểm tra xác nhận và xuất hóa đơn rồi tổng kết kết công nợ. Dựa
theo hợp đồng khách hành sẽ tiến hành thanh toán.
2.2.1. Nội dung quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển
2.2.1.1. Nhận dạng rủi ro


“Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi
ro bất định có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung của

10
nhận dạng rủi ro bao gồm nhận dạng mối hiểm họa, mối nguy hiểm, nguy cơ rủi ro”
(PGS.TS Trần Hùng, 2017, Giáo trình Quản trị rủi ro, trang 39). Một số rủi ro mà doanh
nghiệp có thể gặp phải trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển:
- Rủi ro từ chủ thể đối tác:
+ Các cơng ty giả mạo, khơng uy tín hoặc khơng có hoạt động kinh doanh; khơng
có giấy phép kinh doanh, không đăng ký kinh doanh,...
+ Đối tác kinh doanh khơng uy tín, khơng đủ điều kiện pháp lý, tiềm lực tài chính
yếu, hoặc vượt quá phạm vi được uỷ quyền,...
- Rủi ro trong đàm phán: các điều khoản quy định không rõ ràng, cụ thể, biến
động tỷ giá, vi phạm hợp đồng,… Hay có thể hiểu sai ý nghĩa của các từ ngữ nước
ngồi, có sự nhầm lẫn trong việc dịch tiếng trong ngôn ngữ và đánh văn bản,...
- Rủi ro về pháp lý: thuế suất thay đổi, các quy định về kiểm tra chất lượng thay
đổi, quy định về chống bán phá giá, các quy định về danh mục hàng hoá nhập khẩu

thay đổi,...
- Rủi ro trong tiếp nhận thơng tin hàng hố: khơng hiểu đầy đủ và tiếp nhận
chính xác về đặc tính của hàng hố mà làm sai sót trong các điều khoản về mẫu mã,
kích thước, quy cách đóng gói,...
- Rủi ro trong vận chuyển, bớc dỡ: hàng hố hư hỏng, mất mát, lừa đảo,... - Rủi ro
về chứng từ: Chứng từ nhầm lẫn, thiếu sót, chậm trễ trong việc tiến hành giao bộ chứng
từ cho hải quan hoặc nhà nhập khẩu, , khai hải quan sai,...hay là chậm trễ giao bộ chứng
từ cho đại lý giao nhận, bộ chứng từ không đầy đủ, ... - Rủi ro trong kiểm tra, giám định
hàng hoá: kiểm tra giám định hàng hố khơng sát sao sẽ xảy ra những lỗi khơng đáng
có, gây ra tổn thất cho cả hai bên - Rủi ro trong khâu nhận hàng: nhà xuất khẩu không
giao hàng đúng hạn cho đại lý vận chuyển hay người vận chuyển chưa chuẩn bị kịp cơ
sở vật chất và phương tiện kỹ thuật để lấy hàng. Nguyên nhân khách quan đến từ các
yếu tố về thời tiết như bão lũ, sóng thần,… Những sai sót, nhầm lẫn thông tin trong hợp
đồng giữa hai bên và hãng tàu khiến q trình nhận hàng gặp khó khăn, trục trặc.
- Rủi ro trong thanh toán: biến động tỷ giá, đồng tiền thanh tốn khơng khớp,
điều khoản thanh tốn không rõ ràng,...
11


Các phương pháp nhận dạng rủi ro bao gồm:
- Lập bảng câu hỏi: cần trả lời câu hỏi những rủi ro nào đã từng gặp phải? Tổn
thất bao nhiêu? Tần suất rủi ro xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định? Biện pháp
phịng ngừa?,… Qua đó có cơ sở để đánh giá và đề xuất các công tác quản trị rủi ro.
- Phân tích báo cáo tài chính: phân tích báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh
doanh, phân tích từng mục chi phí, lợi nhuận, doanh thu đối chiếu với bản kế hoạch dự
thảo được thiết lập để có số liệu và nhận định cụ thể về rủi ro. Từ đó, doanh nghiệp có
thể xác định các nguy cơ về rủi ro tài chính, nguồn nhân lực và trách nhiệm pháp lý.
- Phương pháp sơ đồ: các doanh nghiệp mơ hình hố để nhận dạng rủi ro. Từ việc
xây dựng những sơ đồ diễn ra trong từng điều kiện và hồn cảnh cụ thể, doanh nghiệp
có thể phân tích nguyên nhân, liệt kê các tổn thất về tài sản, trách nhiệm pháp lý và

nguồn nhân lực trong từng hoạt động cụ thể trong sơ đồ.
- Nghiên cứu tại chỗ: doanh nghiệp trực tiếp quan sát các hoạt động diễn ra doanh
nghiệp và kết hợp trao đổi giữa các cá nhân, bộ phận để tìm ra các nguy cơ, nguyên
nhân và những đối tượng rủi ro.
2.2.1.2. Phân tích và đo lường rủi ro
Phân tích rủi ro
“Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác định những nguyên
nhân gây ra rủi ro và phân tích những tổn thất” PGS.TS Trần Hùng, 2007, giáo trình
Quản trị rủi ro.
❖ Một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro:
-Rủi ro từ chủ thể đối tác: nguyên nhân dẫn đến rủi ro này là do người giao nhận
khơng tìm hiểu kỹ thông tin đối tác về lĩnh vực kinh doanh, thâm niên hoạt động trên
thị trường, tiềm lực tài chính, ...
- Rủi ro trong đàm phán: các bên chủ quan không kiểm tra kỹ lưỡng các điều
khoản trong hợp đồng trước khi ký kết dẫn đến những rủi ro khơng đáng có. Mỗi quốc
gia đều có ngơn ngữ và phong tục tập qn riêng nên nếu khơng có sự hiểu biết sâu sắc
về ngôn ngữ sẽ dễ dẫn đến hiểu lầm và gây ra rủi ro trong các hoạt động giao tiếp, trao
đổi buôn bán.
12
- Rủi ro về pháp lý: nguyên nhân dẫn đến rủi ro này là việc nhà nước thay đổi các
chính sách về thuế, các quy định về hàng hóa nhanh chóng khiến doanh nghiệp chưa
cập nhật kịp thời gây ra một số rủi ro trong quá trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường
biển.


- Rủi ro về tiếp nhận thơng tin hàng hố: hiểu sai ý khi tiếp nhận thông tin của
khách hàng về hàng hóa. Điều này dẫn đến rủi ro này như việc áp dụng quy cách đóng
gói, bảo quản, phương thức vận chuyển khơng phù hợp với thuộc tính hàng hố, ...
- Rủi ro trong vận chuyển, bớc dỡ: ngun nhân dẫn đến rủi ro này là do các yếu
tố kỹ thuật lạc hậu, tàu cũ, khả năng bảo quản hàng hố kém, các thiết bị máy móc bốc

dỡ kém chất lượng, công nghệ lạc hậu ảnh hưởng đến chất lượng hàng hố.
- Rủi ro trong khâu nhận hàng hóa: Phía nhà xuất khẩu khơng giao hàng đúng
hạn cho đại lý vận chuyển hay bên nhận hàng chưa tìm hiểu kỹ hàng hoá nên chưa
chuẩn bị đầu đủ cơ sở vật chất để nhận hàng, ... Nguyên nhân khách quan đến từ các
yếu tố như bão lũ, sóng thần, động đất, ...
- Rủi ro về chứng từ: nhận viên giao nhận không kiểm tra kỹ thông tin trên các
chứng từ dẫn đến sai sót, thiếu thơng tin hay thiếu chứng từ, ...
- Rủi ro trong kiểm tra, giám định hàng hố: ngun nhân là do nhân viên khơng
kiểm tra kỹ tất cả hàng hoá, thiếu hàng, thiếu giấy tờ vẫn cho nhập kho, kết quả giám
định chưa chính xác đã niêm phong hàng hóa, máy móc thiết bị hỗ trợ giám định cịn
lạc hậu và độ chính xác khơng cao.
- Rủi ro trong thanh toán: nguyên nhân là do biến động tỷ giá, khơng thống nhất
đồng tiền thanh tốn, điều khoản thanh tốn khơng rõ ràng, ...
❖ Đo lường rủi ro
Đo lường rủi ro là tính tốn, xác định tần suất rủi ro và biên độ rủi ro từ đó phân
nhóm rủi ro. Qua đó xác định được những tổn thất mà rủi ro đó gây ra để có biện pháp
quản trị rủi ro phù hợp.
Bảng 2.2: Ma trận về tần suất và biên độ rủi ro
Tần số/ Biên độ

Cao

Thấp

Cao

I

II


Thấp

III

IV

(Nguồn: PGS.TS Trần Hùng 2017, giáo trình quản trị rủi ro)
13
Sau khi phân tích các nguyên nhân rủi ro, nhà quản trị sẽ đo lường và đánh giá rủi
ro để tính tốn, xác định tần số xuất hiện rủi ro cũng như mức độ nghiêm trọng từ đó
phân nhóm các rủi ro vào 4 nhóm:
Nhóm (I): diễn tả các rủi ro xảy ra với tần suất cao, mức độ tổn thất cao. Đây là


nhóm các rủi ro mà nhà quản trị cần có sự quan tâm đặc biệt.
Nhóm (II): diễn tả các rủi ro xảy ra với tần suất cao nhưng mức độ tổn thất thấp
Nhóm (III) tần suất thấp nhưng mức độ tổn thất cao
Nhóm (IV) tần suất thấp, mức độ tổn thất thấp.
Qua đó, doanh nghiệp có thể đưa ra phương hướn, chính sách khắc phục cụ thể
cho từng nhóm rủi ro riêng biệt.
2.2.1.3. Kiểm soát rủi ro
- Kiểm soát rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển là việc
sử dụng các biện pháp: kỹ thuật, công cụ, chính sách nhằm phịng ngừa và giảm thiểu
các rủi ro có thể xảy ra trong quy trình nhận hàng. Một số biện pháp để kiểm soát rủi
ro, cụ thể:
- Biện pháp né tránh rủi ro:
+ Chủ động lựa chọn phương án thay thế khi biết phương án dự tính tiềm ẩn các
rủi ro (doanh nghiệp chủ động chuyển hãng tàu khi biết hãng tàu dự tính có khả năng bị
trì hỗn ngày chạy, chậm hơn dự kiến)
+ Né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân có thể gây ra rủi ro Biện pháp chuyển giao rủi ro:

+ Dịch chuyển các tác nhân gây ra rủi ro cho chủ thể khác (thuê ngoài đối tác
nhận hàng nhập khẩu khác để nhập khẩu những mặt hàng có tiềm ẩn rủi ro, mua bảo
hiểm cho hàng hố để phịng ngừa trường hợp bất trắc,...)
+ Chuyển giao rủi ro bằng việc thực hiện hợp đồng giao ước (chuyển giao rủi ro
giữa người bán và người mua theo điều kiện Incoterm trên hợp đồng mua bán) - Biện
pháp giảm thiểu rủi ro:
+ Chuyển nợ bằng cách bồi thường cho bên thứ ba
+ Dự phịng (tính tốn các phương án nhận hàng nhập khẩu khi dịch covid xảy ra
làm gián đoạn việc nhận hàng)
+ Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa rủi ro
14
- Phân tán và chia sẻ rủi ro: làm giảm bớt tổn thất do rủi ro gây ra bằng việc để
nhiều chủ thể cùng chịu tổn thất thay vì chỉ một chủ thể (do các chi phí phát sinh do
yếu tố khách mà khách hàng phải chịu có thể được hỗ trợ một phần bởi người giao
nhận hàng hóa).
- Chấp nhận rủi ro: người giao nhận đã nhận diện và xác định được mức độ
nghiêm trọng của vấn đề và trong tâm thế sẵn sàng đối đầu với rủi ro. 2.2.1.4. Tài trợ



×