Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Phân tích thống kê các chỉ tiêu xuất khẩu thuỷ sản thực tế của việt nam giai đoạn 2010 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.61 KB, 23 trang )

A.Lời mở đầu
 Tổng quan về thống kê kinh tế( khái niệm, vai trò)
Thống kê kinh tế là một bộ phận của khoa học thống kê, nghiên cứu phương
pháp luận xây dựng và tích tốn hệ thống chỉ tiêu đo lường nền kinh tế quốc dân.
Thống kê kinh tế được coi là một trong những công cụ quản lý vĩ mơ quan trọng,
có vai trị cung cấp các thơng tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy
đủ, kịp thời cho chính phủ và các cơ quan nghiên cứu trong việc quản lý điều hành,
xây dựng chính sách phát triển kinh tế xã hội. Thơng tin thống kê cịn đảm bảo
thông tin kin tế cho các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, các nhà quản trị nghiên cứu
về thị trường và phát triển trong từng lĩnh vực, từng ngành trong việc hoạch định
và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, thống kê kinh tế con đảm
bảo thông tin vĩ mô cơ bản về xu hướng phát triển chủ yếu của các vấn đề kinh tế
xã hội cho các cơ quan nghiên cứu khoa học, tổ chức chính trị xã hội và cá nhân
 Lý do chọn đề tài

Ch

uy
ên

đề

th


c

tậ

p


Tố

tn

gh

iệ

p

Trong q trình hội nhập và tồn cầu hóa hiện nay, thương mại quốc tế đã trở
thành một bộ phận quan trọng có vai trị quyết định đến sự phát triển của Việt
Nam. Do vậy, việc đẩy mạnh giao lưu thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu
hàng hóa dịch vụ nói riêng là mục tiêu phát triển kinh tế hàng đầu của nước ta.
Đối với một nước đang phát triển, có sự khan hiếm về vốn để tiến hành cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa để tận dụng lợi thế vốn có của quốc gia là điều vơ cùng
quan trọng.
Trong những năm qua, ngành thủy sản nước ta đã khẳng định được lợi thế và
vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân. Với việc đòi hỏi vốn đầu tư không lớn,
tận dụng được điều kiện tự nhiên xã hội của đất nước; ngành thủy sản đã có sự
phát triển to lớn; hàng năm đem về cho đất nước nguồn ngoại tệ lớn phục vụ tái
đầu tư thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Xuất khẩu- thành công lớn của ngành thủy sản. Xuất khẩu thúc đẩy sự phát
triển của lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ hậu cần khác của
ngành. Như vậy, xuất khẩu đóng một vai trị rất quan trọng đối với ngành thủy sản.
Thông qua việc nghiên cứu và phân tích các tài liệu số liệu thống kê của ngành
thủy sản để thấy được thực trạng, cơ hội thách thức của ngành từ đó đề xuất những
giải pháp nhằm phát triển và nâng cao vai trò của xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

MỤC LỤC



CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG
KÊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN
1
I. Những vấn đề chung về xuất khẩu thủy sản
1
1. Một số khái niệm
1
2. Khái quát về xuất khẩu thủy sản của nước ta
2
3. Vai trò của xuất khẩu thủy sản
3
4. Tiềm năng và hạn chế của việc xuất khẩu thủy sản
5
5. Những nhân tố tác động đến xuất khẩu thủy sản
6
6. Những thách thức về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam hiện nay và trong thời
gian tới
7
II. Hệ thống chỉ tiêu xuất khẩu
1. Chỉ tiêu định tính
2. Các chỉ tiêu định lượng

9
9
10

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ CÁC CHỈ TIÊU XUẤT KHẨU
THUỶ SẢN THỰC TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2016

13
13
13
15

II. Nhóm chỉ tiêu cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản
1. Tỷ trọng các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu
2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu

17
17
19

Ch

uy
ên

đề

th


c

tậ

p

Tố


tn

gh

iệ

p

I. Nhóm chỉ tiêu quy mơ xuất khẩu thuỷ sản
1. Tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản (giá trị)
2. Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chính


Chương I: Những vấn đề chung và hệ thống chỉ tiêu thống kê xuất
khẩu thủy sản
I. Những vấn đề chung về xuất khẩu thủy sản

tn

gh

iệ

p

1. Một số khái niệm
A. Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến. Mở rộng
xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và thúc đẩy các ngành

kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất
khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ.
Xuất khẩu thủy sản là việc bán thủy sản cho một nước khác trên cơ sở dùng
tiền tệ làm đồng tiền thanh tốn. Tiền tệ có thể là tiền của một trong hai nước hoặc
là tiền của một nước thứ ba (đồng tiền dùng thanh toán quốc tế).
B. Một số khái niệm khác
** Kim ngạch
- Kim ngạch là quy định về mặt giá trị thể hiện bằng tiền tệ đối với hàng hoá
xuất nhập khẩu của một nước hay một khu vực trong một thời kì nhất định.
→ Kim ngạch xuất (nhập) khẩu là lượng tiền thu được từ xuất (nhập) khẩu
các hàng hóa, dịch vụ của một quốc gia hoặc doanh nghiệp tính trong một thời gian
cố định (tháng, quý hoặc năm), sau đó qui đổi đồng nhất ra một loại đơn vị tiền tệ
nhất định.
→ Kim ngạch xuất nhập khẩu là tổng kim ngạch nhập khẩu cộng tổng kim
ngạch xuất khẩu.
** Tỷ suất ngoại tệ
- Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu (XE) là lượng nội tệ tương đương phải bỏ ra để
tạo được một đơn vị ngoại tệ thu nhập từ xuất khẩu ( FE) → XE = FE/LE.

th


c

tậ

p

Tố


- Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu (XI) là số lượng nội tệ thu nhập được (LI) khi dùng
một đơn vị ngoại tệ để nhập khẩu ( ngoại tế phải bỏ ra) (FI) → XI = LI/ FI
- ý nghĩa của tỷ suất ngoại tệ: đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu quốc gia
~tỷ suất xuất khẩu < tỷ giá hối đối thì hoạt động xuất khẩu có lợi → tiếp tục xuất
khẩu
~tỷ suất nhập khẩu > tỷ giá hối đối thì hoạt động nhập khẩu có lợi và nên tiếp tục
nhập khẩu.

đề

C. Đồng tiền thanh toán trong xuất khẩu

Ch

uy
ên

Là đồng tiền mạnh mà hai bên làm đồng tiền trung gian trong giao dịch và


thanh toán tiền cho bên xuất khẩu, khác với đồng tiền tính tồn là đồng tiền sử
dụng làm căn cứ để tính giá trị hợp đồng .
Đó có thể là đồng tiền của nước nhập khẩu, nước xuất khẩu hoặc đồng tiền của
một nước thứ ba sẽ được quy định trong hợp đồng về điều kiện tiền tệ trong thanh
toán do hai bên mua bán xuất nhập khẩu (XNK) thường có trụ sở kinh doanh tại
các nước khác nhau, sử dụng đơn vị tiền tệ lưu thông khác nhau.
Tuy nhiên,khi lựa chọn và sử dụng tiền tệ trong giao dịch XNK, có nhiều lý do
để các bên muốn sử dụng tiền tệ của quốc gia mình vì: Nâng cao vị thế của đồng
tiền quốc gia mình trên thế giới; Khơng phải mua ngoại tệ để thanh toán hay trả nợ
cho đối tác nước ngoài; Tránh rủi ro tỷ giá do biến động tỷ giá gây nên; Tạo điều

kiện tăng thêm hàng xuất khẩu của nước mình...
Tuy vậy, có những mặt hàng đặc biệt, phải thanh toán bằng một loại tiền tệ
nhất định, thường là những mặt hàng quan trọng đã bị một số nước khống chế từ
lâu, chẳng hạn như mua bán dầu hỏa thanh toán bằng USD; mua bán cao su, thiếc
thanh toán bằng GPB…
Đối với các DN Việt Nam, VND có vị thế yếu, chưa có những mặt hàng có khả
năng chiếm lĩnh thị trường, do vậy đồng tiền sử dụng trong tính tốn và thanh tốn
ngoại thương thường không phải là VND mà sẽ là một loại ngoại tệ mạnh khác do
hai bên thỏa thuận. Hiện nay, các DN Việt Nam ký kết hợp đồng ngoại thương
thường sử dụng các ngoại tệ mạnh có tỷ giá trực tiếp với VND như: USD, GBP,
EUR, JPY…

iệ

p

2. Khái quát về xuất khẩu thủy sản của nước ta

Ch

uy
ên

đề

th


c


tậ

p

Tố

tn

gh

Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản nước ta rất lớn với 1,4 triệu ha mặt
nước nội địa, 300.000 ha bãi triều, 400.000 ha hồ chứa, sông suối, 600.000 ha ao
hồ nhỏ ruộng trũng, có thể đưa vào sử dụng để ni trồng thủy sản. Năng suất nuôi
trồng thủy sản mới chỉ bằng 10%- 25% năng suất của các nước trong khu vực.
Việt Nam tuy có vùng biển trải dài khắp cả nước nhưng sản lượng khai thác không
đồng đều ở các vùng. Theo ước tính, vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam có
tổng trữ lượng trên 3 triệu tấn cá, 50.000- 60.000 tấn tôm, 30.000- 40.000 tấn mực.
Mặc dù vậy, trong thời gian hơn một thập kỷ qua, ngành thủy sản Việt Nam, đã có
những bước phát triển ngoạn mục và trở thành một trong những ngành kinh tế then
chốt của đất nước.
Hiện tại, xuất khẩu thủy sản giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Thủy sản là một ngành kinh tế- kỹ thuật đặc trưng gồm có các lĩnh vực: khai thác,
ni trồng, chế biến, cơ khí hậu cần, dịch vụ thương mại, là một trong những
ngành kinh tế biển quan trọng của đất nước. Sản xuất kinh doanh thủy sản dựa trên


khai thác có hiệu quả, lâu bền nguồn lợi thủy sinh, tiềm năng các vùng nước, do
vậy có mối liên ngành rất chặt chẽ với sản xuất nông nghiệp, vận tải, dầu khí, hải
quan...
Xuất phát từ tiềm năng thiên nhiên to lớn, vai trò quan trọng của ngành thủy

sản trong sự phát triển kinh tế- xã hội, nhất là trong 20 năm qua, với tốc độ phát
triển kinh tế nhanh chóng về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Ngành kinh tế thủy sản
ngày càng được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những hướng
ưu tiên của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
3. Vai trò của xuất khẩu thủy sản

Ch

uy
ên

đề

th


c

tậ

p

Tố

tn

gh

iệ


p

** Đối với nền kinh tế quốc dân :
- Theo Tổng cục Thống kê, năm 2015 GDP (giá so sánh 2010) thủy sản
đạt 91.185 tỷ đồng chiếm 19,25% tổng GDP toàn ngành nơng, lâm và thủy sản
và chiếm 3,17% tổng GDP tồn quốc.
- Ngành thủy sản được xác định là giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển
kinh tế- xã hội của đất nước, bởi vì nó khai thác và phát triển một trong những
nguồn tài nguyên có thể tái sinh của đất nước.
- Nghề nuôi trồng thủy sản từ tự cung tự cấp đã đáp ứng được nhu cầu cho
tiêu dùng trong và ngoài nước, đáng kể là sản lượng tôm nuôi phục vụ xuất khẩu
của nước ta đứng vào khoảng thứ 5 trên thế giới; thủy sản xuất khẩu cũng đã được
xác định là đối tượng chủ yếu để phát triển nuôi trồng.
- Công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu mà chủ yếu là công nghiệp đông
lạnh thủy sản, với 164 cơ sở với tổng công suất là 760 tấn/ngày đã đóng vai trị to
lớn hàng đầu về công nghiệp chế biến thực phẩm trong cả nước và thu hút nguyên
liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
- Sự đóng góp đáng kể của khoa học cơng nghệ, trước hết phải kể đến kỹ
thuật sinh sản nhân tạo để tạo nguồn tôm giống vào cuối những năm 80, cung cấp
hơn 1 tỷ tôm giống các cỡ. Trong công nghiệp đánh cá, dần dần tạo ra các công
nghệ để chuyển dịch cơ cấu nghề khai thác theo hướng hiệu quả cao, du nhập nghề
mới từ nước ngồi để có thể vươn ra khai thác xa bờ.
- Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa đến nay, sản phẩm thủy sản nước ta
đã có mặt tại hơn 50 nước và vùng lãnh thổ với một số sản phẩm bắt đầu có uy tín
trên các thị trường quan trọng. Trao đổi quốc tế trên lĩnh vực cơng nghệ đã góp
phần để có kết quả vừa nêu. Là thành viên của NACA từ năm 1988, của
SEAFDEC từ năm 1994, tham gia vào hoạt động của ICLARM, quan sát viên của
INFOFISH, cũng như sự hiện diện của nghề cá thế giới. Đó là những nhân tố tạo
tiền đề cho sự phát triển của chúng ta.



- Tạo sự ổn định xã hội và an toàn quốc gia vì tiềm năng phân phối thu nhập
của ngành thủy sản ở các vùng nông thôn.
--Đối với hoạt động xuất khẩu.
Nếu trong GDP, ngành thủy sản đóng góp tương đối yếu thì ngành đã có sự
bù đắp lại bởi sự đóng góp mạnh mẽ vào kim ngạch xuất khẩu cả nước. Kim ngạch
xuất khẩu thủy sản nước ta qua các năm đã khơng ngừng tăng lên, điều đó thể hiện
rõ nét qua bảng số liệu sau:

Bảng : Kim ngạch xuất khẩu thủy sản qua các năm
Năm

1995

2010

2015

2016

Giá trị xuất khẩu cả
nước

5448.9 triệu
USD

72,19 tỷ
USD

162,11 tỷ

USD

176,63 tỷ
USD

Giá trị xuất khẩu thủy 550.6 triệu
sản
USD

~5 tỉ USD

~6,72 tỷ USD ~7 tỉ USD

Tỷ trọng xuất khẩu
thủy sản so với cả
nước (%)

6.90%

4.14%

10.1

3.96%

Nguồn: Số liệu thống kê hải quan Việt Nam

Ch

uy

ên

đề

th


c

tậ

p

Tố

tn

gh

iệ

p

Qua bảng số liệu trên đây ta thấy rằng: kim ngạch xuất khẩu thủy sản nước ta
đã tăng rất đáng kể qua các năm. Từ năm 1995 đến năm 2016, giá trị xuất khẩu
thủy sản tăng dần từ 550.6 triệu USD lên hơn 7 tỉ USD, hay gần 12 lần đóng vai
trị là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong một số
năm qua và trong nhiều năm tiếp theo.
Giá trị xuất khẩu thủy sản các năm qua đã đóng góp một phần không nhỏ vào
tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tuy nhiên khi xét tỷ trọng xuất khẩu thủy sản

so với cả nước thì có phần giảm dần do giá trị kim ngạch của các ngành khác tăng
đóng góp khơng nhỏ vào giá trị xuất khẩu trên cả nước dù giá trị xuất khẩu là tăng
dần qua các thời kì
-- Trong việc tạo công ăn việc làm
Một bộ phận dân cư ở nông thôn, thường là các vùng nghèo bao gồm cả thiểu
số ở vùng cao hoặc là các hộ gia đình vẫn duy trì cơng việc nghề đánh bắt nuôi
trồng thủy sản


Công nghiệp đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đảm bảo việc làm thường xuyên
cho 8 triệu người. Ngoài ra, đánh bắt và ni trồng thủy sản cịn đảm bảo việc làm
không thường xuyên và thu nhập phụ cho hơn 20 triệu người.
4. Tiềm năng và hạn chế của việc xuất khẩu thủy sản
4.1. Tiềm năng
Việt Nam có 3260 km bờ biển, trải dài từ Móng Cái đến Hà Tiên.
- Diện tích vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam rộng 226.000 km2 và
vùng biển đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2 , rộng gấp 3 lần diện tích đất liền.
- Vùng biển Việt Nam có trên 4000 hịn đảo, vịnh, đầm, phá, cửa sơng và trên
400.000 hecta rừng ngập mặn rất thuận lợi cho phát triển, nuôi trồng thủy sản và
tạo nơi trú đậu cho tàu thuyền đánh cá.
- Biển Việt Nam có trên 2000 lồi cá, trong đó có khoảng 130 lồi có giá trị
kinh tế; 1600 lồi giáp xác như tơm biển, tơm hùm, cua, ghẹ…; khoảng 250 loài
động vật thân mềm như mực, bạch tuộc… Ngồi ra cịn rất nhiều đặc sản q như
bào ngư, đồi mồi, chim biển, rong biển…
4.2. Khó khăn

đề

th



c

tậ

p

Tố

tn

gh

iệ

p

- Chúng ta về cơ bản mới chỉ là đánh bắt cá ven bờ , cả trong khâu đánh bắt
cũng như khâu chế biến cịn rất thủ cơng ,chưa thực sự đẩy ngành thủy sản lên tầm
vĩ mơ ,mang tính cơng nghiệp cao
- Khai thác của ta còn chưa được hiện đại hóa ,thiếu khả năng vươn nhanh
mnạh ra xa bờ . Hầu hết các tàu đánh bắt có cơng suất nhỏ ,năng suất thấp ,mới chỉ
khai thác ở độ sâu dưới 50 m ,trong khi đó vùng biển của Việt nam trải dài , nhiều
vùng có độ sâu lớn.
- Ni trồng thủy sản vẫn chưa được qui hoạch, do khơng có kế hoạch tổng
thể lâu dài và chỉ chú trọng mở rộng diện tích nên hiệu quả kinh tế khơng cao, có
nơi cịn gây hậu quả xấu về mơi trường sinh thái cũng như bảo vệ nguồn lợi. Việc
nuôi trồng nhiều lúc cịn tràn lan , thiếu tính khoa học nên chất lượng không cao
Đối với nghề khai thác hải sản ,ngư dân thiếu các thông tin về nguồn lợi ,trữ lượng
hải sản , cịn trong ni trồng ,ngư dân cũng khơng biết chắc là mình có làm đúng

với qui hoạch sau này hay khơng ,cho dù có nơi họ “ làm bừa” phá tan cả dự kiến
trong qui hoạch đang được xây dựng (điển hình nhất là phong trào chuyển đổi đất
từ trồng lúa sang nuôi tôm).

Ch

uy
ên

- Sản lượng đánh bắt khai thác rất lớn, song nếu trình độ chế biến và bảo
quản không cao bởi thủy sản là mặt hàng tươi sống ,phải qua sơ chế nhiều khâu


mới có thể xuất khẩu, đem lại giá trị kinh tế cao để thâm nhập vào các thị trường
khó tính như EU, Hoa kì , Nhật bản đối với chất lượng sản phẩm đều có u cầu
rất cao.
- Ngồi ra năng lực quản lý của doanh nghiệp và của nhà nước cịn yếu kém,
khơng đáp ứng kịp vơí u cầu phát triển của nền sản xuất trong giai đoạn chuyển
từ kinh tế thương mại đơn thuần sang kinh tế công nghiệp. Đội ngũ quản lý chậm
được đổi mới và đào tạo lại nên không theo kịp được với yêu cầu mới của thời kì
hội nhập và cạnh tranh.

Ch

uy
ên

đề

th



c

tậ

p

Tố

tn

gh

iệ

p

5. Những nhân tố tác động đến xuất khẩu thủy sản
* Yếu tố kinh tế
Kinh tế là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc xuất khẩu hàng
hoá của mỗi quốc gia, trong đó có thuỷ sản.
Khi một thị trường nào đó bị rơi vào tình trạng bị khủng hoảng thì việc xuất
khẩu sang thị trường đó là rất khó khăn vì khi đó người dân sẽ khơng muốn tiêu
thụ những hàng hố có giá trị cao, thậm chí là trung bình, do đó giá trị xuất khẩu
thu về sẽ khơng được cao,thậm chí cú khi cịn bị lỗ.
Kinh tế của đất nước cũng ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, khi thu
nhập người dân giảm xuống thì nhu cầu của người dân về các sản phẩn thuỷ sản
nhập khẩu cũng sẽ giảm xuống, do đó việc xuất khẩu sang các thị trường đó sẽ gặp
rất nhiều khó khăn, có khi là khơng xuất khẩu được. Đối với các doanh nghiệp khi

xuất khẩu cũng cần phải chú ý đến yếu tố này vì nó sẽ ảnh hưởng đến doanh thu
của chính doanh nghiệp đó.
* Yếu tố địa lý, khí hậu
Thị trường cũng chịu tác động của yếu tố địa lý và khí hậu tự nhiên.
Chính yếu tố này mà thị trường của một quốc gia, khu vực khác nhau có những
u cầu khác nhau, địi hỏi sản phẩm đưa vào phải thích hợp. Chẳng hạn như sản
phẩm nào đó sử dụng tốt ở các nước có khí hậu ơn đới có thể ở khí hậu nhiệt đới
lại bị hỏng, hoặc đòi hỏi phải để ở nhiệt độ lạnh hoặc bôi dầu mỡ bảo quản. Những
sản phẩm dễ hỏng do sự tác động của khí hậu nóng ẩm thì lại yêu , bảo quản cao
hơn khi xâm nhập vào thị trường có nhiệt độ cao, độ ẩm lớn.
* Yếu tố chính trị – pháp luật
Ngồi các yếu tố đã nêu trên, thị trường quốc tế còn chịu sự tác động bởi
chính trị và pháp luật. Thể hiện ở những ưu đãi và cản trở của Chính phủ đối với
các nhà cung ứng khi xâm nhập vào thị trường quốc gia này. Điều này sẽ giúp cho
các doanh nghiệp có điều kiện dễ xâm nhập vào thị trường hơn, đồng thời có điều
kiện mở rộng thị trường của mình. Có thể đó là những qui chế hàng rào thuế quan,
về bảo hộ, hạn ngạch.. . Nếu mối quan hệ chính trị giữa nước nhập khẩu và xuất
khẩu là bất ổn thì xâm nhập và mở rộng thị trường sẽ là rất khó khăn cho nhà xuất
khẩu.


* Yếu tố văn hóa
Khi xét các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế thì
khơng thể bỏ qua yếu tố văn hố đã làm cho khách hàng ở mỗi quốc gia phản ứng
khác nhau với cùng một loaị sản phẩm. Tùy vào tác động của yếu tố văn hoá điều
kiện tự nhiên, lịch sử dân tôc, tôn giáo.. . Mà sản phẩm được bán ở các thị trường
là khác nhau.
Ví dụ đơn giản về ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá tới thị trường quốc tế là
việc giới thiệu và bán váy ngắn ở các quốc gia theo đạo hồi là điều khơng tưởng.
* Một số yếu tố khác như: Trình độ cơng nghệ, hệ thống phân phối.. cũng có

tác động rất lớn đến các thị trường xuất khẩu của một nước.

th


c

tậ

p

Tố

tn

gh

iệ

p

6. Những thách thức về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam hiện nay và trong
thời gian tới
6.1. Hạn hán và xâm nhập mặn: Tình hình hạn hán, thiếu nước ngọt và xâm
nhập mặn diễn biến phức tạp trong 2016 được dự báo sẽ tiếp tục có những ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất thủy sản, nhất là các lồi ni nước ngọt, trong 2017
– tác động khơng nhỏ đến diện tích và sản lượng nguyên liệu thủy sản nói chung.
6.2. Rào cản kỹ thuật và bảo hộ thương mại từ các thị trường NK
Với việc tự do hóa thương mại, thủy sản Việt Nam sẽ có lợi về thuế quan,
nhưng sẽ là đối tượng để các thị trường áp dụng các rào cản phi thuế quan nhằm

bảo hộ ngành SX nội địa hoặc hạn chế NK. Những rào cản như thuế chống bán phá
giá (CBPG), thuế chống trợ cấp, các quy định kiểm tra hóa chất, kháng sinh, bảo
vệ nguồn lợi IUU hay chương trình thanh tra riêng biệt (vd. Chương trình thanh tra
cá da trơn của Mỹ…) đang và sẽ được tăng cường áp dụng.
Về các quy định kiểm soát chất lượng của thị trường NK: Nhật Bản duy trì
tần suất kiểm tra 100% các chỉ tiêu Furazolidone, Enrofloxacin và Sulfadiazine đối
với các lô hàng tôm NK từ Việt Nam. Tuy nhiên, theo quy định mới của Luật Vệ
sinh thực phẩm của Nhật Bản, từ tháng 10/2016, Nhật Bản loại bỏ ra khỏi danh
sách giám sát các chất Sulfamethoxazole, Sulfadiazine và Chloramphenicol trong
tôm nuôi Việt Nam.
Australia tăng cường kiểm tra về độc tố sinh học và vi sinh. Từ tháng 1 đến
tháng 9/2016, có 11 lơ hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào EU bị cảnh báo dư
lượng kim loại nặng (thủy ngân, cadmium) vượt giới hạn tối đa cho phép, tăng gấp
2,2 lần so với cả năm 2015.

Ch

uy
ên

đề

Kiểm soát bảo tồn nguồn lợi: Đối với khai thác và XK cá ngừ, ngoài quy
định của NOAA thuộc Bộ Thương mại Mỹ và Tổ chức Viện đảovàtrái đất (Earth
Island Institute - EII) liên quan đến chương trình bảo vệ cá heo trong thương mại


Ch

uy

ên

đề

th


c

tậ

p

Tố

tn

gh

iệ

p

XK cá ngừ. EU và sắp tới là Mỹ đều thắt chặt quy định kiểm soát và chống hoạt
động khai thác bất hợp pháp, không theo quy định và không báo cáo (IUU).
Thuế chống bán phá giá và hương trình thanh tra cá da trơn: Thuế chống
bán phá giá và chương trình thanh tra cá da trơn vẫn là rào cản thương mại và rào
cản kỹ thuật lớn cho cá tra Việt Nam tại thị trường Mỹ. Với mức thuế CBPG quá
cao, hiện nay, số lượng DN XK cá tra đi Mỹ chỉ còn 2-3 DN lớn bám trụ được thị
trường này.

Chương trình thanh tra cá da trơn với một số quy định ngặt nghèo, cũng
đang trong giai đoạn chuyển tiếp. Mặc dù, chương trình này chưa tác động mạnh
tới kim ngạch XK cá tra sang thị trường Mỹ nhưng gây hoang mang tâm lý cho các
nhà XK. Thuế CBPG tôm POR10 tăng cao, gây bất lợi cho XK tôm Việt Nam sang
Mỹ, tạo áp lực tâm lý tới các DN XK và tạo tâm lý chưa ổn định cho phía khách
hàng.
6.3. Nguồn nguyên liệu không ổn định
Giá thành sản xuất nguyên liệu cịn cao: Ngành ni tơm và một số sản
phẩm thủy sản chủ lực của Việt Nam đã được nhìn nhận và so sánh với các ngành
tương tự tại Ấn Độ, Thái Lan cho thấy giá thành sản xuất của VN đang cao hơn từ
10-30%,. Có nhiều yếu tố tác động tạo ra giá thành sản phẩm cao (từ giống, thức
ăn, các vật tư đầu vào, tổn thất sau thu hoạch, điện-nước, các chi phí hành
chính...). Đây cũng là yếu tố quan trọng tác động lên hệ số cạnh tranh của thủy sản
Việt Nam trong năm 2017 mà DN đặc biệt quan tâm.
Thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu: Hạn hán và xâm nhập mặn làm
giảm sản lương, tình hình thiếu nguyên liệu cho CBXK ở một số nhóm hàng hoặc
tại một số thời điểm trong năm ngày càng rõ rệt. Nhiều DN đã duy trì việc nhập
khẩu các nguồn nguyên liệu (tơm, cá ngừ, mực-bạch tuộc, một số lồi cá biển...) để
tạo ra sự ổn định và năng lực cạnh tranh trong thời gian qua. Việc thiếu nguyên
liệu thủy sản trong nước phục vụ nhu cầu XK sẽ tiếp tục là một vấn đề nhiều DN
thủy sản quan ngại trong năm 2017.
6.4. Chịu cạnh tranh mạnh mẽ: Tham gia vào các FTA đồng nghĩa với việc
mở cửa và hội nhập hơn nữa vào nhiều thị trường. Tuy nhiên, ngành và nhiều DN
Việt Nam chưa tận dụng được tốt nhất các ưu đãi/cơ hội của FTA. Mặc dù, Chính
phủ đã có nhiều Nghị quyết và chương trình hành động tháo gỡ khó khăn, nâng cao
năng lực cạnh tranh tạo cơ hội và điều kiện tối đa cho DN nhưng việc tái cơ cấu,
cải cách các quy định và thủ tục hành chính để đáp ứng các yêu cầu của hội nhập
vẫn tiến triển chưa nhanh.
Trong khi đó các nước đối thủ cạnh canh về thủy sản (Trung Quốc, Ấn độ,
Thái Lan, Indonesia...) ngày càng gia tăng các sức ép cạnh tranh nhiều hơn qua

những chương trình dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trên cả quy mô về sản lượng,
chất lượng, giá thành sản xuất, marketing và xúc tiến thương mại. Sự cạnh tranh


này là tất yếu để thúc đẩy cho phát triển, nhưng cũng đang và sẽ khiến DN thủy
sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn để giữ và gia tăng thị phần.
6.5. Truyền thông bôi nhọ tại một số thị trường tiêu thụ thủy sản: Trong 10
năm qua, đã xuất hiện ở gần10 quốc gia (Úc, Italia, Tây Ban Nha, Đức, Ai Cập,
Pháp....) việc truyền thông đưa thông tin bôi nhọ, không khách quan về sản phẩm
thủy sản của Việt Nam (ô nhiễm, bẩn, kim loại nặng, môi trường dơ…). Tác hại
của truyền thông bôi nhọ là không thể đo đếm và ảnh hưởng tiêu cực lâu dài đến
sức tiêu thụ và hình ảnh sản phẩm thủy sản của Việt Nam tại các thị trường cụ thể.
Những dịng thơng tin khơng tích cực này, dưới sức lan tỏa của internet và mạng
xã hội, đã có những tác động dai dẳng và được nhận định tiếp tục có tác động đến
tiêu thụ thủy sản Việt Nam trong 2017.
6.6. Còn các bất cập tại một số quy định và thủ tục hành chính: chưa thực sự
hỗ trợ cho cải thiện năng lực cạnh tranh của DN. Dù Chính phủ đã liên tục 3 năm
có các Nghị quyết 19 và nhiều chỉ đạo tích cực, nhưng quá trình sửa đổi các văn
bản pháp quy đã đc nhận diện vẫn diễn ra chậm (chưa được 30% trong 2016) trong
khi lại phát sinh các nội dung bất cập mới. Một Nghị quyết 19/2017 tiếp theo của
Chính phủ là cần thiết, nhưng quan trọng hơn là sự chuyển dịch trong thay đổi, sửa
đổi từ văn bản pháp quy liên quan đến thực thi của các đơn vị quản lý Nhà nước
chức năng.
II. Hệ thống chỉ tiêu xuất khẩu

Tố

tn

gh


iệ

p

Đánh giá hiệu quả xuất khẩu
Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là rất quan trọng và
cần thiết. Qua đó, cho phép doanh nghiệp xác định được hiệu quả của mỗi hợp
đồng xuất khẩu cũng như một giai đoạn hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
Nhờ các đánh giá đó doanh nghiệp sẽ có những biện pháp ứng xử phù hợp với việc
thực hiện các hợp đồng xuất khẩu tiếp theo. Hiệu quả xuất khẩu được đánh giá
thông qua hệ thống các chỉ tiêu:

Ch

uy
ên

đề

th


c

tậ

p

1. Chỉ tiêu định tính

Các tiêu chuẩn định tính là các tiêu chuẩn khơng thể hiện được dưới dạng các
số đo vật lý hoặc tiền tệ. Các chỉ tiêu định tính doanh nghiệp thường sử dụng để
đánh giá hiệu quả xuất khẩu là:
- Khả năng xâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường: Kết quả của doanh
nghiệp trong việc thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu của mình trên thị trường xuất
khẩu, khả năng mở rộng sang các thị trường khác, mối quan hệ với khách hàng
nước ngoài, khả năng khai thác, nguồn hàng cho xuất khẩu …Các kết quả này


chính là những thuận lợi q trình mà doanh nghiệp có thể khai thác để phục vụ
cho q trình xuất khẩu tới độ thu được lợi nhuận cao, khả năng về thị trường lớn
hơn.
- Kết quả về mặt xã hội: Những lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang lại khi
thực hiện các hoạt động xuất khẩu nào đó thì cũng phải đem lại lợi ích cho đất
nước. Do vậy, doanh nghiệp phải quan tâm đến lợi ích xã hội khi thực hiện các hợp
đồng xuất khẩu, kinh doanh những mặt hàng Nhà nước khuyến khích xuất khẩu và
khơng xuất khẩu những mặt hàng mà Nhà nước cấm.

Ch

uy
ên

đề

th


c


tậ

p

Tố

tn

gh

iệ

p

2. Các chỉ tiêu định lượng
a.Chỉ tiêu lợi nhuận
- Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả có tính tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng
của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó là tiền đề để duy trì và tái sản xuất mở rộng
của doanh nghiệp, để cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động.
- Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp được tính bằng cơng
thức:
TR = P x Q
Trong đó:
TR: Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu
P: Giá cả hàng xuất khẩu
Q: Số lượng hàng xuất khẩu
- Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu là lượng dôi ra của doanh thu xuất khẩu
so với chi phí xuất khẩu, được tính bằng cơng thức:
Lợi nhuận xuất khẩu = TR – TC
LNKT = TR – TCKT

L.Ntt = TR – TCtt
Trong đó:
TC: tổng chi phí bỏ ra cho hoạt động xuất khẩu
LNKT:Lợi nhuận kinh tế
TCKT: Chi phí
LNtt: Lợi nhuận tính tốn
TCtt: Chi phí tính tốn.
b. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của xuất khẩu.
Hiệu quả của việc xuất khẩu được xác định bằng cách so sánh số ngoại tệ thu
được do xuất khẩu (giá trị quốc tế của hàng hố) với những chi phí bỏ ra cho việc
sản xuất hàng hố xuất khẩu đó.
* Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu: là chỉ tiêu hiệu quả tương đối nó có thể tính
theo hai cách:


-Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Trong đó:
p : Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu.
P : Lợi nhuận xuất khẩu.
TR : Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu.
TC : Tổng chi phí từ hoạt động xuất khẩu.
Nếu p > 1 thì doanh nghiệp đạt hiệu quả trong xuất khẩu.
p < 1 doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả trong xuất khẩu.
* Hiệu quả tương đối của việc xuất khẩu:

Ch

uy
ên


đề

th


c

tậ

p

Tố

tn

gh

iệ

p

Trong đó:
Hx: Hiệu quả tương đối của việc xuất khẩu.
Tx: Doanh thu (bằng ngoại tệ từ việc xuất khẩu đơn vị hàng hố, dịch
vụ (giá quốc tế))
Cx:tổng chi phí của việc sản xuất sản phẩm xuất khẩu, bao gồm cả
vận tải đến cảng xuất (giá trong nước)
Chỉ tiêu này cho ta biết số thu bằng ngoại tệ đối với đơn vị chi phí trong nước.
Tổng giá thành xuất khẩu là tổng chi phí sản xuất hàng xuất khẩu, các chi phí
mua và bán xuất khẩu.

Thu ngoại tệ xuất khẩu là tổng thu nhập ngoại tệ của hàng hố xuất khẩu tính
theo giá FOB.
Thu nhập nội tệ của hàng xuất khẩu là số ngoại tệ thu được do xuất khẩu tính
đổi ra nội tệ theo tỷ giá hiện hành.
Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu:


* Các chỉ tiêu về sử dụng vốn.
Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn.

p

c.Chỉ tiêu doanh lợi xuất khẩu

th


c

tậ

p

Tố

tn

gh

iệ


Trong đó:
Dx: Doanh lợi xuất khẩu
Tx: Thu nhập bán hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ được chuyển đổi
ra tiền Việt Nam theo tỷ giá công bố của ngân hàng Ngoại
thương
(sau khi trừ mọi chi phí bằng ngoại tệ)
Cx: Tổng chi phí cho việc xuất khẩu.
d.Tỷ xuất ngoại tệ xuất khẩu

Ch

uy
ên

đề

là số lượng bản tệ bỏ ra để thu được một đơn vị ngoại tệ
Nếu tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu < tỷ giá do ngân hàng Nhà nước công bố
thì nên xuất khẩu và ngược lại.


Chương II. Phân tích thống kê các chỉ tiêu xuất khẩu thuỷ sản
thực tế của Việt Nam giai đoạn 2010-2016
I. Nhóm chỉ tiêu quy mơ xuất khẩu thuỷ sản
1. Tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản (giá trị)
Trong nhiều năm qua, mặt hàng thủy sản luôn là một trong những mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ra thị trường thế giới. Hoạt động xuất khẩu thủy
sản bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước và có tốc độ tăng trưởng ấn tượng
trong nhiều năm trở lại đây. Năm 2007 Việt Nam đã đứng thứ 7 trong top 10 nước

xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới và ln giữ vị trí số 5 liên tục trong nhiều năm
gần đây. Việt Nam được coi là nước có tốc độ tăng trưởng thủy sản nhanh nhất,
sản lượng xuất khẩu thủy sản không ngừng tăng giai đoạn 2010-2016.
Bảng 1: Tổng kim ngạch Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 2010-2016
Tăng trưởng

p

5.017
6.112
6.089
6.693
7.825
6.569
7.053

Tỷ lệ tăng
(%)
17.897
21.836
-0.391
9.922
16.924
-16.057
7.374

iệ

2010
2011

2012
2013
2014
2015
2016

Mức tăng
(tỷ USD)
0.762
1.096
-0.024
0.604
1.133
-1.256
0.484

gh

Tổng kim ngạch
(tỷ USD)

Nguồn: Tổng cục thống kê

tậ

p

Tố

tn


Năm

Ch

uy
ên

đề

th


c

Nhận xét: Sử dụng phương pháp dãy số thời gian như: tính tốc độ tăng /giảm
(liên hồn theo các năm) và lượng tăng giảm (liên hoàn) để phân tích sự biến động
của tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản giai đoạn 2010-2016. Từ đó, cho thấy tổng
kim ngạch xuất khẩu tăng giảm như thế nào về cả số tương đối lẫn số tuyệt đối, từ
đó giúp các nhà kinh tế hoạch định chiến lược phát triển trong tương lai. Cụ thể:


tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản có sự biến động về cả số tương đối và tuyệt đối,
nhìn chung là tăng nhưng không đồng đều.
Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 2010-2016
9.000
7.825

8.000
6.693


7.000
6.000
5.000

6.112

6.089

2011

2012

6.569

7.053

5.017

4.000
3.000
2.000
1.000
0.000

2010

2013

2014


2015

2016

Tổng kim ngạch (tỷ USD)

Ch

uy
ên

đề

th


c

tậ

p

Tố

tn

gh

iệ


p

Trong giai đoạn 2010-2016, xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2014 đạt kết
quả kỷ lục, đạt gần 8 tỷ USD, tăng 56% so với năm 2010. Kết quả này có được
một phần là nhờ vào nguồn cung nguyên liệu của nước ta năm 2014 được đảm
bảo.Tại các địa phương, sản lượng và diện tích nuôi trồng thủy sản đều tăng và mở
rộng so với năm 2013. Đây cũng là giai đoạn mà nước ta có được những thuận lợi
từ thị trường xuất khẩu, ngành ni tơm có bước phát triển mạnh mẽ, diện tích
ni tăng mạnh, đặc biệt với tơm thẻ chân trắng. Giá trị xuất khẩu tơm tăng khá,
đóng góp quan trọng vào mức tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản nói chung.Tổng
sản lượng thủy sản năm 2014 đạt 6,3 triệu tấn, tăng 4,4% so với năm 2013, và tăng
1,7% so với kế hoạch đề ra, trong đó, sản lượng khai thác thủy sản đạt 2,68 triệu
tấn, tăng 3,9% và nuôi trồng thủy sản đạt 3,62 triệu tấn, tăng 4,8% so với năm
trước.
Trong giai đoạn này có hai lần kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm, là năm
2012 và năm 2015. Năm 2012 có sự sụt giảm nhẹ, chỉ gần 0.4%. Nguyên nhân là
do nguyên liệu đầu vào cho chế biến và xuất khẩu thủy sản không ổn định (dịch
bệnh trên tơm và diện tích ni cá tra giảm, giá cá bất ổn,...); rào cản Ethoxyquin
của Nhật Bản; đồng thời do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính làm giảm kim
ngạch xuất khẩu thủy sản sang châu Âu - thị trường lớn tiêu thụ thủy sản của Việt


Nam. Còn vào năm 2015, kim ngạch xuất khẩu hải sản trên cả nước chỉ đạt gần 6.6
tỷ USD, giảm 16% so với năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu là vì sự biến động về
giá cả trên thị trường, thị trường tiêu thụ kém, sự sụt giảm về lượng xuất khẩu của
mặt hàng tôm vốn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng góp phần làm
giảm xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2015.
2. Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chính
Theo VASEP, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính gồm: tơm, cá tra, cá

ngừ
 Năm 2010:
- Tơm là mặt hàng chủ lực góp phần mang lại con số 5 tỷ USD của thủy sản
Việt Nam năm 2010. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu tôm của Việt Nam với con số
2.106 tỷ USD, với 241.000 tấn, tăng 13,4% về khối lượng và 24,4% về giá trị so
với 209.567 tấn và 1,675 tỷ USD của năm 2009.
- Cá tra: xuất khẩu cá tra năm 2010 không đạt mục tiêu 1,5 tỷ USD. Theo
thống kê của VASEP, xuất khẩu cá tra năm 2010 đạt 659.000 tấn, trị giá khoảng
1,44 tỷ USD, tăng 7,4% về khối lượng và 5,2% về giá trị so với năm 2009, đứng
thứ 2 về giá trị sau tôm.
- Cá ngừ: xuất khẩu cá ngừ đạt kim ngạch 293 triệu USD, tăng 5.8% về giá trị
so với năm 2009.

Ch

uy
ên

đề

th


c

tậ

p

Tố


tn

gh

iệ

p

 Năm 2011:
Năm 2011, đa số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu đều tăng trưởng mạnh so
với năm 2010. Trong đó:
- Tơm vẫn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị dẫn đầu với kim ngạch xuất khẩu
đạt gần 2,4 tỷ USD so với mức hơn 2 tỷ USD của năm 2010.
- Cá tra cũng có mức độ tăng trưởng khá cao với giá trị xuất khẩu đạt 1,805 tỷ
USD, tăng 26,5%, và khối lượng xuất khẩu đạt trên 600 ngàn tấn, tăng gần 3% so
với năm 2010.
- So với năm 2010, giá trị xuất khẩu cá ngừ tăng 29,4%, đạt 379,4 triệu USD.
 Năm 2012:
- Tơm: Mặc dù có rất nhiều khó khăn nhưng năm 2012, xuất khẩu tơm Việt
Nam vẫn có mặt trên 92 thị trường trên thế giới, với kim ngạch xuất khẩu đạt
khoảng 2,25 tỷ USD, giảm 6,3% so với năm 2011. Tuy không đạt mục tiêu 2,4 tỷ
USD, nhưng đây là nỗ lực rất lớn của các công ty chế biến và xuất khẩu tôm.


Ch

uy
ên


 Năm 2015:

đề

th


c

tậ

p

Tố

tn

gh

iệ

p

- Cá tra: Vượt qua bao thăng trầm, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam vẫn
chứng tỏ được sức mạnh và bản lĩnh của mình khi vươn ra biển lớn. Tuy cịn nhiều
khó khăn liên tiếp xảy ra như thiếu vốn, thiếu nguyên liệu trầm trọng, giá thức ăn,
con giống, giá cá nguyên liệu bất ổn, v.v. thì cá tra Việt Nam vẫn khẳng định được
vị trí của mình khi đạt 1,8 tỷ USD, tương đương với năm 2011.
- Cá ngừ: Số liệu của VASEP cho thấy, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam trong năm
2012 ước đạt gần 600 triệu USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, có

thể thấy, cá ngừ là mặt hàng xuất khẩu có sức tăng trưởng nổi bật nhất năm 2012.
 Năm 2013:
- Mặt hàng tôm:. Thống kê từ Hải quan cho thấy, năm 2013, Việt Nam XK
tôm sang 88 thị trường trên thế giới, thu về 3,1 tỷ USD, tăng 39,1% so với năm
2012. Trong năm 2013, chỉ có duy nhất tháng 2/2013, xuất khẩu tôm giảm 32,8%
so với cùng kỳ năm 2012 do có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. 11 tháng cịn lại, xuất
khẩu tơm tăng trưởng mạnh, nhất là trong quý IV/2013, giá trị tăng trưởng từ 64,677,2% so với quý IV/2012.
- Mặt hàng cá tra: mặc dù, giá trị xuất khẩu mặt hàng cá tra vẫn tăng 1% so
với năm 2012 nhưng đây chỉ có thể gọi là xuất khẩu ổn định và cầm chừng. Doanh
nghiệp xuất khẩu trong năm 2013 gặp rất nhiều khó khăn về cả thị trường tiêu thụ
và nguyên liệu trong nước. Nắm được điểm yếu của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra,
đối tác liên tục địi giảm giá xuất khẩu.
 Năm 2014:
- Tơm: Năm 2014, tổng giá trị xuất khẩu tơm có mức tăng trưởng mạnh
(26,9%) so với cùng kỳ năm trước, đạt 3,95 tỷ USD, chiếm 50,38% tổng kim
ngạch xuất khẩu thủy sản.
- Xuất khẩu cá tra năm 2014 đạt gần 1,77 tỷ USD, tăng nhẹ 0,4% so với cùng
kỳ năm trước. 
- Mặc dù xuất khẩu cá ngừ những tháng cuối năm 2014 có xu hướng tăng so
với cùng kỳ năm 2013, nhưng tínhcả năm 2014, xuất khẩu cá ngừ vẫn giảm
8,1%, đạt 484,2 triệu USD
- Trong khi đó, xuất khẩu mực và bạch tuộc, cá các loại đã duy trì mức tăng
trưởng khá, mức tăng tương ứng là 8,9% (416,3 triệu USD) và 19,7% (882,1 triệu
USD). Cua ghẹ và giáp xác khác tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước.


tậ

p


Tố

tn

gh

iệ

p

Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có sự chuyển biến rõ
rệt, đặc biệt là mặt hàng tôm. Mặc dù sụt giảm mạnh nhưng tôm tiếp tục giữ ngôi
vị số 1 với tỷ trọng giá trị xuất khẩu 44% (giảm so với năm 2014 là 50,2%), trong
khi cá tra, cá ngừ, hải sản khác chiếm tỷ trọng cao hơn với năm ngoái: cá tra từ
22% lên 24%, cá ngừ từ 6,1% lên 7%. Năm 2015, tơm chính thức là mặt hàng giảm
mạnh nhất với 25%, ước đạt gần 3 tỷ USD và chiếm 44%. Trong đó, xuất khẩu tơm
chân trắng vẫn chiếm 58% với 1,7 tỷ USD, giảm 25% so với năm ngối. Xuất khẩu
tơm sú chiếm 33% với 977 triệu USD, giảm 29%.
Xuất khẩu cá tra giảm liên tục theo các tháng trong năm 2015, đạt 1,6 tỷ
USD, giảm 10% so với năm 2014, chiếm 24% tổng giá trị xuất khẩu. Hầu hết các
thị trường chính đều giảm, trong đó EU giảm 15%, Mỹ giảm 4,5%, Mexico giảm
10%, v.v. Riêng xuất khẩu sang Trung Quốc duy trì tăng trưởng ổn định 50%.
Xuất khẩu cá ngừ tiếp tục xu hướng giảm từ năm 2013 đến năm 2015, năm
2015 đạt 470 triệu USD, giảm 3% so với năm trước. Thị trường EU và Nhật Bản
đều giảm sâu (lần lượt giảm 20% và 10%). Đồng Euro và đồng Yên mất giá làm
các nhu cầu nhập khẩu vào 2 thị trường này yếu hơn sau khi sụt giảm mạnh trong 2
năm qua. Xuất khẩu sang Mỹ tăng 9% có thể do đồng USD tăng giá khiến các
doanh nghiệp chuyển hướng sang thị trường này.
 Năm 2016:
 Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, nhưng kim ngạch xuất

khẩu tôm của nước ta vẫn cán mốc 3,1 tỉ USD trong năm 2016. So với năm 2015,
kim ngạch xuất khẩu tôm của nước ta đã tăng gần 4%. Mặc dù mức tăng trưởng
này còn khá khiêm tốn, nhưng với con số 3,1 tỉ USD đạt được, hiện tôm đã dẫn
đầu các mặt hàng thủy sản về kim ngạch xuất khẩu.
Năm 2016, mặc dù xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn, nhưng tình hình sản
xuất và tiêu thụ vẫn có sự tăng trưởng. Theo Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông
thôn, tổng giá trị xuất khẩu cá tra năm 2016 đạt 1,67 tỷ USD, tăng 6,6% so với
năm 2015.

th


c

II. Nhóm chỉ tiêu cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản

đề

1. Tỷ trọng các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu

Ch

uy
ên

Bảng: Kim ngạch (1000USD) và tỷ trọng các mặt hàng thủy sản
xuất khẩu của Việt Nam 2010-2015


Năm


2010

Tôm
đông
lạnh

2011

1,565,462 1,693,663
31.20%

27.71%

2012
1,547,57

2013

2014
2,553,75

2015
1,805,82

4

2,018,198

4


4

25.42%

30.16%

32.63%

27.49%

2,661,70

2,542,94

2,130,03
Cá đông 2,018,400 2,166,240
lạnh
40.23%
35.44%

1

2

34.98%

32.53%

34.01%


38.71%

97,726

107,941

27,570

24,293

20,760

23,894

1.95%

1.77%

0.45%

0.36%

0.27%

0.36%

261,050

318,514


283,099

242,853

248,120

212,059

5.20%

5.21%

4.65%

3.63%

3.17%

3.23%

2,340,92
4

1,984,04
7

2,100,22
5


2,230,353

21.41%

34.49%

33.33%

tn

29.87%

gh

Thủy sản
chế biến 1,074,272 1,826,057
khác

tậ

7

th


c

5,016,910 6,112,415

p


Tố

6,088,50
Tổng
kim
ngạch

p

Mực khơ

2,176,912

iệ

Mực
đơng
lạnh

9

6,692,609

29.91%

30.20%

7,825,25


6,568,76

9

6

Nguồn: Tổng cục thống kê

Ch

uy
ên

đề

Từ bảng số liệu trên, có thể nhận thấy rằng cá và tôm đông lạnh là hai loại
mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam.


(Nhận xét thêm)

Tỷ trọng các mặt hàng thủy sản xuất
khẩu 2015
27%

30%

3%
0.36%


Tôm đông lạnh
Cá đông lạnh
Mực đông lạnh
Mực khô
Thủy sản chế biến khác

39%

2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu

iệ

p

Trong giai đoạn 2010-2016, Xuất khẩu thuỷ sản ln có dấu hiệu tích cực về phát
triển về cả số lượng và chất lượng. Đến nay , hàng thuỷ sản xuất khẩu của việt nam
đã có mặt ở 64 nước trên thế giới. Tuy nhiên, gần 80% trị giá xuất khẩu thuỷ sản
tập trung vào một số thị trường chủ lực là Nhật bản, Mỹ, EU, Trung quốc,Hồng
Kông, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, Đức, Hà Lan.

Ch

uy
ên

đề

th



c

tậ

p

Tố

tn

gh

(LẬP BẢNG SỐ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH CÁC THỊ TRƯỜNG CHỦ LỰC)


B. Kết luận
 Tổng kết
Qua phân tích có thể thấy được ngành thủy sản ở Việt Nam đã có nhiều phát
triển to lớn, là ngành có khả năng cạnh tranh, do có lợi thế về nuồn tài nguyên
thiên nhiên, nguồn nhân công rẻ. Tuy nhiên, các yếu tố như cơ sở hạ tầng, trình độ
năng lực sản xuất và quản lý kém đã làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm
thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
Thị trường thủy sản thế giới ngày càng phát triển và mở rộng, cơ hội phát
triển cho ngành thủy sản Việt Nam là rất lớn nhưng bên cạnh đó thách thức cũng
rất nhiều. Sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi nhà nước , ngành và các doanh nghiệp cần
có sự kết hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạn dụng tối đa lợi thế so sánh của
Việt Nam, mở rộng ra thị trường thế giới.
Qua bài viết này, chúng em đã nêu ra thực trạng, những thuận lợi, khó khăn
với xuất khẩu thủy sản Việt Nam và các giải pháp cơ bản để phát huy lợi thế, khắc

phục khó khăn nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức đưa thủy sản Việt Nam
phát triển hơn trong giai đoạn tới.
 Kiến nghị giải pháp

Ch

uy
ên

đề

th


c

tậ

p

Tố

tn

gh

iệ

p


* Từ phía nhà nước
- Một, chính phủ cần đầu tư nghiêm túc và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp
đẩy mạnh hoạt động quảng bá thủy sản Việt Nam ra nước ngồi thơng qua nhiều
hình thức xúc tiến thương mại, giới thiệu đầy đủ thông tin về hệ thống khai thác,
ni trồng, chế biến được kiểm sốt tốt bằng các hoạt động tiếp thị chuyên nghiệp.
- Hai, chủ động vượt qua các rào cản thương mại, tìm kiếm mọi cơ hội hợp
tác nhằm hạn chế tác động của các vụ kiện, phối hợp cùng các nhà nhập khẩu trong
công tác truyền thông để phản bác những thông tin sai lệch về thủy sản Việt Nam.
- Ba, thật sự giảm tối đa các thủ tục hành chính gây chi phí lớn cho sản xuất
và xuất khẩu thủy sản, tạo điều kiện môi trường thuận lợi nhất cho cộng đồng
doanh nghiệp nhằm nâng cao uy tín, sức cạnh tranh và giá trị của thủy sản.
* Từ phía doanh nghiệp
- Về thị trường xuất khẩu thủy sản: nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
xúc tiến thương mại và các hoạt động đối ngoại; giữ vững thị trường truyền thống
và phát triển mạnh xuất khẩu thủy sản sang các khu vực có mức tăng trưởng tiêu
dùng ngày càng cao và ưa thích thủy sản việt nam như Thụy Điển, Bunggaria,
Hồng Kong, ASEAN,...


Ch

uy
ên

đề

th


c


tậ

p

Tố

tn

gh

iệ

p

- Xây dựng, quảng bá thương hiệu: là biện pháp cần thiết để các doanh
nghiệp phát triển sản phẩm, tránh ảnh hưởng xấu từ việc bôi nhọ truyền thông như
vụ cá tra ở thị trường Tây Ban Nha vừa qua. Một doanh nghiệp muốn tạothương
hiệu phải đầu tư đỏi mới công nghệ, nghiên cứu và phát triển sản phẩm...nhằm tạo
ra sản phẩm với mức giá chất lượng hợp lý , đồng thời doanh nghiệp phải đầu tư
cho hoạt động quảng bá, tiếp thị đến người tiêu dùng.
- Phát triển nguồn nguyên liệu ổn định và đảm bảo chất lượng: tiếp tục
phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản, nhất là các đối tượng chủ lực, tăng cường
công tác quản lý, giám sát và quy hoạch vùng sao cho phù hợp với điều kiện tự
nhiên và đặc điểm phát triển thủy sản của từng khu vực; giám sát vùng nuôi và môi
trường nuôi chặt chẽ, tránh việc sử dụng chất bảo vệ chất độc hại quá mức cho
phép. Xây dựng và hình thành được đội đánh bắt thủy hải sản trên các vùng biển
xa bờ, nâng cao trình độ cơng nghệ để bảo quản thủy hải sản được tươi mới...
- Về chế biến và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: tăng cường năng lực
chế biến theo chiều hướng kỹ thuật công nghiệp hiện đại; tăng cường công tác

kiểm tra giám sát đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm; áp dụng hệ thống tiêu
chuẩn kỹ thuật bắt buộc, khuyến khích việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có liên
quan.. Cần theo dõi các yêu cầu về quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước nhập
khẩu để đáp ứng yêu cầu của họ.
* Từ phía các hiệp hội
- Làm cầu nối giữa doanh nghiệp hội viên với cơ quan quản lý nhà nước. Xử
lý kịp thời các kiến nghị của hội viên , phổ biến và hướng dẫn hội viên thực hiện
tốt các chính sách, chủ trương của nhà nước.
- Làm tốt công tác kết nối các doanh nghiệp để chia sẻ thông tin, khai thác
tiềm năng thị trường. Đồng thời, hiệp hội cũng tư vấn cho doanh nghiệp trong q
trình th gia cơng sản xuất, xây dựng cổng thơng tin điện tử và sàn giao dịch trực
tuyến hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cung cấp thơng tin và hình thành kênh bán
hàng mới.
- Xây dựng và phát triển các mối quan hệ quốc tế thông qua việc tham gia hội
nghị, hội thảo và diễn đàn quốc tế...



×