Tải bản đầy đủ (.pdf) (234 trang)

Xây dựng cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN với thành phần tôn giáo đa dạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 234 trang )


Chịu trách nhiệm xuất bản:
Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PHẠM CHÍ THÀNH
Chịu trách nhiệm nội dung:
PHĨ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
TS. ĐỖ QUANG DŨNG
Biên tập nội dung:

ThS. CÙ THỊ THÚY LAN
ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH
NGUYỄN THU HƯỜNG
TRẦN PHAN BÍCH LIỄU

Trình bày bìa:
Chế bản vi tính:
Đọc sách mẫu:

PHẠM DUY THÁI
HOÀNG MINH TÁM
NGUYỄN THU HƯỜNG
BÙI BỘI THU

Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 1360-2020/CXBIPH/22-301/CTQG.
Số quyết định xuất bản: 5015-QĐ/NXBCTQG, ngày 09/6/2020.
Nộp lưu chiểu: tháng 6 năm 2020.
Mã số ISBN: 978-604-57-5675-1.


VỚI TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG
CỘNG ĐỒNG VĂN HĨA - XÃ HỘI ASEAN (ASCC)




Biên mục trên xuất bản phẩm
của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Trần Thanh Huyền
Đa dạng tơn giáo với tiến trình xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội
ASEAN (ASCC) / Trần Thanh Huyền. - H. : Chính trị Quốc gia, 2019. 232tr. ; 21cm
1. Tôn giáo 3. Đa dạng 4. Đông Nam Á
200.959 - dc23
CTH0586p-CIP


(Sách tham khảo)



LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Đ

ông Nam Á từ lâu đã được coi là một trong những khu
vực có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử khu vực và thế

giới, là “ngã tư đường”, cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với
khu vực Tây Á,... nên không phải ngẫu nhiên mà mối liên hệ
của khu vực này với thế giới được xác lập. Trải qua hàng trăm
năm, cư dân nơi đây còn trải qua q trình tiếp biến, xây dựng
nền văn hóa riêng, độc đáo của mỗi quốc gia nhưng cùng tồn
tại hài hịa, tạo nên tính đa dạng, phong phú của nền văn hóa
khu vực và đóng góp vào kho tàng văn hóa chung của nhân

loại những giá trị tinh thần độc đáo.
Trên nền tảng lịch sử - văn hóa đó, bức tranh tôn giáo ở

khu vực này cũng rất đa dạng, nhiều vẻ, bởi trong quá trình
phát triển, ở đây đã hội tụ đủ các hệ ý thức, tư tưởng từ cả
phương Đông như: Trung Quốc, Ấn Độ, Arập,... và phương Tây
như: Tây Ban Nha, Hà Lan,... Vì thế, việc xây dựng chính
sách để bảo đảm cho các nhóm cộng đồng tơn giáo chung sống
hịa hợp trong mỗi quốc gia và ở phạm vi lớn hơn - khu vực
là một vấn đề không hề đơn giản, nhất là khi sự hình thành
của Cộng đồng ASEAN (ASEAN Community - AC), mà Cộng
đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASEAN Socio - Cultural
Community - ASCC) là một trong ba trụ cột chính, đã đưa
ra mục tiêu xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vì con
người, nơi mà các dân tộc Đơng Nam Á trên chặng đường mới

5


Đa dạng tơn giáo với tiến trình xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC)

của mình sẽ gắn kết, chia sẻ lợi ích và phát triển cùng nhau
dưới một mái nhà chung.
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vai trị của tơn giáo trong
q trình hình thành Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách
Đa dạng tơn giáo với tiến trình xây dựng Cộng đồng
Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC). Cuốn sách phân tích
những tác động có yếu tố tơn giáo đến q trình xây dựng và
hồn thiện Cộng đồng này.

Vấn đề tơn giáo có nội dung khá rộng và vẫn đang tiếp
tục được nghiên cứu nên cuốn sách khó tránh khỏi hạn chế,
khiếm khuyết, mong bạn đọc đón nhận và góp ý để lần xuất
bản sau được hoàn thiện hơn. Đồng thời, để cung cấp thêm tư
liệu tham khảo và tôn trọng chính kiến của tác giả, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia Sự thật giữ nguyên những nhận định
của tác giả về các vấn đề có liên quan đến tơn giáo và vai trị
của nó đến sự hình thành của ASCC; coi đó là quan điểm riêng
của tác giả.
Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 5 năm 2019
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT

6


LỜI GIỚI THIỆU

C

ộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) phụ trách
các nội dung liên quan đến văn hóa và xã hội trong tiến

trình hội nhập của ASEAN. Việc xây dựng Cộng đồng Văn
hóa - Xã hội ASEAN là một vấn đề cấp thiết được đặt ra từ
những gì mà ASEAN đã và đang làm trong liên kết hợp tác,
phát triển kinh tế và giữ vững an ninh - chính trị khu vực.
Các quốc gia trong khu vực Đơng Nam Á đều là những nước
đa dạng về tôn giáo, dân tộc và văn hóa. Trong suốt lịch sử
phát triển của mình, sự đa dạng này được định hình bởi sự

thâm nhập của các nền văn minh lớn là Trung Quốc, Ấn Độ
và phương Tây. Sự đa dạng về dân tộc, tôn giáo và sắc tộc
cùng với sự chênh lệch khá lớn về mặt kinh tế - xã hội giữa
các vùng, miền tại các quốc gia là mầm mống cho những
mâu thuẫn và xung đột tại khu vực Đông Nam Á. Điều
này sẽ dẫn đến những hệ quả tiêu cực cho sự phát triển
của ASCC, nếu các cộng đồng thiểu số của các tôn giáo cảm
thấy rằng mối quan tâm của họ không được giải quyết bởi
các nhà lãnh đạo quốc gia nói riêng hoặc bởi các lãnh đạo
ASEAN nói chung.
Từ năm 2012, ở khu vực Đông Nam Á đã bắt đầu xuất
hiện những nghiên cứu nhỏ lẻ về vai trị và sự ảnh hưởng
của sự đa dạng tơn giáo trong khu vực đến việc định hình
7


Đa dạng tơn giáo với tiến trình xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC)

chính sách cơng ở các quốc gia ASEAN cũng như trong
việc hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN nói chung, nhưng
ở Việt Nam thì rất hiếm, nếu khơng muốn nói là chưa
có một cơng trình nghiên cứu hồn chỉnh nào về vai trị
của tơn giáo trong việc xây dựng và hiện thực hóa ASCC.
Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai trong
khu vực (chỉ sau Xingapo) về mức độ đa dạng tơn giáo, vì
thế việc phân tích bản chất của các vấn đề tơn giáo trong
khu vực, từ đó đưa ra các giải pháp để hịa hợp vấn đề
này, có thể đóng góp thiết thực vào việc xây dựng “bản sắc
chung ASEAN”, giúp Việt Nam có được những sáng kiến
đáng ghi nhận trong quá trình xây dựng “bản sắc ASEAN”

cũng như xây dựng ASCC. Cuốn sách Đa dạng tôn giáo
với tiến trình xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội
ASEAN (ASCC) là cơng trình nghiên cứu có hệ thống đầu
tiên từ góc nhìn của nhà nghiên cứu Việt Nam TS. Trần
Thanh Huyền về vị trí, vai trị của sự đa dạng tơn giáo ở
Đơng Nam Á đối với tiến trình xây dựng ASCC, làm rõ
bản chất của vấn đề đa dạng tơn giáo đối với tiến trình
liên kết khu vực. Cuốn sách sẽ góp phần bổ sung cho các
nhà nghiên cứu, học giả, và các nhà hoạch định chính sách
những nhìn nhận cơ bản về vai trị của tơn giáo đối với
quá trình xây dựng Cộng đồng ASCC, cũng như đóng góp
vào việc đưa ra các sáng kiến cho quá trình hiện thực hóa
thành cơng Cộng đồng này.

8


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết

Tiếng Anh

tắt

Tiếng Việt

AC

ASEAN Community


Cộng đồng ASEAN

AEC

ASEAN Economic Community

Cộng đồng Kinh tế ASEAN

APSC

ASEAN Political - Security Community Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN

ARMM Autonomous Region in Muslim Mindanao Vùng Tự trị Hồi giáo ở Mindanao
ASC

ASEAN Security Community

Cộng đồng An ninh ASEAN

ASCC

ASEAN Socio - Cultural Community

Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN

ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
AUN

ASEAN University Network


Hệ thống đại học ASEAN

BBL

Bangsamoro Basic Law

Bộ luật cơ bản Bangsamoro

BRN

Barisan Revolusi Nasional

Mặt trận Cách mạng dân tộc

CAB

Comprehensive Agreement on the
Bangsamoro

Thỏa thuận toàn diện về Bangsamoro

CPC

Country of Particular Concern

CPR

Committee of Permanent Representatives Ủy ban các đại diện thường trực ASEAN

HDI


Human Development Index

Chỉ số phát triển con người

IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ quốc tế

IS

Islamic State

Nhà nước Hồi giáo tự xưng

ISIS

Islamic State of Iraq and Syria/Islamic
State of Iraq and the Levant

Quốc gia cần quan tâm đặc biệt

Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở Irắc và Xyri

9


Đa dạng tơn giáo với tiến trình xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC)

Từ viết
tắt
MILF

Tiếng Anh
Moro Islamic Liberation Front

MNLF Moro National Liberation Front

Tiếng Việt
Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro
Mặt trận Giải phóng dân tộc Moro

PULO

Pattani United Liberation Organisation Tổ chức Giải phóng thống nhất Pattani

RDI

Religious Diversity Index

UMNO United Malays National Organisation

10

Chỉ số đa dạng tôn giáo
Tổ chức Dân tộc Mã Lai thống nhất


CHƯƠNG 1


SỰ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG VĂN HĨA - XÃ HỘI
ASEAN (ASCC) VÀ ĐA DẠNG TƠN GIÁO
Ở ĐƠNG NAM Á
Đơng Nam Á là một khu vực khác biệt so với các xã hội
châu Âu, Bắc Phi hay Trung Đông bởi tính đa dạng và vơ
cùng phong phú về văn hóa, thể chế chính trị và sự phát
triển kinh tế. Sự khác biệt này không chỉ thể hiện ở cấp độ
khu vực, mà trong nội tại mỗi quốc gia ở Đông Nam Á vốn
dĩ cũng tồn tại tính đa dạng của riêng mình. Sự đa dạng
một phần làm phong phú hơn bản sắc của khu vực, nhưng
cũng đồng thời chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn tiềm tàng
vô cùng phức tạp. Ý thức được điều đó, ASEAN đã khơng
ngừng nỗ lực trong việc xây dựng các thiết chế dân chủ đặc
thù của khu vực mình để hóa giải các mâu thuẫn nội bộ,
nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Các
thiết chế đó đã giúp các nước ASEAN vượt qua nhiều thách
thức và giữ vững ổn định chính trị - xã hội của khu vực.
Quyết định gắn kết hơn nữa với nhau được thể hiện thông
qua việc chuyển hóa từ Hiệp hội thành Cộng đồng vững
mạnh dựa trên ba trụ cột là chính trị - an ninh, kinh tế, văn
11


Đa dạng tơn giáo với tiến trình xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC)

hóa - xã hội. Chương này sẽ nhìn lại quá trình hình thành
và phát triển của ASEAN, từ Hiệp hội cho đến ý tưởng xây
dựng Cộng đồng ASEAN và cơ sở của sự hình thành ASCC.
Đồng thời, xem xét những đặc thù tơn giáo của khu vực như

một yếu tố không thể tách rời trong đời sống văn hóa - xã
hội - chính trị của các quốc gia ASEAN cũng như vai trò của
sự đa dạng tôn giáo đối với tiền đề xây dựng ASCC.
I. SỰ HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG XÂY DỰNG ASCC NĂM 2015

1. ASEAN từ một Hiệp hội đến ý tưởng về một
Cộng đồng
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời ngày
08-8-1967 (ban đầu gồm Inđônêxia, Malaixia, Xingapo,
Thái Lan và Philíppin) như một xu thế chung - xu thế khu
vực hóa của thời đại. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc,
các quốc gia ở Đông Nam Á dần nhận thấy sự khác biệt về
ý thức hệ và chế độ chính trị khơng cịn là yếu tố gây trở
ngại cho tiến trình xây dựng một tổ chức khu vực. Những
“nút thắt” của ASEAN lúc này bắt đầu được tháo gỡ và các
chương trình hợp tác kinh tế bắt đầu được thực hiện từ
khoảng đầu những năm 1990 với lời đề nghị của Thái Lan
về một “khu vực thương mại tự do”. Năm 1984, Brunây
gia nhập ASEAN, tiếp theo là Việt Nam năm 1995, Lào và
Mianma - năm 1997 và Campuchia - năm 1999. Tính đến
năm 2017, với chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển,
ASEAN từ một Hiệp hội của các nước nghèo, chậm phát
triển đã vươn lên thành một tổ chức khu vực phát triển
12


Chương 1: Sự hình thành Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN...

kinh tế năng động, với dân số hơn 650 triệu người, diện tích
4.340.239 km2, đứng thứ 3 ở khu vực châu Á về dân số, mật

độ dân số là 150 người/km2.
Ngay từ buổi đầu thành lập với năm quốc gia thành
viên, sự đa dạng tôn giáo đã thể hiện rất rõ: ở Inđônêxia
và Malaixia, Hồi giáo là tôn giáo chủ đạo, ở Thái Lan, Phật
giáo chiếm đa số, cịn ở Philíppin, Thiên chúa giáo chiếm đa
số và Xingapo là quốc gia đa nguyên về tôn giáo. Như vậy,
sự đa dạng tôn giáo ở khu vực đã tồn tại ngay từ đầu, tuy
nhiên yếu tố này không làm cản trở ý chí của năm quốc gia
thành viên muốn “xây dựng một nền tảng vững chắc cho
hành động chung nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực ở Đông
Nam Á trên tinh thần bình đẳng và hợp tác để góp phần
vào hịa bình, tiến bộ và thịnh vượng ở khu vực”1. Ngoài ra,
mục tiêu hướng đến đầu tiên được nêu trong Tuyên bố Băng
Cốc (1967) chính là “Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến
bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực...”2. Qua đó
cho thấy, năm quốc gia sáng lập ngay từ đầu đã chú trọng
phát triển một cách tồn diện từ kinh tế đến văn hóa - xã
hội cho khu vực.
Với vị thế địa - kinh tế mang tính chiến lược, ASEAN
đã dần trở thành một trong những chủ thể quan trọng
nhất trong quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á, hợp tác của
ASEAN đã bao trùm các lĩnh vực hợp tác nội vùng và vươn
1. Theo thông tin trên trang: />trên cơ sở số liệu của Liên hợp quốc ngày 3-10-2017 (BT).
2. Theo www.asean.mofa.gov.vn.

13


Đa dạng tơn giáo với tiến trình xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC)


ra các nước ngồi khu vực. Nhìn lại một số cột mốc quan
trọng trong lĩnh vực liên kết nội khối của ASEAN kể từ
sau Chiến tranh lạnh đến nay có thể thấy sự phát triển
của tổ chức này.
Năm 1976, ASEAN đưa ra Tuyên bố hòa hợp ASEAN
(Hiệp ước Bali I) nhằm nỗ lực thúc đẩy hịa bình, tiến bộ,
phồn vinh và cam kết củng cố những thành tựu đã đạt
được, đồng thời mở rộng hợp tác ASEAN trong các lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị. Điểm cần lưu ý là, nội
dung tuyên bố này tuyệt đối không đề cập yếu tố đa dạng
tôn giáo của khu vực. Đến thời điểm có 10 quốc gia thành
viên, ASEAN càng trở nên đa dạng hơn khơng chỉ về văn
hóa - tơn giáo, mà cịn về ngơn ngữ, chế độ chính trị, đời
sống xã hội và khoảng cách phát triển kinh tế. Kể từ đây,
cùng với bối cảnh thế giới thay đổi trong giai đoạn cuối thế
kỷ XX, ASEAN cũng nhận thấy sự phức tạp dần tăng lên từ
các yếu tố đa dạng văn hóa, tơn giáo đan xen với các vấn đề
kinh tế, xã hội và chính trị.
Vì ngun nhân đó, trong nỗ lực tăng cường sự liên kết
của tổ chức, sau 30 năm tồn tại và phát triển, năm 1997,
các nhà lãnh đạo ASEAN đã họp lại để đưa ra tầm nhìn
cho ASEAN trên cơ sở thực tế và triển vọng đến năm 2020.
Điều này được thể hiện trong Văn kiện Tầm nhìn ASEAN
năm 2020 đó là, “ASEAN sẽ là một nhóm hài hịa các dân
tộc Đơng Nam Á hướng ngoại, sống trong hịa bình, ổn định
và thịnh vượng, gắn bó với nhau bằng quan hệ đối tác trong
phát triển năng động và trong một cộng đồng các xã hội
14



Chương 1: Sự hình thành Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN...

đùm bọc lẫn nhau”1. Đồng thời, trong nội dung Một cộng
đồng các xã hội đùm bọc nhau, các nhà lãnh đạo ASEAN
đều hướng đến xây dựng một cộng đồng “nhất quán với đặc
điểm dân tộc của mỗi nước, trong đó mọi người đều được
tiếp cận một cách cơng bằng các cơ hội để phát triển không
phân biệt giới tính, sắc tộc, tơn giáo, ngơn ngữ, hoặc nguồn
gốc văn hóa và xã hội”2. Qua văn kiện này, ta có thể thấy
yếu tố tôn giáo đã được nêu ra với hàm ý bất kể công dân
thuộc tôn giáo nào ở quốc gia nào thì đều được hưởng những
quyền lợi như nhau.
Tầm nhìn ASEAN năm 2020 đã bắt đầu đề cập vấn đề
cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á và ý thức cộng đồng. Đó
là một cộng đồng ý thức được mối quan hệ lịch sử, hiểu rõ di
sản văn hóa, và một bản sắc chung của khu vực. Bên cạnh
việc phát triển an ninh - chính trị và kinh tế, thì những vấn
đề xã hội và những vấn đề liên quan tới con người đã bắt
đầu được chú ý hơn như việc xây dựng xã hội khơng có ma
túy, môi trường xanh - sạch và các tầng lớp người có hồn
cảnh khó khăn, thiệt thịi sẽ được quan tâm hơn. Bên cạnh
đó, vấn đề phát triển đồng đều giữa các nước thành viên,
thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước trong tổ chức
cũng được đặt ra. Ý tưởng về một cộng đồng ASEAN trong
tương lai, trong đó có Cộng đồng Văn hóa - Xã hội bắt đầu
hình thành từ đó.
1, 2. Bộ Ngoại giao: Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.304, 308.

15



Đa dạng tơn giáo với tiến trình xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC)

Để thực hiện Tầm nhìn ASEAN năm 2020, Chương
trình hành động Hà Nội, 1998 (HPA 1998) là chương trình
đầu tiên đưa ra các mục tiêu. Tiếp đến tháng 10-2003, lãnh
đạo các nước ASEAN đã ký Tuyên bố hòa hợp ASEAN II
(hay còn gọi là Tuyên bố Bali II), nhất trí đề ra mục tiêu
hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với ba trụ
cột chính: Cộng đồng An ninh (ASC), Cộng đồng Kinh tế
(AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC); đồng thời
khẳng định ASEAN sẽ tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng quan
hệ với các đối tác bên ngồi, vì mục tiêu chung là hịa bình,
ổn định và hợp tác cùng có lợi ở khu vực. Để kịp thích ứng
với những chuyển biến nhanh chóng và phức tạp của tình
hình quốc tế và khu vực cũng như trên cơ sở những thành
tựu của ASEAN trong 40 năm (tính đến năm 2007), đặc
biệt là kết quả thực hiện Chương trình Hành động Viêng
Chăn (VAP), vào tháng 1-2007, lãnh đạo các nước ASEAN
đã quyết tâm đẩy nhanh tiến trình liên kết nội khối dựa
trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN, nhất trí mục
tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 (thay vì
vào năm 2020 như thỏa thuận trước đây). Theo đó, ASEAN
đã khẩn trương xúc tiến xây dựng các kế hoạch tổng thể để
xây dựng các Cộng đồng APSC, AEC, ASCC, trong đó đề ra
mục tiêu và thời hạn hoàn thành đối với từng biện pháp/
hoạt động cụ thể.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-13 (tháng 11-2007), lãnh
đạo các nước đã ký Hiến chương ASEAN nhằm tạo cơ sở

pháp lý và khuôn khổ thể chế cho sự gia tăng liên kết khu
16


Chương 1: Sự hình thành Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN...

vực, trước mắt là hỗ trợ mục tiêu hình thành Cộng đồng
Kinh tế ASEAN vào năm 2015. Hiến chương đã chính thức
có hiệu lực từ ngày 15-12-2008. Đây là một văn kiện lịch sử
của ASEAN và cũng là một trong những cột mốc phát triển
hết sức quan trọng của tổ chức này. Hiến chương ASEAN
là văn kiện pháp lý căn bản và cao nhất của ASEAN, quy
định tổng thể các mục tiêu, nguyên tắc, chức năng, cơ cấu
tổ chức và phương thức làm việc của ASEAN. Điều quan
trọng hơn cả là Hiến chương ASEAN có ảnh hưởng rất lớn
đến tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, đồng thời tạo
ra một khuôn khổ thể chế và bộ máy tổ chức ASEAN mới,
phù hợp hơn với mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào
năm 2015.
Hội nghị Cấp cao ASEAN-14 (tháng 2-2009) đã thơng
qua lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và ba kế hoạch
tổng thể xây dựng ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN cũng
như Kế hoạch công tác về sáng kiến liên kết ASEAN (IAI)
giai đoạn 2 (2008-2015). Văn kiện quan trọng này đã đề ra
chương trình hành động tổng thể bao gồm khuôn khổ và các
bước triển khai cụ thể để ASEAN tiếp tục đẩy mạnh nỗ lực
thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm
2015, kế tục Chương trình Hành động Viêng Chăn (VAP).
Kế thừa từ Chương trình Hành động Hà Nội (HPA), ASEAN
đã đề ra Chương trình Hành động Viêng Chăn (VAP) các kế

hoạch hành động và dự án cụ thể để xây dựng ba cộng đồng
trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội, và
quan trọng hơn là thực hiện IAI nhằm thu hẹp khoảng cách
phát triển trong ASEAN.
17


Đa dạng tơn giáo với tiến trình xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC)

Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là xây dựng
Hiệp hội thành một tổ chức hợp tác liên chính phủ liên kết
sâu rộng hơn và ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến
chương ASEAN, không phải là một tổ chức siêu quốc gia
và khơng khép kín, vẫn mở rộng hợp tác với bên ngồi.
Cộng đồng ASEAN sẽ được hình thành dựa trên ba trụ cột
là APSC, AEC và ASCC. Quan hệ đối ngoại của ASEAN
cũng như mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển trong
ASEAN (nhất là IAI) được lồng ghép vào nội dung của từng
trụ cột trên. Trong đó, tuy ASCC là trụ cột được hình thành
ý tưởng sau cùng, nhưng lại gánh vác trách nhiệm nặng nề
nhất. Ý tưởng xây dựng ASCC hình thành từ những tương
tác của nó đối với AEC và APSC như một thực thể thống
nhất của khu vực Đông Nam Á đang phát triển. Những tác
động của văn hóa - xã hội sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động của con người, trong đó có hoạt động kinh tế và an
ninh - chính trị.
Từ khi đưa ra ý tưởng cho tới khi thành lập và xây dựng
Cộng đồng ASEAN, các nhà lãnh đạo ASEAN đều thể hiện
rõ quyết tâm của các nước thành viên về xây dựng một cộng
đồng có sự hài hịa giữa các dân tộc, sống trong hịa bình, ổn

định và thịnh vượng, tạo nên một “bản sắc ASEAN”. Bản
sắc đó sẽ là hành trang để ASEAN xây dựng ASCC. Từ đó,
có thể hiểu: Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN là liên kết
văn hóa - xã hội của ASEAN trên cơ sở một hệ thống các thể
chế và thiết chế pháp lý, nhằm xây dựng ASEAN trở thành
một xã hội chia sẻ, đùm bọc và đoàn kết trong một bản sắc
chung, nơi mà cuộc sống, mức sống và phúc lợi của người
18


Chương 1: Sự hình thành Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN...

dân được nâng cao. Đó chính là ý nghĩa của việc xây dựng
ASCC trở thành một trong ba trụ cột không thể thiếu của
Cộng đồng ASEAN.
2. Cơ sở hình thành Cộng đồng Văn hóa - Xã hội
ASEAN
Cơ sở văn hóa - xã hội cho sự hình thành Cộng đồng
Văn hóa - Xã hội ASEAN bao gồm cả những yếu tố khách
quan và chủ quan.
2.1. Những yếu tố chủ quan
Đơng Nam Á là một khu vực có nền văn hóa cổ xưa với
đặc điểm là “thống nhất từ ngọn nguồn và đa dạng trong
quá trình lịch sử phát triển”, hội tụ cả nét văn hóa Đơng và
Tây. Do vậy, cơ sở chủ quan cho sự hình thành Cộng đồng
Văn hóa - Xã hội ASEAN được tạo nên bởi một số yếu tố
cơ bản như: điều kiện tự nhiên, cư dân, nền kinh tế truyền
thống và sự du nhập của các nền văn hóa ngoại lai.
Về điều kiện tự nhiên, Đơng Nam Á nằm ở phía đơng
nam lục địa châu Á, có phạm vi lãnh thổ gồm hai phần

là Đơng Nam Á lục địa hay còn gọi là Bán đảo Trung Ấn
(Campuchia, Lào, Mianma, Thái Lan, Việt Nam) và Đông
Nam Á hải đảo hay còn gọi là Quần đảo Mã Lai (Brunây,
Inđơnêxia, Xingapo, Philíppin, Malaixia và Timor Lexte).
Bên cạnh đó, Đơng Nam Á vốn có địa hình phong phú với
núi rừng, đồng bằng và biển cả đan xen nhau, tạo nên ba
yếu tố tương ứng là văn hóa núi, văn hóa đồng bằng và
văn hóa biển trong văn hóa khu vực. Nằm án ngữ trên con
đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương,
19


Đa dạng tơn giáo với tiến trình xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC)

Đơng Nam Á được xem là cầu nối giữa các quốc gia như:
Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, cũng như là cửa ngõ
cho các nền văn minh, văn hóa lớn trên thế giới giao lưu
qua lại, tạo cơ hội để các nước trong khu vực tiếp cận với
thế giới bên ngoài. Về vị trí địa lý, nhờ có đường xích đạo
chạy ngang qua và nằm kẹp giữa Thái Bình Dương và Ấn
Độ Dương, có khí hậu biển là đặc thù của phần lớn những
quốc gia Đơng Nam Á khiến nơi đây có khí hậu nhiệt đới
gió mùa nóng ẩm, tạo nên khơng gian tự nhiên thuận lợi
cho hệ động, thực vật phát triển phong phú, đa dạng. Đây
chính là ngọn nguồn để hình thành một khu vực văn hóa
cây trồng, văn minh trồng trọt sớm nhất của nhân loại.
Ngoài nguồn tài nguyên rừng phong phú (có những quốc
gia ở Đơng Nam Á với 3/4 diện tích là đồi núi như Lào và
1/2 diện tích là rừng núi Campuchia), và các đồng bằng
châu thổ được các con sông bồi đắp đã trở thành những vựa

lúa lớn, đem lại nguồn lương thực dồi dào (đồng bằng châu
thổ sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam; đồng
bằng Irrawady và Arakan ở Mianma), thì sơng ngịi cũng
là một nhân tố tự nhiên thuận lợi, giúp ổn định và duy trì
cuộc sống của cư dân Đông Nam Á từ xa xưa (sông Mêkông
bắt nguồn từ Trung Quốc rồi chảy qua Lào, Mianma, Thái
Lan, Campuchia và Việt Nam)1. Khu vực biển ở Đơng Nam
Á có vị thế quan trọng bởi tính chất cửa ngõ quốc tế, là con
đường giao lưu quốc tế giúp các nước trong khu vực này chủ
1. Xem Mai Ngọc Chừ: Văn hóa Đông Nam Á, Nxb. Hà Nội,
Hà Nội, 1998, tr.15-21.

20


Chương 1: Sự hình thành Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN...

động đón nhận các luồng giao lưu khơng chỉ về mặt thương
mại kinh tế mà còn về cơ hội tiếp xúc văn hóa với bên ngồi.
Chính các vùng dun hải, hải đảo đã đóng góp cho văn
hóa Đơng Nam Á kỹ thuật đi biển và tạo ra văn hóa thương
nghiệp phát triển từ thời trung cổ...
Về cư dân, khu vực Đông Nam Á nằm trên tuyến đường
giao lưu thuận lợi giữa phương Đông và phương Tây nên
ở đây cũng xuất hiện nhiều thành phần chủng tộc khác
nhau. Có thể nói, tồn bộ cư dân Đơng Nam Á đều có chung
nguồn gốc tộc người, đó là tiểu chủng Mongoloid Phương
Nam, được hình thành từ hai đại chủng là Mongoloid và
Australoid. Từ tiểu chủng Mongoloid lại phân hóa thành
bốn loại hình nhân chủng là Inđơnêxian, Veddoid, AustroAsiatic và Negrito. Bốn nhóm này lại tiếp tục phân hóa

thành các tộc người khác nhau, tạo nên sự đa dạng về sắc
tộc và ngơn ngữ trong văn hóa Đơng Nam Á1. Từ xa xưa,
con người đã tới đây sinh sống và hình thành nên nền văn
hóa của mình. Qua các cứ liệu khảo cổ học và nhân chủng
học, chủng Inđônêxian là cội nguồn, gốc rễ của các tộc
người, dân tộc khác nhau của Đông Nam Á. Cuối thời đại
đồ đồng, chủng Inđônêxian phân thành hai chủng mới là
Nam Á và Nam Đảo. Chính tính thống nhất về khơng gian
mơi trường, văn hóa đã tạo nên nét đặc trưng chung trong
tâm lý, tính cách của người dân các quốc gia Đông Nam Á,
cũng là thuận lợi đầu tiên cho việc hình thành cộng đồng
văn hóa - xã hội và làm nên bản sắc chung cho các quốc gia
1. Xem Mai Ngọc Chừ: Văn hóa Đông Nam Á, Sđd, tr.22-24.

21


Đa dạng tơn giáo với tiến trình xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC)

ở khu vực này. Hiện nay, với sự bùng phát mạnh mẽ của
quá trình tồn cầu hóa, các nước Đơng Nam Á đều là những
quốc gia đa thành phần dân tộc, góp phần làm cho bản sắc
của khu vực ngày càng đa dạng, phong phú và sinh động.
Về nền kinh tế truyền thống, cụ thể là nghề trồng lúa
và nghề sông biển. Nền văn hóa - văn minh Đơng Nam Á
phát triển liên tục và trở thành văn hóa lúa nước với ba yếu
tố: văn hóa núi, văn hóa châu thổ và văn hóa biển, trong đó
văn hóa châu thổ đóng vai trị quan trọng nhất. Ngồi ra,
điều kiện khí hậu gió mùa nóng ẩm và mưa nhiều cũng tạo
nên một mạng lưới sơng ngịi dày đặc và những đồng bằng

màu mỡ, thích hợp cho việc phát triển các loại cây lương
thực, điển hình là lúa nước, từ đó tạo điều kiện cho nghề
trồng lúa nước phát triển và đặt nền móng hình thành nên
nền kinh tế chính của khu vực. Ngồi việc trồng lúa nước,
cư dân Đơng Nam Á cịn biết thuần dưỡng trâu bị để lấy
sức kéo; nghề thủ cơng cũng khá phổ biến và đóng vai trị
quan trọng. Nghề sơng biển là một trong những yếu tố quan
trọng kích thích giao lưu văn hóa trong và ngồi khu vực
vì thuyền đi sông, đi biển là phương tiện chủ yếu để truyền
tải và thực hiện giao lưu văn hóa trong khu vực cũng như
với các quốc gia bên ngoài1. Cụ thể, đây là phương tiện quan
trọng giúp khu vực tiếp thu những yếu tố văn hóa từ các
trung tâm văn hóa - văn minh lớn ở phương Đông như Ấn
Độ, Trung Quốc, hay nói cách khác, đây là con đường để các
1. Xem Nguyễn Tấn Đắc: Văn hóa Đơng Nam Á, Nxb. Hà
Nội, 2003, tr.312.

22


Chương 1: Sự hình thành Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN...

nền văn hóa ngoại lai du nhập khu vực Đơng Nam Á, làm
giàu có và phong phú thêm cho nền văn hóa bản địa. Như
vậy, nền văn hóa Đơng Nam Á là nền văn hóa lúa nước kết
hợp đầy đủ sắc thái của văn hóa đồng bằng, văn hóa biển và
văn hóa núi đồi, hình thành nên nền văn minh nơng nghiệp
lúa nước. Ngồi Xingapo, các nước ASEAN khác thực chất
đều là những nước nông nghiệp: ở Thái Lan 77% người dân
làm nơng nghiệp, Philíppin và Inđơnêxia là 70%, Malaixia

là 57%1. Đây chính là cơ sở quy định sự phát triển văn hóa
tinh thần, cơ cấu xã hội, đời sống tâm linh, tư duy triết lý
của con người Đơng Nam Á trong suốt q trình vận động
từ xa xưa đến ngày nay. Tín ngưỡng đa thần giáo, vạn vật
hữu linh, tục thờ cúng tổ tiên cũng như các thần thoại về
lũ lụt, về nguồn gốc dân tộc, về các anh hùng văn hóa nhờ
đó cũng ra đời. Các thần thoại, tín ngưỡng, nghi lễ, lễ hội
gắn bó chặt chẽ, hòa quyện vào nhau. Cơ cấu phổ biến trong
nền văn hóa gốc nơng nghiệp chính là làng xã, rồi mở rộng
thành quốc gia - dân tộc trong lịch sử phát triển. Cơ cấu
này ngày càng mở rộng nhờ vào lợi thế truyền thống vốn có
là tính cố kết cộng đồng, tình láng giềng thân thiện, để hình
thành nên “liên quốc gia”. Đây chính là q trình xây dựng
một Cộng đồng Văn hóa - Xã hội chung, vừa mang tính hệ
thống vừa mang tính kế thừa truyền thống từ lịch sử văn
hóa tổ chức đời sống tập thể của các quốc gia Đông Nam Á
và cũng là thuận lợi to lớn để hình thành Cộng đồng Văn
hóa - Xã hội ASEAN.
1. Xem ASEAN Statistic Yearbook 2014.

23


×