Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Báo cáo thực tập khoa Kế toán tại CÔNG TY cổ PHẦN AIRSEAGLOBAL VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.59 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................ii
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN AIRSEAGLOBAL
VIỆT NAM............................................................................................................... 1
1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần
Airseaglobal Việt Nam............................................................................................1
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty..........................................................................1
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển..............................................................2
1.2. Lĩnh vực kinh doanh........................................................................................2
1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban trong công ty....................3
1.4. Nhân lực của công ty........................................................................................4
1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật....................................................................................4
1.6. Tình hình tài chính của Công ty......................................................................5
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
AIRSEAGLOBAL VIỆT NAM..............................................................................6
2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty................................................6
2.1.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2016 – 2019.........6
2.1.2. Các đối tác của công ty..................................................................................7
2.2. Hoạt động kinh doanh chính của Công ty Cổ Phần Airseaglobal Việt Nam.......7
2.2.1. Giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển.............................................7
2.2.2. Giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không................................8
2.2.3. Quy trình giao nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường hàng
không của công ty cố phần Airseaglobal Việt Nam................................................9

1


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU........................................................................................................................ 13
3.1. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần


Airseaglobal Việt Nam..........................................................................................13
3.1.1. Thành tựu.....................................................................................................13
3.1.2. Tồn tại và nguyên nhân...............................................................................13
3.2. Đề xuất một số vấn đề nghiên cứu.................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................16

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1
Bảng 2.1
Bảng 2.2

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Airseaglobal
Kết quả kinh doanh của Công ty (2016 – 2019)
Giá trị doanh thu giao nhận theo từng phương thức vận tải của

3
6
7

Bảng 2.3

Công ty Cổ phần Airseaglobal Việt Nam giai đoạn 2017-2019
Doanh thu giao nhận hàng không của Công ty Cổ phần

8

Bảng 2.4

Airseaglobal Việt Nam giai đoạn 2017-2019
Giá trị phần trăm nhập khẩu bằng đường hàng không của


9

Airseaglobal Việt Nam tính theo ngành hàng giai đoạn 2017 –
2019

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
XNK
TP
VNĐ
GTGN
C/O

Xuất nhập khẩu
Thành phố
Việt nam đồng
Giá trị giao nhận
Certificate of origin

3


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN AIRSEAGLOBAL
VIỆT NAM

1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần
Airseaglobal Việt Nam

1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty
Công ty Cổ phần Airseaglobal Việt Nam được thành lập vào ngày 13 tháng 5
năm 2011 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp giấy phép đăng ký kinh
doanh với mã số thuế là 0105308539, tính đến nay Công Ty Cổ Phần Airseaglobal
Việt Nam đã thành lập được hơn 8 năm.
Tên giao dịch Tiếng Việt
Tên giao dịch quốc tế
Chủ tịch Hội đồng quản trị
Trụ sở chính
Văn phòng kinh doanh

: CÔNG TY CỔ PHẦN AIRSEAGLOBAL
VIỆT NAM
: AIRSEAGLOBAL CO.,LTD
: Nguyễn Thành Tân
: A9/4 TT Mỏ Địa Chất, Phường Cổ Nhuế 2,
Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.
: P2412, Tòa Eurowindow, 27 Trần Duy
Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy,

Văn phòng đại diện tại TP.HCM

Hà Nội.
: 135/37/1 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22,

Quận Bình Thạnh, TP HCM.
Văn phòng đại diện tại Hải Phòng : 226 Lê Lai, Phường Máy Chai, Quận Ngô
Quyền, TP Hải Phòng.
5.000.000.000 VNĐ
0105308539



+84 4 6269 7222

Vốn điều lệ
Mã số thuế
Website
Email
Điện thoại

:
:
:
:
:

Fax

: +84 4 6269 7555

1


1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Airseaglobal Việt Nam được thành lập vào ngày 13/05/2011
với phương châm “Khách hàng là số 1”. Với Airseaglobal, sự tin tưởng, an toàn,
đúng hẹn và đổi mới luôn là những tôn chỉ đi đầu.
Những ngày đầu thành lập với quy mô nguồn nhân lực nhỏ, công ty chủ yếu
cung cấp dịch vụ làm thủ tục thông quan hàng hóa, xin giấy phép xuất nhập khẩu
hàng thiết bị y tế.

Qua nhiều năm phát triển, đến tháng 10/2013 công ty đã mở rộng quy mô văn
phòng đại diện tại TP. HCM.
Tháng 12/ 2014 công ty có thêm văn phòng đại diện tại Hải Phòng cùng với
đó là sự lớn mạnh của quy mô mạng lưới các đối tác chiến lược trong nước như ở
các tỉnh thành Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thái Bình, Nam Định.
Việc mở rộng quy mô nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng cùng với đó là việc
tăng thêm các loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp như dịch vụ vận tải-giao nhận
hàng hóa quốc tế, dịch vụ vận tải-giao nhận hàng hóa nội địa, xin giấy phép XNK
hàng hóa.
Hiện nay, Công ty Cổ phần Airseaglobal Việt Nam với bề dày hơn 8 năm kinh
nghiệm cùng với số lượng nhân viên chính thức là hơn 30 người làm việc tại trụ sở
chính Hà Nội đã dần nắm được vị thế của mình. Công ty được biết đến với danh
hiệu “Số 1 dịch vụ nhập khẩu thiết bị y tế tại Việt Nam” và “ Top 3 dịch vụ nhập
khẩu lớn nhất Nội bài.”
1.2. Lĩnh vực kinh doanh
2


Công ty Cổ Phần Airseaglobal Việt Nam cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng hóa
đến khách hàng bao gồm:
 Dịch vụ logistics: giao nhận và vận chuyển trong nước và quốc tế bằng
đường hàng không và đường biển; dịch vụ môi giới hàng hải, hàng không; dịch vụ
khai báo hải quan; dịch vụ tư vấn hải quan.
 Dịch vụ liên quan đến giấy phép với hàng y tế: thủ tục phân loại hàng y tế;
dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế; dịch vụ đăng kí lưu hành thiết bị y tế
BCD; chuẩn hóa hồ sơ kinh doanh.

3



1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban trong công ty
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Airseaglobal
Hội đồng quản trị

Ban giám đốc
Trưởng phòng

Phòng vận hành

Phòng chứng từ

Phòng kinh doanh

Phòng kế toán

Nguồn: Phòng kế toán - Công ty cố phần Airseaglobal Việt Nam (2019)
Chức năng của các phòng ban:
 Hội đồng quản trị: Là người nắm quyền sở hữu và chịu trách nhiệm về tình
hình hoạt động của công ty.
 Ban giám đốc: Quản lý, sắp xếp bộ máy tổ chức, trực tiếp điều hành toàn bộ
hoạt động kinh doanh, ký kết hợp đồng, lên phương án kinh doanh đạt hiệu quả tối ưu
nhất.
 Trưởng phòng: Quản lý, giám sát, lên kế hoạch để đạt được mục tiêu chung
của công ty.
 Phòng vận hành: Các nhân viên hiện trường có nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý lô
hàng ở các điểm trung chuyển, cảng, kho, sân bay và làm việc trực tiếp với bộ phận hải
quan để quá trình lưu thông hàng hoá được diễn ra hiệu quả.


 Phòng chức từ: Đảm nhiệm lập bộ chứng từ hải quan và các chứng từ có liên

quan nhằm hỗ trợ phòng vận hành. Chịu trách nhiệm thường xuyên theo dõi những thay
đổi trong chính sách của Nhà nước, cập nhật những văn bản luật mới nhất trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu đồng thời theo dõi, lưu trữ các chứng từ của công ty.
 Phòng kinh doanh: Tìm kiếm khách hàng, nhận đơn đặt hàng và đảm bảo
quyền lợi khách hàng trong quá trình cung ứng dịch vụ. Sau đó là quá trình chăm sóc,
xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
 Phòng kế toán: Quản lý toàn bộ tài chính của công ty, lập bản báo cáo tài chính
định kỳ.
1.4. Nhân lực của công ty
Tổng số lao động Airseaglobal gồm 60 người, trong đó:
- Cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ có bằng đại học trở lên:

31 người

- Cao đẳng, trung cấp:

19 người

- Lao động phổ thông:

10 người

Trong đó văn phòng chính ở Hà Nội có 31 nhân viên trong đó chủ yếu là nữ giới,
chiếm 80% tổng số. Đội ngũ cán bộ của công ty phần lớn có trình độ cao, tốt nghiệp từ
các trường đại học chuyên về kinh tế như Đại học Ngoại Thương, Đại học Thương Mại,
Đại học Kinh tế, giỏi về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, dầy dặn kinh nghiệm, từng làm ở
các công ty lớn trong và ngoài nước.
Hiện nay, công ty đang chú trọng đào tạo nhằm nâng cao năng lực nhân viên đặc biệt là
bộ phận bán hàng vì đây là bộ phận trực tiếp mang về doanh thu cho công ty. Song song với
đó công ty cũng đang tiến hành tuyển dụng nhân đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực

mà công ty đang hoạt động cũng như tiếp nhận sinh viên thực tập nhằm tuyển chọn và đào
tạo đội ngũ nhân sự tương lai, có chất lượng cho công ty.
1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật được công ty rất chú trọng đầu tư. Hiện nay, công ty đã có
đại lý hai đại lí ở TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng và sự hợp tác với các đối tác chiến lược
tại nhiều tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thái Bình, Nam Định.
Mỗi văn phòng được trang bị đầy đầy đủ máy tính, máy in và các trang thiết bị cần
thiết khác phục vụ cho hoạt động của Công ty và nhu cầu của nhân viên văn phòng như
tìm thông tin về thị trường, khách hàng, theo dõi các thay đổi chính sách của Nhà nước


và các cơ quan hữu quan, mà đặc biệt là các thay đổi về chính sách thuế và hải quan;
đồng thời cũng để liên lạc với khách hàng thông qua mail.
Ngoài ra, văn phòng được trang bị đầy đủ các công cụ, dụng cụ lắp đặt máy điều
hòa, cũng như hệ thống báo cháy cho toàn hệ thống của công ty tạo điều kiện cho nhân
viên làm việc trong tâm thế thoải mái, nâng cao hiệu suất công việc.
1.6. Tình hình tài chính của Công ty
Công ty được thành lập vào tháng 05/2011 với vốn điều lệ là 5.000.000.000VNĐ.
Sau hơn 8 năm hoạt động trong lĩnh vực logistics, Công ty đã có sự phát triển đáng kể
về cả vốn và nhân lực.
Vốn điều lệ của công ty tăng dần qua các năm:
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm

2017

2018

2019


Vốn điều lệ

9

10

11

(Nguồn: Phòng Kế toán Airseaglobal Việt Nam)


CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
AIRSEAGLOBAL VIỆT NAM
2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty
2.1.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2016 – 2019
Trải qua hơn 8 năm xây dựng và trưởng thành, dù gặp không ít những khó
khăn nhưng Công ty Cổ phần Airseaglobal Việt Nam đã đạt được nhiều thành công
trong lĩnh vực giao nhận – vận tải. Kết quả đó được phản ánh qua kết quả hoạt động
của Công ty trong những năm gần đây (2016 – 2019)
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Công ty (2016 – 2019)
Năm
2016
2017
2018
2019

Doanh thu
(Tỷ VNĐ)
8,5
10,8

12,3
15,1

Lợi nhuận
Tăng so với năm
Tăng so với
trước
năm trước
sau thuế
(%)
(Triệu VNĐ)
(%)
131,9
27,1
164,5
24,7
13,8
224,3
36,3
22,7
330,6
47,3
(Nguồn: Phòng kế toán Airseaglobal Việt Nam)

Từ bảng số liệu trên có thể thấy tình hình tài chính của công ty tăng trưởng
qua các năm. Nếu như doanh thu năm 2016 là 8,5 tỷ VNĐ thì đến năm 2017 con số
đó đã tăng lên 10,8 tỷ VNĐ, tăng 27,1% so với năm trước. Từ năm 2018 kinh tế-xã
hội nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và tiềm ẩn
yếu tố khó lường. Thương mại toàn cầu tăng chậm hơn dự báo do những thay đổi
trong chính sách thương mại của Mỹ, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung ngày càng

diễn biến phức tạp. Do đó phần trăm doanh thu tăng trưởng của năm 2018 thấp hơn
so với năm 2017. Năm 2018, doanh thu của Công ty tiếp tục tăng 13,8% so với năm
2017 là 12,3 tỷ VNĐ. Năm 2019 doanh thu của Công ty đạt mức 15,1 tỷ VNĐ, cao
hơn 22,7% so với năm 2018. Doanh thu tăng kéo theo lợi nhuận tăng. Do đó lợi
nhuận sau thuế của Công ty vào năm 2017 là 164,5 triệu VNĐ, tăng 24,7% so với
năm 2016. Đến năm 2019, lợi nhuận sau thuế là 330,6 triệu VNĐ, tăng 36,3% so
với năm 2018.
2.1.2. Các đối tác của công ty
 Hadimed


 Sumitomo
 TLE group
 MK Smart
 Hamemy
 Pamas
2.1.3. Các dịch vụ chính của công ty
 Dịch vụ giao nhận, vận chuyển bằng đường hàng không và đường biển
 Dịch vụ liên quan đến giấy phép với hàng y tế: thủ tục phân loại hàng y tế;
dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế; dịch vụ đăng kí lưu hành thiết bị y tế
BCD; chuẩn hóa hồ sơ kinh doanh.
 Dịch vụ khai hải quan trọn gói, tư vấn hải quan: Tư vấn thủ tục hải quan
theo từng loại hình xuất nhập khẩu, các hình thức thanh toán quốc tế, Thủ tục nộp
thuế, thủ tục nhập máy móc thiết bị.
2.2. Hoạt động kinh doanh chính của Công ty Cổ Phần Airseaglobal Việt
Nam.
2.2.1. Giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển
Bảng 2.2. Giá trị doanh thu giao nhận theo từng phương thức vận tải của
Công ty Cổ phần Airseaglobal Việt Nam giai đoạn 2017-2019 (đơn vị: tỷ VNĐ)
Năm


2017

2018

2019

Phương thức
Đường biển

2,8

3,5

4,7

Đường hàng không

3.7

4,9

6,1

Giao nhận hàng hóa

0,8

1,5


2,1

nội địa và kho bãi
(Nguồn: Phòng kế toán Airseaglobal Việt Nam)
Công ty cùng với một hệ thống đại lý rộng và mạnh ở khắp các quốc gia trên
thế giới cùng với mối quan hệ tốt với các hãng tàu lớn (Hanjin, K-line,
BIENDONG..) cung cấp các dịch vụ: Gửi hàng xuất khẩu và nhập khẩu bằng đường
biển từ Việt Nam đến khắp nơi trên thế giới và ngược lại, thông qua các phương
thức vận tải nguyên container và vận tải hàng lẻ .
Theo số liệu thống kê 3 năm gần đây lợi nhuận từ dịch vụ vận tải biển tăng
liên tục, cụ thể: năm 2017 là 2,7 tỷ VND; năm 2018 là 3,5 tỷ VND và năm 2019 là
4,7 tỷ VND với tỷ lệ hàng nhập là 78% so với 14% là hàng xuất.


2.2.2. Giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không
Vận tải hàng không là một hoạt động truyền thống và then chốt của Công ty
Cổ phần Airseaglobal Việt Nam.
Theo bảng 2.2 có thể thấy doanh thu từ phương thức giao nhận vận tải bằng
đường hàng không chiếm tỷ trọng lớn hơn so với đường biển và giao nhận hàng hóa
nội địa. Năm 2017, con số này là 3,7 tỷ VNĐ và tăng gần 50% cho đến năm 2019
với doanh thu là 6,1 tỷ VNĐ. Điều này cho thấy Công ty có thế mạnh về dịch vụ
giao nhận vận tải bằng đường hàng không và ngày càng nâng cao chất lượng dịch
vụ mà công ty cung cấp, đảm bảo hàng hóa đến với khách hàng một cách nhanh
chóng nhất.
Đến thời điểm hiện tại, công ty đã thiết lập được hệ thống đại lí tại hơn 50
nước trên thế giới, đáp ứng được việc chuyên chở hàng hóa từ các nước về Việt
Nam. Tuyến vận chuyển hàng không mà công ty đang hoạt động sôi nổi và có sự
cạnh tranh về mức giá đó chính là Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây
Ban Nha, Mỹ, Anh,... Ở mỗi nước công ty đều thiết lập quan hệ thân thiết với từ 2
đến 3 đại lí lớn để có thể lựa chọn và tìm đại lí có mức giá phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, Công ty tập trung vào lĩnh vực giao nhận vận tải hàng không
nhập hơn hàng không xuất. Cụ thể:
Bảng 2.3. Doanh thu giao nhận hàng không của Công ty Cổ phần Airseaglobal
Việt Nam giai đoạn 2017-2019 (đơn vị: Tỷ VNĐ)
Năm

2017

2018

2019

Chỉ tiêu
GTGN hàng không nhập

2,5

3,5

4,9

GTGN hàng không xuất

1,2

1,4

1,2

(Nguồn: Phòng kinh doanh Airseaglobal Việt Nam)

Từ số liệu bảng 2.3 có thể thấy giá trị giao nhận hàng không nhập của Công ty
luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn giá trị giao nhận hàng không xuất. Do công ty tập trung
vào mặt hàng thiết bị y tế và số lượng khách hàng nhập khẩu thiết bị này luôn nhiều
hơn các mặt hàng khác. Cụ thể:
Bảng 2.4. Giá trị phần trăm nhập khẩu bằng đường hàng không của
Airseaglobal Việt Nam tính theo ngành hàng giai đoạn 2017 – 2019 (Đơn vị:%)
Năm
Chỉ tiêu

2017

2018

2019


Thiết bị y tế

65,3

68,3

72,9

Vận tư tiêu hao

15,7

15,9


13,7

Hóa chất

10,8

9,3

7,5

Khác

8,2

6,5

5,9

(Nguồn: Phòng kinh doanh Airseaglobal Việt Nam)
Công ty Cổ phần Airseaglobal có thế mạnh về giao nhận vận chuyển hàng
không trong đó ngành hàng thiết bị y tế chiếm tỷ trong cao. Theo bảng số liệu 2.4
giá trị phần trăm nhâp khẩu thiết bị y tế luôn cao hơn các ngành hàng khác và tăng
dần qua các năm. Cụ thể, năm 2017 ngành hàng thiết bị y tế chiếm 65,3% tỷ trọng
hàng nhập khẩu bằng đường hàng không và con số này tăng lên 72,9% cho đến năm
2019.
2.2.3. Quy trình giao nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường hàng
không của công ty cố phần Airseaglobal Việt Nam
Nhận yêu
cầu từ KH


Tiếp nhận hồ sơ
từ khách hàng

Thanh toán
Làm thủ tục lấy
và trả chứng
hàng
từ gốc cho
KH
2.2.3.1. Nhận yêu cầu từ khách hàng

Kiểm tra bộ
chứng từ

Lên tờ khai
hải quan

Làm TT
thông quan

Thông báo
thuế

Khách hàng sẽ liên hệ với bộ phân kinh doanh hoặc bộ phận kinh doanh tìm
kiếm và tiếp cận khách hàng. Sau đó nhân viên kinh doanh sẽ làm việc với khách
hàng để đi đến thoả thuận chung. Sau khi khách hàng cung cấp các thông tin cơ bản
về lô hàng (thời gian giao hàng, loại hàng, khối lượng hàng,..) Nhân viên kinh
doanh sẽ chuyển giao công việc sang cho bộ phận chứng từ.
2.2.3.2. Tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng
Nhân viên chứng từ tiếp nhận và tiến hành kiểm tra bộ chứng từ, lập bộ hồ sơ

hàng hóa gồm :
+ Đăng kí kinh doanh
+ Invoice (hóa đơn thương mại)


+ Hợp đồng mua bán của doanh nghiệp
- Đại lí bên nước xuất đến lấy hàng ở địa điểm của shipper ( với lô hàng theo
điều kiện EXW) hoặc bên shipper sẽ giao hàng cho đại lí (nếu theo điều kiện FOB)
- Hãng hàng không phát hàng vận đơn gốc (Airway Bill) gửi cho công ty
Airseaglobal và công ty sẽ phát hành vận đơn phụ (House Bill) gửi cho công ty
nhập khẩu để kiểm tra thông tin.
2.2.3.3. Kiểm tra bộ chứng từ
Bộ phận Cus phải kiểm tra kĩ sự tương đồng và chính xác các thông tin trên bộ
chứng từ để có thể báo những thắc mắc cho sales để báo với khách hàng.
Các thông tin cần được kiểm tra kĩ nếu có sai lệch báo lại cho Sales báo với
khách hàng để xác nhận và sửa thông tin trên các chứng từ thật chuẩn để lên tờ khai
Bộ phận Cus sẽ tra cứu mã HS theo thông tin hàng hóa trên chứng từ để đảm
bảo chính xác nhất, kiểm tra lại thông tin với khách hàng.
2.2.3.4. Lên tờ khai hải quan:
- Bộ phận Cus lên tờ khai hải quan trên hệ thống khai báo hải quan trực
tuyến; các thông tin cần khai chuẩn chính xác; bao gồm mã hải quan, mã loại hình,
mã kho, người xuất khẩu, số vận đơn, số cân, số kiện, mã định danh.
- Sau khi lên xong tờ khai bộ phận Cus sẽ kiểm tra lại thông tin tờ khai và
truyền thử tờ khai, gửi tờ khai in thử cho khách hàng để kiểm tra các thông tin liên
quan đến số cân, số kiện, tên hàng và mức thuế đang bị áp đối với mặt hàng, khách
hàng xác nhận và thấy các thông tin là hợp lí thì bộ phận Cus tiến hành truyền tờ
khai chính thức.
Với các lô hàng phân luồng vàng công ty phải mang hồ sơ lên cho hải quan
kiểm tra, nhân viên hiện trường và nhân viên chứng từ chủ động liên hệ với nhau để
hiểu và giải thích với hải quan các thông tin trên chứng từ và tờ khai.

Với các lô hàng luồng đỏ, hàng sẽ được kiểm hóa, hỏi khách hàng về thông tin
nhãn mác, thông tin model có chính xác không, thông tin hàng để có phươngpháp
giải quyết hiệu quả và chuẩn bị hết các chứng từ để hải quan kiểm tra. Các hàng y tế
thực hiện kiểm hóa sẽ được hải quan tiếp nhận tiếp nhận hồ sơ, sau đó hàng sẽ được
đưa đến hải quan kiểm hóa và hải quan giám sát sẽ đóng dấu và giám sát lại hàng
cho chuẩn như thông tin trên tờ khai.


2.2.3.5.Thông báo thuế:
Sau khi có tờ khai phân luồng công ty thông báo tiền thuế cho khách hàng để
khách hàng chủ động nộp hoặc chuyển khoản cho bộ phận hiện trường để bộ phận
hiện trường nộp cho hải quan và sau đó tiến hành làm thủ tục thông quan đối với
hàng.
Đối với các lô hàng của các công ty đã có gắn bó với công ty, trong một số
trường hợp kế toán sẽ ứng trước tiền thuế để bộ phận hiện trường thực hiện thông
quan hàng hóa.
Đối với các khách hàng mới thì tiền thuế sẽ được thanh toán ngay với công ty
hoặc hải quan để tiến hành thông quan.
Nhân viên chứng từ gửi thông báo thuế cho doanh nghiệp đồng thời gửi tờ
khai phân luồng chính thức cho công ty nhập khẩu hàng.
2.2.3.6. Làm thủ tục thông quan:
- Bộ phận Ops của công ty chuẩn bị chứng từ để thông quan hàng: tờ khai hải
quan phân luồng, hóa đơn thương mại, vận đơn, hợp đồng thương mại, giấy báo
hàng đến, giấy đăng kí kiểm tra chuyên ngành, C/O, bản phân loại trang thiết bị y
tế, công bố đủ điều kiện mua bán BCD (nếu có).
- Bộ hồ sơ của hàng thiết bị y tế sẽ được gửi đến hải quan tiếp nhận để phân
công cán bộ kiểm tra bộ hồ sơ
- Hải quan tiếp nhận kiểm tra chứng từ: Các lô hàng nhập khẩu bằng đường
hàng không của công ty cố phần Airseaglobal thực hiện thường được phân luồng
vàng và luồng đỏ nên:

Đối với các tờ khai phân luồng vàng, bộ hồ sơ đầy đủ và chính xác thì hàng
hóa sẽ được thông quan; đối với các bộ hồ sơ thông tin hay thiếu chứng từ thì bộ
phận hiện trường liên hệ với bộ phận chứng từ tại văn phòng để bổ sung vào
bộ hồ sơ; đồng thời nộp các khoản phí để hàng được thông quan.
Đối với các tờ khai phân luồng đỏ, bên cạnh việc kiểm tra hồ sơ thì hàng sẽ
được chuyển đến hải quan kiểm hóa để kiểm tra chất lượng của hàng, kiểm tra các
thông số liên quan đến tên hàng, model có chính xác so với thông tin hàng trên tờ
khai không, cần nắm chắc các thông tin về hàng y tế mà công ty nhập khẩu để có
thể xử lí với hải quan.


2.2.3.7. Làm thủ tục lấy hàng:
Sau khi hàng được thông quan bộ phận hiện trường cầm các chứng từ và danh
sách hàng được thông quan xuống kho hàng; theo dõi và chuẩn bị để lấy hàng. Tại
kho hàng sau khi làm thủ tục thông tin hàng sẽ hiển thị trên hệ thống bảng điện tử,
bộ phận hiện trường sẽ theo dõi thông tin hàng xem hàng ra ở cửa nào và chuẩn bị
xe để vào lấy hàng.
Bộ phận hiện trường chủ động đưa phiếu xuất kho cho nhân viên chạy xe nâng
và chỉ cho họ đưa hàng ra xe. Kết quả hàng sau khi ra, ký xác nhận với nhân viên
kho và phiếu xuất kho được thêm dấu và được trả lại để lấy hàng. Đồng thời, tìm và
kiểm tra hàng, chụp lại ảnh hàng hóa.
Hàng sau khi được sếp lên xe thì bộ phận hiện trường đưa danh sách hàng có
dấu, VAT lưu kho và một số chứng từ phát sinh khác (nếu có) để xe hàng được qua
cổng bảo vệ.
2.2.3.8. Thanh toán và trả chứng từ gốc cho khách:
Sau khi hàng về kho an toàn, bộ phận kế toán tổng chi phí toàn bộ lô hàng và
lên hóa đơn gửi cho khách.
Khách thanh toán rồi gửi chứng từ gốc cho khách qua chuyển phát nhanh và
hoàn thiện quy trình giao nhận hàng thiết bị y tế bằng đường hàng không.



CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU

3.1. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần
Airseaglobal Việt Nam
3.1.1. Thành tựu
Qua hơn 8 năm thành lập và phát triển, Công ty Cổ phần Airseaglobal Việt
Nam tự hào là công ty “Số 1 thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế toàn quốc”. “Số 1 khai
hải quan thiết bị y tế toàn quốc”. “Top 3 bên khai hải quan hàng air nhập lớn nhất
nội bài”. Cùng với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, trình độ cao, Công ty
đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực giao nhận vận tải trong
nước.
Công ty luôn biết tìm cách nắm bắt những xu hướng, thông tin thị trường một
cách nhanh nhất, từ đó phục vụ ngày càng tối ưu quá trình xuất nhập khẩu cho
khách hàng.
Công ty mở chi nhánh tại các địa điểm trọng yếu đã mang đến nhiều dấu ấn
tích cực, đưa hình ảnh về doanh nghiệp được lan toả, song hành cùng chất lượng
dịch vụ để ngày càng tạo được sự tin cậy và hài lòng từ phía khách hàng.
Tiếp nữa thị trường cũng như khách hàng của công ty cũng rất phong phú.
Công ty có mạng lưới đại lí rộng khắp và mối quan hệ với các hãng tàu, hãng hàng
không uy tín như : Hanjin, OOCL, Mearsk, Wanhai, VN Airline, MH cargo… cho
phép công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển cả đường hàng không, đường biển và nội
địa.
3.1.2. Tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những thành công đạt được thì công ty vẫn còn tồn tại một số hạn
chế như sau:
Thứ nhất, chưa xây dựng được một quy trình chuẩn cho việc vận tải cũng như
làm thủ tục nhập giao nhận hàng hóa của công ty dẫn đến việc để xảy ra tình trạng
nhầm lẫn, để thất lạc chứng từ, hàng hóa gây ảnh hưởng đến uy tín, tài chính của

công ty.
Nguyên nhân dẫn đến việc này là đội ngũ nhân sự của công ty chưa ổn định.


Do sai sót của nhân viên mới cũng như sự nhầm lẫn không đáng có trong quá trình
thực hiện nghiệp vụ của nhân viên cũ khi công việc quá tải và phân công lao động
không ổn định. Ngoài ra, do các đối tác mới của Công ty thực hiện nghiệp vụ chưa
rõ ràng, còn mắc sai sót trong quá trình cung cấp thông tin lô hàng. Điều này dẫn tới
việc phải chỉnh sửa chứng từ, hủy ngang chứng từ hoặc nộp phạt.
Thứ hai, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao, các lô hàng diễn ra
với tần suất chưa thực sự đều đặn.
Nguyên nhân đó là công ty phải đối mặt với những cạnh tranh mạnh mẽ do sự
ra đời ngày càng nhiều của các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân trong
lĩnh vực giao nhận và đại lý hàng hải với những chính sách linh hoạt, sẵn sàng chấp
nhận lợi nhuận thấp, chi hoa hồng cao để lôi kéo và giữ khách hàng. Theo số lượng
thống kê từ Báo cáo logistics 2018, hiện tại cả nước ta có đến hơn 3000 doanh
nghiệp logistics lớn nhỏ đang hoạt động. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến tình hình
doanh thu và lợi nhuận của Công ty.
* Ngoài ra còn có một số những nguyên nhân sau :
- Do cơ sở hạ tầng còn thiếu, bộ máy tổ chức tối giản hóa, chưa có bộ phận
Nhân sự hay Marketing,… nên nghiệp vụ chức năng do các phòng ban chia nhau
đảm nhiệm do dó mà chưa thực sự hiệu quả.
- Sự thiếu đồng bộ trong các chính sách pháp luật, quy chế, quy định của Nhà
nước về quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, gây khó khăn trong việc làm
các loại công văn, chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Tỷ giá biến động liên tục ảnh hưởng đến thanh toán của công ty với bạn
hàng nước ngoài khi đồng tiền mình lại liên tục mất giá, công ty phải chi trả những
khoản tiền lớn hơn nhiều. Vì vậy làm cho dịch vụ của công ty có giá khá cao, giảm
sức cạnh tranh trên thị trường.
- Các ngân hàng không thể cung ứng ngoại tệ đầy đủ cho công ty đẩy công ty

gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán với bạn hàng, ảnh hưởng tới uy tín của
công ty.
3.2. Đề xuất một số vấn đề nghiên cứu
Qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Airseaglobal Việt Nam em xin đề
xuất nghiên cứu một trong hai vấn đề sau:


Đề tài 1: Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng thiết bị y tế bằng đường hàng
không của Công ty cổ phần Airseaglobal Việt Nam.
Đề tài 2: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng
hóa nhập khẩu bằng đường hàng không của Công ty Cổ phần Airseaglobal Việt
Nam.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thông Thái, An Thị Thanh Nhàn (2011), Giáo trình Quản trị
logistics kinh doanh, NXB Thống kê.
2. Bộ môn quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế (2015), Giáo trình quản trị giao
nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế, Trường Đại học Thương mại, Khoa Thương mại quốc
tế.
3. PSG.TS.Doãn Kế Bôn (2010), Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại
quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính
4. Báo cáo tài chính năm 2016, Phòng Kế toán, Công ty TNHH Yusen Logistics Việt
Nam.
5. Báo cáo tài chính năm 2017, Phòng Kế toán, Công ty TNHH Yusen Logistics Việt
Nam.
6. Báo cáo tài chính năm 2018, Phòng Kế toán, Công ty TNHH Yusen Logistics Việt
Nam.
7. Báo cáo tài chính năm 2019, Phòng Kế toán, Công ty TNHH Yusen Logistics Việt
Nam.

8. />9. />


×