Tải bản đầy đủ (.pdf) (594 trang)

Ebook Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 594 trang )


Chịu trách nhiệm xuất bản
GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN
Chịu trách nhiệm nội dung
ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN
TS. VÕ VĂN BÉ
Biên tập nội dung:

Trình bày bìa:
Chế bản vi tính:
Đọc sách mẫu:

VĂN THỊ THANH HƯƠNG
NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH
NGUYỄN THỊ THẢO
TRẦN KHÁNH LY
NGUYỄN VIỆT HÀ
PHẠM THÚY LIỄU
HOÀNG MINH TÁM
TRẦN KHÁNH LY
BÙI BỘI THU

__________________________________________

Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 2650-2022/CXBIPH/8-106/CTQG.
Số quyết định xuất bản: 1538-QĐ/NXBCTQG, ngày 09/8/2022.
Nộp lưu chiểu: tháng 8 năm 2022.
Mã ISBN: 978-604-57-7936-1.






ĐỒNG CHỦ BIÊN
GS.TS. PHAN TRUNG LÝ

Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban pháp
luật của Quốc hội

ThS.NCS. NGUYỄN TRUNG THÀNH

Phó Viện trưởng Viện Khoa học
Môi trường và Xã hội

THAM GIA BIÊN SOẠN
PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC BÁCH Viện trưởng Viện Khoa học Môi trường
và Xã hội
TS. NGUYỄN TRÍ TUỆ

Phó Chánh án Tịa án nhân dân tối cao

TS. NGUYỄN VĂN THANH

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ

TS. TRẦN CƠNG PHÀN

Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao


TS. PHAN THANH HÀ

Viện Nhà nước và Pháp luật - Viện Hàn
lâm Khoa học xã hội Việt Nam

ThS. HOÀNG THỊ HƯỜNG

Viện Khoa học Mơi trường và Xã hội

ThS. NGUYỄN ĐÌNH PHÚC

Viện Khoa học Môi trường và Xã hội

Nhà báo BÙI THỊ HƠN

Viện Khoa học Môi trường và Xã hội

Nhà báo LÊ THỊ NHUNG

Viện Khoa học Môi trường và Xã hội


5

Cuốn sách này được biên soạn bởi Viện Khoa
học Môi trường và Xã hội (ESSI) thuộc Liên hiệp các
Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), trong
khuôn khổ Đề tài “Cơng khai, minh bạch và trách
nhiệm giải trình trong tổ chức và hoạt động của
các cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng yêu

cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa” (Mã số KX.01.41/16-20) thuộc Chương trình:
Nghiên cứu những vấn đề trọng yếu về khoa học
xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội, Mã số KX.01/16-20. Viện Khoa học Môi trường
và Xã hội chịu trách nhiệm về nội dung và giữ bản
quyền cuốn sách này.



7

MỤC LỤC
Trang
Lời Nhà xuất bản

13

Lời giới thiệu

15

Lời nói đầu

19

Danh mục hình

22


Danh mục bảng

24
Chương I

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠNG KHAI,
MINH BẠCH VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH
I.

25

Khái niệm về cơng khai, minh bạch và trách
nhiệm giải trình

25

1. Cơng khai, minh bạch

25

2. Trách nhiệm giải trình

45

3. Các cơ quan hành chính ở Việt Nam

69

4. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa


85

5. Mối quan hệ, vị trí, vai trị của cơng khai, minh bạch
và trách nhiệm giải trình

119

II. Quy định về cơng khai, minh bạch và trách
nhiệm giải trình trong pháp luật quốc tế và
pháp luật một số nước

132

1. Quy định về cơng khai, minh bạch và trách nhiệm
giải trình trong pháp luật quốc tế

132

2. Quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm
giải trình trong pháp luật một số nước trên thế giới

139


8

CƠNG KHAI, MINH BẠCH VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH...

III. Các yếu tố tác động đến hoạt động công khai,
minh bạch và trách nhiệm giải trình


170

1. Tác động của các yếu tố chủ quan

170

2. Tác động của các yếu tố khách quan

187

Chương II
THỰC TRẠNG CÔNG KHAI, MINH BẠCH
VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH TRONG TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
I.

213

Chủ trương của Đảng về cơng khai, minh bạch
và trách nhiệm giải trình trong tổ chức và hoạt
động của cơ quan hành chính nhà nước

213

II. Pháp luật và thực hiện pháp luật về công khai,
minh bạch trong tổ chức và hoạt động của các
cơ quan hành chính nhà nước


220

1. Pháp luật và thực hiện pháp luật về cơng khai,
minh bạch trong xây dựng và hồn thiện chính
sách pháp luật

220

2. Pháp luật và thực hiện pháp luật về công khai,
minh bạch trong công tác tổ chức bộ máy, biên chế,
thi tuyển, tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức

237

3. Pháp luật và thực hiện pháp luật về công khai,
minh bạch trong thực hiện quyền hành chính của
hoạt động cơng vụ

262

4. Quy định của pháp luật về cơng khai, minh bạch
đối với tài chính cơng

277

5. Pháp luật và thực hiện pháp luật về công khai,
minh bạch trong công tác thanh tra, kiểm tra,
giám sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các cấp

291



MỤC LỤC

9

6. Pháp luật và thực hiện pháp luật về công khai,
minh bạch trong lĩnh vực đất đai

308

7. Pháp luật và thực hiện pháp luật về công khai,
minh bạch trong lĩnh vực môi trường

320

8. Pháp luật và thực hiện pháp luật về công khai,
minh bạch trong lĩnh vực quy hoạch

331

9. Pháp luật và thực hiện pháp luật về công khai,
minh bạch trong lĩnh vực đầu tư xây dựng

339

10. Pháp luật và thực hiện pháp luật về công khai,
minh bạch trong lĩnh vực hành chính tư pháp

348


III. Pháp luật và thực hiện pháp luật về trách
nhiệm giải trình trong tổ chức và hoạt động
của các cơ quan hành chính nhà nước

352

1. Pháp luật và thực hiện pháp luật về trách nhiệm
giải trình của Thủ tướng Chính phủ, các thành
viên chính phủ, cán bộ, cơng chức thuộc Chính phủ

352

2. Pháp luật và thực hiện pháp luật về trách nhiệm
giải trình của người đứng đầu và cán bộ, công
chức của cơ quan bộ, ngành

369

3. Pháp luật và thực hiện pháp luật về trách nhiệm
giải trình của Ủy ban nhân dân, đội ngũ cán bộ,
công chức của Ủy ban nhân dân các cấp

383

4. Pháp luật và thực hiện pháp luật về trách nhiệm
giải trình trong đầu tư công

392


5. Pháp luật và thực hiện pháp luật về trách nhiệm
giải trình trong lĩnh vực đất đai

404

6. Pháp luật và thực hiên pháp luật về trách nhiệm
giải trình trong lĩnh vực mơi trường

415

7. Pháp luật và thực hiện pháp luật về trách nhiệm
giải trình trong lĩnh vực quy hoạch

425


10

CƠNG KHAI, MINH BẠCH VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH...

8. Pháp luật và thực hiện pháp luật về trách nhiệm
giải trình trong lĩnh vực đầu tư xây dựng

432

9. Pháp luật và thực hiện pháp luật về trách nhiệm
giải trình trong lĩnh vực hành chính tư pháp

443


IV. Sự tham gia của các tổ chức xã hội, báo chí,
doanh nghiệp và người dân vào việc thúc đẩy
thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm
giải trình

452

1. Vị trí, vai trị của các tổ chức xã hội, báo chí, doanh
nghiệp và người dân

452

2. Pháp luật quy định về hoạt động của các tổ chức
xã hội, báo chí, doanh nghiệp, người dân

460

3. Thực trạng tham gia của các tổ chức xã hội, báo
chí, doanh nghiệp và người dân trong tổ chức và
hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước
4. Nhận diện những vấn đề đặt ra

466
472

Chương III
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CÔNG KHAI,
MINH BẠCH VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH
I.


483

Quan điểm chỉ đạo về việc thực hiện công khai,
minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hệ
thống cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng
yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam

483

II. Giải pháp bảo đảm công khai, minh bạch và
trách nhiệm giải trình trong tổ chức và hoạt
động của các cơ quan hành chính nhà nước

487

1. Giải pháp chung

488

2. Giải pháp cụ thể

490


MỤC LỤC

11

3. Giải pháp bảo đảm công khai, minh bạch và trách

nhiệm giải trình trong một số lĩnh vực

512

III. Xây dựng bộ chỉ số đánh giá thực hiện công
khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình

529

1. Những vấn đề chung về chỉ số

529

2. Chỉ số xác định mức độ công khai, minh bạch và
trách nhiệm giải trình
IV. Kiến nghị

533
549

1. Kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Bí thư

549

2. Kiến nghị với Quốc hội

550

3. Kiến nghị với Chính phủ


556

4. Kiến nghị với bộ, ngành, địa phương

558

5. Kiến nghị về việc xây dựng đạo luật về công khai,
minh bạch và trách nhiệm giải trình

561

KẾT LUẬN

575

TÀI LIỆU THAM KHẢO

579



13

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

H

iện nay, trong bối cảnh đất nước ta đang quyết liệt thực hiện
việc xây dựng, củng cố và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp


quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vấn đề công khai, minh bạch và
trách nhiệm giải trình trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành
chính nhà nước đã và đang được Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng.
Tiêu chí cơng khai minh bạch và trách nhiệm giải trình là tiêu chí
quan trọng của các tổ chức quốc tế trong việc đánh giá Chính phủ mở,
chỉ số pháp quyền cũng như mơi trường kinh doanh - đầu tư. Theo đó,
các nội dung của công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong
tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước đã được đề
cập trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật như Luật Phòng, chống
tham nhũng, Luật Tiếp cận thông tin... Mặc dù đã có hành lang pháp
lý khá đầy đủ, tuy nhiên, việc tiếp tục hồn thiện thực thi pháp luật về
cơng khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tổ chức và hoạt
động của cơ quan hành chính nhà nước vẫn đang là một nhiệm vụ đặt
ra ở Việt Nam hiện nay.
Nhằm cung cấp tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, tìm hiểu
và tìm ra các giải pháp nhằm cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn
cho các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong xây dựng và thực
hiện pháp luật, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, góp phần phịng, chống
tham nhũng, bảo đảm hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính
nhà nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách
Cơng khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan
hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Sách chuyên khảo)


14

CƠNG KHAI, MINH BẠCH VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH...

do GS.TS. Phan Trung Lý và ThS. Nguyễn Trung Thành (Chủ biên).
Nội dung cuốn sách bao gồm 4 chương, đề cập những vấn đề lý luận;

thực trạng thực thi pháp luật; đường lối, chủ trương, chính sách, pháp
luật của Nhà nước về cơng khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình
trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước Việt
Nam hiện nay, từ đó, đưa ra những quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Tháng 5 năm 2021
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT


15

LỜI GIỚI THIỆU

T

ăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong
tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước là

cơng cụ quan trọng và hữu hiệu để bảo đảm hiệu lực quản lý nhà
nước; góp phần hồn thiện thể chế, chức năng, nhiệm vụ, phương
thức và cơ chế vận hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước. Trong bối cảnh thực hiện chủ trương xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa và quá trình hội nhập quốc tế, việc bảo đảm
cơng khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của hệ thống các cơ
quan hành chính nhà nước ở Việt Nam luôn được coi là một yêu cầu
không thể thiếu nhằm bảo đảm nguyên tắc dân chủ trong hoạt động
của Nhà nước.
Một trong những chức năng chủ yếu của hệ thống các cơ quan

hành chính nhà nước là cung cấp dịch vụ hành chính (dịch vụ cơng)
cho cơng dân, tổ chức, doanh nghiệp. Hoạt động này mang tính chất
phục vụ Nhân dân nhiều hơn, hiệu quả của hoạt động hành chính
xét dưới góc độ cung cấp dịch vụ cơng được đánh giá bằng mức độ
hài lòng của người dân và chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ. Nói
cách khác, khi chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành
chính được nâng cao thì mức độ hài lịng của Nhân dân cũng tăng
lên, điều đó phụ thuộc vào mức độ công khai, minh bạch trong hoạt
động hành chính. Ngược lại, khi sự cơng khai, minh bạch khơng
được đề cao, q trình xây dựng thể chế sẽ có chỗ cho hiện tượng
“mua, bán chính sách”, thủ tục hành chính khơng rõ ràng là cơ hội


16

CƠNG KHAI, MINH BẠCH VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH...

để cán bộ công quyền nhũng nhiễu, hạch sách người dân, là môi
trường để những hành vi tham nhũng, tiêu cực nảy sinh. Việc được
tiếp cận với các thông tin cho phép công dân chất vấn, phản biện và
ngăn cản các hành động của chính quyền mà họ khơng đồng tình,
cũng như cho phép họ tìm cách “uốn nắn” các hành vi sai trái của
các quan chức. Công khai gắn liền với minh bạch. Chính phủ cơng
khai, minh bạch phải có trách nhiệm tạo điều kiện để người dân có
thể tiếp cận được với các văn bản và thơng tin của chính quyền.
Ngồi ra, những thách thức mà bộ máy hành chính nhà nước
đang phải đối mặt chính là sự tác động khơng nhỏ từ nền kinh tế
tồn cầu và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng
công nghiệp 4.0) đang hình thành và tác động mạnh mẽ tới tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đối với nền hành chính nhà nước,

cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách
thức đòi hỏi nhà quản lý phải nắm bắt kịp thời để có những định
hướng và giải pháp phù hợp, hoàn thiện nền hành chính nhà nước,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước. Chất lượng của
chính quyền, tính cơng khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình
của các cơ quan hành chính nhà nước, của hệ thống chính trị ngày
càng trở nên quan trọng để xây dựng niềm tin của cơng chúng. Việc
xây dựng các thể chế chính trị cởi mở hơn và bảo đảm tính cơng
khai, minh bạch, trách nhiệm nhiệm giải trình sẽ ngày càng trở
thành yêu cầu quan trọng trước bối cảnh hội nhập và phát triển
trong khi các tổ chức quốc tế đánh giá “quản trị công xếp hạng Việt
Nam ở mức độ khá thấp trong góc nhìn về trách nhiệm giải trình
của nền hành chính”.
Trong bối cảnh đó, Văn phịng các Chương trình trọng điểm
cấp nhà nước đã tổ chức tuyển chọn đơn vị chủ trì thực hiện đề tài
“Cơng khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tổ chức và


17

LỜI GIỚI THIỆU

hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” và Viện Khoa học
Môi trường và Xã hội đã được giao làm đơn vị chủ trì, GS.TS. Phan
Trung Lý là chủ nhiệm đề tài. Kết quả nghiên cứu của đề tài không
chỉ làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn, mà cịn góp phần thúc
đẩy q trình cơng khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong
tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, đáp ứng
yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Trên cơ sở các dữ liệu, thông tin, tài liệu, báo cáo tổng hợp của
đề tài, Viện Khoa học Môi trường và Xã hội cùng nhóm tác giả đã
thực hiện biên soạn cuốn sách chuyên khảo “Công khai, minh bạch
và trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước ở
Việt Nam hiện nay”. Đây là cuốn sách chuyên khảo trên cả phương
diện lý luận và thực tiễn về công khai, minh bạch và trách nhiệm
giải trình trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính
nhà nước ở Việt Nam. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng cuốn
sách này vẫn không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót, nhóm tác
giả mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để tiếp tục hồn
thiện cuốn sách trong lần xuất bản sau.
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2020

PGS.TS. Nguyễn Đức Bách
VIỆN TRƯỞNG
VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI



19

LỜI NĨI ĐẦU

C

ơng khai (open, public), minh bạch (transparency) và trách
nhiệm giải trình (accountability) là những khái niệm, thuật

ngữ phổ biến từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy cách thức
thực hiện khác nhau nhưng công khai, minh bạch và trách nhiệm

giải trình đã xuất hiện rất sớm, ngay từ thời kỳ La Mã. Nhà nước cổ
đại đã sử dụng các công cụ này để nắm bắt tường tận những gì diễn
ra trong xã hội, kiểm sốt xã hội để phục vụ cho việc cai trị của mình.
Ngày nay, cơng khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình là
yêu cầu cơ bản để quản trị tốt. Đây cũng là xu thế phát triển bền
vững tất yếu của bất cứ quốc gia nào trong thế giới hiện đại. Công
khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình được quy định ngày càng
cụ thể và đầy đủ trong pháp luật của nhiều nước trên thế giới. Ở một
số quốc gia đã có những đạo luật riêng để điều chỉnh các vấn đề về
cơng khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Ở Việt Nam, ngay từ khi ra đời, Đảng và Nhà nước ta đã quan
tâm đến công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình. Cùng với
sự khẳng định quyết tâm “Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng
suốt của Nhân dân” trong Hiến pháp năm 1946, Đảng và Nhà nước
ta đã coi công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình như một
u cầu khơng thể thiếu trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước
từ trung ương đến cơ sở.
Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, yêu cầu


20

CƠNG KHAI, MINH BẠCH VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH...

thực hiện cơng khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình càng có ý
nghĩa đặc biệt. Các nội dung của cơng khai, minh bạch đã được điều
chỉnh, càng ngày càng nhiều trong các văn bản pháp luật. Khái niệm
công khai, minh bạch được chính thức quy định trong Luật Phịng,
chống tham nhũng năm 2005 và được hồn thiện trong Luật Phịng,

chống tham nhũng năm 2018. Theo đó “cơng khai, minh bạch về tổ
chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị là việc cơng bố cung
cấp thơng tin, giải trình về tổ chức bộ máy, việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan, tổ chức, đơn vị” (khoản 4 Điều 3)1. Để cụ thể hóa Hiến
pháp năm 2013, cơng khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình
cũng được quy định trong Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, luật tổ
chức của các cơ quan nhà nước và các văn bản pháp luật khác.
Có thể thấy rằng, cơng khai và minh bạch là hai thuật ngữ gắn
liền với nhau, tưởng giống nhau nhưng thực chất là hai thuật ngữ
khác nhau. Công khai được sử dụng như một hoạt động của chủ thể,
đó là hình thức cơng bố thơng tin. Minh bạch là thuật ngữ chỉ trạng
thái biểu hiện rõ ràng ra bên ngồi. Cơng khai là phương thức thực
hiện để hướng tới mục đích là sự minh bạch, cịn minh bạch không
đồng nghĩa với công khai, nhưng nếu muốn đạt được sự minh bạch
địi hỏi cần cơng khai. Tuy nhiên, việc thực hiện cơng khai, minh
bạch trên thực tế cịn nhiều hạn chế, cịn mang nặng tính hình thức.
Cuốn sách này là sản phẩm của quá trình nghiên cứu nhằm
mục đích góp tiếng nói chung, tìm ra các giải pháp hữu hiệu để tăng
cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong điều
kiện mới. Đây là một trong những sản phẩm của Đề tài nghiên cứu
1. Luật này được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật Doanh nghiệp
năm 2020 (sau đây viết tắt là Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018).


21

LỜI NĨI ĐẦU

khoa học cấp Nhà nước ”Cơng khai, minh bạch và trách nhiệm giải

trình trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà
nước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa”, Mã số KX.01.41/16-20, thuộc Chương trình khoa học và
cơng nghệ “Nghiên cứu những vấn đề trọng yếu về khoa học xã hội
nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”, Mã số KX.01/16-20.
Nội dung chủ yếu của cuốn sách tập trung giải quyết những
vấn đề lý luận và thực tiễn về cơng khai, minh bạch; phân tích,
đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về công khai, minh bạch
ở Việt Nam; đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ
chức, cũng như điều kiện bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch
và trách nhiệm giải trình ở Việt Nam. Cuốn sách này được biên soạn
ở thời điểm bản lề của thập niên mới với những sự kiện quan trọng
quyết định.
Nhóm tác giả mong rằng, với những ý tưởng sẵn có, với những
vấn đề được đặt ra, với những giải pháp và kiến nghị được đề xuất,
cuốn sách này sẽ góp phần tích cực vào việc khẳng định sự cần thiết
thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình như một
u cầu khơng thể thiếu bảo đảm cho sự phát triển bền vững của
đất nước.
Trân trọng cảm ơn.
T/M BAN BIÊN SOẠN
Chủ biên
GS.TS. Phan Trung Lý


22

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Thực trạng cơng khai, minh bạch các ý tưởng,
đề xuất hoạch định chính sách


230

Hình 2.2: Cơng khai dự thảo và báo cáo tổng hợp, đánh
giá trong q trình xây dựng chính sách, pháp luật ở các cấp

231

Hình 2.3: Cơng khai, minh bạch văn bản quy phạm
pháp luật sau khi ban hành

234

Hình 2.4: Thực trạng cơng khai, minh bạch trong tổ
chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước

249

Hình 2.5: Thực trạng cơng khai, minh bạch trong cơng
tác quản lý cán bộ, cơng chức, viên chức

254

Hình 2.6: Thực trạng công khai, minh bạch trong hoạt
động công vụ của cơ quan hành chính

270

Hình 2.7: Thực trạng cơng khai, minh bạch trong quản
lý tài chính cơng


285

Hình 2.8: Cơng khai ngân sách của Việt Nam so với khu
vực (OBI 2017)

287

Hình 2.9: Thay đổi về mức độ công khai ngân sách của
Việt Nam (OBI 2006-2017)

288

Hình 2.10: Đánh giá của cán bộ, công chức, viên chức về
mức độ công khai, minh bạch trong công tác thanh tra, kiểm
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan quản lý nhà nước

304

Hình 2.11: Đánh giá của người dân về mức độ công khai,
minh bạch báo cáo thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại
tố cáo của cơ quan quản lý nhà nước

305

Hình 2.12: Đánh giá của người dân về mức độ công
khai, minh bạch các thông tin đất đai

316



DANH MỤC HÌNH

23

Hình 2.13: Đánh giá của người dân về mức độ cơng
khai, minh bạch trong lĩnh vực quy hoạch

337

Hình 2.14: Mức độ công khai, minh bạch các dự án đầu
tư xây dựng

345

Hình 2.15: Khảo sát cán bộ, cơng chức, viên chức về
công khai, minh bạch trong lĩnh vực hành chính tư pháp

350

Hình 2.16: Khảo sát của người dân về cơng khai, minh
bạch trong lĩnh vực hành chính tư pháp

351

Hình 2.17: Hình thức thực hiện trách nhiệm giải trình
trong hoạt động của các cơ quan bộ, ngành

380


Hình 2.18: Tỷ lệ người dân yêu cầu cơ quan quản lý nhà
nước thực hiện giải trình trong lĩnh vực đất đai

410

Hình 2.19: Hình thức thực hiện trách nhiệm giải trình
trong lĩnh vực đất đai

412

Hình 2.20: Mức độ hài lịng của người dân đối với việc
cơng chức trả lời giải thích thắc mắc trong các lĩnh vực

413

Hình 2.21: Hình thức thực hiện trách nhiệm giải trình
của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực mơi trường

421

Hình 2.22: Hình thức thực hiện trách nhiệm giải trình
của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng

441

Hình 2.23: Mục tiêu của Cổng thông tin quốc gia về
giám sát và đánh giá đầu tư

442


Hình 2.24: Khảo sát người dân về yêu cầu thực hiện
trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực hành chính tư pháp
Hình 3.1. Đề xuất quy trình lấy ý kiến cộng đồng

448
525


×