Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

phân tích thống kê kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương (Vietcombank) giai đoạn 2005-2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.81 KB, 23 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Thống kê là công cụ không thể thiếu trong hoạt động nghiên cứu và công tác
thực tiễn. Trước đây, công tác thống kê diễn ra chủ yếu trong khu vực kinh tế nhà
nước, trong các cơ quan thống kê nhà nước để thu thập thong tin phục vụ cho việc
quản lý kinh tế xã hội của các cơ quan chính quyền các cấp. Tuy nhiên, đất nước
chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tự do cạnh tranh,
cùng với sự hội nhập và hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, tất yếu doanh nghiệp
hay tổ chức hoạt động kinh doanh dù bất cứ loại hình nào cũng phải đối mặt với
những khó khăn và thử thách . Đứng trước những khó khăn và thử thách đó, đòi hỏi ,
họ phải nắm bắt những thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh, kết quả kinh
doanh và thống kê là công cụ để thu thập, tổng hợp và phân tích các số liệu về mọi
hoạt động của doanh nghiệp và đồng thời cũng đánh giá, dự báo một số chỉ tiêu để
phục vụ công tác quản lý . Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những chính sách ,biện
pháp để hoạt động kinh doanh được hiệu quả.
Vì vậy, em chọn đề tài : “ phân tích thống kê kết quả kinh doanh của ngân
hàng thương mại cổ phần ngoại thương (Vietcombank) giai đoạn 2005-2009”.
Nội dung đề tài gồm 2 chương:
Chương I : Những vấn đề chung về ngân hàng thương mại và hệ thống
chỉ tiêu thống kê ngân hàng thương mại
Chương II: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích kết quả
kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương giai đoạn 2005-2009
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HỆ
THỐNG CHỈ TIÊU KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NHTM
I. Những vần đề chung về Ngân hàng thương mại
1. Khái niệm về ngân hàng thương mại ( NTHM )
Ngân hàng thương mại(NHTM) là tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng có vị trí
quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường ở các nước.


Theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam: Ngân hàng thươngmại là
một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền
gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, chiết
khấu và làm phương tiện thanh toán. Theo luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam có
hiệu lực vào tháng l0/1998:
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”.
Nghị định của Chính phủ số 49/20001NĐ-CP ngày 12/9/2000 định nghĩa: “Ngân
hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các
hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện
các mục tiêu kinh tế của nhà nước ".
2. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam:
2.1. Ngân hàng thương mại Quốc doanh:
Là ngân hàng thương mại được thành lập bằng 100% vốn ngân
sách nhà nước
Thuộc loại này gồm:
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
– Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Bank for
Agriculture and Rural Development), hiện nay 100% vốn của Nhà nước và đến 2008
sẽ cổ phần hóa.
– Ngân hàng công thương Việt nam (Industrial and commercial Bank of viet nam
– ICBV) gọi tắt là VietIncombank, hiện nay 100% vốn của Nhà nước và đến 2007 sẽ
cổ phần hóa.
– Ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Bank for Investement and
Development of Viet nam – BIDV), hiện nay 100% vốn của Nhà nước và đến 2007
sẽ cổ phần hóa.
– Ngân hàng ngoại thương Việt nam (Bank for Foreign Trade of Viet nam –
Vietcombank), trong tình hình hiện nay để tăng nguồn vốn và phù hợp với xu thế
hộinhập tài chính với thế giới Ngân hàng ngoại thương Việt nam đang phát hành trái

phiếu để huy động vốn và chuẩn bị cổ phần hóa để tăng sức cạnh tranh với các chi
nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng cổ phần hiện nay.
2.2. Ngân hàng thương mại cổ phần (joint Stock Commercial bank):
Là ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Trong
đó một cá nhân hay pháp nhân chỉ được sở hữu một số cổ phần nhất định theo qui
định của ngân hàng nhà nước Việt nam.
2.3. Ngân hàng liên doanh (thuộc loại hình tổ chức tín dụng liên doanh)
Là Ngân hàng được thành lập bằng vốn liên doanh giữa một bên là ngân hàng
thương mại Việt nam và bên khác là ngân hàng thương mại nước ngoài có trụ sở đặt
tại Việt nam, hoạt động theo pháp luật ở Việt nam
2.4. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
Là ngân hàng được thành lập theo pháp luật nước ngoài, được phép mở chi nhánh
tại việt nam, hoạt động theo pháp luật việt nam
3. Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường ngân hàng được hiểu là loại hình tổ chức tín dụng
kinh doanh toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Các
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
định chế tài chính ngân hàng tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau với nhiều chức
năng kinh doanh khác nhau nhưng về cơ bản ngân hàng vẫn thực hiện vai trò của một
trung gian tài chính tức là làm trung gian giữa những chủ thể cần vốn và những chủ
thể có vốn nhàn rỗi. Hệ thống ngân hàng la một kênh dẫn vốn rất quan trọng trong
nền kinh tế.
4. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của ngân hàng thương mại
4.1. Tạo tiền
Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và
phát triển của mình, các ngân hàng thương mại với nghiệp vụ kinh doanh mang tính
đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo ra tiền cho nền kinh tế.
Các nghiệp vụ kinh doanh đặc thù ấy chính là nghiệp vụ tín dụng và đầu tư trong mối
liên hệ chặt chẽ với ngân hàng trung ương. Sức mạnh của hệ thống ngân hàng thương

mại nhằm tạo ra tiền mang ý nghĩa kinh tế to lớn. Hệ thống tín dụng năng động là
điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế trên cơ sở của một mức tăng trưởng vững
chắc. Nếu tín dụng ngân hàng không tạo được tiền để mở ra những điều kiện thuận
lợi cho quá trình sản xuất như vậy xó thể gây ra sự ứ đọng vốn lưu động cảu quá
trình sản xuất cho dù thực tế quá trình sản xuất đang trong thời vụ cao điểm với nhu
cầu vốn lớn.
Nền kinh tế cần có một số cung ứng tiền tệ vừa đủ, phù hợp với mục tiêu khác
như lạm phát, tăng trưởng kinh tế bền vững và tạo được việc làm. Và các ngân hàng
thương mại đong vai trò quan trọn trong việc thực hiện các chinh sách này.
4.2. Tạo cơ chế thanh toán
Việc đưa ra cơ chế thanh toán hay nói cách khác tạo ra sự vận độn của vốn là một
trong những chức năng quan trọn của ngân hàng thương mại mà cụ thể trong thời
gian gần đây là việc phat hành và sử dụng séc và thẻ tín dụng.
Ngân hàng thương mại đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra những cơ chế
thanh toán mới. Thật vậy, ban đầu tiền giấy có hình thái giấy nhận nợ được các ngân
hàng đảm bảo đổi ra vàn hoặc bạc khi cần thiết. Tiếp đó là séc ra đời thì phần lớn
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
việc thanh toán bù trừ séc được thực hiện thong qua hệ thống ngân hàng thương mại.
Việc vi tính hóa cong việc thanh toán bù trừ séc đã rút ngắn quá trình thanh toán này
đồng thời giảm bớt chi phí và nâng cao độ chính xác. Và với dịch vụ ngân hàng điện
tử khách hàng có thể rút tiền từ tài khoản của mình, thực hiện gửi tiền, thanh toán nợ,
chuyển vốn giữa tiền gủi tiết kiệm và tài khoàn séc thông qua máy tính được nối
mạng.
4.3. Huy động tiết kiệm
Các ngân hàng thương mại thực hiện một dịch vụ rất quan trọng đối với tất
cả các khu vực của nền kinh tế bằng cách cung ứng những điều kiện thuận lợi cho
việc gủi tiền tiết kiệm của dân chúng. Người gủi tiết kiệm nhận được một khoản tiền
thưởng dưới danh nghĩa là lãi suất trên tổng số tiền gửi tiết kiệm ở các ngân hàng với
mức độ an toàn và khả năng thanh khoản cao. Số tiền huy động được qua hình thức

tiết kiệm luôn sẵn sang đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân.
Phần lớn tiền gửi tiết kiệm được huy động qua hệ thống ngân hàng.
II. Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả kinh doanh của NHTM
1. Thu nhập của ngân hàng:
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại với mục đích là lợi nhuận.
Muốn thu được lợi nhuận cao thì vấn đề then chốt là quản lý tốt các khoản mục tài
sản Có, nhất là khoản mục cho vay và đầu tư, cùng các hoạt động trung gian khác.
Các khoản thu nhập của ngân hàng bao gồm hai khoản
1.1. Thu về hoạt động tín dụng (thu lãi cho vay, thu lãi chiết khấu, phí cho
thuê tài chính, phí bảo lãnh…)
1.2. Thu về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ (thu lãi tiền gửi, dịch vụ thanh
toán, dịch vụ ngân quỹ…)
1.3. Thu từ các hoạt động khác:
. Thu lãi góp vốn, mua cổ phần
. Thu về mua bán chứng khoán
. Thu về kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quí
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
. Thu về nghiệp vụ uỷ thác, đại lý
. Thu dịch vụ tư vấn
. Thu kinh doanh bảo hiểm
. Thu dịch vụ ngân hàng khác (bảo quản cho thuê tủ két sắt, cầm đồ…)
. Các khoản thu bất thường khác
2. Lợi nhuận
Lợi nhuận trước thuế = tổng thu nhập – tổng chi phí
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – thuế thu nhập doanh nghiệp
Muốn tăng lợi nhuận cần phải:
– Tăng thu nhập bằng cách mở rộng tín dụng, tăng đầu tư và đa dạng hoá các
hoạt động dịch vụ ngân hàng
– Giảm chi phí của ngân hàng

6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG II:
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH KẾT
QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƯƠNG (VCB ) GIAI ĐOẠN 2005- 2009
I. Tổng quan về NHTM cổ phần ngoại thương
Ngày 30 tháng 10 năm 1962, Ngân hàng Ngoại thương được thành lập theo
Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục
quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là ngân hàng Nhà Nước
Việt Nam) Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức
hoạt động ngày 2 tháng 6 năm 2008 (theo giấy phép thành lập và hoạt động ngân
hàng TMCP ngày 23/5/2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày
2/6/2008) sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hoá thông qua việc
pháthành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007.
Trải qua 46 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank luôn giữ vững vị thế là nhà
cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế;
trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ
dự án… cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại như: kinh doanh ngoại tệ và các
công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử… Vietcombank đang chiếm lĩnh thị
phần đáng kể tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như : cho vay
(~10%), tiền gửi (~12%), thanh toán quốc tế (~23%), thanh toán thẻ (~55%)… Với
thế mạnh về công nghệ, Vietcombank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng
công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng và không ngừng đưa ra
các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm “đưa ngân hàng tới gần khách hàng” như: dịch vụ
Internet banking, VCB-Money (Home banking), SMS Banking, Phone banking…
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, vietcombank ngày
nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc với mạng lưới bao gồm 1 Hội sở chính tại Hà
Nội, 1 Sở giao dịch, hơn 300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty

con tại Việt Nam, 1 công ty con tại Hồng Kông, 4 công ty liên doanh, 3 công ty liên
kết, 1 văn phòng đại diện tại Singapore. Bên cạnh đó VCB còn phát triển một hệ
thống Autobank với 11.183 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới 1.300 ngân hàng đại
lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
II. Phân tích thống kê kết quả kinh doanh của NHTMCP
ngoại thương(VCB) giai đoạn 2005-2009
1. Phân tích sự biến động lợi nhuận sau thuế của VCB giai đoạn 2005-2009
Bảng 1 : Lợi nhuận sau thuế của VCB giai đoạn đoạn 2005-2009
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Lợi nhuận sau thuế
(tỷ đồng) 1293 2861 2390 2728 3945
Hình 1: Biểu đồ về lợi nhuận sau thuế của VCB giai đoạn 2005-2009
Quan sát trên biều đồ , ta nhận thấy lợi nhuận của VCB tăng lên mạnh mẽ trong
giai đoạn 2005- 2009 ,cụ thể là :
8

×