Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần airseaglobal

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 70 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH NHẬN HÀNG TRANG
THIẾT BỊ Y TẾ NHẬP KHẨU BẰNG ĐƢỜNG HÀNG KHƠNG
CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐỒN AIRSEAGLOBAL

Giáo viên hƣớng dẫn

Sinh viên thực hiện

TS. PHAN THU TRANG

TRẦN THỊ THU TRANG
Lớp: K55E1
Mã sinh viên: 19D130046

HÀ NỘI – 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi và đƣợc sự hƣớng
dẫn khoa học của TS. Phan Thu Trang. Các nội dung nghiên cứu trong đề tài “Quản trị
rủi ro trong quy trình nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đƣờng hàng khơng tại
Cơng ty cổ phần tập đồn Airseaglobal” của tôi là trung thực và chƣa công bố dƣới bất
kỳ hình thức nào trƣớc đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân
tích, nhận xét, đánh giá đƣợc cá nhân thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn
gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội
dung bài khóa luận tốt nghiệp của mình.


Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm với những lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2023
Sinh viên thực hiện
Trang
Trần Thị Thu Trang

i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ........................................................ vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... vii
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. ...................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................1
1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu...........................................................................2
1.3. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................3
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................................3
1.5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................4
1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................4
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................................4
1.6.2 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu ..................................................................5
1.7. Kết cấu của khóa luận ............................................................................................5
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY
TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƢỜNG HÀNG KHÔNG ...............7
2.1. Một số khái niệm: ...................................................................................................7
2.1.1. Khái niệm: Nguy cơ, rủi ro, tổn thất ...................................................................7
2.1.2. Khái niệm quản trị rủi ro .....................................................................................9

2.1.3. Khái niệm nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không ..............................9
2.1.4. Khái niệm quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường
hàng không .....................................................................................................................9
2.2. Một số lý thuyết về quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu
bằng đƣờng hàng khơng..............................................................................................10
2.2.1. Quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không .............................10
2.2.2. Nội dung quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường
hàng khơng ...................................................................................................................13
2.2.3. Vai trị của quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường
hàng không ...................................................................................................................19
ii


CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH
NHẬN HÀNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ NHẬP KHẨU BẰNG ĐƢỜNG HÀNG
KHƠNG TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐỒN AIRSEAGLOBAL..................21
3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Airseaglobal ....................................................21
3.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Airseaglobal .........................................21
3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh ..........................................................................................21
3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của cơng ty ...................................................................22
3.1.4. Năng lực tài chính của cơng ty ..........................................................................23
3.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần tập đồn Airseaglobal
.......................................................................................................................................24
3.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty cổ phần tập đồn Airseaglobal
.......................................................................................................................................24
3.2.2. Hoạt động thương mại quốc tế theo dịch vụ của công ty Cổ phần Airseaglobal
.......................................................................................................................................26
3.4. Thực trạng quản trị rủi ro trong qu tr nh nhận hàng trang thiết bị

tế nhập


hẩu bằng đƣờng hàng h ng của C ng t cổ phần tập đoàn Airseaglobal .........31
3.4.1. Nhận dạng rủi ro trong quy tr nh nhận hàng trang thiết bị y tế nhập hẩu
bằng đường hàng h ng của c ng ty cổ phần tập đồn Airseaglobal .......................31
3.4.2. Phân tích và đo lường rủi ro trong quy tr nh nhận hàng trang thiết bị y tế
nhập hẩu bằng đường hàng h ng tại C ng ty cổ phần tập đoàn Airseaglobal .....35
3.4.3. Kiểm soát rủi ro trong quy tr nh nhận hàng trang thiết bị y tế nhập hẩu bằng
đường hàng h ng tại C ng ty cổ phần tập đoàn Airseaglobal. ................................40
3.4.4. Tài trợ rủi ro trong quy tr nh quy tr nh nhận hàng trang thiết bị y tế nhập
hẩu bằng đường hàng h ng tại C ng ty cổ phần tập đoàn Airseaglobal. .............42
3.5. Đánh giá thực trạng về quản trị rủi ro trong qu tr nh nhận hàng trang thiết
bị

tế nhập

hẩu bằng đƣờng hàng

h ng tại C ng t

cổ phần tập đồn

Airseaglobal ..................................................................................................................43
3.5.1. Thành cơng .........................................................................................................43
3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân ...................................................................................44
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG PH T TRIỂN VÀ ĐỀ

UẤT GIẢI PH P VỚI

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................................................46


iii


4.1. Định hƣớng phát triển quản trị rủi ro trong qu tr nh nhận hàng trang thiết
bị

tế nhập

hẩu bằng đƣờng hàng

h ng của c ng t

cổ phần tập đoàn

Airseaglobal ..................................................................................................................46
4.1.1. ịnh hướng chung về chiến lược inh doanh của c ng ty ..............................46
4.1.2.

ịnh hướng phát triển về quản trị rủi ro trong quy tr nh nhận hàng trang

thiết bị y tế nhập hẩu bằng đường hàng h ng của c ng ty c ng ty cổ c ng ty cổ
phần tập đoàn Airseaglobal .........................................................................................48
4.2. Giải pháp nhằ
trang thiết bị

n ng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong qu tr nh nhận hàng

tế nhập hẩu bằng đƣờng hàng h ng của c ng t cổ phần tập

đoàn Airseaglobal ........................................................................................................48

4.3. Kiến nghị đối với nhà nƣớc và các cơ quan có thẩ

qu ền .............................50

4.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước ................................................................................50
4.3.2. Kiến nghị đối với hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam ..........................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................53

iv


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành khóa luận của mình, em muốn bày tỏ lịng cảm ơn
sâu sắc đến những ngƣời đã hỗ trợ và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện. Đầu
tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hƣớng dẫn của em, TS. Phan
Thu Trang, vì đã cung cấp những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để em có thể hồn
thành khóa luận này.
Em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến các anh chị trong công ty Cổ phần tập đồn
Airseaglobal vì đã cùng em thảo luận và cung cấp những số liệu thực tế suốt q trình
làm khóa luận. Ngồi ra, em cũng muốn cảm ơn gia đình và bạn bè của mình vì đã
động viên và hỗ trợ em trong suốt thời gian này.
Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn đến tất cả những thầy cô đã đọc và đánh giá
khóa luận của em. Vì kiến thức bản thân cịn hạn chế, trong q trình làm khóa luận
em khơng thể tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp
từ q thầy cơ.
Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những ngƣời đã giúp
đỡ em trong suốt q trình hồn thành khóa luận của mình.
Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2023
Sinh viên thực hiện
Trang

Trần Thị Thu Trang

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 2.1. Đo lƣờng rủi ro dựa trên mức độ tổn thất và tần suất xuất hiện ...................17
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Cơng ty Cổ phần Tập đồn Airseaglobal .....................22
Bảng 3.1. Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Airseaglobal giai đoạn ........23
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty Cổ phần Tập đồn Airseaglobal
giai đoạn 2020- 2022 .....................................................................................................24
Bảng 3.3: Doanh thu của Công ty giai đoạn 2020-2022 ...............................................25
Bảng 3.4. Doanh thu tính theo loại hình dịch vụ của cơng ty .......................................26
Sơ đồ 3.2: Quy trình nhận hàng thiết bị y tế bằng đƣờng hàng khơng tại cơng ty Cổ
phần Tập đồn Airseaglobal ..........................................................................................27
Biểu đồ 3.1. Tỷ trọng chức vụ ngƣời tham gia khảo sát ...............................................31
Biểu đồ 3.2. Anh/chị có gặp rủi ro trong quy trình nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu
bằng đƣờng hàng không ................................................................................................32
Biểu đồ 3.3. Giai đoạn thƣờng xuất hiện rủi ro trong quy trình nhận hàng thiết bị y tế
nhập khẩu bằng đƣờng hàng không ...............................................................................32
Biều đồ 3.4. Phƣơng pháp đƣợc sử dụng để nhận dạng rủi ro trong quy trình nhận hàng
thiết bị y tế nhập khẩu bằng đƣờng hàng không của công ty. .......................................34
Bảng 3.5. Phân loại rủi ro dựa trên mức độ tổn thất và tần suất xuất hiện. ..................38
Bảng 3.6. Ma trận đo lƣờng các rủi ro trong quy trình nhận hàng thiết bị y tế nhập
khẩu bằng đƣờng hàng không của công ty Airseaglobal. .............................................38

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Giải nghĩa Tiếng Anh

Giải nghĩa Tiếng Việt
Xuất khẩu đƣờng hàng

1

AE

Air Export

2

AN

Arrival Notice

3

AWB

Airway Bill

4

C/O


Certificate of Origin

5

EXW

Ex – Works

6

FCL

Full container load

7

FOB

Free on board

Giao hàng lên tàu

8

HS Code

Harmonized Commodity

Mã HS (Hệ thống hài hịa


Description and Coding System

mơ tả và mã hóa hàng hóa)

9

INV

Invoice

Hóa đơn thƣơng mại

10

LCL

Less than container load

11

MAWB

Master Airway Bill

12

OPS

Operations


13

PKL

Packing List

không
Giấy thông báo hàng đến
Vận đơn đƣờng hàng
khơng
Giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa
Giao hàng tại xƣởng
Đóng và vận chuyển hàng
nguyên container

Đóng và vận chuyển hàng
lẻ container
Vận đơn chủ đƣờng hàng
khơng
Nhân viên hiện trƣờng/
giao nhận
Phiếu đóng gói hàng hóa

vii


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngành y tế là một lĩnh vực nhạy cảm, địi hỏi sự chính xác và an tồn cao nhất.
Vì vậy, việc vận chuyển, nhận hàng thiết bị y tế cần phải đƣợc thực hiện bằng cách
đảm bảo chất lƣợng và an toàn tuyệt đối của hàng hố trong suốt q trình. Việc vận
chuyển loại hàng hóa này bằng đƣờng hàng khơng có thể nói là phƣơng thức phù hợp
nhất, chi phí mặc dù khơng thấp nhƣng an tồn và phù hợp với hàng hóa có giá trị cao
nhƣ thiết bị y tế.
Công ty Airseaglobal là một trong những công ty giao nhận hàng thiết bị y tế
hàng đầu, đặc biệt trong lĩnh vực vận chuyển hàng khơng. Với những kinh nghiệm tích
lũy và sự chun nghiệp trong quản lý quy trình vận chuyển hàng hóa, cơng ty đã trở
thành đối tác đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
Tuy nhiên, việc vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là hàng y tế bằng đƣờng hàng
khơng cũng đầy rủi ro. Hàng hóa có thể bị mất, bị hƣ hỏng, hoặc không đúng chủng
loại, đặc biệt là khi nhập khẩu vào các nƣớc có chính sách và quy định thủ tục hải
quan phức tạp.
Vì vậy, việc quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng thiết bị y tế bằng đƣờng
hàng không của Công ty cổ phần tập đoàn Airseaglobal là rất cần thiết. Việc phân tích,
nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng thiết bị y tế
bằng đƣờng hàng khơng sẽ giúp cơng ty định hình các quy trình quản lý rủi ro nhận
hàng hàng hóa một cách khoa học và hiệu quả, từ đó đảm bảo an tồn cho chất lƣợng
hàng hố trong q trình giao nhận này.
Ngoài ra, một kế hoạch quản trị rủi ro hiệu quả và áp dụng chính xác trong quy
trình nhận hàng bằng đƣờng hàng không sẽ giúp công ty tăng cƣờng sự chuyên nghiệp
và đáng tin cậy của mình trong lĩnh vực vận chuyển hàng y tế, từ đó củng cố vị trí
trong thị trƣờng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Từ thực tế trên, qua quá trình thực tập tại cơng ty Cổ phần tập đồn Airseaglobal
và dựa trên những kiến thức đƣợc trang bị trên giảng đƣờng, em xin chọn đề tài:
"Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng thiết bị y tế bằng đƣờng hàng không của
1



Cơng ty cổ phần tập đồn Airseaglobal" giai đoạn 2020-2022 làm đề tài khóa luận của
mình.
1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Có khá nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến quản trị rủi ro trong quy trình nhận
hàng nhập khẩu.
- Tác giả Nguyễn Quang Diệp (2005) “Rủi ro và quản lý rủi ro trong kinh doanh
xuất nhập khẩu”. Đề tài nghiên cứu về các vấn đề lý luận liên quan tới rủi ro và quản
trị rủi ro, đặc biệt là những rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu; tiến hành phân
loại, phân tích có hệ thống những rủi ro đó, kèm theo những ví dụ, sự kiện minh hoa
cho thấy đƣợc nguyên nhân và tác hại của chúng, từ đó đề xuất các biện pháp theo một
qui trình hồn thiện nhằm kiểm sốt và chế ngự những rủi ro đó.
- Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền (2009) với đề tài nghiên cứu "Đánh giá quản
trị rủi ro trong vận tải hàng hóa bằng đƣờng biển của Cơng ty TNHH MTV Vận Tải
Biển Hải Âu", đã phân tích các yếu tố rủi ro bao gồm: rủi ro liên quan đến tàu và trang
thiết bị vận tải, rủi ro liên quan đến địa điểm vận chuyển, rủi ro liên quan đến hải quan
và thuế, rủi ro liên quan đến khách hàng và nhà sản xuất. Đồng thời, tác giả cũng đề
xuất các giải pháp để quản trị rủi ro nhƣ: đầu tƣ vào trang thiết bị vận tải an tồn, phát
triển các quy trình quản lý rủi ro, nâng cao chất lƣợng dịch vụ khách hàng và nâng cao
khả năng phát hiện rủi ro.
- ThS. Nguyễn Liên Hƣơng (2011) đã tiến hành nghiên cứu về “Vấn đề rủi ro và
các biện pháp quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp xây dựng”. Bài nghiên cứu này bao gồm tổng quan về quản trị rủi ro và xu
hƣớng của nó, cũng nhƣ hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về rủi ro trong sản xuất
kinh doanh nói chung và sản xuất kinh doanh xây dựng nói riêng.
- Tác giả Phạm Thị Quỳnh Anh (2019) trong bài nghiên cứu "Quản trị rủi ro
trong hoạt động giao nhận hàng hóa tại cơng ty cổ phần Hóa chất Sài Gịn", đã trình
bày chi tiết về các quy trình giao nhận hàng hóa tại cơng ty và xác định các rủi ro tiềm
ẩn trong quá trình này, áp dụng các phƣơng pháp định lƣợng và định tính để phân tích
và đánh giá các rủi ro đó, từ đó đƣa ra những giải pháp quản trị rủi ro phù hợp. Đặc


2


biệt, tác giả cũng đã đề xuất một mơ hình quản trị rủi ro cho công ty, giúp cải thiện
hiệu quả trong quản trị rủi ro và tăng cƣờng tính khả thi cho các hoạt động kinh doanh.
- Th.S. Vũ Quốc Bảo (2021) “Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan”
(2021). Nội dung bài nghiên cứu đã nêu ra các khái niệm về nguy cơ, rủi ro, tổn thất
và nội dung quản trị rủi ro. Tuy nhiên bài nghiên cứu chỉ tập trung vào những vấn đề
cơ bản trong nghiệp vụ hải quan.
Các nghiên cứu trên đã phân tích, đánh giá tầm quan trọng cũng nhƣ sự cần thiết
của quản trị rủi ro trong hoạt động giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên, một số nghiên cứu có
phạm vi nghiên cứu hẹp, chỉ tập trung vào một phần của quy trình vận chuyển hàng hóa.
Một số khác lại không đƣa ra giải pháp cụ thể để cải thiện quy trình quản trị rủi ro. Cuối
cùng, khơng phải tất cả các nghiên cứu đều đƣợc thực hiện bởi các chuyên gia hoặc
doanh nghiệp thực tế, điều này có thể ảnh hƣởng đến tính ứng dụng của nghiên cứu
trong thực tế. Do đó, hy vọng đề tài nghiên cứu này sẽ đóng góp phần nào đó để hồn
thiện việc quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng đối với một doanh nghiệp cụ thể.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu các vấn đề sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro, quy trình giao nhận hàng nhập
khẩu bằng đƣờng hàng khơng của các cơng ty logistics.
- Phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong quá trình nhận hàng thiết bị y tế nhập
khẩu bằng đƣờng hàng không tại Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal, để đánh giá
những thành công, hạn chế trong công tác quản lý rủi ro của Công ty.
- Đề xuất một số giải pháp và đƣa ra các khuyến nghị nhằm tăng cƣờng, nâng cao
chất lƣợng quản lý rủi ro trong hoạt động nhập khẩu hàng thiết bị y tế bằng đƣờng
hàng không tại Công ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal.
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài khóa luận tập trung nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro trong quy trình
nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đƣờng hàng không của Công ty Cổ phần tập

đoàn Airseaglobal.

3


1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2020 đến năm 2022 của Công ty Cổ phần tập
đồn Airseaglobal.
- Phạm vi về khơng gian: Cơng ty Cổ phần tập đoàn Airseaglobal.
- Nội dung vấn đề nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng quản
trị rủi ro trong quá trình nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đƣờng hàng không.
1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp thu thập dữ liệu, phƣơng pháp phân tích, xử
lý dữ liệu trên cơ sở kết hợp với việc đƣa ra số liệu thực tế để luận giải các vấn đề.
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
 Thu thập dữ liệu sơ cấp:
Các dữ liệu sơ cấp có thể đƣợc thu thập thơng qua việc quan sát trực tiếp và ghi
lại các hoạt động và quy trình trong cơng ty Airseaglobal liên quan đến quản trị rủi ro
trong quy trình nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu. Việc thực hiện các cuộc phỏng vấn,
sử dụng phiếu điều tra cũng là một phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp. Cụ thể:
- Sử dụng phiếu điều tra:
Phiếu điều tra đƣợc sử dụng để thu thập dữ liệu từ các bên liên quan trong quy
trình nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu, bao gồm các nhân viên trong phòng xuất nhập
khẩu – những ngƣời tiếp nhận hồ sơ, hoàn thiện thủ tục và theo dõi đơn hàng cho hoạt
động nhận hàng nhập khẩu bằng đƣờng hàng không, nhà cung cấp và các đối tác vận
chuyển. Em đã tiến hành điều tra 44 phiếu khảo sát tại công ty Airseaglobal. Nội dung
của phiếu điều tra tập trung vào tìm hiểu mức độ nhận diện các nguy cơ, rủi ro và tổn
thất trong quy trình nhận hàng nhập khẩu của doanh nghiệp.
- Phương pháp phỏng vấn:
Các cuộc phỏng vấn có thể đƣợc thực hiện để thu thập thông tin từ nhân viên tại

công ty Airseaglobal, các đối tác vận chuyển và các đối tác khác liên quan đến quy
trình nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu. Các cuộc phỏng vấn có thể đƣợc tiến hành trực
tiếp hoặc qua điện thoại.

4


 Thu thập dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu thứ cấp có thể đƣợc thu thập thơng qua việc nghiên cứu các tài liệu, báo
cáo và các thông tin liên quan đến quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu.
Các nguồn dữ liệu này có thể bao gồm các báo cáo từ các tổ chức quốc tế, các tài liệu
liên quan đến quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu từ các cơ quan chức
năng, các công ty cung cấp thiết bị y tế.
1.6.2 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu
Phương pháp tổng hợp, thống kê: Sử dụng Excel để thống kê các chỉ tiêu kết quả
kinh doanh, tình hình quản trị rủi ro trong các bƣớc nhận hàng nhập khẩu, sau đó tính
phần trăm và so sánh với tình hình chung tổng thể để đƣa ra các nhận xét và đánh giá.
Phương pháp so sánh: Áp dụng phƣơng pháp này để so sánh kết quả kinh doanh
của 3 năm gần nhất để cho thấy sự thay đổi về chi phí, doanh thu và hiệu quả kinh
doanh qua việc quản trị rủi ro.
Phương pháp phân tích kinh tế: Căn cứ vào các kết quả dƣới dạng thống kê,
bảng biểu, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích kinh tế nhằm đánh giá chính xác kết
quả đạt đƣợc của hoạt động quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng
đƣờng hàng khơng của doanh nghiệp, tìm ra những thành cơng, hạn chế và nguyên
nhân của hoạt động này, làm cơ sở đề xuất các giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả
của hoạt động này trong thời gian tới.
1.7. Kết cấu của khóa luận
Tên khóa luận: "Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng thiết bị y tế bằng
đƣờng hàng khơng của Cơng ty cổ phần tập đồn Airseaglobal"
Ngồi các phần Tóm lƣợc, Lời cảm ơn, Mục lục, Danh mục bảng biểu, sơ đồ,

hình vẽ, từ viết tắt, lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 4 chƣơng:
Chương 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lí luận của quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập
khẩu bằng đường hàng khơng.

5


Chương 3: Thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng thiết bị y tế
nhập khẩu bằng đường hàng khơng tại Cơng ty cổ phần tập đồn Airseaglobal
Chuơng 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp hồn thiện quản trị rủi ro
trong quy trình nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường hàng không của của
Cơng ty cổ phần tập đồn Airseaglobal.

6


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY
TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƢỜNG HÀNG KHÔNG
2.1. Một số khái niệm:
2.1.1. Khái niệm: Nguy cơ, rủi ro, tổn thất
a. Khái niệm về nguy cơ:
Theo Hƣớng dẫn về Kiến thức Quản lý dự án - Phiên bản thứ 6, "Nguy cơ" đƣợc
định nghĩa là khả năng xảy ra của một sự kiện bất ngờ hoặc một tình huống có thể gây
ra thiệt hại hoặc mất mát.
Theo tài liệu tiêu chuẩn quốc tế ISO 14121-1:2007, “Nguy cơ” (risk) là sự kết
hợp của xác suất xảy ra tổn hại với tính nghiêm trọng của tổn hại này
Theo tác giả H. Kunreuther, Nguy cơ đƣợc xem nhƣ "một trạng thái tƣơng lai
không chắc chắn với một kết quả xảy ra có thể làm tổn hại đến sự thành cơng hoặc
mục tiêu của tổ chức" (Nguồn: Risk Analysis, 2013)

Nhƣ vậy có thể hiểu, Nguy cơ là khả năng xảy ra một sự kiện có thể gây ra hậu quả
khơng mong muốn hoặc tổn thất. Nó thƣờng đƣợc đánh giá dựa trên xác suất và mức độ
nghiêm trọng của hậu quả. Trong quản trị rủi ro, nguy cơ đƣợc xem nhƣ một trong những
yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ rủi ro và lập kế hoạch quản trị rủi ro.
b. Khái niệm về rủi ro:
Theo từ điển Oxford, khái niệm rủi ro đƣợc định nghĩa là "the possibility of
something bad happening; a situation that could be dangerous or have a negative
outcome." Tức là khả năng xảy ra của một điều khơng tốt, một tình huống có thể nguy
hiểm hoặc mang lại hậu quả tiêu cực.
Theo tác giả J. L. Burt, "Rủi ro” là sự bất định và không chắc chắn về kết quả của
một hành động hoặc sự kiện, có thể gây ra tổn thất hoặc thiệt hại cho các bên liên
quan. (Risk and Insurance, 1994)
Theo tác giả R. W. Blanning, "Rủi ro là một sự kiện có khả năng xảy ra và có thể
gây ra mất mát hoặc hậu quả không mong muốn cho các bên liên quan." (Risk
Management and Insurance, 1996)
7


Theo các tác giả MS. Elahi, M.A.Karim và S.R.Ahmed, "Rủi ro là sự kết hợp
giữa khả năng xảy ra của một biến cố không mong muốn và mức độ nghiêm trọng của
hậu quả."( Managing Risks in Construction Projects, 2016)
Tóm lại, có thể hiểu rằng: Rủi ro là là những sự kiện bất ngờ ngoài mong đợi của
con ngƣời và gây những thiệt hại cho con ngƣời trong các hoạt động của mình”. Rủi ro
có thể đƣợc đánh giá và ƣớc tính bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau, bao gồm cả
phân tích định lƣợng và định tính. Việc quản lý rủi ro là một yếu tố cần thiết để giảm
thiểu sự tổn thất và tăng cƣờng hiệu quả của các hoạt động kinh doanh, dự án và các
lĩnh vực khác.
c. Khái niệm tổn thất:
Tổn thất đƣợc hiểu là sự mất mát, giảm thiểu giá trị hoặc sự thiệt hại trong một
tình huống cụ thể. Tổn thất có thể đƣợc đo lƣờng bằng các chỉ số nhƣ tiền tệ, thời gian,

chất lƣợng hoặc danh tiếng.
Trong quản trị rủi ro, khái niệm tổn thất thƣờng đƣợc sử dụng để đánh giá các tác
động tiềm năng của rủi ro lên mục tiêu hoặc kế hoạch của tổ chức. Tổn thất có thể
đƣợc phân loại thành hai loại chính: tổn thất tài chính và tổn thất phi tài chính.
- Tổn thất tài chính là sự mất mát hoặc giảm giá trị về mặt tài chính, bao gồm tiền
mặt, tài sản, doanh thu hoặc lợi nhuận. Ví dụ, tổn thất tài chính có thể xuất hiện khi
một công ty bị mất khách hàng do vụ việc thất bại của sản phẩm hoặc dịch vụ, hoặc
khi phải chi trả chi phí pháp lý do các vấn đề liên quan đến rủi ro.
- Tổn thất phi tài chính là sự mất mát hoặc giảm giá trị về mặt phi tài chính, bao
gồm danh tiếng, hình ảnh, uy tín, hoặc sự tin tƣởng của khách hàng, đối tác hoặc nhà
đầu tƣ. Ví dụ, tổn thất phi tài chính có thể xuất hiện khi một công ty bị phanh phui vì
vi phạm đạo đức kinh doanh hoặc gây ra ơ nhiễm mơi trƣờng.
Tóm lại, tổn thất là một yếu tố quan trọng khi đánh giá rủi ro trong quản trị dự án
và quản trị rủi ro. Việc định lƣợng và định giá tổn thất là rất cần thiết để quản lý rủi ro
một cách hiệu quả.

8


2.1.2. Khái niệm quản trị rủi ro
Theo "Risk management", Wikipedia “Quản trị rủi ro là q trình định hƣớng,
phân tích, đánh giá, và quản lý các rủi ro một cách chủ động trong một tổ chức hoặc
dự án”. Nó nhằm giảm thiểu tác động của các rủi ro tiềm tàng đến mục tiêu và thành
tựu của tổ chức hoặc dự án đó. Quản trị rủi ro khơng đơn thuần là việc xác định các rủi
ro, mà còn liên quan đến các hoạt động nhƣ đánh giá và phân tích tác động của các rủi
ro, lên kế hoạch, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và quản lý các rủi ro đó.
Quản trị rủi ro là một phần quan trọng của quản lý dự án và quản lý tổ chức, đặc
biệt là trong các ngành cơng nghiệp nhƣ tài chính, bảo hiểm, sản xuất, xây dựng, và y
tế. Nó giúp cho các tổ chức và dự án có thể đạt đƣợc mục tiêu với sự hiệu quả cao hơn,
tránh các tổn thất khơng mong muốn, tăng cƣờng khả năng đối phó với các rủi ro và

giảm thiểu các tác động tiêu cực của chúng. Ngồi ra, q trình quản trị rủi ro sẽ là
một q trình liên tục và động, địi hỏi sự chú ý và quản lý đúng mức để đảm bảo rằng
các rủi ro đƣợc xác định và giảm thiểu một cách hiệu quả.
2.1.3. Khái niệm nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không
Nhận hàng nhập khẩu bằng đƣờng hàng khơng là q trình tiếp nhận hàng hóa từ
quốc gia này đến quốc gia khác thông qua đƣờng hàng khơng. Trong q trình này,
hàng hóa đƣợc vận chuyển bằng máy bay và đƣợc kiểm tra tại cảng hàng không để
đảm bảo tính an tồn và chất lƣợng của sản phẩm.
Q trình nhận hàng nhập khẩu bằng đƣờng hàng khơng thƣờng bao gồm các
bƣớc: Thủ tục hải quan; Vận chuyển hàng hóa; Xử lý hàng hóa tại cảng hàng khơng;
Thanh tốn chi phí; Vận chuyển hàng hóa đến địa điểm nhận. Quá trình nhận hàng này
là một phần quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu và đòi hỏi sự chuyên nghiệp, kỹ
năng và kinh nghiệm của các đơn vị và cá nhân liên quan.
2.1.4. Khái niệm quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường
hàng không
Qua khái niệm quản trị rủi ro, khái niệm nhận hàng nhập khẩu bằng đƣờng hàng
không đã đƣợc đề cập, quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đƣờng
hàng khơng có thể hiểu là q trình quản lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình
9


nhập khẩu hàng hóa thơng qua đƣờng hàng khơng từ quốc gia xuất khẩu sang quốc gia
nhập khẩu. Nó bao gồm việc đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, xác định các biện pháp phịng
ngừa và kiểm sốt các rủi ro đó để giảm thiểu tối đa các tổn thất có thể xảy ra.
Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đƣờng hàng không
cũng liên quan đến việc thực hiện các quy định pháp luật, đảm bảo tn thủ các quy
trình và quy chuẩn an tồn, đảm bảo các hợp đồng và cam kết đƣợc thực hiện đầy đủ
và chính xác. Việc quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đƣờng
hàng khơng là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo an tồn và hiệu quả của chuỗi
cung ứng hàng hóa toàn cầu.

2.2. Một số lý thuyết về quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu
bằng đƣờng hàng khơng
2.2.1. Quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu nhập khẩu của khách hàng
Sau khi tiếp nhận yêu cầu nhập khẩu của khách hàng, bên làm dịch vụ giao nhận
cần phải nắm bắt tình hình chuẩn bị hàng hóa và phƣơng tiện vận tải. Cụ thể, phải
kiểm tra thông tin về lô hàng, ngày giờ xuất bến của phƣơng tiện vận chuyển, hãng
vận tải và một số yêu cầu khác.
Sau đó, yêu cầu khách hàng gửi một số giấy tờ chính, bao gồm: Hóa đơn thƣơng
mại (Commercial Invoice); Hợp đồng thƣơng mại (Sale contract); Bill of lading;
Packing list.
Bước 2: Nhận và kiểm tra bộ chứng từ chứng từ
- Nhân viên phòng giao nhận sau khi nhận bộ hồ sơ gốc cần photo các chứng từ
này ra nhiều bản để phục vụ cho công việc lúc cần thiết, đối chiều thông tin trên bộ
chứng từ với MABL/ HAWB xem các chi tiết có khớp nhau không ( POL, POD, Seal,
Shipping mark, Description of goods, G.W, Measurement). Nếu có khác biệt thì báo
ngay cho khách hàng để kịp thời chỉnh sửa
- Trƣớc ngày máy bay đến, hãng hoặc Co-loader sẽ gửi giấy báo hàng đến
(Arrival notice), Trên A/N mà hãng tàu hay Co-loader gửi thƣờng có thơng báo số
10


cƣớc và các Local charges phải nộp. Kiểm tra xem tiền cƣớc Collect có khớp với Prealert của đại lý không. Dựa trên A/N của hãng vận chuyển để gửi A/N cho khách hàng.
- Nắm tình hình hoặc thay mặt chủ hàng mang vận đơn gốc và giấy giới thiệu đến
hãng vận chuyển để lấy lệnh giao hàng (D/O) và đóng lệ phí.
- Ngƣời nhập khẩu chuẩn bị các chứng từ phục vụ cho việc khai báo và thông
quan hải quan nhƣ hợp đồng, hóa đơn, phiếu đóng gói, vận đơn gốc, chứng nhận hun
trùng, chứng nhận kiểm dịch, chứng nhận xuất xứ,…
- Tra cứu mã HS cho hàng hóa:
+ Với những hàng hóa mới cần tìm hiểu kĩ lƣỡng thơng tin của tên hàng, cơng

dụng, tính chất, chất liệu, loại hàng, ... để tra mã HS chính xác nhất.
+ Với những hàng hóa đã từng làm thì tra xem mã HS hiện tại cịn phù hợp với
hàng đó nữa không.
Bước 3: Lên tờ khai và truyền tờ khai hải quan
- Lên tờ khai hải quan bằng phần mềm khai báo hải quan điện tử căn cứ vào
thông tin trên các chứng từ mà khách hàng gửi.
- Kiểm tra lại tờ khai đặc biệt chú ý các thông tin không thể sửa trên tờ khai:
+ Tên ngƣời xuất khẩu, địa chỉ, mã cơ quan hải quan, mã loại hình;
+ Số cân, số kiện, số vận đơn, tên hàng;
+ Cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng, mã HS hàng hóa.
- Gửi tờ khai in thử cho khách hàng để kiểm tra lại thơng tin một lần nữa, nếu có
thơng tin gì cần sửa, bổ sung thì khai bổ sung thêm vào tờ khai.
- Truyền tờ khai và nhận kết quả phân luồng. Bao gồm 3 luồng:
+ Luồng xanh: In tờ khai, chờ nộp thuế, sau đó đến hải quan để làm tiếp các thủ
tục thơng quan hàng hóa.
+ Luồng vàng: Phải mang bộ hồ sơ và tờ khai hải quan lên cho hải quan để kiểm
tra. Nhân viên hiện trƣờng phải chủ động liên hệ với nhân viên chứng từ để có thể hiểu
11


và giải thích với hải quan.
+ Luồng đỏ: Vừa kiểm tra hồ sơ, vừa kiểm hóa hàng, hỏi khách hàng về hàng hóa
có chuẩn chỉnh chƣa, có đầy đủ thơng tin nhãn mác khơng, thơng tin hàng để có
phƣơng pháp kiểm hóa thích hợp.
Bước 4: Thơng báo thuế
Sau khi có kết quả phân luồng hàng hóa, phải thơng báo tiền thuế của lô hàng
cho khách hàng để khách chủ động nộp và gửi tờ khai đã phân luồng cho khách hàng.
Bước 5: Làm thủ tục thông quan
- Chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm: Tờ khai hải quan điện tử, hóa đơn thƣơng mại, vận
đơn, giấy đăng kí kiểm tra chuyên ngành, C/O (nếu có)

- Mang bộ hồ sơ đến hải quan tiếp nhận để đƣợc phân công cán bộ kiểm tra hồ sơ
- Nộp hồ sơ tới ngƣời phân công kiểm tra hồ sơ
- Hải quan tiếp nhận kiểm tra chứng từ:
+ Nếu hồ sơ đầy đủ thì hải quan sẽ chấp nhận thơng quan cho hàng hóa
+ Nếu hồ sơ thiếu hay có thơng tin cần bổ sung thì nhân viên hiện trƣờng sẽ liên
hệ văn phịng để nhận đƣợc sự trợ giúp
+ Nộp các khoản phí cần thiết
Bước 6: Làm thủ tục lấy hàng
Lấy lệnh giao hàng và nộp hộ khách các lệ phí (gửi hóa đơn cho khách sau), nhân
viên hiện trƣờng tiến hành lấy hàng.
Các bƣớc trong tồn bộ quy trình đều đóng vai trị quan trọng trong hoạt động
giao nhận hàng hóa bằng đƣờng hàng khơng, các bộ phận trong tồn bộ cơng ty đóng
vai trị quan trọng và có sự liên kết chặt chẽ với nhau để hồn thiện quy trình nhận
hàng bằng đƣờng hàng không.

12


Bước 7: Thanh toán và trả chứng từ gốc cho khách
Cuối cùng, sau khi đã hoàn thành các bƣớc trên, ngƣời nhận hàng sẽ tiến hành
quyết tốn chi phí, bao gồm chi phí vận chuyển, phí dịch vụ và các khoản chi phí khác
liên quan đến q trình nhận hàng. Quyết tốn chi phí này sẽ đƣợc thực hiện theo các
điều khoản đã thỏa thuận trƣớc đó giữa hai bên.
Tóm lại, quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đƣờng hàng không gồm nhiều
bƣớc, từ tiếp nhận đơn đặt hàng đến giao hàng cho khách hàng. Trong q trình này,
cơng ty cần phải thực hiện các thủ tục hải quan và đảm bảo hàng hóa đƣợc vận chuyển
đúng thời hạn và an toàn. Quản trị rủi ro là yếu tố quan trọng để đảm bảo quá trình vận
chuyển và nhập khẩu diễn ra suôn sẻ, đồng thời giảm thiểu rủi ro và thiệt hại cho các
bên liên quan.
2.2.2. Nội dung quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường

hàng khơng
Một quy trình quản trị rủi ro cơ bản đƣợc diễn ra theo bốn:
Bước 1: Nhận dạng rủi ro
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn trong một
hoạt động, quy trình hoặc dự án. Nó bao gồm việc nhận diện các yếu tố có thể gây ra
rủi ro, ƣớc tính mức độ rủi ro và xác định các biện pháp để giảm thiểu hoặc loại bỏ rủi
ro đó. Việc nhận dạng rủi ro là một phần quan trọng trong quản trị rủi ro và giúp cho
các tổ chức có thể đƣa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời để đối phó với các rủi ro
tiềm ẩn.
Đặc biệt, trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đƣờng hàng khơng thì ở
bƣớc này doanh nghiệp cần tiến hành dự báo rủi ro, nhìn nhận các nguy cơ trong quy
trình nhập khẩu hàng hóa đối với từng quốc gia. Trong hoạt động nhận diện rủi ro sẽ
có những phƣơng pháp cụ thể dể nhận dạng ra các loại rủi ro khác nhau. Cụ thể có 7
phƣơng pháp nhận dạng rủi ro phổ biến đƣợc sử dụng:
Phương pháp 1: Xây dựng bảng liệt kê: Đi tìm các cách giải quyết trong các
tình huống nhất định để có thể nhận dạng và xử lý các đối tƣợng rủi ro.

13


Phương pháp 2: Phân tích báo cáo tài chính: Phân tích báo cáo hoạt động kinh
doanh, bản dự báo về tài chính và dự báo ngân sách, kết hợp với các tài liệu bổ trợ
khác để xác định đƣợc các nguy cơ rủi ro về tài sản, về trách nhiệm pháp lý,…
Phương pháp 3: Phương pháp lưu đồ: Xây dựng một hay một dãy các lƣu đồ
diễn tả các hoạt động diễn ra trong những điều kiện cụ thể và trong những hồn cảnh
cụ thể để phân tích những ngun nhân, tổn thất,…
Phương pháp 4: Phương pháp thanh tra hiện trường: Quan sát trực tiếp các
hoạt động diễn ra để hiểu các mối hiểm họa, nguyên nhân và các đối tƣợng rủi ro.
Phương pháp 5: Làm viêc với các cơ quan bên ngoài doanh nghiệp: Để bổ sung
các rủi ro mà bản thân nhà quản trị có thể bỏ sót, đồng thời phát hiện các nguy cơ rủi

ro từ chính các đối tƣợng này.
Phương pháp 6: Phân tích hợp đồng: Nghiên cứu từng điều khoản trong các
hợp đồng, phát hiện những sai sót, những nguy cơ rủi ro trong quá trình thực hiện
Phương pháp 7: Phương pháp nghiên cứu số lượng tổn thất trong quá khứ:
Bằng cách tham khảo hồ sơ đƣợc lƣu trữ về các tổn thất trong quá khứ, nhà quản trị có
thể dự báo đƣợc các xu hƣớng tổn thất có thể xảy ra trong tƣơng lai (tức là tổn thất có
thể lặp lại).
Tại bƣớc này sẽ có những phƣơng pháp nhận diện rủi ro thích hợp để nhận diện
đƣợc có những rủi ro nào xuất hiện. Cụ thể:
- Doanh nghiệp sẽ sử dụng phƣơng pháp bảng liệt kê để đƣa ra một cái nhìn tổng
quan về các rủi ro tiềm tàng trong mỗi hợp đồng nhận hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó sẽ
sử dụng phƣơng pháp phân tích hợp đồng và phân tích báo cáo tài chính để phân tích
các tài liệu liên quan nhƣ chứng từ, hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng thuê phƣơng tiện
vận tải, ... Trong hoạt động nhận hàng nhập khẩu bằng đƣờng hàng khơng sẽ cần có
những chứng từ và hợp đồng phƣơng tiện vận tải. Các rủi ro thƣờng đƣợc nhận dạng
nhờ phƣơng pháp này gồm:
+ Rủi ro từ chủ thể đối tác: Các cơng ty khơng có hoặc giả danh có hoạt động
kinh doanh, khơng có đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh hết hiệu lực, khơng
có chức năng kinh doanh, ...
+ Rủi ro về pháp lý quy định về giấy tờ, thủ tục chuyên ngành
+ Rủi ro về hàng hóa

14


- Phƣơng pháp trao đổi với các bộ phận nhƣ hãng bay, hải quan bên ngoài doanh
nghiệp để nhận dạng các rủi ro nhƣ:
+ Rủi ro trong khâu nhận bộ chứng từ
+ Rủi ro trong khâu mua bảo hiểm hàng hóa
- Phƣơng pháp lƣu đồ và thanh tra hiện trƣờng cũng có thể đƣợc sử dụng trong

quy trình nhận hàng. Việc quan sát các bộ phận trong doanh nghiệp là rất cần thiết để
đảm bảo quy trình nhập khẩu đạt hiệu quả tối đa. Các rủi ro có thể xảy ra ở giai đoạn
này thƣờng là:
+ Rủi ro về quá trình vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản
- Phƣơng pháp nghiên cứu số lƣợng tổn thất trong quá khứ đƣợc sử dụng để liệt
kê ra các nguy cơ rủi ro có thể lặp lại và phƣơng pháp này có thể giúp doanh nghiệp
nhận dạng đƣợc những rủi ro trong tƣơng lai nhƣ:
+ Rủi ro về thời hạn giao hàng: Sự ảnh hƣởng của thời tiết nhƣ mƣa, bão,
lũ,…theo mùa.
+ Rủi ro trong q trình thanh tốn: Biến động của tỷ giá trong thời gian tới, ảnh
hƣởng của việc thanh toán chậm,..
Bước 2: Phân tích nguyên nhân
Ở bƣớc này doanh nghiệp sẽ phân tích các nguyên nhân của rủi ro xuất phát từ
đâu để đƣa ra cách xử lý nhanh chóng và hiệu quả. Đối với mỗi quy trình nhập khẩu
hàng hóa, việc phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro sẽ giúp cho doanh nghiệp cải thiện
quy trình nhận hàng nhập khẩu. Các nguyên nhân có thể gây ra rủi ro nhƣ sau:
+ Rủi ro từ chủ thể đối tác: Nguyên nhân dẫn đến rủi ro này là ngƣời giao nhận
không tìm hiểu kỹ thơng tin đối tác của mình về lĩnh vực kinh doanh, thâm niên hoạt
động trên thị trƣờng, tiềm lực về tài chính, thơng tin về ngƣời đại diện pháp luật, thậm
chí các đối tác của họ, ...
+ Rủi ro về pháp lý quy định về giấy tờ, thủ tục chuyên ngành: Nguyên nhân từ
việc nhà nƣớc thay đổi các chính sách, thuế suất, quy định về kiểm tra chất lƣợng
nhanh chóng khiến doanh nghiệp chƣa cập nhật kịp thời cũng gây ra một số rủi ro
trong quá trình nhận hàng nhập khẩu bằng đƣờng hàng khơng.

15


+ Rủi ro về hàng hóa: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những rủi ro về hàng hóa
nhƣ q trình bảo quản trong khâu vận chuyển không phù hợp với đặc tính của hàng

hóa, hàng hóa nguy hiểm,…
+ Rủi ro trong khâu nhận bộ chứng từ: Nhân viên giao nhận không kiểm tra kĩ
thông tin, địa chỉ của ngƣời nhận dẫn đến sai địa chỉ ngƣời nhận, sơ suất để thiếu một
số chứng từ trong bộ chứng từ, chứng từ sai,…
+ Rủi ro trong khâu mua bảo hiểm hàng hóa: Nguyên nhân có thể dẫn đến rủi ro
này là các nhà xuất nhập khẩu xếp đặt hàng hóa trên tàu q tải hoặc sai quy cách đặc
tính hàng hóa dẫn đến hƣ hỏng hàng và không đƣợc đền bù bằng bảo hiểm, phƣơng
tiện vận chuyển không đủ khả năng lƣu hành, hàng hóa bị tổn thất trƣớc khi cấp đơn
bảo hiểm cũng không đƣợc đền bù bằng bảo hiểm.
+ Rủi ro về thời hạn giao hàng: Nguyên nhân khách quan từ yếu tố thiên nhiên
nhƣ bão, lũ lụt, động đất, sóng thần, .. làm cho thời gian vận chuyển kéo dài hơn gây
tổn thất lớn cho các bên.
+ Rủi ro trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản hàng hóa: Các nguyên
nhân do các yếu tố kỹ thuật trong q trình sử dụng bị hỏng hóc, khả năng bảo quản
kém và các thiết bị máy móc hỗ trợ bốc dỡ kém chất lƣợng nhƣng không đƣợc phát
hiện, ảnh hƣởng xấu đến quá trình vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản hàng hóa.
+ Rủi ro trong q trình thanh tốn: ngun nhân dẫn đến sai sót trong q trình
thanh tốn từ việc tỷ giá biến động khơng kiểm sốt đƣợc, các vấn đề về khủng hoảng
kinh tế lạm phát khiến đồng tiền mất giá, ngân hàng hai phía chậm trễ trong q trình
thanh tốn, ....
Bước 3: o lường rủi ro
Bƣớc đo lƣờng rủi ro là quá trình đánh giá, xác định và đo lƣờng các rủi ro tiềm
ẩn trong hoạt động kinh doanh của cơng ty. Bƣớc này nhằm mục đích để tìm ra các rủi
ro cần phải quản lý và đƣa ra các biện pháp giảm thiểu, phòng tránh hoặc chấp nhận
rủi ro đó.
Trong quy trình đo lƣờng rủi ro, các nhân viên có thể sử dụng các cơng cụ nhƣ
bảng tính, các mơ hình thống kê, hoặc các phƣơng pháp đánh giá chuyên sâu để đo
lƣờng mức độ rủi ro và đánh giá tác động của chúng đến hoạt động kinh doanh. Các

16



rủi ro sẽ đƣợc phân loại và ƣu tiên theo mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra nhƣ
bảng sau:
Tần suất rủi ro
Cao

Thấp

Cao

I

II

Thấp

III

IV

Mức độ tổn thất

Bảng 2.1. Đo lƣờng rủi ro dựa trên mức độ tổn thất và tần suất xuất hiện
(Nguồn: PGS.TS Trần Hùng, 2017, Giáo trình quản trị rủi ro, Trang 77)
- Nhóm I: Diễn tả các rủi ro xảy ra với tần suất và mức độ nghiêm trọng cao, tổn
thất xảy ra thƣờng xuyên và đều nghiêm trọng, cần có sự quan tâm đặc biệt.
- Nhóm II: Diễn tả các rủi ro có tần suất thấp và mức độ nghiêm trọng cao, tổn
thất ít khi xảy ra nhƣng khi xảy ra thì thƣờng nghiêm trọng, cần đƣợc quan tâm sau
nhóm I.

- Nhóm III: Diễn tả các rủi ro có tần suất cao và mức độ nghiêm trọng thấp, tổn
thất thƣờng xuyên xảy ra nhƣng tổn thất tƣơng đối thấp.
- Nhóm IV: Diễn tả các rủi ro có tần số và mức độ nghiêm trọng thấp, tổn thất ít
khi xảy ra và tổn thất tƣơng đối thấp, có thể ít quan tâm đến nhóm rủi ro này.
Kết quả đo lƣờng rủi ro sẽ đƣợc sử dụng để đƣa ra các quyết định về việc quản lý
rủi ro và cách khắc phục cho từng nhóm riêng.
Bước 4: Kiểm sốt rủi ro
Bƣớc kiểm sốt rủi ro là q trình đánh giá và chấp nhận hoặc từ chối rủi ro,
cũng nhƣ thiết lập các biện pháp kiểm soát để giảm thiểu hoặc loại bỏ rủi ro đó. Có
một số biện pháp để kiểm soát rủi ro, cụ thể nhƣ sau:
- Biện pháp né tránh rủi ro: Chủ động né tránh trƣớc khi rủi ro xảy ra, bằng cách
loại bỏ những nguyên nhân xảy ra rủi ro

17


×